intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức tại Việt Nam

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

66
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức tại Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ ĐAM PH¸P LUËT VÒ AN SINH X· HéI CHO LAO §éNG N÷ DI C¦ PHI CHÝNH THøC T¹I VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ ĐAM PH¸P LUËT VÒ AN SINH X· HéI CHO LAO §éNG N÷ DI C¦ PHI CHÝNH THøC T¹I VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ HOÀI THU HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Phạm Thị Đam
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI CHO LAO ĐỘNG NỮ DI CƢ PHI CHÍNH THỨC VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT.................................................... 7 1.1. Khái quát chung về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức............................................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của lao động nữ di cƣ phi chính thức ................ 7 1.1.2. Khái niệm an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức .......... 12 1.1.3. Sự cần thiết của an sinh xã hội đối với lao động nữ di cƣ phi chính thức ........................................................................................... 16 1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức .................................................................... 18 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức.............................................................. 18 1.2.2. Nội dung pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ........................................................................................... 25 1.2.3. Vai trò pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ........................................................................................... 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 37 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ AN SINH XÃ HỘI CHO LAO ĐỘNG NỮ DI CƢ PHI CHÍNH THỨC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM ................................................. 38 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức và thực tiễn thi hành ......................................... 38
  5. 2.1.1. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ở Việt Nam ................................................................. 38 2.1.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ở Việt Nam ........................................................ 41 2.2. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm y tế cho lao động nữ di cƣ phi chính thức và thực tiễn thi hành .............................................. 46 2.2.1. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm y tế cho lao động nữ di cƣ phi chính thức tại Việt nam ...................................................................... 46 2.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ................................................................................ 48 2.3. Thực trạng pháp luật về trợ giúp xã hội cho lao động nữ di cƣ phí chính thức và thực tiễn thi hành ......................................... 52 2.3.1. Thực trạng pháp luật về trợ giúp xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ........................................................................................... 52 2.3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về trợ giúp xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ..............................................................................................54 2.4. Thực trạng pháp luật về hỗ trợ tạo việc làm, thu nhập cho lao động nữ di cƣ phi chính thức và thực tiễn thi hành...................... 56 2.4.1. Thực trạng pháp luật về hỗ trợ tạo việc làm, thu nhập cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ............................................................. 56 2.4.2. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về hỗ trợ việc làm, thu nhập cho lao động nữ di cƣ phí chính thức ....................................................59 2.5. Thực trạng pháp luật về các dịch vụ xã hội cơ bản khác cho lao động nữ di cƣ phi chính thức và thực tiễn thi hành ............... 62 2.5.1. Thực trạng pháp luật về các dịch vụ xã hội cơ bản khác cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ............................................................. 62 2.5.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về các dịch vụ xã hội cơ bản khác ....... 65 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 74
  6. CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ AN SINH XÃ HỘI CHO LAO ĐỘNG NỮ DI CƢ PHI CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM ........................ 75 3.1. Những yêu cầu đặt ra cần phải hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức tại Việt nam........................................................ 75 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ở Việt Nam hiện nay ......... 77 3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức tại Việt Nam ................ 83 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 93 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHXHTN Bảo hiểm xã hội tự nguyện BHYT Bảo hiểm y tế BLLĐ Bộ luật lao động DVXH Dịch vụ xã hội ILO Tổ chức lao động quốc tế LĐDC Lao động di cƣ LĐNDC Lao động nữ di cƣ NLĐ Ngƣời lao động NSDLĐ Ngƣời sử dụng lao động SXKD Sản xuất kinh doanh TGXH Trợ giúp xã hội TGXHTX Trợ giúp xã hội thƣờng xuyên
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Di cƣ và dịch chuyển lao động là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Di cƣ góp phần phân bố lại dân cƣ, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Di cƣ đã và đang trở thành sự lựa chọn của nhiều ngƣời dân nhằm cải thiện kế sinh nhai. Ngƣời lao động thƣờng di cƣ từ những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa nơi có điều kiện kinh tế khó khăn đến nơi phát triển hơn, có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, sinh kế hơn. Đích đến của những ngƣời lao động di cƣ là những nơi mà họ tin rằng họ có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện cuộc sống. Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của dòng ngƣời di cƣ trong nƣớc. Các nghiên cứu quốc tế và ở Việt Nam cũng cho thấy có mối quan hệ biện chứng giữa di cƣ và phát triển. Di cƣ vừa là động lực thúc đẩy vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đặc biệt, di cƣ đã đóng góp vào việc giải quyết vấn đề thừa lao động ở nơi đi, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ở nơi đến. Di cƣ cũng đem đến sự đa dạng văn hóa cho nơi đến. Ở nhiều nơi trong cả nƣớc, lao động di cƣ không chỉ làm những công việc ngƣời dân địa phƣơng không muốn làm mà còn tham gia vào những công việc đòi hỏi những kỹ năng và tay nghề cao mà lao động địa phƣơng không đáp ứng đƣợc. Đặc biệt, với nhiều hộ dân cƣ ở khu vực nông thôn, di cƣ đƣợc coi là một phần quan trọng trong chiến lƣợc cải thiện điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, đối với lao động di cƣ phi chính thức - theo các tiêu chuẩn về thống kê lao động quốc tế, lao động phi chính thức là lao động không có hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực phi chính thức hay hộ gia đình. 1
  9. Lao động phi chính thức thƣờng có đặc điểm là việc làm bấp bênh và thiếu ổn định, thu nhập thấp và thời gian làm việc dài. Lao động di cƣ phi chính thức là những lao động tự do, không có quan hệ lao động về mặt pháp luật, đó có thể là lao động làm thuê, ngƣời giúp việc nhà, ngƣời làm việc tự do…Vì vậy, họ có thể đƣợc xếp vào nhóm đối tƣợng yếu thế cần đƣợc sự hỗ trợ của nhà nƣớc và cộng đồng. Do không có quan hệ lao động về mặt pháp lý, cho nên những quyền lợi của họ trong lao động không hoặc ít đƣợc bảo vệ. An sinh xã hội của lao động di cƣ phi chính thức cũng không đƣợc bảo đảm nhƣ lao động chính thức, đặc biệt là trong việc tham gia và hƣởng lợi từ bảo hiểm xã hội. Lao động nữ di cƣ phi chính thức là đối tƣợng của chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà việc tham gia bảo hiểm của lao động nữ di cƣ còn rất hạn chế. Tại hội thảo “Chính sách an sinh xã hội với lao động di cƣ phi chính thức” do Bộ LĐTB&XH phối hợp với các đơn vị tổ chức ngày 15/9/2017 cho biết cả nƣớc chỉ có trên 190.000 ngƣời lao động ở khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, tƣơng đƣơng 0,5% tổng số lao động khu vực này. Trong số hơn 190.000 ngƣời tham gia BHXH tự nguyện thì có đến 70% là nhóm đã tham gia BHXH bắt buộc, nay tham gia tiếp BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hƣởng chế độ hƣu trí; số lao động phi chính thức tham gia mới BHXH tự nguyện rất ít. Báo cáo cũng chỉ ra rằng 98% lao động phi chính thức hiện nay không đƣợc đóng bảo hiểm xã hội và mức lƣơng trung bình của họ chỉ bằng 2/3 mức lƣơng của lao động trong khu vực chính thức. Để bảo đảm quyền lợi cho ngƣời lao động di cƣ nói chung, đặc biệt là lao động nữ di cƣ phi chính thức thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về an sinh xã hội cho nhóm lao động này rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài góp phần hệ thống hóa 2
  10. các quy định pháp luật về an sinh xã hội, chỉ ra thực trạng, bất cập để đề xuất các giải pháp phù hợp hoàn thiện chính sách, pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức, về mặt khoa học pháp lý, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng thể và trực tiếp đến vấn đề này, mà chủ yếu các công trình nghiên cứu phân tích về từng lĩnh vực cụ thể của an sinh xã hội, nhƣ: Lê Thị Hoài Thu, Xây dựng Luật bảo hiểm y tế ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, 2008; Đào văn Dũng, Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta: Thành tựu, Thách thức và giải pháp, Tạp chí Tuyên giáo, 2009; Lê Thị Hoài Thu, Xây dựng Luật bảo hiểm y tế ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, 2008; Đào văn Dũng, Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta: Thành tựu, Thách thức và giải pháp, Tạp chí Tuyên giáo, 2009; Phạm Thị Phƣơng Liên, Quyền tiếp cận thông tin và thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Đại học Văn hóa Hà Nội; Nguyễn Hiền Phƣơng (Chủ biên), Pháp luật bảo hiểm y tế một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội, 2013; Năm 2014, Chuyên khảo “Quyền An sinh xã hội và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam”, do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên, đƣợc xuất bản. Đây công trình tiêu biểu nghiên cứu toàn diện, hệ thống vấn đề quyền An sinh xã hội và bảo đảm quyền an sinh xã hội. Cuốn sách tuy không đề cập trực tiếp đến an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức, nhƣng tác giả đã gợi mở nhiều vấn đề cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về an sinh xã hội, đặc biệt là trên phƣơng diện quyền con ngƣời ở nƣớc ta hiện nay; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2016 của Nguyễn Vân Trang, Đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam, đề cập đến quyền đƣợc bảo đảm an sinh xã 3
  11. hội về các dịch vụ xã hội cơ bản, tuy nhiên luận văn chỉ đề cập tới quyền này với các đối tƣợng hƣởng lợi nói chung mà không đề cập trực tiếp vấn đề này tới lao động nữ di cƣ phi chính thức. Về nghiên cứu thực tiễn, hiện nay có một số báo cáo khảo sát, đánh giá của các cơ quan nhà nƣớc và tổ chức xã hội liên quan trực tiếp đến vấn đề di cƣ và lao động nữ di cƣ phi chính thức. Có thể kể đến nhƣ: Tổng cục thống kê - Quỹ dân số liên hợp quốc, Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015: Các kết quả chủ yếu; Viện khoa học lao động và tổ chức HSF, Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của khu vực phi chính thức, 2013; Viện khoa học lao động và xã hội, Khảo sát lao động phi chính thức, 2017; Oxfarm, Nghiên cứu của Rào cản pháp luật và thực tiễn đối với người lao động di cư trong tiếp cận an sinh xã hội 2015. Những báo cáo này, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về thực trạng pháp luật cũng nhƣ thực tiễn thi hành pháp luật về an sinh xã hội cho lao động di cƣ nói chung và lao động nữ di cƣ phi chính thức nói riêng. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu trƣớc về an sinh xã hội, chúng tôi thực hiện đề tài Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ở Việt Nam với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật an sinh xã hội ở nƣớc ta. Dựa vào những tìm hiểu, nghiên cứu một những văn bản pháp luật hiện hành ở nƣớc ta về an sinh xã hội, chúng tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề lý luận, thực tiễn về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức tại Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức và đánh giá thực trạng pháp luật và thực 4
  12. tiễn thi hành pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức tại Việt Nam hiện nay. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu cơ sở lý luận về an sinh xã hội dƣới góc độ pháp luật - Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật; - Đề xuất một số giải pháp khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an sinh xã hội cho lao động di cƣ phi chính thức ở nƣớc ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn thực hiện pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức theo pháp luật Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Dƣới góc độ khoa học pháp lý và phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật Việt Nam nhƣng xoay quanh trục chính là pháp luật lao động về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức tại Việt Nam, không đề cập đến các chế độ an sinh xã hội đối với ngƣời lao động nói chung và lao động di cƣ ra nƣớc ngoài. Đề tài có nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế nhƣ các Công ƣớc, Khuyến nghị ILO tham khảo kinh nghiệm cho pháp luật an sinh xã hội Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và nhà nƣớc ta về phát triển kinh tế - xã hội, về vấn bảo đảm an sinh xã hội nói chung và an sinh xã hội cho lao động nữ phi chính thức nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ vận dụng các nguyên lý của 5
  13. chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phân tích, tổng hợp, hệ thống, tiếp cận lịch sử và phƣơng pháp so sánh để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đây là luận văn làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ở Việt Nam. Đề tài có ý nghĩa lý luận góp phần vào xây dựng hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, toàn diện về an sinh xã hội, làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật liên quan, nhằm đảm bảo chất lƣợng đời sống cho ngƣời dân, ổn định xã hội, hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Luận văn làm rõ một số cơ sở lý luận về an sinh xã hội nói chung và an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ở Việt Nam nói riêng. Luận văn đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ở Việt Nam. Luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài lời mở đầu, các kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức và sự điều chỉnh của pháp luật. Chương 2. Thực trạng pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Chương 3. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức tại Việt Nam. 6
  14. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI CHO LAO ĐỘNG NỮ DI CƢ PHI CHÍNH THỨC VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT 1.1. Khái quát chung về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của lao động nữ di cư phi chính thức Trong qúa trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, lao động di cƣ là một phần không thể tách rời của nền kinh tế ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, lao động di cƣ đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế. Lao động di cƣ chủ yếu là lao động từ nông thôn di cƣ ra thành thị và vào các khu công nghiệp, họ có vai trò rất quan trọng trong quá trình sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, đây cũng là lực lƣợng lao động dễ bị tổn thƣơng nhất và khó tiếp cận với các chính sách về an sinh xã hội, trong đó có chính sách về việc làm, y tế, giáo dục… Sau khi di cƣ, những ngƣời lao động tham gia vào nhiều việc làm thuộc lao động chính thức và cả phi chính thức. Để phân biệt khu vực kinh tế chính thức và khu vực kinh tế phi chính thức là dựa trên sự khác nhau giữa lao động đƣợc trả lƣơng, lao động tự làm, lao động có hợp đồng lao động hay không. Năm 1993, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc (UNSD) đã đi đến thống nhất khái niệm về khu vực kinh tế phi chính thức và lao động phi chính thức. Theo đó, khu vực kinh tế phi chính thức đƣợc hiểu một cách chung nhất, là tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động. Các đơn vị này thƣờng hoạt động với tổ chức quy mô nhỏ, quan hệ lao động chủ yếu dựa trên lao động không thƣờng xuyên, 7
  15. quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá nhân hơn là những quan hệ qua hợp đồng với những đảm bảo chính thức. Các đơn vị sản xuất của khu vực phi chính thức có những đặc điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, doanh nghiệp hộ gia đình. Tài sản cố định và những tài sản khác không thuộc về đơn vị sản xuất mà thuộc về chủ sở hữu đầu tƣ. Các đơn vị này không thể đứng ra ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp khác theo đúng luật định và họ cũng không thể đứng ra tự trang trải nợ với tƣ cách của mình. Ngƣời chủ sở hữu phải tự cân đối thu chi, tự chịu rủi ro. Chi phí sản xuất không phân biệt với chi phí gia đình. Tƣơng tự, việc sử dụng hàng hoá có giá trị nhƣ nhà cửa hay xe cộ không phân biệt là dành cho kinh doanh hay mục đích tiêu dùng của gia đình. Còn lao động phi chính thức, theo khung khái niệm của ILO, lao động phi chính thức phi nông nghiệp bao gồm các nhóm sau đây: (1) Lao động tự làm trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của chính họ thuộc khu vực kinh tế phi chính thức; (2) Ngƣời chủ làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của chính họ thuộc khu vực kinh tế phi chính thức; (3) Lao động gia đình, không kể họ làm việc trong đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế chính thức hay khu vực kinh tế phi chính thức; (4) Xã viên của hợp tác xã thuộc khu vực kinh tế phi chính thức; (5) Lao động làm công ăn lƣơng với công việc phi chính thức trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chính thức, lao động làm công ăn lƣơng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức, hay lao động làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình; và (6) Ngƣời tự làm tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ dùng cho nhu cầu tự tiêu dùng của chính hộ gia đình họ. Nhƣ vậy, lao động phi chính thức và việc làm phi chính thức là hai khái niệm và phạm trù khác nhau. Nói đến lao động phi chính thức là nói đến con ngƣời – ngƣời lao động, còn nói đến việc làm phi chính thức là nói đến công việc. Lao động phi chính thức đƣợc xác định là lao động có việc làm phi 8
  16. chính thức. Mỗi lao động chỉ đƣợc xác định trên một công việc chính (hay gọi là việc làm chính). Nhƣ vậy, lao động phi chính thức có thể đƣợc tìm thấy trong cả khu vực phi chính thức và ngoài khu vực phi chính thức. Khu vực kinh tế phi chính thức đƣợc định nghĩa là khu vực hoạt động của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) không có tƣ cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh). Ở Việt Nam, các cơ sở SXKD hoạt động trong khu vực này chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp và các tổ hợp tác. Việc làm phi chính thức đƣợc định nghĩa là việc làm không có bảo hiểm xã hội (đặc biệt là bảo hiểm xã hội bắt buộc) và không có hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên (theo pháp luật Việt Nam), hầu hết các việc làm thuộc khu vực kinh tế phi chính thức đƣợc coi là việc làm phi chính thức. Lao động phi chính thức đƣợc định nghĩa là lao động có việc làm phi chính thức. Nhƣ vậy, Lao động phi di cƣ phi chính thức là những ngƣời lao động di cƣ từ vùng này sang vùng khác hoặc từ quốc gia này đến quốc gia khác làm việc trong khu vực kinh tế chính thức và cả khu vực kinh tế phi chính thức. Không có hợp đồng lao động. Họ không đƣợc hƣởng các quyền lợi trong lao động nhƣ lao động chính thức. Trong đó có lao động nữ di cƣ phi chính thức. Trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ đề cập đến ngƣời lao động nữ di cƣ từ vùng này sang vùng khác trong phạm vi biên giới một quốc gia. Lao động nữ di cƣ phi chính thức là lao động nữ di cƣ từng vùng này sang vùng khác làm việc trong khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức, họ không có hợp đồng lao động, cho nên những quyền lợi hợp pháp của họ không đƣợc bảo đảm, nhƣ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ thất nghiệp và các chính sách an sinh xã hội khác tại nơi họ đến làm việc. Họ là nhóm lao động dễ bị tổn thƣơng nhất, do họ làm trong những ngành nghề không có sự 9
  17. quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nƣớc và quy định của pháp luật lao động, dễ bị lạm dụng tình dục, nơi họ đến lao động họ hầu nhƣ không đƣợc hƣởng các chính sách an sinh xã hội. Lao động nữ di cƣ phi chính thức ở Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản sau: Một là, số lượng lao động nữ di cư ngày càng tăng, tập trung ở các thành phố lớn Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2012 số lao động di cƣ là 6,57 triệu ngƣời; năm 2015, số lao động di cƣ là 17,6 triệu ngƣời, năm 2016, tổng số lao động phi chính thức ở Việt Nam là hơn 18,01 triệu ngƣời, tăng 2,8% so với năm 2015; trong đó, nữ chiếm hơn 7,8 triệu ngƣời, tƣơng đƣơng 43,56% [32]. Một dự báo cho thấy, ngƣời lao động di cƣ giữa các tỉnh sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ so với tỷ lệ gia tăng dân số, năm 2019, số ngƣời lao động di cƣ là 8 triệu ngƣời, chiếm 9,4% tổng dân số. Các tỉnh có tỷ lệ ngƣời lao động di cƣ cao là các tỉnh nghèo, có mật độ dân số cao, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp. Xét về nơi đến, các địa phƣơng cũng có sự thu hút lao động nhập cƣ khác nhau. Khu vực Đông Nam Bộ có sức hút lớn nhất, với tỷ suất ngƣời lao động nhập cƣ lên đến 127%, do nơi này là khu vực kinh tế năng động nhất, tập trung nhiều khu công nghiệp. Con số này gấp 8 lần Đồng bằng sông Hồng và 32 lần đồng bằng sông Cửu Long. Đông Nam Bộ có 16,3% dân số, nhƣng chiếm tới 37% số doanh nghiệp của cả nƣớc và thu hút tới 44% tổng vốn đăng ký đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài trong 20 năm (1988-2008). Đặc biệt, có tới 99,7% ngƣời xuất cƣ lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long chọn điểm đến là Đông Nam Bộ. Tỷ lệ này ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 74%. Đồng bằng sông Hồng là vùng lao động nhập cƣ lớn thứ hai của cả nƣớc. 10
  18. Hai là, lao động nữ di cư phi chính thức là đối tượng gặp nhiều khó khăn, dễ bị tổn thương. Ngƣời lao động nữ di cƣ nói chung và lao động nữ di cƣ phi chính thức nói riêng thƣờng gặp những khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời gian đầu của di cƣ. Khó khăn mà họ thƣờng gặp là khó khăn về nhà ở, phƣơng tiện đi lại, nuôi dạy con cái, hƣởng thụ sự trợ giúp từ phía Nhà nƣớc, tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cho ngƣời nghèo, hộ khẩu. Báo cáo nghiên cứu của Actionaid (2009) tại các khu công nghiệp nằm trên địa bàn của ba thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh) cho thấy, Lao động nữ di cƣ phi chính thức thƣờng không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay các chính sách trợ cấp xã hội khác; không thể tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro về sức khỏe và an toàn bản thân. Ngƣời lao động nữ di cƣ phi chính thức do không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng không rõ ràng và bất lợi cho họ, ít có cơ hội bảo vệ bản thân trƣớc những tranh chấp kinh tế với chủ thuê lao động. Nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nƣớc, đã thuê lực lƣợng lao động không có nghề theo mùa vụ để làm việc mà không ký hợp đồng. Ba là, nhiều lao động nữ di cư ở độ tuổi thấp. Một đặc điểm đáng lƣu ý là có sự khác biệt đáng kể giữa độ tuổi hiện nay của nữ lao động di cƣ với độ tuổi của nữ lao động di cƣ lần đầu tiên. Gần 29% phụ nữ đã di cƣ lần đầu trong độ tuổi 15-19; nhiều ngƣời trong số họ đã di cƣ trong một khoảng thời gian dài. Độ tuổi trung bình của nữ lao động di cƣ hiện nay cao hơn độ tuổi trung bình trong lần di cƣ đầu tiên là 6 tuổi. Đây là một điều khá tích cực vì tính trung bình, phụ nữ lao động di cƣ có quãng thời gian khá dài để ổn định công việc trong môi trƣờng làm việc mới. Bốn là, trình độ chuyên môn của lao động nữ di cư thấp. Đa phần lao động nữ di cƣ từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp, họ chƣa đƣợc đào tạo, làm các công việc phổ thông, chủ yếu tham gia vào lao động chân tay là chính, thời gian làm việc kéo dài, công việc và thu nhập bấp bênh. 11
  19. Năm là, lao động nữ di cư phi chính thức có hiểu biết hạn chế về các quyền và thông tin an sinh xã hội về việc làm và thu nhập, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản. Môi trƣờng làm việc và chế độ làm việc khác nhau, lao động nữ di cƣ khu vực chính thức vẫn có hiểu biết tốt hơn lao động nữ di cƣ khu vực phi chính thức về các chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội và tham gia tổ chức đại diện. Do hiểu biết hạn chế về quyền an sinh xã hội của mình nên nhiều lao động nữ di cƣ phi chính thức cũng không biết cách làm thế nào để tiếp cận các quyền an sinh xã hội hay tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ để tiếp cận các quyền đó tại nơi đến. Khó khăn lớn nhất mà ngƣời di cƣ gặp phải ở nơi đến là chỗ ở. Họ cũng bất lợi hơn lao động địa phƣơng khi chịu chi phí sinh hoạt (điện, nƣớc) cao hơn do chủ nhà trọ áp dụng giá điện, nƣớc kinh doanh đối với ngƣời thuê. Nhƣ vậy, có thể hiểu, lao động di cƣ phi chính thức là lao động di chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc từ quốc gia này đến quốc gia khác nhƣng không có hợp đồng lao động và họ không đƣợc hƣởng các quyền lợi nhƣ lao động chính thức. Lao động nữ di cƣ phi chính thức ở Việt Nam là lao động di cƣ từ vùng này sang vùng khác để tìm kiếm việc làm và làm việc không có hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên. Họ không đƣợc pháp luật lao động bảo vệ và không đƣợc hƣởng các quyền an sinh xã hội nhƣ lao động chính thức. 1.1.2. Khái niệm an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức An sinh xã hội có nội dung rất rộng, hiểu nhƣ thế nào là an sinh xã hội cho đến hiện nay vẫn còn nhiều định nghĩa với mức độ rộng hẹp và đối tƣợng hƣớng tới có sự khác nhau nhất định cả trong nƣớc và quốc tế. Theo Liên hiệp quốc, an sinh xã hội đƣợc tiếp cận dựa trên quyền con ngƣời: …Mọi ngƣời dân và hộ gia đình đều có quyền có một mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn, mặc, 12
  20. chăm sóc y tế (bao gồm cả chế độ thai sản), dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền đƣợc an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già… hoặc các trƣờng hợp bất khả kháng khác… [8, Điều 25]. Ngân hàng thế giới (WB) định nghĩa: An sinh xã hội là những biện pháp của chính phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đƣơng đầu và kiềm chế đƣợc nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thƣơng và những bấp bênh thu nhập. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp đƣợc áp dụng rộng rãi để đƣơng đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thƣơng tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng cho rằng: “An sinh xã hội là các chính sách, chƣơng trình giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu quả thị trƣờng lao động giảm thiểu rủi ro của ngƣời dân và nâng cao năng lực của họ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập”. An sinh xã hội có 5 hợp phần: (i) các chính sách và chƣơng trình thị trƣờng lao động; (ii) bảo hiểm xã hội; (iii) trợ giúp xã hội; (iv) quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng và (v) bảo vệ trẻ em. Năm 2009, Liên hợp quốc phát triển sáng kiến “Sàn an sinh xã hội” với mục đích đảm bảo cho mọi ngƣời dân có mức thu nhập tối thiểu và tiếp cận đƣợc các dịch vụ xã hội thiết yếu, nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc quốc tế và quốc gia thừa nhận, vì mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Các cấu phần chính của “Sàn an sinh xã hội” bao gồm: (i) chăm sóc sức 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2