intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam - Pháp luật và thực tiễn

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

48
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm và thông lệ quốc tế về sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; đánh giá thực trạng sở hữu chéo tại Việt Nam, đồng thời xem xét một cách hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng để xác định được tính phù hợp, kịp thời giữa quy định pháp luật với thực tiễn sở hữu chéo. Thông qua đó, đề tài đưa ra những khuyến nghị về điều chỉnh pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát các tổ chức tài chính tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam - Pháp luật và thực tiễn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM HẢI VÂN SỞ HỮU CHÉO TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM HẢI VÂN SỞ HỮU CHÉO TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ TRÍ HẢO TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Hải Vân – mã số học viên: 7701240710A, là học viên lớp Cao học Luật Kinh tế Khóa 24 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng: Pháp luật và Thực tiễn” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Phạm Hải Vân
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 3 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 7 4.1 Mục đích nghiên cứu:............................................................................................ 7 4.2 Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................... 7 4.3 Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................. 7 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết ................................ 7 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ................................................ 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG..................................................... 9 1.1 Khái quát chung về sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng ............................................................................................................................ 9 1.1.1 Khái luận chung về sở hữu chéo ........................................................................ 9 1.1.2 Khái luận chung về sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng ........................................................................................................................... 10 1.2 Phân loại sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng ............. 12 1.2.1 Theo mức độ phức tạp của mạng lưới sở hữu chéo ......................................... 15 1.2.1.1 Sở hữu chéo đơn giản .................................................................................... 15 1.2.1.2 Sở hữu chéo theo đường thẳng ..................................................................... 16
  5. 1.2.1.3 Sở hữu chéo mô hình tuần hoàn .................................................................... 16 1.2.1.4 Sở hữu chéo theo mô hình tuần hoàn phức tạp ............................................. 16 1.2.1.5 Sở hữu chéo theo mô hình tam giác .............................................................. 17 1.2.1.6 Sở hữu chéo theo mô hình tam giác phức tạp ............................................... 17 1.2.2 Theo vai trò của doanh nghiệp tài chính ngân hàng trong mạng lưới sở hữu chéo ............................................................................................................................ 18 1.2.2.1 Nhóm mạng lưới sở hữu chéo mà ngân hàng không ở vị trí trung tâm ........ 18 1.2.2.2 Nhóm mạng lưới sở hữu chéo có ngân hàng trung tâm ................................ 18 1.3 Tác động của sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng ...... 20 1.3.1 Những tác động tích cực của sở hữu chéo ....................................................... 20 1.3.1.1 Có thể tạo ra sự ổn định tài chính cho doanh nghiệp ................................... 20 1.3.1.2 Hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng ................................................... 21 1.3.1.3 Khai thác lợi thế giữa các bên ...................................................................... 21 1.3.1.4 Tạo động cơ phân công sản xuất .................................................................. 21 1.3.1.5 Giảm thiểu sự thâu tóm thù địch ................................................................... 21 1.3.1.6 Giảm chi phí sử dụng vốn ............................................................................. 22 1.3.2 Một số tác động tiêu cực của sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng ........................................................................................................................... 23 1.3.2.1 Có thể tạo ra các giao dịch nội bộ ................................................................ 23 1.3.2.2 Có khả năng gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát ...................................... 24 1.3.2.3 Tạo ra tình trạng không minh bạch về thông tin........................................... 25 1.3.2.4 Có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường quản trị doanh nghiệp ............. 25 1.3.2.5 Tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau, hạn chế cạnh tranh ...................................... 25 1.3.2.6 Tạo ra rủi ro dây chuyền và hệ thống ........................................................... 25 1.3.2.7 Có thể tạo ra tình trạng vốn ảo ..................................................................... 26 1.3.2.8 Ảnh hưởng đến quyền của cổ đông nhỏ ........................................................ 27 1.3.2.9 Có thể làm mất tính ổn định của thị trường .................................................. 27 1.4 Pháp luật về sở hữu chéo tại một số quốc gia trên thế giới ........................... 28 1.4.1 Sở hữu chéo tại Nhật Bản ................................................................................ 28
  6. 1.4.1.1 Lịch sử phát triển .......................................................................................... 28 1.4.1.2 Các khuôn khổ pháp lý kiểm soát sở hữu chéo ............................................. 31 1.4.2 Sở hữu chéo tại Đức ......................................................................................... 32 1.4.2.1 Lịch sử phát triển của sở hữu chéo ............................................................... 32 1.4.2.2 Các khuôn khổ pháp lý kiểm soát sở hữu chéo ............................................. 35 Kết luận của Chương 1 ........................................................................................... 36 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM, THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN........................................................ 37 2.1 Thực tiễn sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng tại Việt Nam........................................................................................................................... 37 2.1.1 Sở hữu chéo giữa Ngân hàng thương mại Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ........................................................................................................................... 39 2.1.2 Sở hữu chéo giữa các Ngân hàng thương mại cổ phần .................................... 40 2.1.3 Sở hữu chéo giữa các ngân hàng và doanh nghiệp .......................................... 42 2.1.4 Đánh giá về thực trạng sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng ............................................................................................................................ 45 2.2 Pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng .......................................................................................................................... 47 2.2.1 Các quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam .......................................................................................... 47 2.2.1.1 Quy định giải thích nội hàm của thuật ngữ “góp vốn”, “mua cổ phần” ..... 50 2.2.1.2 Quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng............... 50 2.2.1.3 Quy định giới hạn việc góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng tại các tổ chức, doanh nghiệp ............................................................................................... 52 2.2.1.4 Giới hạn tỷ lệ phần vốn góp của các tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng .................................................................................................................... 54 2.2.1.5 Các quy định về hạn chế cấp tín dụng đối với tổ chức tín dụng ................... 56 2.2.1.6 Quy định về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu ......................................................... 58
  7. 2.2.1.7 Quy định về người có liên quan .................................................................... 59 2.2.2 Hệ thống pháp luật doanh nghiệp, chứng khoán .............................................. 62 2.2.3 Đánh giá thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng .................................................................................................................. 71 2.3 Một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng......................................................................... 72 2.3.1 Điều chỉnh quy định liên quan đến vốn điều lệ tối thiểu ................................. 73 2.3.2 Điều chỉnh quy định về người có liên quan ..................................................... 74 2.3.3 Điều chỉnh quy định về minh bạch và công bố thông tin ................................ 74 2.3.4 Khống chế tỷ lệ sở hữu .................................................................................... 75 2.3.5 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng.. 76 Kết luận Chương 2 .................................................................................................. 77 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM PHỤ LỤC 2 VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004 - 2011 ‘
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Bảo Việt: Tập đoàn tài chính – bảo hiểm Bảo Việt Doji: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam FPT: Công ty cổ phần FPT Geleximco: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội M&A: Mua bán và Sáp nhập Masan: Công ty cổ phần Tập đoàn Masan OECD: tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development) Petrolimex: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam PV Gas: Tổng công ty Khí Việt Nam PVN: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam T&T: Công ty cổ phần Tập đoàn T&T TCTD: Tổ chức tín dụng Viettel: Tập đoàn Viễn thông Quân đội Vinacomin: Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Vinatex: Tập đoàn Dệt may Việt Nam VNPT: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VOF: Quỹ đầu tư VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Ltd.
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Một trong những phương thức thâu tóm thù địch thông qua sở hữu chéo ngân hàng đã được sử dụng ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. ........................... 22 Hình 1.2: Cấu trúc sở hữu trong các ngân hàng Nhật Bản ....................................... 30 Hình 1.3: Một trong những mạng lưới sở hữu chéo ngân hàng tại Đức ................... 33 Hình 2.1: Sở hữu chéo giữa ngân hàng thương mại nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ........................................................................................................................... 40 Hình 2.2: Mô hình sở hữu chéo giữa các ngân hàng................................................. 42 Hình 2.3: Mô hình sở hữu chéo giữa doanh nghiệp và ngân hàng ........................... 43 Hình 2.4: Tình hình sở hữu chéo giữa các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam: . 44 Hình 2.5: Mô hình sở hữu chéo ngân hàng với việc cho vay liên ngân hàng và uỷ thác đầu tư ......................................................................................................................... 58
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Sở hữu chéo đang được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những tiêu cực trong hệ thống tài chính ngân hàng trong thời gian vừa qua như nợ xấu, vốn ảo… Luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo như nguyên nhân, những mặt tích cực lẫn tiêu cực của sở hữu chéo, đồng thời nghiên cứu sự tương thích của quy định pháp luật tại Việt Nam trong việc điều chỉnh sở hữu chéo. Bên cạnh đó, Luận văn tìm hiểu về kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc kiểm soát và điều chỉnh sở hữu chéo, từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu cho việc kiểm soát sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nhằm tạo ra hoạt động ngân hàng minh bạch, an toàn, hạn chế những mặt có hại, khuyến khích những mặt có lợi để hệ thống ngân hàng phục vụ quyền lợi của đại chúng. Với định hướng nêu trên, Luận văn nghiên cứu để giải quyết các vấn đề cụ thể sau: Phân tích nội hàm của thuật ngữ sở hữu chéo, từ đó chỉ ra những trường hợp nào được xem là sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng. Hiện nay quan điểm về sở hữu chéo vẫn còn các ý kiến khác nhau, Luận văn hướng đến việc tạo ra một quan điểm thống nhất và đầy đủ về sở hữu chéo. Phân tích các trường hợp sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng, từ đó chỉ ra các ưu điểm, khuyết điểm tương ứng với các trường hợp sở hữu chéo này. Phân tích tính phù hợp và đồng bộ của các quy định pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo với thực trạng sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng, từ đó có các đề xuất hoàn thiện pháp luật. Từ khóa: (Tối đa 10 từ khóa) Sở hữu chéo, Ngân hàng thương mại
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường, là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là cầu nối quan trọng giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Với những vai trò trên, việc đảm bảo tính lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng là rất quan trọng vì các lí do: - Mức độ rủi ro trong kinh doanh ngân hàng rất cao, vì các ngân hàng luôn phải đối đầu với hàng loạt rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất…; - Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - là một loại hàng hóa đặc biệt. Đặc điểm của tiền tệ là rất nhạy cảm và dễ bị tác động ảnh hưởng bởi những biến động, những thay đổi của các yếu tố môi trường kinh tế; - Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn đi vay dưới hình thức tiền gửi – là nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, do đó tính ổn định tương đối thấp; - Sử dụng vốn chủ yếu bằng hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân, hoặc đầu tư vào các tài sản chính. Đây là những hoạt động chính tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho mỗi ngân hàng, nhưng mức độ rủi ro của nghiệp vụ này rất cao. Tuy nhiên, một vấn đề rất đáng quan ngại hiện nay là tình trạng sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính - ngân hàng đã bộc lộ nhiều vấn đề tạo ra rủi ro cho sự an toàn của hệ thống. Sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bên cạnh một số yếu tố tích cực nhất định, thì đang được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các vấn đề tiêu cực như nợ xấu, thiếu minh bạch khi cấp tín dụng, là công cụ phục vụ cho các thương vụ thâu tóm ngân hàng… Hàng loạt các sự kiện liên quan đến ngành tài chính ngân hàng trong những năm vừa qua, như trường hợp Ngân hàng Phương Nam, vốn được nhận định là khá nhỏ bé, lại
  12. 2 có thể “thôn tính” một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), hay các vấn đề liên quan đến hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án “bầu Kiên”… cho thấy tầm quan trọng và cấp thiết của việc xem xét, đánh giá lại, điều chỉnh lại hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vốn đã không còn phù hợp với thực tiễn. Bản thân Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đang rất nỗ lực đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng, trong đó có việc giải quyết và kiểm soát tình trạng sở hữu chéo, giúp các ngân hàng quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, tình trạng sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng vẫn chưa được giải quyết hiệu quả, cũng như chưa có cơ chế để ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả tình trạng sở hữu chéo sẽ xảy ra. Do đó, việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là rất quan trọng, vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam: Pháp luật và Thực tiễn” để thực hiện nghiên cứu. 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu Cốt lõi của đề tài cần nghiên cứu làm rõ ba câu hỏi sau: - Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Như thế nào là sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng? Giả thuyết nghiên cứu: chưa có quan điểm thống nhất về nội hàm của thuật ngữ sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra cách hiểu chính xác về sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng. - Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Ở Việt Nam sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng tồn tại và ảnh hưởng như thế nào? + Giả thuyết nghiên cứu: Có tình trạng sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng tại Việt Nam, mức độ ngày càng mạnh mẽ nhưng không minh bạch, để tại những hậu quả tiêu cực đối với doanh nghiệp, kinh tế, xã hội. + Dự kiến kết quả nghiên cứu: Rà soát, đánh giá mức độ của sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng tại Việt Nam.
  13. 3 - Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Những giải pháp nào có thể đem lại hiệu quả cho việc điều chỉnh hoạt động sở hữu chéo cổ phần tại Việt Nam? + Giả thuyết nghiên cứu: Hoàn thiện pháp luật về sở hữu chéo và đảm bảo thiết chế thực thi pháp luật về vấn đề này. + Dự kiến kết quả nghiên cứu: (i) Đề xuất xoá bỏ những quy định pháp luật không phù hợp; sửa đổi, bổ sung một số quy định chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, minh bạch; và (ii) hoàn thiện cơ quan quản lý, tăng cường năng lực, văn hoá doanh nghiệp, thay đổi thái độ con người để tôn trọng pháp luật và thực thi pháp luật về sở hữu chéo cổ phần được hiệu quả. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp nói chung, và sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng không phải là vấn đề quá mới trong ngành khoa học pháp lý và kinh tế học. Từ năm 2008, tại Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. - Đối với công trình nghiên cứu là Luận văn, hiện nay có công trình Luận văn Thạc sỹ Luật năm 2014 “Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Vũ Thị Đào, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đưa ra khái niệm, phân loại sở hữu chéo; xác định các nguyên nhân hình thành sở hữu chéo, mặt tích cực và tiêu cực của sở hữu chéo; đồng thời giới thiệu kinh nghiệm của Nhật Bản, Đức; tìm hiểu thực trạng sở hữu chéo ở Việt Nam, các quy định pháp luật về sở hữu chéo, một số định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo. Tuy nhiên, vẫn còn một số khía cạnh Luận văn chưa đề cập hoặc chưa tập trung nghiên cứu sâu. - Ngoài ra, phân tích về khía cạnh kinh tế của sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, còn có Luận văn Thạc sỹ kinh tế năm 2012 “Tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại” của Nguyễn Đức Mậu, Trường Đại học kinh tế TP. HCM. - Luận văn Thạc sỹ kinh tế năm 2014 “Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” của Hoàng Thị Khánh Hội, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM;
  14. 4 Luận văn Thạc sỹ kinh tế năm 2014 của Nguyễn Thị Quỳnh Diễm, Trường Đại học kinh tế TP. HCM, “Sở hữu chéo tác động đến hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Các Luận văn này nhìn chung đều đã đưa ra cách hiểu chung về sở hữu chéo; đánh giá thực trạng và tác động của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, đồng thời đặt ra một số kiến nghị hạn chế sở hữu chéo. Tuy nhiên, do các Luận văn này nhìn nhận sở hữu chéo dưới góc độ kinh tế, nên các giải pháp pháp lý đưa ra chỉ mang tính chất bao quát và nói chung. Ngược lại với sự ít ỏi ở các công trình luận văn, các công trình nghiên cứu là các bài viết trên tạp chí lại rất phong phú và đa dạng, trong đó có thể kể đến các công trình liên quan trực tiếp đến Luận văn của tác giả như sau: - Bài viết “Nhìn lại vấn đề sở hữu chéo tại một số quốc gia trên thế giới và một số giải pháp đối với Việt Nam” của tác giả Đào Quốc Tính đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 21 (2013), trang 18-21. Bài viết điểm qua thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng tại một số quốc gia (Đức và Italia); qua đó, cung cấp cho độc giả một số nhìn nhận thấu đáo về sở hữu chéo. Đồng thời, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát vấn đề sở hữu chéo tại Việt Nam. - Bài viết “Sở hữu chéo ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng – kinh nghiệm của nước Ý” của Thu Hằng đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 23 (2013), trang 61-63. Trong bài viết, tác giả đề cập đến khái niệm của sở hữu chéo, các nguyên nhân cần hạn chế sở hữu chéo. Theo đó, sở hữu chéo có thể gây cản trở đến năng lực cạnh tranh và vì vậy tác động không nhỏ đến sự phân bổ quyền sở hữu tài sản. Ngoài ra, sở hữu chéo trong nhiều trường hợp có liên quan rất lớn đến những người sáng lập chính của ngân hàng mà vì nhiều lý do không thể đảm bảo quản trị ngân hàng hiệu quả. Từ thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Ý, tác giả đã đưa ra một số gợi ý giải pháp xử lý sở hữu chéo. - Bài viết “Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và một số khuyến nghị” của Nguyễn Đức Trung, Phạm Mạnh Hùng đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 12 (2013), trang 13-16. Nội dung bài viết đề cập đến các vấn đề: Cần nhìn nhận sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng là một thuộc tính khách quan và tồn tại
  15. 5 từ lâu ở nhiều nền kinh tế trên thế giới; khái quát tình hình sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam; Một số những đề xuất nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo. - Bài viết “Vấn đề sở hữu chéo trong quá trình giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Hữu Mạnh đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 24-2012, trang 36-39. Bài viết đã điểm qua một số nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng, trong đó có vai trò quan trọng của sở hữu chéo. - Bài viết “Sở hữu chéo: từ các Chaebol Hàn Quốc đến hệ thống ngân hàng Việt Nam” của ThS. Trịnh Thanh Huyền đăng trên Tạp chí Tài chính số 11 (577), 2012, trang 58-60. Theo tác giả, hình thức sở hữu chéo tồn tại khá lâu và mang lại những thành công không nhỏ cho nhiều nước. Tuy nhiên, trên thực tế, sở hữu chéo phức tạp hơn nhiều bởi nó hàm chứa những mối quan hệ chằng chịt và đôi khi rất khó phân tách rạch ròi. Vì vậy, việc nhìn nhận những hạn chế của sở hữu chéo tại các Chaebol Hàn Quốc sẽ cho thấy một số vấn đề trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả phân tích những bất cập do sở hữu chéo gây ra cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và giảm thiểu hạn chế của sở hữu chéo bằng các giải pháp: (i) Luật hóa vấn đề sở hữu chéo, đồng thời, tăng cường vai trò của cơ quan giám sát bởi hiện nay ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán chưa thống nhất về một mối. Giám sát hệ thống ngân hàng phải được thực hiện đồng bộ, bảo đảm sự giám sát thông suốt là rất cần thiết để làm rõ "bức tranh" phức tạp đã hình thành và tìm cách ngăn chặn sự lặp lại sở hữu chéo trong tương lai; (ii) Khống chế tỷ lệ sở hữu tại các tổ chức tài chính tín dụng bởi cá nhân cũng như doanh nghiệp cần phải tính đến cả những sở hữu gián tiếp giữa cá nhân này với các công ty con, Công ty cháu. Mặc dù Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu giữa các ngân hàng với nhau cũng như yêu cầu các tập đoàn nhà nước phải thoái vốn khỏi các tổ chức tín dụng nhưng dường như Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa lường hết mối quan hệ giữa các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp tư nhân; (iii) Cần có cơ chế để các cổ đông có tiếng nói trong giám sát hoạt động của Hội đồng Quản trị và đảm bảo tính độc lập của công tác kiểm toán.
  16. 6 - “Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” của Ủy ban kinh tế của Quốc hội – Nhóm tư vấn Chính sách kinh tế vĩ mô đã phân loại sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thành các nhóm: + Sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại nước ngoài tại các ngân hàng liên doanh. + Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các ngân hàng thương mại, cả nhà nước lẫn cổ phần. + Cổ đông tại các ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ. + Sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước tại các ngân hàng thương mại cổ phần. + Sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại cổ phần. + Sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp dân doanh. + Ngân hàng sở hữu các công ty chứng khoán, đầu tư tài chính, bảo hiểm, bất động sản. Bên cạnh đó, Báo cáo còn đưa ra một số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sở hữu chéo. Tuy nhiên, Báo cáo không đưa ra đề xuất, khuyến nghị để giải quyết sở hữu chéo. - Báo cáo sở hữu chồng chéo giữa các tổ chức tín dụng và Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam: đánh giá và khuyến nghị thể chế (2013) của các tác giả Vũ Thành Tự Anh, Trần Thị Quế Giang, Đinh Công Khải, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Xuân Thành, Đỗ Thiên Anh Tuấn (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) đã nghiên cứu các cấu trúc sở hữu, nêu lên thực trạng sở hữu chồng chéo trong các tổ chức tín dụng và những vấn đề về chính sách. Đồng thời, đưa các khuyến nghị chính sách. Các khuyến nghị này không tập trung vào việc làm thế nào để xóa bỏ sở hữu chéo hệ thống ngân hàng Việt Nam mà nhằm giải quyết vấn đề căn cơ hơn, đó là làm thế nào để cải thiện môi trường thế chế, xóa bỏ những yếu tố cấu thành hay hỗ trợ sở hữu chồng chéo tạo bất lợi cho hệ thống. Các nghiên cứu trên đã cung cấp nhiều thông tin khoa học cần thiết, có giá trị,
  17. 7 làm cơ sở để người viết kế thừa và tiếp thu khi thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, vì phạm vi của các nghiên cứu chủ yếu là các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, báo cáo nội bộ ngành hoặc báo cáo phục vụ mục đích tái cơ cấu ngành tài chính ngân hàng nên các tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu toàn diện và hệ thống, đa số đều dừng ở góc độ nghiệp vụ, chưa sâu sắc về khía cạnh pháp lý. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm và thông lệ quốc tế về sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. - Đánh giá thực trạng sở hữu chéo tại Việt Nam, đồng thời xem xét một cách hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng để xác định được tính phù hợp, kịp thời giữa quy định pháp luật với thực tiễn sở hữu chéo. Thông qua đó, đề tài đưa ra những khuyến nghị về điều chỉnh pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát các tổ chức tài chính tại Việt Nam. 4.2 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hệ thống pháp luật về sở hữu chéo đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại Việt Nam. 4.3 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ thu thập số liệu, phân tích, đánh giá, góc nhìn chỉ giới hạn trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng tại Việt Nam từ năm 1990 đến nay. Trong đó, sẽ nghiên cứu cấu trúc sở hữu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, tập trung vào các ngân hàng thương mại cổ phần để phân tích, đánh giá việc thực hiện các quy định hạn chế sở hữu chéo. Đề tài cũng sẽ phân tích các mối quan hệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp để tìm ra được tính chất phức tạp của các quan hệ sở hữu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Từ đó, phát hiện những bất cập của hệ thống pháp luật liên quan. 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết Trong quá trình thực hiện Luận văn, người viết dựa trên cơ sở phương pháp so sánh. Cùng với đó là sự phối hợp giữa các phương pháp định tính, thống kê, tổng
  18. 8 hợp, phân tích, đánh giá, nghiên cứu tình huống để có một cái nhìn khách quan, toàn diện về sở hữu chéo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Những phân tích, đánh giá và kiến nghị trong Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về hoạt động sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp hoạt động trong hệ thống tài chính - ngân hàng, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với việc điều chỉnh hoạt động này. Luận văn cũng có thể giúp các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng, các nhà đầu tư nhận biết về sở hữu chéo để có hướng đầu tư phù hợp với quy định pháp luật. Ngoài ra, Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác pháp luật trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động sở hữu chéo; làm tài liệu tham khảo, học tập, nghiên cứu cho các bạn sinh viên, học viên có nhu cầu quan tâm tìm hiểu.
  19. 9 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 1.1 Khái quát chung về sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính ngân hàng 1.1.1 Khái luận chung về sở hữu chéo Trước khi trở thành một thuật ngữ pháp lý, sở hữu chéo đã là vấn đề được nghiên cứu khá nhiều ở cả hai khía cạnh: kinh tế và pháp lý. Nhìn chung, quan điểm về sở hữu chéo trong các công trình nghiên cứu nhìn nhận sở hữu chéo theo hai trường hợp sau: - Quan điểm thứ nhất: Sở hữu chéo được hiểu là mối quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế trong đó các chủ thể kinh tế này có quan hệ sở hữu lẫn nhau1, nghĩa là giữa doanh nghiệp A và B chỉ tồn tại sở hữu chéo, nếu A sở hữu phần vốn của B, và ngược lại, B sở hữu phần vốn của A2. - Quan điểm thứ hai: sở hữu chéo không chỉ bao gồm hiện tượng sở hữu lẫn nhau nêu trên, mà nó còn bao gồm hiện tượng doanh nghiệp này chiếm giữ cổ phần tại doanh nghiệp khác3. Điều này có nghĩa là chỉ cần doanh nghiệp A sở hữu phần vốn của doanh nghiệp B thì đã được xem như tồn tại mối quan hệ sở hữu chéo giữa hai doanh nghiệp, mà không cần xem xét B có sở hữu phần vốn của A hay không. Các nhà lập pháp bằng các quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định hướng dẫn thi hành đã đi theo quan điểm thứ nhất. 1 Trích Nghiên cứu về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (tác giả: Vũ Hoàng Cương, Phạm Minh Tuấn, Phạm Đức Nam và nhóm cộng sự CLB Sinh viên Nghiên cứu khoa học, SRC) 2 Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Thành Tự Anh, Trần Thị Quế Giang, Đinh Công Khải, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Xuân Thành, Đỗ Thiên Anh Tuấn được trình bày tại Báo cáo nghiên cứu “Sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng và tập đoàn kinh tế tại Việt Nam: đánh giá và các khuyến nghị thể chế” nhóm tác giả này đã theo quan điểm thứ nhất: sở hữu chéo là khái niệm để chỉ một hiện tượng xảy ra khi công ty A nắm giữ cổ phần của công ty B mà công ty B này cũng đang nắm giữ cổ phần tại công ty A. Nói khác đi, sở hữu chéo là hiện tượng nắm giữ cổ phần qua lại giữa những công ty với nhau. 3 Trích Vấn đề sở hữu chéo và đầu tư chéo trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam của tác giả Đinh Tuấn Minh
  20. 10 Trước Luật Doanh nghiệp 2014, chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa hoặc giải thích như thế nào được xem là sở hữu chéo. Nhưng trong Dự thảo lần thứ nhất Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở năm 2010 của Bộ Tài chính, điều khoản về phần giải thích từ ngữ đã giải thích cụm từ được xem là tương đồng với “sở hữu chéo” là “đầu tư chéo” như sau: “Đầu tư chéo là việc một tổ chức tham gia góp vốn đầu tư (tổ chức đầu tư) vào một tổ chức khác (tổ chức nhận đầu tư), sau đó, tổ chức nhận đầu tư lại tham gia các hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư ngược lại vào tổ chức đầu tư”. Tuy nhiên, phần giải thích cũng như thuật ngữ “đầu tư chéo” này đã bị loại bỏ khi Thông tư này được chính thức ban hành. “Sở hữu chéo” chỉ thực sự trở thành một thuật ngữ pháp lý khi nó được chính thức quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Khoản 2 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Sau đó, lần đầu tiên trong lịch sử pháp lý, sở hữu chéo được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP: Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Mặc dù, định nghĩa này chỉ mới phản ánh được mức độ sơ khai và đơn giản nhất của sở hữu chéo, nhưng nó đã cho thấy quan điểm pháp lý chính thức về sở hữu chéo. Trong suốt Luận văn, tác giả tán đồng và phân tích sở hữu chéo theo quan điểm pháp lý này, cũng là quan điểm thứ nhất về sở hữu chéo. 1.1.2 Khái luận chung về sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đưa ra bất kỳ định nghĩa hay giải thích nào về sở hữu chéo, vì vậy, có thể sử dụng cách hiểu thuật ngữ sở hữu chéo tại Luật Doanh nghiệp 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành để giải thích cho sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng. Sở hữu chéo ngân hàng có thể xảy ra khi các bên hoặc một trong các bên tham gia sở hữu chéo là ngân hàng, theo hai trường hợp: - Các bên tham gia sở hữu chéo đều là ngân hàng;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1