intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ pháp lý Việt Nam trong tương quan với quy định của Tổ chức thương mại thế giới

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh các hoạt động thương mại dịch vụ pháp lý trong tương quan so sánh với các quy định của WTO và một số nước trên thế giới. Qua việc sưu tầm, khảo cứu và phân tích các quy định đó, cũng như thực tiễn hành nghề luật sư của Việt Nam và thế giới, từ đó rút ra những bài học thực tiễn và những kinh nghiệm để phát triển nghề dịch vụ pháp lý của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ pháp lý Việt Nam trong tương quan với quy định của Tổ chức thương mại thế giới

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt t¨ng thÞ thóy ph¸p luËt ®iÒu chØnh quan hÖ th-¬ng m¹i dÞch vô ph¸p lý viÖt nam trong t-¬ng quan víi quy ®Þnh cña tæ chøc th-¬ng m¹i thÕ giíi luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2008 1
  2. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt t¨ng thÞ thóy ph¸p luËt ®iÒu chØnh quan hÖ th-¬ng m¹i dÞch vô ph¸p lý viÖt nam trong t-¬ng quan víi quy ®Þnh cña tæ chøc th-¬ng m¹i thÕ giíi Chuyªn ngµnh : LuËt quèc tÕ M· sè : 60 38 60 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. NguyÔn Lan Nguyªn Hµ néi - 2008 3
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI 8 DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ PHÁP LÝ 1.1. Lý luận chung và quy định của wto về dịch vụ và thương 8 mại dịch vụ 1.1.1. Khái niệm dịch vụ và phân loại dịch vụ 8 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ 8 1.1.1.2. Vai trò của dịch vụ trong sự phát triển kinh tế 11 1.1.1.3. Phân ngành dịch vụ 14 1.1.2. Thương mại dịch vụ 16 1.1.2.1. Khái niệm thương mại dịch vụ 16 1.1.2.2. Vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ 18 1.1.3. Các quy định của WTO áp dụng với thương mại dịch vụ 21 1.1.3.1. Quy định chung 21 1.1.3.2. Các nguyên tắc áp dụng 23 1.2. Lý luận và quy định của WTO vệ dịch vụ pháp lý 26 1.2.1. Đặc điểm của dịch vụ pháp lý với tư cách là một loại hình 26 dịch vụ và những đặc điểm đặc biệt của dịch vụ pháp lý so với các ngành dịch vụ khác 1.2.2. Quy định của GATS về phân loại dịch vụ pháp lý 28 1
  4. 1.2.3. Chế độ pháp lý cơ bản áp dụng đối với dịch vụ pháp lý 29 1.3. Thực tiễn một số nước thành viên WTO về cam kết và thực 42 thi cam kết mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý 1.3.1. Đặc điểm chính các cam kết của một số nước thành viên 42 WTO về dịch vụ pháp lý 1.3.2. Tham khảo quy định và thực tiễn của một số nước thành 45 viên WTO 1.3.3. Các bài học đối với Việt Nam 46 1.4. Quan hệ giữa các quy định của WTO với pháp luật quốc gia 47 1.4.1. Quan hệ giữa các thành viên của WTO với nhau và quan hệ 47 giữa các thành viên WTO với các nước/ vùng lãnh thổ không là thành viên WTO 1.4.2. Quan hệ giữa các quy định của WTO và pháp luật quốc gia 48 Chương 2: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG 50 DỊCH VỤ PHÁP LÝ VIỆT NAM TRONG TƢƠNG QUAN VỚI QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚi 2.1. Tổng quan pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động dịch vụ 50 pháp lý 2.1.1. Sơ lược các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động thương 50 mại dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 2.1.2. Các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam điều chỉnh 55 quan hệ thương mại dịch vụ pháp lý 2.1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thương 61 mại dịch vụ pháp lý trong tương quan với quy định của WTO 2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về dịch vụ pháp lý Việt Nam 64 2.2.1. Những thành tựu 64 2.2.2. Những hạn chế 65 2.3. Thực tiễn Việt Nam về thực hiện dịch vụ pháp lý 66 2
  5. 2.3.1. Nhận xét chung về dịch vụ pháp lý Việt Nam 66 2.3.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ 67 pháp lý 2.3.2.1. Những ưu điểm 67 2.3.2.2. Những hạn chế 68 2.3.3. Đánh giá thực trạng và khả năng trong việc hợp tác quốc tế 69 Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN 71 THIỆN PHÁP LUẬT DỊCH VỤ PHÁP LÝ VIỆT NAM TRƢỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1. Cơ hội và những trở ngại cho sự phát triển của ngành dịch 71 vụ pháp lý Việt Nam 3.1.1. Cơ hội của ngành dịch vụ pháp lý Việt Nam trong bối cảnh 71 hội nhập 3.1.2. Những trở ngại cho việc phát triển của ngành dịch vụ pháp lý 73 3.2. Quan điểm và định hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật dịch 79 vụ pháp lý đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch 80 vụ pháp lý gắn với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế 3.2.2. Xây dựng hành lang pháp lý cho các quan hệ dịch vụ pháp 81 lý, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch và sự phù hợp giữa pháp luật dịch vụ pháp lý với pháp luật thương mại, pháp luật tố tụng và với hệ thống pháp luật nói chung 3.2.3. Xây dựng hệ thống pháp luật về dịch vụ pháp lý đảm bảo sự 82 tương thích của pháp luật điều chỉnh dịch vụ pháp lý với các chuẩn mực pháp lý thương mại quốc tế 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ pháp lý Việt Nam 83 đáp ứng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO và hội nhập kinh tế quốc tế 3.3.1. Giải pháp về lập pháp, chính sách, cơ chế 83 3
  6. 3.3.2. Giải pháp tăng năng lực hoạt động nghiệp vụ cho ngành 83 dịch vụ pháp lý KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 99 4
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, cùng với tiến trình mở cửa của đất nước và sự phát triển của kinh tế thị trường, nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng gia tăng. Đội ngũ luật sư Việt Nam từng bước tăng nhanh về số lượng, nâng cao dần về chất lượng hành nghề. Phạm vi các dịch vụ mà luật sư cung cấp ngày càng phong phú và đa dạng. Nhiều văn phòng luật sư, công ty tư vấn pháp luật đã ra đời đang góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang xây dựng một nhà nước pháp quyền và một nền kinh tế thị trường, việc điều hành xã hội bằng pháp luật là vô cùng quan trọng. Xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ xã hội và hệ thống pháp luật điều chỉnh nó cũng trở nên phức tạp. Sự tham gia, hỗ trợ của các luật sư sẽ góp phần tạo nên sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế - xã hội đất nước. Thời gian qua, kể từ sau khi Việt Nam ký Hiệp định Thương mại song phương với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (BTA) và nhất là từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng ta đã chứng kiến những thay đổi lớn của dịch vụ pháp lý Việt Nam. Nhà nước ta đã quan tâm hơn đến việc phát triển dịch vụ pháp lý, đến việc tạo hành lang pháp lý cho ngành dịch vụ này phát triển tương xứng với vị trí và vai trò của nó. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được còn quá khiêm tốn, trong thời gian tới, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO với hàng loạt cam kết trong việc mở cửa thị trường, trong đó có thị trường dịch vụ pháp lý, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển ngành dịch vụ này. Bởi vì trở thành thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội rất lớn trong việc hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển đất nước. Song, cùng với đó sẽ là hàng loạt thách thức đòi hỏi chúng ta phải vượt qua, nhất là trong những năm đầu gia nhập. 5
  8. Là một ngành dịch vụ có vai trò và vị trí quan trọng, dịch vụ pháp lý cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những cam kết của Chính phủ Việt Nam khi gia nhập WTO. Hành nghề dịch vụ pháp lý là lĩnh vực hoạt động đặc thù so với các loại dịch vụ thông thường, bởi nó gắn với việc thực thi pháp luật, có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người sử dụng dịch vụ cũng như hiệu quả quản lý nhà nước. Việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài càng đòi hỏi người luật sư phải có trình độ chuyên môn cao, gắn với trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng nước ngoài. Thời gian qua, đội ngũ luật sư và các Văn phòng luật sư Việt Nam làm dịch vụ pháp lý liên quan đến kinh tế thương mại quốc tế đã trở thành chỗ dựa pháp lý đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam thông qua việc quảng bá nền kinh tế và pháp luật trong nước. Mặc dù vậy, vẫn thiếu rất nhiều các Văn phòng luật sư Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, làm dịch vụ pháp lý liên quan đến kinh tế, thương mại quốc tế có uy tín, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Trong bối cảnh gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ bùng phát những giao lưu thương mại. Đây sẽ là cơ hội rất lớn đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường đội ngũ luật sư cả về chất và lượng. Giới luật sư Việt Nam cần chuẩn bị đón đầu thử thách và cơ hội này, đây là vấn đề cấp bách phục vụ trực tiếp về mặt chính trị. Nếu xảy ra tranh chấp kinh tế thương mại quốc tế mà các luật sư chưa sẵn sàng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ làm giảm sút niềm tin của đối tác, không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của giới luật sư Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư và sự phát triển của nền kinh tế. Bởi lẽ các doanh nghiệp của nước ngoài đến Việt Nam rất cần có một môi trường pháp lý ổn định, cần có người tư vấn hỗ trợ pháp lý tin cậy. Do đó, nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống và tương đối toàn diện từ cả góc độ lý luận và luật thực định đối với các quy định của pháp luật 6
  9. Việt Nam và của WTO cũng như của một số nước thành viên của WTO trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và liên hệ với kinh nghiệm của một số nước thành viên WTO là việc làm thiết thực trong giai đoạn hiện nay. Vì những lẽ trên, tác giả luận văn quyết định chọn đề tài "Pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ pháp lý Việt Nam trong tương quan với quy định của Tổ chức thương mại thế giới" làm luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh dịch vụ pháp lý Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đến nay, ở Việt Nam đã có một số dự án, công trình nghiên cứu về vấn đề pháp luật điều chỉnh dịch vụ pháp lý. Đó là Đề tài nghiên cứu của PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp và đề tài của TS. Nguyễn Văn Tuân thuộc Bộ Tư pháp. Đây là hai Đề tài nghiên cứu chuyên biệt về lĩnh vực pháp luật điều chỉnh dịch vụ pháp lý của Việt Nam và các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới. Những đề tài nghiên cứu nói trên, bên cạnh ý nghĩa là một công trình nghiên cứu khoa học, còn chủ yếu phục vụ mục đích nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về nghề dịch vụ pháp lý của Việt Nam trước thềm hội nhập. Luận văn này nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh các hoạt động thương mại dịch vụ pháp lý trong tương quan so sánh với các quy định của WTO và một số nước trên thế giới. Qua việc sưu tầm, khảo cứu và phân tích các quy định đó, cũng như thực tiễn hành nghề luật sư của Việt Nam và thế giới, từ đó rút ra những bài học thực tiễn và những kinh nghiệm để phát triển nghề dịch vụ pháp lý của Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực quản lý nhà nước, mà trong tất cả các lĩnh vực, từ lập pháp, lập quy, các chính sách và quan điểm chỉ đạo của Nhà nước đến việc tuyên truyền phổ biến để nâng cao chất lượng và vị thế của giới luật sư nói riêng, những người hành nghề dịch vụ pháp lý nói chung. 7
  10. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Việc nghiên cứu đề tài luận văn này nhằm các mục đích sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận các khái niệm về thương mại dịch vụ, về dịch vụ pháp lý cũng như lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế; Thứ hai, làm sáng tỏ về thực trạng của dịch vụ pháp lý Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập WTO hiện nay; Thứ ba, nắm được những quy định cụ thể của WTO điều chỉnh lĩnh vực dịch vụ pháp lý và những tác động của các quy định đó đến các thành viên của WTO; Thứ tư, tổng kết thực trạng pháp luật dịch vụ pháp lý Việt Nam, phân tích rõ và đánh giá một cách khoa học về nguyên nhân của những thành tựu cũng như những hạn chế của pháp luật điều chỉnh hoạt động dịch vụ pháp lý của Việt Nam; Thứ năm, đưa ra những đánh giá mang tính khoa học và toàn diện về pháp luật về dịch vụ pháp lý Việt Nam trong tương quan với các quy định của WTO cũng như của một số quốc gia trên thế giới; Thứ sáu, đưa ra những dự báo và phương hướng hoàn thiện pháp luật về dịch vụ pháp lý của Việt Nam trong thời gian tới; Thứ bảy, đề xuất các biện pháp tổng thể và chi tiết để phát triển dịch vụ pháp lý trên cơ sở lý luận khoa học, thực tiễn ở nước ta và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đối với vấn đề hoàn thiện pháp luật về dịch vụ pháp lý trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. * Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau: 8
  11. - Khái quát những vấn đề lý luận chung về WTO, về thương mại dịch vụ và về dịch vụ pháp lý; - Phân tích các quy định của WTO điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý; - Phân tích thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh dịch vụ pháp lý và thực trạng ngành dịch vụ pháp lý của Việt Nam hiện nay; - Phân tích và so sánh sự tương đồng của pháp luật về dịch vụ pháp lý Việt Nam với quy định của WTO và một số nước trên thế giới; - Nghiên cứu và kiến nghị các biện pháp hoàn thiện và thực thi có hiệu quả pháp luật về dịch vụ pháp lý Việt Nam. 4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các quy định và thông lệ của WTO cũng như các nước trên thế giới và Việt Nam điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ nói chung, dịch vụ pháp lý nói riêng. * Phạm vi nghiên cứu: Để làm sáng tỏ nội dung của đề tài, tác giả luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Các quy định của WTO về thương mại dịch vụ và dịch vụ pháp lý; - Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến dịch vụ pháp lý; - Quy định của WTO về dịch vụ pháp lý; - Pháp luật của một số nước thành viên WTO về dịch vụ pháp lý. - Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý; - Thực trạng ngành dịch vụ pháp lý Việt Nam; 9
  12. - Đề xuất các biện pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực của ngành dịch vụ pháp lý Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu về nghĩa vụ thành viên WTO và định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu luận văn là phép biện chứng khoa học kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê dựa trên các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế cũng như các nguồn tư liệu, sách báo, bài viết, các giáo trình của các học giả và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực thương mại dịch vụ pháp lý. 5. Ý nghĩa của luận văn * Ý nghĩa lý luận: Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về vấn đề pháp luật điều chỉnh hoạt động dịch vụ pháp lý. Qua đây, tác giả muốn đưa ra cách tiếp cận vấn đề một cách lôgíc, toàn diện và khoa học, đồng thời tìm kiếm, phát hiện những điểm còn hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như những quy định, ràng buộc của WTO đối với Việt Nam, mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vụ pháp lý cũng như giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ pháp lý Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu luận văn không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, đó là: - Giúp hiểu biết toàn diện, sâu sắc hơn đối với những quy định của WTO về lĩnh vực dịch vụ pháp lý; - Đưa ra những kinh nghiệm điển hình về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý của các nước; 10
  13. - Tổng kết những thành tựu cũng như hạn chế của pháp luật điều chỉnh hoạt động dịch vụ pháp lý của Việt Nam; - Dự báo sự phát triển của pháp luật về dịch vụ pháp lý Việt Nam trong thời gian tới; - Đưa ra các giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật dịch vụ pháp lý Việt Nam và nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ pháp lý Việt Nam trong môi trường mới - môi trường hội nhập WTO. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về thương mại dịch vụ và dịch vụ pháp lý Chương 2: Pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ pháp lý Việt Nam trong tương quan với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật dịch vụ pháp lý, phát triển nghề dịch vụ pháp lý Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 11
  14. Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ PHÁP LÝ 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ DỊCH VỤ VÀ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ 1.1.1. Khái niệm dịch vụ và phân loại dịch vụ 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ Cho đến nay, thế giới chưa có một khái niệm chung về dịch vụ. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm "dịch vụ". Dịch vụ được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên tính hữu hình của hàng hóa và tính vô hình của dịch vụ, có nhiều ý kiến xem xét dịch vụ là đối tượng của các quan hệ xã hội mà pháp luật cần điều chỉnh trong sự tương quan so sánh với hàng hóa. Theo đó, dịch vụ được định nghĩa là "bất cứ thứ gì mà khi bán nó không thể rơi vào chân bạn được". Theo các tổ chức kinh tế quốc tế lớn, trong đó có Tổ chức thương mại thế giới (WTO), "Dịch vụ là các sản phẩm đầu ra được tạo ra theo đặt hàng và chúng không thể được mua bán, tách biệt khỏi quá trình tạo ra chúng; các quyền sở hữu không thể được thiết lập trên các dịch vụ, và vào thời điểm quá trình tạo ra chúng được hoàn thành, dịch vụ được cung cấp ngay cho khách hàng tiêu dùng". Cũng theo các tổ chức trên, có một số ngoại lệ so với các nội dung trong định nghĩa về dịch vụ nêu trên. Đó là sự tồn tại của một số ngành được phân loại chung là các ngành dịch vụ mà một số sản phẩm đầu ra của các ngành này có các tính chất tương tự hàng hóa, như các ngành lưu trữ kho bãi, thông tin và truyền tin, tư vấn và giải trí theo nghĩa rộng. 12
  15. Tại Việt Nam, các học giả và nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một số định nghĩa về dịch vụ. Trong bài viết "Thương mại dịch vụ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", GS.TS. Hồ Văn Vĩnh - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tập hợp trong cuốn "Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO" có đưa ra định nghĩa: "Dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể" [49, tr. 557] Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp và đưa ra các đặc trưng cơ bản của dịch vụ như sau: Thứ nhất, dịch vụ là các sản phẩm vô hình. Điểm đặc trưng này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập giao dịch cả dân sự và kinh tế khi dịch vụ là đối tượng mua - bán. Vì là vô hình nên sẽ không xác lập được quyền sở hữu trên dịch vụ, không có quyền định đoạt dịch vụ nhưng lại có quyền sử dụng dịch vụ. Đây cũng là các đặc trưng mà các nhà khoa học pháp lý cũng như các nhà làm luật và hoạch định chính sách phải xem xét kỹ trước khi đưa ra các quan điểm của mình. Nó cũng đòi hỏi cách tiếp cận và điều chỉnh riêng khi đề cập đến các quan hệ dân sự, kinh tế thương mại mà đối tượng của quan hệ đó là dịch vụ. Thứ hai, dịch vụ có tính không đồng nhất, không tiêu chuẩn hóa được. Quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động cung ứng dịch vụ sẽ có các đặc trưng riêng biệt, khi chúng ta xem xét dưới góc độ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong mối quan hệ này. Đó là việc một bên thỏa thuận với bên kia để thực hiện một công việc nào đó cho mình, Bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc thỏa thuận và nhận tiền. Thước đo để đánh giá quan hệ cung ứng dịch vụ hoàn thành hay không phụ thuộc vào mức độ hài lòng của bên cung ứng dịch vụ và quá trình thực hiện công việc của bên cung ứng dịch vụ. Điều này cũng đòi hỏi một sự điều chỉnh thích hợp của pháp luật đối với các giao dịch dịch vụ, các biện pháp chế tài liên quan cũng như các biện pháp 13
  16. để thực hiện đúng các cam kết của các bên trong các quan hệ dịch vụ. Điều quan trọng nhất là xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình dịch vụ. Với tính chất này, các quy định về chất lượng hàng hóa, bảo quản hàng hóa, quy cách sản phẩm trong thương mại hàng hóa không áp dụng được trong thương mại dịch vụ. Thứ ba, dịch vụ có tính không tách rời, tức là quá trình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Đặc trưng này quyết định thời điểm phát sinh, hoàn thành các giao dịch cung cấp - sử dụng dịch vụ. Nói cách khác, quan hệ cung cấp dịch vụ là quan hệ liên tục từ khi phát sinh yêu cầu đến khi kết thúc quan hệ. Nó cũng quyết định tính chất của các giao dịch đặc thù mà chỉ riêng lĩnh vực dịch vụ mới có và qua đó đòi hỏi pháp luật phải có cách nhìn nhận riêng, quy định riêng đối với các quan hệ xã hội lấy dịch vụ làm đối tượng. Dưới góc độ pháp lý, đặc trưng trên quyết định một loạt các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình dịch vụ, đó là: quyết định thời điểm phát sinh và kết thúc quan hệ; quyết định hình thức của các giao dịch; quyết định các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể; quyết định các phương thức giao dịch và kinh doanh dịch vụ. Thứ tư, dịch vụ không lưu kho bãi được. Xét dưới góc độ pháp lý, dịch vụ không lưu kho bãi, không lưu trữ, không tồn kho, không thể mua đi bán lại giống như đối với các hàng hóa hữu hình. Điều này quyết định sự khác biệt trong quy định của pháp luật về quyền đối với tài sản. Theo TS. Lê Thiền Hạ trong bài nghiên cứu "Bàn về khái niệm Dịch vụ", trong cuốn "Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới" [34, tr. 277-278], hoạt động dịch vụ có các đặc điểm sau: - Dịch vụ là một ngành kinh tế; - Dịch vụ có đối tượng và phạm vi hoạt động rất rộng; - Sản xuất dịch vụ tạo ra dịch vụ là hàng hóa đặc biệt. Hàng hóa dịch vụ có thể là vô hình hoặc hữu hình, nhưng chủ yếu là vô hình; 14
  17. - Dịch vụ là hàng hóa nên có giá trị và giá trị sử dụng; - Hàng hóa dịch vụ cũng tuân theo quy luật giá trị và quan hệ cung cầu; - Hàng hóa dịch vụ có quan hệ mật thiết với hàng hóa thông thường (những hàng hóa do sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp tạo ra); Nếu dịch vụ là hàng hóa vô hình thì có những đặc tính sau đây: - Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời (được tiêu thụ ngay tại nơi sản xuất); - Cũng vì vậy, dịch vụ không được đưa ra mua bán, trao đổi, chuyển nhượng hoặc đầu cơ được và cũng không thể lưu giữ được. Trên thực tế chúng ta gặp rất nhiều dịch vụ vô hình những rất hiếm gặp các dịch vụ hữu hình. Như vậy, dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt, có tính không hiện hữu; quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, dịch vụ không lưu kho bãi được. Dưới góc độ pháp lý, dịch vụ là đối tượng của các quan hệ mua bán, trao đổi, làm phát sinh các mối quan hệ dân sự và kinh tế giữa các chủ thể tham gia. Do dịch vụ có các đặc thù riêng, vì vậy cần có chế định pháp lý riêng điều chỉnh nhóm quan hệ cung cấp và tiêu dùng dịch vụ, không giống như đối với hàng hóa. 1.1.1.2. Vai trò của dịch vụ trong sự phát triển kinh tế Dịch vụ có vai trò quan trọng, và ngày càng gia tăng trong hoạt động kinh tế của các quốc gia. Mặc dù, do có sự khác biệt về trình độ phát triển, vị trí địa lý hay tiềm năng tài nguyên, v.v.., giữa các nước có sự khác nhau về mô hình sản xuất và công ăn việc làm. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã xác định được xu hướng chung, đó là sự phát triển và gia tăng ngày càng mạnh mẽ của dịch vụ như là một nguồn hoạt động kinh tế. 15
  18. Có thể đưa ra một số ví dụ về sự gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong nền kinh tế của một số nước, đó là Trung Quốc, từ 33% năm 2002 tăng lên 40% vào năm 2007. Ở các nước phát triển, tỷ trọng ngành dịch vụ luôn cao hơn nhiều so với các ngành công nghiệp và nông nghiệp, và cao hơn nhiều so với các nước đang và chậm phát triển. Theo thống kê của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) tỷ trọng ngành dịch vụ của một số nước năm 2007 như sau: Bảng 1.1: Tỷ trọng ngành dịch vụ của một số nước năm 2007 STT Quốc gia Tỷ trọng ngành dịch vụ (%) 1 Australia 70,6 2 Pháp 77,2 3 Hoa Kỳ 79 4 Trung Quốc 40,1 5 Việt Nam 38,2 (Nguồn: Cục Tình báo trung ương Hoa Kỳ, 2008) [56]. Sự phát triển của ngành dịch vụ là do nhiều yếu tố. Một trong những lý do là sự gia tăng về thu nhập làm kích thích cầu dịch vụ. Khi người dân giàu hơn, nhu cầu tiêu thụ dịch vụ của họ cũng tăng, nhất là các ngành dịch vụ chất lượng cao như du lịch, giáo dục và y tế. Đồng thời, việc tăng năng suất ở nhiều ngành dịch vụ lại thấp hơn so với ngành công nghiệp và nông nghiệp hiện đại. Cùng với hàng loạt các vấn đề khác đưa đến thực tế là: thay thế vốn cho lao động trong kinh doanh dịch vụ sẽ khó khăn hơn trong các ngành khác. Đổi lại, điều này dẫn đến giá cả của nhiều dịch vụ truyền thống tăng tương đối nhanh hơn giá cả hàng hóa [46, tr. 1]. Ở Việt Nam, dịch vụ chiếm trên 38% GDP, thấp hơn tỷ trọng trung bình của các nước có thu nhập thấp (44%). Tuy nhiên, theo các số liệu của Ngân hàng thế giới công bố, cho thấy GDP của khu vực dịch vụ là nhân tố tăng trưởng nhanh nhất trong toàn GDP của các nền kinh tế có thu nhập thấp 16
  19. và trung bình. Ngoài ra, một tỷ trọng đáng kể người lao động ở các nước đang phát triển làm việc trong khu vực dịch vụ, trong đó ở Việt Nam là khoảng 25% [36, tr. 43]. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và tính toán của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - Bộ Kế hoạch và đầu tư đưa ra trong Báo cáo Dự án VIE/02/009 về "Tăng cường phối hợp giữa các cơ quản quản lý nhà nước đối với các ngành dịch vụ" [69, tr42], đóng góp của ngành dịch vụ trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam và của từng ngành dịch vụ cụ thể được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.2: Tăng trưởng giá trị tăng thêm và đóng góp của từng ngành dịch vụ vào tăng trưởng của ngành dịch vụ 2001 - 2004 (%) 2001 2002 2003 2004 Tốc độ tăng trưởng GDP 6,89 7,08 7,34 7,69 Tốc độ tăng trưởng Dịch vụ 6,10 6,54 6,45 7,47 Đóng góp vào tăng trưởng GDP của khu vực dịch vụ 2,52 2,68 2,63 3,02 Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo tỷ lệ % của khu 6,54 37,84 35,86 39,33 vực dịch vụ Tốc độ tăng trƣởng (giá năm 1994) Khu vực dịch vụ 6,10 6,54 6,45 7,47 Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường 6,22 6,58 6,30 7,58 Dịch vụ sự nghiệp 5,85 7,62 7,82 7,66 Dịch vụ quản lý hành chính công 5,21 3,90 5,25 5,91 Đóng góp vào tốc độ tăng giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ theo điểm phần trăm Khu vực dịch vụ 6,10 6,54 6,45 7,47 Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường 4,88 5,15 4,94 5,93 Dịch vụ sự nghiệp 0,86 1,12 1,16 1,15 Dịch vụ quản lý hành chính công 0,36 0,27 0,36 0,40 Đóng góp vào tốc độ tăng giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ theo tỷ lệ % Khu vực dịch vụ 100,00 100,00 100,00 100,00 Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường 79,84 78,73 76,49 79,28 Dịch vụ sự nghiệp 14,10 17,07 17,93 15,36 Dịch vụ quản lý hành chính công 6,06 4,20 5,58 5,36 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. 17
  20. Từ những phân tích trên cho thấy dịch vụ đóng một vai trò quan trọng đáng kể và ngày càng tăng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia và của nền kinh tế toàn cầu. 1.1.1.3. Phân ngành dịch vụ Trước khi WTO được thành lập, các hệ thống phân loại phổ biến trên thế giới chủ yếu tập trung vào đối tượng là các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các sản phẩm hàng hóa hữu hình. Theo đó, hai hệ thống phân loại cơ bản nhất được các quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế trên thế giới thừa nhận và sử dụng là Hệ thống phân loại theo tiêu chuẩn công nghiệp quốc tế (International Standard Industrial Classification - ISIC) và Phân loại các sản phẩm chủ yếu (Central Product Classification - CPC) của Ủy ban thống kê Liên hợp quốc. Hai hệ thống phân loại này đang được Liên hợp quốc tiếp tục hoàn thiện để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn sinh động của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Năm 1995, cùng với sự ra đời và mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới của Tổ chức thương mại thế giới WTO, các ngành dịch vụ được phân loại dựa trên các quy định trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ - GATS. Nhìn chung, cách phân loại các ngành dịch vụ của WTO cũng dựa theo CPC, đó là căn cứ nguồn gốc ngành kinh tế. Theo đó, dịch vụ được phân thành 12 ngành, bao gồm tất cả các ngành dịch vụ được trao đổi nhằm mục đích thương mại. Những ngành được cung cấp để phục vụ cho mục đích sử dụng của Chính phủ không thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS hay của WTO. Mỗi ngành dịch vụ lại được chia thành các phân ngành nhỏ, trong các phân ngành có liệt kê các hoạt động dịch vụ cụ thể. Tổng số có 155 phân ngành như vậy. Có một thực tế là trong khi tất cả các ngành dịch vụ này có thể đều được đưa vào bảng cam kết của các thành viên của WTO thì chỉ những ngành được các thành viên của WTO lựa chọn và đưa vào biểu cam kết khi gia nhập WTO mới thực sự có giá trị ràng buộc đối với các thành viên đó. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2