intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

68
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ lý luận và thực tiễn các hình thức, biện pháp quản lý người nghiện ma tuý tại Cơ sở cai nghiện bắt buộc, các cơ quan quản lý nhà nước về cai nghiện bắt buộc. Góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý nhà nước về cai nghiện ma tuý bắt buộc trong cả nước nói chung, tại tỉnh Quảng Nam nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÀNH TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÀNH TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH ĐỨC HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Thành Trung \
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC ................................................. 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc.............................................................................................................................................. 7 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc:......................................... 16 1.3. Phương thức quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma túy bắt buộc .................... 31 1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc:................ 33 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC TẠI TỈNH QUẢNG NAM.................................................................. 37 2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại tỉnh Quảng Nam có liên quan đến quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc .................................................................. 37 2.2. Tình hình nghiện ma tuý và cai nghiện ma túy tại tỉnh Quảng Nam ........................... 39 2.3. Tình hình quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc tại tỉnh Quảng Nam ...... 50 2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc tại tỉnh Quảng Nam ...................................................................................... 56 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM................................................................................................. 65 3.1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam ....................................................................................................... 65 3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.......................................................................................... 66 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam ................................................................................................... 68 Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................................... 76 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 HĐND Hội đồng nhân dân 2 LĐ- TB- XH Lao động- thương binh- xã hội 3 TAND Tòa án nhân dân 4 TTXH Trật tự xã hội 5 UBND Ủy ban nhân dân
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Thống kê số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trên địa 2.1: 39 bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019 Thống kê người nghiện có hồ sơ quản lý theo các huyện, thị 2.2: 40 xã, thành phố năm 2019 2.3: Phân tích các loại ma túy năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 43 2.4: Phân tích tiếp nhận theo độ tuổi: 44 Phân tích tình hình người tái nghiện, người có tiền án, tiền sự 2.5: 44 được tiếp nhận vào cơ sở qua các năm 2.6: Phân tích theo địa phương 45 Phân tích đối tượng cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy 2.7: 46 Quảng Nam qua các năm
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 2.1: Biểu thị các loại ma túy sử dụng qua các năm. 44 2.2: Biểu đồ tiếp nhận theo độ tuổi qua các năm: 44 Biểu đồ người nghiện có tiền án tiền sự, tái nghiện theo tổng 2.3: 45 số tiếp nhận qua các năm 2.4: Biểu đồ đối tượng tiếp nhận theo địa phương năm 2019 46 Biểu đồ đối tượng cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy 2.5: 47 Quảng Nam qua các năm
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội thì tệ nạn xã hội ở nước ta cũng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Trong đó nổi lên là tệ nạn ma tuý và mại dâm, đặc biệt là tình hình phát triển của tệ nạn nghiện ma tuý. Phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn nghiện ma tuý nói riêng hiện nay đã và đang trở thành các chương trình toàn cầu. Cùng với tội phạm, tệ nạn ma tuý ở nước ta vẫn đang là một trong những tệ nạn đặc biệt nguy hiểm, là vấn đề nhức nhối. Ma tuý là nguồn gốc dẫn đến tội phạm, là nguyên nhân của sự bần cùng hoá gia đình, làm băng hoại sức khoẻ, đạo đức, nhân cách, là bạn đồng hành của thảm hoạ HIV/AIDS, đồng thời nó còn tác động xấu đến an ninh trật tự, sự ổn định và sự phát triển của xã hội. Tệ nạn nghiện ma tuý ở nước ta hiện nay diễn ra rất đa dạng, phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là từ khi các chất ma tuý như hêrôin, côcain, morphine, ma tuý tổng hợp... được chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam. Với khả năng gây nghiện nhanh của các loại chất ma tuý mới này thì tệ nạn nghiện ma tuý như là một hiểm hoạ đối với sự phát triển lành mạnh của dân tộc Việt Nam. Tệ nạn nghiện ma tuý được xác định là một trong những tệ nạn xã hội nghiêm trọng cần phải lên án và bài trừ ra khỏi cộng đồng dân cư. Bởi lẽ, đi liền với các hoạt động nghiện ma tuý là các loại tội phạm giết người, cướp của, trộm cắp, cưỡng đoạt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân... do đối tượng nghiện ma tuý gây ra. Tệ nạn nghiện ma tuý như là một thứ dịch bệnh nguy hiểm có sức cuốn hút, cám dỗ và lây lan rất mạnh đến tầng lớp thanh, thiếu niên làm xuống cấp nền văn hoá, đạo đức và lối sống tốt đẹp, đẩy lùi sự phát triển của xã hội. Nó trực tiếp phá vỡ hạnh phúc gia đình của những người mắc nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, trí tuệ và nhân cách của người nghiện ma tuý, là mối hiểm hoạ đối với tương lai, nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ mai sau. Và tệ nạn nghiện ma tuý cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. 1
  9. Vì lẽ đó, phòng ngừa, phát hiện đấu tranh bài trừ tệ nạn ma tuý, đặc biệt là việc giáo dục giúp đỡ những người nghiện ma tuý đang là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Để làm giảm tệ nạn ma tuý, đi đôi với việc phòng chống và kiểm soát ma tuý, chúng ta phải tiến hành quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý. Đây là công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý có rất nhiều hình thức khác nhau, trong đó việc quản lý giáo dục, tổ chức cai nghiện tại cộng đồng dân cư là vấn đề đặc biệt quan trọng. Trong chương trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 2001- 2005 ban hành kèm theo Quyết định 150/ 2000/ QĐ- TTg ngày 28/12/2000 của Chính phủ đã chỉ rõ: “Xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị không có tội phạm ma tuý và người nghiện ma tuý”, “Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện ma tuý”, “Thực hiện đa dạng các hình thức cai nghiện ma tuý phù hợp với từng loại đối tượng nghiện, thực hiện đúng quy trình cai nghiện, cải tiến và hoàn thiện mô hình tổ chức cai nghiện ma tuý, đặc biệt là mô hình cai nghiện ma tuý tại cộng đồng và gia đình”. Để quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý, Cơ sở cai nghiện phải sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để giải quyết tệ nạn và đã thu được một số kết quả nhất định. Song các hình thức biện pháp quản lý giáo dục người nghiện ma tuý ở Cơ sở vẫn còn nhiều vướng mắc bất cập. Bên cạnh đó, đa số người nghiện ma túy vào cai nghiện đều có tiền án, tiền sự, họ quen với lối sống buông thả, không chịu bị sự gò bó, do đó khi họ vào Cơ sở họ tìm mọi cách chống chế các quy định của đơn vị, có những trường hợp gây rối, gây bạo loạn, chống người thi hành công vụ. Làm thế nào để có giải pháp cấp bách và hữu hiệu nhằm giúp người nghiện ma túy cai nghiện tốt sớm hoà nhập cộng đồng, làm ăn lương thiện, ổn định cuộc sống, đồng thời từng bước đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống xã hội đang là nhiệm vụ cấp bách, khó khăn phức tạp đối với các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và quần chúng, đặc biệt là đối với Cơ sở cai nghiện là một đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng cai 2
  10. nghiện, chữa bệnh, lao động trị liệu cho đối tượng nghiện. Đối với Quảng Nam trong thời gian vừa qua việc thực hiện quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc gặp những thuận lợi nhất định, đó là: được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước như Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm soát nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh, Sở Y tế tỉnh và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh; sự nổ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị công tác chuyên môn trên lĩnh vực Cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì công tác quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc gặp không ít khó khăn đó là: Về lập hồ sơ đối với người nghiện có nơi cư trú ổn định còn vướn các cơ chế của Pháp luật; Việc xác định tình trạng nghiện ma túy Thông tư số 17/2015 ngày 09/7/2015 của Bộ Y tế khó có khả năng thực hiện; Việc xác định người nghiện không có nơi cư trú ổn định chưa rõ ràng… Do đó, việc đặt vấn đề nghiên cứu quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc nhất là gắn với địa bàn tỉnh Quảng Nam góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cai nghiên ma túy bắt buộc là có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, tôi đã chọn nội dung: “Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật Hiến pháp và Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở Việt Nam, từ khi hội nhập sâu với kinh tế thế giới, đất nước có nhiều chuyển biến tích cực trên mọi mặt song kéo theo đó là việc xâm nhập của các loại ma túy mới, nguy hiểm từ bên ngoài vào Việt Nam, khiến cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, tệ nạn ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy ngày càng phức tạp, khó khăn. Do đó Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học đã có nhiều đề tài nghiên cứu đối với công tác phòng chống ma túy trên phạm vi cả nước, ở các địa phương với nhiều khía cạnh khác nhau như: - Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học cho những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về ma túy” của Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Phùng Hồng, Tạp chí Công an nhân dân và đại tá Vũ Hùng Vương, 3
  11. cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy năm 2001. - Cuốn sách “Tội phạm ma túy, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng ngừa” của tiến sĩ Vũ Quang Vinh, nhà xuất bản thanh niên, Hà Nội 2005; Tuy nhiên, qua các khảo sát thì chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu một cách toàn diện, có hệ thống công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực cai nghiện ma túy bắt buộc trên phạm vi cả nước hay một địa phương nào và Quảng Nam cũng không ngoại lệ. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá chính xác thực trạng công tác cai nghiện ma túy bắt buộc từ nhiều khía cạnh để làm cơ sở đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cai nghiện bắt buộc trên địa phương tỉnh Quảng Nam trong giai doạn hiện nay và những năm tiếp theo đáp ứng nhu cầu thực tiễn đề ra là không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu + Làm rõ lý luận và thực tiễn các hình thức, biện pháp quản lý người nghiện ma tuý tại Cơ sở cai nghiện bắt buộc, các cơ quan quản lý nhà nước về cai nghiện bắt buộc. Góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý nhà nước về cai nghiện ma tuý bắt buộc trong cả nước nói chung, tại tỉnh Quảng Nam nói riêng. + Đánh giá đúng thực trạng tình hình người nghiện ma tuý, tình hình quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc cũng như những ưu, nhược điểm, nguyên nhân tồn tại trong quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc hiện nay tại tỉnh Quảng Nam. Từ đó xây dựng những giải pháp góp phần cùng các ngành liên quan nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về cai nghiện bắt buộc, giáo dục người nghiện ma tuý ở Cơ sở cai nghiện, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về ma tuý, người nghiện ma tuý, hình thức, biện pháp quản lý nhà nước người nghiện ma tuý theo chức năng của Cơ sở cai nghiện. 4
  12. + Phân tích thực trạng, tình hình đặc điểm, sự hoạt động của đối tượng nghiện, tình hình tái nghiện, đồng thời tìm ra nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng nghiện ma tuý và các vấn đề ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự liên quan đến người nghiện ma túy. + Nghiên cứu những hình thức, biện pháp mà Cơ sở cai nghiện ma túy Quảng Nam đã tiến hành để quản lý, giáo dục, cảm hoá người nghiện ma tuý. Đánh giá, nhận xét về các hình thức, biện pháp này, kết quả đạt được, những tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót này. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp góp phần cùng Cơ sở từng bước nâng cao hiệu quả các hình thức, biện pháp quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý tại Cơ sở theo chức năng được giao, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu về người nghiện ma tuý, các hình thức, nội dung quản lý nhà nước về người nghiện ma tuý tại Cơ sở cai nghiện, các cơ quan quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc tại tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Cơ sở cai nghiện ma túy Quảng Nam và các Cơ quan liên quan trong công tác tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc. +Thời gian: Các số liệu, tư liệu và thực tiễn về hoạt động quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý trong luận văn được nghiên cứu khảo sát tại từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu điển hình; Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp; Trao đổi toạ đàm, lấy ý kiến chuyên gia và những cán bộ có kinh nghiệm về công tác này; Tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn; Phối hợp các phương pháp: thống 5
  13. kê, phân tích tổng hợp, so sánh để thực hiện các nội dung yêu cầu của đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Thông qua nghiên cứu đề án góp phần làm rõ thêm lý luận quản lý nhà nước về cai nghiện ma tuý bắt buộc. Từ đó hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với việc cai nghiện ma túy bắt buộc. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu, thành công của luận văn góp phần cùng Cơ sở cai nghiện ma túy Quảng Nam và các cơ quan quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc của Quảng Nam từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả các hình thức, biện pháp quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý tại Cơ sở cai nghiện, góp phần đẩy lùi tệ nạn ma tuý, phục vụ tốt công tác phòng chống tệ nạn xã hội góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn có kết gồm 03 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý trong quản lý Nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc. Chương 2. Thực trạng quản lý Nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc tại tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc tại tỉnh Quảng Nam. 6
  14. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc - Khái niệm về ma túy Ở Việt Nam, thuật ngữ “ma tuý” xuất hiện ban đầu có nghĩa là thuốc phiện. Bởi vì, lúc bấy giờ người ta mới biết đến một chất có hoạt tính sinh học và gây nghiện được sử dụng đó là thuốc phiện. Ngày nay những chất gây nghiện có hoạt tính sinh học ngày càng tăng nhiều, đa dạng, phong phú, ngoài thuốc phiện còn có cần sa, côcain… và còn có các chất khác được tổng hợp trong phòng thí nghiệm cũng có tính chất gây nghiện, nên người ta sử dụng thuật ngữ “ma tuý” để chỉ chung cho các chất này. Vì vậy, khái niệm ma tuý được mở rộng về nội dung, tuy nhiên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau do xuất phát từ các góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau. + Theo từ điển Tiếng Việt thì: Ma tuý là dùng cho các chất mà khi sử dụng có trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng lâu thành nghiện. [8, tr.583] + Theo quy định tại điều 2 của Luật phòng chống ma túy năm 2000: Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định. Từ đó có thể rút ra: Ma tuý là những chất gây nghiện có nguồn gốc tự 7
  15. nhiên hay tổng hợp, khi vào cơ thể (đường hút, uống, ngậm, chích) gây ức chế hay kích hệ thần kinh trung ương, làm giảm đau, gây ảo giác, sảng khoái, gây cho người nghiện ham muốn không kìm chế được, phải tăng liều để thoả mãn cơn thèm. - Khái niệm về người nghiện ma túy Nói đến các vấn đề quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý không thể không đặt vấn đề trong tổng thể tình hình nghiện hút, hít, tiêm chích… hiện nay. Nghiên cứu về người nghiện phải đặt trong mối quan hệ với hiện tượng nghiện, trong mối quan hệ với nhóm những người thường sử dụng ma tuý trái phép, đặc biệt với loại đối tượng sử dụng trái phép các chất ma tuý và các đối tượng cưỡng bức, dụ dỗ người khác vào con đường nghiện ngập ma tuý. Tuy nhiên, trong số đó chúng ta cần quan tâm đặc biệt với đối tượng nghiện. Bởi con nghiện vừa là nạn nhân, vừa là người có lợi, vừa là người mang thông tin rất nhiều về các đối tượng phạm tội khác. Về nghiện ma tuý có quan điểm cho rằng cần hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng thì nghiện ma tuý là tình trạng một bộ phận trong xã hội gồm những người có thói quen dùng các chất ma tuý. Theo nghĩa hẹp thì nghiện ma tuý là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối với các chất ma tuý. Sự lệ thuộc đó tác động lên hệ thần kinh trung ương, tạo nên những phản xạ có điều kiện không thể quên hoặc từ bỏ được, gây nên tâm trạng thèm muốn vô độ, khát khao khôn cùng và cuối cùng là hành động một cách mù quáng, mất hết lý trí gây nên những tổn thất cho chính cá nhân người nghiện, gia đình và cộng đồng. Theo quan điểm giải quyết tệ nạn xã hội thì khái niệm về người nghiện ma tuý được xác định như sau: Người nghiện ma tuý là những người sử dụng các chất ma tuý dưới nhiều hình thức dẫn đến sự lệ thuộc vào ma tuý ở nhiều mức độ khác nhau gây tổn hại đến sức khoẻ, nhân cách người nghiện, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sinh hoạt, và gây mất trật tự an toàn xã hội. Người nghiện ma tuý từ chỗ là những người bình thường do ham thích hội hè, thích tụ tập trong các nhóm xã hội không chính thức có xu hướng 8
  16. không lành mạnh, có nhiều đối tượng kém được giáo dục dần dần bị lôi kéo, do sự lệ thuộc vào ma túy trở nên xa lánh cuộc sống với mọi người, xa cách xã hội và suy đồi về nhân cách. Khi đến cơn nghiện có thể đưa con người vào những tình trạng khốn quẫn mất hết phương hướng thậm chí đi vào con đường phạm tội. Nghiện ma tuý có nhiều hình thức sử dụng khác nhau, tuỳ thuộc vào từng loại ma tuý, và thói quen của từng người như nghiện hút, nghiện chích, hít, uống, ngậm, nuốt các sản phẩm ma tuý… Trong đó thì hình thức nghiện chích là nguy hiểm nhất, vì nó làm người nghiện khoái cảm cực mạnh và gây nghiện nhanh chóng đây cũng là một trong những hình thức lây lan căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS ở nước ta. - Cai nghiện ma túy bắt buộc: theo quy định tại điều 95 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng. - Quản lý nhà nước là: một dạng của quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì ổn định và phát triển của xã hội. Từ những khái niệm trên có thể rút ra khái niệm quản lý nhà nước về cai nghiện bắt buộc là hoạt động điều hành của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội do Nhà nước ủy quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật nhằm thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cai nghiện ma túy bắt buộc. Quản lý Nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc là một bộ phận của quản lý Nhà nước về phòng chống ma túy. 1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc Thứ nhất, về đặc điểm chủ thể: Vì ma túy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đến trật tự an toàn xã hội. Công tác cai nghiện ma túy bắt buộc đóng góp vai trò quan trọng trong công tác 9
  17. phòng, chống ma túy trên phạm vi toàn quốc nên chủ thể quản lý Nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc phải là Chính phủ, giao Bộ Lao động thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác thực hiện chức năng Quản lý Nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về kết quả thực hiện. Chính quyền các cấp thực hiện Quản lý Nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc tại địa phương. Thứ hai, về đặc điểm khách thể: Khách thể Quản lý Nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc là người nghiện ma túy. Khi đã nghiện ma tuý thì gây nên những hậu quả khôn lường cho bản thân, gia đình và xã hội. Một số công trình nghiên cứu khoa học cho thấy rằng khi nghiện ma tuý có những tác hại cơ bản sau: * Với bản thân người nghiện Về sức khoẻ: Ma tuý phá hoại sức khoẻ con người, ma tuý làm cho người nghiện bị rối loạn sinh lý, trao đổi chất kém, cơ thể suy nhược, các chức năng hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, sinh dục và sinh sản suy giảm, dễ mắc bệnh tim mạch, gan thần kinh. Ma tuý làm cho người nghiện bị suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật (khả năng miễn dịch) do vậy, người nghiện ma tuý thường bị các bệnh do vi khuẩn gây ra như : lao, phổi…, và các bệnh do virut mang lại như viêm gan A, Viêm gan B… Ma tuý làm rối loạn chức năng thần kinh, trí nhớ kém minh mẫn, hay quên, tinh thần giảm sút, đau đầu, chóng mặt, run rẩy chân tay, nếu bị nặng có thể dẫn đến bệnh tâm thần, ảo giác. Nghiện ma tuý là một trong những nguy cơ dẫn đến bị lây nhiễm HIV/AIDS (ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống ). Khi đã nghiện ma tuý nặng, các hoóc môn sinh dục bị suy giảm dẫn đến giảm nhu cầu tình dục, giảm khả năng sinh sản, hoặc sinh con ốm yếu, trí tuệ chậm phát triển. Đối với phụ nữ có thai, nghiện ma tuý có thể dẫn đến xảy thai, thai lưu, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, gầy gò ốm yếu, khó nuôi, chậm phát triển về thể lực và trí tuệ. Mặt khác, người nghiện ma tuý có nguy cơ cao về nhiễm HIV bằng hai con đường tình dục và do dùng chung kim tiêm. Lúc mới sử dụng ma tuý thường gây kích thích tình 10
  18. dục để thoả mãn nhu cầu đó đối tượng thường quan hệ với gái mại dâm, cho nên rất dễ lây nhiễm HIV. Và khi tiêm chích ma tuý, đối tượng thường dùng chung bơm kim tiêm mà không khử trùng hoặc khử trùng qua loa không đảm bảo yêu cầu vệ sinh nên rất dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS ( ở Việt Nam 65 % người nhiễm HIV là người nghiện ma tuý ). Về mặt tâm lý: Khi nghiện việc thường xuyên đưa các chất ma tuý vào cơ thể để thoả mãn cảm giác thèm khát trở thành nhu cầu cấp bách. Nhu cầu này lấn át mọi nhu cầu khác của con người, người nghiện trở nên ích kỷ, thờ ơ với mọi người, kể cả với người thân của chính mình. Nếu thiếu thuốc người nghiện trở nên u sầu, cau có vật vã, tính tình trở nên hung hãn, không làm chủ được bản thân… Khi dùng loại ma tuý kích thích gây ảo giác sẽ làm cho người nghiện có những nhận thức và hành động không phù hợp đạo đức, tập quán và Pháp luật, dễ dàng dẫn đến con đường phạm tội. Về mặt kinh tế: Khi mắc nghiện, người nghiện tiêu một lượng tiền khổng lồ vào ma tuý, mặt khác họ dễ mất việc làm, uy tín, sức khoẻ kém, tâm lý không ổn định làm cho họ suy sụp khánh kiệt về kinh tế. * Với gia đình Gia đình có người nghiện ma tuý phải gánh chịu nhiều bất hạnh. Những người nghiện làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000- 100.000 đồng/ngày thậm chí 1.000.000 - 2.000.000 đồng/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của. Sự bất hoà thường xuyên giữa người nghiện và gia đình do mâu thuẫn về lối sống, thái độ cư xử, về kinh tế dẫn đến những tổn thất về tình cảm, gia đình tan vỡ khó có thể cứu vãn được. Thực tế có nhiều chuyện rất thương tâm và đau lòng do người nghiện ma tuý gây nên như con giết cha, chồng giết vợ, cháu giết bà… để lấy tiền đi mua ma tuý. Thậm chí có người cha buộc phải 11
  19. giết đứa con trai duy nhất của mình rồi ra toà tự thú vì đã lao vào con đường nghiện ma tuý rồi đi gây tội ác với bà con dân phố và xã hôị. Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình bị giảm sút vì luôn lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên...vì trong gia đình có người nghiện. Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra. Ví dụ: HIV/AIDS, viêm gan siêu vi... * Với xã hội Ma tuý làm cho trật tự an toàn xã hội bị đe doạ, nhiều người nghiện ma tuý trở thành tội phạm. Kết quả điều tra xã hội cho thấy 80% số người nghiện có thể phạm tội để thoả mãn nhu cầu về ma tuý. Các tổ chức và cá nhân buôn bán ma tuý cũng thường xuyên thanh toán nhau để giành quyền cung cấp ma tuý, chúng sẵn sàng đối đầu với các cơ quan, nhà nước chức trách một khi công việc của chúng bị ngăn chặn. Nạn ma tuý là nguồn gốc, là điều kiện thúc đẩy phát triển các tệ nạn xã hội khác như: tham nhũng, cờ bạc, mại dâm và các loại tội phạm hình sự… Theo thống kê của các cơ quan chuyên môn cho biết: 2/3 tổng số các vi phạm trật tự công cộng và nền TTXH nói chung là có những đối tượng nghiện ngập ma tuý hoặc có liên quan đến ma tuý gây nên. Đa số trong số họ là thanh niên trong đó có cả sinh viên lười học, bỏ học, không có việc làm, cờ bạc, rượu chè… họ bê tha, thiếu tình người, thiếu niềm tin và lòng tự trọng. Đây chính là nguồn bổ sung cho các hành vi phạm tội đang có xu hướng gia tăng, gây lo lắng trong nhân dân. Nhiều đối tượng nghiện ma tuý đã tìm kiếm ma tuý bằng con đường “ buôn bán ” ma tuý để lấy lãi hút, hít càng làm cho đội quân bán lẻ ma tuý gia tăng mạnh mẽ. Những đối tượng nghiện ma tuý là nữ thường kiếm tiền bằng nghề mại dâm, đây là con đường lây lan HIV rất nguy hiểm cho xã hội. Ma tuý làm tiêu tốn của xã hội mỗi năm rất nhiều tỉ đồng cho việc mua ma tuý, chạy chữa cho người nghiện, để đối phó với ma tuý… Mặt khác ma tuý cũng làm giảm lực lượng lao động và chất lượng lao động cũng giảm sút. Mỗi năm ngoài việc các đối tượng nghiện đưa vào cơ thể một lượng chất độc 12
  20. trị giá hàng nghìn tỉ đồng thì nhà nước cũng phải chi phí rất nhiều tỉ đồng cho việc chữa trị, cai nghiện, chăm sóc thuốc men cho những người nghiện, đó là chưa kể đến những khoản tài chính khổng lồ cho công tác đấu tranh, phòng chống buôn bán các chất ma tuý, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý. Ma tuý làm biến chất một số cán bộ cơ quan Nhà nước, nhất là cơ quan bảo vệ Pháp luật ... Vì buôn bán ma tuý mang lại lợi nhuận cao do vậy tội phạm ma tuý đã dùng tiền để mua chuộc một số ít cán bộ thoái hoá biến chất. Như vậy, tệ nạn ma tuý gây nên nhiều tác hại cả về sức khỏe, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh trật tự và trở thành thảm hoạ chung của cả nhân loại. Thứ ba, về mục tiêu Quản lý Nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc: Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, lấy các cơ quan quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc làm nồng cốt, có sự chung tay của gia đình và cộng đồng trong việc kiềm hãm số lượng người nghiện, giảm thiểu các hệ lụy do người nghiện ma túy gây ra cho xã hội, giáo dục, giúp đỡ người nghiện cai nghiện tốt, có việc làm sau cai nghiện, tỷ lệ tái nghiện giãm đến mức thấp nhất nhằm góp phần thực hiện thắng lợi công tác phòng chống ma túy vì một xã hội phồn thịnh, văn minh, không có tệ nạn ma túy. 1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bắt buộc Thứ nhất, vai trò định hướng Trong những năm qua, công tác cai nghiện ma túy trên phạm vi toàn quốc đã được quan tâm đầu tư, tổ chức thực hiện rất quyết liệt bằng nhiều biện pháp khác nhau với sự tham gia hỗ trợ của toàn xã hội. Tuy nhiên, tình hình người nghiện ma túy vẫn không có chiều hướng giảm xuống mà trái lại còn tăng lên một cách báo động, xuất hiện nhiều tụ điểm sử dụng ma túy tập thể trong quán bar, karaoke…, tình trạng người nghiện lên cơn ngáo đá gây rối làm mất trật tự an toàn xã hội, gây án nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân. Vì vậy, trong những năm tới, cùng với việc phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tội phạm ma túy của các cơ quan chức năng thì công tác cai nghiện ma túy cũng cần được quan tâm đầu tư, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội. Với những lý do nêu trên, ngày 27/12/2013 thủ tướng Chính phủ đã ban hành 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2