Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là xây dựng luận cứ khoa học và hình thành mô hình lý thuyết cho việc điều chỉnh pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- PHAN THỊ THÀNH DƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ Mà SỐ : 62.38.50.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS.TRẦN ðÌNH HẢO TP.HỒ CHÍ MINH -2010
- LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan luận án này là công trình do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần ðình Hảo. NGHIÊN CỨU SINH Phan Thị Thành Dương
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APA Thỏa thuận trước giá giao dịch (Advanced Pricing Agreement/ Arrangement) DTA Hiệp ñịnh tránh ñánh thuế 2 lần (Double Taxaxtion Agreement) FDI ðầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GTGT Giá trị gia tăng MNE(s)/ MNC(s) Công ty ña quốc gia (Multinational Enterprise(s)/ Multinational Company(es)) Nð Nghị ñịnh OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển (Organizations for Economic Co-oporation kinh tế and Development) TN Thu nhập TNC(s) Công ty xuyên quốc gia (Transfer National Company(es)) TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Thông tư TTðB Tiêu thụ ñặc biệt UN (United Nations) Liên hiệp quốc UNCTAD Diễn ñàn Liên Hiệp quốc về (United Nations Conference on Trade and thương mại và phát triển Development) XK-NK Xuất khẩu – nhập khẩu
- MỤC LỤC LỜI NÓI ðẦU _____________________________________________ 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ ______ 17 1.1 Khái luận về chuyển giá _______________________________ 17 1.1.1 Yếu tố quyết ñịnh hình thành hành vi chuyển giá_____________ 17 1.1.2 Khái niệm chuyển giá __________________________________ 21 1.1.3 ðặc trưng của chuyển giá _______________________________ 28 1.1.4 Tác ñộng của chuyển giá và yêu cầu ñiều chỉnh bằng pháp luật__ 33 1.2 Những vấn ñề chung về pháp luật về kiểm soát chuyển giá __ 36 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về kiểm soát chuyển giá trên thế giới__________________________________________ 36 1.2.2 Khái niệm pháp luật về kiểm soát chuyển giá________________ 40 1.2.3 Quan hệ pháp luật về kiểm soát chuyển giá _________________ 43 1.2.4 Các yếu tố xác ñịnh hành vi chuyển giá – cơ sở hình thành quan hệ pháp luật về kiểm soát chuyển giá ________________________ 54 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM______________ 69 2.1 Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam ________________________________ 69 2.1.1 Cơ sở hình thành hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam __________ 69 2.1.1.1ðiều kiện kinh tế xã hội: _______________________________ 69 2.1.1.2ðiều kiện pháp lý và trình ñộ quản lý _____________________ 75 2.1.2 Quá trình ñịnh hình và phát triển những quy phạm pháp luật kiểm soát chuyển giá _______________________________________ 76 2.2 Cơ sở pháp lý ñiều chỉnh kiểm soát chuyển giá ở Việt nam - một số vấn ñề ñặt ra ______________________________________ 84 2.2.1 ðối tượng bị kiểm soát: ________________________________ 85
- 2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về kiểm soát chuyển giá._______________________________________ 98 2.2.3 Quy trình kiểm soát chuyển giá _________________________ 107 2.2.4 Xử lý vi phạm _______________________________________ 122 2.3 Tình hình áp dụng pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam ______________________________________________ 124 2.3.1 Thực tiễn pháp lý ____________________________________ 124 2.3.2 ðánh giá chung ______________________________________ 128 CHƯƠNG 3 THIẾT LẬP CƠ SỞ CHO VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM 1134 3.1 Các lợi ích cần ñược bảo ñảm khi xây dựng pháp luật về kiểm soát chuyển giá ____________________________________________ 134 3.1.2 Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước ____________________ 135 3.1.3 Bảo vệ quyền và lợi ích chính ñáng của các chủ thể liên quan ___ 136 3.1.4 ðảm bảo môi trường kinh doanh bình ñẳng, lành mạnh________ 137 3.2 Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chuyển giá: ____ 139 3.2.1 ðiều chỉnh phù hợp với ñặc tính của giao dịch chuyển giá: _____ 139 3.2.2 ðảm bảo mối tương quan với các quy phạm pháp luật khác ____ 142 3.3 Cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện nội dung pháp luật về kiểm soát chuyển giá ____________________________________________ 147 3.3.1 ðịnh danh chế ñộ pháp lý về chuyển giá ___________________ 147 3.3.2 Xây dựng bộ thuật ngữ phục vụ cho việc hoàn thiện cơ chế pháp lý về kiểm soát chuyển giá:____________________________________ 150 3.3.3 Cấu thành cơ bản của pháp luật về kiểm soát chuyển giá _______ 153 3.4 Cơ chế pháp lý ñảm bảo thực thi pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt nam____________________________________________ 190 3.4.1 Thiết lập quan hệ giữa Hiệp ñịnh tránh ñánh thuế hai lần (DTA) và vấn ñề kiểm soát chuyển giá trong giao dịch giữa các bên liên kết xuyên biên giới _____________________________________________ 190 3.4.2 Hình thành bộ phận chuyên quản về chuyển giá______________ 193 3.4.3 Xây dựng cơ chế phối hợp và bảo vệ quyền lợi của các chủ thể bị ảnh hưởng bởi chuyển giá____________________________________ 199 2
- 3.4.4 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát chuyển giá ________________________________ 203 3.4.5 Thiết lập cơ sở dữ liệu so sánh giá thị trường ________________ 207 3.4.6 Xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp về chuyển giá _________ 208 KẾT LUẬN ______________________________________________ 213 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3
- LỜI NÓI ðẦU I. LÝ DO NGHIÊN CỨU ðỀ TÀI Bước vào giai ñoạn hội nhập và mở cửa, biên giới kinh tế không còn là rào ngăn cách quá trình lưu chuyển hàng hoá, vốn, tiền tệ; biên giới chính trị trong nhiều trường hợp cũng không còn mang ý nghĩa trong việc ñịnh biên thị trường.[98;6] Nhưng lợi ích kinh tế và chủ quyền của các nước vẫn là ñiểm mấu chốt ñể ñảm bảo duy trì quyền lực chính trị ở từng quốc gia. Vì lẽ ñó, quyền lợi của nhà nước ở góc ñộ thuế vẫn sẽ mâu thuẫn với quyền lợi của các chủ thể khác trong xã hội, do nhà nước thực hiện ñiều tiết thuế ñối với các quan hệ tạo lợi ích nhằm tạo lập nguồn thu ngân sách nhà nước. ðiều tiết thuế là yếu tố làm giảm lợi ích của ñối tượng nộp thuế, nhưng là cơ sở tạo lập nguồn thu chủ yếu cho ngân sách quốc gia. Việc mở cửa của mỗi quốc gia kéo theo xung ñột trong việc thu hút ñầu tư, do mức ñộ ñầu tư càng lớn thì khả năng mang lại nguồn lợi cho quốc gia ñó càng cao. Lợi ích ñó không chỉ ñược xem xét ở khía cạnh vật chất mà còn ở khía cạnh ñảm bảo giải quyết các vấn ñề xã hội khác như tạo việc làm, giáo dục, công nghệ v.v. Chính vì vậy, việc thu hút ñầu tư, kích thích tăng trưởng ñã làm xuất hiện các chính sách ưu ñãi, hỗ trợ của nhà nước sở tại dành cho nhà ñầu tư. ðặc biệt là những ưu ñãi về thuế ảnh hưởng trực tiếp ñến quá trình phân phối lợi ích. Sự khác biệt trong chính sách ưu ñãi, hỗ trợ là cơ sở cho phép hình thành các thủ thuật nhằm hưởng lợi một cách tối ưu từ việc chuyển hóa quyền sở hữu lợi ích từ chủ thể này sang chủ thể khác . Chuyển giá (transfer pricing), là một thủ thuật có thể làm gia tăng lợi ích của chủ thể kinh doanh nhưng không xuất phát từ quá trình tạo ra lợi ích, ñang ngày càng ñược sử dụng phổ biến trong nhiều giao dịch giữa các chủ thể có quan hệ liên kết. Gia tăng lợi ích không do sự hình thành giá trị mới, nên chuyển giá có thể làm thiệt hại ñến lợi ích của các chủ thể khác do lợi ích ñó ñược chuyển sang cho chủ thể khác hưởng lợi từ chuyển giá. Vì thế, nhiều 4
- quốc gia ñã hình thành việc ñiều chỉnh pháp luật về chuyển giá ñể bảo vệ lợi ích chính ñáng của các chủ thể liên quan và thiết lập lại trật tự quản lý nhà nước ñối với các giao dịch bị chuyển giá làm sai lệch. Hơn hai mươi năm qua, Việt Nam thực hiện chính sách thu hút ñầu tư và công nhận nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu với nhiều thành tựu quan trọng.1 Bên cạnh những mặt ñạt ñược thì trong ñó cũng tồn tại nhiều thách thức. Thách thức ñến từ sự vận ñộng không ngừng của các chính sách vĩ mô của nhà nước, sự ña dạng của các nguồn vốn ñầu tư, của nhiều loại hình sở hữu và sự mới mẻ trong hoạt ñộng quản lý.[56;4] Hành vi chuyển giá nhằm phân phối lại lợi ích theo hướng có lợi cho nhà ñầu tư theo ñó cũng xuất hiện tại Việt Nam cùng với các dòng chuyển dịch vốn, chuyển thu nhập và thanh toán thông qua giá cả hình thành trong các giao dịch. Pháp luật ñiều chỉnh ñối với giao dịch có dấu hiệu chuyển giá ở Việt Nam ñược thai nghén và ra ñời vào năm 1997, khi mà hoạt ñộng ñầu tư nước ngoài ñang ở thời kỳ ñầu mới mẻ nhưng sôi ñộng, hoạt ñộng ñầu tư trong nước cũng ñã ñược tạo hành lang pháp lý ñể hình thành và phát triển. Cùng với thời gian, chuyển giá ngày càng trở nên thông dụng trong nhiều giao dịch ñược thực hiện giữa các chủ thể liên kết ở Việt Nam. Thực hiện hành vi này tạo ñiều kiện cho nhiều chủ thể tăng ñược lợi thế và thu nhập của mình nhưng ñồng thời làm ảnh hưởng ñến lợi ích của các chủ thể khác. Tính ñến nay, các quy ñịnh về chuyển giá ở Việt Nam ñã lần lượt ñược ñề cập trong sáu (06) văn bản quy phạm pháp luật về thuế thay thế hoặc sửa ñổi lẫn nhau. Trong ñó văn bản gần nhất ñược ban hành vào tháng 4/2010 có nội dung hướng dẫn xác ñịnh giá thị trường trong các giao dịch giữa các bên liên kết2. Với nhiều lần sửa ñổi, pháp luật ñiều chỉnh về chuyển giá ở Việt Nam 1 Chương II- Chế ñộ kinh tế - Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 ñã công nhận sự ña dạng của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, với chính sách quản lý kinh tế thống nhất và mở rộng. 2 Các văn bản quy phạm pháp luật ñiều chỉnh về chuyển giá xuất hiện lần ñầu ở Việt Nam năm 1997, bao gồm: Thông tư 74/1997/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 20 tháng 10 năm 1997, Thông tư 89/1999/TT-BTC ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy ñịnh về thuế ñối với các hình thức 5
- ñã ñưa ra những quy ñịnh còn giản ñơn ñể ñiều chỉnh một vấn ñề phức tạp là chuyển giá. Giản ñơn vì nó chưa có ñủ những nội hàm cần thiết và chưa hình thành các quan hệ phối hợp giữa các chủ thể quản lý và các chủ thể liên quan (bị thiệt hại, chuyển giá…) trong việc thực hiện vấn ñề này. Mặt khác các cơ quan quản lý chuyên ngành vẫn chưa ñẩy mạnh việc triển khai kiểm soát chuyển giá do còn thiếu các công cụ thích ứng và hành lang pháp lý cần thiết ñể thực hiện. Trong kỳ họp Quốc hội tháng 6/2008, khi trả lời chất vấn của các ðại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cũng ñã thừa nhận sự tồn tại của các giao dịch chuyển giá và khả năng chưa thể kiểm soát ñược của cơ quan quản lý Việt Nam. Mọi nỗ lực ñến nay từ phía cơ quan quản lý nhà nước về thuế - cơ quan ñược giao nhiệm vụ thực hiện kiểm soát chuyển giá - là tiến hành tổ chức tập huấn, học hỏi kinh nghiệm, chọn mẫu, từng bước giúp các doanh nghiệp làm quen với các khái niệm phức tạp về chuyển giá. Bản sửa ñổi quy ñịnh về vấn ñề này, theo nội dung ban hành, ngoài việc thay một vài thuật ngữ phù hợp với Luật thuế TNDN 2008 vẫn chưa có những biến thể về mặt nội dung. Do vậy, thực tế là việc ñưa cơ chế này vào vận hành trong thực tiễn vẫn còn là một khoảng cách xa. Xuất phát từ sự thực tiễn pháp lý ñó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài “Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam” với mong muốn xây dựng một nền tảng lý luận cho việc ñiều chỉnh pháp luật ñối với hành vi chuyển giá ở Việt Nam, cũng như tìm ra một cơ chế pháp lý phù hợp ñể ñưa những quy ñịnh này vào ñời sống. ñầu tư theo Luật ñầu tư nước ngoài ở Việt Nam, Thông tư 13/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 08/3/2001 hướng dẫn thực hiện quy ñịnh về thuế ñối với các hình thức ñầu tư theo Luật ñầu tư nước ngoài ở Việt Nam ,Thông tư 117/2005/TT-BTC/2005/TT-BTC ngày 29/12/2005 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc thực hiện xác ñịnh giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Tiếp theo là Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 20/4/2010 của Bộ tài chính thay thế cho Thông tư 117 bắt ñầu có hiệu lực vào ngày 6/6/2010. 6
- II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ðây là ñề tài không còn quá mới ở các nước phát triển, ñặc biệt là Hoa Kỳ ñược xem là một trong những nước ñầu tiên ñặt nền móng cho vấn ñề này vào thập niên 30 của thế kỷ 20. Không quá mới vì ñã ñược nhìn nhận từ hơn 7 (bảy) thập kỷ nay, nhưng chuyển giá với những biến ñổi khôn lường về biểu hiện vẫn luôn là ñề tài mới mẻ của các nhà nghiên cứu và hoạch ñịch chính sách, ñặc biệt là chính sách thuế. Các nước thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organization on Economic Cooperation and Development) ñã ñưa ra hướng dẫn chung về chuyển giá ñối với các công ty ña quốc gia vào năm 1979, sau ñó là những lần cập nhật vào 1995, và hàng năm OECD ñều có các diễn ñàn thảo luận chuyên sâu về vấn ñề này… Các khuyến nghị về chuyển giá cũng ñược Diễn ñàn thương mại và phát triển- UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) của Tổ chức Liên hiệp quốc lưu tâm qua ấn phẩm “Transfer Pricing” (1999). Vấn ñề này còn ñược nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới ñề cập như Clive Emmanuel và Jame Ellioit với chuyên ñề “International Transfer Pricing”(2002), hoặc Richard R.Sylvester với “International transfer pricing: Strategic planing”(1993), Juan Martin Jovanovich với “Customs valuation and Transfer Pricing- is it Posible to Hamonize Customs and tax Rules”(2002), Robert Feinschreiber với “Transfer Pricing Methods”(2004, 2008), Elizabeth King với “Transfer Pricing and Coporation taxation: Problem, Practice and Solution”(2009), và nhiều chuyên ñề nghiên cứu khác. Bên cạnh ñó chuyển giá còn ñược ñề cập ở các website chuyên về chuyển giá như www.mondaq.com, http://www.ustransferpricing.com/, http://www.transferpricing.com/, http://www.transferpricing.ca/ebus.htm... 7
- Chuyển giá cũng ñược các công ty tư vấn kiểm toán hàng ñầu trên thế giới như KPMG, PriceWaterHouseCooper, Delloitte, Ernst&Young… lưu tâm và xem ñó là một dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Những ñiều này cho thấy, chuyển giá ñã ñược nghiên cứu không chỉ dưới góc ñộ là ñối tượng của hoạt ñộng quản lý nhà nước, của ngành khoa học tài chính, hay khoa học pháp lý mà còn là ñối tượng kinh doanh cho ngành dịch vụ tư vấn chuyên biệt. Các nghiên cứu về chuyển giá ở Việt Nam cho ñến nay chủ yếu ñược thực hiện bởi các tác giả như ðoàn Văn Trường, TS. Phan Hiển Minh, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, Lâm Vũ Thao & Cioccarelli-Stuart (PriceWaterHouseCooper), TS.Lê Khoa, TS.Nguyễn Ngọc Thanh, Ths.Nguyễn Tấn Phát… với một số bài viết nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành tài chính hoặc pháp lý. Tiến sĩ Phan Hiển Minh ñã bảo vệ Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện phương pháp ñịnh giá chuyển giao trong chính sách thuế của Việt nam” thuộc chuyên ngành Tài chính - Lưu thông tiền tệ - Tín dụng năm 2002. Nhóm tác giả do TS.Nguyễn Ngọc Thanh làm chủ biên ñề tài nghiên cứu về “Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở TP.HCM” năm 1999 trong dự án nghiên cứu của UBND TPHCM. ðây là cơ sở cho việc ra ñời của quyển chuyên khảo có tên “ðịnh giá chuyển giao và thủ thuật chuyển giá của các công ty ña quốc gia ở Việt Nam” do NXB Tài chính ấn hành tháng 3/2001. Gần ñây nhất là nghiên cứu của Phan Thị Liễu với luận văn thạc sỹ Luật học về “Chuyển giá – Lý luận, thực tiễn và pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam” năm 2006. Nghiên cứu của các tác giả ñi trước ñã (i) giải mã hành vi chuyển giá ở khía cạnh kinh tế và tập trung vào chuyển giá xuyên biên giới của các MNE(s), (ii) xem xét hành vi chuyển giá với tư cách là ñối tượng nghiên cứu của thuế và ảnh hưởng của nó tới khía cạnh hành thu thuế, (iii) luận bàn về các phương thức xác ñịnh giá thị trường ñối với giao dịch giữa các liên kết, (iv) ñánh giá ảnh hưởng của các quy ñịnh pháp luật về chuyển giá của một số 8
- nước ñể hoạch ñịnh chính sách xác ñịnh giá giao dịch giữa các chủ thể liên kết, (v) bình luận, so sánh về một số các quy ñịnh pháp luật chuyển giá của một số nước hoặc hướng dẫn của OECD về vấn ñề này. Nghiên cứu của các tác giả nói trên tiếp cận chuyển giá ở góc ñộ phân tích kỹ thuật, phương pháp tính toán, mô tả chuyển giá và dẫn giải các hướng dẫn của OECD. Hầu hết các nghiên cứu này ở mức ñộ khác nhau ñã thực hiện việc bóc tách ñược hành vi chuyển giá dưới góc ñộ kinh tế hay diễn giải một số các quy ñịnh về chuyển giá. Các nghiên cứu về chuyển giá ở Việt Nam ñã (i)nhận diện ñược sự xuất hiện của chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn ñầu tư nước ngoài ở Việt Nam, (ii) giới thiệu các quy ñịnh chuyển giá của một số quốc gia (Trung quốc, Hoa Kỳ), (iii) giới thiệu những phương pháp xác ñịnh giá thị trường ñối với giao dịch giữa các bên liên kết có thể áp dụng trong ñiều kiện, hoàn cảnh ở Việt Nam. Những nghiên cứu trên ñây là nền tảng cho những bước nghiên cứu tiếp theo về chuyển giá ở khía cạnh pháp lý từ ñặc tính kinh tế ñã ñược các nhà nghiên cứu ñi trước chỉ ra. Tiếp nhận những kết quả nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng việc tổng hợp các góc nhìn khác nhau về chuyển giá và xem xét chuyển giá trong quan hệ pháp luật ñể tìm kiếm phương pháp luận cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam vẫn còn là những vấn ñề ñang bỏ ngỏ. III. MỤC ðÍCH – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nhận thức tính tất yếu của chuyển giá trong một nền kinh tế phát triển, mở cửa và hội nhập cũng như sự thiếu vắng các luận cứ cần thiết ñể củng cố và hoàn thiện các quy ñịnh chuyển giá ở Việt Nam, do ñó, chúng tôi ñặt mục ñích nghiên cứu của luận án “Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt nam” là xây dựng luận cứ khoa học và hình thành mô hình lý thuyết cho 9
- việc ñiều chỉnh pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam trong ñiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Do ñó nhiệm vụ chính của luận án là xem xét chuyển giá dưới góc ñộ là một hiện tượng pháp lý trên nền tảng các quan hệ kinh tế ñã ñược ñịnh hình. Cụ thể, luận án có nhiệm vụ giải quyết các vấn ñề sau ñây: 1. Xác ñịnh cơ sở hình thành hành vi chuyển giá, các ñặc tính pháp lý mà chuyển giá cũng như những tác ñộng mà chuyển giá mang lại cho ñời sống kinh tế xã hội. Nội dung này cho phép ñịnh hình những quy phạm pháp luật phù hợp ñể ñiều chỉnh chuyển giá ñúng với bản chất của mình. 2. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát chuyển giá nhằm nắm bắt xu hướng vận ñộng và phát triển nhóm quy phạm pháp luật này. ðiều ñó cho phép chúng ta tiên liệu những nội dung pháp luật về kiểm soát chuyển giá có khả năng bị biến ñộng theo thời gian, theo sự chuyển ñộng của nền kinh tế, xã hội. 3. Giải mã cấu thành quan hệ pháp luật về kiểm soát chuyển giá làm cơ sở xây dựng nội hàm cần thiết của pháp luật về kiểm soát chuyển giá. Theo ñó, việc thiết kế các nội dung pháp luật có cơ sở bảo ñảm rằng nhà quản lý ñược trang bị công cụ pháp lý cần thiết ñể kiểm soát chuyển giá, cũng như cho phép ñối tượng nộp thuế xác ñịnh ñược quyền và nghĩa vụ liên quan khi thực hiện giao dịch với các bên liên kết. 4. Nghiên cứu nền tảng lý luận chung về pháp luật chuyển giá ñể ñối chiếu với thực trạng pháp luật về chuyển giá ở Việt nam. Thực trạng ấy ñược phản ánh qua việc áp dụng pháp luật và nội dung ñiều chỉnh của quy phạm thực ñịnh. Mục ñích của phần việc này này là phân tích và làm rõ mức ñộ tương thích của pháp luật Việt Nam về chuyển giá trong tương quan với xu hướng vận ñộng chung của thế giới cùng với 10
- việc tìm ra những ñiểm chưa ñầy ñủ, hạn chế mà pháp luật về kiểm soát chuyển giá hiện hành ở Việt nam ñã bộc lộ. 5. Nhận diện những khía cạnh lợi ích cần ñược bảo ñảm khi ñiều chỉnh pháp luật về kiểm soát chuyển giá với mong muốn tìm ra những nguyên tắc, nền móng cơ bản làm kim chỉ nam cho việc củng cố, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam với những cấu thành cơ bản và xác lập cơ sở luận cho những nội hàm cần thiết ñể tạo nên một cơ chế pháp lý có tính khả thi. IV. PHẠM VI VÀ ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ðối tượng nghiên cứu của luận án là hành vi chuyển giá. Hành vi này ñược xem xét trong luận án dưới góc ñộ pháp lý trong quan hệ phân phối lợi ích. Việc nhận diện hành vi này có ý nghĩa xác lập quan hệ pháp luật liên quan. Chuyển giá có ñặc thù là chỉ xảy ra khi thực hiện giao dịch giữa các bên liên kết. Vì thế phạm vi nghiên cứu hành vi pháp lý này sẽ nghiên cứu trong giới hạn của các giao dịch liên kết. Khác với các nghiên cứu trước ñây, luận án có phạm vi nghiên cứu rộng hơn ñối với các giao dịch giữa các bên liên kết ñược hình thành không chỉ ñối với các công ty ña quốc gia, hay doanh nghiệp có vốn ñầu tư nước ngoài, mà bao gồm tất cả các giao dịch ñược xác ñịnh là có quan hệ liên kết. ðiều ñó ñồng nghĩa với việc là chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu chuyển giá trong các giao dịch giữa các bên liên kết diễn ra trong thị trường nội ñịa và xuyên biên giới. Ngoài ra, ở khía cạnh pháp lý, luận án sẽ giới hạn nghiên cứu của mình trong các quy phạm pháp luật riêng về chuyển giá theo OECD, có so sánh với một số nước cũng như pháp luật hiện hành của Việt Nam ñể tìm ra những ñiểm tương ñồng, cần thay ñổi hoặc kế thừa. 11
- V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận ñược sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dựa trên cơ sở các hiện tượng khách quan và các quy luật kinh tế xã hội. Phương pháp duy vật biện chứng ñược sử dụng xuyên suốt luận án giúp quá trình luận giải các vấn ñề chuyển giá ñược logic, biện chứng và khách quan. Trong quá trình nghiên cứu, luận án còn dựa trên các quan ñiểm, ñịnh hướng của ðảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng và phát triển nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước, nhu cầu hội nhập ñể ñánh giá, luận giải những vấn ñề mang tính lý luận và thực tiễn liên quan ñến chuyển giá diễn ra ở Việt Nam. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, bình giải, thống kê, loại suy là phương pháp mang tính kỹ thuật, chủ yếu ñược sử dụng khi nghiên cứu luận án này. Trong ñó phương pháp phân tích ñược sử dụng phổ biến trong quá trình giải mã những vấn ñế mang tính lý luận về chuyển giá ñể làm sáng tỏ cũng như ñặt nền tảng lý luận cần thiết. Những phương pháp khác ñược vận dụng ñể làm nổi lên các vấn ñề cần ñược giải mã cũng như củng cố cho các lý thuyết ñược tìm ra. Ngoài ra, phương pháp chuyên gia và phương pháp khảo sát-ñiều tra cũng ñược sử dụng trong quá trình tiếp cận thực tiễn ở doanh nghiệp, lấy ý kiến của các chuyên gia thông qua trao ñổi, thảo luận khi khảo sát ñiều tra và tại các buổi bảo vệ chuyên ñề và bảo vệ cấp bộ môn. VI. ðÓNG GÓP MỚI CỦA ðỀ TÀI Luận án mang ñến những ñóng góp mới cho khoa học pháp lý Việt Nam từ kết quả nghiên cứu với những kết luận sau: Thứ nhất, khẳng ñịnh chuyển giá là một hành vi mang tính tất yếu, khách quan khi xã hội phát triển ñến một giai ñoạn nhất ñịnh và có xu hướng gia 12
- tăng khi các nước tiến hành mở cửa, hội nhập và thu hút ñầu tư cùng với sự lớn mạnh của các nhóm lợi ích. Pháp luật về kiểm soát chuyển giá vì thế cũng ñược ñặt trước yêu cầu hình thành và ñiều chỉnh phù hợp với các giao dịch chuyển giá ngày càng ña dạng trong xã hội. Thứ hai, nhận diện các tác ñộng tiêu cực của chuyển giá là làm giảm nghĩa vụ thuế ñối với nhà nước, làm thay ñổi cấu trúc của các giao dịch thương mại, làm sai lệch giá vốn dẫn ñến sai lệch trong phân phối lợi ích, tạo ra khả năng chiếm lĩnh, giành thị phần cũng như thôn tính ñối tác với chi phí thấp nhất. Từ ñó, luận án ñưa ra ñịnh hướng ñiều chỉnh pháp luật cho phép bảo vệ quyền và lợi ích chính ñáng của các chủ thể liên quan cũng như thiết lập lại trật tự trong việc quản lý và ñiều hành xã hội. Thứ ba, luận án luận giải ñặc tính của pháp luật về kiểm soát chuyển giá là pháp luật công xuất phát từ yêu cầu lập lại trật tự trong quản lý nhà nước về thuế. Từ ñó thiết lập cơ sở luận cho việc xác ñịnh phương pháp và ñối tượng ñiều chỉnh của pháp luật về kiểm soát chuyển giá. Trong ñó, phương pháp mệnh lệnh quyền uy là phương pháp chủ yếu ñược sử dụng ñể ñiều chỉnh hành vi chuyển giá và ñối tượng ñiều chỉnh chính là các giao dịch hình thành giá cả. Thứ tư, luận án phác họa bức tranh về thực trạng pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam thông qua sự phân tích, ñánh giá và luận giải những nội dung ñã ñược quy ñịnh nhưng còn khá xa lạ ở Việt Nam hơn 10 năm qua. Từ ñó ñi ñến việc khẳng ñịnh rằng pháp luật về kiểm soát chuyển giá Việt nam ñã ñược hình thành phù hợp với ñòi hỏi khách quan và nhu cầu nội tại của Việt Nam. Pháp luật về kiểm soát chuyển giá Việt Nam là sự diễn dịch lại một phần trong hướng dẫn về chuyển giá của OECD. Tuy nhiên, nhiều nội dung chưa rõ ràng và thiếu các cơ chế ñể thực thi. Thứ năm, luận án làm rõ các mối quan hệ liên quan ñến chuyển giá và nội hàm cần thiết cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chuyển 13
- giá. Luận án chỉ ra ñược những mối liên hệ giữa pháp luật thuế, pháp luật kế toán-kiểm toán, pháp luật cạnh tranh-chống ñộc quyền, pháp luật về phá giá với pháp luật về kiểm soát chuyển giá. Trong ñó rõ nét nhất là sự khác biệt về mục ñích ñiều tiết và hệ quả pháp lý của việc ñiều tiết, nhưng bên cạnh ñó chúng lại có quan hệ về cơ sở dữ liệu, về cơ sở xác ñịnh giá ñể ñịnh danh các vi phạm hoặc ñánh giá thiệt hại nếu có. Thứ sáu, luận án phân tích, lý giải mối quan hệ về mặt bản chất giữa luật quốc gia và luật quốc tế trong quá trình ñiều chỉnh chuyển giá. Theo ñó, pháp luật về kiểm soát chuyển giá là luật quốc gia ñiều chỉnh ñối với hành vi chuyển giá gây tác ñộng tiêu cực ñối với thị trường nội ñịa và ñược thực hiện bởi các chủ thể là ñối tượng nộp thuế thu nhập của quốc gia ñiều chỉnh. Thứ bảy, luận án phân tích mối quan hệ pháp lý giữa các phạm trù như “nơi ẩn náu thuế”, “thoả thuận trước giá giao dịch”, “trị giá hải quan”, “quan hệ liên kết” v.v. với “chuyển giá” nhằm xác ñịnh vị trí của những phạm trù này trong tương quan kiểm soát chuyển giá cũng như hình thành cơ chế phối hợp và giải quyết hài hòa các vấn ñề lợi ích có xuất phát ñiểm từ các quan hệ tương ứng. Thứ tám, luận án ñưa ra những luận giải ñể xây dựng một mô hình lý thuyết cho việc kiểm soát về chuyển giá với tên gọi, bộ thuật ngữ và các cấu thành cơ bản của vấn ñề này ñể củng cố và hoàn thiện các quy phạm pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt nam. Pháp luật về kiểm soát chuyển giá theo ñó vừa là luật nội dung vừa là luật hình thức: ñiều chỉnh hành vi chuyển giá nhưng cũng ñồng thời chứa ñựng các quy phạm về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm soát và xử lý ñối với hành vi chuyển giá. Thứ chín, luận án xác lập cơ chế pháp lý phối hợp, hỗ trợ ñể có thể triển khai các quy phạm pháp luật về kiểm soát chuyển giá vào ñời sống thực tiễn ở Việt Nam. Cơ chế ấy ñòi hỏi phải thiết lập cơ sở dữ liệu, cơ chế giải quyết 14
- tranh chấp, hình thành bộ phận chuyên quản và cơ chế phối hợp giữa các chủ thể liên quan. VII. KẾT CẤU ðể thực hiện mục ñích nghiên cứu ñã ñặt ra, ngoài phần mở ñầu kết luận, luận án có ñược kết cấu như sau: Chương 1: Lý luận chung về chuyển giá và pháp luật về kiểm soát chuyển giá Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam. Chương 3: Thiết lập cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt nam. VIII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Luận án là một nghiên cứu hoàn chỉnh về khía cạnh pháp lý của hành vi chuyển giá. Dựa trên các luận cứ khoa học, nội dung ñưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn ñể hoàn thiện chế ñộ pháp lý ñiều chỉnh về vấn ñề này ở Việt Nam, cụ thể là: 1. Luận án ñã làm sáng tỏ một vấn ñề pháp lý phức tạp là chuyển giá với những ñặc tính pháp lý của nó. Trong ñó ñặc biệt là luận án ñã ñặt các vấn ñề về chuyển giá theo hệ thống và nhìn nhận chuyển giá trong sự phát triển của pháp luật quốc tế và các nước trên thế giới ñể thấy ñược vị trí của pháp luật về kiểm soát chuyển giá trong tương quan với các quy phạm pháp luật tương tự. 2. Luận án nghiên cứu và làm rõ lý do hình thành và những bước phát triển các quy ñịnh về chuyển giá ở Việt nam từ ñó cho thấy những ñiểm tương ñồng và khác biệt trong quy ñịnh về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam so với các quy ñịnh của OECD và các nước khác. Nội dung này mang ñến một cái nhìn ñầy ñủ, làm phong phú hơn cơ sở lý 15
- luận cho quá trình thiết lập và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam. 3. Luận án ñã thiết lập ñược các yêu cầu và nguyên tắc ñặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện nội dung pháp luật về kiểm soát chuyển giá và cơ chế pháp lý liên quan ñể bảo ñảm thực thi. Với nội dung này luận án ñã ñặt cơ sở cho việc thiết lập một nội hàm cơ bản của pháp luật về kiểm soát chuyển giá cũng như các cơ chế hỗ trợ và những lộ trình cần thiết cho việc áp dụng các quy ñịnh này. Ngoài việc ñóng góp cho khoa học pháp lý Việt Nam trong việc xây dựng và củng cố pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam, luận án còn là tài liệu tham khảo giúp cho các ñối tượng nộp thuế dự báo cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính ñáng của mình trong các giao dịch với các bên liên kết. Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy pháp luật thuế hoặc pháp luật kinh doanh. 16
- CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ 1.1 Khái luận về chuyển giá 1.1.1 Yếu tố quyết ñịnh hình thành hành vi chuyển giá Xã hội loài người không ngừng vận ñộng và phát triển theo những quy luật nhất ñịnh. Các thực thể tồn tại trong xã hội chính là khởi nguồn cho tất cả quá trình chuyển ñộng và phát triển ấy. Do vậy, chủ thể kinh doanh giữ vai trò chủ ñạo tạo ra của cải vật chất trong xã hội cũng không ngừng vận ñộng ñể tạo ra những giá trị lớn hơn. Sự vận ñộng ấy cùng với sự cho phép thông thương ngày càng dễ dàng giữa các quốc gia ñã giúp các chủ thể kinh doanh vươn ra xa hơn lãnh ñịa của mình ñể tìm kiếm những vùng thị trường mới ở các quốc gia khác, hình thành các công ty ña quốc gia (MNE-Multinational Enterprise) hoặc xuyên quốc gia (TNC-Transnational Company)[69;23]. Song trong sự tự do ấy, các chủ thể kinh doanh cũng sẽ không thể tách khỏi sự quản lý của nhà nước sở tại. Mặt khác, sự tồn tại của nhà nước luôn gắn liền với thuế - nguồn vật chất nuôi sống, duy trì bộ máy nhà nước và thiết lập trật tự xã hội. Vì vậy, các chủ thể ñể tồn tại trong xã hội có nhà nước phải có nghĩa vụ ñóng góp vật chất cho nhà nước thông qua thuế.[147;292] Mỗi nhà nước khác nhau với chức năng nhiệm vụ khác nhau tương ứng với từng thời kỳ lịch sử nhất ñịnh sẽ xây dựng nên hệ thống pháp luật thuế tương ứng làm cơ sở ñể tạo lập nguồn thu ngân sách nhà nước. Chính sự khác biệt trong chính sách thuế của các nước, cộng với việc kinh doanh ở nhiều vùng lãnh thổ khác biệt về nghĩa vụ thuế, ñã thúc ñẩy các nhà quản trị doanh nghiệp tìm ra phương cách tính toán lại các số liệu giao dịch giữa các công ty thành viên theo hướng làm thay ñổi tổng nghĩa vụ thuế mà các thành viên 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn