intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về nhà nước và pháp luật, nghiên cứu và đánh giá vấn đề quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm bảo vệ và bảo đảm các quyền của người khuyết tật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt phan thanh minh quyÒn cña ng-êi khuyÕt tËt nh×n tõ gãc ®é lÞch sö, v¨n hãa, ph¸p lý vµ thùc tiÔn luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2011
  2. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt phan thanh minh quyÒn cña ng-êi khuyÕt tËt nh×n tõ gãc ®é lÞch sö, v¨n hãa, ph¸p lý vµ thùc tiÔn Chuyªn ngµnh : Lý luËn vµ lÞch sö nhµ n-íc vµ ph¸p luËt M· sè : 60 38 01 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TS Hoµng ThÞ Kim QuÕ Hµ néi - 2011
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI 6 KHUYẾT TẬT 1.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách về quyền của người 6 khuyết tật 1.1.1. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về 6 quyền của người khuyết tật 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ, giúp đỡ người khuyết tật 10 1.1.3. Bảo vệ, bảo đảm quyền lợi của người khuyết tật trong Bộ 13 luật Hồng Đức 1.2. Những quan điểm cơ bản trong tư tưởng văn hóa về quyền 16 của người khuyết tật 1.3. Tổng quan hệ thống pháp luật về người khuyết tật 22 1.3.1. Khái niệm người khuyết tật 22 1.3.2. Ảnh hưởng của khuyết tật đối với hoạt động của con người 23 1.3.3. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm các quyền của 23 người khuyết tật 1.3.3.1. Pháp luật về người khuyết tật sẽ góp phần vào việc xóa bỏ 23 mọi hình thức phân biệt và kỳ thị với người khuyết tật 1.3.3.2. Pháp luật về người khuyết tật góp phần thay đổi cách nhìn 24 nhận của xã hội đối với người khuyết tật và gia đình họ
  4. 1.3.3.3. Pháp luật về người khuyết tật góp phần vào việc làm rõ 24 những đặc thù riêng về người khuyết tật ở nước ta 1.3.4. Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người khuyết tật 25 1.3.4.1. Tổng quan pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người 26 khuyết tật 1.3.4.2. Nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền của người 26 khuyết tật 1.3.4.3. Ý nghĩa sự ra đời của Công ước quốc tế về quyền của người 26 khuyết tật 1.4. Điều chỉnh pháp luật về người khuyết tật và quyền của 27 người khuyết tật 1.4.1. Điều chỉnh pháp luật về người khuyết tật 27 1.4.2. Quyền cơ bản của người khuyết tật 30 1.4.2.1. Quyền chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng 32 1.4.2.2. Quyền về giáo dục 32 1.4.2.3. Quyền về dạy nghề và việc làm 32 1.4.2.4. Quyền về văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch 32 1.4.2.5. Quyền tiếp cận xây dựng, công trình công cộng, phương tiện 33 giao thông, thông tin và truyền thông 1.4.2.6. Quyền được bảo trợ xã hội 33 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP 34 LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 2.1. Thực trạng pháp luật về quyền của người khuyết tật 34 2.1.1. Pháp luật quốc tế về quyền của người khuyết tật 34 2.1.1.1. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật 34 2.1.1.2. Chương trình hành động ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 38 2.1.1.3. Đối với các quốc gia trên thế giới 40
  5. 2.1.2. Pháp luật Việt Nam về quyền của người khuyết tật 42 2.1.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn 42 2.1.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức 49 2.2. Thực thi pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam 51 2.2.1. Tình hình thực tế về người khuyết tật 51 2.2.2. Đánh giá việc thực thi pháp luật về quyền của người khuyết tật 56 2.2.2.1. Chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nuôi dưỡng 56 2.2.2.2. Học văn hóa đối với người khuyết tật 60 2.2.2.3. Học nghề và tạo việc làm của người khuyết tật 61 2.2.2.4. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và sử dụng các công 65 trình công cộng 2.2.2.5. Các hoạt động khác 67 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quá trình xây dựng và tổ chức thực 68 hiện pháp luật, chính sách trợ giúp người khuyết tật 2.3.1. Kinh nghiệm từ Công ước về quyền của người khuyết tật 68 2.3.1.1. Phương pháp tiếp cận 68 2.3.1.2. Phạm vi đối tượng 69 2.3.1.3. Các chính sách hỗ trợ 69 2.3.1.4. Phát triển phúc lợi và các dịch vụ cần thiết 69 2.3.1.5. Trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức 70 2.3.1.6. Sự tham gia giám sát 71 2.3.1.7. Các vấn đề được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế của 71 Việt Nam 2.3.2. Kinh nghiệm từ pháp luật một số quốc gia 71 2.3.2.1. Luật cơ bản về người khuyết tật Nhật Bản 71 2.3.2.2 Luật về người khuyết tật của Malaysia 75
  6. 2.3.2.3. Kinh nghiệm từ Luật bảo vệ người khuyết tật của Trung Quốc 81 2.3.2.4 Các Đạo luật về người khuyết tật của Mỹ 84 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 86 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ BẢO ĐẢM 88 QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 3.1. Quan điểm cơ bản về bảo vệ và bảo đảm quyền của người 88 khuyết tật 3.2. Bảo vệ và bảo đảm quyền của người khuyết tật trong điều 90 kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam 3.3. Một số giải pháp về bảo vệ và bảo đảm quyền của người 93 khuyết tật 3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của 93 xã hội về quyền của người khuyết tật 3.3.2. Xây dựng ý thức đạo đức, ý thức pháp luật trong việc bảo vệ 94 và bảo đảm quyền của người khuyết tật 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về người khuyết tật 94 3.3.4. Đẩy mạnh phòng ngừa khuyết tật 96 3.3.5. Tăng cường cơ chế thực thi và giám sát, đánh giá việc thực 97 hiện các quyền của người khuyết tật KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
  7. Danh môc c¸c b¶ng Sè hiÖu Tªn b¶ng Trang b¶ng 1.1 Quan điểm của cộng đồng về người khuyết tật 20
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại một buổi Hội thảo chuyên đề về người khuyết tật được tổ chức cách đây không lâu tại Hà Nội, một đại biểu đã chia sẻ: cuộc sống chúng ta từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người khuyết tật… Theo số liệu của Liên hợp quốc (UN), hiện nay trên toàn cầu có hơn 600 triệu người khuyết tật và cuộc sống hằng ngày của 25% dân số toàn cầu có liên quan với người khuyết tật ở mặt này hay mặt khác. Hiện nay cả nước có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật chiếm 6,34% dân số (theo số liệu của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội) trong đó có gần 1,5 triệu người khuyết tật nặng, thường xuyên cần được xã hội giúp đỡ. Còn theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) người khuyết tật Việt Nam chiếm khoảng 10% dân số. Thật vậy, ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong bất kỳ thời đại nào người khuyết tật vẫn luôn chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng dân số của một quốc gia. Các báo cáo nghiên cứu đã đưa ra các con số rất khác nhau và đa dạng về tỷ lệ khuyết tật. Theo Wikipedia.com, thống kê không đầy đủ chỉ ra rằng có khoảng 10% người khuyết tật tương đương với 650 triệu người (khảo sát năm 2007). Ở Việt Nam các báo cáo thay đổi từ 5% đến 15% Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao. Nếu trước đây con người chỉ cần "ăn no, mặc ấm" thì nay phải "ăn ngon, mặc đẹp". Song song đó là vấn đề quyền con người luôn được đặt vào vị trí trọng tâm, là vấn đề nóng trên các bàn nghị sự và cũng là một trong những tiêu chí cho sự phát triển của mỗi quốc gia. 1
  9. "Người khuyết tật" là những người nằm trong nhóm những người yếu thế của xã hội. Chính vì thế, họ là những đối tượng luôn dành được sự quan tâm của tất cả các quốc gia, dân tộc đặc biệt trên bình diện quyền. Cùng với quyền con người, vấn đề quyền của người khuyết tật cũng đang thu hút sự chú ý của các chuyên gia nghiên cứu nói riêng và toàn xã hội nói chung, nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của người khuyết tật trong xã hội, tạo cho họ cuộc sống tốt hơn - bình thường như bao con người bình thường trong xã hội - đồng thời xây dựng cơ chế phòng ngừa khuyết tật và hỗ trợ tích cực để thực thi các quyền của người khuyết tật. Từ tình hình trên tôi lựa chọn "Quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện hơn những vấn đề về quyền của người khuyết tật ở nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về quyền của người khuyết tật là một đề tài khá mới mẻ trên cả bình diện lý thuyết và thực tiễn. Đã có một số công trình khoa học liên quan đến vấn đề này, cụ thể: - Đề tài "Các biện pháp tổ chức giáo dục hòa nhập giúp trẻ em khuyết tật thính giác vào lớp 1", Luận án Tiến sĩ giáo dục học, của Nguyễn Thị Hoàng Yến. - Đề tài "Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay", Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Báo, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia. - Báo cáo kết quả thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật và đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2006 - 2010, của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2008. - Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp phụ nữ khuyết tật năm 2008, của Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 2
  10. - Báo cáo thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật trong dạy nghề, học nghề năm 2008, của Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Báo cáo thực hiện các chính sách về việc làm cho người khuyết tật- nhìn từ góc độ luật pháp. Tham luận khoa học của Cục việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2008 tại Hội thảo về chính sách việc làm đối với người khuyết tật. - Tổng kết tình hình thực hiện quyết định của Thủ tướng năm 2005 về thực hiện hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2005 - 2010 do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội xây dựng năm 2009. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó chưa làm rõ quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn. Hầu hết các công trình đều chủ yếu tiếp cận từ góc độ pháp luật mà chưa có cái nhìn tổng thể về quyền của người khuyết tật trên tất cả các khía cạnh. Do vậy, có thể nói rằng đề tài "Quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn" là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối toàn diện về quyền của người khuyết tật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về nhà nước và pháp luật, nghiên cứu và đánh giá vấn đề quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm bảo vệ và bảo đảm các quyền của người khuyết tật. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau đây: 3
  11. - Phân tích những luận cứ khoa học về quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn. - Đánh giá đúng đắn, toàn diện về quyền của người khuyết tật từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và việc thực thi quyền của người khuyết tật, thuận lợi và khó khăn; - Đưa ra các khuyến nghị để bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền của người khuyết tật trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Quyền của người khuyết tật là một vấn đề tương đối rộng, do vậy trong phạm vi luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về "quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn" và đi sâu vào phân tích khía cạnh pháp lý và thực tiễn về quyền của người khuyết tật. 5. Đóng góp khoa học của đề tài Luận văn là một trong những công trình đầu tiên ở trong nước nghiên cứu có hệ thống về quyền của người khuyết tật và có những đóng góp mới sau đây: - Làm sáng tỏ một số vấn đề chung về quyền của người khuyết tật. - Đánh giá có hệ thống và khái quát thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về quyền của người khuyết tật. - Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản góp phần bảo vệ, bảo đảm và thực hiện quyền của người khuyết tật ở Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật. Đề tài được thực hiện bởi các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để xử lý tài liệu thu thập, so sánh và minh họa bằng biểu đồ, sơ đồ, tham khảo tài liệu trong và ngoài nước. 4
  12. 7. Kết cấu cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: một số vấn đề chung về quyền của người khuyết tật. Chương 2: thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về quyền của người khuyết tật. Chương 3: đề xuất một số giải pháp tăng cường bảo vệ và bảo đảm quyền của người khuyết tật. 5
  13. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 1.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách về quyền của người khuyết tật 1.1.1. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền của người khuyết tật Trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, người khuyết tật luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội chăm sóc và giúp đỡ. Đại hội Đảng lần thứ VI chỉ rõ: Từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối với toàn dân, theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", mở rộng và phát triển sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội [52]. Quan điểm của Đảng nêu trên đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng đến các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người khuyết tật. Tiếp theo đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6/1991) đã cũng chỉ rõ: "Không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội. Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi" [53]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh: "Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật" và "tiến tới xây dựng luật về bảo trợ người tàn tật" [54]. 6
  14. Việc ban hành Dự án Luật nhằm cụ thể hóa cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, từng bước luật pháp hóa các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và các chính sách liên quan đến người khuyết tật, tạo môi trường pháp lý, điều kiện và cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với người khuyết tật [54]. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: Mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 là: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế [55]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã nêu quan điểm xây dựng Luật Người tàn tật là phải thể hiện rõ truyền thống thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách của người Việt Nam; phải thể chế hóa được tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người tàn tật; làm rõ quyền và trách nhiệm của người tàn tật, tạo điều kiện để họ phát huy khả năng tàn nhưng không phế, có chế tài kèm theo; làm rõ chức năng quản lý của Nhà nước về người tàn tật; xã hội hóa việc chăm sóc, trợ giúp người tàn tật. Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 đều khẳng định người khuyết tật là công dân, thành viên của xã hội, có quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân, được chung hưởng thành quả xã hội. Vì khuyết tật, người khuyết tật có quyền được xã hội trợ giúp để thực hiện quyền bình đẳng và tham gia tích cực vào đời sống xã hội, đồng thời vì khuyết tật họ được miễn trừ một số nghĩa vụ công dân. Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung 7
  15. theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa 10, kỳ họp thứ 10 quy định: "Người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ" [66, Điều 67]; "Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học nghề phù hợp" [66, Điều 59]. Đồng thời khẳng định mọi thành viên, bao gồm cả người khuyết tật đều được nhà nước bảo đảm quyền công dân như nhau và đều được hưởng các thành quả chung của sự phát triển xã hội. Ngày 09 tháng 01 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/2006/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người tàn tật, theo đó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho các Bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật, trong đó giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất biện pháp sửa đổi, bổ sung hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung các chính sách đối với người tàn tật. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án hỗ trợ người tàn tật giai đoạn 2006-2010; tổ chức thực hiện Đề án sau khi được phê duyệt [40]. Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/10/2006 về phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010. Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh về Người tàn tật. Pháp lệnh gồm có 35 điều, 8 chương. Với quan điểm chỉ đạo Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Người tàn tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp chăm 8
  16. sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Pháp lệnh đã quy định nội dung, nguyên tắc, tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm các cơ quan, tổ chức và chính quyền các cấp đảm người tàn tật thực hiện các quyền và trách nhiệm của người tàn tật và sống hòa nhập cộng đồng xã hội; gia đình người tàn tật thực hiện các trách nhiệm bảo vệ, nuôi dưỡng chăm sóc giúp đỡ người khuyết tật của gia đình; Nhà nước và xã hội đối thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với người tàn tật trên các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng, học văn hóa, học nghề và việc làm, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và sử dụng công trình công cộng… đối với người tàn tật. Sự ra đời của Pháp lệnh về người tàn tật đã góp phần vào cải thiện đời sống của người khuyết tật, đồng thời có nhiều thay đổi tích cực về mặt kinh tế, xã hội. Pháp lệnh cũng là cơ sở pháp lý, nguyên tắc để Chính phủ, các Bộ, ngành đưa cá vấn đề liên quan đến người khuyết tật vào các Luật chuyên ngành để trình quốc hội thông qua, đồng thời xây dựng và ban hành các chính sách, chương trình, dự án đề án trợ giúp người tàn tật hòa nhập cộng đồng, tổ chức huy động nguồn lực quốc tế, trong nước trợ giúp người tàn tật có hiệu quả. Để người khuyết tật được hưởng đầy đủ và bình đẳng các quyền con người, quyền tự do cơ bản mang tính toàn cầu và tạo điều kiện tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; đồng thời xây dựng xã hội không rào cản, theo cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện Thập kỷ lần thứ II về người khuyết tật và yêu cầu hội nhập, cần nghiên cứu xây dựng luật để thay thế Pháp lệnh về người tàn tật. Do vậy, tại kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII đã thông qua Luật người khuyết tật, góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách dành cho người khuyết tật. Trong những năm qua, chính sách của Đảng và Nhà nước về người khuyết tật được thể chế hóa trong các quy phạm pháp luật, đã tạo ra khung 9
  17. pháp lý về quyền của người khuyết tật, trách nhiệm của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương trong việc bảo đảm các quyền của người khuyết tật. Tuy nhiên theo đánh giá về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về người khuyết tật còn có nhiều tồn tại nhất định, cụ thể: Thứ nhất, hệ thống các văn bản chưa đồng bộ, chưa quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ, còn chưa tiếp cận được với các yêu cầu của Công ước quốc tế về người tàn tật, chưa dựa trên nhu cầu thực tế của người khuyết tật trong xã hội. Thứ hai, quy định về các chính sách hỗ trợ người khuyết tật về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, tiếp cận các công trình công cộng chưa phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật, đã tạo ra sự phân biệt đối xử cho người khuyết tật với người khác. Điều đó, đã làm cho người khuyết tật tự mình tách biệt ra khỏi cộng đồng bởi tâm lý tự ti, xấu hổ. Thứ ba, công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các vấn đề về người khuyết tật, về hoạt động của các cơ quan, các tổ chức liên quan đến người khuyết tật. Dẫn đến, hoạt động không hiệu quả, không triệt để, rộng khắp đến những người khuyết tật. Thứ tư, chưa có chính sách hoàn chỉnh về xã hội hóa việc trợ giúp người khuyết tật, vì thế chưa huy động được nguồn lực lớn mạnh trong xã hội, chưa tạo được mối quan tâm của xã hội. 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ, giúp đỡ người khuyết tật Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái là những nét hết sức đặc sắc. Hồ Chủ tịch thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Ngay từ năm 1947, trong khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, người đã 10
  18. nói đến đời sống mới của một người, một nhà, một làng và khắp cả nước. Người nhắc đến tục ngữ "lá lành đùm lá rách", "đói cho sạch rách cho thơm". Và, nếu một mình no ấm mà nỡ để đồng bào xung quanh đói rét…, thì dù giàu cũng không hưởng được. Người nói: Cách cư xử đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ những đối tượng yếu thế, trong đó có người tàn tật, khuyết tật. Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật. Theo người con người sống với nhau phải có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân. Giúp đỡ những người yếu thế, bất hạnh để họ có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tình yêu thương con người của Bác Hồ nói chung và tấm lòng của người đối với người khuyết tật nói riêng là rất cụ thể, từ việc to như lo giải phóng cho con người, khuyến khích: "phần tốt ở mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi", "thương binh tàn nhưng không phế", đến việc chăm lo từng con người cụ thể, không chỉ: Lụa tặng cụ già, sữa tặng bà mẹ sinh ba, mà là từng bát cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm để an cư, lạc nghiệp đến tương cà mắm muối hàng ngày cho nhân dân. Bác lo cho cả dân tộc và chăm lo cho từng chiến sĩ bảo vệ, phục vụ quanh Người. Theo Bác: Yêu thương con người là phải tôn trọng, quý trọng con người. Bác đánh giá cao vai trò của nhân dân: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân". Bác tôn trọng từ các nhà khoa học, các bậc hiền tài cho tới những người lao công quét rác, bởi theo Bác, từ Chủ tịch nước tới người lao động bình thường, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đều được coi trọng, đều vẻ vang như nhau. Theo Bác, yêu thương con người là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Năm 1968, khi làm việc với cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương về việc xuất bản sách "Người tốt, việc tốt", nhằm tuyên truyền sâu rộng những gương điển 11
  19. hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong ứng xử giữa những con người, Bác Hồ đã nhắc nhở: "Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được" [59]. "Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta…." [59]. Với Bác, con người dù giàu hay nghèo, sang hèn, tàn tật hay không, trừ những người làm tay sai cho giặc, còn lại đều là đồng bào ta. Người nói, "chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỉ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với những người khác thì ta phải yêu quí, kính trọng, giúp đỡ" [59]. Người cũng trực tiếp đến thăm hỏi ân cần, động viên và giúp đỡ từng gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh. Người luôn nhấn mạnh "thương binh tàn nhưng không phế" và khuyến khích họ vươn lên trong cuộc sống. Hồ Chí Minh thường phê phán, châm biếm thói đời nịnh hót người trên, xem khinh người dưới. Còn chính Người rất yêu thương con người, mà tình thương yêu sâu sắc nhất lại là dành cho những người bị áp bức, đau khổ nhất trong xã hội. Họ chiếm số đông trong dân ta cũng như trong các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới. Không phải chỉ là lòng thương xót, mà còn là ý chí quyết tâm bênh vực, giải phóng họ. Nên ngay từ thời thanh niên sôi nổi, Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm đứng lên tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với những người cùng khổ ở nước ta, cũng như trên thế giới và đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Khi nước nhà giành được độc lập, trước hết quan tâm đến nhân dân, Người khẳng định: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh 12
  20. phúc tự do, thì độc lập ấy cũng chẳng có nghĩa lý gì" [59]. Nên ham muốn tột bậc của cả đời Người là phấn đấu sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Từ khi bắt đầu biết nhận thức về cuộc sống cho đến khi trút hơi thở cuối cùng trái tim Bác luôn thổn thức với niềm đau, nỗi khổ của con người. Trước lúc vĩnh viễn đi xa, trong Di chúc, Người viết: "Đầu tiên là vấn đề con người". Lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh không phải là lòng thương hại của "bề trên" nhìn xuống, cũng không phải là sự động lòng trắc ẩn của người "đứng ngoài" trông vào, mà là sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ. Vậy nên, Hồ Chí Minh không đứng ở trên cao nhìn xuống ban ơn, không đứng ở bên ngoài thông cảm, mà đứng ở trong lòng nhân dân, trong lòng nhân loại, đập cùng một nhịp tim, chia cùng một sức sống, mang cùng một hơi thở… với nhân dân, với dân tộc và nhân loại. Tình yêu thương của Người là tình yêu thương của người trong cuộc. Ở Hồ Chí Minh, lòng yêu thương con người luôn gắn chặt với niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh, phẩm giá, khả năng vươn lên chân, thiện, mỹ của con người. Tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh không chỉ thấm đậm trong các chủ trương chính sách phát triển kinh tế văn hóa xã hội của Người khi đứng đầu Đảng, Nhà nước ta, mà còn thấm sâu trong phong cách làm việc và lối sống hàng ngày của Người. Người dành tình yêu thương, sự quan tâm đặc biệt của mình cho các em nhỏ, các cụ già, những người tàn tật. Sự quan tâm, chăm sóc của Bác không phải bột phát, nó cứ thường xuyên, tự nhiên như chính một thành tố cố hữu tạo nên tính cách một con người. Ở Bác có cả một biển cả tình yêu bao la không bao giờ cạn. 1.1.3. Bảo vệ, bảo đảm quyền lợi của người khuyết tật trong Bộ luật Hồng Đức Chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử - nhân học, mà hạt nhân là chữ hiếu - là quan hệ huyết thống tự nhiên của con người, quan hệ huyết thống tự 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2