Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương qua thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 8
download
Đề tài nghiên cứu đã khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về khiếu nại hành chính; cơ sở lý luận về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính; đánh giá và làm rõ những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó trong quá trình giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh Bắc Ninh; trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương qua thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh
- MỤC LỤC QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ..................................... 1 TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƢƠNG ........................ 1 QUA THỰC TIỄN Ở TỈNH BẮC NINH ....................................... 1 QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ..................................... 2 TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƢƠNG ........................ 2 QUA THỰC TIỄN Ở TỈNH BẮC NINH ....................................... 2 Chƣơng 1 QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở ĐỊA PHƢƠNG 1.1 Khái quát sự hình thành, phát triển của pháp luật về khiếnại hành chính ở nƣớc ta........................................................................................13 1.2. Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phƣơng.....................................................................................................24 1.2.1. Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta hiện nay........24 1.2.2. Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương...................................................................................................30 1.3. Hạn chế và bất cập trong các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chín....................................................................38 1.3.1. Một số vướng mắc và hạn chế trong quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định 136 /2006 /NĐ-CP ngày 14.11.2006 của Chính phủ...............................................................................................38 1.3.2. Bất cập giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Thanh tra...............50 1.3.3. Bất cập trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính.................51 3
- Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH Ở TỈNH BẮC NINH (UBND TỈNH)..................................................54 2.1. Tình hình khiếu nại hành chính ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây ............................................................................. 54 2.2. Thực tiễn giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở tỉnh Bắc Ninh (UBND tỉnh)..................................................................................58 2.2.1. Tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư..................................58 2.2.2. Thụ lý đơn và giao Thủ trưởng cơ quan chuyên môn xác minh, kết luận, đề xuất biện pháp giải quyết khiếu nại............................................62 2.2.3. Thẩm tra, xác minh, kết luận và đề xuất biện pháp giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan tham mưu………………………66 2.2.4. Giải quyết “khiếu nại” Báo cáo kết luận của Thủ trưởng cơ quan tham mưu……………………………………………………….66 2.2.5. Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại……………………67 2.2.6. Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật ................................................................................................. 68 2.3. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải quyết khiếu nại và nguyên nhân ............................................................................. 72 2.3.1. Hạn chế trong phiên tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh 72 2.3.2. Hạn chế trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất giải quyết khiếu nại .................................................................... 73 4
- 2.3.3. Việc xác minh, kết luận nội dung khiếu nại không đảm bảo về quy trình ................................................................................... 81 2.3.4. Hạn chế trong tổ chức đối thoại..................................................84 2.3.5. Thời gian giải quyết khiếu nại còn bị kéo dài…………………85 2.3.6. Hạn chế trong tổ chức đối thoại..................................................86 2.3.7. Việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thiếu dứt điểm.......................................................................................................94 2.3.8. Một số hạn chế khác.....................................................................94 Chƣơng 3 ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƢƠNG .................................................................................................................99 3.1. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi phải đổi mới, hoàn thiện quy trình giải quyếkhiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phƣơng......................................................................................................99 3.1.1. Đảm bảo quyền khiếu nại của công dân......................................99 3.1.2. Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quy trình giải quyết khiếu nại hành chính ......................................................................................................100 3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của công dân..............103 3.1.4. Đảm bảo tính cụ thể, phù hợp, thống nhất và thuận tiện cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại........................................................104 5
- 3.1.5. Đảm bảo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước .................................107 3.1.6. Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính cần đảm bảo tính độc lập, khách quan...........................................................................................108 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phƣơng...........................................................109 3.2.1. Tổng rà soát các quy định của pháp luật liên quan tới khiếu nại và quy trình giải quyết khiếu nại.................................................................109 Chƣơng 3 ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƢƠNG 3.1. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi phải đổi mới, hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phƣơng.....................................112 3.1.1. Đảm bảo quyền khiếu nại của công dân......................................112 KẾT LUẬN...........................................................................................133 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................138 6
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta, khiếu nại, tố cáo được coi là một trong những biện pháp để thực hiện quyền làm chủ của người dân thông qua việc tham gia xây dựng nhà nước, xây dựng chính quyền và quản lý nhà nước, đồng thời cũng là một trong những công cụ quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi quyền và lợi ích hợp pháp đó bị xậm hại. Vì vậy, việc giải quyết các khiếu nại hành chính luôn là vấn đề được Nhà nước ta quan tâm. Trong các bản Hiến pháp, khiếu nại, tố cáo được xác định là một trong những quyền cơ bản của công dân và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở các bản Hiến pháp, nhiều văn bản pháp luật, trong đó đáng kể nhất là Pháp lệnh quy định việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981; Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991; Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996; Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006; Luật Tố tụng Hành chính năm 2010 được ban hành. Từ việc quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của công đến việc nghiên cứu, 7
- thiết lập cơ chế giải quyết khiếu kiện đã tạo ra cơ sở pháp lý để quyền khiếu kiện của người dân ngày càng được đảm bảo thực hiện, quá trình giải quyết ngày càng công khai, dân chủ và khách quan. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc giải quyết khiếu nại chưa đạt hiệu quả cao, trong đó cần nhấn mạnh là: sự không nhất quán, đồng bộ của pháp luật, mà cụ thể giữa Luật Khiếu nại, tố cáo với các luật chuyên ngành; việc hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo vẫn còn hạn chế, chưa được chi tiết cụ thể; đây là một lĩnh vực “nhạy cảm”, người giải quyết khiếu nại của công dân không ai khác chính là người bị kiện, người có những quyết định, hành vi bị cho là vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; cơ chế hiện hành đang áp dụng để giải quyết khiếu nại chưa có hiệu quả cao; đặc biệt chúng ta chưa có quy trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính. Từ những nguyên nhân trên dẫn tới tình trạng việc áp dụng pháp luật không thống nhất, tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trong quá trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính. Sự e ngại, tránh đụng chạm đến các cơ quan nhà nước, Thủ trưởng đơn vị cấp trên; sự nể nang, thiếu kiên quyết đối với cơ quan và Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp dưới. Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại còn có sự né tránh, đùn đẩy, lòng vòng qua nhiều công đoạn; cơ chế giải quyết khiếu nại của người dân qua con đường Toà án còn hạn chế, mới mẻ đối với người dân và hiệu quả chưa cao, vì thế phần lớn công dân đã lựa chọn khiếu nại qua con đường hành chính. Thực tiễn cho thấy: 8
- Ở địa phương nào, chính quyền đề cao trách nhiệm của mình trước nhân dân, coi trọng việc giải quyết khiếu kiện của dân, các cơ quan nhà nước phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình xử lý và xử lý ngay từ đầu, tại chỗ các khiếu kiện thì ở nơi đó hiệu quả của công tác này rã ràng cao hơn [5, tr.18]. Và Hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại chành chính chưa cao là vì cơ quan có trách nhiệm giải quyết vừa thiếu tính chuyên nghiệp, vừa thiếu tính độc tập trong quá trình thẩm tra, xác minh cũng như quyết định giải quyết vụ việc. Ngược lại, người thực sự có thẩm quyền giải quyết thì lại chưa thấy, chưa làm đầy đủ trách nhiệm của mình” [8, tr.187]. Thực tế đó đã đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn là làm thế nào để công tác giải quyết khiếu nại của người dân đạt hiệu quả cao nhất? Theo quan điểm cá nhân, bên cạnh việc nghiên cứu để thiết lập hệ thống tài phán hoặc Toà án Hành chính độc lập, phù hợp với thực tiễn nước ta từ Trung ương xuống địa phương thì một trong những việc cần làm ngay để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của công dân là phải quy định rõ và công khai quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước, trong đó: Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, cũng như trách nhiệm của cá nhân, cơ quan được giao nhiệm vụ tham mưu, xác minh, đề xuất biện pháp giải quyết khiếu nại; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại; thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính; thời hạn và thể thức giải quyết khiếu nại; quyền và nghĩa vụ của công dân trong quá trình giải quyết khiếu nại cũng như sau mỗi lần giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền; việc thực hiện 9
- quyết định giải quyết giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; hình thức xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước, cá nhân và cơ quan nhà có trách nhiệm giải quyết khiếu nại nhưng thiếu trách nhiệm, cố tình trì hoãn, hoặc giải quyết không đúng thời hạn, quy trình và thể thức; chậm triển khai việc thực thi các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật… Để góp phần làm rõ những vấn đề đặt ra trên đây trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước, tôi chọn đề tài “Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phƣơng qua thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh” làm Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo ở Bắc Ninh nói riêng và của cả nước nói chung ngày một gia tăng và có chiều hướng phức tạp. Vì thế, vấn đề khiếu nại, tố cáo được nhiều nhà nghiên cứu về khoa pháp lý và hoạt động thực tiễn ở nước ta quan tâm. Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương qua thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh”, tôi thấy có một số công trình, bài viết nghiên cứu như: Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Hạnh: “Hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân”, năm 2005; Luận án Tiến sỹ Luật học của Ngô Mạnh Toan: “Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền”, năm 2007. Bài viết “Xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại hành chính” của Đinh Văn Minh, Tạp chí Thanh tra, số 1, năm 2005. 10
- Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, các công trình khoa học, các bài viết đã đề cập đến vấn đề lý luận, thực tiễn và yêu cầu đổi mới, hoàn thiện quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên, các công trình trên chưa nghiên cứu một cách chuyên biệt, cụ thể về những bất cập, vướng mắc và những hạn chế từ lý luận và đặc biệt là từ thực tiễn thực hiện các quy định, yêu cầu về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. Chưa thực sự xem xét giải quyết khiếu nại từ góc độ của người giải quyết khiếu nại và người khiếu nại; người giám sát, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại. Đề tài “Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương qua thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh” là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên biệt về những bất cập, vướng mắc và hạn chế trong quá trình giải quyết khiếu nại, từ thực tiễn giải quyết khiếu nại tại UBND tỉnh Bắc Ninh. Công trình đầu tiên đưa ra mô hình giải quyết khiếu nại để quy trình giải quyết khiếu nại được độc lập, khách quan, nhanh chóng, hiệu quả, vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa đảm bảo tính đổi mới. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về khiếu nại hành chính; cơ sở lý luận về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính; - Đánh giá và làm rõ những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó trong quá trình giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh Bắc Ninh; - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 11
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương. Cụ thể chỉ tập trung nghiên cứu công tác giải quyết khiếu nại hành chính tại UBND tỉnh Bắc Ninh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của đề tài là Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật. Trên cơ sở phương pháp luận trên, đề tài này sử dụng các phương pháp nhận thức khoa học cụ thể như: phương pháp trừu tượng khoa học; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp, thống kê; phương pháp phân tích, đánh giá… 6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu tìm ra những bất cập, thiếu sót trong các quy định của pháp luật về khiếu nại nói chung và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra những giải pháp để đổi mới, hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại hành chính, đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Với các giải pháp đổi mới và hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại đưa ra trong đề tài sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa lý luận về khoa học Luật Hành chính và cung cấp những thông tin có giá trị cho các cơ quan chức năng trong quá trình nghiên cứu, đổi mới quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở nước ta. Cụ thể, cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn giúp cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh 12
- có những biện pháp nhằm chấn chỉnh lại công tác giải quyết khiếu nại; đồng thời ban hành các văn bản cần thiết để chỉ đạo, hướng dẫn việc giải quyết khiếu nại nói chung và tố cáo, tranh chấp nói riêng đối với các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. 7. Kết cấu của của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 3 chương: Chƣơng 1. Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương Chƣơng 2. Thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính ở tỉnh Bắc Ninh (UBND tỉnh) Chƣơng 3. Đổi mới và hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương. Chƣơng 1 QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở ĐỊA PHƢƠNG 13
- 1.1. Khái quát sự hình thành, phát triển của pháp luật về khiếu nại hành chính ở nƣớc ta Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, đồng thời cũng là một nguồn thông tin phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, giải quyết khiếu nại hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước. Thông qua giải quyết khiếu nại hành chính, Nhà nước có thể kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện hiệu quả quản lý nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại của công dân là một vấn đề được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa ra vấn đề phải thành lập tổ chức Thanh tra. Trong lúc chờ đợi Sắc lệnh về việc thành lập tổ chức Thanh tra, Chính phủ giao cho cấp trên quyền xét xử cấp dưới và đề nghị Bộ Nội vụ lập một Ủy ban Thanh tra hành chính để điều tra công việc hành chính ở các địa phương [15, tr. 11]. Ngày 23.11.1945, nhân danh Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Ban Thanh tra đặc biệt có nhiệm vụ giám sát tất cả các công việc và nhân viên của các Ủy ban hành chính và các cơ quan của Chính phủ, nhận và giải quyết các đơn khiếu nại của nhân dân. Sắc lệnh 64/SL là văn kiện mang tính pháp lý về công tác thanh tra. Nhiệm vụ của Ban Thanh tra đặc biệt là thường xuyên nghiên cứu và giải quyết các đơn thư khiếu nại và phản ánh của các tầng lớp nhân dân. Mặc dù hoạt động của Ban Thanh tra 14
- chưa nhiều nhưng những vụ việc được Ban Thanh tra đặc biệt giải quyết có tính chất điển hình, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, từ việc giải quyết các vấn đề tham ô, cửa quyền đến việc bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Qua đó thấy rõ Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng tiếng nói, yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của tất cả các tâng lớp nhân dân, nghiêm trị bất cứ ai làm sai đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ, đề cao kỷ cương, phép nước (Ban Thanh tra đặc biệt sau này là Ban Thanh tra của Chính phủ (theo Sắc lệnh số 138/SL ngày 18.12.1949). Về cơ bản chức năng, nhiệm vụ của Ban Thanh tra của Chính phủ giống với Ban Thanh tra đặc biệt. Nội dung công việc thanh tra bao gồm cả chức năng xét khiếu tố của nhân dân). Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký kết hiệp định Giơ ne vơ năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và bắt đầu chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thống trị, nên nhân dân phải tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Thời kỳ này, miền Bắc có vị trí, vai trò “là nền tảng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Từ yêu cầu thực tiễn của việc quản lý nhà nước và thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 28.3.1956, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 26/SL thành lập Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ (sau này là Ủy ban Thanh tra của Chính phủ (29.9.1961)). Theo Nghị định số 762/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01.4.1956 quy định về công tác và lề lối làm việc của Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ thì Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ thường xuyên tiến hành công tác thanh tra căn cứ vào sắc lệnh quy định và theo các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với cơ quan, cán bộ, công nhân viên của Chính phủ. Bộ máy của Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ cũng như cơ quan Thanh tra của các địa phương được củng cố. Do vậy, công tác tiếp nhận và 15
- giải quyết khiếu nại của cán bộ, nhân viên và nhân dân đã được chú ý và thu được kết quả đáng kể. Trước tình hình đơn thư khiếu tố của nhân dân gửi đến các cấp chính quyền và tới cơ quan Trung ương ngày càng nhiều, ngày 13.5.1958, Thủ tướng Chính phủ ra Thông tư số 436/TTg quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là khiếu tố) của nhân dân. Thông tư quy định: Nghiên cứu và giải quyết các khiếu nại, tố giác của nhân dân là trách nhiệm quan trọng của tất cả các cơ quan nhà nước, các cấp trước nhân dân....Trách nhiệm giải quyết các khiếu nại hoặc tố giác chủ yếu thuộc về cơ quan nơi phát sinh vấn đề và trước hết là trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan...Trong trường hợp nhân dân khiếu tố lên cấp trên thì tùy tính chất của vấn đề, tùy từng trường hợp cụ thể, cấp trên có thể tiến hành điều tra và giải quyết, hoặc chuyển đến cơ quan nơi phát sinh giải quyết [23, tr.73]. Ngày 01.01.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 01-SL công bố Hiến pháp mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Hiến pháp năm 1959). Điều 29, Hiếp pháp ghi rõ: Công dân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền khiếu nại, tố cáo với bất cứ cơ quan nào về hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước. Những việc khiếu nại, tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường [13]. Việc Hiến pháp năm 1959 quy định và thừa nhận quyền khiếu nại của công dân thực sự là một bước phát triển qua trọng trong hệ thống các quyền công dân. 16
- Trong 4 năm (1965-1968), hệ thống thanh tra nhà nước từ Trung ương đến các khu, tỉnh, thành phố bị giải thể, chỉ còn có các Ban Thanh tra của các Bộ, ngành hoạt động. Các Ban Thanh tra ngành do nhiều nguyên nhân đã không hoạt động đúng chức năng, dẫn tới hiệu quả công tác thanh tra còn nhiều hạn chế. Trước tình hình đó, ngày 22.12.1967, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Thông tri số 210/TT-TW nhận định: Sau khi giải thể Ủy ban Thanh tra của Chính phủ, đáng lẽ việc lãnh đạo Ban Thanh tra của các ngành, việc xét đơn khiếu tố của nhân dân phải được coi trọng và tăng cường hơn trước, nhưng ngược lại, nhiều cấp ủy Đảng đoàn lại rất coi nhẹ....Nhiều vụ khiếu nại, tố cáo trong Đảng và của nhân dân, nhất là những vụ đảng viên, cán bộ làm sai đường lối, chính sách, vi phạm đến quyền lợi chính trị và kinh tế của nhân dân chưa được giải quyết hoặc để ứ đọng, bê trễ, gây ảnh hưởng không tốt đến lòng tin của Đảng viên và nhân dân đối với Đảng và Nhà nước [23, tr.32]. Trước nhiệm vụ mới của đất nước và trước yêu cầu cấp thiết của công tác thanh tra, công tác xét khiếu tố, Đảng và Nhà nước quyết định thành lập lại Ủy ban Thanh tra của Chính phủ và Ban Thanh tra các tỉnh, thành phố. Để cụ thể hoá quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công đã được Hiến pháp năm 1959 ghi nhận; đồng thời để củng cố và phân định rõ trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong việc thanh tra, xét khiếu tố, ngày 31.8.1970 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 164/CP về tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan thanh tra của Nhà nước và Nghị định số 165/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra Chính phủ. Liên quan đến quyền khiếu nại và trách nhiệm của cán bộ, Thủ trƣởng cơ quan nhà nƣớc trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại của 17
- công dân, Nghị quyết 164/CP nêu rõ: Xét, giải quyết và đôn đốc việc xét, giải quyết đúng đắn, kịp thời các vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân….đối với cán bộ công dân viên chức nhà nước, xã viên hợp tác xã và nhân dân nói chung cần đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, không được làm bất kỳ việc gì gây trở ngại cho việc thực hiện quyền ấy. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải hết sức coi trọng việc xét và giải quyết nhanh chóng, hợp tình, hợp lý đơn từ của nhân dân. Để việc xét, giải quyết đơn khiếu tố được nhanh chóng, nghiêm chỉnh và đi vào nề nếp, ngày 22.5.1971 Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ ban hành Thông tư số 60-UBTTr hướng dẫn trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc xét và giải quyết đơn thư khiếu nại và tố cáo của công dân (trong đó lần đầu tiên có sự phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo cũng như cách xử lý đối với từng loại đơn). Tiếp đó, ngày 29.3.1973, Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ ban hành Thông tư số 67-UBTTr/ XKT hướng dẫn việc xét, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và Thông tư số 68- UBTTr/XKT hướng dẫn việc xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện. Đất nước thống nhất, Hiến pháp năm 1980 ra đời. Kế thừa và phát triển Hiếp pháp năm 1959, trong quy định về khiếu nại, tố cáo của công dân, Hiến pháp năm 1980 đã quy định cụ thể, chi tiết và mở rộng hơn. Tại Điều 73 quy định: Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Các điều khiếu nại và tố cáo 18
- phải được xem xét, giải quyết nhanh chóng. Mọi hoạt động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo [13]. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1980, căn cứ và tình hình thực tiễn khiếu kiện của nhân dân sau ngày thống nhất đất nước, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ đã chủ trương: Toàn ngành phải đẩy mạnh việc xét, giải quyết đơn khiếu tố của nhân dân gắn với việc phục vụ các trọng tâm công tác của Đảng, Chính phủ.... đồng thời chuẩn bị mọi mặt để triển khai việc thực hiện pháp luật về công tác xét khiếu tố [15, tr.190] và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn công tác xét và giải quyết đơn thư khiếu tố. Ủy ban Thanh tra của Chính phủ đề nghị các ngành, các cấp tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa đơn thư, xác định tính chất sai phạm nói chung và các vụ nghiêm trọng, điển hình kịp thời báo cáo lên Chính phủ. Đây là cơ sở giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Chỉ thị số 81/TTg ngày 08.4.1981 giao cho Thủ trưởng các cấp, các ngành kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu tố của quần chúng. Kết hợp với việc thực hiện Chỉ thị số 81/TTg, ngành Thanh tra đã tiến hành đợt kiểm tra và giúp chính quyền các cấp giải quyết dứt điểm các đơn thư tồn đọng lâu ngày. Với những kết quả đạt được sau đợt kiểm tra cùng những đề xuất của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ đã trở thành cơ sở nền tảng cho Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 27.11.1981. Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân được ban hành có nghĩa rất lớn, vì đây là lần đầu tiên quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc 19
- khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan nhà nước được xác định trong một văn bản pháp lý riêng. Tiếp đó, ngày 29.3.1982, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 58/HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Nghị định đã cụ thể hóa việc triển khai thực hiện pháp lệnh của nhà nước về công tác xét và giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân, đưa pháp lệnh đi vào đời sống xã hội nước ta. Nhằm quán triệt, tổ chức triển khai việc thi hành Pháp lệnh vào cuộc sống, trong các ngày 28, 28 tháng 4 và đầu tháng 6.1982, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban Thanh tra Chính phủ đã tổ chức 2 cuộc hội nghị với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các bộ, ngành, các địa phương. Trên tinh thần của hội nghị, ngày 04.5.1982, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ đã ban hành Thông tư số 02/TT-TTr hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và Nghị định số 58/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Theo tinh thần Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tại Hội nghị quán triệt nội dung Pháp lệnh tháng 4.1982 thì “Việc tiếp dân là một việc quan trọng”. Tại nhiều cơ quan đã niêm yết công khai, thông báo cho nhân dân biết quy chế, chế độ tiếp dân thường xuyên và định kỳ. Chế độ tiếp dân được củng cố thêm một bước, có chất lượng hơn. Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nhiều trường hợp vi phạm chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được phát hiện; một số cán bộ, quần chúng đã gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo các hiện tượng tiêu cực lên các cấp có thẩm quyền. Nắm bắt được tình hình, ngày 14.12.1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 23/CT-TW về việc tăng cường công tác xử lý đơn thư khiếu tố và tiếp công dân nhằm làm rõ trách nhiệm của các tổ chức 20
- Đảng, chính quyền các cấp, các ngành trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xem xét, giải quyết có hiệu quả đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Do có nhiều cán bộ, quần chúng gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan Đảng, Nhà nước, ngày 03.7.1989 Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 176/CT kiểm điểm việc thi hành Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Chỉ thị nêu rõ: Tổ chức kiểm điểm việc thi hành Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Qua kiểm điểm khẩn trương thi hành pháp lệnh giải quyết kịp thời, đúng chính sách, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân [15, tr. 203]. Thông qua kiểm điểm và thực tiễn công tác, một số quy định của Pháp lệnh đã bộc lộ sự không phù hợp với tình hình thực tế cần được sửa đổi, bổ sung và thay thế. Từ những đòi hỏi của tỉnh hình mới, ngày 07.5.1991, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân, thay thế Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 27.11.1981. Sau đó, ngày 28.2.1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 38/HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân. Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo năm 1991 ra đời có một ý nghĩa qua trọng nhằm đổi mới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Pháp lệnh đã xác định rõ hơn quyền lợi, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo; trình tự và thẩm quyền của các cấp trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế thị trường vào những năm đầu thập niên 90 của thể kỷ XX đã nảy sinh khá nhiều mâu thuẫn làm gia tăng số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhất là các tỉnh phía Nam. Có nơi, nhân dân tụ tập hàng trăm người, kéo đến cơ quan nhà nước cấp trên đòi được giải quyết. Trước tình hình đó, ngày 25.01.1995, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 21
- số 64/CT-TTg về việc tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân nhằm giải quyết kịp thời tình trạng khiếu nại, tố cáo nói chung. Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo năm 1991 ra đời, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những bước chuyển biến mới và thu được những kết quả nhất định. Nhưng do tác động của nhiều yếu tố, tình hình khiếu nại có chiều hướng gia tăng và diễn biến biến phức tạp. Thanh tra Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, bộ, ngành xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo có tính chất phức tạp nhằm đảm bảo cho khiếu nại, tố cáo của công dân được giải quyết kịp thời, đúng luật. Năm 1992 Nhà nước ban hành Hiến pháp mới, thay thế Hiến pháp năm 1980. Tại Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định: Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn luật định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân được kịp thời xử lý ngiêm minh. Người bị hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác [13]. Một lần nữa, quyền khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tiếp tục được khẳng định và hoàn thiện hơn so với các bản Hiến pháp trước đó theo hướng quyền đi đôi với trách nhiệm; việc xem xét và giải quyết khiếu nại không những khách quan đúng luật mà phải 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 309 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 210 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 347 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 94 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 112 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 63 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 105 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 263 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn