Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
lượt xem 12
download
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản tại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận văn đưa ra những nhận xét đánh giá về hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, từ đó đề ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN BÌNH PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN BÌNH PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ MAI HÀ NỘI, năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của bản thân, được thực hiện độc lập và dưới sự hướng dẫn của TS Đinh Thị Mai. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, bảng biểu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy, tôi viết lời cam đoan này đề nghị Học viện cho tôi được bảo vệ luận văn của mình trước Hội đồng. Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Bình
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN ............................................................... 5 1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản 5 1.2. Cơ sở, nguyên tắc của phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản .......... 12 1.3. Chủ thể phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản ................................. 13 1.4. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản ....................... 14 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................. 24 2.1. Thực trạng đặc điểm tình hình có liên quan đến phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .......................................................... 24 2.2. Thực trạng phòng ngừa ............................................................................ 47 2.3. Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ......................................................... 63 CHƯƠNG 3. DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................. 68 3.1. Dự báo hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.......................................................................................... 68 3.2. Giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ................................................................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BLHS : Bộ luật hình sự CGTS : Cướp giật tài sản TAND : Tòa án nhân dân TP : Thành phố VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sở hữu hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, với nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp, bãi biển đẹp, tiếp giáp với các điểm di sản văn hoá thế giới như: Mỹ Sơn, Hội An, Huế và là địa điểm diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa lớn của quốc tế và đất nước như: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Cuộc thi trình diễn pháo hoa Quốc tế, các Đại hội thể thao biển, … trong những năm qua, TP Đà Nẵng luôn là điểm đến du lịch của hàng triệu du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ của thành phố. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển này, tình hình tội phạm có nhiều diễn biến khó lường, trong đó tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng diễn ra hết sức phức tạp, khó lường về tính chất, mức độ hoạt động của tội phạm. Phương thức thủ đoạn của tội cướp giật tài sản ngày càng đa dạng, các đối tượng phạm tội thay đổi theo từng thời điểm, liên quan đến nhiều địa bàn khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là các địa bàn trung tâm thành phố, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng...trên địa bàn thành phố, đáng lo ngại là sự xuất hiện của các băng, nhóm chuyên nghiệp. Từ năm 2014 đến 06 tháng đầu năm 2019, tổng số vụ án cướp giật tài sản xảy ra tại các địa bàn du lịch, khu du lịch chiếm 9,21% trong tổng số các vụ phạm pháp hình sự xảy ra và đã ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch của thành phố. Tuy nhiên, những thống kê trên chỉ là những vụ cướp giật tài sản ở các địa bàn, khu du lịch mà nạn nhân trình báo với cơ quan chức năng, trong thực tế số vụ án cướp giật tài sản tại các địa bàn này xảy ra còn nhiều hơn, mà nạn nhân vì những lý do khác nhau đã không trình báo với cơ quan chức năng. Trước tình hình phức tạp của tình hình tội CGTS, Đảng bộ, các ban ngành và Chính quyền thành phố đã ban hành các chủ trương, chính sách, các kế hoạch, chuyên đề về đấu tranh, phòng ngừa đối với tình hình tội
- 2 phạm CGTS. Tuy nhiên, trong thực tế công tác phòng ngừa với loại tội phạm này vẫn còn những hạn chế nhất định như chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào các hoạt động phòng ngừa đối với loại tội phạm này, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng còn nhiều bất cập, trong công tác tuyên truyền nâng cao tinh thần cảnh giác trong nhân dân chưa được thường xuyên, liên tục, chưa được chú trọng đúng mức đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tội cướp giật tài sản tại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đáng báo động phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này diễn biến ngày càng phức tạp về quy mô, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội. Bên cạnh những nguyên nhân về khách quan, chủ quan, thì ý thức tự bảo vệ tài sản của du khách và tham gia bảo vệ tài sản của người khác trong nhân dân chưa cao cũng góp phần ảnh hưởng đến tình hình tội cướp giật tài sản. Trên cơ sở các tài liệu tổng kết về công tác phòng ngừa đối với tội cướp giật tài sản và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về nâng cao hiệu quả trong hoạt động phòng ngừa đối với tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tôi chọn đề tài “Phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ luật học là hoàn toàn cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản đã được một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu và công bố, điển hình như: - Luận văn thạc sĩ: “Tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh An Giang: tình hình,nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, của Lê Ngọc Hớn – Học viện khoa học xã hội – TP Hồ Chí Minh, năm 2010. - Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả phòng ngừa và điều tra tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, của Nguyễn Công Danh – Học viện cảnh sát nhân dân, năm 2013. - Luận văn thạc sĩ: “Tội cướp giật tài sản trên địa bàn TP Đà Nẵng: tình
- 3 hình, nguyên nhân và phòng ngừa”, của Lê Như Thành – Học viện khoa học xã hội – TP Đà Nẵng, năm 2019. Như vậy, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa, điều tra tội cướp giật tài sản, song chưa có đề tài nào nghiên cứu về phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản tại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận văn đưa ra những nhận xét đánh giá về hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, từ đó đề ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau: + Làm rõ cơ sở lý luận của phòng ngừa tội cướp giật tài sản và hoạt động phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. + Làm rõ thực trạng hoạt động phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến 06 tháng đầu năm 2019. + Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình, chủ thể, cơ sở và thực trạng hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi về thời gian: từ năm 2014 đến 06 tháng đầu năm 2019.
- 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH. 5.2. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. + Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp. + Phương pháp tọa đàm, trao đổi. + Phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào lý luận về phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Là tài liệu nghiên cứu, tham khảo đối với các lực lượng đang trực tiếp làm phòng ngừa, đấu tranh đối với tội cướp giật tài sản. Những dự báo và đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản. Chương 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Dự báo và giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- 5 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN 1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản - Khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm Ở nước ta hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về phòng ngừa tình hình tội phạm. Theo từ điển Bách khoa nghiệp vụ Công an thì: phòng ngừa tội phạm là sự vận dụng tổng hợp những biện pháp chính trị, tư tưởng, kinh tế, pháp luật... theo một kế hoạch nhất định của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội để chủ động ngăn ngừa các hành vi phạm tội, loại trừ những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Theo giáo trình Tội phạm học, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Quang cho rằng đấu tranh chống tội phạm bao hàm hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, phát hiện điều tra khám phá kịp thời mỗi khi tội phạm xảy ra nhằm đảm bảo tội phạm không thể không bị phát hiện và điều tra xử lý kịp thời, không một người phạm tội nào có thể tránh khỏi hình phạt của pháp luật. Đây là nội dung quan trọng trong mọi thời kỳ của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.[11] Thứ hai, bằng mọi biện pháp không cho tội phạm xảy ra, không để cho một thành viên nào của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật, xã hội không phải chịu hậu quả của tội phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật không phải có những chi phí cần thiết cho việc điều tra, khám phá, xử lý người phạm tội và điều quan trọng hơn là đảm bảo cuộc sống bình thường cho mọi công dân trong xã hội, làm cơ sở cho mọi công dân có thể cống hiến sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Theo quan niệm này phòng ngừa tội phạm khác với công tác điều tra khám phá, xử lý tội phạm.[11]
- 6 Theo giáo trình Tội phạm học của Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm phòng ngừa tội phạm không chỉ bao gồm các hoạt động nhằm thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội, không để cho tội phạm xảy ra mà còn bao gồm cả những hoạt động ngăn chặn tội phạm, phát hiện điều tra khám phá tội phạm và xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội nhằm trừng trị giáo dục người phạm tội trở thành người công dân có ích cho xã hội [29]. Truy cứu trách nhiệm hình sự cũng là một hình thức phòng ngừa tình hình tội phạm chủ động và có hiệu quả. Thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và buộc kẻ phạm tội phải chịu một hình phạt không những có ý nghĩa phòng ngừa cá biệt mà còn có ý nghĩa phòng ngừa chung[29]. Việc trừng trị kẻ phạm tội và ngăn chặn nó không phạm tội mới còn có ý nghĩa tác động đối với những người xung quanh làm cho họ từ bỏ ý định phạm tội. Tuy nhiên, phòng ngừa tình hình tội phạm còn được thể hiện ở việc cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, xóa bỏ các nguyên nhân và điều kiện phạm tội, hình thành các điều kiện tích cực cho sự hình thành, hoàn thiện nhân cách con người mới. Theo quan niệm này, phòng ngừa tình hình tội phạm bao hàm không chỉ ngăn ngừa tội phạm xảy ra mà còn trừng trị người phạm tội nhằm giáo dục và cải tạo họ thành người có ích cho xã hội [28]. Hiện nay, các nhà nghiên cứu trong lực lượng CAND quan niệm rằng: phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống các biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội làm giảm tội phạm. Phòng ngừa tình hình tội phạm là tư tưởng chỉ đạo trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bao gồm các hình thức và biện pháp được thực hiện nhằm ngăn ngừa không để tội phạm xảy ra, nếu tội phạm xảy ra thì phải hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại... [12]. Theo quan điểm này thì phòng ngừa tình hình tội phạm bao gồm các hoạt động để phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội từ đó tiến hành các biện pháp nhằm ngăn ngừa không để tội phạm xảy ra, đồng thời hạn chế đến mức
- 7 thấp nhất tác hại khi tội phạm xảy ra. [11]. - Khái niệm tội cướp giật tài sản Điều 171 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 quy định: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Căn cứ vào điều luật và qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử thì hành vi cướp giật tài sản là hành vi “công khai” chiếm đoạt tài sản của người khác và “nhanh chóng” tẩu thoát. Như vậy, có thể rút ra khái niệm tội cướp giật tài sản như sau: tội cướp giật tài sản là người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng hành vi nhanh chóng, công khai giật lấy tài sản rồi tìm cách tẩu thoát. - Dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản Điều 171 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 quy định: 1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người
- 8 già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người; d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Căn cứ vào quy định của điều luật thì tội cướp giật tài sản có các dấu hiệu pháp lý như sau: Thứ nhất, khách thể của tội cướp giật tài sản Tội cướp giật tài sản xâm hại trực tiếp đến quyền sở hữu của người khác đối với tài sản. Trong một số trường hợp, hành vi cướp giật tài sản đã gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại như cướp
- 9 giật tài sản của người đang điều khiển xe môtô làm cho họ ngã xe gây thương tích. Trong những trường hợp này, trước khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm và hậu quả của hành vi nhưng vẫn thực hiện. Do vậy, Bộ luật hình sự năm 2015 đưa vào trong cấu thành tội phạm dấu hiệu thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác và coi đây là những tình tiết định khung hình phạt. Như vậy, ở đây tội cướp giật tài sản đồng thời xâm phạm đến hai khách thể, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Nhưng việc xâm phạm quan hệ nhân thân không phải là mục đích, đối tượng mà người phạm tội nhằm vào. Vì thế, đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản là tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.[37]. Thứ hai, mặt khách quan của tội cướp giật tài sản Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản thể hiện ở hành vi công khai và nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi “công khai” về mặt khách quan, chủ tài sản có khả năng biết ngay khi hành vi này xảy ra. Về ý thức chủ quan của người phạm tội, người phạm tội khi thực hiện hành vi chiếm đoạt biết hành vi chiếm đoạt của mình có tính chất công khai và hoàn toàn không có ý định che giấu hành vi đó. Đây cũng là một dấu hiệu đặc trưng để phân biệt với các trường hợp phạm tội khác như hành vi trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… “Nhanh chóng” là dấu hiệu phản ánh thủ đoạn của người phạm tội. Đó là thủ đoạn nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng tẩu thoát. Để giật được tài sản, người phạm tội lợi dụng sơ hở của chủ tài sản, sơ hở này có thể sẵn có (như đeo dây chuyền lộ ra trên cổ, túi xách để ở giỏ xe, sử dụng điện thoại di động khi đang chạy xe…) hoặc do người phạm tội chủ động tạo ra (như giả vờ tiếp cận hỏi thăm chuyện với chủ tài sản, vào cửa hàng giả vờ xem mua tài sản…) và nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát. Ví dụ, giật lấy túi xách của người đi đường và
- 10 nhanh chóng tẩu thoát…[37] Thủ đoạn nhanh chóng này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản, cách thức giữ tài sản…, thông thường đây là những tài sản gọn nhẹ, dễ giật lấy, dễ mang đi như: túi xách, dây chuyền, máy ảnh, điện thoại di động… Một số trường hợp, người phạm tội lúc đầu chỉ có ý định cướp giật tài sản nhưng trong quá trình thực hiện hành vi bị chủ tài sản chống cự, giằng lấy lại tài sản, người phạm tội đã có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt bằng được tài sản thì hành vi phạm tội này không còn là hành vi cướp giật tài sản mà chuyển sang hành vi cướp tài sản. Tuy nhiên, cũng được xem là hành vi cướp giật tài sản trong trường hợp người phạm tội có tác động nhẹ đến người chiếm giữ tài sản, song không làm cho họ lâm vào tình trạng mất khả năng chống cự (ví dụ: xô ngã, giật ví rồi tẩu thoát…). Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội giật được tài sản từ người khác, kể cả trường hợp người phạm tội bỏ lại tài sản đã cướp giật được để tẩu thoát vì một lý do nào đó, chẳng hạn như bị truy đuổi gắt gao, bị tai nạn giao thông… [41]. Thứ ba, mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản Tội cướp giật tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người thực hiện tội phạm nhận thức được hành vi cướp giật tài sản của họ là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Mục đích chiếm đoạt tài sản. Thứ tư, chủ thể của tội cướp giật tài sản Chủ thể của tội cướp giật tài sản được xác định là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Về hình phạt. Điều luật quy định 4 khung hình phạt:
- 11 + Khung 1 (Cấu thành cơ bản): quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. + Khung 2 (Cấu thành tăng nặng): quy định hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. + Khung 3: quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. + Khung 4: quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, hoặc chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. - Khái niệm phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản Trên cơ sở thống nhất về mặt nhận thức về khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm và nhận thức về tội cướp giật tài sản nói trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản như sau: Phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp hướng đến việc thủ tiêu những nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản, nhằm ngăn chặn, làm hạn chế và từng bước loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội nói chung và nói riêng. Hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản là hoạt động rất phức tạp, đa dạng với sự tham gia của đông đảo các lực lượng, tổ chức xã hội…Vì vậy, để phòng ngừa tình hình tội phạm này cần phải giải quyết tốt các nhiệm vụ như nghiên cứu làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội cướp giật tài sản; soạn thảo các giải pháp, biện pháp phòng ngừa và tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản. Hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản là việc tiến hành đồng bộ các biện pháp, sử dụng đồng bộ nhiều lực lượng nhằm khắc phục những sơ hở thiếu sót trong các mặt công tác không để đối tượng phạm tội cướp giật tài sản có thể lợi dụng hoạt động phạm tội. Cần phải nghiên cứu những đặc điểm hình sự của tội cướp giật tài sản để thấy được những nguyên
- 12 nhân trực tiếp làm nảy sinh, phát triển loại tội phạm này, từ đó khắc phục nhằm ngăn chặn không để cho chúng có thể xảy ra. 1.2. Cơ sở, nguyên tắc của phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản Cơ sở pháp lý của hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản là toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước nói chung và của pháp luật tố tụng hình sự nói riêng quy định về các biện pháp, phương tiện được sử dụng và những nội dung khác có liên quan đến hoạt động phòng ngừa nhằm ngăn ngừa, hạn chế không để cho tội cướp giật giật tài sản xảy ra trong cuộc đấu tranh phòng, chống đối với loại tội phạm này. Cơ sở pháp lý quan trọng của hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản là Hiến pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Điều 46, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có nhiệm vụ tuân theo Hiến pháp và Pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng”. Điều 64, Hiến pháp năm 2013 quy định: “… Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh”. Điều 67, Hiến pháp năm 2013 thể hiện: “Nhà nước xây dựng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nồng cốt trong thực hiện nhiệm vụ ANQG và bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm”. Cùng với nó, các đạo luật quan trọng phục vụ đắc lực cho hoạt động đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung cũng được ban hành nhằm quy định rõ về trách nhiệm của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc xác định nhanh chóng tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, cũng như trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong tổ chức đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành các hoạt động phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội cướp giật tài sản nói riêng, lực lượng CSND và
- 13 các cơ quan pháp luật luôn bám sát vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm và những nội dung phòng, chống tội phạm trong từng giai đoạn luôn được thể hiện trong các Chỉ thị, Thông tư, Nghị quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và của ngành Công an. Những văn bản quy phạm này quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các lực lượng chuyên trách và là cơ sở pháp lý làm căn cứ điều chỉnh các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng CSND trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản nói riêng trong thời gian qua [41]. Cụ thể là các văn bản sau: - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, tại Điều 6 quy định: “Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa”. - Bộ luật hình sự năm 2015, tại Điều 4 quy định: “Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng”. - Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015: Tại khoản 2, Điều 5 quy định: Cơ quan điều tra của lực lượng CSND bao gồm Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Cơ quan CSĐT cấp tỉnh, Cơ quan CSĐT cấp huyện và tại khoản 4, Điều 8 quy định Cơ quan điều tra tiến có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. 1.3. Chủ thể phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản Chủ thể hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản là các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm và quyền hạn hoạt động đấu tranh phòng, chống
- 14 đối với loại tội phạm này. Ngoài ra sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, thì việc mọi công dân cùng tham gia phòng, chống có ý nghĩa đặc biệt tích cực trong việc phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên, do mỗi lực lượng, mỗi tổ chức, mỗi công dân khi tham gia phòng ngừa tình hình tội phạm này lại có chức năng, nhiệm vụ, vị trí khác nhau cho nên cần phải xác định rõ vai trò của từng lực lượng (chủ thể) tiến hành phòng ngừa tình hình tội phạm. Phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản cũng chính là tiến hành phòng ngừa đối với một hiện tượng xã hội tiêu cực. Do đó, tiến hành hoạt động phòng ngừa phải phát huy mọi lực lượng của toàn xã hội, trong đó lực lượng nòng cốt, chủ công là lực lượng CAND. Vai trò của lực lượng CAND đối với hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản được thể hiện chung nhất tại Điều 4 Luật Công an nhân dân năm 2014 quy định “CAND là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, đấu tranh phòng, chống tội phạm” và tại khoản 2, Điều 15 Luật CAND năm 2013 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng CAND nêu rõ “Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường và các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. 1.4. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản Tội phạm là một hiện tượng xã hội phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố lịch sử - xã hội, do đó việc phòng ngừa chúng cũng đòi hỏi phải được
- 15 tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp khác nhau. Thực tiễn pháp lý và các kết quả nghiên cứu khoa học cho phép chúng ta khái quát vấn đề được nêu thành một hệ thống các biện pháp liên hoàn cần áp dụng để từng bước giải quyết tình hình tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng. Có nhiều cách khác nhau để phân chia, tuy nhiên để thấy "Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm là trách nhiệm của toàn xã hội" như: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định, thì việc phân loại các biện pháp phòng ngừa dựa vào phạm vi tác động của các biện pháp là hợp lý nhất. Theo cách phân chia này thì hệ thống các biện pháp phòng ngừa sẽ bao gồm 02 nhóm đó là: các biện pháp phòng ngừa xã hội (phòng ngừa chung) và các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ (phòng ngừa riêng). Phòng ngừa xã hội là hệ thống các biện pháp kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục và pháp luật nhằm góp phần hạn chế tiến tới loại trừ các yếu tố có thể trở thành nguyên nhân và điều kiện thực hiện tội phạm; phòng ngừa xã hội được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tập thể lao động cũng như bản thân từng công dân - cá nhân, thành viên của xã hội, trong đó lực lượng CAND là nòng cốt thực hiện chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp tiến hành các mặt hoạt động đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm [38]. Để thực thi các biện pháp phòng ngừa xã hội, các lực lượng cần tiến hành một số công tác cụ thể sau đây: Thứ nhất, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến việc quản lý con người, quản lý xã hội; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng. Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm, đặc biệt là phòng chống tội cướp giật tài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 314 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 217 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 174 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 202 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 238 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 83 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành
24 p | 137 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 157 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn