Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 5
download
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư ra nước ngoài và hình thức đầu tư ra nước ngoài, đề tài đánh giá khái quát thực trạng các quy định pháp luật của Việt Nam về hình thức đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Việt Nam trong sự so sánh với các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về lĩnh vực đầu tư nước ngoài, quy định pháp luật của Trung Quốc điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài và một số điều ước quốc tế liên quan như Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT QUÁCH MẠNH HỒNG PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS.TS.TRẦN ĐÌNH HẢO HÀ NỘI - 2006
- MỤC LỤC Trang Phần mở đầu ........................................................................................................i 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................i 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .....................................................................ii 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................iv 4. Mục đích nghiên cứu của đề tài...............................................................v 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...............................................................v 6. Kết quả mới đạt được của luận văn .........................................................v 7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn .................................................vi Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư ra nước ngoài và pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài .........................................1 1.1. Nhu cầu về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam...............1 1.1.1. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài trên thế giới .....1 1.1.2. Nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam .................5 1.2. Khái niệm đầu tư ra nước ngoài và hình thức đầu tư ra nước ngoài .......7 1.2.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................7 1.2.2. Khái niệm về đầu tư gián tiếp nước ngoài ..............................................13 1.2.3. Khái niệm đầu tư ra nước ngoài ..............................................................17 1.2.4. Khái niệm về hình thức đầu tư ra nước ngoài .........................................20 1.3. Pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài ...........................................23 1.3.1. Khái niệm pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài .........................23 1.3.2. Điều chỉnh pháp luật của quốc gia đầu tư đối với hình thức đầu tư ra nước ngoài ...............................................................................................25 1.4. Một số giao dịch đặc biệt có tính chất đầu tư..........................................33 1.4.1. Sử dụng nguồn lực bên ngoài (Outsourcing) ..........................................36
- 1.4.2. Nhượng quyền kinh doanh quốc tế (cross-border franchising)...............40 1.5. Thiết chế hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài .....................................................45 1.5.1. Xây dựng chiến lược quốc gia về đầu tư ra nước ngoài..........................45 1.5.2. Các hiệp định đầu tư quốc tế ...................................................................47 1.5.3. Công ty xuyên quốc gia (TNCs)..............................................................49 1.5.4. Quỹ đầu tư quốc tế...................................................................................54 Chương 2. Thực trạng pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ........................................................58 2.1. Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam..................................................................................................58 2.2. Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ....................................................60 2.2.1. Nội dung quy định pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ....................................................................60 2.2.2. Đánh giá các quy định pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam ....................................................................63 2.2.3. Cơ sở điều chỉnh pháp luật đối với hình thức đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ..............................................................73 Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam .....................................................................................................................................78 3.1. Các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài trong giai đoạn hiện nay ................................................................80 3.2. Một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam .............81 3.2.1. Xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật quốc gia tiếp nhận đầu tư..................................................................82 3.2.2. Điều chỉnh pháp luật đối với hình thức đầu tư ra nước ngoài .................84 3.2.3. Điều chỉnh pháp luật đối với các giao dịch đặc biệt ...............................85
- 3.2.4. Thúc đẩy việc hình thành các thiết chế hỗ trợ đầu tư..............................86 Kết luận ..................................................................................................................88 Danh mục tài liệu tham khảo .........................................................................90
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN: Tổ chức các quốc gia Đông Nam á BITs: Hiệp định đầu tư song phương BTA: Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại EU: Cộng đồng Châu Âu FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI: Đầu tư gián tiếp nước ngoài IIA: Hiệp định đầu tư quốc tế IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế M&A: Sáp nhập và mua lại MFN: Chế độ đối xử tối huệ quốc NT: Chế độ đối xử quốc gia OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế R&D: Nghiên cứu và Phát triển UNCTAD: Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển USD: Đồng Đô la Mỹ TNCs: Các công ty xuyên quốc gia WIR: Báo cáo đầu tư thế giới (World Investment Report) WTO: Tổ chức Thương mại thế giới
- i PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đầu tư nước ngoài hiện nay đã trở thành một nhu cầu của chính các doanh nghiệp Việt Nam nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh và các ưu đãi đầu tư trong tiến trình hội nhập kinh tế. Tính đến thời điểm tháng 4/2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài cho 153 dự án với số vốn đăng ký 655,3 triệu USD tại 33 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, nhiều dự án lớn đang trong quá trình thẩm định cấp phép đầu tư. Chính phủ Việt Nam chủ trương khuyến khích việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước nhằm mở rộng thị trường sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Tháng 4/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/1999/NĐ-CP về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp theo đó, các văn bản hướng dẫn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài và những ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài cũng được ban hành. Mặc dù các văn bản này mới xây dựng khung pháp lý ban đầu nhưng đã tạo ra động lực thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh tiếp cận thị trường đầu tư quốc tế và khu vực. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Đầu tư (Luật số 59/2005/QH11). Luật Đầu tư 2005 sẽ có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài được quy định khá cụ thể trong một chương riêng (Chương VIII) của Luật Đầu tư. Đây là lần đầu tiên các quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam được luật hóa bằng một đạo luật được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.
- ii Qua thời gian 6 năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài, mặc dù một số thành tựu ban đầu đã được ghi nhận nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận với thị trường nước ngoài thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Thiếu một chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài đồng bộ, sự hạn chế trong việc áp dụng các công cụ đầu tư, quan điểm, thái độ không thỏa đáng của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, thiếu cơ chế bảo đảm cho hoạt động đầu tư ở nước ngoài đã và đang là những nguyên nhân chính cản trở dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Với sự phát triển của quan hệ đầu tư quốc tế và hoạt động hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào dòng chảy của nền kinh tế quốc tế, trước áp lực mạnh mẽ của nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của nền kinh tế, đã đến lúc hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thể tiếp tục mang tính thử nghiệm mà phải nhanh chóng bắt nhịp với sự phát triển của dòng đầu tư quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trên phương diện pháp luật, đã và đang đặt ra những yêu cầu nghiên cứu về lý luận và thực tiễn điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài và một trong những yêu cầu đó là mở rộng hơn nữa các hình thức đầu tư ra nước ngoài để đảm bảo cho nhà đầu tư Việt Nam được sử dụng tối đa các công cụ đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nghiên cứu Pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tính chất là một hướng tiếp cận vấn đề còn khá mới mẻ này nhằm phân tích thực trạng pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, nhận diện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến điều chỉnh pháp luật đối với hình thức đầu tư ra nước ngoài là hoạt động cần thiết trong bối cảnh hiện nay cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- iii Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mới được triển khai trong thời gian 6 năm và mang tính chất thử nghiệm với nhiều giới hạn trong chính sách đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua được chủ yếu do các doanh nghiệp tự tìm hiểu và triển khai, còn mang nhiều tính chất tự phát và manh mún. Ngược lại, cũng trong thời gian này, Chính phủ Việt Nam tập trung nhiều hơn vào hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt sau khủng hoảng tài chính khu vực. Những nỗ lực cải cách chính sách, sửa đổi pháp luật về thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã thu hút nhiều hơn sự chú ý của giới chuyên môn và giới nghiên cứu kinh tế và pháp lý. Trong bối cảnh đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài nói chung và hình thức đầu tư ra nước ngoài nói riêng chưa thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào về đầu tư ra nước ngoài và hình thức đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc nghiên cứu hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ được đề cập như một động thái trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy việc mở rộng thị trường cũng như khai thác tối đa các lợi thế của doanh nghiệp dưới dạng các bài viết được đăng tải rải rác trên các tạp chí chuyên ngành hoặc dưới hình thức các ý kiến tản mạn của các chuyên gia, các đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài trong các cuộc trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí. Cụ thể, đề cập đến hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài có bài viết của tác giả An Thị Hoàng Hoang với tiêu đề “Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam”, đăng tải trên Tạp chí Công nghiệp số tháng 4/2005; hoặc đề cập đến chính sách chung về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam có bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huy Nhựt “Hoạt
- iv động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam: Khó khăn và thách thức” đăng trên tạp chí Phát triển Kinh tế số 3/2005. Nhìn chung, nội dung nghiên cứu về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam của các tác giả, các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nhận diện và phân tích những khó khăn, trở ngại, các hạn chế về pháp luật đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài và đề xuất các yêu cầu về cải thiện môi trường chính sách chung cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài như cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Luật đầu tư ra nước ngoài, cải cách quản lý ngoại hối,... mà không đi sâu vào phân tích trên bình diện lý luận và thực tiễn bản chất của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các hình thức đầu tư ra nước ngoài cũng như đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam về những vấn đề cơ bản nêu trên. Vì vậy, có thể nói đề tài “Pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam” là một đề tài độc lập và không trùng lặp các đề tài đã được nghiên cứu trên. Tuy nhiên, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, các bài viết, và các ý kiến của các chuyên gia cũng như các kinh nghiêm thực tiễn có liên quan đến đề tài trong quá trình thực hiện đề tài. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Tên gọi của đề tài nghiên cứu là Pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam được xác định trong bối cảnh thực tiễn pháp lý của Việt Nam (Nghị định 22/1999/NĐ-CP) chỉ điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình và cá nhân). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả không giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài của chủ thể đầu tư là doanh nghiệp Việt Nam mà mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài đối với tất cả chủ thể
- v của hoạt động đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Luật Đầu tư 2005 (nhà đầu tư Việt Nam), bao gồm doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật Đầu tư 2005 này có hiệu lực; Hộ kinh doanh, cá nhân; Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Việc nghiên cứu các quy định pháp lý và thực tiễn triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài của một số quốc gia khác được đề cập trong Luận văn này chỉ mang tính chất tham khảo, đối chiếu và mang tính chất minh họa cho những luận điểm nghiên cứu. 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư ra nước ngoài và hình thức đầu tư ra nước ngoài, đề tài đánh giá khái quát thực trạng các quy định pháp luật của Việt Nam về hình thức đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Việt Nam trong sự so sánh với các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về lĩnh vực đầu tư nước ngoài, quy định pháp luật của Trung Quốc điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài và một số điều ước quốc tế liên quan như Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại; - Bên cạnh việc đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về hình thức đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Việt Nam, đề tài nêu ra và phân tích một số vấn đề liên quan đến hình thức đầu tư ra nước ngoài chưa được đề cập hoặc chưa được điều chỉnh bởi pháp luật về đầu tư ra nước ngoài. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Các phương pháp nghiên cứu đề tài được sử dụng trong quá trình thực hiện Luận văn bao gồm:
- vi - Phương pháp duy vật biện chứng; - Phương pháp duy vật lịch sử; - Các phương pháp khác như phương pháp thống kê, so sánh. 6. KẾT QUẢ MỚI ĐẠT ĐƢỢC CỦA LUẬN VĂN - Nghiên cứu các vấn đề lý luận đầu tư ra nước ngoài và hình thức đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Việt Nam; - Phân tích thực trạng pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Việt Nam, đánh giá mức độ phù hợp của các quy định pháp luật đó với thực tiễn phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, mức độ tương thích, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam có hoặc sẽ có nghĩa vụ thực thi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị một số sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Việt Nam hiện nay. 7. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành ba chương với nội dung cơ bản như sau: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư ra nước ngoài và pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài. Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
- 1 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI 1.1. NHU CẦU VỀ ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1.1. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài trên thế giới Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang đặt ra cho mỗi quốc gia những yêu cầu và thách thức trong việc tiếp cận và hội nhập vào chu trình sản xuất và kinh doanh toàn cầu. Tiếp cận kinh doanh quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam để phát triển nền sản xuất trong nước, thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia phát triển trên thế giới và trong khu vực. Hướng tới các nguồn lực từ bên ngoài quốc gia đã và đang trở thành chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia đang phát triển nhằm cải thiện lực lượng sản xuất trong nước thông qua việc thu hút vốn và kỹ thuật từ nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường cung cấp nguyên vật liệu ra nước ngoài, khai thác tối đa lợi thế thương mại của quốc gia trong quan hệ thương mại quốc tế. Lý luận về đầu tư quốc tế được dựa trên học thuyết về phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh và thương mại quốc tế được phát triển bởi Adam Smith (1776) và David Ricardo (1817), theo đó mỗi quốc gia trên thế giới đều chuyên môn hóa sản xuất ra một hoặc một nhóm sản phẩm với chi phí sản xuất thấp hơn so với quốc gia khác và tiến hành xuất khẩu hàng hóa này sang quốc gia đó. Lợi thế so sánh chính là cơ sở hình thành, phát triển quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia. Sự chênh lệch về lực lượng
- 2 sản xuất giữa các quốc gia và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế đã hình thành và phát triển quan hệ đầu tư giữa các quốc gia [25, tr. 12-13]. Đầu tư quốc tế không chỉ đáp ứng yêu cầu của quốc gia đầu tư nhằm tìm kiếm cơ hội tối đa hóa lợi nhuận ở các quốc gia khác nơi có chi phí sản xuất thấp để tránh tình trạng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư thấp do mức độ cạnh tranh gay gắt trong nước mà còn đáp ứng được yêu cầu của quốc gia nhận đầu tư nhằm phát triển những ngành sản xuất có lợi thế thương mại nhưng chưa hội tụ đủ các điều kiện về vốn và kỹ thuật. Với sự phát triển ở trình độ cao của hoạt động thương mại quốc tế hiện nay bên cạnh mục tiêu khai thác lợi thế thương mại của các quốc gia có chi phí sản xuất thấp, ngày càng có nhiều nguyên nhân buộc doanh nghiệp trong nước phải cân nhắc đến quyết định đầu tư ra nước ngoài. Nhà đầu tư quyết định đưa hoạt động sản xuất của mình ra nước ngoài có thể do không cạnh tranh được tại thị trường nội địa hoặc có thể đơn giản là do sự hạn chế của Chính phủ đối với mở rộng quy mô kinh doanh trên thị trường nội địa. Ví dụ điển hình là trường hợp của tập đoàn SK Telecom Hàn Quốc hiện đang chiếm lĩnh 51% thị phần dịch vụ viễn thông tại Hàn Quốc, tuy nhiên, luật pháp Hàn Quốc quy định khống chế sự phát triển thêm thuê bao đối với những trường hợp như SKT, nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập trước sự cạnh tranh của các “đại gia” trên thị trường, và đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến tập đoàn này phải đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, trong đó có S-Fone Việt Nam [41]. Hiện nay, những lĩnh vực là lợi thế của các doanh nghiệp trong nước cũng chính là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp này đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc có thể được xem là một ví dụ điển hình. Mức đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc tăng từ 0,4 tỷ USD thập kỷ 80 lên 2,3 tỷ USD thập kỷ 90, và đã lên tới 35 tỷ USD trong năm
- 3 2004. Trung Quốc hiện đang nổi lên như là một quốc gia đầu tư quốc tế lớn đồng thời cũng là quốc gia thu hút được số lượng đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới. Trong năm 2003, 12 doanh nghiệp của Trung Quốc có mặt trong danh sách 500 tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới. Đến nay, đã có 7.500 doanh nghiệp Trung Quốc thành lập những cơ sở làm ăn ở nước ngoài và nhiều hãng trong số đó rất phát đạt như TCL, Huawi, Haier, Ningbo Bird, D'Long... Có 3 yếu tố thúc đẩy Trung Quốc khuyến khích việc đầu tư ra nước ngoài. Đầu tiên là do dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện đã lên đến hơn 400 tỉ USD và điều này có thể thúc đẩy việc định giá lại đồng nhân dân tệ mà Trung Quốc không mong muốn. Để giảm bớt áp lực, Chính phủ Trung Quốc chủ trương chuyển bớt tư bản ra nước ngoài. Thứ hai là do yêu cầu cấp thiết về dự trữ nguyên liệu để phục vụ cho nền kinh tế đang đạt mức tăng trưởng nhanh. 3 Công ty dầu lửa quốc gia Trung Quốc là Sinopec, Petrochina và CNOOC đã mua cổ phần tại 14 quốc gia Châu Á, Trung Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh. Nguyên nhân cuối cùng là tình hình cạnh tranh khốc liệt ở thị trường Trung Quốc khiến lợi nhuận của các công ty bị sụt giảm nên họ đi tìm lợi nhuận lớn hơn bằng việc đầu tư ra nước ngoài [54]. Một nguyên nhân khác dẫn đến sự gia tăng của đầu tư ra nước ngoài là việc các nhà đầu tư tìm thấy ở việc đưa hoạt động sản xuất ra nước ngoài là một biện pháp hữu hiệu nhằm xâm nhập vào thị trường thế giới mà vẫn tránh được các rào cản thương mại, bao gồm chính sách hạn ngạch và thuế quan. Đặc biệt trong thời gian gần đây, việc Cộng đồng châu Âu (EU), Canada và Hoa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm, hàng hóa của một số nước nhập khẩu vào thị trường của các quốc gia này đã và đang tạo ra một sức ép lớn đối với các quốc gia xuất khẩu các mặt hàng thuộc diện bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Một trong những cách thức để giải quyết vấn đề này là nhà đầu tư đưa dây chuyền sản xuất của mình sang một quốc gia
- 4 chưa bị áp dụng thuế chống bán phá giá để sản xuất và tiếp tục xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường nước ngoài truyền thống. Tập đoàn Haier của Trung Quốc đã xây dựng chiến lược đầu tư vào Hoa Kỳ để củng cố vị thế của tập đoàn tại thị trường Hoa Kỳ và là cách để tránh các vụ kiện chống bán phá giá [42, tr.54-55]. Trung Quốc đã từng bị EU áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng bóng đèn compact. Một số doanh nghiệp sản xuất bóng đèn compact của Trung Quốc như ECO Industry International Inc, đã tìm đến thị trường Việt Nam, xây dựng nhà máy sản xuất và tiếp tục xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU (Công ty này đã thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng, năm 2003, xuất khẩu 80% sản phẩm). Hãng dệt may Dunsky của Thượng Hải đang tìm kiếm cơ hội xây dựng một nhà máy ở miền bắc Việt Nam với lợi thế giá nhân công rẻ hơn 40% so với thị trường nội địa. Tuy nhiên, lý do chính là một môi trường xuất khẩu mặt hàng dệt may tại Việt Nam bị áp dụng ít hơn các biện pháp tự vệ thương mại của các thị trường lớn trên thế giới, trong đó có thị trường Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất của Trung Quốc cũng đang ráo riết đầu tư sang Indonesia để tránh bị áp dụng thuế bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ. Những ưu thế thương mại, ưu đãi đầu tư được thiết lập dành cho các quốc gia thành viên của các liên kết kinh tế khu vực cũng có sức hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầu tư của các quốc gia nằm ngoài liên kết kinh tế. Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc và Trung Quốc đã không che giấu mục đích của họ khi đầu tư vào Việt Nam hoặc các quốc gia trong khu vực ASEAN là nhằm khai thông cửa ngõ cho hoạt động đầu tư của mình với khu vực hợp tác kinh tế này để được hưởng những ưu đãi đối với hàng hóa và dịch vụ có xuất xứ từ các quốc gia thành viên ASEAN, đặc biệt là chính sách thuế xuất nhập khẩu, cũng như những đãi ngộ đối với hoạt động đầu tư giữa các quốc gia
- 5 thành viên. Một trong những ví dụ điển hình là chiến lược kinh doanh của SK Telecom, Huyndai (Hàn Quốc) và TCL (Trung Quốc) tại Việt Nam với mục tiêu sử dụng Việt Nam như “cửa ngõ” hướng tới cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới các quốc gia trong khu vực ASEAN [44]. 1.1.2. Nhu cầu đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài đang được xem là một cách tiếp cận mới để thâm nhập thị trường quốc tế [45]. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm thấy ở thị trường nước ngoài những thuận lợi hơn so với môi trường kinh doanh trong nước để có thể tối đa hóa lợi nhuận. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài cơ sở của hoạt động đầu tư quốc tế, đó là mục tiêu khai thác sự chênh lệch về trình độ lực lượng sản xuất và chi phí sản xuất tại các quốc gia nhận đầu tư để tăng tỷ suất lợi nhuận. Bên cạnh đó, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển trên thế giới và ngay trong khu vực Đông Nam Á, một mức ưu đãi hơn về tài chính hay thủ tục cấp phép cũng có thể là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới việc đưa hoạt động sản xuất của mình ra nước ngoài. Trên thực tế, một số dự án xây dựng nhà máy xi măng lò đứng của Việt Nam đang rất thành công tại Lào, sản phẩm sản xuất ra thậm chí có thể cạnh tranh được với xi măng của Việt Nam và Thái Lan nhập khẩu vào thị trường Lào. Sản phẩm mì ăn liền của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất tại thị trường Nga đã và đang chiếm ưu thế hơn hẳn mì ăn liền của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga và các nước Châu Âu. Tại các quốc gia có sức cạnh tranh kém hơn Việt Nam, nhà đầu tư Việt Nam được hưởng những ưu đãi đầu tư có sức hấp dẫn hơn rất nhiều so với chính sách khuyến khích đầu tư trong nước. Công ty TNHH hóa mỹ phẩm VICO chỉ cần mở tài khoản ở một ngân hàng tại Campuchia và được xác nhận trong tài khoản có 6.000USD là đã
- 6 được cấp phép đầu tư chỉ sau 3 ngày với thời hạn đầu tư 99 năm. Công ty Thương mại và công nghệ T&T đã đưa toàn bộ dây chuyền lắp ráp xe máy và dây chuyền sản xuất hàng điện lạnh tiêu dùng sang Angola với lý do nếu xuất khẩu sang thị trường Angola sẽ rất khó thanh toán, nhưng tiến hành các hoạt động sản xuất tại nước này thì được Chính phủ sở tại rất hoan nghênh với rất nhiều ưu đãi về giá thuê đất rẻ, thời gian miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính kéo dài hàng chục năm [47]. Luật Đầu tư nước ngoài của Peru quy định nguyên tắc đối xử bình đằng giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, không đòi hỏi về tỷ lệ góp vốn, chuyển tiền hoặc chuyển lợi nhuận, khuyến khích lập các khu chế xuất với ưu đãi miễn thuế hải quan và một số loại thuế khác trong vòng 15 năm, đồng thời Chính phủ Peru cũng mở cửa nhiều lĩnh vực trọng điểm như dầu khí, khai khoáng, điện, nước, tài chính ngân hàng và du lịch cho các nhà đầu tư nước ngoài [48]. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nhằm khai thác nguyên liệu thô cũng đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu khí và trồng cao su. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã tham gia vào 7 dự án nước ngoài. PetroVietnam trực tiếp điều hành 2 dự án tại Iraq và Angieria, tham gia 3 dự án tại Malaysia và 2 dự án tại Indonesia; đang giành được quyền lựa chọn sẽ tham gia vào 1 dự án tại Mông Cổ. Tổng trữ lượng dầu khí của các phát hiện từ các hợp đồng đầu tư ra nước ngoài hiện có khoảng 120 triệu mét khối quy dầu, trong đó phần mang về nước (tính theo tỉ lệ PetroVietnam tham gia) khoảng 80 triệu mét khối quy dầu [49]. Ngành cao su đang triển khai một số dự án đầu tư ra nước ngoài lớn tại Lào. Công ty cao su Đăk Lăk đã được cấp phép cho dự án trồng cao su tại Nam Lào với trị giá 32,3 triệu USD. Công ty cổ phần Cao su Việt - Lào cũng đã triển khai dự án phát triển 10.000 ha cao su tại tỉnh Champasak của Lào với tổng trị giá 25,8 triệu USD [50].
- 7 Như vậy, có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của bản thân doanh nghiệp và trên thực tế, hoạt động này cũng không nằm ngoài quy luật của hoạt động đầu tư quốc tế. Điều này đã và đang đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam trong việc xây dựng một chiến lược đầu tư ra nước ngoài phù hợp để khuyến khích và thúc đẩy hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường quốc tế. Chính phủ Việt Nam đã nhận thức và có những động thái nhất định trong việc khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trước khi chính thức ban hành Nghị định 22/1999/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 1999 quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 110/TTg ngày 22 tháng 2 năm 1997 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 1996-2000 đã nêu rõ: “Tăng cường các mối quan hệ song phương; mở rộng hợp tác đa phương; ưu tiên phát triển các mối quan hệ với khối ASEAN và các nước láng giềng; tham gia vào các chương trình phát triển thông tin khu vực, tiểu khu vực và ASEAN; cho phép các doanh nghiệp của ngành thực hiện đầu tư ra nước ngoài khi có cơ hội đầu tư”. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược rõ nét cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và những thành tựu đạt được bước đầu chủ yếu do những nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp mang lại trong công cuộc tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường thế giới. 1.2. KHÁI NIỆM ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI 1.2.1. Khái niệm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu. Đây là một hoạt động đầu tư có thể đem lại cho
- 8 doanh nghiệp trong nước các thị trường và các kênh tiêu thụ mới cho hàng hóa và dịch vụ, các trang thiết bị sản xuất giá rẻ, khả năng tiếp cận với công nghệ mới, sản phẩm, các kỹ năng kinh doanh và quan trọng nhất là nguồn tài chính. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo định nghĩa cổ điển, được định nghĩa là một công ty từ một quốc gia tiến hành đầu tư vật chất để xây dựng một nhà máy tại một quốc gia khác. Trong những năm gần đây, với sự phát triển và thay đổi nhanh chóng trong môi trường đầu tư toàn cầu, định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được mở rộng, bao quát hoạt động đầu tư nhằm thu được lợi ích quản lý lâu dài trong một công ty hoặc doanh nghiệp ở một quốc gia khác. Hoạt động đầu tư này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như trực tiếp mua lại một công ty nước ngoài, xây dựng nhà máy hoặc đầu tư dưới dạng liên doanh hoặc liên kết chiến lược với doanh nghiệp tại quốc gia nhận đầu tư kèm theo việc chuyển giao công nghệ và li-xăng quyền sở hữu trí tuệ. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài với nội dung chính như sau: đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là sự đầu tư với một quan hệ dài hạn phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể thường trú trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hay công ty mẹ) tại một doanh nghiệp trong một nền kinh tế khác không phải là nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp chi nhánh hoặc cơ sở chi nhánh ở nước ngoài). Đầu tư trực tiếp nước ngoài hàm ý nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý, điều hành của doanh nghiệp ở nền kinh tế khác. Sự đầu tư như vậy bao gồm các giao dịch ban đầu và các giao dịch vốn sau đó giữa hai chủ thể và giữa các cơ sở chi
- 9 nhánh ở nước ngoài, cả chi nhánh gắn kết và không gắn kết. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể do các cá thể cũng như các chủ thể kinh doanh thực hiện. Một số quốc gia không căn cứ theo tỷ lệ nắm giữ cổ phần hoặc quyền biểu quyết của một nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp trong nước (thường là 10%) để xác định hình thức đầu tư trực tiếp mà căn cứ vào sự kết hợp của một số các yếu tố như: Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp; Sự can thiệp của nhà đầu tư nước ngoài vào việc bổ nhiệm các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp; Việc cung cấp các thông tin công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài; Việc cung cấp các khoản vay dài hạn của nhà đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp hơn thị trường [60, page 8]. Theo Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, hoạt động đầu tư có nội dung khá rộng: tất cả các đầu tư trên lãnh thổ của một bên do các công dân của bên kia sở hữu và kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, bao gồm các hình thức: (i) một công ty hoặc một doanh nghiệp; (ii) cổ phần, cổ phiếu và các hình thức góp vốn khác, trái phiếu, giấy ghi nợ và các quyền lợi đối với các khoản nợ dưới các hình thức khác trong công ty; (iii) các quyền theo hợp đồng như quyền theo hợp đồng chìa khoá trao tay, hợp đồng xây dựng hoặc hợp đồng quản lý, các hợp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn