intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý viên chức - Từ thực tiễn các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

103
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về quản lý viên chức - Từ thực tiễn các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp" tập trung nghiên cứu và đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của pháp luật về quản lý viên chức tại các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý viên chức - Từ thực tiễn các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ HƢỜNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC - TỪ THỰC TIỄN CÁC TRƢỜNG TRUNG CẤP LUẬT THUỘC BỘ TƢ PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK, NĂM 2017 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ HƢỜNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC - TỪ THỰC TIỄN CÁC TRƢỜNG TRUNG CẤP LUẬT THUỘC BỘ TƢ PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 60 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN VĂN HÙNG ĐẮK LẮK, NĂM 2017 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi; các thông tin, số liệu đảm bảo trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học khác. Ngƣời cam đoan Trần Thị Hƣờng 3
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ được hoàn thành bằng sự nỗ lực và nghiêm túc của tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn khoa học, bạn bè và đồng nghiệp thuộc 05 Trường Trung cấp Luật của Bộ Tư pháp, Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp và gia đình tôi. Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn khoa học là Tiến sĩ Phan Văn Hùng, công tác tại Bộ Nội vụ đã luôn dành thời gian, tâm huyết, nhiệt tình chỉ bảo và định hướng cho tôi ngay từ những ngày đầu trong quá trình nghiên cứu, tìm tài liệu và viết Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đã hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp, Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra, thu thập thông tin để nghiên cứu hoàn thành Luận văn. Xin dành tình cảm và sự biết ơn đến ba mẹ, các anh, chị, em của tôi đã động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện cao nhất cho tôi trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu để có kết quả này. Xin trân trọng cảm ơn./. Tác giả Trần Thị Hƣờng 4
  5. Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Viên chức và quản lý viên chức 6 1.1. Viên chức 6 1.2. Quản lý viên chức 15 1.3. Pháp luật về quản lý viên chức 21 1.4. Một số văn bản điều chỉnh pháp luật về quản lý viên chức 25 hiện nay 1.5. Đánh giá chung về pháp luật quản lý viên chức 46 Chƣơng 2: Thực trạng quản lý viên chức tại các Trƣờng Trung 49 cấp Luật thuộc Bộ Tƣ pháp hiện nay 2.1. Hoạt động của các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp 49 2.2. Thực tiễn hoạt động quản lý viên chức tại các Trường Trung 59 cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp 2.3. Cơ chế chính sách thực hiện quản lý viên chức 72 2.4. Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân 77 Chƣơng 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý viên chức tại các Trƣờng Trung cấp Luật thuộc Bộ 80 Tƣ pháp 3.1. Yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý viên chức hiện nay 80 3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng quản lý 81 viên chức 3.3. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quản lý viên chức 86 3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý 90 viên chức KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 5
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Stt Ký hiệu Nội dung Trang Số lượng biên chế công chức, viên chức của các 1 Bảng 2.1 56 Trường được Bộ Tư pháp giao Cơ cấu công chức viên chức của các Trường 2 Bảng 2.2 57 Trung cấp Luật Cơ cấu viên chức của các Trường theo vị trí công 3 Bảng 2.3 57 tác Trình độ chuyên môn của công chức, viên chức 4 Bảng 2.4 58 các Trường Trung cấp Luật Trình độ tin học ngoại ngữ 5 Bảng 2.5 58 6 Bảng 2.6 Viên chức đang học tập nâng cao trình độ 69 6
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng 2 TCL Trung cấp Luật 7
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang từng bước đổi mới, hoàn thiện, nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế. Đặc biệt là sau những thành tựu đạt được của 30 năm công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và khởi xướng; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016 - 2021), hoạt động của Quốc hội, Chính phủ khóa XIV (2016 - 2021). Quốc Hội đã thông qua nhiều văn bản luật điều chỉnh về cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 (ngày 13/11/2008), Luật Viên chức số 58/2010/QH12 (ngày 15/11/2010). Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy định về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên. Các cấp, các ngành đã tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về quản lý cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên. Có khoảng hơn 11 triệu cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam, đội ngũ này có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Hơn nữa, đất nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, yêu cầu xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đòi hỏi công tác quản lý phải được quan tâm một cách đúng mực. Một quốc gia muốn có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mạnh, chuyên nghiệp thì không thể thiếu công tác quản lý khoa học, hiện đại và thống nhất. Đặc biệt là công tác quản lý đội ngũ viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, cần 8
  9. thiết phải có sự nghiên cứu về pháp luật quản lý viên chức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Các văn bản pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức và công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức đã có nhiều đổi mới: công tác tuyển dụng được thực hiện thông qua kỳ thi, theo nguyên tắc cạnh tranh, khách quan, công khai; thi nâng ngạch; thi tuyển lãnh đạo; công tác đánh giá công chức, viên chức dựa trên kết quả công việc và gắn với thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu; thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật và các quy định khác về quy trình trong công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được coi trọng. Qua đó, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã từng bước được nâng cao, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp được thành lập trong giai đoạn chuyển tiếp pháp luật về quản lý viên chức từ Pháp lệnh cán bộ công chức sang Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Vì lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý viên chức - Từ thực tiễn các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Với tầm quan trọng của mình, nên cán bộ, công chức, viên chức và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là đề tài luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý và là đề tài được tổ chức nhiều tại các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Các tạp chí chuyên ngành cũng có nhiều bài viết trao đổi về đề tài này. Tuy nhiên, về đối tượng là viên chức các công trình nghiên cứu, bài viết chỉ tập trung nghiên 9
  10. cứu về số lượng; chất lượng; hoạt động chuyên môn; những bất hợp lý trong pháp luật điều chỉnh về viên chức; các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức. Có thể kể ra các bài viết, công trình nghiên cứu như: - Nội dung cần có của Luật Viên chức qua bài viết: Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức, GS.TS. Phạm Hồng Thái; - Bàn luận một số nội dung về khái niệm viên chức, điều kiện, quy trình tuyển dụng viên chức, quyền và nghĩa vụ, đạo đức, văn hoá giao tiếp, những việc không được làm đối với viên chức: Một số suy nghĩ về việc xây dựng Luật Viên chức, Vũ Khoan - Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; - Khái niệm và phân loại viên chức, tính nghề nghiệp của viên chức, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, thời giờ làm việc, tuổi tuyển dụng và tuổi nghỉ hưu của viên chức: Viên chức và những vấn đề cần chú ý khi xây dựng Luật Viên chức, Văn Tất Thu; - Yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý đội ngũ viên chức hiện nay, quan điểm và phương hướng đổi mới cơ chế quản lý viên chức: Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, Trần Anh Tuấn; - Yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về viên chức: Pháp luật về viên chức và những đổi mới về phương thức, cơ chế quản lý viên chức, Ngô Tự Nam; - Các giải pháp thực hiện Luật Viên chức để nâng cao chất lượng phục vụ của đơn vị sự nghiệp: Thực hiện tốt Luật Viên chức để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ của khu vực sự nghiệp công lập, Trần Văn Tuấn; Với mong muốn nghiên cứu sâu về những vấn đề liên quan tới pháp luật quản lý viên chức tại các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp, nhất 10
  11. là trong giai đoạn “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [8]. Hi vọng luận văn này sẽ có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu về pháp luật quản lý viên chức. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của pháp luật về quản lý viên chức tại các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp. - Nhiệm vụ: Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về viên chức và quản lý viên chức. - Đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý viên chức ở các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp. - Đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường công tác quản lý viên chức ở các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn pháp luật về quản lý viên chức ở các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về quản lý viên chức làm việc tại các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp. 11
  12. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ; - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý viên chức, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập và tác động của cơ chế, pháp luật tới thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có những đóng góp sau: - Góp phần vào hệ thống hóa lý luận về đội ngũ viên chức và quản lý viên chức; - Góp phần vào đánh giá thực trạng quản lý viên chức ở các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp; - Xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng quản lý viên chức ở các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn “Pháp luật về quản lý viên chức - Từ thực tiễn các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp”, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 03 chương: Chương 1. Viên chức và quản lý viên chức Chương 2. Thực trạng quản lý viên chức tại các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp hiện nay Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý viên chức tại các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp. 12
  13. Chƣơng 1 VIÊN CHỨC VÀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC 1.1. Viên chức 1.1.1. Khái niệm viên chức Pháp luật nước ta trong một thời gian dài đã không có sự phân biệt về cán bộ, công chức và viên chức. Chúng ta thường sử dụng cụm từ “cán bộ, công chức” để xác định trong trường hợp người này được bầu cử, phê chuẩn để đảm nhiệm chức vụ, chức danh trong bộ máy của Đảng, trong cơ quan nhà nước, trong tổ chức chính trị - xã hội theo nhiệm kỳ, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước là cán bộ; trong trường hợp được tuyển dụng, bổ nhiệm, giao giữ một chức vụ, chức danh gắn với trình độ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động thường xuyên trong bộ máy của Đảng, trong các cơ quan Nhà nước, trong tổ chức chính trị, xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước là công chức; nhưng họ được tuyển dụng hay giao giữ một công việc thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, của nhà nước, một phần từ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp gọi là viên chức. Như vậy, có thể thấy pháp luật về viên chức ở nước ta là một bộ phận của pháp luật về cán bộ, công chức. Trong thời gian đó, ở nước ta không có sự phân biệt cán bộ, công chức, viên chức mà được nhập chung vào một nhóm gọi là “cán bộ, công chức, viên chức”. Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 chưa quy định rõ thế nào là “cán bộ”, “công chức”, “viên chức”. Từ khi Luật Viên chức 2010 có hiệu lực (ngày 01/01/2012), Luật Cán bộ, công chức 2008 có hiệu lực (ngày 01/01/2010) đã quy định cụ thể thế nào là cán bộ, công chức và viên chức. Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự 13
  14. nghiệp của nhà nước đã đưa ra sự phân biệt giữa viên chức với cán bộ, công chức cùng được điều chỉnh trong Pháp lệnh cán bộ, công chức. Theo quy định của Nghị định này thì viên chức được hiểu là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003. Từ điển Tiếng Việt: “Viên chức là người làm việc trong một cơ quan của nhà nước hay trong một sở tư” [34, tr.1415]. Theo Từ điển Luật học: Viên chức là người làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật [33, tr.854]. Luật Viên chức 2010 đã đưa ra định nghĩa về viên chức như sau: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [26]. Theo định nghĩa nêu trên, viên chức là công dân Việt Nam tức là người có quốc tịch Việt Nam; làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; có trình độ chuyên môn, năng lực phù hợp với vị trí việc làm. 14
  15. Luật Viên chức cũng đã làm rõ khái niệm viên chức, phân biệt viên chức với cán bộ và công chức, xác định rõ các vấn đề chung nhất trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức: các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức; các nguyên tắc quản lý viên chức phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam và tính chất, đặc điểm lao động của viên chức. Luật Viên chức đã làm rõ các khái niệm như vị trí việc làm, tuyển dụng, hợp đồng làm việc, đơn vị sự nghiệp công lập, quy tắc ứng xử,.. đặc biệt là “chức danh nghề nghiệp” của viên chức để phân biệt với “ngạch” của cán bộ, công chức. "Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước" [26]. Đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Điều 9 Luật Viên chức 2010 được chia thành hai loại, là đơn vị sự nghiệp công được giao quyền tự chủ và đơn vị sự nghiệp công chưa được giao quyền tự chủ. Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập có thể hoạt động như một doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm về dịch vụ do mình cung ứng nhưng không nhằm mục đích lợi nhuận. Với xu hướng xã hội hóa các dịch vụ công, các đơn vị sự nghiệp công lập có thể tự tìm kiếm nguồn tài chính để đầu tư cho sự phát triển của mình, bảo đảm cung ứng dịch vụ công ngày một tốt hơn. Theo quy định của Luật Viên chức, vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp là căn cứ xác định chức vụ, trình độ, năng lực của viên chức. Để bảo đảm mọi chế độ, chính sách đối với viên chức phải căn cứ vào vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp của viên chức. 15
  16. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập [26]. “Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động của viên chức” [26]. Trên thực tế, viên chức làm việc trong các lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho cộng đồng như y tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, thể dục, thể thao, giao thông công cộng, ... đều có các chức danh nghề nghiệp như bác sĩ, giáo viên, giảng viên, vận động viên, đạo diễn .... Việc quy định vị trí làm việc gắn với chức danh nghề nghiệp theo quy định của Luật Viên chức đã thể hiện rõ đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Việc xác định ai ở vị trí làm việc nào, thuộc chức danh nghề nghiệp nào sẽ được thể hiện trong hợp đồng lao động. Việc sử dụng khái niệm "chức danh nghề nghiệp" thay cho khái niệm "ngạch" đã thể hiện sự khác nhau giữa viên chức và công chức trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm của viên chức Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010, viên chức có những đặc điểm cơ bản sau đây: - Là công dân Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Hiến pháp 2013 “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Viêt Nam” [25]. Người được xác định có quốc tịch Việt Nam (là công dân Việt Nam) theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam. - Được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Thông qua hoạt 16
  17. động tuyển dụng (thi tuyển hoặc xét tuyển), người trúng tuyển viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập ký hợp đồng làm việc. Thời hạn, nội dung và hình thức của hợp đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật. Công việc hoặc nhiệm vụ được giao phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, chức danh nghề nghiệp mà viên chức được bổ nhiệm. - Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền thành lập nhằm cung cấp dịch vụ công và phục vụ quản lý nhà nước, nên hoạt động của đơn vị này phải theo quy định của nhà nước. Lương, các chế độ chính sách đối với viên chức phải được thực hiện theo quy định chung của nhà nước. Với những đặc điểm nêu trên, Luật Viên chức 2010 đã làm rõ được khái niệm viên chức, phân biệt viên chức với cán bộ và công chức đó chính là chế độ tuyển dụng gắn với vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp và tiền lương được hưởng từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. 1.1.3. Phân loại viên chức Theo Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thì viên chức được phân loại theo trình độ đào tạo, theo ngạch viên chức hoặc vị trí công tác, mỗi loại viên chức có các yêu cầu, tiêu chuẩn riêng. Điều 4 của Nghị định đã phân loại viên chức như sau: - Theo trình độ đào tạo, viên chức có các loại: + Viên chức loại A: yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục đại học trở lên thì được bổ nhiệm vào ngạch; + Viên chức loại B: yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục nghề nghiệp thì được bổ nhiệm vào ngạch; 17
  18. + Viên chức loại C: yêu cầu chuẩn là trình độ dưới giáo dục nghề nghiệp thì được bổ nhiệm vào ngạch. - Theo ngạch viên chức, viên chức có các ngạch sau: + Tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp trở lên; + Tương đương ngạch chuyên viên chính; + Tương đương ngạch chuyên viên; + Tương đương ngạch cán sự; + Nhân viên. - Theo vị trí công tác, viên chức được phân thành hai loại là viên chức lãnh đạo và viên chức chuyên môn nghiệp vụ. Theo quy định hiện hành, tại Điều 3 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Viên chức được phân loại như sau: - Theo vị trí việc làm, viên chức có 02 loại: + Viên chức quản lý là “người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý” [26]. + Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập. - Theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, II, III, IV. 18
  19. Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của viên chức mà tiêu chuẩn của từng hạng chức danh nghề nghiệp sẽ khác nhau. Ví dụ: Điều 4 Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập, đã quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng II gồm những nhiệm vụ phải thực hiện; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. Tại điểm a, khoản 1, Điều 9 Thông tư cũng quy định: “Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98)” [9]. 1.1.4. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức Lao động của viên chức không mang tính quyền lực công, chỉ thuần túy là hoạt động nghề nghiệp mang tính chuyên môn, nghiệp vụ, vì vậy, Luật Viên chức 2010 đã làm rõ hoạt động nghề nghiệp của viên chức như sau: Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật về viên chức và các pháp luật có liên quan [26]. Từ định nghĩa trên ta thấy, hoạt động nghề nghiệp của viên chức mang tính phục vụ, không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm cung cấp các nhu cầu cơ bản, thiết yếu cho người dân trong các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, giáo dục, môi trường, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao, lao động việc làm, an sinh xã hội, thông tin và truyền thông, ... Hoạt động nghề nghiệp của viên chức có các đặc điểm sau: 19
  20. - Là hoạt động phục vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản, thiết yếu để duy trì và phát triển con người. Xã hội càng phát triển, những nhu cầu của con người ngày càng cao, nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo và cung cấp tốt các nhu cầu này để phục vụ người dân. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức liên quan đến một số lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường, việc làm, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, an sinh xã hội, ... - Hoạt động nghề nghiệp của viên chức được thực hiện trong các lĩnh vực có tính chất chuyên môn sâu, theo các tiêu chuẩn nhất định. Mỗi lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cung cấp một loại nhu cầu cơ bản, thiết yếu. Ví dụ: bệnh viện đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh; trường học đáp ứng nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao dân trí; viện nghiên cứu đáp ứng nhu cầu về nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, ... - Là hoạt động vì cộng đồng, cung cấp cho người dân và cộng đồng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu như chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, vệ sinh môi trường, văn hóa, nghệ thuật, … - Là hoạt động mang tính nghề nghiệp cao nên có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Để đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp, phù hợp với công việc hoặc nhiệm vụ được giao, viên chức phải trải qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng và được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp có tính năng khiếu như: văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao thì năng khiếu, tố chất và tài năng bẩm sinh là yếu tố cần thiết, văn bằng, chứng chỉ không phải là yêu cầu quan trọng. Còn một số ngành, lĩnh vực như nghiên cứu, đào tạo thì người có trình độ, có kinh nghiệm có thể cống hiến, sáng tạo và đòi hỏi phải có văn bằng, chứng chỉ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2