Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty niêm yết - những vấn đề lý luận và thực tiễn
lượt xem 6
download
Thực hiện bản luận văn này, mục tiêu của tác giả là tìm hiểu, phân tích và làm rõ hàng loạt các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản trị công ty niêm yết; những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam, qua đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công ty niêm yết hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty niêm yết - những vấn đề lý luận và thực tiễn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ MINH THẮNG QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- KHOA LUẬT LÊ MINH THẮNG QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Phát Hµ néi - 2008
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ 10 CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT 1.1. Khái luận chung về quản trị công ty 10 1.1.1. Khái niệm quản trị công ty 10 1.1.2. Quản trị công ty theo thông lệ quốc tế 14 1.1.3. Khái niệm quản trị công ty tại Việt Nam 19 1.2. Khái niệm và đặc điểm công ty niêm yết tại Việt Nam 23 1.2.1. Khái niệm về chứng khoán, niêm yết chứng khoán 23 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm công ty đại chúng 23 1.2.3. Khái niệm công ty niêm yết và các nguyên tắc quản trị 29 công ty niêm yết 1.2.4. Cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty niêm yết 31 1.2.5. Các quy định về niêm yết chứng khoán của công ty niêm 34 yết tại Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Chương 2: KHUNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM 41 YẾT Ở VIỆT NAM 2.1. Khái quát chung 41 2.2. Khung pháp luật về quản trị công ty tại Việt Nam 45 2.2.1. Cổ đông và đại hội đồng cổ đông 46 2.2.1.1. Quyền của cổ đông 46 2.2.1.2. Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị công ty 55 2.2.1.3. Những vấn đề liên quan đến cổ đông lớn 55 2.2.1.4. Họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, bất thường 55
- 2.2.1.5. Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị tại Đại hội đồng 57 cổ đông 2.2.1.6. Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát tại Đại hội đồng cổ đông 57 2.2.2. Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị 58 2.2.2.1. Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị 63 2.2.2.2. Tư cách thành viên Hội đồng quản trị 63 2.2.2.3. Thành phần Hội đồng quản trị 64 2.2.2.4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị 64 2.2.2.5. Họp Hội đồng quản trị 67 2.2.2.6. Các tiểu ban của Hội đồng quản trị 67 2.2.2.7. Thư ký công ty 68 2.2.2.8. Thù lao của Hội đồng quản trị 68 2.2.3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty 69 2.2.4. Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát 70 2.2.4.1. Tư cách thành viên Ban kiểm soát 70 2.2.4.2. Thành phần Ban kiểm soát 71 2.2.4.3. Quyền tiếp cận thông tin và tính độc lập của thành viên 71 Ban kiểm soát 2.2.4.4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Ban kiểm soát 71 2.2.4.5. Thù lao của Ban kiểm soát 72 2.2.5. Ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có 72 quyền lợi liên quan đến công ty 2.2.5.1. Khái niệm "người có liên quan" 72 2.2.5.2. Ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có 74 quyền lợi liên quan đến công ty niêm yết 2.2.6. Công bố thông tin và minh bạch 77 2.2.6.1. Công bố thông tin thường xuyên 77
- 2.2.6.2. Công bố thông tin về tình hình quản trị công ty 80 2.2.6.3. Công bố thông tin về các cổ đông lớn 81 2.2.6.4. Tổ chức công bố thông tin 81 2.2.6.5. Chế độ báo cáo, giám sát và xử lý vi phạm 82 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUẢN TRỊ CÔNG TY 84 NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 3.1. Thực trạng của việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công 84 ty niêm yết qua một số tình huống nghiên cứu cụ thể 3.1.1. Công ty cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT (Công 84 ty FPT) 3.1.2. Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco 87 3.1.3. Công ty Dầu Thực vật Tường An 90 3.1.4. Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết 93 3.2. Thực trạng và nguyên nhân 95 3.2.1. Đảm bảo quyền lợi của cổ đông nói chung, cổ đông thiểu 96 số nói riêng 3.2.2. Mức độ công khai hóa chưa được tuân thủ 97 3.2.3. Chưa kiểm soát được các giao dịch của công ty với các bên 97 có liên quan 3.2.4. Kiểm soát nội bộ còn hình thức và kém hiệu quả 98 3.2.5. Bảo đảm vai trò và vị thế Hội đồng quản trị 100 3.3. Một số kiến nghị nhằm xây dựng một khung quản trị công 104 ty hiệu quả ở việt nam 3.3.1. Nâng cao nhận thức về sự can thiệp và ý nghĩa của khung 104 quản trị công ty 3.3.2. Nâng cao vai trò của Hội đồng quản trị phù hợp với địa vị 105 pháp lý và ý nghĩa thực tế của nó trong quản trị công ty
- 3.3.3. Hoàn thiện chế độ công khai hoá thông tin và mức độ minh 107 bạch trong quản trị công ty 3.3.4. Công khai hoá và giám sát có hiệu quả các giao dịch với 109 các bên có liên quan 3.3.5. Nâng cao tính độc lập, chuyên nghiệp và hiệu lực của Ban 110 kiểm soát 3.3.6. Một số ưu tiên khác nhằm tăng cường khung pháp luật về 111 quản trị tại Việt Nam KẾT LUẬN 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤ LỤC 121
- DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 1.1 Các nguyên tắc quản trị công ty của QECD (the oecd 20 principles of corporate governance) 1.2 Cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty niêm yết 33 DANH MỤC CÁC HỘP Số hiệu Tên hộp Trang hộp 3.1 Kinh nghiệm từ Công ty Tài chính quốc tế - IFC 102
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế (1986 - 2006), hệ thống doanh nghiệp Việt Nam ta đã và đang từng bước hình thành và phát triển; đông đảo về số lượng, đa dạng về loại hình và quy mô ngày càng lớn. Doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức công ty ngày càng trở lên phổ biến do môi trường kinh doanh đa dạng và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam để đạt mục tiêu đến năm 2010, cả nước có 500.000 doanh nghiệp (bao gồm cả các loại công ty và doanh nghiệp tư nhân). Theo báo cáo tại Hội thảo "Giải pháp phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh", diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/5/2007, cả nước hiện có khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng số vốn khoảng 600.000 tỷ đồng. Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm gần 47% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhận chiếm 36,4% và công ty cổ phần chiếm hơn 15%. Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, đặc biệt ở khu vực chế biến, bán lẻ và dịch vụ thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong GDP của cả nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến thủy sản, 30% giá trị ngành công nghiệp dệt may. Khu vực này cũng là nơi thu hút hơn 90% số lao động mới hàng năm. Tuy nhiên 75% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện có mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp này còn lạc hậu và hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực có giá trị thấp như chế biến và gia công. Mục tiêu đến năm 2010, cả nước có 500.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh [61]. Công ty nói chung và công ty đại chúng/ niêm yết nói riêng đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường và trở thành 1
- một nhân tố cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở nước ta. Theo số liệu thống kê, trong 8 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam (7/2000-7/2008), đã có khoảng 1.015 Công ty cổ phần đăng ký là công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại thời điểm 15/8/2008, với tổng vốn đăng ký là gần 39.665,9 tỷ VNĐ [58]. Tại thời điểm 31/12/2007, có 249 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán với giá trị vốn hoá toàn thị trường là 500.000 tỷ VNĐ, tương đương 31,25 tỷ USD (bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007), gấp đôi năm 2006 và gấp 15 lần so với năm 2005. Trong đó, số công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 138 công ty và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) là 111 công ty. Năm 2007, các công ty niêm yết đã huy động được số vốn hơn 90.000 tỷ VNĐ. Hiện có hơn 300 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán tại thời điểm 15/8/2008, trong đó, số công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 146 công ty và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) là hơn 160 công ty [58]. Đạt được kết quả nói trên do nhiều nguyên nhân, trong đó, không thể không kể đến chủ trương đổi mới phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và việc thể chế hóa một cách hợp lý chủ trương đó thành hệ thống pháp luật về doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này. Trong đó, Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật Chứng khoán năm 2006 là các văn bản pháp lý quan trọng nhất quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động, giải thể và phá sản doanh nghiệp, trong đó có phần quan trọng về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng. Quản trị công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định hướng và kiểm soát các công ty. Quản trị công ty liên quan đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng Quản trị, các cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ và những bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty tốt góp phần vào phát 2
- triển kinh tế bền vững do cải thiện được hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Corporate Governance Principles of OECD) cung cấp một khuôn khổ cho công việc của nhóm Ngân hàng Thế giới trong lĩnh vực này, xác định những vấn đề chính trong thực tiễn: quyền và việc được đối xử bình đẳng của các cổ đông và những bên có lợi ích tài chính liên quan, vai trò của những bên có lợi ích phi tài chính liên quan, việc công bố thông tin và tính minh bạch, trách nhiệm của Hội đồng quản trị. Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam, việc tăng cường quản trị công ty có thể phục vụ cho rất nhiều các mục đích chính sách công quan trọng. Quản trị công ty tốt giảm thiểu khả năng tổn thương trước các khủng hoảng tài chính, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch và chi phí vốn, dẫn đến việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Một khuôn khổ quản trị công ty yếu kém sẽ làm giảm mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư, và không khuyến khích đầu tư từ bên ngoài. Ngoài ra, khi các quỹ hưu trí tiếp tục đầu tư vào các thị trường chứng khoán, quản trị công ty tốt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các khoản tiết kiệm hưu trí. Trong vòng vài năm qua, tầm quan trọng của quản trị công ty đã được nhấn mạnh thể hiện ở số lượng các nghiên cứu ngày càng tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy các thực tiễn quản trị công ty tốt dẫn tới tăng trưởng mạnh đối với giá trị kinh tế gia tăng của các công ty, năng suất cao hơn và giảm rủi ro tài chính hệ thống cho các quốc gia [19]. Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành mạnh. Quản trị công ty tạo ra một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan tạo nên định hướng và sự kiểm soát công ty. Mối quan hệ này được xác định một phần bởi luật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở. Quản trị công ty tốt thúc đẩy hoạt động của công ty, tăng cường 3
- khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài ở mức chi phí thấp hơn. Với việc tăng cường giá trị của công ty và quản lý rủi ro tốt hơn, quản trị công ty tốt góp phần vào việc tăng cường đầu tư và phát triển bền vững. Nâng cao hoạt động quản trị công ty đồng nghĩa với việc góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững do cải thiện được hoạt động và nâng cao khả năng tiếp cận được các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó. Ngược lại, một khuôn khổ quản trị công ty yếu kém sẽ làm giảm độ tin tưởng của các nhà đầu tư, không đón nhận được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, giảm giá trị kinh tế của công ty và có thể dẫn tới các nguy cơ bị phá sản hoặc thôn tính, sáp nhập công ty, điều này sẽ làm tăng rủi ro đối với hệ thống kinh tế của quốc gia. Như vậy, việc hoàn hiện và tăng cường hệ thống quản trị công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quản trị công ty tốt sẽ giảm thiểu khả năng tổn thương đối với nền kinh tế trước các cuộc khủng hoảng tài chính, phục vụ cho việc hoạch định tốt các chính sách công của Đảng và Nhà nước. Đối với các nhà đầu tư, quản trị công ty sẽ góp phần củng cố quyền sở hữu, giảm thiểu các chi phí giao dịch, chi phí vốn và đồng nghĩa với việc đầu tư có hiệu quả. Với ý nghĩa quan trọng đó, quản trị công ty đã được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay của nước ta, khuôn khổ pháp lý cho việc nâng cao hoạt động quản trị công ty về cơ bản đã được đề cập trong Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật chứng khoán năm 2006, Điều lệ Mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết (Quyết định 15/2007/QĐ-BTC, ngày 19/03/2007 của Bộ Tài chính). Riêng với công ty niêm yết, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 về Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (sau đây gọi tắt là Quy chế quản trị công ty niêm yết). Tuy nhiên, việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty trong các công ty niêm yết hiện nay chưa thực sự hiệu quả, hàng loạt các bất cập liên quan đến cơ cấu tổ chức, bảo bảo quyền và lợi ích của cổ đông, công khai hoá 4
- thông tin và các lợi ích có liên quan, các quy định về kế toán và kiểm toán đã nảy sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều công ty; các nhóm cổ đông bị phân hoá quyền và lợi ích rất sâu sắc; quyền của cổ đông thiểu số bị lạm dụng, v.v... Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà một trong các nguyên nhân chính là khung pháp lý về quản trị được ban hành và tuân thủ chưa đầy đủ làm cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông/ nhà đầu tư và ngăn ngừa các xung đột lợi ích một cách hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài "Quản trị công ty niêm yết - những vấn đề lý luận và thực tiễn" để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quản trị công ty đã được cộng đồng tài chính quốc tế công nhận là một trong 12 tiêu chuẩn cơ bản tốt nhất trong thực tiễn. Ngân hàng Thế giới là tổ chức đánh giá việc áp dụng các tiêu chuẩn của OECD về quản trị công ty. Các đánh giá này là một phần trong chương trình "Báo cáo về tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn và chuẩn mực (ROSC)" của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Mục tiêu của sáng kiến ROSC này là xác định những yếu kém có thể dẫn đến khả năng dễ bị tổn thương về kinh tế và tài chính của một quốc gia. Mỗi đánh giá ROSC về quản trị công ty rà soát khuôn khổ pháp lý cũng như các thông lệ và việc tuân thủ của các công ty niêm yết, đồng thời đánh giá khuôn khổ quản trị công ty so với các chuẩn mực được quốc tế công nhận [19]. Cho đến thời điểm hiện nay, ngoài các bài báo và một số ấn phẩm có đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề quản trị công ty nói chung thì ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập, đánh giá một cách hệ thống và đầy đủ nhất về vấn đề quản trị công ty niêm yết dựa trên cơ sở các quy định hiện hành tại Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết. 5
- Nghiên cứu đáng chú ý nhất là "Báo cáo đánh giá tình hình quản trị công ty của Việt Nam" của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (World Bank) được thực hiện vào tháng 6/2006 trong khuôn khổ của chương trình "Báo cáo về tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn và chuẩn mực (ROSC)" của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank in Vietnam-WBVN): Khuôn khổ về quản trị công ty ở Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển ban đầu, các luật và quy định liên quan đang được xây dựng. Khu vực doanh nghiệp vẫn còn mang nhiều tính chất phi chính thức, trong đó thị trường chứng khoán không chính thức đang còn lớn hơn nhiều so với thị trường chính thức, và nhà nước vẫn duy trì việc nắm giữ một tỷ lệ đáng kể trong các doanh nghiệp cổ phần hóa. Năng lực và nguồn lực của các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý, cưỡng chế thực thi và phát triển thị trường còn hạn chế. Một số vấn đề lớn khác bao gồm: chưa có sự bảo vệ đầy đủ cho nhà đầu tư, chưa tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán, và còn hạn chế công bố các thông tin có chất lượng [19]. Lý do cơ bản của việc còn có ít các nghiên cứu, đánh giá về tình hình quản trị công ty tại Việt Nam là: Thứ nhất, nguyên tắc quản trị công ty là một vấn đề mới đối với hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong khi Việt Nam mới chỉ tập trung cho mục tiêu xây dựng mô hình quản lý trong công ty thì vấn đề quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng chưa thực sự được quan tâm thoả đáng mặc dù trên thực tế chúng ta đã ghi nhận sự khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (World Bank). Thứ hai, mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được 8 năm (2000-2008), Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật thị trường chứng khoán. Theo đó, mục 6
- tiêu thu hút các công ty niêm yết, tạo ra nhiều hàng hóa cho thị trường đang là ưu tiên của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán (Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Vì vậy, vấn đề quản trị công ty niêm yết chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, mặc dù đã có khung pháp lý điều chỉnh và hiện có hơn 300 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ ba, Quản trị công ty chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là do: (i) các công ty niêm yết hiện nay chủ yếu được thành lập từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước kết hợp với niêm yết - nơi mà cơ cấu quản trị chưa có nhiều khác biệt so với mô hình doanh nghiệp nhà nước trước đây; (ii) tại các công ty niêm yết này, cổ đông nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối (Tính đến 30/6/2008, có 3.786 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Tổng số vốn điều lệ khi cổ phần hóa là 106 ngàn tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 50%, người lao động nắm giữ 11%, nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ 39% vốn điều lệ. Quá trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà nước đã thu về khoảng 78 ngàn tỷ đồng cho Nhà nước và doanh nghiệp. Trong đó, phần thu được do chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu so với mệnh giá khoảng 54 ngàn tỷ đồng [64]); (iii) các công ty niêm yết là công ty gia đình- một mô hình khá phổ biến ở các quốc gia châu Á - nơi mà vấn đề quản trị vốn không được chú trọng hoặc dễ bị lạm dụng quyền hạn trong các vấn đề có liên quan đến cơ cấu tổ chức, công khai hóa thông tin, giao dịch tư lợi; (iv) khả năng nhận thức và bảo vệ lợi ích của các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số trong mô hình quản trị doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, tính khả thi thấp và sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật về quản trị công ty niêm yết. Tác giả hy vọng rằng, với sự đầu tư thời gian, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo góp phần làm phong phú hơn việc nghiên cứu về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng trong môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam hiện nay. 7
- 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp phân tích, bình luận các quy định của khung pháp luật hiện hành về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng. Trong đó tập trung vào các quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật chứng khoán năm 2006, Điều lệ Mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết (Quyết định 15/2007/QĐ-BTC, ngày 19/03/2007 của Bộ Tài chính); Quy chế quản trị công niêm yết (Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ Tài chính). Phương pháp so sánh khi so sánh các quy định của khung pháp luật Việt Nam về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng với thông lệ quốc tế (Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế OECD) và Ngân hàng thế giới - World Bank) và các quy định về quản trị công ty trong luật pháp các nước. Phương pháp này được sử dụng trong chương 2 khi phân tích và đánh giá về tình hình quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam. Bên cạnh các phương pháp nói trên, việc phân tích thực trạng tình hình quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam thông qua việc nghiên cứu, đánh giá các tình huống nghiên cứu (Case study) về quản trị công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua cũng được sử dụng như một phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá một cách khách quan hơn về thực trạng của tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty tại Việt Nam. Trong bối cảnh Luật Chứng khoán có hiệu lực được hơn 1 năm (từ 1/1/2007), việc nghiên cứu các công ty niêm yết sẽ tập trung chủ yếu vào các quy định của Luật này. 4. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Thực hiện bản luận văn này, mục tiêu của tác giả là tìm hiểu, phân tích và làm rõ hàng loạt các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản trị 8
- công ty niêm yết; những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam, qua đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công ty niêm yết hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và Quy chế quản trị công ty niêm yết được ban hành và có hiệu lực pháp luật. Luận văn không thảo luận các vấn đề quản trị công ty của các công ty đại chúng nói chung cũng như các công ty có chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán phi chính thức (Black market) hay thị trường OTC (Over the Counter). 5. Giới hạn thời điểm nghiên cứu Các số liệu phân tích và khung pháp luật về quản trị công ty niêm yết được luận văn nghiên cứu được cập nhật và có giá trị tại thời điểm 15/8/2008. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quản trị công ty và quản trị công ty niêm yết. Chương 2: Khung pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam. Chương 3: Thực trạng của việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam và một số giải pháp kiến nghị. 9
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT 1.1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY Quản trị công ty (Corporate Governance) đã trở thành vấn đề cơ bản trong lĩnh vực Luật Công ty và Luật Chứng khoán ở nhiều nước trên thế giới. Vấn đề quản trị công ty được đặc biệt coi trọng kể từ khi thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á năm 1997 và sự sụp đổ của hàng loạt các công ty niêm yết tại hàng loạt các nước phát triển như Enron, Tyco, Adelphia và WorldCom (Mỹ); HIH và One. Tel (Úc) v.v... Quản trị công ty không chỉ thu hút sự quan tâm và chú ý của các nước, mà còn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Riêng Tổ chức các nước phát triển (Group of Seven-G7) còn ban hành Bộ nguyên tắc/Điều lệ tốt nhất về quản trị công ty và kế toán. Quản trị công ty "hiệu quả" ("good" corporate governance) được coi như nhân tố cơ bản cho phát triển kinh tế và đổi mới quản trị công ty đang trở thành một mục tiêu tại tất cả các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. 1.1.1. Khái niệm quản trị công ty Quản trị công ty là một chủ đề rộng, mở rộng đến tất cả các khía cạnh có liên quan đến các cổ đông, các nhà quản lý, các kiểm toán viên của một công ty. Định nghĩa về quản trị công ty có thể tìm thấy trong các Quy chế/Điều lệ về quản trị công ty ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. John Farrar cho rằng, khái niệm quản trị công ty (corporate governance) được sử dụng lần đầu tiên khoảng 40 năm trước bởi tác giả Richard Eells trong sách "The Governance of Corporations". John Farrar cho rằng, khái niệm quản trị-governance, là một thuật ngữ đến từ ngôn ngữ Latin "gubernare" và "gubernator" với nghĩa chỉ 10
- cho việc bánh lái một con tàu và thuyền trưởng của con tầu đó. Tuy nhiên, một vài học giả khác cho rằng, vấn đề quản trị công ty được thảo luận từ những năm 1930 [46]. Về mặt ngôn ngữ, quản trị công ty có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa hẹp, quản trị công ty thường quan tâm đến (i) Các vấn đề của cấu trúc quản lý của công ty, chẳng hạn như mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; (ii) lợi ích hoặc các mục tiêu của các nhóm trong công ty. Theo nghĩa rộng, quản trị công ty thiết lập một tổ hợp các mối quan hệ giữa các bên tham gia vào công ty và các mục tiêu đầy đủ của quản trị công ty đó. Theo nghĩa hẹp, Shleifer và Vishy cho rằng "quản trị công ty giải quyết những cách mà theo đó, các nhà cung cấp tài chính cho các công ty muốn rằng bản thân họ sẽ có những lợi ích trở lại với những khoản đầu tư của mình" [48]. Trong khi đó, theo Tomasic, Bottomley và Mc Queen, quản trị công ty lại được hiểu theo nghĩa rộng như là "việc kiểm soát chính thức và không chính thức và cách quản lý công ty bởi các cổ đông bên ngoài" [49]. Tuy nhiên, định nghĩa rộng nhất về quản trị công ty được nhiều nước vận dụng vào xây dựng hệ thống pháp luật về quản trị công ty là của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD trong ấn phẩm "Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD" (The OECD Principles of Corporate Governance) được sửa đổi và ban hành lại vào năm 2004. Theo đó, OECD cho rằng: Quản trị công ty bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ giữa cơ cấu quản lý công ty, hội đồng quản lý công ty, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị công ty cũng cung cấp cấu trúc mà thông qua đó các mục tiêu của công ty đựợc thực hiện và những biện pháp để đạt được những mục tiêu và khả năng giám sát là được xác định [39, tr. 11]. Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành mạnh. Quản trị công ty là một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi 11
- liên quan tạo nên định hướng và sự kiểm soát công ty. Mối quan hệ này được xác định một phần bởi luật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở. Quản trị công ty tốt thúc đẩy hoạt động của công ty, tăng cường khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài ở mức chi phí thấp hơn. Với việc tăng cường giá trị của công ty và quản lý rủi ro tốt hơn, quản trị công ty tốt góp phần vào việc tăng cường đầu tư và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phân biệt giữa khái niệm "quản trị công ty" và "quản lý doanh nghiệp". Cụ thể là: - Khi đề cập đến quản lý doanh nghiệp thì người quản lý là chủ thể của nó; còn các nguồn lực khác (nhất là người lao động) là đối tượng quản lý. Người quản lý thực hiện các chức năng quản lý của mình để tổ chức công việc cho người khác và thông qua chính công việc đó của họ để đạt được mục tiêu; tức là tối đa hoá được lợi nhuận trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có được. - Khi nói đến quản trị công ty, người ta chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu, cổ đông và những người quản lý (gồm thành viên Hội đồng quản trị và các giám đốc điều hành). Do đó, khi công ty có quy mô chưa lớn, chưa có sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người quản lý (chủ sở hữu vẫn trực tiếp quản lý kinh doanh của công ty), thì quản trị và quản lý có ý nghĩa và nội dung tương đồng. Cùng với sự phát triển của một công ty, người chủ sở hữu, cổ đông dần rút khỏi vai trò quản lý, nhường chỗ lại cho đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, những người không nhất thiết là chủ sở hữu. Từ đó, có sự tách biệt thực tế giữa sở hữu và quản lý công ty. Cũng từ đó, nội dung và ý nghĩa của quản trị công ty mở rộng hơn so với quản lý; và trọng tâm của nó là giải quyết "vấn đề đại diện" giữa cổ đông và người quản lý. Lúc này, chính những người quản lý chuyên nghiệp lại trở thành "đối tượng quản lý" trong quản trị công ty. Vấn đề đại diện ở các công ty xuất hiện khi có sự tách biệt thực tế giữa chủ sở hữu và người quản lý. Chủ sở hữu hay một số hoặc tất cả cổ đông không trực tiếp quản lý công ty; mà công việc đó nằm trong tay đội ngũ những người quản lý chuyên nghiệp. Cũng như trong các trường hợp khác, 12
- bản chất của vấn đề đại diện ở các công ty nằm ở sự bất đối xứng thông tin giữa chủ sở hữu, cổ đông và người quản lý. Những người quản lý công ty có thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác hơn những người chủ sở hữu; và họ cũng có lợi ích không hoàn toàn trùng hợp, tương đồng với lợi ích của chủ sở hữu, cổ đông. Do đó, những người quản lý có thể tận dụng lợi thế này để theo đuổi những lợi ích riêng của họ mà làm thiệt hại đến lợi ích của chủ sở hữu. Ví dụ, họ có thể trả lương cao, các khoản bổng lộc lớn, bảo đảm an toàn cho công việc của chính họ; họ có thể theo đuổi mục tiêu mở rộng quy mô, tăng doanh thu hơn là lợi nhuận của công ty; họ có thể mua sắm các phương tịên xa xỉ, đắt tiền, tuyển dụng số lượng nhân viên quá mức để phục vụ họ; họ có thể chống lại những vụ sáp nhập làm tăng giá trị của công ty, nhưng tạo nguy cơ làm họ mất việc làm. Trọng tâm của quản trị công ty là giải quyết vấn đề đại diện ở công ty như trình bày trên đây; làm cho đội ngũ quản lý phải làm việc phục vụ tốt nhất có thể được cho lợi ích của các cổ đông, chủ sở hữu công ty. Đó là việc làm không phải không tốn kém chi phí; khoản chi phí đó thường gọi là "chi phí, hay phí tổn đại diện". Thiết lập khung quản trị công ty phù hợp và có hiệu quả nhằm các mục tiêu: - Tạo điều kiện, thúc đẩy nâng cao hiệu quả chung của công ty bằng cách tạo và duy trì các đòn bẩy khuyến khích những người trong nội bộ công ty tối đa hoá hiệu quả kinh doanh, tối đa hoá lợi tức/ tài sản, và nâng cao năng suất lao động; - Hạn chế những người trong nội bộ công ty lạm dụng quyền lực đối với các nguồn lực của công ty dưới các hình thức như: tham ô, bòn rút nguồn lực của công ty sử dụng cho mục đích riêng, hoặc làm thất thoát nguồn lực do công ty kiểm soát. - Cung cấp các công cụ giám sát hành vi của người quản lý đảm bảo trách nhiệm giải trình, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, của xã hội trước những người quản lý nội bộ với chi phí hợp lý. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn