Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề pháp lý cơ bản về dịch vụ sở hữu công nghiệp
lượt xem 4
download
Tác giả chọn đề tài này là nhằm nghiên cứu thực trạng các quy định hiện hành về dịch vụ sở hữu công nghiệp trong pháp luật Việt Nam và có so sánh, liên hệ với quy định pháp luật trong một số điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia khác. Tác giả muốn tìm hiểu, phân tích để có một cái nhìn tổng quan nhất về dịch vụ sở hữu công nghiệp của Việt Nam, qua đó giúp người đọc có thể nhìn nhận một cách toàn diện hơn về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề pháp lý cơ bản về dịch vụ sở hữu công nghiệp
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HƯƠNG NHU NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HƯƠNG NHU NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Năng HÀ NỘI – 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Trân trọng cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN NGUYỄN HƯƠNG NHU
- LỜI CẢM ƠN Quá trình hoàn hành luận văn là một quá trình lâu dài. Trong quá trình ấy, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và một số cơ quan, tổ chức. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, các cô của khoa luật- ĐHQGHN. Trong quá trình học đại học và đặc biệt 3 năm học thạc sỹ ở đây, tôi đã nhận được sự quan tâm, sự chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa luật, tổ bộ môn Luật quốc tế đã tạo điều kiện để tôi có thể học tập và bảo vệ luận văn của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè của tôi, gia đình tôi. Đó là những người đã động viên tôi và giúp tôi rất nhiều trong việc học tập và bảo vệ luận văn. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo của tôi- thầy Đoàn Năng, một người thầy không những giỏi về chuyên môn mà còn rất tận tâm. Thầy đã giúp tôi tìm kiếm tư liệu, giúp tôi tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình làm luận văn. Để có thành quả này, thầy giáo của tôi đã vất vả rất nhiều. Xin chân thành cảm ơn thầy! Học viên Nguyễn Hương Nhu
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 4 6. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................... 5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn .................................................. 5 8. Bố cục của luận văn ................................................................................ 6 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP........ 7 1.1. Định nghĩa dịch vụ và dịch vụ sở hữu công nghiệp .......................... 7 1.1.1 Định nghĩa dịch vụ .......................................................................... 7 1.1.2. Định nghĩa dịch vụ sở hữu công nghiệp.......................................... 7 1.1.3. Phân biệt sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ ........................... 11 1.1.4. Phân loại dịch vụ sở hữu công nghiệp .......................................... 12 1.2. Mục đích, vai trò của dịch vụ sở hữu công nghiệp ......................... 17 1.2.1. Mục đích của hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp ................... 17 1.2.2. Vai trò của dịch vụ sở hữu công nghiệp ........................................ 18 Chương 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP........................................... 22 2.1. Thực trạng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giám định sở hữu công nghiệp ................................................................ 22 2.1.1. Nội dung và chuyên ngành giám định sở hữu công nghiệp ........... 23 2.1.2. Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về tổ chức, cá nhân hành nghề giám định sở hữu công nghiệp .............................................. 29
- 2.2. Thực trạnh các quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.......................................................................... 35 2.2.1. Nội dung nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp ......................... 35 2.2.2. Điều kiện pháp lý để được hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp ............................................................................................................... 49 2.3. Dịch vụ sở hữu công nghiệp trong một số điều ước quốc tế và trong pháp luật một số quốc gia khác .............................................................. 53 2.3.1. Dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp trong điều ước quốc tế .... 54 2.3.2. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định của một số quốc gia .......................................................................................................... 57 Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ................ 68 3.1. Thực trạng hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới......................................................................................... 69 3.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam …71 3.1.1. Thực trạng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.......... 71 3.1.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp....... 73 3.2. Những tồn tại và phương hướng hoàn thiện pháp luật về dịch vụ sở hữu công nghiệp ...................................................................................... 76 3.2.1. Hoàn thiện chung các quy định pháp luật về dịch vụ sở hữu công nghiệp .................................................................................................... 76 3.2.2. Xây dựng quy định pháp luật về giá trị pháp lý của các kết luận giám định sở hữu công nghiệp................................................................ 79 3.2.3. Mở cửa dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp cho người nước ngoài tham gia với lộ trình cụ thể ............. 80 3.2.4. Giải pháp về mặt tổ chức và nhân lực .......................................... 81 3.2.5. Tăng cường sự hợp tác, giúp đỡ quốc tế ....................................... 85 KẾT LUẬN ................................................................................................. 88
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Danh mục các dịch vụ sở hữu công nghiệp thuộc danh mục dịch vụ khoa học và công nghệ ................................................................................. 13 Bảng 1.2: Thống kê về quy định của một số nước, khu vực trên thế giới về tiêu chuẩn được hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp ................. 59 Bảng 1.3: Thống kê về các kỳ thi sát hạch nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp của một số nước, khu vực trên thế giới ............................................. 64 Bảng 1.4: Danh sách tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp (tính đến thời điểm cuối năm 2009) ................................................... 75 Bảng 1.5: Danh sách cá nhân đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp (tính đến thời điểm cuối năm 2009) ................................................... 75
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đã từ lâu, khái niệm “Sở hữu công nghiệp” được các nước công nghiệp công nhận và sử dụng. Ngày nay, khái niệm này được ngày càng nhiều nước đang phát triển sử dụng như một phương tiện quan trọng cho phát triển công nghệ và kinh tế. Bảo hộ sở hữu công nghiệp không chỉ là việc xây dựng hành lang pháp lý cho các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với sáng tạo của tác giả. Bảo hộ sở hữu công nghiệp còn góp phần khuyến khích việc sáng tạo, phổ biến và áp dụng các kết quả của những sáng tạo đó, từ đó khích lệ thương mại trung thực. Từ nhiều thập kỷ nay, các quốc gia công nghiệp đã có ý thức về sự cần thiết của bảo hộ sáng chế - một đối tượng của sở hữu công nghiệp. Ngày nay, ngoài vấn đề bảo hộ sáng chế thì bảo hộ sở hữu trí tuệ là vấn đề được tất cả các quốc gia (từ các nước công nghiệp phát triển đến các nước nông nghiệp) quan tâm. Các nước đều kiến tạo nhiều văn bản pháp luật để quy định về vấn đề này. Việt Nam cũng không nằm ngoài khuynh hướng phát triển đó, năm 2005 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Ngày 14/6/2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ Luật dân sự 2005, trong đó dành Phần thứ VI quy định về “Quyền sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ”. Tiếp đó, ngày 29/11/2005, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và mới đây nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua 19/ 6/2009 và có hiệu lực từ ngày 01/01/ 2010. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này là một dấu mốc quan trọng 1
- trong lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam. Đó là kết quả của chính sách đổi mới, mở cửa của nền kinh tế cũng như quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nên kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. “Việt Nam đã gửi một thông điệp đến thế giới rằng kể từ nay trở đi, mọi giao dịch thương mại của Việt Nam sẽ tuân thủ những quy tắc và luật chơi quốc tế”[9]. Với hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đang dần hoàn thiện, cùng với những cam kết khi gia nhập WTO - đặc biệt là hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ) vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực thì tình hình xâm phạm sở hữu công nghiệp cũng có dấu hiện gia tăng trong những năm gần đây. Vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gia tăng gắn liên với nhu cầu tìm đến các dịch vụ sở hữu công nghiệp để chủ đơn có thể bảo vệ, tìm giải pháp, xin tư vấn, đề nghị đại diện đăng ký, đề nghị tham gia giải quyết khiếu nại, giám định, thẩm định… nhằm bảo hộ tốt nhất đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu của mình. Việc ra nhập WTO và việc tham gia các Công ước về sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng mở ra nhiều cơ hội cho các tổ chức, cá nhân có khả năng và mong muốn tham gia hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực dịch vụ sở hữu công nghiệp. Thông qua việc xem xét thực trạng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, thực trạng hoạt động của dịch vụ sở hữu công nghiệp và những khó khăn còn tồn đọng của dịch vụ này đã thôi thúc tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Những vấn đề pháp lý cơ bản về dịch vụ sở hữu công nghiệp”. 2. Tình hình nghiên cứu Trong lĩnh vực dịch vụ sở hữu công nghiệp đã có một số công trình nghiên cứu về những loại hoạt động thuộc dịch vụ này, có thể kể đến: 2
- - “Báo cáo về tổ chức, hoạt động của hệ thống đại diện sở hữu công nghiệp ” của Phòng Pháp chế và quản lý thuộc Cục sở hữu trí tuệ soạn thảo vào tháng 12/2001; - Khóa luận tốt nghiệp đại học “Những vấn đề pháp lý cơ bản về dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp” của Học viên Trần Quang Tiệp - Học viên ngoại giao; - “Quy định mới về dịch vụ sở hữu trí tuệ” của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2006. Đây là những công trình nghiên cứu cụ thể về một loại dịch vụ thuộc hệ thống dịch vụ sở hữu công nghiệp hoặc về hệ thống đại diện sở hữu công nghiệp tại các quốc gia. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về mặt pháp lý của tất cả các dịch vụ sở hữu công nghiệp cũng như thực tế hoạt động của các dịch vụ này tại Việt Nam. Trong thời gian tới, hệ thống văn bản pháp luật vể dịch vụ sở hữu công nghiệp sẽ được Nhà nước xây dựng, bổ sung và hoàn thiện. Việc nghiên cứu một cách toàn diện về các dịch vụ sở hữu công nghiệp có gí trị về mặt lý luận và thực tiễn. Đó sẽ là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về dịch vụ sở hữu công nghiệp nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch vụ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tác giả chọn đề tài này là nhằm nghiên cứu thực trạng các quy định hiện hành về dịch vụ sở hữu công nghiệp trong pháp luật Việt Nam và có so sánh, liên hệ với quy định pháp luật trong một số điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia khác. Tác giả muốn tìm hiểu, phân tích để có một cái nhìn tổng quan nhất về dịch vụ sở hữu công nghiệp của Việt Nam, qua đó giúp người đọc có thể nhìn nhận một cách toàn diện hơn về vấn đề này. Qua xem xét, tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ sở hữu công 3
- nghiệp, tác giả cũng muốn làm rõ những khó khăn tồn tại và giải pháp để hoàn thiện hơn trong hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp hiện nay. Vấn đề pháp lý về dịch vụ sở hữu công nghiệp là một vấn đề vô cùng rộng lớn, bao gồm các vấn đề pháp lý liên quan tới các dịch vụ sở hữu công nghiệp công và dịch vụ sở hữu công nghiệp đã được xã hội hóa. Tuy nhiên, trong luận văn này, do thời gian không cho phép, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về các loại dịch vụ sở hữu công nghiệp đã được xã hội hóa ở Việt Nam hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn hoạt động của các dịch vụ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay – trong đó chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về các loại dịch vụ sở hữu công nghiệp đã được xã hội hóa (có so sánh, đối chiếu với lý luận và thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới). Trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện có, cũng như từ thực tiễn hoạt động của dịch vụ này, luận văn nêu và phân tích những hạn chế của hệ thống văn bản pháp luật cũng như những tồn tại trong thực tế hoạt động, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trong luận văn chủ yểu gồm phương pháp phân tích, so sánh và đưa ra những điểm chưa hợp lý, thống nhất, những điểm cần bổ sung,… Vì thời gian và khả năng có hạn, người viết phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu về dịch vụ sở hữu công nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Việc so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật thế giới về dịch vụ sở hữu công nghiệp cũng chỉ dừng ở việc so sánh một số nhóm dịch vụ tiêu biểu mà tác giả đã nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của luận văn này tập trung vào nội dung các văn bản như: Luật dân sự 2005; Luật sở hữu trí tuệ 4
- 2005; Luật Khoa học và công nghệ 2000; Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật khoa học và công nghệ; Thông tư 08/2006/TT-BKHCN hướng dẫn về dịch vụ sở hữu trí tuệ; Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24/07/2009 về việc ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học công nghệ cùng với việc tham khảo các tài liệu của Cục sở hữu trí tuệ mà tác giả có được gồm: Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục sở hữu trí tuệ; Công văn số 824/SHTT- PCCS ngày 21/4/2010 của Cục sở hữu trí tuệ gửi Vụ Đánh giá – Thẩm định và Giám định công nghệ và các Nghị định, Thông tư, các tài liệu khác về sở hữu công nghiệp của các quốc gia có liên quan để làm phong phú cho luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Phân tích, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện về quy định pháp luật hiện hành liên quan tới dịch vụ sở hữu công nghiệp; - Đưa ra các quan điểm, luận giải khoa học về cách phân loại dịch vụ sở hữu công nghiệp và các loại dịch vụ sở hữu công nghiệp hiện đang hoạt động tại Việt Nam. - Tổng hợp một cách có hệ thống thực tiễn hoạt động của các dịch vụ sở hữu công nghiệp hiện nay. Từ thực tiễn đó rút ra những giải pháp để đưa các dịch vụ này phát triển, hoàn thiện hơn nữa. - Tìm hiểu về một số dịch vụ sở hữu công nghiệp của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn - Góp phần bổ sung vào các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ sở hữu công nghiệp, kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về dịch vụ sở hữu công nghiệp; 5
- - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về dịch vụ sở hữu công nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả thực tiễn hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp cũng như nâng cao vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước đối với dịch vụ sở hữu công nghiệp nói riêng và với hoạt động sở hữu trí tuệ nói chung. 8. Bố cục của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương. Chương 1: Tổng quan về dịch vụ sở hữu công nghiệp Chương 2: Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về dịch vụ sở hữu công nghiệp Chương 3: Thực trạng hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về dịch vụ sở hữu công nghiệp Đề tài này ngay từ đầu đã khiến tác giả quan tâm và bị thu hút do tính mới, tính thời sự và tính cần thiết của nó. Tác giả đã cố gắng đi sâu phân tích thực trạng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan tới dịch vụ sở hữu công nghiệp, với mong muốn người đọc hiểu rõ hơn, khái quát hơn về những quy định này. Ngoài ra, tác giả cũng không ngoài mong muốn có thể góp một số ý kiến nhằm xây dựng hoàn chính các quy định pháp luật về dịch vụ sở hữu công nghiệp cũng như góp phần thúc đầy hoạt động các loại dịch vụ sở hữu công nghiệp ở Việt Nam. Do thời gian nghiên cứu không cho phép nên luận văn còn nhiều hạn chế, tác giả rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn. 6
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 1.1. ĐỊNH NGHĨA DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 1.1.1 Định nghĩa dịch vụ Trong thực tế đời sống hàng ngày, các hoạt động dịch vụ luôn diễn ra rất đa dạng ở khắp mọi nơi và không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của dịch vụ trong đời sống xã hội. Tuy vậy, để có một khái niệm chuẩn về dịch vụ dường như vẫn còn là vấn đề đang cần bàn luận thêm. Thực tế cho tới nay vẫn tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, dịch vụ là “những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”. Do nhu cầu trong thực tế đời sống đa dạng và phân công lao động xã hội nên cónhiều loại dịch vụ như dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụphục vụ sinh hoạt công cộng (giáo dục, y tế, giải trí), dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia đình… Tựu chung lại, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì quan niệm về dịch vụ là những hoạt động phục vụ. Xét theo phạm trù kinh tế, dịchvụ được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm toàn bộ những ngành có tham gia đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội – GDP hoặc tổng sản phẩm quốc dân – GNP trừ các ngành công nghiệp, nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp). Như vậy, theo cách tiếp cận này thì những ngành như vận tải, viễn thông, bưu điện, thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch… đều thuộc lĩnh vực dịch vụ. Thêm vào đó, phạm trù kinh tế cũng coi dịch vụ là sản phẩm của lao động xã hội, được mua bán trao đổi trên thị trường. Nền sản xuất xã hội được chia thành hai lĩnh vực lớn, đó là sản xuất 7
- hàng hoá và sản xuất dịch vụ. Quá trình tạo ra dịch vụ chính là quá trình tương tác giữa ba yếu tố cơ bản gồm khách hàng – người tiếp nhận dịch vụ; cơ sở vật chất và nhân viên phục vụ. Ba yếu tố vừa kể trên cóquan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống mà trong đó dịch vụ là kết quả của sự tương tác trực tiếp giữa khách hàng, nhân viên phục vụ và cơ sở vật chất. Chẳng hạn, dịch vụ ăn uống trong một nhà hàng là kết quả của sự tác động qua lạigiữa khách hàng, người phục vụ, đồ ăn thức uống và các tiện nghi khác như bàn ghế, bát đũa v.v… Nhiều công trình nghiên cứu vàcác buổi hội thảo của các tổ chức quốc tế như IMF, WTO… về dịch vụ nhằm đi đến sự thống nhất về khái niệm và phạm vi của dịch vụ, trên cơ sở đó đánh giá xu hướng phát triển của dịch vụ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Các nhà nghiên cứu thường tập trung tìm ra những đặc trưng của sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ để làm cơ sở phân biệt hàng hoá với dịch vụ, trong đó có những đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất, dịch vụ nói chung mang tính vô hình. Quá trình sản xuất hàng hoá tạo ra những sản phẩm hữu hình có tính chất cơ, lý, hoá học nhất định, có tiêu chuẩn cụ thể về kỹ thuật và do đó có thể sản xuất theo tiêu chuẩn hoá. Khác với hàng hoá, sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng những vật phẩm cụ thể và do đó không thể xác định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hoá. Vì vậy, quản lý chất lượng dịch vụ khó khăn hơn so với quản lý chất lượng hàng hoá. Do sản phẩm dịch vụ là kết quả tương tác trực tiếp giữa khách hàng, nhân viên phục vụ và tiện nghi phục vụ nên chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào năng lực, trình độ nghiệp vụ của nhân viên phục vụ, đánh giá chủ quan của khách hàng và tính tiện nghi của trang thiết bị phục vụ. Cùng một loại dịch vụ và tiện nghi phục vụ nhưng nhân viên phục vụ khác nhau thì chất lượng dịch vụ cũng khác nhau, thậm chí kể cả khi cùng một nhân viên phục vụ nhưng mỗi khách hàng lại có những đánh giá khác nhau về chất lượng dịch vụ. 8
- Thứ hai, quá trình sản xuất – cung ứng dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời trong khi ở nền kinh tế hàng hoá, sản xuất hàng hoá tách khỏi lưu thông và tiêu dùng. Hàng hoá có thể được lưu kho dự trữ, có thể vận chuyển đi nơi khác theo nhu cầu của thị trường trong khi cung ứng dịch vụ phải gắn liền với tiêu dùng dịch vụ. Do sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu trữ trong kho sau đó mới tiêu dùng, vì vậy trong hoạt động dịch vụ không có hiệntượng tồn kho hoặc dự trữ sản phẩm dịch vụ. Hai điểm đặc trưng nêu trên nhằm mục tiêu phân biệt sản phẩm dịch vụ với sản phẩm hàng hoá, tuy nhiên sự phân biệt này cũng chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn như một số loại hình dịch vụ khi kết thúc quá trình cung ứng thì đem lại sản phẩm có hình thái vật phẩm như bản photocopy (dịch vụ photocopy). Sự khác biệt mang tính tương đối giữa dịch vụ và hàng hoá là do dịch vụ và hàng hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá. Hiện nay, không có bất cứ hoạt động dịch vụ nào diễn ra mà không có sự hiện diện của hàng hoá bởi vì nhân viên phục vụ không thể cung ứng dịch vụ cho khách hàng nếu không có tiện nghi phục vụ (cơ sở vật chất). 1.1.2. Định nghĩa dịch vụ sở hữu công nghiệp Dịch vụ sở hữu công nghiệp là một hoạt động rất cần thiết đối với công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp khi muốn bảo hộ đối tượng của mình có thể sử dụng dịch vụ sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân, các cơ quan Nhà nước về sở hữu trí tuệ cung cấp để lấy thông tin về tình trạng của đối tượng, tình hình bảo hộ của đối tượng sở hữu đó cũng như đề nghị được sử dụng dịch vụ đăng ký và duy trì, thẩm định, giải quyết khiếu nại cũng như thực hiện các quyền khác về sở hữu với đối tượng... Dịch vụ sở hữu công nghiệp được cung cấp có vai trò quan trọng với các doanh nghiệp, 9
- cá nhân, tổ chức có nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và nhu cầu đăng ký làm các tổ chức đại diện, giám định sở hữu công nghiệp. Dịch vụ này là điều kiện để các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tiếp cận với các thông tin về đối tượng sở hữu công nghiệp một cách cụ thể và đầy đủ nhất. Ngoài ra, dịch vụ còn trợ giúp doanh nghiệp trong quá trình đăng ký, duy trì, bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp khi chủ sở hữu của đối tượng có yêu cầu. Dịch vụ sở hữu công nghiệp có vai trò quan trọng như vậy, nên vấn đề này không chỉ được quy định trong pháp luật của từng quốc gia mà nó còn có mặt trong một số điều ước Quốc tế. Hiện nay, trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 hay Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi năm 2009 cũng như Luật Khoa học và Công nghệ 2000 chưa có định nghĩa cụ thể về dịch vụ sở hữu công nghiệp, chúng ta chỉ có thể tìm thấy những quy định mang tính tổng quát về vấn đề này trong các văn bản như: Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật khoa học và công nghệ; Thông tư 08/2006/TT-BKHCN hướng dẫn về dịch vụ sở hữu trí tuệ; Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24/07/2009 về việc ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học công nghệ. Trong Điều 2 khoản 8 của Luật Khoa học và công nghệ 2000 có quy định về dịch vụ khoa học và công nghệ như sau: “Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn”. Dịch vụ sở hữu công nghiệp là một phần của dịch vụ khoa học và công nghệ, điều đó đồng nghĩa với việc dịch vụ sở hữu công nghiệp cũng sẽ có phạm vi hoạt động liên quan tới các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, 10
- phổ biến, ứng dụng tri thức,… về sở hữu trí tuệ vào thực tiễn. Theo đó, tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ là một trong những loại hình của tổ chức khoa học và công nghệ. Nghĩa là tổ chức dịch vụ sở hữu công nghiệp cũng là một loại hình tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam. 1.1.3. Phân biệt sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp Sở hữu trí tuệ là khái niệm lâu đời nhưng mới được quan tâm nhiều tại Việt Nam thời gian gần đây. Trước kia, các tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn là tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp. Ngày nay, tài sản vô hình nổi lên như một nhân tố đầy giá trị trong hoạt động của doanh nghiệp với bộ phận quan trọng là Sở hữu trí tuệ. Hãy hình dung trên thị trường được toàn cầu hóa hiện nay, một nhãn hiệu hàng hóa - sản phẩm của trí tuệ - mà bạn sở hữu có giá trị tỷ lệ thuận với hàng hóa bán ra. Giá trị của nhãn hiệu hàng hóa đó được tăng lên khi bạn bán được nhiều hàng và không thể tính được khi hàng hóa của bạn đã nổi tiếng. Đó là lý do người ta định giá nhãn hiệu Coca Cola đến hơn 70 tỷ USD, Microsoft hơn 65 tỷ USD hay Nokia hơn 29 tỷ USD. SHCN chính là một trong hai bộ phận trụ cột của SHTT (bộ phận đang được quan tâm khác hiện nay là “quyền tác giả” hay còn gọi là “bản quyền”). Các đối tượng bảo hộ của pháp luật về Sở hữu công nghiệp gồm có sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mang tính chất riêng. Quyền sở hữu hầu hết các đối tượng nêu trên nếu muốn được xác lập và bảo hộ phải được tiến hành đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà ở nước ta là Cục sở hữu trí tuệ và tuân theo thủ tục hành chính (khác với quyền tác giả có tính chất “bảo hộ tự động”, phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm văn học, nghệ 11
- thuật được sáng tạo dưới hình thức nhất định). Thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp được quy định không dài. Pháp luật về Sở hữu công nghiệp Việt Nam hiện hành quy định thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm, nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm, kiểu dáng công nghiệp là 5 năm… Trong khi đó, xu hướng của một số quốc gia trên thế giới hiện nay là kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả như một sự “gấp đôi cuộc đời” tác giả, khuyến khích sáng tạo bằng cách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người thừa kế của họ về khả năng được hưởng thành quả sáng tạo của cha ông mình. Ví dụ ở Việt Nam bảo hộ quyền tác giả được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 tiếp theo sau khi tác giả qua đời. 1.1.4. Phân loại dịch vụ sở hữu công nghiệp Theo Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24/07/2009 về việc ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có dành mục 7 để thống kê các dịch vụ về sở hữu trí tuệ thuộc danh mục dịch vụ Khoa học và công nghệ mà cá nhân được thành lập. Cụ thể bao gồm: Dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ; Dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ; Dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ (không bao gồm tư vấn liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ/thực thi quyền sở hữu trí tuệ). Theo quan điểm của Cục sở hữu trí tuệ tại Công văn số 824/SHTT- PCCS ngày 21/4/2010 gửi Vụ Đánh giá – Thẩm định và Giám định công nghệ về việc cung cấp thông tin về dịch vụ Sở hữu công nghiệp thì dịch vụ sở hữu công nghiệp được chia thành hai nhóm gồm: Dịch vụ sở hữu công nghiệp tư (đã được xã hội hóa) và nhóm dịch vụ sở hữu công nghiệp công (tức là do các cơ quan Nhà nước về sở hữu trí tuệ cung cấp). Có thể tóm tắt quan điểm của Cục sở hữu trí tuệ theo bảng dưới đây: 12
- Bảng 1.1: Danh mục các dịch vụ sở hữu công nghiệp thuộc danh mục dịch vụ khoa học và công nghệ [11]. Dịch vụ cá nhân không STT Các dịch vụ về sở hữu công nghiệp thuộc danh mục dịch vụ Khoa học và công nghệ được làm (dấu “x”) 1 Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp - Dịch vụ đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp - Dịch vụ tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp - Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp + Dịch vụ viết bản mô tả các đối tượng sở hữu công nghiệp để đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. + Dịch vụ lập hồ sơ và làm các thủ tục đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp. + Dịch vụ thực hiện các thủ tục theo quy định để sửa đổi, duy trì, gia hạn hiệu lực các văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp. + Dịch vụ làm các thủ tục chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. + Dịch vụ soạn thảo và đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. 2 Dịch vụ giám định về sở hữu công nghiệp Xác định tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, phạm vi quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ. Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 349 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn