intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

40
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về thuế xuất nhập khẩu và cam kết về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO, đề tài đánh giá khái quát thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện thực thi cam kết WTO.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ KHÁNH PHƯỢNG PHÁP LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM THỰC THI CAM KẾT WTO LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ KHÁNH PHƯỢNG PHÁP LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM THỰC THI CAM KẾT WTO Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN Hà Nội – 2010
  3. MỤC LỤC Trang Phần mở đầu ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 3 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................. 5 4. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ............................................................... 6 6. Kết quả mới đạt được của luận văn ......................................................... 7 7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn ................................................. 7 Chương 1. Một số vấn đề lý luận về xuất nhập khẩu hàng hóa và pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO ........................................................................................... 8 1.1. Nhu cầu về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của thị trường Việt Nam sau khi gia nhập WTO .................................................................... 8 1.1.1. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu......................... 8 1.1.2. Nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu của thị trường Việt Nam............................. 11 1.2. Khái niệm xuất nhập khẩu hàng hóa và thuế xuất nhập khẩu ................. 16 1.2.1. Khái niệm xuất nhập khẩu hàng hóa ....................................................... 16 1.2.2. Khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ............................................. 18 1.3. Những cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế xuất nhập khẩu khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới..................................................... 23 1.3.1. Cam kết chung của Việt Nam khi gia nhập WTO................................... 24 1.3.2. Các cam kết cụ thể về thuế quan của Việt Nam ...................................... 26 1.4. Pháp luật về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO ............................................................................. 28 1.4.1. Khái niệm pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong điều kiện thực thi cam kết WTO ............................................................................. 28 1.4.2. Điều chỉnh pháp luật của Việt Nam đối với thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện thực thi cam kết WTO .................................................... 30 1.5. Xu hướng phát triển của thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong giai đoạn hội nhập toàn cầu ..................................................................................... 36 1.5.1. Xu hướng chung của các nước trên thế giới............................................ 36 1.5.2. Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO ........................................................................................................ 37 Kết luận chương 1 39
  4. Chương 2. Thực trạng pháp luật về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO và phương hướng, giải pháp hoàn thiện............................................................................ 40 2.1. Thực trạng pháp luật về xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO ..................................................................... 40 2.1.1 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới ......................................................... 40 ………… 2.1.2 Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO ................................... 43 2.1.2.1 Nội dung quy định pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO ................................... 43 2.1.2.2 Đánh giá các quy định pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO ................................... 57 2.1.2.3 Cơ sở điều chỉnh pháp luật đối với thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết gia nhập WTO ............................ 73 2.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO .................... 76 2.2.1. Các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO............................................. 77 2.2.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO ....................... 80 2.2.2.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO ........................................... 80 2.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu .................... 82 Kết luận chương 2 85 Kết luận chung ..................................................................................................... 87 Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................... 89
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT WTO: Tổ chức Thương mại thế giới ASEAN: Tổ chức các quốc gia Đông Nam Á EU: Cộng đồng Châu Âu FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế MFN: Chế độ đối xử tối huệ quốc NT: Chế độ đối xử quốc gia OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế CEPT: Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung GATT: Hiệp định chung về thương mại và thuế quan AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN USD: Đồng Đô la Mỹ
  6. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, là tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, thu hẹp dần khoảng cách với các nƣớc trên thế giới. Đó cũng chính là lý do mà WTO (Tổ chức thƣơng mại thế giới) có đƣợc số lƣợng thành viên đông đảo, đặc biệt số lƣợng các nƣớc đang phát triển chiếm một tỷ lệ lớn mà các tổ chức quốc tế mới ra đời không thể có đƣợc. Bởi vì, khi gia nhập WTO mỗi quốc gia phải có những nghĩa vụ nhất định, nhƣng đổi lại các quốc gia sẽ đƣợc hƣởng những lợi ích mà WTO mang lại cho thành viên của mình. Nhận thức đƣợc tính tất yếu về quy luật phát triển của nền kinh tế của thế giới rằng Việt Nam muốn phát triển đƣợc nền kinh tế của nƣớc mình thì không thể đứng ngoài sân chơi chung WTO mà phải nắm bắt cơ hội để đƣa đất nƣớc nhanh chóng hội nhập với thế giới một cách chủ động, tích cực, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, để đảm bảo cho việc gia nhập WTO đạt đƣợc hiệu quả cao nhất, Việt Nam đã xem xét những vấn đề đặt ra đối với quá trình gia nhập của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và pháp luật. Tuy nhiên, Việt Nam đã xem xét các lĩnh vực này trong mỗi quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Vì vậy, Việt Nam đã đàm phán gia nhập WTO với tƣ cách là một quốc gia đang phát triển, có thu nhập thấp. Với chủ trƣơng hội nhập, Việt Nam đã có nhiều biến chuyển về mặt chính sách, pháp luật kinh tế-thƣơng mại phù hợp với các quy định của WTO. Đây cũng là yêu cầu chung đối với hầu hết các nƣớc, để đƣợc công nhận là thành viên của WTO. Chính vì vậy, liên quan đến pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu – một vấn đề quan trọng có tính chất quyết định đối với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã phải có những sửa đổi, điều chỉnh nhất định để tạo cơ sở thuận lợi cho quá trình đàm phán để gia nhập. Quá trình phát triển về thuế xuất khẩu, nhập khẩu có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau: Việt Nam bắt đầu 1
  7. đánh thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch ngày 29/12/1987. Năm 1991, Việt Nam đã ban hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thay thế cho Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1987. Đến năm 1991, Việt Nam đã ban hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 1991, sau đó luật thuế này đƣợc sửa đổi, bổ sung năm vào các năm 1993, 1998. Tiếp theo đó, để chuẩn bị cho quá trình gia nhập WTO, bên cạnh việc ban hành mới một loạt các văn bản pháp luật, ngày 27/6/2005, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 của Quốc hội đã đƣợc ban hành, thay thế cho toàn bộ các quy định về luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu trƣớc đó. Tiếp sau đó, từ năm 2005 đến năm 2007 một loạt các văn bản hƣớng dẫn về thuế xuất nhập khẩu cũng đƣợc ban hành. Mặc dù các văn bản này mới xây dựng khung pháp lý ban đầu nhƣng đã tạo ra động lực thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh tiếp cận thị trƣờng đầu tƣ quốc tế và khu vực và đặc biệt tạo đƣợc một cơ sở pháp lý về thuế xuất nhập khẩu ban đầu phù hợp với quy định của WTO nhằm tạo điều kiện cho quá trình gia nhập đạt đƣợc hiệu quả. Ngày 7/11/2006, Việt Nam đƣợc chính thức công nhận là thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Nhƣ vậy, sau một loạt các cuộc đàm phán đa phƣơng nhằm xem xét chế độ ngoại thƣơng của Việt Nam và căn cứ vào những giải thích, cam kết và nhƣợng bộ mà đại diện Việt Nam đƣa ra, Đại hội đồng đã thông qua các cam kết chung mang tính nguyên tắc về điều kiện và Quy chế thành viên của Việt Nam tại WTO, bao gồm các quy định liên quan đến thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nằm trong phần “Báo cáo của Ban công tác”) và cam kết ràng buộc về mức thuế suất MFN đối với từng dòng thuế (Biểu cam kết hàng hóa của Việt Nam, là một phần không tách rời của Nghị định thƣ gia nhập WTO của Việt Nam), cam kết tham gia các Hiệp định ngành (Hiệp định về Công nghệ thông tin, Dệt may, thiết bị y tế…). Tuy nhiên, khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, nhƣng một số chính sách và quy định pháp luật về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn chƣa 2
  8. tƣơng thích với các quy định của WTO. Nếu Việt Nam vẫn duy trì chính sách khác với quy định của WTO thì sẽ bị các nƣớc thành viên đƣa vụ việc ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Nếu cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DBS) khẳng định chính sách của hay biện pháp của Việt Nam trái với các quy định của WTO thì Việt Nam phải loại bỏ, nếu không sẽ phải bồi thƣờng hoặc bị áp dụng cơ chế trả đũa. Do đó, Việt Nam phải điều chỉnh chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với các quy định của WTO cũng nhƣ nhằm thực thi đầy đủ các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Nhƣ vậy, với sự gia nhập WTO, trƣớc áp lực mạnh mẽ của việc cam kết và thực thi lĩnh vực thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu, đã đến lúc thuế xuất nhập khẩu không thể tiếp tục mang tính thử nghiệm mà phải nhanh chóng bắt nhịp với sự phát triển của dòng thuế quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trên phƣơng diện pháp luật, đã và đang đặt ra những yêu cầu nghiên cứu về lý luận và thực tiễn điều chỉnh pháp luật đối với thuế xuất nhập khẩu và một trong những yêu cầu đó, cũng đƣợc xác định là yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất tại thời điểm hiện nay khi Việt Nam vừa gia nhập và đang bƣớc những bƣớc đầu tiên thực hiện cam kết về thuế quan của WTO là cần điều chỉnh pháp luật về thuế xuất nhập khẩu trong nƣớc cho phù hợp với các cam kết về thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO. Nghiên cứu đề tài “Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO” với tính chất là một hƣớng tiếp cận vấn đề còn khá mới mẻ trong gian đoạn này, nhằm phân tích thực trạng pháp luật về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhận diện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến điều chỉnh pháp luật đối với thuế xuất nhập khẩu là hoạt động cần thiết trong bối cảnh hiện nay cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3
  9. Thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO mới đƣợc triển khai trong thời gian gần 03 năm (từ năm 2007 đến 2010) và còn mang tính chất thử nghiệm với nhiều giới hạn trong chính sách thuế xuất nhập khẩu. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực cải cách chính sách, sửa đổi pháp luật về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam cho phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, việc sửa đổi pháp luật, chính sách về thuế suất nhập khẩu hiện nay mới chỉ dừng ở tính chất lẻ tẻ, giải pháp tạm thời của Nhà nƣớc Việt Nam nhằm từng bƣớc đáp ứng yêu cầu thực thi theo cam kết WTO, chƣa thực sự có sự tham gia của giới chuyên môn và giới nghiên cứu kinh tế và pháp lý. Trong bối cảnh đó, hoạt động về thuế xuất nhập khẩu nói chung và thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO nói riêng chƣa thực sự nhận đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu. Cho đến nay, hầu nhƣ chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO. Việc nghiên cứu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ đƣợc đề cập dƣới dạng các bài viết đƣợc đăng tải rải rác trên tạp chí chuyên ngành hoặc dƣới hình thức các ý kiến tản mạn của các chuyên gia, các đại diện của cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động thuế xuất nhập khẩu trong các cuộc trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí. Cụ thể, đề cấp đến hệ thống pháp luật về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam có bài viết của Tiến sĩ Đinh Ngọc Thịnh - Học viện Tài chính với tiêu đề: Hoàn thiện chính sách thuế trong quá trình hội nhập WTO, đăng tải trên báo điện tử VNN ngày 17/8/2007; hoặc đề cập đến chính sách chung về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO có các bài viết đƣợc đăng tải trên các website báo điện tử hoặc tạp chí nhƣ: Luật thuế xuất nhập khẩu phải minh bạch hơn để gia nhập WTO của Nguyễn Sa (Vietnamnet) hoặc Gia nhập WTO: Thuế xuất nhập khẩu chịu tác động trực tiếp (Vnmedia) và Việt Nam với WTO (chuyên đề số 01/2007 đƣợc xuất bản bởi Nhà xuất bản Tƣ pháp)… 4
  10. Nhìn chung, nội dung nghiên cứu về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO của các tác giả, các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc nhận diện và phân tích những khó khăn, trở ngại, một số hạn chế về pháp luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam và đề xuất các yêu cầu về cải thiện môi trƣờng chính sách chung cho hoạt động xuất nhập khẩu nhƣ cải cách thủ tục hành chính, thay đổi quy trình quản lý thuế, xây dựng và điều chỉnh hệ thống thuế xuất nhập khẩu, ... mà không đi sâu vào phân tích trên bình diện lý luận và thực tiễn bản chất của hoạt động thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO. Vì vậy, có thể nói đề tài Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO là một đề tài độc lập và không trùng lặp với các đề tài đã đƣợc nghiên cứu từ trƣớc đến nay. Tuy nhiên, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, các bài viết, và các ý kiến của các chuyên gia cũng nhƣ các kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài trong quá trình thực hiện đề tài. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Tên gọi của đề tài nghiên cứu là “Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO” đƣợc xác định trong bối cảnh thực tiễn pháp lý của Việt Nam (các văn bản hƣớng dẫn thi hành pháp luật về thuế xuất nhập khẩu, với điều kiện: đƣợc ban hành sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và có liên quan trực tiếp đến cam kết về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO) chỉ điều chỉnh hoạt động thuế xuất nhập khẩu nhằm thực thi cam kết của Việt Nam với WTO, đặc biệt quan tâm đến yêu cầu nổi trội buộc Việt Nam phải thực thi khi gia nhập WTO là phải cắt giảm thuế nhập khẩu (không bao gồm toàn bộ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo hệ thống pháp luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam). Bởi vì, cắt giảm thuế nhập khẩu là vấn đề quan trọng đƣợc toàn bộ các nƣớc trong quá trình đàm phán quan tâm nhiều nhất vì pháp luật 5
  11. thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam còn nhiều bất cập, cần phải sửa đổi để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế toàn cầu hoá. Vì vậy, trong phạm vi bài này, bên cạnh thuế xuất khẩu là một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam thì tác giả có tập trung nhiều hơn về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO. Việc nghiên cứu các quy định pháp lý và thực tiễn triển khai hoạt động thuế xuất nhập khẩu của một số quốc gia khác trong quá trình thực thi cam kết WTO đƣợc đề cập trong Luận văn này chỉ mang tính chất tham khảo, đối chiếu và mang tính chất minh hoạ cho những luận điểm nghiên cứu. 4. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về thuế xuất nhập khẩu và cam kết về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO, đề tài đánh giá khái quát thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện thực thi cam kết WTO. Bên cạnh việc đánh giá thực trạng và các quy định pháp luật hiện hành về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO, đề tài nêu và phân tích một số vấn đề liên quan đến thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam chƣa đƣợc đề cập hoặc đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật về thuế xuất nhập khẩu hoặc vẫn còn những bất cập cần phải xem xét để sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Các phƣơng pháp nghiên cứu đề tài đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện Luận văn bao gồm: - Phƣơng pháp duy vật biện chứng; - Phƣơng pháp duy vật lịch sử; - Các phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp so sánh, thống kê, khảo sát. 6
  12. 6. Kết quả mới đạt đƣợc của Luận văn Luận văn có những đóng góp mới sau đây: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận thuế xuất nhập khẩu nói chung và thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO; - Phân tích thực trạng pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO, đánh giá mức độ phù hợp của các quy định pháp luật đó với thực tiễn hoạt động thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam, mức độ tƣơng thích và phù hợp với các cam kết WTO từ đó đƣa ra những đề xuất, kiến nghị một số sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Việt Nam hiện nay. 7. Bố cục và nội dung cơ bản của Luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc kết cấu thành ba chƣơng với nội dung cơ bản nhƣ sau: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về xuất nhập khẩu và pháp luật về thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO. Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện. 7
  13. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM THỰC THI CAM KẾT WTO 1.1. NHU CẦU VỀ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 1.1.1. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu WTO là tên viết tắt của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World Trade Organization), đƣợc thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thƣơng mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15/4/1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995, có trụ sở tại Genava, Thụy Sỹ, là thể chế pháp lý nhằm điều tiết các mối quan hệ kinh tế - thƣơng mại quốc tế mang tính toàn cầu hóa. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “toàn cầu hoá kinh tế là một xu hƣớng khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia...”, Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc khác đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung vì sự tồn tại và phát triển của chính mình để khỏi bị gạt bỏ ra ngoài lề của sự phát triển. Chính vì vậy, Việt Nam lựa chọn gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vừa là một tất yếu khách quan, đồng thời là một xu hƣớng cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận và hội nhập vào chu trình sản xuất và kinh doanh toàn cầu nhằm phát triển nền sản xuất trong nƣớc, thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, gia nhập WTO cũng tạo ra thách thức đối với Việt Nam bởi vì khi gia nhập WTO, bên cạnh việc hƣởng các ƣu đãi khi xuất khẩu vào thị trƣờng các nƣớc thành viên thì Việt Nam cũng phải cam kết dành những quyền ƣu đãi nhất định đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trƣờng Việt Nam từ các 8
  14. nƣớc thành viên WTO, dẫn đến hàng hóa và sản phẩm của các nƣớc khác sẽ có nhiều cơ hội và thuận lợi để tràn vào thị trƣờng Việt Nam, cạnh tranh với hàng hóa nội địa. Có thể cho rằng những cam kết về hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WTO là nguyên nhân chính thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu sau gia nhập WTO có tốc độ tăng trƣởng đáng kể so với năm 2006. Thứ nhất, ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), lần đầu tiên Việt Nam mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa “cho phép các doanh nghiệp và cá nhân nƣớc ngoài đƣợc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp” (trừ một số mặt hàng nhạy cảm do nhà nước độc quyền) và “Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc hƣởng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình tƣơng tự nhƣ nhà đầu tƣ Việt Nam”. Cam kết này đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh so với trƣớc khi gia nhập WTO bởi các thuận lợi sau: - Rào cản ở các nƣớc nhập khẩu ít hơn (thuế nhập khẩu giảm, các hàng rào phi thuế dần đƣợc bãi bỏ cho các nƣớc thành viên WTO…); - Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đƣợc đối xử công bằng hơn trên thị trƣờng thế giới (đƣợc hƣởng Quy chế Tối huệ quốc MFN và Quy chế NT tại nƣớc nhập khẩu); - Các nƣớc thuộc WTO không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc này; - Doanh nghiệp dễ dàng định hƣớng hoạt động xuất khẩu của mình hơn do đƣợc tiếp cận với thông tin về thị trƣờng nhập khẩu (WTO yêu cầu mỗi nƣớc thành viên phải công khai và minh bạch chính sách ngoại thƣơng của mình). Thứ ba, theo cam kết WTO của Việt Nam thì Việt Nam buộc phải cắt 9
  15. giảm rào cản thuế quan và phi thuế quan, giảm bảo hộ và trợ cấp xuất khẩu, bởi vậy hàng nhập khẩu vào Việt Nam nhiều hơn trƣớc. Trong đó, chủ yếu là các nguyên chính sau: - Giảm thuế nhập khẩu: Mặc dù WTO thừa nhận thuế quan là công cụ hợp pháp duy nhất để bảo hộ các ngành sản xuất trong nƣớc (hàng rào phi thuế quan bị bãi bỏ). Tuy nhiên gia nhập WTO có nghĩa là đƣợc quyền tiếp cận tới thị trƣờng của tất cả các thành viên khác trên cơ sở đối xử MFN, nhƣng để đƣợc hƣởng lợi nhuận này buộc các nƣớc mới gia nhập cũng phải cam kết chấp nhận giảm mức bảo hộ của mình. Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của 3800 dòng thuế (chiếm 35,5% tỷ trọng), phải dừng ở mức thuế tại thời điểm gia nhập là 3700 dòng thuế (chiếm 34,5% tỷ trọng; mức thuế trần cao hơn mức thuế khi gia nhập WTO là 3170 dòng thuế (chiếm 30% tỷ trọng). Trong đó nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử, thịt (lợn, bò), phụ phẩm. Nhƣ vậy, thuế nhập khẩu giảm là một lợi thế cơ bản cho hàng nhập khẩu tràn vào thị trƣờng Việt Nam và cạnh tranh gay gắt với hàng trong nƣớc. - Thay đổi các biện pháp hạn chế nhập khẩu: Khi gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải cho phép nhập khẩu một số mặt hàng mà trƣớc đây Việt Nam không cho phép nhập khẩu do tính chất nhạy cảm của mặt hàng cũng nhƣ nhằm thực hiện chính sách điều tiết thị trƣờng của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, khi nhập khẩu các mặt hàng này các doanh nghiệp cũng buộc phải tuân theo các quy định về có hạn chế nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện, bao gồm:  Việt Nam đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007 phù hợp với quy định của Việt Nam;  Bỏ biện pháp cấm nhập khẩu ngay từ thời điểm gia nhập WTO đối với mặt hàng thuốc lá điếu và xì gà. Việt Nam cho phép một doanh nghiệp thƣơng mại Nhà nƣớc đƣợc quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điều và xì gà; 10
  16.  Với ô tô cũ, Việt Nam cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm với mức thuế suất đƣợc xác định trong Biểu cam kết về thuế và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Việt Nam;  Việt Nam đảm bảo cơ chế cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm nhằm mục đích kiểm duyệt sẽ tuân thủ theo quy định về minh bạch hóa WTO.  Việt Nam cam kết từ ngày 01/01/2009 sẽ mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối (trừ một số mặt hàng nhạy cảm). Những ƣu đãi về thuế xuất nhập khẩu đƣợc thiết lập dành cho các quốc gia thành viên trong tổ chức thƣơng mại thế giới có sức hấp dẫn nhất định đối với các doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu hàng hóa để hƣởng những ƣu đãi từ các quốc gia thành viên WTO, đồng thời làm tăng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của thị trƣờng Việt Nam sau khi gia nhập WTO. 1.1.2. Nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu của thị trƣờng Việt Nam Từ tháng 1/2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới, đánh dấu một giai đoạn mới của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu của thị trƣờng Việt Nam. Trong giai đoạn 2007- 2010, thị trƣờng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang 219 nƣớc và nhập khẩu từ 151 nƣớc, 165 nƣớc cho Việt Nam hƣởng Quy chế tối huệ quốc, trong đó có 151 nƣớc là thành viên của WTO. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm lên 48,38 tỷ USD, ƣớc tính bằng USD thì tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP đạt 67,9%, thuộc loại cao ở châu Á và thế giới, tăng 21,5% so với năm 2006. Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trƣớc tới nay. Trong năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nƣớc cao hơn tốc độ tăng chung, chứng tỏ khu vực này đã tận dụng đƣợc cơ hội do vị thế mới của thành viên WTO. Nếu 11
  17. không kể dầu thô bị sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) còn tăng cao hơn khu vực kinh tế trong nƣớc, khu vực FDI đã tận dụng tốt hơn cơ hội WTO. Xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao: dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Tổng kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt 60,83 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trƣớc tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trƣớc, có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD. Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rƣỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trƣớc cả về kim ngạch tuyệt đối (12,45 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%). Mặc dù nhập siêu tăng chủ yếu so nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông, nhƣng có ba vấn đề đáng lƣu ý: Một là, mức nhập siêu nhƣ thế là rất cao, vƣợt xa so với năm trƣớc và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch, có những lĩnh vực không thể coi là hợp lý hay cần thiết, bởi có nhiều loại mà trong nƣớc có thể sản xuất đƣợc; hai là, do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nƣớc, nên nhiều mặt hàng đã thua ngay trên sân nhà; Ba là, trong khi xuất siêu với Mỹ, EU... nhƣng lại nhập siêu lớn đối với các nƣớc trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... Tính chung cả năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đều tăng, chủ yếu do giá trên thị trƣờng thế giới tăng, ƣớc tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% 12
  18. so với năm 2007. Trong đó, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%. Xuất khẩu dầu thô ƣớc tính đạt 13,9 triệu tấn, tƣơng đƣơng 10,5 tỷ USD, tăng 23,1% về kim ngạch so với năm trƣớc. Hàng dệt may đạt 9,1 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2007 với các nƣớc xuất khẩu chủ yếu: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Xuất khẩu giày dép năm 2008 ƣớc tính đạt 4,7 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm trƣớc, trong đó hai thị trƣờng EU và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng trên 74% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép. Thủy sản ƣớc tính đạt 4,6 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2007 với thị trƣờng EU vẫn là thị trƣờng chính; tiếp theo là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Năm 2008 có 8 nhóm hàng/mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD là: Dầu thô 10,5 tỷ USD; hàng dệt may 9,1 tỷ USD; giày, dép 4,7 tỷ USD; thuỷ sản 4,6 tỷ USD; gạo 2,9 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD; điện tử, máy tính 2,7 tỷ USD; cà phê 2 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo và cà phê. Trong các thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ƣớc tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang thị trƣờng ASEAN tuy có giảm trong các tháng cuối năm, nhƣng ƣớc tính cả năm vẫn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2007 với các mặt hàng chính là: Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Thị trƣờng EU ƣớc tính đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trƣớc gồm các mặt hàng truyền thống nhƣ: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản. Thị trƣờng Nhật Bản ƣớc tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện. Tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ƣớc tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008, tƣ liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4% (năm 2007 tỷ trọng của 03 nhóm hàng này tƣơng ứng là: 13
  19. 90,4%; 7,5%; 2,1%). Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nƣớc đều tăng so với năm 2007, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hƣớng tăng vào các tháng cuối năm 2008. Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dƣới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tƣơng đƣơng 380 triệu USD). Nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng khác (trừ ô tô và máy tính, điện tử) ƣớc tính đạt 13,7 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2007. Nhập khẩu xăng dầu đạt 12,9 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm trƣớc, tƣơng ứng với kim ngạch 10,9 tỷ USD, tăng 41,2%. Sắt thép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 28,5%. Vải và nguyên phụ liệu dệt may là những mặt hàng phục vụ chủ yếu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch cao với 6,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2007. Hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 3,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trƣớc, đây là nhóm hàng không chỉ gắn với tiêu dùng trong nƣớc mà còn liên quan tới gia công, lắp ráp để xuất khẩu. Trong các thị trƣờng nhập khẩu của Việt Nam năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ khu vực ASEAN, ƣớc tính 19,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007; Trung Quốc 15,4 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trƣờng EU 5,2 tỷ USD, tăng 1,7%; Đài Loan 8,4 tỷ USD, tăng 21,8 %; Nhật Bản 8,3 tỷ USD, tăng 37,7%. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cả năm là 57,1 tỷ USD, giảm 8,9%so với năm 2008 và nhập khẩu là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3%. Nhƣ vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nƣớc năm 2009 là 127,05 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thƣơng mại hàng hoá thâm hụt 12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu. Năm 2009, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đạt 24,18 tỷ USD, chiếm 42,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc và nhập khẩu là 26,07 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2008. Trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu chính là: Dầu thô: lƣợng dầu thô xuất khẩu đạt 13,4 triệu tấn, giảm 2,8% so với năm 2008, chủ yếu xuất khẩu sang Ôxtrâylia; Singapore, Malaysia; Cà phê: lƣợng xuất khẩu cà phê là 1,18 triệu tấn, tăng 14
  20. 11,7% so với năm 2008 với thị trƣờng nhập khẩu chính là Đức, Bỉ, Hoa Kỳ, Italia…; Hạt điều: lƣợng xuất khẩu hạt điều là 177 nghìn tấn, đạt kim ngạch là 847 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2008 và thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan. Ngoài ra còn có một số mặt hàng xuất khẩu chính nhƣ: Than đá, Gạo, Cao su, Hàng dệt may, Giày dép các loại, Hàng thuỷ sản, Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện, Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng. Bên cạnh đó, một số mặt hàng nhập khẩu chính là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: là 12,67 tỷ USD, giảm 3,3% so với năm 2008, chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ; Xăng dầu: nhập khẩu 12,7 triệu tấn xăng dầu các loại, giảm 2% so với năm trƣớc, chủ yếu có xuất xứ từ Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malayxia, Nga. Ngoài ra còn một số mặt hàng nhập khẩu chính khác trong năm 2009 nhƣ: Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày, sắt thép các loại, kim loại thƣờng, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu, phân bón, dƣợc phẩm, ôtô nguyên chiếc các loại và linh kiện, phụ tùng ôtô, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng trong nƣớc, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của bản thân doanh nghiệp và trên thực tế, hoạt động này cũng không nằm ngoài quy luật của hoạt động thƣơng mại quốc tế. Điều này đã và đang đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam trong việc xây dựng một chiến lƣợc xuất nhập khẩu phù hợp để khuyến khích và thúc đẩy hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trƣờng quốc tế trên cơ sở Việt Nam tuân thủ các cam kết WTO. Chính phủ Việt Nam đã nhận thức và có những động thái nhất định trong việc tạo nền móng cơ sở pháp lý vững chắc cho Việt Nam và đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với cam kết gia nhập WTO khi tiến hành hoàn thiện và bổ sung hành lang pháp lý về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1