Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự thể hiện của nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn thi hành
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, so sánh giữa pháp luật Việt Nam qua các thời kì lịch sử về nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong lĩnh vực hôn nhân gia đình và thực tiễn. Từ đó, đưa ra các giải pháp và phương hướng bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện triệt để ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự thể hiện của nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn thi hành
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÝ ANH PHƯƠNG SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC BÌNH ĐĂNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÝ ANH PHƯƠNG SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC BÌNH ĐĂNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 8380101.04 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG THỊ KIM QUẾ Hà Nội – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành hết các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lý Anh Phương
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 7 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 7 1.1.Những khái niệm cơ bản về hôn nhân và gia đình .................................... 7 1.1.1.Khái niệm và đặc trưng cơ bản của hôn nhân .......................................7 1.1.2.Khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình 9 1.2.Các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 11 1.3.Khái niệm và cơ sở pháp lý của nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng13 1.3.1.Khái niệm nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng .............................13 1.3.2.Cơ sở pháp lý của nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng 15 1.4.Sơ lược về địa vị pháp lý của vợ và chồng qua các thời kỳ lịch sử của đất nước ...................................................................................................... 24 1.4.1.Địa vị pháp lý của vợ và chồng trong pháp luật thời kỳ phong kiến .....24 1.4.2.Địa vị pháp của của vợ và chồng trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc ..27 1.4.3. Địa vị pháp lý của vợ và chồng trong pháp luật từ sau Cách mạng tháng 8 đến nay ....................................................................................................28 1.5.Nội dung cơ bản của nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 .................................................... 32 1.5.1. Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ nhân thân....................................32 1.5.2.Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ tài sản..........................................39
- 1.5.2.4. Bình đẳng trong quan hệ cấp dưỡng...............................................52 Chương 2 55 ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 – THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 55 2.1. Thực trạng áp dụng nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 55 2.1.1.Áp dụng nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 trong thực tiễn xã hội ở nước ta hiện nay ...55 2.1.2.Áp dụng nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 trong thực tiễn pháp lý ở nước ta hiện nay..61 2.2.Một số giải pháp về đảm bảo áp dụng nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồn ...................................................................................................... 76 2.2.1.Hoàn thiện các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 liên quan đến nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng................................................ 76 2.2.2. Đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình ..................................................................................................... 78 2.2.4. Thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng 84 2.2.5.Phòng ngừa và xử lý nghiêm mình, công bằng mọi hành vi vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng 84 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hôn nhân và gia đình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ổn định của một quốc gia. Nhà nước và xã hội luôn dành một sự quan tâm cũng như tìm cách xây dựng các biện pháp nhằm củng cố quan hệ hôn nhân, làm cho mối quan hệ này luôn bền vững, ổn định. Hôn nhân có bền vững thì gia đình mới ấm no, hạnh phúc, từ đó góp phần cho xã hội ổn định, trật tự, văn minh và phát triển. Bình đẳng giới là một trong những chuẩn mực hết sức quan trọng mà các Quốc gia trên thế giới hiện nay luôn hướng đến nhằm mục đích duy trì sự hòa bình, ổn định và làm cho xã hội ngày càng trở nên tiến bộ hơn. Vấn đề này cũng đã được ghi nhận ở rất nhiều các văn bản, điều ước quốc tế về quyền con người. Đất nước Việt Nam ta đang trên đà chuyển đổi và phát triển với tốc độ nhanh chóng trên toàn bộ các lĩnh vực nên vấn đề bình đẳng giới cũng luôn luôn được Nhà nước quan tâm và coi đó là một trong những vấn đề quan trọng, mang tính thời sự nhằm mục tiêu đảm bảo quyền con người cũng như các quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt ở đây là quyền bình đẳng giữa người vợ và người chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rằng: “Chúng ta làm Cách mạng để giành lấy tự do, dân chủ, bình đẳng, trai gái đều ngang quyền nhau, không thể để phụ nữ bị áp bức cũng như coi thường phụ nữ” [16]. Và để tiếp thu các quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhất quán các đường lối, quan điểm về giải phóng phụ nữ, 1
- thực hiện quyền bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vực, trong đó có hôn nhân và gia đình. Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đã được đề cập khá cụ thể và chi tiết, đồng thời có xu hướng hoàn thiện hơn so với Luật Hôn nhân và Gia đình của những năm về trước. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước và của toàn xã hội đến vấn đề này, từ đó hướng đến mục tiêu bình đẳng giới trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế thì Việt Nam ta là một quốc gia thuộc Châu Á, từ bao đời nay chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo và Khổng tử, nên vấn đề “trọng nam khinh nữ” đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tiềm thức của biết bao thế hệ nhân dân. Bên cạnh đó, do tốc độ phát triển về kinh tế cũng như văn hóa là không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước, nhận thức của người dân ở một số nơi còn lạc hậu dẫn đến việc bảo đảm bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình. Từ đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích pháp luật trong nước, cũng như có sự so sánh giữa pháp luật trong nước và quốc tế về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình để qua đó xây dựng được những quan điểm, đưa ra giải pháp khắc phục những bất cập, khó khăn còn tồn tại nhằm đảm bảo được quyền bình đẳng này giữa vợ và chồng. Do vậy, tác giả xin phép được lựa chọn làm đề tài: “Sự thể hiện của nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn thi hành”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Một số công trình, đề tài nghiên cứu được các chuyên gia thực hiện dưới các góc độ và trong phạm vi khác nhau, tiêu biểu là: “Đưa vấn đề giới vào phát triển: 2
- thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói”, Nxb Văn hóa - Thông tin, năm 2001; “Giới, việc làm và đời sống gia đình”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2007;… Một số luận văn và luận án về nguyên tắc bình đẳng của vợ chồng hiện có: Luận văn Tiến sĩ của tác giả Ngyễn Văn Cừ bảo vệ năm 2005: “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam”; tác giả Chu Thị Thoa: “Bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay”, chuyên ngành Chủ nghĩa cộng sản khoa học, năm 2002; tác giả Đặng Thị Ánh Tuyết: “Bình đẳng giới ở nông thôn miền núi phía Bắc hiện nay”, Chuyên ngành Xã hội học;… Ngoài ra, vấn đề bình đẳng giữa vợ và chồng còn được đề cập trong nhiều tạp chí pháp luật, tạp chí phụ nữ, tạp chí nhân quyền và các hội thảo khoa học trên toàn quốc. Mặc dù đã có nhiều công trình về bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giữa vợ và chồng nói riêng, nhưng nhìn chung những công trình nêu trên chỉ mới đề cập một số khía cạnh về vấn đề này. Mặt khác, các công trình này đã được nghiên cứu, thực hiện cách đây nhiều năm, cho đến nay pháp luật và thực tiễn về quyền bình đẳng của vợ và chồng đã có nhiều thay đổi. Vì vậy, qua việc thực hiện công trình mới này tác giả đã nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về nguyên tắc bình đẳng của vợ và chồng trong Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, cũng như đề xuất phương hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, so sánh giữa pháp luật Việt Nam qua các thời kì lịch sử về nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong lĩnh vực hôn nhân gia đình và thực tiễn. Từ đó, đưa ra các giải pháp và phương hướng bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện triệt để ở Việt Nam. 3
- 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu sự thể hiện của nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn thi hành. 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về sự thể hiện nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn thi hành. Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở một số địa phương trên cả nước. Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2018. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận văn phải giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hôn nhân và gia đình, đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng của vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Thứ hai, nêu và phân tích thực trạng về việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng của vợ chồng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. 4
- Thứ ba, đề xuất kiến nghị và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới; cùng với những chủ trương, chính sách, quan điểm của Nhà nước về vấn đề bình đẳng giới, từ đó nghiên cứu thực trạng của việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng của vợ chồng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. Luận văn kết hợp sử dụng phương pháp luận cùng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp tổng hợp, chứng minh, phân tích, so sánh, điều tra xã hội học,… 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về nguyên tắc bình đẳng của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao vấn đề bình đẳng giới trong quan hệ hôn nhân gia đình tại Việt Nam. Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện pháp luật là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng trong phạm vi, thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tương ứng. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh viên mà còn có giá trị đối với các cán bộ đang làm công tác hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật trong lĩnh 5
- vực hôn nhân và gia đình nói chung, cũng như trong vấn đề bình đẳng giữa người vợ và người chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng. 6. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 2 chương sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Chương 2: Áp dụng nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 – Thực trạng và những giải pháp cơ bản. 6
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 1.1. Những khái niệm cơ bản về hôn nhân và gia đình 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của hôn nhân Con người ngay từ khi được sinh ra đời đã hình thành những tình cảm, tình yêu thương như: tình mẫu tử, tình phụ tử,… Khi phát triển lớn lên trong mỗi chúng ta sẽ dần dần xuất hiện thêm nhiều thứ tình cảm khác, như là: tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình (tình yêu con cái đối với cha mẹ, tình yêu của anh chị đối với các em,…). Đặc biệt có một thứ tình cảm rất đặc trưng cần phải nói đến là tình yêu đôi lứa – tình yêu nam nữ. Tình yêu nam nữ chính là tiền đề cho quan hệ hôn nhân và gia đình sau này. “Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, hiểu theo nghĩa thông thường thì hôn nhân chính là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ nhằm tạo lập cuộc sống chung với nhau. Theo Từ điền Tiếng Việt: “Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng”.[17] Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại khoản 1 Điều 3 như sau: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”. Như vậy, theo pháp luật hôn nhân và gia đình thì hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện và 7
- bình đẳng trong khuôn khổ của pháp luật nhằm tạo lập cuộc sống chung với nhau, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Từ khái niệm trên có thể thấy hôn nhân có các đặc điểm sau đây: Thứ nhất, hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà: Hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là hôn nhân dựa trên sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà, đó là hôn nhân một vợ một chồng được quy định tại các Điều 2, 4 và 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Thứ hai, hôn nhân là sự liên kết bình đẳng giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện: Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, việc kết hôn của nam và nữ là hoàn toàn do họ tự nguyện quyết định, không bị chi phối bới ý chí của bất kỳ ai và không ai có quyền thực hiện các hành vi gây cản trở cho việc kết hôn đó. Việc kết hôn cũng không bị chi phối bởi vấn đề kinh tế, mà nó được xây dựng dựa trên cơ sở là tình cảm, tình yêu chân chính của nam và nữ. Thứ ba, hôn nhân là sự liên kết bình đẳng giữa vợ và chồng: Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Kế thừa quy định trên của Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã có quy định về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng tại Điều 17 như sau: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi 8
- mặt trong gia đình, trong vi các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”. Thứ tư, hôn nhân là sự liên kết của vợ chồng nhằm sống chung suốt đời với nhau, cùng nhau xây dựng gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc: Tính chất “bền vững suốt đời” là đặc trưng của hôn nhân thời kỳ xã hội chủ nghĩa. Khi yêu nhau, vợ chồng đều hướng tới mục tiêu sống chung suốt đời, gắn bó, hòa thuận với nhau. Thứ năm, hôn nhân là sự liên kết của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định một cách đầy đủ, chi tiết về điều kiện kết hôn. Nam, nữ có quyền tự do kết hôn, tuy nhiên khi thực hiện quyền này thì phải nằm trong khuôn khổ các điều kiện về kết hôn mà pháp luật đề ra. 1.1.2. Khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp người sống chung thành đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường bao gồm: vợ chồng, cha mẹ và con cái”.[17] Theo Từ điển Chủ nghĩa Cộng sản Khoa học: “Gia đình là một hình thái cộng đồng những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ máu mủ”.[18] 9
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về gia đình tại khoản 2 Điều 3 như sau: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”. Như vậy, có thể thấy khái niệm gia đình được hiểu dưới những góc độ khác nhau: - Dưới góc độ xã hội: Gia đình chính là tế bào nhỏ nhất hình thành nên xã hội, là một bộ phận không thể tách rời của xã hội; - Dưới góc độ pháp lý: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay là quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Gia đình được hình thành khi một trong các sự kiện sau đây xảy ra: sự kiện kết hôn, sự kiện sinh con hay sự kiện nhận nuôi con nuôi,… Với vai trò là một tế bào cấu thành nên xã hội nên gia đình sẽ thực hiện các chức năng xã hội của mình: chức năng sinh đẻ, chức năng kinh tế và chức năng giáo dục. Thứ nhất, gia đình có chức năng sinh đẻ: Đây là một chức năng rất quan trọng của gia đình, giúp tái sản xuất ra con người, quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của toàn xã hội. Chức năng này của gia đình sẽ đảm bảo duy trì và phát triển nòi giống, đồng thời đầu tư sức lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Thứ hai, gia đình có chức năng kinh tế: Đất nước ta với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế gia đình chiếm một tỷ trọng đáng kể và có vai trò quan trọng 10
- trong việc duy trì và phát triển gia đình. Do đó, chức năng kinh tế là một trong những chức năng quan trọng và chủ yếu của gia đình. Thứ ba, gia đình có chức năng giáo dục: Đây là một chức năng quan trọng, có vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Gia đình chính là cái nôi, là trường học đầu tiên giáo dục mỗi con người chúng ta. Gia đình là nơi đào tạo cho con người chúng ta biết yêu thương, biết cư xử, biết lao động và rèn luyện nhân cách, đạo đức. 1.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 với 9 chương, 133 điều đã thể hiện được những điểm tiến bộ rõ nét và tính nhân văn sâu sắc so với các văn bản Luật Hôn nhân và Gia đình những năm về trước, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới nhằm nâng cao chất lượng, sự bền vững của hôn nhân và gia đình, các quy định mới thể hiện sự tiến bộ rõ nét của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 so với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 gồm: Tăng cường bảo vệ quyền con người, Áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình, Nâng độ tuổi kết hôn của nam và nữ, Không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, Quy định thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn, Quy định bạo lực gia đình là căn cứ để ly hôn, Vấn đề chia tài sản phải xét yếu tố lỗi, Hạ độ tuổi hỏi ý kiến của con khi bố mẹ ly hôn, Cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo,… Bất kì một ngành luật nào cũng đều có một hệ thống những nguyên tắc cơ bản ứng với mỗi ngành luật đó, nó đóng vai trò là một khung pháp lý chung được 11
- pháp luật ghi nhận, có tác dụng nhằm định hướng, chỉ đạo cho toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật của ngành luật đó. Nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo, quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đó là những nguyên tắc sau: 1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. 2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. 4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình. 12
- 1.3. Khái niệm và cơ sở pháp lý của nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng 1.3.1. Khái niệm nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng Hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực rộng lớn, trong đó tồn tại các quan hệ nhân thân cũng như các quan hệ tài sản, nó phát sinh dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng,… Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, do quan niệm xã hội, nam giới thường được coi là “trụ cột”, có toàn quyền quyết định, làm chủ các vấn đề có liên quan đến gia đình, còn người phụ nữ lại bị coi thường, không được xem trọng,… Như vậy, để có một xã hội hiện đại và tiến bộ thì yêu cầu cấp thiết là làm sao để đảm bảo được sự bình đẳng giữa người nam và người nữ trong gia đình, cụ thể ở đây chính là sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Bình đẳng giữa vợ và chồng là việc người vợ có quyền bình đẳng, ngang hàng với người chồng, mọi công việc có liên quan trong gia đình đều được vợ, chồng cùng nhau gánh vác, chia sẻ và cùng nhau hưởng thụ thành quả từ những công việc đó. Nguyên tắc bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình. Đó là nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo, quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”. Khi nam nữ kết hôn, hình thành nên quan hệ hôn nhân và gia đình thì khái niệm bình đẳng giới sẽ được xem xét, nhìn nhận dưới góc độ bình đẳng giữa vợ 13
- và chồng. Do đó khái niệm bình đẳng vợ chồng sẽ thuộc trong phạm vi khái niệm bình đẳng giới. Trong pháp luật Việt Nam nhà làm luật không đưa ra khái niệm thế nào là quyền bình đẳng mà chỉ nêu ra các quy định về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng nhằm đảm bảo sự bình đẳng của vợ chồng. Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”. Như vậy, từ quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ta có các điểm cần lưu ý như sau: Thứ nhất, vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình: Mọi mặt trong gia đình ở đây có thể hiểu là mọi vấn đề liên quan đến nhân thân và quan hệ tài sản của vợ và chồng trong phạm vi gia đình, vợ chồng bình đẳng trong việc bàn bạc, thỏa thuận các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của vợ chồng, của con cái hoặc các thành viên trong gia đình, liên quan đến cuộc sống chung của gia đình, các mục tiêu và các tiêu chí mà gia đình mình hướng tới. Thứ hai, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân: Sau khi nam nữ kết hôn hình thành quan hệ vợ chồng thì sẽ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mọi vấn đề liên quan đến gia đình mình, từ việc quyết định các công việc của gia đình, hay việc chăm sóc, giáo dục con cái,... hay trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật. Đây chính là một điểm mới đáng chú ý của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 so với 14
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, khẳng định quan điểm của Nhà nước về sự bình đẳng giữa vợ và chồng không chỉ gói gọn trong quan hệ gia đình mà còn trong các quan hệ khác của đời sống xã hội được thể hiện qua những quyền công dân được Hiến pháp quy định. 1.3.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 có quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Như vậy, Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận nguyên tắc bình đẳng của nam nữ. Kể từ đó, nguyên tắc này đã được các bản Hiến pháp sau này của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kế thừa và ghi nhận. Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận quyền bình đẳng của công dân tại Khoản 1 Điều 16: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” và được cụ thể hóa tại Điều 26 như sau: - Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. - Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. - Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Trong mối quan hệ hôn nhân thì nguyên tắc bình đẳng nam nữ sẽ được xem xét và ghi nhận dưới góc độ bình đẳng giữa vợ và chồng. Chính vì lẽ đó, Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp 2013 cũng đã có quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn