intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở việt nam và thực tiễn áp dụng

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về bản chất, đặc điểm, vai trò của Thư tín dụng trong đời sống kinh tế xã hội và khái niệm, đặc điểm của phương thức thanh toán bằng Thư tín dụng theo các quy định pháp luật hiện hành; phân tích các quy định hiện hành về chủ thể, quy trình thanh toán của phương thức thanh toán bằng Thư tín dụng; phân tích các loại rủi ro thường xảy ra và/hoặc có thể xảy ra trong quá trình thanh toán bằng Thư tín dụng.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở việt nam và thực tiễn áp dụng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Khoa Luật ĐỖ VĂN SỬ PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG. LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Hà Nội - Năm 2004
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Khoa Luật ĐỖ VĂN SỬ PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG. CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ : 60105 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THU THUỶ Hà Nội - Năm 2004
  3. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT NHCĐ Ngân hàng chỉ định NHCK Ngân hàng chiết khấu NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo NHXN Ngân hàng xác nhận NTH Ngƣời thụ hƣởng NXMTTD Ngƣời xin mở Thƣ tín dụng TDCT Tín dụng chứng từ TTD Thƣ tín dụng 5
  4. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN! .................................................................................................................... 3 LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ 4 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT.............................................................................................. 5 PHẦN MỞ ĐẦU 9 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. ............................................................................. 10 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 11 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. .......................................................... 12 4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. ....................................................................................... 12 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 13 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................ 13 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG. 1.1. KHÁI NIỆM THANH TOÁN VÀ DỊCH VỤ THANH TOÁN................................. 14 1.2. THANH TOÁN QUA CÁC TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN. ............................................................................................................................... 15 1.3. THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG. ............................................................... 17 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm thƣ tín dụng ................................................................18 1.3.2. Các chức năng, vai trò của thƣ tín dụng trong giao dịch thƣơng mại.........................................................................................................................21 1.3.2.1. Giao dịch thƣơng mại và các rủi ro trong thƣơng mại quốc tế ..........21 1.3.2.2. Chức năng, vai trò của thƣ tín dụng trong giao dịch thƣơng mại. .....23 1.3.3. Phân loại thƣ tín dụng.....................................................................................26 1.3.4. Nội dung cơ bản của thƣ tín dụng. ...............................................................31 1.3.4.1. Số hiệu, địa điểm, ngày mở thƣ tín dụng. .............................................33 1.3.4.2. Số tiền của thƣ tín dụng. .........................................................................34 1.3.4.3. Thời hạn. ...................................................................................................35 1.3.4.4. Nội dung về hàng hoá..............................................................................36 1.3.4.5. Nội dung về vận tải. .................................................................................36 1.3.4.6. Nội dung về chứng từ. .............................................................................38 1.3.5. Khái niệm thanh toán bằng thƣ tín dụng ...................................................41 1.3.6. Các học thuyết pháp lý liên quan đến phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng ..............................................................................................42 6
  5. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp 1.3.6.1. Học thuyết về tính tách biệt . ..................................................................43 1.3.6.2. Học thuyết về sự tuân thủ chặt chẽ . ......................................................44 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC ÁP DỤNG PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM. ..................................................................... 48 2.1.1. Quan hệ giữa UCP 500 và pháp luật quốc gia. ..........................................48 2.1.2. Pháp luật Việt Nam về thanh toán bằng thƣ tín dụng và việc áp dụng UCP 500 tại Việt Nam. ...........................................................................51 2.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG. ............................................................................................................................... 53 2.3. QUAN HỆ PHÁP LÝ PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG............................................................................................................... 57 2.3.1. Quan hệ pháp lý giữa ngân hàng phát hành và ngƣời xin mở thƣ tín dụng. ...............................................................................................................57 2.3.2. Quan hệ pháp lý giữa ngân hàng và ngƣời thụ hƣởng ............................59 2.3.2.1. Quan hệ pháp lý giữa ngân hàng phát hành và ngƣời thụ hƣởng ......59 2.3.2.2. Quan hệ pháp lý giữa ngân hàng thông báo và ngƣời thụ hƣởng ......61 2.3.2.3. Quan hệ pháp lý giữa ngân hàng chỉ định và ngƣời thụ hƣởng .........61 2.3.2.4. Quan hệ pháp lý giữa ngân hàng xác nhận và ngƣời thụ hƣởng ........61 2.3.3. Quan hệ pháp lý giữa các ngân hàng với nhau .........................................61 2.3.3.1. Hợp đồng giữa ngân hàng phát hành với ngân hàng thông báo .........61 2.3.3.2. Hợp đồng giữa ngân hàng phát hành với ngân hàng chỉ định ............62 2.3.3.3. Hợp đồng giữa ngân hàng phát hành với ngân hàng xác nhận ..........62 2.3.4. Quan hệ pháp lý giữa ngƣời xin mở thƣ tín dụng với các ngân hàng thứ hai. .......................................................................................................63 2.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN QUA THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM.................................................................................................... 63 2.4.1. Sự thiếu hụt các văn bản pháp luật quy định về mối quan hệ giữa giao dịch thƣơng mại và giao dịch thanh toán bằng Thƣ tín dụng. .......63 2.4.2. Sự phổ biến của loại hình thƣ tín dụng xác nhận không huỷ ngang trong giao dịch nhập khẩu của bên Việt Nam. ...............................67 2.4.3. Thanh toán theo phƣơng thức Thƣ tín dụng trả chậm. ..........................72 2.4.4. Giải quyết tranh chấp liên quan đến phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ. ...................................................................................................76 7
  6. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp 2.5. CÁC ƢU ĐIỂM VÀ NHƢỢC ĐIỂM CỦA PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG. ................................................................................................. 78 2.5.1. Ƣu điểm. .............................................................................................................78 2.5.2. Nhƣợc điểm. ......................................................................................................80 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM. .............................................. 83 3.1.1. Xây dựng pháp luật làm cơ sở cho việc áp dụng UCP tại Việt Nam.......................................................................................................................83 3.1.2. Hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật bổ trợ có liên quan tới giao dịch thanh toán bằng thƣ tín dụng. ................................................84 3.1.3. Tiến dần việc áp dụng phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng hài hoà và nhất quán với thông lệ và tập quán quốc tế. ...........................85 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM. ............................................................. 87 3.2.1. Ban hành Nghị định về thanh toán quốc tế. ...............................................87 3.2.2. Xây dựng các quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa các bên liên quan đến giao dịch thƣ tín dụng. ...........................................................89 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống quy định giải quyết tranh chấp liên quan đến phƣơng thức thanh toán bằng Thƣ tín dụng. ......................................91 3.2.4. Hệ thống hoá các quy định của các ngành có liên quan. .........................93 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 98 8
  7. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU Với chủ trƣơng phát triển nền kinh tế mở cửa nhằm nhanh chóng đƣa nền kinh tế đất nƣớc hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới, các quan hệ thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng giữa Việt Nam và các nƣớc đã gia tăng rất nhanh trong giai đoạn gần đây. Quan hệ thanh toán giữa các bên đƣợc thực hiện thông qua rất nhiều hình thức hết sức đa dạng. Trong đó, phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ (DC - Documentary Credit) thông qua Thƣ tín dụng (L/C - Letter of Credit) đƣợc sử dụng rất rộng rãi. Phƣơng thức này về mặt lý thuyết đảm bảo đƣợc quyền lợi cho cả hai bên mua và bên bán; trong đó ngƣời mua sẽ nhận đƣợc hàng khi thanh toán tiền; ngƣời bán sẽ nhận đƣợc tiền khi xuất trình bộ chứng từ hoàn chỉnh và hợp lệ khi giao hàng thông qua dịch vụ của ngân hàng phục vụ bên mua, ngân hàng phục vụ bên bán. Bản thân phƣơng thức thanh toán bằng Thƣ tín dụng có nhiều ƣu điểm hơn so với các phƣơng thức thanh toán khác nhƣng nó không đảm bảo tránh rủi ro cho các bên tham gia (Bên mua, Bên bán, Ngân hàng). Các rủi ro này có thể là do các nguyên nhân khách quan (nhƣ thiếu hiểu biết, do sai sót, nhầm lẫn,...) hoặc do các nguyên nhân chủ quan (gian dối, lừa đảo, giả mạo,...). Do mức độ phổ biến và do tầm quan trọng của tín dụng chứng từ trong quan hệ thƣơng mại quốc tế đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý điều chỉnh chung cho các bên. Đó là những quy tắc điều chỉnh thể hiện đầy đủ các thông lệ và tập quán quốc tế đã đƣợc các Ngân hàng trên thế giới chấp nhận và áp dụng vào các giao dịch tín dụng chứng từ. Xuất phát từ nhu cầu này, Phòng Thƣơng mại Quốc tế Paris (ICC - International Chamber of Commecial) đã ấn hành bản “Điều lệ và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Gọi tắt theo Tiếng Anh là UCP - Uniform Customs and Practice for Documentary Credit). Bản đầu tiên đƣợc ấn hành năm 1933 và sau sáu lần sửa đổi, lần xuất bản năm 1993 (1993 Revision) với ấn bản thứ 500 (Publication No 500) (gọi tắt là UCP 500) có hiệu lực từ ngày 01/01/1994 đƣợc coi là bản sửa đổi hoàn chỉnh và sâu sắc nhất, đáp ứng đƣợc yêu cầu của các bên tham gia. Tuy nhiên, Điều lệ và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ không mặc nhiên có hiệu lực bắt buộc đối với các giao dịch có sử dụng phƣơng thức thanh toán bằng Thƣ tín dụng. Điều 1 của bản Điều lệ này (UCP 500) chỉ quy định về hiệu lực của nó đối với các giao dịch nếu các Thƣ 9
  8. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp tín dụng đƣợc phát hành có dẫn chiếu đến UCP 500. Tại từng quốc gia, các giao dịch loại này còn chịu sự điều chỉnh của các quy định trong hệ thống pháp luật trong nƣớc. Chính yếu tố này là cơ sở khiến cho có các quy định khác nhau giữa UCP 500 với pháp luật quốc gia và giữa pháp luật của các quốc gia khác nhau. 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam bƣớc vào một nền kinh tế hội nhập với sự hoạt động hết sức sôi động và đa dạng của các giao dịch thƣơng mại và các hoạt động ngân hàng. Cùng với nó là các tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia liên quan đến các giao dịch và đến việc thanh toán giữa các bên. Với sự phổ biến và các ƣu thế của hình thức thanh toán bằng thƣ tín dụng đã dẫn đến việc các ngân hàng Việt Nam nhanh chóng đƣa vào thực hiện các nghiệp vụ này. Ngay khi UCP 500 có hiệu lực vào ngày 01/01/1994, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đã thông báo chấp nhận áp dụng UCP 500 vào giao dịch Tín dụng chứng từ. Sau đó, tất cả các ngân hàng thƣơng mại mà đƣợc phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Việt Nam đều đã áp dụng rộng rãi phƣơng thức thanh toán này nhằm mục đích hoà nhập vào hệ thống thanh toán thƣơng mại thế giới. Tuy nhiên, trƣớc ngày 01/7/1997, các loại giao dịch này lại không hề có sự điều chỉnh nào từ phía nhà nƣớc Việt Nam thông qua các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền. UCP 500 mặc nhiên trở thành văn bản do các bên lựa chọn sử dụng để áp dụng trong các quan hệ thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Điều này đã đem lại một số hậu quả rất đáng tiếc cho các doanh nghiệp Việt Nam do sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm và hƣớng dẫn từ phía nhà nƣớc thông qua các văn bản quy định chi tiết. Một số doanh nghiệp lại lợi dụng sự thiếu quy định điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực này để chiếm dụng vốn, lừa đảo gây thất thoát cho nhà nƣớc hàng nghìn tỷ đồng. Để chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ trong lĩnh vực này, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành Quyết định 207/QĐ-NH7 ngày 01/7/1997 về việc ban hành Quy chế mở Thƣ tín dụng nhập hàng trả chậm. Nhƣng bản Quy chế này vẫn chƣa điều chỉnh tới nguồn vốn vay của nƣớc ngoài thông qua hình thức tái cấp vốn (Refinancing). Trên thực tế, sự thiếu hụt này đã để cho có nhiều vi phạm gây ra các hậu quả rất trầm trọng đối với loại hình cho vay chƣa phải xuất vốn này. Sau đó, vào năm 2001, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành bản Quy chế mới về mở Thƣ tín dụng nhập hàng trả 10
  9. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp chậm (ban hành kèm theo Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25-5- 2001) để kịp thời điều chỉnh, bổ sung. Các văn bản này mới chỉ điều chỉnh về các hoạt động mở Thƣ tín dụng nhập hàng trả chậm là các hoạt động nếu không có sự điều chỉnh chặt chẽ từ phía nhà nƣớc thì sẽ đem lại rất nhiều tổn thất cho nhà nƣớc. Các hoạt động thanh toán khác bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ hiện vẫn bị “bỏ ngỏ” và do các bên tự điều chỉnh với nhau (và thƣờng thì các bên thoả thuận áp dụng UCP 500). Trong thời gian qua, thực trạng này đã làm nảy sinh rất nhiều các tranh chấp giữa các doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam trong quan hệ thanh toán bằng thƣ tín dụng với các đối tác nƣớc ngoài và thƣờng là phía Việt Nam chịu nhiều rủi ro hơn do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, do không có khung pháp lý hoàn thiện điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia,... Tất cả các điều này tạo ra nhu cầu cần phải xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam điều chỉnh về các hoạt động thanh toán bằng thƣ tín dụng trên cơ sở có sự tham khảo đối chiếu với các thông lệ và tập quán quốc tế và pháp luật các nƣớc khác. Vì vậy, việc tiến hành một đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này là một yêu cầu rất cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Tuy có các đòi hỏi cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh pháp lý của phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng ở Việt Nam, nhƣng hiện nay, vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu nào cả ở trong và ngoài nƣớc tìm hiểu sâu về vấn đề này ở cấp độ một Luận văn Thạc sĩ hoặc một Luận án Tiến sĩ. Hiện mới chỉ có một số bài nghiên cứu của một số học giả và một số ngƣời làm công tác thực tiễn công bố trên tạp chí Ngân hàng có tìm hiểu về phƣơng thức thanh toán bằng Thƣ tín dụng và các rủi ro cho các bên khi thực hiện giao dịch bằng phƣơng thức thanh toán này; nhƣng hầu hết các công trình này chỉ xem xét vấn đề dƣới góc độ kinh tế chứ ít chú trọng tới khía cạnh pháp lý của vấn đề nghiên cứu(1). Chính vì vậy, tác giả đề tài cố gằng trong một chừng mực nhất định đƣa ra một số vấn đề có tính khái quát nhất và có tính bức xúc nhất về thực trạng áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng ở Việt Nam hiện nay và trên cơ sở đó đƣa ra một số đề xuất về các phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện. 1 : Đáng chú ý nhất là hai bài “Bản chất của Tín dụng thư khi có dẫn chiếu điều lệ và thực hành thống nhất UCP 500” của Luật gia Ng uyễn Phong Hoà (Bộ Công An) đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 17/1998 và “Vấn đề pháp lý trong giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu” của tác giả Nguyễn Trọng Thuỳ (Vietcombank TP.HCM) đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 23/1998. 11
  10. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động thanh toán bằng thƣ tín dụng. Đặc biệt là chú trọng tới sự đối chiếu, so sánh với các quy định về thanh toán bằng Thƣ tín dụng của một số nƣớc trên thế giới (một số quốc gia có hệ thống pháp luật đã khá hoàn chỉnh và một số nƣớc có các điều kiện tƣơng tự nhƣ của Việt Nam) và các thông lệ chung trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ, đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật quốc gia hiện hành điều chỉnh phƣơng thức thanh toán bằng Thƣ tín dụng (L/C). Tuy nhiên, các tập quán và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực thanh toán bằng thƣ tín dụng cũng đƣợc đề tài coi là một nguồn quan trọng để phân tích, đánh giá để từ đó đƣa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng. Do sự phổ biến của việc áp dụng phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng trong hoạt động thƣơng mại quốc tế (xuất phát từ các rủi ro và các đặc thù của hoạt động thƣơng mại có liên quan tới nhiều quốc gia khác nhau) nên đề tài có sự chú ý hơn tới các giao dịch thanh toán bằng thƣ tín dụng trong hoạt động ngoại thƣơng của đất nƣớc. 4. Mục tiêu nghiên cứu. - Tìm hiểu về bản chất, đặc điểm, vai trò của Thƣ tín dụng trong đời sống kinh tế xã hội và khái niệm, đặc điểm của phƣơng thức thanh toán bằng Thƣ tín dụng theo các quy định pháp luật hiện hành. - Phân tích các quy định hiện hành về chủ thể, quy trình thanh toán của phƣơng thức thanh toán bằng Thƣ tín dụng. - Phân tích các loại rủi ro thƣờng xảy ra và/hoặc có thể xảy ra trong quá trình thanh toán bằng Thƣ tín dụng. - Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng Thƣ tín dụng tại Việt Nam hiện nay. - Thông qua đó, đánh giá chung về thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay trong việc điều chỉnh các hoạt động thanh toán bằng Thƣ tín dụng; so sánh, đối chiếu với thông lệ và pháp luật quốc tế về vấn đề này. Từ đó đƣa ra các đề xuất, kiến nghị cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng Thƣ tín dụng ở Việt Nam. 12
  11. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam và của một số nƣớc cũng nhƣ các thông lệ tập quán đƣợc áp dụng chung trên toàn thế giới trong thanh toán bằng thƣ tín dụng. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đƣợc đề ra, hai phƣơng pháp phân tích quy phạm và phƣơng pháp so sánh đƣợc tác giả sử dụng nhƣ là hai phƣơng pháp chủ đạo, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, tác giả đề tài còn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp khác nhƣ Thống kê, Phân tích - Tổng hợp,... để hoàn thành kết quả nghiên cứu. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài các Phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc bố cục làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM. 13
  12. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG. 1.1. Khái niệm thanh toán và dịch vụ thanh toán. Khi nền kinh tế của Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì các lợi ích thƣơng mại của các doanh nghiệp trong nƣớc và các quan hệ đầu tƣ với các tập đoàn nƣớc ngoài ngày càng tăng với mức độ nhanh chóng hơn. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp luật về thƣơng mại và thanh toán hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng trở thành một nhu cầu quan trọng song song với việc trang bị và cung cấp cho các doanh nhân trong nƣớc các thông tin hỗ trợ cho công việc kinh doanh của họ cả tại nội địa và trên các thị trƣờng quốc tế. Một trong những lĩnh vực phức tạp nhất của các quan hệ thƣơng mại quốc tế là hoạt động thanh toán đƣợc thực hiện thông qua phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng. Trƣớc khi có sự tìm hiểu và phân tích về phƣơng thức thanh toán này, đề tài tập trung vào xem xét khái quát về vấn đề thanh toán và các phƣơng thức thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đƣợc thực hiện trong các giao dịch của đời sống kinh tế - xã hội nói chung và trong các hoạt động thƣơng mại quốc tế nói riêng.. Theo nghĩa chung nhất, thanh toán là việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền phát sinh từ các quan hệ dân sự, thƣơng mại, tài chính, tín dụng,... đƣợc phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ đó. Thanh toán là một hành vi có tính nghĩa vụ của ngƣời thụ trái đối với trái chủ trong các quan hệ trong đời sống xã hội (mà phổ biến nhất là các quan hệ mang tính hợp đồng giữa các bên). Việc thực hiện nghĩa vụ này đƣợc tiến hành thông qua nhiều cách thức khác nhau nhƣ: thanh toán trực tiếp và thanh toán gián tiếp, thanh toán ngay và thanh toán trả chậm, thanh toán bằng tiền mặt hoặc các loại giấy tờ có giá,... và làm phát sinh vô số hình thái khác nhau trong các quan hệ thực tiễn của đời sống xã hội. Khi các quan hệ thƣơng mại đƣợc phát triển ở quy mô và phạm vi rộng (đặc biệt là trong các quan hệ hợp đồng quốc tế) thì việc thanh toán của các bên trở nên khó khăn hơn do cách biệt về địa lý, về ngôn ngữ, về thời gian,... Điều này đã làm phát sinh nhu cầu cần có các trung gian để thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các bên. Để thực hiện chức năng này, các tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán phải đáp ứng đƣợc các điều kiện nhất định và phải đƣợc tất cả các bên tín nhiệm. 14
  13. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp Tuỳ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia cụ thể mà tại mỗi nƣớc có các quy định khác nhau về các loại và các điều kiện để trở thành các tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán. Theo quy định hiện hành của Việt Nam(2), hiện chỉ có ba loại tổ chức đƣợc đứng ra thực hiện chức năng trung gian thanh toán là Ngân hàng nhà nƣớc, Ngân hàng và các Tổ chức khác đƣợc làm dịch vụ thanh toán. Trong các loại chủ thể trên thì chỉ có các tổ chức tín dụng (trong có vai trò đặc biệt của các ngân hàng thƣơng mại(3)) là chủ thể chủ yếu thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế. Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì khái niệm dịch vụ thanh toán đƣợc hiểu “là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán”. 1.2. Thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Cơ sở pháp lý chủ yếu cho hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam hiện nay là ba văn bản quy phạm pháp luật: Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Theo Điều 9 Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN, các phƣơng tiện thanh toán không phải tiền mặt (đƣợc quy định từ khoản 2 đến khoản 5) bao gồm: Séc, Uỷ nhiệm chi (hoặc lệnh chi), Uỷ nhiệm thu (hoặc nhờ thu), Thẻ ngân hàng, và các phƣơng tiện thanh toán khác (nhƣ hối phiếu, lệnh phiếu,...). Các phƣơng tiện thanh toán không phải tiền mặt đƣợc dùng để thực hiện các 2 : Nghị định số 64/2001/ NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định 1092/2002/ QĐ-NHNN ngày 08 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 3 : Khái niệm ngân hàng thƣơng mại đƣợc hiểu bao gồm: Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, ngân hàng thƣơng mại cổ phẩn, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài ở Việt Nam. 15
  14. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp khoản chi trả tài chính nhƣ: Thuế, phí, lệ phí,... hay chi trả tiền mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ giữa các chủ thể tham gia các quan hệ đó. Các chủ thể tham gia quan hệ thanh toán này ngoài các bên thanh toán (ngƣời trả tiền và ngƣời nhận tiền) còn có sự hiện diện của các trung gian thanh toán (Ngân hàng nhà nƣớc, Kho bạc nhà nƣớc, các tổ chức tín dụng). Trong hầu hết các quan hệ thanh toán này, chủ yếu đƣợc khởi xƣớng và đƣợc xuất hiện bởi ngƣời trả tiền. Đây chính là chủ thể quyết định của quá trình thanh toán. Ngƣời nhận tiền có vai trò thụ động hơn, nhƣng quá trình thanh toán chỉ đƣợc tiếp nhận và thực hiện bởi ngƣời nhận tiền. Chính vì vậy, chủ thể này là ngƣời quyết định tiếp theo của quá trình thanh toán. Trong các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, vai trò của các chứng từ thanh toán là hết sức quan trọng. Chúng đƣợc coi là các công cụ thanh toán, là phƣơng tiện chuyển tải các điều kiện thanh toán do bản chất của quan hệ thanh toán này là không có sự hiện diện của tiền mặt. Các chứng từ chủ yếu là lệnh thu và lệnh chi với nhiều hình thái, tên gọi khác nhau tuỳ theo từng loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, chúng đều hội tụ đầy đủ tất cả các yếu tố sau: - Họ tên ngƣời trả tiền, ngƣời nhận tiền (trừ séc vô danh). - Lý do thanh toán - Số tiền thanh toán - Chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trƣởng hoặc những ngƣời đƣợc uỷ quyền theo quy định của pháp luật Ngoài ra, có một số công cụ phụ trợ cho lệnh thu, lệnh chi nhƣ là: Bảng kê, Giấy báo biên hàng, Hoá đơn, Vận đơn, Hợp đồng kinh tế,... để đối chiếu, so sánh với lệnh thu, lệnh chi khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán. Các công cụ phụ trợ này không phải là công cụ thanh toán. Quá trình thực hiện thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đƣợc thực hiện qua các tài khoản ngân hàng của các bên đƣợc lập ra phục vụ cho mục đích hoạt động của mình. Có ba loại tài khoản chính là: - Tài khoản trả tiền: là tài khoản ghi chép số tiền đã trả - Tài khoản nhận tiền: là tài khoản ghi chép số tiền đã nhận - Tài khoản trung gian: là tài khoản do các tổ chức trung gian thanh toán lập ra để ghi chép số tiền trƣớc khi chuyển cho ngƣời thụ hƣởng. Khi thực hiện nghiệp vụ này, bên trung gian sẽ đƣợc hƣởng khoản phí phục vụ. Các phƣơng thức thanh toán quốc tế qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hiện nay đƣợc quy định tại Mục 4 (Các Điều 18, 19) Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Thống đốc Ngân 16
  15. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp hàng nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Theo đó, các phƣơng thức thức thanh toán quốc tế bao gồm: - Thanh toán bằng thƣ tín dụng (Khoản 1 Điều 19 Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN). - Thanh toán bằng séc thanh toán quốc tế (Khoản 2 Điều 19 Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN). - Thanh toán bằng lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi quốc tế (Khoản 2 Điều 19 Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN). - Thanh toán bằng nhờ thu hoặc uỷ nhiệm thu quốc tế (Khoản 2 Điều 19 Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN). - Thanh toán bằng thẻ quốc tế (Khoản 2 Điều 19 Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN). - Thanh toán bằng các thể thức thanh toán khác (Khoản 2 Điều 19 Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN). Trong các phƣơng thức trên, đƣợc áp dụng phổ biến nhất trong việc thanh toán cho các giao dịch thƣơng mại quốc tế là hình thức thanh toán bằng thƣ tín dụng (phƣơng thức tín dụng chứng từ). 1.3. Thanh toán bằng Thƣ tín dụng. Trong các mối quan hệ kinh tế - thƣơng mại, động cơ tham gia vào quan hệ của các bên không giống nhau; các nhà xuất khẩu cũng nhƣ các nhà nhập khẩu có thể quan tâm đến hoạt động kinh tế với nhiều lý do khác nhau. Đó có thể là mua nguyên vật liệu, hàng hoá hay dịch vụ ở nƣớc ngoài mà họ không thể mua hoặc là mua nhƣng không có lợi ở trong nƣớc. Hoặc là họ nhằm đến mục đích nhận đƣợc các lợi ích thông qua bán hàng hoá ra thị trƣờng ngoài nƣớc (nhà xuất khẩu), và nguồn lợi nhuận liên quan đến hợp đồng giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Các hoạt động này đều có liên quan đến các vấn đề khả năng tài chính và khả năng thực hiện trên thực tế của mỗi bên. Việc giải quyết thành công các quan hệ thƣơng mại quốc tế đƣợc quyết định bởi nhiều nhân tố. Nhân tố quan trọng nhất trong số này là khả năng thanh toán của các bên. Một nhà xuất khẩu sẽ cần nhận đƣợc đầy đủ giá trị hàng hoá đã bán ra vào một thời điểm xác định. Các quan hệ giữa ngƣời bán và ngƣời mua, các nghĩa vụ và trách nhiệm của họ có liên quan trực tiếp tới việc lựa chọn một phƣơng thức thanh toán có sự đảm bảo chắc chắn hơn cho các bên tham gia. Các phƣơng thức thanh toán đã đƣợc hình thành từ lâu với đầy đủ các quy tắc, thông lệ đối với việc rút, chuyển giao, và thiết lập các chứng từ 17
  16. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp thanh toán và về quản lý hàng hoá cũng nhƣ tiến hành thanh toán. Việc lựa chọn một phƣơng thức thanh toán nào thông qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ đƣợc các bên quyết định thống nhất với nhau trong hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ. Các phân tích về thực tiễn thƣơng mại quốc tế đã chứng thực rằng phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng là đƣợc áp dụng thƣờng xuyên nhất. Thanh toán bằng thƣ tín dụng là phƣơng thức rất đặc thù và tại thời điểm hiện nay, là một phƣơng thức thanh toán có ích khi nó đƣợc áp dụng rộng rãi trong các quan hệ kinh tế trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, khi xem xét thực tiễn nghèo nàn của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán bằng tín dụng chứng từ, chúng ta có thể thấy rằng, ngoại trừ các trƣờng hợp cá biệt, trong hầu hết các trƣờng hợp thực tế, loại hình tín dụng chứng từ đƣợc áp dụng trong các giao dịch nhập khẩu là một Thƣ tín dụng không thể huỷ ngang đƣợc xác nhận(4) (confirmed irrevocable L/C) trong khi đó, hầu hết các giao dịch xuất khẩu là một thƣ tín dụng không đƣợc xác nhận. 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm thư tín dụng Việc nghiên cứu về bản chất và các đặc điểm của Thƣ tín dụng nhằm mục đích xác định các lợi ích của thanh toán bằng tín dụng chứng từ so với các phƣơng thức thanh toán khác đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích về các đặc trƣng chủ yếu của nó và các vấn đề có liên quan xung quanh phƣơng thức thanh toán này. Trƣớc hết, phải xem xét tóm lƣợc về nguồn gốc của phƣơng thức thanh toán quốc tế đang đƣợc sử dụng rộng rãi nhất này. Ngay từ thời Trung cổ ở Châu Âu, gia tộc Medicis đã nổi tiếng về các hoạt động ngân hàng của mình tại Florence (Italia) và đã đƣa ra một công cụ thanh toán làm tiền đề của hối phiếu. Tuy nhiên, thƣ tín dụng lại đƣợc các thƣơng nhân, chứ không phải các ngân hàng đƣa ra vào thế kỷ 19 và khởi đầu tồn tại dƣới dạng các tấm séc du lịch đƣợc phép rút tiền tại bất cứ nơi nào khác ngoài nơi phát hành. Trong thời kỳ khủng hoảng chính trị tại Châu Âu trong thế kỷ 19, các công cụ tài chính nhƣ thƣ tín dụng trở nên quan trọng, thậm chí ngay cả khi hầu hết các hoạt động thƣơng mại đã sụp đổ (5). Sau Thế chiến I, hoạt động ngoại thƣơng không dựa trên đạo đức của các bên tham gia hợp đồng nữa mà đòi hỏi các công cụ thanh toán chắc chắn cho các bên tham gia. Vào thời này, các loại thƣ tín dụng có cơ hội để tiếp tục vai trò của mình nhƣ thời tiền chiến, nhƣng chúng đƣợc sử dụng trên cơ sở đảm bảo 4 : Còn đƣợc gọi là Thƣ tín dụng xác nhận không thể huỷ ngang .Về các mặt tích cực và hạn chế của việc áp dụng quá phổ biến loại h ình Thƣ tín dụng xác nhận không thể huỷ ngang này trong hoạt động nhập khẩu, sẽ đƣợc phân tích sâu hơn trong Mục 2.4.2 của đề tài này. 5 : Tức là thời kỳ mà phần lớn Châu Âu nằm dƣới sự cai trị của Hoàng đế Napoleon nƣớc Pháp đã tiến hành cuộc phong toả bờ biển và phong toả thƣơng mại với nƣớc Anh; sau đó là cuộc chiến tranh với nƣớc Nga. Trong lịch sử Châu Âu, đây đƣợc gọi là thời kỳ khủng hoảng về chính trị. 18
  17. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp cho sự an toàn của các bên thay vì thiện chí. Quá trình “toàn cầu hoá” hiện nay và sự gia tăng của thƣơng mại với các nƣớc đang phát triển đòi hỏi các công cụ tài chính hữu ích. Có nhiều cách thức thanh toán khác nhau: nếu nhà xuất khẩu đang ở trong vị thế mạnh và không chắc chắn về khả năng tài chính của ngƣời mua, họ có thể quy định việc thanh toán chậm cho toàn bộ hay từng phần; các khả năng khác là thanh toán với giá khi giao hàng hoặc cho ngƣời mua chậm trả. Dù có cho nợ hay không, ngƣời bán có thể muốn đảm bảo cho vị thế của mình bằng các cam kết thanh toán chính xác từ bên thứ ba, thƣờng là một ngân hàng. Thƣ tín dụng trong các trƣờng hợp này chính là “mạch máu nuôi dƣỡng nền thƣơng mại quốc tế”, là phƣơng thức thông dụng nhất để thanh toán cho hàng hoá trong thƣơng mại quốc tế. Sự thành công của việc áp dụng thanh toán bằng thƣ tín dụng có liên quan trực tiếp đến mức độ phát triển của khung pháp lý tƣơng ứng. Các quan hệ thanh toán quốc tế đƣợc quy định cả bởi các văn bản quy phạm pháp luật của các nƣớc cũng nhƣ các tập quán và thực tiễn trong các quan hệ kinh doanh. Hơn nữa, sự phổ biến của các hoạt động ngân hàng cũng tạo ra sự thống nhất trong thanh toán quốc tế. Phòng Thƣơng mại Quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) đã soạn thảo tỉ mỉ bản “Điều lệ và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”(6) (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits – Từ đây trở về sau gọi tắt là UCP). Bản này có hiệu lực vào ngày 01/01/1994. Đây là một sự phản ánh về các thành tựu tiến bộ đƣợc tạo ra trong các quan hệ thanh toán trong lĩnh vực ngân hàng và phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ đã đƣợc áp dụng rộng rãi trong các hoạt động xuất - nhập khẩu Mặc dù trên thực tế, UCP chỉ có tính khuyến nghị và đại diện cho luật lệ không chính thức của các quy tắc kinh doanh nhƣng đại đa số các ngân hàng trên toàn thế giới đều thực hiện việc thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ. Cũng cần lƣu ý rằng UCP đóng vai trò hạt nhân trong các quy định pháp luật có liên quan tới thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại nhiều quốc gia khác nhau(7). UCP đƣa ra định nghĩa về Thƣ tín dụng và quy định các loại, các quy tắc, các phƣơng tiện áp dụng của nó, các trách nhiệm và nghĩa vụ của các ngân hàng. Nó cũng thiết lập các yêu cầu đối với các chứng từ đƣợc xuất trình trên cơ sở của thƣ tín dụng cũng nhƣ các quy tắc đối vói việc xuất trình chúng. Nếu một ngân hàng áp dụng UCP thì có nghĩa là các điều khoản của việc viện dẫn này sẽ ràng buộc đối với cả hai bên: ngân hàng và khách hàng của họ. 6 : Ấn bản thứ 500, năm 1993. 7 : Điều 867-873 Bộ luật Dân sự của Liên bang Nga; Điều 5-101 đến Điều 5-117 của Bộ luật Thƣơng mại Mỹ; Điều 433 – 441 Luật Thƣơng mại của Bungari,.... 19
  18. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp Khái niệm về tín dụng chứng từ đƣợc xác định trong Điều 2 của UCP 500. Theo đó thì “Nhằm phục vụ mục đích các điều khoản này, những thuật ngữ “tín dụng chứng từ” và “thƣ tín dụng dự phòng” (dƣới đây gọi là Tín dụng) có nghĩa là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho đƣợc gọi và mô tả nhƣ thế nào, mà theo đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị của một khách hàng (ngƣời xin mở thƣ tín dụng) hoặc nhân danh chính mình: i. Phải tiến hành việc trả tiền theo lệnh của một Ngƣời thứ ba (Ngƣời thụ hƣởng) hoặc phải chấp nhận và trả tiền các hối phiếu do ngƣời thụ hƣởng ký phát. ii. Uỷ quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán nhƣ thế hoặc chấp nhận và trả tiền các hối phiếu nhƣ thế, hoặc iii. Uỷ quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu khi (các) chứng từ quy định đƣợc xuất trình với điều kiện là các điều kiện của thƣ tín dụng đƣợc thực hiện đúng. Để thực hiện các mục đích của các điều khoản này, các chi nhánh của một ngân hàng ở các nƣớc khác nhau đƣợc coi là một ngân hàng khác”. Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 16 của Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc, bằng việc mở một thƣ tín dụng, ngân hàng phát hành cam kết, theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng (ngƣời xin mở thƣ tín dụng): - Trả tiền hoặc uỷ quyền cho Ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của ngƣời thụ hƣởng khi nhận đƣợc bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thƣ tín dụng; hoặc - Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc uỷ quyền cho Ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của ngƣời thụ hƣởng vào một thời điểm nhất định trong tƣơng lai khi nhận đƣợc bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thƣ tín dụng. Nhƣ vậy, về bản chất thì thƣ tín dụng là giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác làm cơ sở của thƣ tín dụng và các ngân hàng không bị ràng buộc vào hoặc liên quan tới các hợp đồng nhƣ thế thậm chí ngay cả khi trong thƣ tín dụng có sự dẫn chiếu đến hợp đồng đó. Do đó, cam kết trả tiền, việc tiến hành trả tiền của ngân hàng phát hành theo quy định trong thƣ tín dụng không hề bị ràng buộc bởi các khiếu nại của ngƣời xin mở thƣ tín dụng phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc với ngƣời thụ hƣởng. Ngày nay, thƣ tín dụng là một phƣơng thức thanh toán phổ biến nhƣng nó cũng là một cách thức thanh toán khá tốn kém. Ví dụ, đối với nghiệp vụ 20
  19. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp xác nhận đối với một thƣ tín dụng, các ngân hàng thông thƣờng lấy khoản hoa hồng cho việc xác nhận một thƣ tín dụng là 0,5 % hay có thể nhiều hơn trong tổng giá trị của thƣ tín dụng. Chẳng hạn, cụ thể trong trƣờng hợp một hợp đồng nhập khẩu dầu thô trị giá 20.000.000 đô la Mỹ giữa Công ty Xuất nhập khẩu xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với một Công ty Singapore thì phải trả 100.000 đô la chỉ cho việc xác nhận đối với một thƣ tín dụng không thể huỷ ngang. Vấn đề nảy sinh ở đây là tại sao các bên trong hợp đồng lại muốn trả một số tiền nhƣ vậy cho ngân hàng thay vì trả trực tiếp cho đối tác. Để có câu trả lời thì trƣớc hết cần phải xem xét về các rủi ro trong thƣơng mại quốc tế hiện nay và từ đó đánh giá đƣợc vai trò, chức năng của thƣ tín dụng trong giao dịch thƣơng mại quốc tế. 1.3.2. Các chức năng, vai trò của thư tín dụng trong giao dịch thương mại. 1.3.2.1. Giao dịch thương mại và các rủi ro trong thương mại quốc tế Các giao dịch thƣơng mại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế thế giới. Thông qua các giao dịch này mà các quốc gia, các vùng lãnh thổ có thể tận dụng một cách tối đa các lợi thế của mình trong việc phát triển các lợi ích đa phƣơng giữa các bên. Trong các giao dịch này thì cả bên mua và bên bán đều mong muốn nhận đƣợc các giá trị nhằm thoả mãn đƣợc lợi ích của cả hai phía. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các giao dịch thƣơng mại, cả hai bên đều có các nguy cơ chịu các rủi ro khác nahu ảnh hƣởng đến khả năng thực hiện hợp đồng đã giao ƣớc. Các rủi ro này đƣa đến các khả năng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều khoản hợp đồng và làm ảnh hƣởng đến cả hai bên: bên mua và bên bán. Trên thực tế thì rủi ro là một khái niệm có bản chất tiêu cực, phái sinh và hoạt động kinh doanh ở nƣớc ngoài luôn gánh lấy các rủi ro lớn hơn trong nƣớc: khoảng cách, sự khác biệt về luật lệ và các thông lệ kinh doanh, sự khác biệt về tiền tệ, khác biệt về hệ thống chính trị và các vấn đề về thông tin giao tiếp do bất đồng ngôn ngữ và các rào cản kỹ thuật là các vấn đề điển hình trong kinh doanh quốc tế. Nếu các hợp đồng đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật nƣớc ngoài, thƣờng là rất khó đánh giá địa vị pháp lý (the legal situation) của bên nƣớc ngoài tham gia hợp đồng. Một vấn đề khác nảy sinh là việc thực hiện hợp đồng: tiến hành thanh toán bằng chuyển giao trực tiếp là rất khó có thể thực hiện, do đó cũng không thể kiểm soát đƣợc chắc chắn. Tƣơng tự nhƣ vậy, để kiện một bên ra toà cũng có thể rất khó khăn do các yếu tố nhƣ là: luật lệ nƣớc ngoài, ngôn ngữ nƣớc ngoài, luật thủ tục của nƣớc ngoài hoặc cần phải có các luật sƣ nƣớc ngoài. Có 4 loại rủi ro chủ yếu phải 21
  20. Đỗ Văn Sử: CHL-K6 Luận văn tốt nghiệp đối mặt khi tham gia hoạt động thƣơng mại quốc tế: các rủi ro về kinh tế, các rủi ro về chính trị, các rủi ro về thanh toán, các rủi ro về vận chuyển. a. Các rủi ro về kinh tế (Economic risks) Các rủi ro về kinh tế là hậu quả từ việc thiếu khả năng thanh toán hay thiếu tín nhiệm của một bên tham gia hợp đồng. Các rủi ro của nhà xuất khẩu có thể kể đến nhƣ là: - Các rủi ro trong khâu sản xuất (manufacturing risk), có nghĩa là khi nhà xuất khẩu đang tiến hành sản xuất hàng hoá để giao cho nhà nhập khẩu theo hợp đồng thì nhà nhập khẩu có thể bị rơi vào tình trạng không trả đƣợc nợ hoặc phá sản hoặc cố ý vi phạm hợp đồng (do các biến động của thị trƣờng trong nƣớc mà việc nhập khẩu hàng hoá đó sẽ không còn có lợi nữa,...); - Rủi ro do nhà nhập khẩu không nhận hàng đã đƣợc giao; - Rủi ro do nhà nhập khẩu không trả tiền, ví dụ do chậm trễ hoặc do thiếu thiện ý hoặc do mất khả năng chi trả,... Trong một chiều hƣớng rộng hơn, các rủi ro về kinh tế của nhà xuất khẩu bao gồm cả rủi ro do sự phá sản của nhà nhập khẩu, rủi ro do bị trọng tài huỷ bỏ hợp đồng,... Tƣơng tự nhƣ vậy, các nhà nhập khẩu cũng gặp phải nhiều loại rủi ro khác nhau nhƣ: rủi ro trong khâu đặt hàng, nghĩa là nhà xuất khẩu không thể giao các hàng nhƣ đã cam kết; rủi ro trong khâu giao hàng, nghĩa là nhà xuất khẩu thực hiện sai do giao hàng chậm trễ, giao thiếu mặt hàng, giao sai về chất lƣợng hay số lƣợng hàng hoá. b. Các rủi ro về chính trị (Political risks) Các rủi ro về chính trị, còn đƣợc gọi là “các rủi ro nhà nƣớc” bị gây ra bởi các biện pháp của các chính quyền hay các nhà cầm quyền hoặc là các hậu quả của chiến tranh, bạo loạn hay cách mạng. Các rủi ro này có thể liên quan đến hàng hoá, chúng có thể bị tịch thu sung công, bị chiếm đoạt, huỷ hoại hay hƣ hỏng, hoặc có thể liên quan đến các tài sản bị tịch thu hay các hoạt động thanh toán bị cấm, một lệnh đình chỉ thanh toán hay cấm chuyển giao tiền. Dĩ nhiên là dù cho các bên đều muốn thực hiện, nhƣng do những tình huống chính trị nhƣ vậy nên không thể tiến hành. Trong một số trƣờng hợp, ví dụ nhƣ chiến tranh, toàn bộ hợp đồng bị coi nhƣ vô hiệu nếu nhƣ một trong các bên bị rơi vào tình trạng kẻ thù. Hoặc việc thực hiện có thể bị nhiễu loạn do chiến tranh. Một hợp đồng cũng có thể bị coi nhƣ vô hiệu nếu cơ quan lập pháp của một quốc gia sau khi xem xét kết luận về nó đã ngăn cấm việc thực hiện hợp đồng đó bằng cách ban hành 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2