Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp và thực trạng tại tỉnh Tây Ninh
lượt xem 17
download
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về hợp tác xã nông nghiệp và thực trạng pháp luật về Hợp tác xã, thực tiễn hoạt động của HTX nông nghiệp tại Việt Nam, cụ thể tại địa bàn tỉnh Tây Ninh. Phân tích, làm rõ những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân. Từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện Luật Hợp tác xã và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng ở Việt Nam, cụ thể tại tỉnh Tây Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp và thực trạng tại tỉnh Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM HUỲNH HOA THIÊN LÝ PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG TẠI TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM HUỲNH HOA THIÊN LÝ PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG TẠI TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ TRÍ HẢO Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Huỳnh Hoa Thiên Lý là học viên lớp Cao học Khóa 28 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp và thực trạng tại tỉnh Tây Ninh”(Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Tác giả luận văn HUỲNH HOA THIÊN LÝ HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, PHỤ LỤC TÓM TẮT LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................ 3 3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: .............................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 4 4.2.1. Về không gian ..................................................................................... 4 4.2.2. Về thời gian: ........................................................................................ 5 5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................................................................... 6 8. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP ......... 7 1.1. Khái quát về Hợp tác xã nông nghiệp ................................................. 7 1.1.1. Khái niệm của Hợp tác xã ................................................................. 7 1.1.2. Đặc điểm của Hợp tác xã theo pháp luật Việt Nam ........................ 8 1.1.3. Các giá trị và nguyên tắc hoạt động của Hợp tác xã ..................... 10 1.1.3.1. Các giá trị của Hợp tác xã ............................................................ 10 1.1.3.2. Các nguyên tắc hoạt động của Hợp tác xã .................................. 11 HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 1.1.4. Vai trò của Hợp tác xã trong phát triển nông nghiệp, nông thôn 13 1.1.4.1. Vai trò của Hợp tác xã đối với thành viên .................................. 13 1.1.4.2. Vai trò của Hợp tác xã đối với nông nghiệp ............................... 14 1.2. Lịch sử phát triển mô hình Hợp tác xã và pháp luật Hợp tác xã ở Việt Nam ......................................................................................................................... 15 1.2.1. Giai đoạn trước khi ban hành Luật Hợp tác xã năm 2003 .......... 15 1.2.2. Giai đoạn sau khi ban hành Luật Hợp tác xã năm 2003 .............. 23 1.2.3. Giai đoạn sau khi ban hành Luật HTX năm 2012 ........................ 24 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Hợp tác xã nông nghiệp ................................................................................................................................. 25 1.4. Kinh nghiệm hoạt động của mô hình Hợp tác xã trên thế giới ....... 28 1.4.1. Thực trạng phát triển Hợp tác xã ở một số nước Châu Âu ......... 28 1.4.2. Thực trạng phát triển Hợp tác xã tại một số nước ở Châu Á – Thái Bình Dương ............................................................................................................ 29 1.4.2.1. Tại Nhật Bản .................................................................................. 30 1.4.2.2. Tại Thái Lan .................................................................................. 31 Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP, THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG Ở VIỆT NAM, CỤ THỂ TẠI TỈNH TÂY NINH ....................................................................................................................... 35 2.1. Thực trạng pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp và những hạn chế, bất cập, nguyên nhân ................................................................................................... 35 2.1.1. Thực trạng pháp luật và những hạn chế, bất cập ......................... 35 2.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 38 2.2. Thực trạng hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tại Việt Nam ... 39 2.3. Thực trạng hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Tây Ninh hiện nay ................................................................................................................... 43 HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................... 50 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM, CỤ THỂ TẠI TỈNH TÂY NINH ............................................................................................................. 52 3.1. Định hướng chung hoàn thiện pháp luật về hợp tác xã ở Việt Nam52 3.2. Hoàn thiện Luật Hợp tác xã và các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ........................................................................................ 52 3.2.1. Hoàn thiện Luật Hợp tác xã nhằm thúc đẩy phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ............................................................................................................ 52 3.2.1.1. Về quyền, nghĩa vụ của Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã ......... 52 3.2.1.2.Giới hạn tỷ lệ góp vốn điều lệ không quá 20% ............................ 53 3.2.1.3. Điều kiện trở thành thành viên của Hợp tác xã ......................... 53 3.2.1.4. Quy định về sáng lập viên ............................................................. 53 3.2.1.5. Quy định số lượng đại biểu tham dự đại hội thành viên ........... 54 3.2.1.6.Quy định điều kiện tiêu chuẩn của giám đốc (tổng giám đốc) Hợp tác xã nông nghiệp ................................................................................................. 54 3.2.2. Hoàn thiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp phát triển, phù hợp bản chất (tránh bao cấp), nhu cầu, trình độ của tổ chức hợp tác xã và phù hợp với khả năng nguồn lực của Nhà nước ............................................ 55 3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...................................................................... 55 3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về Hợp tác xã 57 3.3. Các giải pháp cụ thể cần triển khai ở Tây Ninh ............................... 59 Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................... 62 KẾT LUẬN ................................................................................................. 63 DANH MỤC TÀI LIỆU ................................................................................. HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO A. Danh mục văn bản pháp luật: .................................................................. B. Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................... HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT XHCN: Xã hội chủ nghĩa CNXH: Chủ nghĩa xã hội QLNN: quản lý nhà nước GTVT: Giao thông vận tải HTX: Hợp tác xã NTM: Nông thôn mới QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân THT: Tổ hợp tác TTCN: Tiểu thủ Công nghiệp UBND: Ủy ban nhân dân KTTT: Kinh tế tập thể NGOs: Tổ chức phi chính phủ JCCU: liên hiệp hợp tác xã tiêu dùng TV: thành viên NN&PTNT: nông nghiệp và phát triển nông thôn HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, PHỤ LỤC Biểu đồ 2. 1 Phân bố các hợp tác xã nông nghiệp của các vùng kinh tế ........41 Biểu đồ 2. 2 Phân bổ các HTX trên địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh Tây Ninh ...............................................................................................................................43 Biểu đồ 2. 3 Biến động số lượng thành viên HTX nhiệm kỳ 2013 - 2018 ........47 Phụ lục 1: Phân loại các HTX đến tháng 9 năm 2018 Phụ lục 2: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2003-2018. Bảng phỏng vấn nông hộ HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO TÓM TẮT Phát triển Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp là mô hình ra đời sớm nhất của khu vực kinh tế tập thể, Hợp tác xã nông nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Trãi qua nhiều biến động trong công cuộc đổi mới, cải cách nền kinh tế đất nước, đặc biệt định hướng phát triển kinh tế thị trường, do chậm thích nghi nên các Hợp tác xã nông nghiệp đang gặp phải rất nhiều khó khăn để duy trì hoạt động sản xuất. Mặc dù đã có sự cải thiện về lượng và chất nhưng chưa đồng đều giữa các lĩnh vực, vùng miền, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa và thị trường. Chính sách hỗ trợ Hợp tác xã ban hành nhiều nhưng thiếu nguồn lực để thực hiện và rất ít các Hợp tác xã tiếp cận được các chính sách đó. Phần lớn Hợp tác xã nông nghiệp quy mô sản xuất nhỏ, chưa tiếp cận thị trường. Nhiều Hợp tác xã vẫn trong tình trạng “bình mới, rượu cũ”, mô hình Hợp tác xã cũ còn nặng nề, còn mang nặng tính bao cấp, trong khi Hợp tác xã kiểu mới chưa đáp ứng yêu cầu, công tác quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã nông nghiệp còn chồng chéo. Để có thể tìm ra được các vấn đề nêu trên cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn, phân tích, đánh giá, tổng hợp và phương pháp so sánh. Trên cơ sở dữ liệu điều tra xã hội học được thực hiện tại tỉnh Tây Ninh, tác giả đã có thêm cơ sở để nhận xét và đánh giá về việc áp dụng pháp luật Hợp tác xã trong mô hình Hợp tác xã nông nghiệp. Cuối cùng, tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về Hợp tác xã và nâng cao hoạt động mô hình Hợp tác xã nông nghiệp đạt hiệu quả hơn trong giai đoạn tới. Các từ khóa: Hợp tác xã, Hợp tác xã nông nghiệp, Luật Hợp tác xã HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO ABSTRACT Development of an agricultural cooperative is the earliest model of the collective economic sector. The agricultural cooperative plays a pivotal role in Vietnam's agricultural development. Overcoming many changes in the renovation and reforming of the national economy, especially the orientation of developing a market economy, due to slow adaptation, agricultural cooperatives are facing a lot of difficulties to maintain. maintain production activities. Although there has been an improvement in quantity and quality, it is uneven among sectors and regions, failing to meet the requirements of commodity production and the market. Policies to support cooperatives are issued but there is a lack of resources to implement and very few cooperatives have access to those policies. Most of agricultural cooperatives are small- scale production and do not have market access. Many cooperatives are still in the situation of "new bottles and old wine", the old model of cooperatives is still heavy and still heavily subsidized, while new cooperatives have not met the requirements and management. The state for agricultural cooperatives is still overlapping. In order to find out the above issues as well as complete solutions, the author has used the method of interview, analysis, evaluation, synthesis and comparison method. Based on the sociological survey database conducted in Tay Ninh province, the author has more bases to comment and evaluate the application of the law of cooperatives in the model of industrial cooperatives. Finally, the author has made a number of proposals to improve the legal provisions on cooperatives and improve the operation of the model of agricultural cooperatives more effectively in the coming period. HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia, ngay cả ở những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam. Chủ trương này được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trong nhiều Nghị quyết của Đảng. Từ năm 1996 đến năm 2012, Luật HTX đã được ban hành và sửa đổi 3 lần cho phù hợp với thực tiễn sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Có thể thấy rằng sự phát triển của phong trào HTX hội tụ nhiều lợi ích, đáp ứng được các nhu cầu kinh tế, xã hội và văn hóa của xã viên. Xã viên tham gia vào HTX để tiết kiệm chi phí, gia tăng giá trị và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm làm ra hoặc để có việc làm ổn định. HTX là một phương tiện thiết thực nhằm huy động các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, đồng thời đóng góp lớn trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là ở khu vực nông thôn. Sau khi triển khai Luật HTX năm 2012, Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, nhìn chung các HTX thành lập mới hay chuyển đổi đều tổ chức theo đúng nguyên tắc tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu thực tế của thành viên. Trong thời gian qua, nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ HTX nông nghiệp đã được ban hành, đóng góp vào sự phát triển của HTX nông nghiệp ở Việt Nam nói chung, cụ thể ở tỉnh Tây Ninh nói riêng. HTX ngày càng có vai trò quan trọng đối với thành viên trong việc cung cấp vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và dịch vụ nông nghiệp (thủy lợi, làm đất…)1. Nhiều mô hình HTX hoạt động hiệu quả, giúp thành viên tổ chức sản xuất và cạnh tranh tốt hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1 Trong số các HTX nông nghiệp cả nước hiện có 80% HTX làm dịch vụ thủy lợi; 30% số HTX làm dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón; 97% HTX làm dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; 11% số HTX nông nghiệp làm dịch vụ điện; dịch vụ giống cây trồng 53%; dịch vụ làm đất bằng máy 20%; dịch vụ thú y 21%. HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 2 Cả nước thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong các giải pháp thực hiện tái cơ cấu có giải pháp phát triển HTX nông nghiệp và thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình. Mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo thuận lợi cho HTX nông nghiệp hợp tác, liên doanh với doanh nghiệp và hộ nông dân; thế nhưng, số HTX có liên kết với doanh nghiệp còn rất ít. Doanh nghiệp có nhu cầu liên kết với nông dân thông qua HTX, nhưng khó tìm thấy HTX hoạt động hiệu quả để kí hợp đồng liên kết. Phát triển HTX nông nghiệp trong thời gian qua còn có nhiều tồn tại. Bên cạnh một số ít HTX hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cho HTX và các thành viên, đa phần các HTX còn lại hoạt động kém hiệu quả. Tính đến hết ngày 30/6/2019, cả nước đã có 14.502 HTX nông nghiệp, trong đó có 55% hoạt động hiệu quả (trước năm 2015 chỉ có khoảng 15% tổng số HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả) 2. Theo đó, đã giải thể 3.600 đơn vị, chỉ còn 600 HTX yếu kém đang đợi giải thể hoặc cải tổ trong thời gian tới. Nhiều HTX nông nghiệp gặp khó khăn trong chuyển đổi tổ chức và hoạt động theo Luật HTX 2012 (Bộ NN&PTNT, 2014). Bên cạnh những kết quả đạt được, việc tuyên truyền phổ biến Luật Hợp tác xã năm 2012 cũng như pháp luật về HTX vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định; một số quy định chưa phù hợp với đặc thù riêng về tổ chức bộ máy, sản xuất kinh doanh dịch vụ của các HTX nông nghiệp; một số cơ chế chính sách chưa được hướng dẫn cụ thể nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ HTX đã được ban hành nhiều nhưng thiếu nguồn nhân lực để thực hiện; chỉ mội số ít các HTX tiếp cận được các chính sách, hỗ trợ về tín dụng, đất đai, hạ tầng sản xuất, phong trào HTX chậm phát triển, năng lực nội tại của nhiều HTX còn yếu kém, thiếu nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh, công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp còn chồng chéo... Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức về vai trò, giá trị và bản chất của mô hình HTX kiểu mới ở một số nơi còn chưa thống nhất, dẫn đến công tác quản lý, ban hành cơ chế, chính sách, tư vấn, hỗ trợ…chưa trọng tâm, chưa đúng, chưa đi vào cuộc sống của các HTX và người dân. Vì vậy, cấp thiết cần có những công trình nghiên cứu nghiêm túc và toàn diện về những vấn đề pháp lý thông thoáng cho các HTX thành lập và hoạt động hiệu quả, việc phân tích của luận văn là cần thiết và là cơ sở góp phần hoàn thiện pháp luật HTX, bổ sung các chính sách, giải pháp phát triển 2 Thành Chung-Đỗ Hương, 2019, tuyengiao.vn>hieu qua kinh te kieu moi-12298 HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 3 các HTX nông nghiệp trong giai đoạn tới. Mặt khác, việc nghiên cứu chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định về thành lập, hoạt động của HTX nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Tây Ninh nói riêng. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có rất nhiều nghiên cứu quan tâm đến hoạt động HTX nông nghiệp dưới góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu pháp luật về HTX nông nghiệp vẫn còn ít, mang tính chung nhất được đề cập đến trong một số luận văn, bài báo, hội nghị tiêu biểu như sau: - Những vấn đề pháp lý về đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp tập thể, Luận văn Cao học của Nguyễn Đức Long, 1996. - Chế độ pháp lý xã viên HTX – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Cao học Luật của Nguyễn Thị Ngọc Hà, 1997. - Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong quá trình chuyển đổi HTX, Luận văn Cao học của Hoàng Thị Vịnh, 1999. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tham gia vào HTX trong xây dựng nông thôn mới tại Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của Lê Văn Tuyển (2015) Trường Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động HTX nông nghiệp tỉnh An Giang, Luận văn Cao học của Hà Thị Thu Hà (2017) Trường Đại học Cần Thơ. - Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động HTX nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Luận văn Cao học của Huỳnh Kim Nhân (2017) Trường Đại học Trà Vinh. - Hoàng Vũ Quang: Phát triển HTX nông nghiệp, Hiện trạng, khó khăn và giải pháp. Bài trình bày tại Hội thảo “HTX và các tổ chức kinh tế hợp tác khác trong lĩnh vực nông nghiệp” tại Hà Nội, ngày 20-21/5/2015 do Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Kế hoạch và đầu tư; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức. - Nguyễn Tiến Định: Thực trạng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp vùng Tây Bắc trong xây dựng nông thôn mới. Bài Trình bày tại Hội thảo “Thực trạng hoạt động của hTX nông nghiệp các tỉnh vùng Tây Bắc trong xây dựng nông thôn mới” tại Hòa Bình, ngày 15/12/2015 do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức. HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 4 3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về hợp tác xã nông nghiệp và thực trạng pháp luật về Hợp tác xã, thực tiễn hoạt động của HTX nông nghiệp tại Việt Nam, cụ thể tại địa bàn tỉnh Tây Ninh. Phân tích, làm rõ những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân. Từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện Luật Hợp tác xã và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng ở Việt Nam, cụ thể tại tỉnh Tây Ninh. - Luận văn sẽ làm rõ một số vấn đề lý luận, những quy định của pháp luật về HTX. - Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của mô hình HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; kết quả đạt được; tìm ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. - Đề ra các giải pháp, chính sách bổ sung để nâng cao hoạt động của HTX, HTX nông nghiệp trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về hoạt động của HTX nông nghiệp tại Việt Nam và cụ thể tại tỉnh Tây Ninh. Về pháp luật Luận văn tập trung nghiên cứu Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối tượng khảo sát của luận văn là các HTX nông nghiệp, hộ gia đình chuyên sản xuất nông nghiệp có tham gia hoặc không tham gia vào mô hình HTX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, từ năm 2013 đến nay. Từ đó, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng quyết định sự tham gia của người dân vào mô hình HTX, THT và các HTX thuộc lĩnh vực khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4.2.1. Về không gian Luận văn tập trung nghiên cứu các mô hình HTX nông nghiệp, chủ yếu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Các dữ liệu, thông tin của luận văn được thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn, từ các thông tin chung từ quốc tế, trong nước và tỉnh Tây Ninh. HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 5 4.2.2. Về thời gian: Những thông tin thứ cấp dùng để phân tích đề tài được thu thập từ các báo cáo của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh từ năm 2013 đến nay. Những số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn 150 hộ gia đình trong 02 tháng, từ tháng 11/2019 đến tháng 12/2019. Để đánh giá phong trào phát triển của các HTX nông nghiệp ở các địa phương, các thông tin, số liệu sẽ được thu thập trong thời gian 05 năm (2013-2019). Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ HTX nông nghiệp được nghiên cứu, đánh giá là các chính sách còn hiệu lực tại thời điểm 2013. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp có những đặc điểm và vai trò gì? Mô hình HTX vận hành và hoạt động trên thế giới như thế nào? - Pháp luật HTX nông nghiệp được quy định như thế nào tại Việt Nam? - Thực trạng hoạt động HTX nông nghiệp Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh diễn ra như thế nào? Những khó khăn, bất cập, nguyên nhân là gì? - Cần hoàn thiện pháp luật và bổ sung những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trong thời gian tới? 6. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để hoàn thành luận văn bao gồm: Thứ nhất, phương pháp phân tích, diễn giải: Phương pháp này được sử dụng nhiều tại Chương 1 và Chương 3 của luận văn. Phương pháp này dùng để phân tích tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật, các nghiên cứu có liên quan. Thứ hai, phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhiều tại Chương 2, Chương 3. Phương pháp này được sử dụng khi phân tích các quy định của pháp luật về HTX; phân tích các phiếu điều tra bằng bảng hỏi. Qua kết quả phân tích, tiến hành đánh giá và tổng hợp những ưu điểm, khó khăn, hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật về HTX. Thứ ba, phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2 để thu thập dữ liệu, thông tin hoạt động của HTX nông nghiệp tại tỉnh Tây Ninh. Tác giả phát phiếu lấy ý kiến 29 đơn vị (trong đó có 01 liên minh HTX, 7 cơ HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 6 quan QLNN về HTX cấp huyện, 01 thị xã, 20 UBND xã và các HTX nông nghiệp) để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như sự phát triển của HTX nông nghiệp. Từ đó tiến hành phân tích các thông tin, số liệu thống kê, số liệu điều tra liên quan đến hoạt động của các HTX nông nghiệp. Việc phân tích cũng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX nông nghiệp. Thứ tư, các phương pháp khác: phương pháp chứng minh, đánh giá, logic… cũng được sử dụng trong luận văn. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của đề tài, trước hết sẽ góp phần bổ sung, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX tại địa phương. Ngoài ra, luận văn cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo ở một mức độ nhất định cho hoạt động nghiên cứu và học tập pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan về Hợp tác xã nông nghiệp. Chương 2: Hợp tác xã nông nghiệp - thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Chương 3: Kiến nghị về hoàn thiện Luật Hợp tác xã nông nghiệp và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp ở Việt Nam và tại địa bàn tỉnh Tây Ninh. HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 1.1. Khái quát về Hợp tác xã nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm của Hợp tác xã Có nhiều định nghĩa về HTX được sử dụng. Thứ nhất đó là định nghĩa về HTX được Liên minh HTX Quốc tế (ICA) và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm phát triển HTX trên thế giới trong gần 200 năm qua, đó là: “HTX là tổ chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ”.3 Tại Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 1987 đưa ra định nghĩa “HTX là một doanh nghiệp do người sử dụng sở hữu, người sử dụng kiểm soát và phân bổ lợi ích dựa trên tỷ lệ sử dụng”.4 Philipin có khái niệm HTX như sau: “HTX là tổ chức được đăng ký, tập hợp những người dân có cùng lợi ích, những người cùng nhau tham gia một cách tự nguyện để đạt được nhu cầu kinh tế và xã hội chung hợp pháp, đóng góp vốn bình đẳng và chấp nhận chia sẽ những rủi ro và lợi ích công bằng theo đúng nguyên tắc HTX quốc tế”.4 Thái Lan xác định HTX: “là một nhóm người mà cùng nhau triển khai các hoạt động, hỗ trợ nhau và được đăng ký theo Luật”. Inđônêxia xác định: “HTX là tổ chức kinh tế - xã hội của người dân có tư cách pháp nhân hoặc thể nhân. HTX là một phần trong khu vực kinh tế để nâng cao mức sống của người dân; giúp dân chủ hóa nền kinh tế quốc dân; là một phần kinh tế chủ đạo của người dân Inđônêxia; là một công cụ cho các tổ chức quần chúng theo đúng nền kinh tế quốc dân ổn định và thúc đẩy sự thống nhất của người dân, tổ chức quản lý nền kinh tế”5 Tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật HTX năm 2012 thì “HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 3 https://www.ilo.org/global/topics/cooperratives/lang--en/index.htm 4 Lược dịch ICA.COOP, Khái niệm Hợp tác xã theo quan điểm của Quốc tế và Việt Nam, http://www.vapcf.org.vn/modules.php?name=News&op=newsdetail&catid=15&subcatid=14&id=6676, truy cập ngày 15/03/2020. 5 Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, 2019, Kinh nghiệm quốc tế về phát triển mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã. HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 8 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX”6. Định nghĩa này cũng thể hiện các nguyên tắc hoạt động của HTX. 1.1.2. Đặc điểm của Hợp tác xã theo pháp luật Việt Nam Không giống như các loại hình kinh tế khác, HTX là một tổ chức kinh tế tập thể được thành lập nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh. Dựa trên khái niệm, chúng ta có thể nhận thấy HTX có những đặc điểm sau: Thứ nhất, HTX là tổ chức kinh tế tập thể được thành lập nhằm phục vụ lại cho chính lợi ích chung của các thành viên, trong quá trình hoạt động thể hiện hai đặc tính là vừa hoạt động mang tính kinh doanh, vừa mang tính xã hội. Đặc điểm này thể hiện bản chất đặc thù của HTX hoàn toàn khác với các loại hình doanh nghiệp. Bởi lẽ, sứ mệnh quan trọng nhất của HTX không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà nhằm tối đa hóa lợi ích trước mắt và lâu dài của thành viên bằng cách đáp ứng nhu cầu chung của thành viên về sản phẩm, dịch vụ và tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho thành viên đơn lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường. Thứ hai, HTX là một tổ chức kinh tế mang tính tập thể được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc hợp tác, tự nguyện, bình đẳng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng pháp luật, các nhà làm luật khẳng định HTX hiện tại và tương lai là không phải một tổ chức kinh tế thông thường, mà là tổ chức kinh tế mang đậm tính tập thể. Trong thực tế, HTX được thành lập hoạt động theo nhiều ngành, nghề khác nhau, để huy động nguồn vốn lớn đòi hỏi số lượng thành viên của HTX đa phần là rất đông. Từ đó, có thể nhận thấy tính tập thể, tính bình đẳng không phân biệt vốn nhiều hay ít khi tham gia biểu quyết, đó là sự khác biệt so với mô hình doanh nghiệp. Thứ ba, để thành lập HTX theo Luật Việt Nam cần có từ bảy thành viên trở lên, đây là đặc điểm cơ bản trong quá trình thành lập. Thành viên HTX có thể là cá nhân, hộ gia đình và cũng có thể là pháp nhân. Trong đó, nếu là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nếu là hộ gia đình thì phải có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. 6 Khoản 1, Điều 3, Luật Hợp tác xã năm 2012 HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
- GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 9 Thứ tư, HTX hoạt động dựa trên nguồn vốn góp của thành viên nhưng cũng có thể có một loại vốn đặc thù là vốn từ sự trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước hay tổ chức, cá nhân. Sự tác động của nhà nước vào doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện thông qua cơ chế ưu đãi đầu tư có điều kiện cho doanh nghiệp khi đầu tư, kinh doanh tại địa bàn ưu đãi đầu tư và ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Đối với HTX, các chính sách hỗ trợ của nhà nước Việt Nam dành cho HTX được xác định rõ ngay từ đầu trong Luật HTX năm 2012. Cụ thể HTX đã được nhà nước hỗ trợ trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, trong hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, trong hoạt động ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX cũng như tạo điều kiện cho HTX tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội, trong việc thành lập mới HTX. Thứ năm, HTX thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, theo lao động và theo góp vốn. Như vậy, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập của HTX được phân phối để trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ tối thiểu 20% trên thu nhập, trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ tối thiểu 5% trên thu nhập cũng như trích lập các quỹ khác do Đại hội thành viên quyết định. Sau khi trích lập quỹ còn lại sẽ được phân phối cho thành viên chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm. Thứ sáu, HTX có tư cách pháp nhân. HTX là một pháp nhân thương mại, hội đủ các điều kiện của một pháp nhân theo quy định tại Điều 74 Bộ Luật dân sự năm 2015. HTX là chủ thể độc lập trong các quan hệ dân sự, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của HTX phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn khác của HTX, cụ thể như sau: HTX là tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của Luật HTX. HTX được thành lập dưới sự tự nguyện thành lập của các sáng lập viên thông qua hội nghị thành lập hợp tác xã. HTX có điều lệ, có tên, biểu tượng riêng của HTX và có đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi chính thức đi vào hoạt động. HTX có cơ cấu tổ chức như cơ cấu tổ chức của một pháp nhân, có cơ quan điều hành, có điều lệ theo quy định của pháp luật. HTX có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Tài sản của HTX không chỉ là tiền (vốn góp, vốn huy động, vốn HVTH : Huỳnh Hoa Thiên Lý MSHV: 7701280733A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn