Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật một số quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ
lượt xem 4
download
Luận văn được chia thành 3 chương với nội dung chính như sau: Tổng quan khung pháp luật quốc tế về khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình; pháp luật một số quốc gia trên thế giới về khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình; một số kiến nghị, giải pháp đối với quá trình xây dựng pháp luật về khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật một số quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ NHƯ QUỲNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VŨ TRỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2011
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ NHƯ QUỲNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VŨ TRỤ Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Diến Hà Nội - 2011
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ............................................................................................................. 1 Mục lục ....................................................................................................................... 2 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ................................................................... 6 Danh mục các bảng ................................................................................................... 7 Danh mục các sơ đồ................................................................................................... 8 MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................10 Chƣơng 1: TỔNG QUAN KHUNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH .... 15 1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 15 1.1.1. Khái niệm Khoảng không vũ trụ .................................................................... 15 1.1.2. Khái niệm Vật thể vũ trụ ................................................................................. 18 1.1.3. Khái niệm Sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ ........................................ 18 1.2. Khái niệm và lịch sử hình thành Luật Vũ trụ quốc tế ................................. 19 1.2.1. Khái niệm Luật Vũ trụ quốc tế và Khung pháp luật vũ trụ quốc tế ................ 19 1.2.2. Lịch sử hình thành Luật Vũ trụ quốc tế ......................................................... 20 1.3. Chủ thể của Luật Vũ trụ quốc tế ................................................................... 23 1.3.1. Quốc gia - chủ thể chủ yếu, quan trọng của Luật Vũ trụ quốc tế .................. 23 1.3.2. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ ................................................................ 26 1.4. Nguồn của Luật Vũ trụ quốc tế ..................................................................... 29 1.4.1. Các điều ước quốc tế về vũ trụ ....................................................................... 29 1.4.2. Tập quán quốc tế ............................................................................................ 35 1.4.3. Các nghị quyết mang tính chất khuyến nghị của Đại hội đồng Liên hợp quốc ...................................................................................................... 36 1.5. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Vũ trụ quốc tế .......................................... 37 1.6. Nhận định về sự phát triển của Luật Vũ trụ quốc tế trong thế kỷ 21 ........ 38 1
- 1.6.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các điều ước quốc tế về vũ trụ.......................... 39 1.6.2. Thiết lập tiêu chuẩn cụ thể trong các điều ước quốc tế về vũ trụ .................. 40 1.6.3. Xác định một ranh giới vũ trụ thống nhất ....................................................... 41 1.6.4. Thay đổi cơ chế về sử dụng quỹ đạo địa tĩnh ................................................. 41 1.6.5. Sửa dổi các nguyên tắc liên quan đến sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân ngoài khoảng không vũ trụ ........................................................................................ 42 1.6.6. Thiết lập cơ chế pháp lý nhằm xử lý rác thải vũ trụ ....................................... 43 1.6.7. Thúc đẩy phi quân sự hoá vũ trụ ..................................................................... 44 1.6.8. Sự nở rộ của các điều ước quốc tế song phương, đa phương về ứng dụng công nghệ vũ trụ vào mục đích hoà bình ........................................................................... 45 1.6.9. Một số vấn đề khác ........................................................................................ 46 Chƣơng 2: PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH ........................................................................................................................ 47 2.1. Vai trò của pháp luật quốc gia trong việc điều chỉnh hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình ......................................................... 47 2.1.1. Pháp luật quốc gia về khoảng không vũ trụ có vai trò quan trọng góp phần tuân thủ và thực thi các cam kết quốc tế mà quốc gia là thành viên ........................ 48 2.1.2. Vai trò của pháp luật quốc gia trong việc điều chỉnh, quản lý và phát triển hoạt động vũ trụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia ................................................... 49 2.1.3. Pháp luật quốc gia tạo hành lang thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vũ trụ .......................................................................................................... 50 2.2. Tổng quan về tình hình xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật của các quốc gia trên thế giới về sử dụng khoảng không vũ trụ ..................................... 50 2.2.1. Tình hình ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về sử dụng khoảng không vũ trụ của các quốc gia trên thế giới ............................................................................. 54 2.2.2. Khái quát chung về hệ thống chính sách, pháp luật sử dụng khoảng không vũ trụ của các quốc gia trên thế giới ............................................................................. 55 2.3. Các cấu trúc khung pháp luật về khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ hiện nay trên thế giới ....................................................................................... 55 2.3.1. Cấu trúc 1 - xây dựng một luật tổng quát bao trùm tất cả các lĩnh vực của hoạt động vũ trụ và các văn bản dưới luật bổ trợ/ cụ thể hóa .......................................... 57 2
- 2.3.2. Cấu trúc 2 - mỗi lĩnh vực có liên quan đến hoạt động vũ trụ được điều chỉnh bằng văn bản pháp lý riêng (có hiệu lực ngang nhau) ............................................. 57 2.3.3. Cấu trúc 3 - xây dựng một luật chính điều chỉnh hoạt động vũ trụ và các luật "vệ tinh" điều chỉnh những lĩnh vực có liên quan .................................................... 59 2.4. Hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình ....................................................................... 59 2.4.1. Hệ thống pháp luật vũ trụ của Liên Bang Nga ............................................... 59 2.4.2. Hệ thống pháp luật vũ trụ của Hoa Kỳ ........................................................... 71 2.4.3. Hệ thống pháp luật vũ trụ của Ukraine ........................................................... 80 2.4.4. Hệ thống pháp luật vũ trụ của Indonesia ........................................................ 87 2.5. Nhận định những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong hệ thống pháp luật vũ trụ của một số quốc gia trên thế giới ............................................................... 93 2.5.1. Phạm vi điều chỉnh ......................................................................................... 93 2.5.2. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động vũ trụ ............................................. 95 2.5.3. Vấn đề cấp phép và giám sát hoạt động vũ trụ .............................................. 96 2.5.4. Đăng ký vật thể vũ trụ .................................................................................... 98 2.5.5. Các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ....................... 99 Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH CỦA VIỆT NAM ................................................................. 100 3.1. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình ....................................................... 100 3.1.1. Sự phát triển của khoa học công nghệ vũ trụ ở Việt Nam và nhu cầu điều chỉnh bằng chính sách, pháp luật ........................................................................... 100 3.1.2. Những hạn chế, bất cấp của hệ thống pháp luật vũ trụ Việt Nam hiện nay .. 104 3.1.3. Xu thế hội nhập, phát triển chung của các quốc gia trên thế giới ................ 106 3.1.4. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong các mối quan hệ chính trị, ngoại giao, đồng thời khẳng định vào bảo vệ chủ quyền quốc gia ........................................... 107 3.1.5. Thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình ........................................................................ 108 3.1.6. Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy hợp tác quốc tế .......................................... 110 3
- 3.2. Một số định hƣớng và nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật vũ trụ vì mục đích hòa bình của Việt Nam ............. 111 3.2.1. Định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình ..................................... 111 3.2.2. Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật vũ trụ Việt Nam ............................................................................................... 115 3.3. Các khuyến nghị cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về sử dụng khoảng không vũ trụ qua nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới ............................................................................................ 116 3.3.1. Cấu trúc khung pháp luật (đề xuất) về khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ ở Việt Nam ........................................................................................................ 116 3.3.2. Khuyến nghị cấu trúc cơ bản của Luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động vũ trụ ở Việt Nam ........................................................................................................ 120 3.3.3. Khuyến nghị nội dung cơ bản của Luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động vũ trụ của Việt Nam .................................................................................................... 123 3.4. Một số giải pháp đảm bảo cho việc xây dựng và thực thi pháp luật Việt Nam về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình ........................... 132 3.4.1. Đường lối, chính sách, chiến lược của Việt Nam về khoảng không vũ trụ .. 132 3.4.2. Các thiết chế và bộ máy quản lý hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ của Việt Nam ................................................................................................ 136 3.4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................................ 137 3.4.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư ........................................................ 140 3.4.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế ......................................................................... 141 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 144 PHỤ LỤC I - BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT VŨ TRỤ.......................................................................................... 149 PHỤC LỤC II - CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN KHÁC CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC VŨ TRỤ ............................ 152 4
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNVT : Công nghệ vũ trụ COPUOS : The United Nations Committee on the Peaceful Uses of Outer Space (Ủy ban sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình) Công ước Trách nhiệm 1972 : Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với các thiệt hại phát sinh do phương tiện vũ trụ gây ra năm 1972 Công ước Đăng ký 1975 : Công ước về đăng ký phương tiện vũ trụ được phóng lên khoảng không vũ trụ năm 1975 Hiệp ước Vũ trụ 1967 : Hiệp ước về các nguyên tắc hoạt động của quốc gia trong nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ năm 1967 Hiệp định Cứu hộ 1968 : Hiệp định về cứu hộ phi công vũ trụ, trao trả phi công vũ trụ và các phương tiện được đưa vào khoảng không vũ trụ năm 1968 Hiệp định Mặt trăng 1979 : Hiệp định về hoạt động của quốc gia trên Mặt trăng và các hành tinh năm 1979 KKVT : Khoảng không vũ trụ LBN : Liên Bang Nga LHQ : Liên hợp quốc UNOOSA : United Nations Office for Outer Space Affairs (Cơ quan về các vấn đề vũ trụ của Liên hợp quốc) 5
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Số trang Tình hình các quốc gia đã gia nhập, thông qua hoặc ký các điều ước quốc tế về khoảng Bảng số 2.1 51 không vũ trụ (tính đến 1/1/2010) Bảng thống kê các điều ước quốc tế về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình mà Bảng số 3.1 Việt Nam đã gia nhập, thông qua, phê chuẩn, 108 chấp nhận hoặc ký 6
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ Tên sơ đồ Số trang đồ Cấu trúc 1 - xây dựng một luật tổng quát bao trùm Sơ đồ 2.1 tất cả các lĩnh vực của hoạt động vũ trụ và các văn 56 bản dưới luật bổ trợ/cụ thể hóa Cấu trúc 2 - mỗi lĩnh vực có liên quan đến hoạt động Sơ đồ 2.2 vũ trụ được điều chỉnh bằng văn bản pháp lý riêng 57 (có hiệu lực ngang nhau) Cấu trúc 3 – xây dựng một luật chính điều chỉnh Sơ đồ 2.3 hoạt động vũ trụ và các đạo luật “vệ tinh” điều chỉnh 58 những lĩnh vực có liên quan Cấu trúc khung pháp luật của Liên Bang Nga về khai Sơ đồ 2.4 60 thác và sử dụng khoảng không vũ trụ Cơ cấu tổ chức của Cơ quan vũ trụ Liên Bang Nga Sơ đồ 2.5 (Theo quy định của Nghị quyết 468 về Quy chế của 68 Cơ quan vũ trụ Nga) Cấu trúc khung pháp luật của Hoa Kỳ về khai thác Sơ đồ 2.6 73 và sử dụng khoảng không vũ trụ Cấu trúc Luật Hàng không vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ Sơ đồ 2.7 75 2000 Cấu trúc khung pháp luật của Ukraine về khai thác Sơ đồ 2.8 82 và sử dụng khoảng không vũ trụ 7
- Cấu trúc khung pháp luật của Indonesia về khai thác Sơ đồ 2.9 88 và sử dụng khoảng không vũ trụ Cấu trúc khung pháp luật vũ trụ của Việt Nam (đề Sơ đồ 3.1 120 xuất) Cấu trúc cơ quan quản lý hoạt động vũ trụ ở Việt Sơ đồ 3.2 127 Nam (đề xuất) 8
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại văn hào Lỗ Tấn đã từng khẳng định “Ước mơ không phải là cái sẵn có, cái không thể có. Ước mơ giống như một con đường tiềm ẩn để người ta khai phá và vượt qua”. Chính ước mơ đã nuôi dưỡng khát khao của con người, khát khao tìm kiếm những miền đất mới, khát khao vươn ra đại dương và giờ đây là những khát khao chinh phục vũ trụ bao la. Nửa thế kỷ qua, từ khi Liên Xô phóng thành công Vệ tinh nhân tạo Sputnik lên vũ trụ vào năm 1957, cộng đồng quốc tế đã có những bước tiến dài trong việc thăm dò, chinh phục và khai thác vũ trụ để phục vụ cho đời sống con người. Bên cạnh việc mang lại nhiều tiện ích, sử dụng KKVT cũng đang đưa lại cho nhân loại nhiều vấn đề phức tạp như chạy đua vũ trang trên vũ trụ, ô nhiễm vũ trụ, tai họa xảy ra do những vật thể phóng vào vũ trụ có sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân. Những vấn đề này, nếu không được giải quyết thỏa đáng, có thể thách thức cuộc sống con người trên Trái đất, đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế. Trong khoảng thời gian ấy, Luật Vũ trụ quốc tế cũng đã phát triển hết sức nhanh chóng, tạo ra một khuôn khổ pháp lý quan trọng để điều chỉnh hoạt động của các quốc gia và của các thực thể phi chính phủ trên vũ trụ, ngăn chặn chạy đua vũ trang và bảo vệ môi trường xung quanh Trái đất và trong KKVT. Tuy nhiên, đối với hoạt động khai thác và sử dụng KKVT của các tổ chức, thực thể tư thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia thì pháp luật quốc gia mới thực sự có giá trị hiệu lực. Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực khoa học và CNVT. Ngày 27/12/1979, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 454/CP thành lập “Ủy ban nghiên cứu vũ trụ Việt Nam” và giao cho Ủy ban thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị nội dung khóa học cho “Chuyến bay vũ trụ Liên Xô – Việt Nam”. Từ 23 đến 31 tháng 7 năm 1980, chuyến bay hỗn hợp Xô – Việt đã được thực hiện thành công. Phi công vũ trụ đầu tiên của Việt Nam Phạm Tuân đã cùng bay với nhà du 9
- hành vũ trụ Nga V.V Gorơbatcô và thực hiện một số thí nghiệm khoa học trong vũ trụ [15]. Những năm qua, một số thành tựu của khoa học và CNVT đã được triển khai ứng dụng ở nước ta trong các lĩnh vực thông tin liên lạc, khí tượng thủy văn, viễn thám, định vị nhờ vệ tinh, ... đặc biệt là sự kiện ngày 19/4/2008 chúng ta phóng thành công vệ tinh VINASAT – 1, đưa được vệ tinh đầu tiên mang cờ Việt Nam lên quỹ đạo Trái đất, khẳng định “sự có mặt” của Việt Nam trên không gian vũ trụ, tạo nên một cột mốc mới trong hành trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, phạm vi và hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta còn hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai của đất nước. Vì vậy, để thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng CNVT, đưa CNVT phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, ngày 14 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 137/QĐ – TTg về việc phê duyệt “Chiến lƣợc nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ vũ trụ đến năm 2020”. Tại phần III.2, Chiến lược xác định rõ nhiệm vụ “Hình thành chính sách quốc gia và khung pháp lý về nghiên cứu, ứng dụng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNVT”. Như vậy, cùng với việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNVT, việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động khai thác và sử dụng KKVT là không thể thiếu. Việt Nam đang bước đầu thực hiện ước mơ chinh phục KKVT đồng thời với quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về vũ trụ. Do đó, việc nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là thực sự cần thiết. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài luận văn: “Pháp luật một số quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ”. 10
- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ trước đến nay, liên quan đến lĩnh vực vũ trụ nước ta mới chỉ có những hoạt động nghiên cứu bước đầu trong một số lĩnh vực khoa học và CNVT. Đó là các đề tài nghiên cứu về vật lý vũ trụ và CNVT trong Chương trình khoa học của chuyến bay vũ trụ phối hợp Liên Xô - Việt Nam (1981 – 1982), và trong Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước 48.07 “Ứng dụng thành tựu nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ” (1981 – 1985). Cùng với các kết quả về thực nghiệm, một số công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước hoặc báo cáo tại hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế [12]. Trong lĩnh vực luật vũ trụ, ngoài các chuyên đề về Luật vũ trụ quốc tế được viết trong giáo trình Luật Quốc tế của trường Đại học Luật Hà Nội, đã có một số luận văn thạc sĩ được bảo vệ thành công. Những luận văn này chủ yếu tập trung vào phân tích các vấn đề pháp lý quốc tế cơ bản về luật vũ trụ, mặc dù, có đề cập đến pháp luật vũ trụ quốc gia song chỉ dưới góc độ tổng quan, không đi sâu phân tích cụ thể và chưa đưa ra được các mô hình tổng quát. 3. Điểm mới của đề tài Đề tài “Pháp luật một số quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ” đã đạt được một số điểm mới sau: - Nêu bật được vai trò của pháp luật vũ trụ quốc gia trong việc điểu chỉnh hoạt động khai thác và sử dụng KKVT vì mục đích hòa bình. - Tổng quan về tình hình xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về khai thác và sử dụng KKVT của các quốc gia trên thế giới. - Khái quát 3 cấu trúc khung pháp luật vũ trụ hiện đã và đang được áp dụng ở các một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời, phân tích pháp luật của 3 nước tiêu biểu cho 3 cấu trúc (LBN, Hoa Kỳ, Ukraine) và 1 quốc gia đại diện cho khu vực Đông Nam Á có hoàn cảnh địa chính trị, xã hội, pháp lý khá tương đồng với Việt 11
- Nam, đó là Indonesia. Từ đó, rút ra kết luận về những điểm tương đồng và khác biệt trong pháp luật vũ trụ của một số quốc gia trên thế giới. - Luận giải được sự cần thiết phải ban hành luật vũ trụ ở Việt Nam và đưa ra các định hướng, nguyên tắc chỉ đạo trong quá trình xây dựng luật vũ trụ. - Lựa chọn cấu trúc xây dựng hệ thống pháp luật vũ trụ phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay của Việt Nam trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đồng thời, khuyến nghị về cấu trúc và nội dung của luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động sử dụng KKVT. - Khuyến nghị các giải pháp cho việc xây dựng và thực thi pháp luật Việt Nam về khai thác và sử dụng KKVT vì mục đích hòa bình. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước ta. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp, lập bảng biểu, sơ đồ hóa,… 5. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia thành 3 chương với nội dung chính như sau: Chƣơng 1 - Tổng quan khung pháp luật quốc tế về khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình: Chương này tập trung vào phân tích một số khái niệm chính, lịch sử phát triển của Luật Vũ trụ quốc tế, chủ thể của Luật vũ trụ quốc tế, nguồn và các nguyên tắc cơ bản của Luật Vũ trụ quốc tế. Ngoài ra, ở chương này, tác giả còn đưa ra một số nhận định về xu hướng phát triển của Luật Vũ trụ quốc tế trong thế kỷ 21. Chƣơng 2 – Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình. Chương này tác giả giới thiệu tổng quan về hệ thống chính sách, pháp luật vũ trụ của các quốc gia trên thế gới, đồng thời tập trung phân tích kỹ pháp pháp luật của một số quốc gia cụ thể (Liên 12
- Bang Nga, Hoa Kỳ, Ucraine, Indonesia). Từ đó rút là kết luận về những điểm tương đồng, khác biệt trong hệ thống pháp luật vũ trụ của các quốc gia. Chƣơng 3 – Một số kiến nghị, giải pháp đối với quá trình xây dựng pháp luật về khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình ở Việt Nam. Chương này tác giả tập trung phân tích một số luận điểm sau: Sự cần thiết phải xây dựng pháp luật Việt Nam về khai thác và sử dụng KKVT; Các định hướng và nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam về vũ trụ; Cấu trúc khung pháp luật về khai thác và sử dụng KKVT ở Việt Nam; Một số kiến nghị, giải pháp đảm bảo cho việc xây dựng và thực thi pháp luật Việt Nam về khai thác và sử dụng KKVT vì mục đích hòa bình. 13
- Chƣơng 1: TỔNG QUAN KHUNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm khoảng không vũ trụ Từ năm 1959, vấn đề định nghĩa KKVT đã được đưa ra và thảo luận tại Ủy ban lâm thời về sử dụng KKVT vì mục đích hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) [33]. Sau đó, vấn đề này tiếp tục được thảo luận trong các khóa họp tiếp theo của Tiểu ban Pháp lý thuộc Ủy ban sử dụng KKVT vào mục đích hòa bình (The United Nation Committee on the Peaceful Uses of Outer Space - COPUOS) nhưng không đạt được kết quả nào. Bằng Nghị quyết số 2222 ngày 19 tháng 12 năm 1966, Đại hội đồng LHQ đã yêu cầu COPUOS “bắt đầu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến định nghĩa vũ trụ”. Do đó, định nghĩa vũ trụ được đưa vào Chương trình nghị sự tại khóa họp thứ 6 của Tiểu ban Pháp lý và suốt những khóa họp tiếp theo của Tiểu ban này [40]. Tuy vậy, trải qua nhiều năm thảo luận, COPUOS không đi đến nhất trí được một định nghĩa vũ trụ. Điều này là do hai quan điểm đối lập nhau trong Tiểu ban Pháp lý. Một quan điểm cho rằng cần thiết phải xác lập một ranh giới giữa vùng trời và vũ trụ. Quan điểm khác lại cho rằng điều này là không cần thiết, vì lý do rất đơn giản là trải qua 40 năm thăm dò và sử dụng KKVT, chưa nảy sinh vấn đề nào đáng kể từ việc không có một ranh giới rõ ràng giữa vùng trời và vũ trụ gây ra. Các chuyên gia của Tiểu ban Pháp lý, Tiểu ban Khoa học và Kỹ thuật của COPUOS, đều khẳng định chưa có cơ sở khoa học và kỹ thuật cho phép đưa ra một định nghĩa chính xác về KKVT. Hiện nay, các chuyên gia mới chỉ thống nhất được một khái niệm chung về KKVT, đó là: “Khoảng không vũ trụ là khoảng không nằm ngoài khoảng không khí quyển (môi trường hoạt động của các phương tiện bay hàng không) và các hành 14
- tinh. Khoảng không vũ trụ được xác định là phạm vi hoạt động đặc thù (độc đáo) của nhân loại mà tính chất hoạt động này rất đặc biệt” [18]. Khái niệm này đã xác định phạm vi cụ thể của KKVT từ phương diện biên giới của khoảng không này. Thực tế cho thấy biên giới bên ngoài của KKVT hoàn toàn được xác định theo khả năng khoa học kỹ thuật của nhân loại, và trình độ khoa học của loài người vươn xa được tới đâu trong việc khám phá và chinh phục vũ trụ thì biên giới bên ngoài của KKVT sẽ vươn xa tới đó. Bên giới bên trong của KKVT được quan niệm là đường biên giới giữa khoảng không gian (vùng trời) và KKVT vẫn chưa có sự xác định rõ. Nhưng việc xác định được đường biên giới bên trong này lại có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì chế độ pháp lý của vùng trời và KKVT, môi trường hoạt động của phương tiện bay vũ trụ, là hoàn toàn khác nhau. Cho đến nay trong Luật Hàng không quốc tế cũng như trong Luật Vũ trụ quốc tế chưa có quy định cụ thể về đường biên giới này. Có chuyên gia đề nghị ranh giới giữa vùng trời và KKVT nên được xác định ở độ cao mà các điểm bay thấp nhất của quỹ đạo bay nhân tạo của Trái đất, vào khoảng 110 km tính từ mặt nước biển. Đây không được xem là quan điểm thống nhất của tất cả các quốc gia đối với đường ranh giới trong của KKVT. Cùng với nỗ lực xây dựng khái niệm về KKVT của nhân loại, LHQ mà đại diện là COPUOS đã gửi tài liệu số A/AC.105/865/Add.7 đến tất cả các quốc gia có tên “hệ thống pháp luật quốc gia và thực tiễn quốc gia liên quan đến khái niệm và sự phân định khoảng không vũ trụ” đã thu được các kết quả như sau: (1) Cộng hòa Séc/Czech (trả lời bằng văn bản ngày 5/2/2010) Cộng hòa Séc khẳng định rằng họ chưa thông qua bất kỳ một đạo luật riêng nào của quốc gia mình quy định về khái niệm cũng như sự phân định KKVT. Theo thông lệ quốc gia hiện nay có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến khái niệm hoặc sự phân định giữa KKVT và vùng trời, Cộng hòa Séc hoàn toàn nhận thức được sự khác biệt giữa chế độ quản lý các hoạt động diễn ra trong (vùng trời) khác với chế độ quản lý các hoạt động diễn ra trong KKVT. Các hoạt động diễn ra tại vùng trời 15
- của một quốc gia chỉ chịu sự điều chỉnh của một nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi đó là chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với khoảng không gian phía trên lãnh thổ của mình. Còn KKVT (bao gồm cả Mặt trăng và các hành tinh khác) là tự do cho tất cả các quốc gia thăm dò và khai thác phù hợp với Luật Quốc tế. Trong khi đường ranh giới giữa hai chế độ pháp lý khác nhau này còn chưa được xác định rõ ràng, Cộng hòa Séc sẽ tôn trọng tập quán, theo đó việc phóng các vật thể vũ trụ lên quỹ đạo quanh Trái đất, di chuyển trong KKVT hoặc hạ cánh trên các hành tinh đều được coi là các hoạt động vũ trụ [44]. (2) Serbia (trả lời bằng văn bản ngày 17/11/2009) Theo kế hoạch sử dụng tần số vô tuyến điện đang có hiệu lực ở Séc-bi-a thì giới hạn “khoảng không vũ trụ” được định nghĩa là “khoảng không vũ trụ nằm ở khoảng cách từ 2 triệu km hoặc hơn so với mặt đất” [44]. (3) Thái Lan (trả lời bằng văn bản ngày 11/11/2009), Tunisia (trả lời bằng văn bản ngày 11/11/2009), Hàn Quốc và Venezuela có cùng câu trả lời tương tự nhau đó là: hiện nay trong hệ thống pháp luật của các nước này chưa có một văn bản nào trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến khái niệm hay sự phân định giữa khoảng không vũ trụ và khoảng không gian [44]. (4) Australia Luật về hoạt động vũ trụ của Australia ra đời năm 1998 (có sửa đổi, bổ sung năm 2001, 2002). Đạo luật này điều chỉnh hoạt động phóng và thu hồi các vật thể vũ trụ của Australia, hoạt động phóng vật thể vũ trụ được công dân Australia thực hiện bên ngoài lãnh thổ Australia. Trong đạo luật này không có định nghĩa về KKVT. Tuy nhiên, theo văn bản sửa đổi, bổ sung vào năm 2002, Luật này chỉ áp dụng đối với các hoạt động vũ trụ xuất hiện hoặc có kế hoạch xuất hiện ở độ cao trên 100 km. Trong văn kiện trả lời Tiểu ban Pháp lý của COPUOS, Australia khẳng định: “Đạo luật vẫn chưa đưa ra định nghĩa rõ ràng về khoảng không vũ trụ và giới hạn của nó cũng chưa được xác định trong hệ thống pháp luật của Australia. Việc xác định độ cao 100km rõ ràng chỉ là phạm vi mà Đạo luật này áp 16
- dụng điều chỉnh. Độ cao 100km trong Đạo luật không phải là cố gắng của Australia trong việc đưa ra khái niệm hoặc phân định khoảng không vũ trụ” [44]. Như vậy có thể nhận thấy hầu hết pháp luật vũ trụ của các quốc gia trên thế giới đều chưa đưa ra một khái niệm rõ ràng về KKVT. Một số quốc gia đã đưa ra được con số nhất định để xác định ranh giới bên trong của vũ trụ (ví dụ như Serbia). Tuy nhiên, đó cũng chưa phải là quan điểm được thống nhất trên toàn thế giới. 1.1.2. Khái niệm vật thể vũ trụ Ở mỗi quốc gia, khái niệm vật thể vũ trụ được định nghĩa rất khác nhau. Pháp luật Bỉ định nghĩa vật thể vũ trụ là “vật thể được phóng hoặc dự định phóng vào khoảng không vũ trụ, bao gồm cả các thành phần vật chất của vật thể đó” [20]. Pháp luật Hàn Quốc thì quy định hẹp hơn, chỉ giới hạn trong các vật thể được thiết kế và chế tạo để sử dụng trong KKVT, và chỉ bao gồm “tên lửa đẩy, vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ và các bộ phận của chúng” [3]. Còn theo pháp luật Australia, vật thể vũ trụ bao gồm: (1) tên lửa đẩy, vật mà tên lửa đẩy mang theo hoặc phương tiện phóng; (2) khoang tàu mà tên lửa đẩy mang vào KKVT hoặc từ vũ trụ mang về Trái đất; (3) bộ phận của các vật kể trên, kể cả bộ phận chỉ đi theo một phần hành trình lên vũ trụ hoặc trở về Trái đất, và vật được tạo ra trong quá trình tách khoang tàu khỏi tên lửa đẩy sau khi phóng [11]. Như vậy, có thể thấy định nghĩa của Bỉ tương đối đầy đủ và bao quát hơn, với sự nhấn mạnh rằng đây là những vật thể có yếu tố nhân tạo và gắn với mục đích nhất định của con người. 1.1.3. Khái niệm sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ Ngay từ thời kỳ đầu của kỷ nguyên vũ trụ, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận rộng rãi việc sử dụng KKVT vì mục đích hòa bình. Mặc dù quan niệm này xuất hiện trong nhiều tài liệu của LHQ và các hiệp ước về vũ trụ, song, hơn 47 năm sau khi phóng thành công tàu vũ trụ Sputnik I, quan niệm “hòa bình” vẫn thiếu một sự định nghĩa rõ ràng. Khái niệm ban đầu được đưa ra đó là “hòa bình” liên quan đến KKVT đồng nghĩa với “không quân sự”. Khái niệm này được sự hưởng ứng của cả Hoa Kỳ và Liên Bang Nga (LBN). Tuy nhiên, ngay sau khi phóng thành công các 17
- vệ tinh nhân tạo của mình, Hoa Kỳ tuyên bố có sự thay đổi quan điểm liên quan đến khái niệm “sử dụng hòa bình”, và đưa ra yêu sách rằng khái niệm này đồng nghĩa với việc “không tấn công” hơn là “không quân sự”. Theo quan điểm này, tất cả lực lượng quân sự sử dụng KKVT đều được phép và phù hợp với luật pháp miễn là chúng duy trì việc “không tấn công” theo Điều 2(4) của Hiến chương LHQ, và không được phép “đe dọa hay sử dụng sức mạnh” [48]. Tóm lại các hoạt động ngoài KKVT sau đây được coi là không hòa bình và vì vậy bị ngăn cấm theo Luật Quốc tế hiện đại: (1) Đưa vũ khí hạt nhân, vũ khí có tính hủy diệt hàng loạt vào quỹ đạo quanh Trái đất hoặc các hành tinh (Điều 4, Hiệp ước Vũ trụ; và Điều 3, Hiệp định Mặt trăng); (2) Thiết lập căn cứ quân sự hoặc thiết bị quân sự, thử nghiệm vũ khí và chỉ đạo các cuộc diễn tập quân sự trên Mặt trăng và các thiên thể khác (Điều 4, đoạn 2, Hiệp ước Vũ trụ; Điều 3, Hiệp định Mặt trăng); (3) Thực hiện bất kỳ một vụ nổ vũ khí hạt nhân ở bất kỳ nơi nào ngoài KKVT (Hiệp ước cấm thử nghiệm có giới hạn, Điều 1.1(a)); (4) Sử dụng các kỹ thuật quân sự làm thay đổi môi trường mà có thể nảy sinh những ảnh hưởng có hại lan rộng đối với môi trường sống của con người, bao gồm cả khoảng không gian của Trái đất và KKVT (Công ước ENMOD, Điều 1 và Điều 2); (5) Bất kỳ hành động thù địch nào trong KKVT, dẫn đến thiệt hại đối với tài sản của quốc gia khác trong KKVT (Hiến chương LHQ, Điều 2(4); Nghị quyết số 3314 của UNGA ngày 4/12/1974, về khái niệm xâm lược, Điều 3 và Điều 4); (6) Bất kỳ hành động can thiệp cố ý mang tính chất bạo lực, dù có hay không mang lại thiệt hại đối với tài sản của quốc gia khác được đặt trong KKVT mà không được phép của quốc gia đó (ví dụ thăm dò trái phép vệ tinh của quốc gia khác) (Hiệp ước Vũ trụ Điều 3, Điều 4, Điều 8 và Điều 9) [48]. 1.2. Khái niệm và lịch sử hình thành Luật Vũ trụ quốc tế 1.2.1. Khái niệm Luật Vũ trụ quốc tế và Khung pháp luật vũ trụ quốc tế Tại hội thảo Pháp – Viê ̣t “Khoảng không vũ tru ̣ , mạng không gian và thông tin viễn thông” do Nhà pháp luâ ̣t Viê ̣t – Pháp tổ chức, Giáo sư Philippe Achilleas có 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn