intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích một số chế định của Luật Doanh nghiệp và tác động của nó tới quá trình thành lập doanh nghiệp nói chung và ở khu vực nông thôn nói riêng. Tìm ra những bất cập nảy sinh trong quá trình thi hành Luật Doanh nghiệp, và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Luật Doanh nghiệp và cơ chế thi hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ MẠNH HOÀN Tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn luËn v¨n th¹c SĨ LUẬT Hµ néi - 2005
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ MẠNH HOÀN Tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn Mã số : 6.01.05 luËn v¨n th¹c SĨ LUẬT Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hương Hµ néi - 2005
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: YÊU CẦU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .......5 1. Nguyên tắc pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ...................................................................................... 5 2. Phát triển doanh nghiệp Hương trấn và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật ởTrung Quốc ..................................................................................... 8 2.1 Phát triển doanh nghiệp Hương trấn ở Trung quốc .......................... 8 2.2. Kinh nghiệm cải cách và điều chỉnh pháp luật ở Trung quốc ..... 10 3. Tác động của chính sách đến sự điều chỉnh pháp luật về doanh nghiệp ở Việt nam .................................................................................. 15 4. Chính sách công nghiệp hoá nông thôn và vai trò của pháp luật ở nước ta .................................................................................................... 18 4.1. Chính sách công nghiệp hoá nông thôn.......................................... 18 4.2. Môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta.. 20 Tiểu kết ............................................................................................ 21 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH .......................................... 22 1. Quyền tự do kinh doanh ở nước ta..................................................... 22 2. Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp .......................................... 24 3. Về thủ tục thành lập doanh nghiệp .................................................... 27 4. Về đăng ký ngành, nghề .................................................................. 30 5. Quy định về vốn pháp định ............................................................... 32 6. Mở rộng đối tượng được quyền góp vốn vào doanh nghiệp ............ 33 Tiểu kết: ............................................................................................ 34 CHƯƠNG 3: KHẢO CỨU VỀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP TRÊN THỰC TẾ .................................................................................. 35
  4. I. Khảo sát chung về tác động của Luật Doanh nghiệp ......................... 35 1. Tác động tích cực của việc đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp ..................................................................................................... 35 1.1. Đăng ký kinh doanh ........................................................................ 35 1.2 Xoá bỏ giấy phép con ..................................................................... 37 1.3. Thành tựu thực hiện Luật Doanh nghiệp ....................................... 38 2. Những bất cập trong quá trình ban hành và thực thi Luật Doanh nghiệp ......................................................................................... 41 2.1 Về thủ tục gia nhập thị trường ......................................................... 41 H.1 : Mười bước trước khi mua xe tải cho kinh doanh ......................... 44 2.2 Vấn đề mặt bằng kinh doanh .......................................................... 46 H.2: Hành trình tìm đất ......................................................................... 46 2. 3. Về việc huy động vốn kinh doanh ................................................. 50 2.4. Vấn đề phát sinh từ hệ thống hành chính quan liêu ....................... 52 2.5. Vấn đề các giấy phép con ............................................................... 58 H. 3: Còn khổ vì giấy phép con.............................................................. 60 II. Khảo cứu về ảnh hưởng của Luật Doanh nghiệp và cơ chế thực thi đến thành lập và hoạt động của doanh nghiệp ở địa bàn nông thôn. 62 1. Mô hình phát triển doanh nghiệp trong các làng nghề truyền thống ở nông thôn ............................................................................................ 63 1.1 Về duy trì và phát triển làng nghề nói chung .................................. 63 1.2.Khảo sát về mô hình doanh nghiệp trong làng nghề Phùng Xá ...... 64 1.3 Khảo sát làng nghề rèn Đa Sỹ ........................................................ 66 2. Mô hình phát triển doanh nghiệp nông thôn trong một số ngành nghề nhất định mà doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia (khai thác thị trường ngách) ................................................................... 68 H.4: Nhỏ mà không nhỏ ......................................................................... 70 3. Mô hình liên kết sản xuất kinh doanh .............................................. 71 3.1. Liên kết giữa sản xuất và thương mại ............................................. 71 3.2. Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn ... 73
  5. 4. Mô hình phát triển doanh nghiệp dịch vụ, du lịch ở nông thôn ........ 75 5 . Đánh giá khảo cứu ........................................................................... 78 5.1 Bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh từ cấp chính quyền .. 78 5.2 Về sở hữu vốn của doanh nghiệp ................................................... 79 5.3 Vấn đề về quản trị doanh nghiệp ..................................................... 80 Tiểu kết ............................................................................................ 81 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CƠ CHẾ THI HÀNH ................................................................................. 82 1. Nhận xét chung ................................................................................. 82 2. Các kiến nghị cụ thể ........................................................................... 83 2.1 Cần phải ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp ......................................................................................... 84 2.2 Nâng cao năng lực bộ máy hành chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh ........................................................... 86 2.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp dân doanh và hướng tới ban hành Luật Doanh nghiệp (thống nhất)............................................................ 89 2.4 Tạo điều kiện để doanh nghiệp sử dụng các công cụ pháp luật về huy động vốn...................................................................................... 92 2.5. Tăng cường hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp về nông thôn93 TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN ......................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 100
  6. MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CN-TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp CPH Cổ phần hoá CTCP Công ty cổ phần CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐKKD Đăng ký kinh doanh HP Hiến pháp IMF Quỹ tiền tệ quốc tế KTTT Kinh tế thị trường LDN Luật Doanh nghiệp 1999 NXB Nhà xuất bản PL Pháp luật PTNT Phát triển nông thôn QTDKD Quyền tự do kinh doanh TVEs Các doanh nghiệp Hương trấn XHCN Xã hội chủ nghĩa WB Ngân hàng thế giới
  7. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sử dụng công cụ pháp luật để dân chủ hoá nền kinh tế và thúc đẩy sự gia tăng số lượng doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đặc biệt, đối với nông thôn, với sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp trong tiến trình công nghiệp hoá nông thôn sẽ góp phần giảm bớt sự khác biệt về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn, sự phân hoá xã hội nói chung. Trong các văn bản pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp được ban hành ở nước ta trong 10 năm gần đây, Luật Doanh nghiệp được coi là một văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Luật Doanh nghiệp không chỉ là văn bản pháp luật thể hiện môi trường pháp lý bình đẳng của các doanh nghiệp mà còn tác động đến sự hình thành của hệ thống doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành, số lượng doanh nghiệp đã gia tăng không chỉ ở khu vực thành thị mà còn ở khu vực nông thôn thuộc các tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn, Lai Châu, Bắc Giang, Thanh Hoá. Tại các địa phương này, số DN đăng ký mới trong thời gian qua tăng từ 4 đến 8 lần so với thời kỳ 1991-1999 [18]. Hầu hết các địa phương đều nhận định rằng, việc thực hiện Luật Doanh nghiệp là biện pháp xoá đói giảm nghèo căn bản và lâu dài. Ý nghĩa và vai trò của Luật Doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn còn được nhân lên gấp bội trong bối cảnh khu vực nông thôn nước ta đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn như diện tích đất canh tác trên đầu người thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp còn cao. Vì vậy, phát triển các loại hình doanh nghiệp nhằm tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người nông dân Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 1
  8. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn ngay chính trên mảnh đất quê hương họ theo hướng “ly nông bất ly hương” là giải pháp tối ưu cho sự phát triển bền vững của khu vực nông thôn. Luật Doanh nghiệp là cơ sở pháp lý để thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở để giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Sự khẳng định rõ ràng quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp tạo điều kiện dễ dàng cho thành lập doanh nghiệp; và mở rộng qui mô của doanh nghiệp nói chung, và địa bàn nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, Trên thực tế vẫn tồn tại nhiều hiện tượng cản trở việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thông qua các thủ tục hành chính, thuế, hải quan, mặt bằng sản xuất, tín dụng v.v. Vấn đề đặt ra là pháp luật phải làm gì để giải quyết những vướng mắc đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện quyền tự do kinh doanh. Bởi vậy, việc nghiên cứu một số chế định trong Luật Doanh nghiệp, và tác động của Luật Doanh nghiệp trên thực tế đối với sự phát triển các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ở nông thôn nói riêng là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về Luật Doanh nghiệp và vấn đề về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về nghiên cứu Luật Doanh nghiệp dưới giác độ pháp lý có thể kể ra hai công trình. Đó là “Quyền sở hữu tài sản của công ty” của tác giả Lê thị Châu. Nghiên cứu này đã làm rõ bản chất pháp lý của mối quan hệ giữa công ty với tài sản do các thành viên đóng góp vào công ty và mối quan hệ của công ty với các bên thứ ba. Còn trong nghiên cứu “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam” của tác giả TS. Bùi Ngọc Cường, một số vấn đề đã được làm sáng tỏ như xác định nội dung của quyền tự do kinh doanh, vai trò của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh, thực trạng quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 2
  9. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn hiện hành ở Việt Nam, cũng như những định hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Nghiên cứu về công nghiệp hoá nông thôn đã được đăng tải trong cuốn “Công nghiệp nông thôn Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” của TS. Nguyễn Văn Phúc, và “Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình CNH-HĐH nông thôn” của TS. Vũ Năng Dũng. Ngoài ra, vấn đề gia nhập thị trường và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp cũng được đề cập trong tài liệu “Cải cách quy định kinh doanh: Tổng quan kinh nghiệm quốc tế” của Raymond Mallon, tài liệu này được chuẩn bị với sự trợ giúp của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và tài trợ của dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam. Các công trình trên đây tuy đã đề cập đến những vấn đề pháp lý về Luật doanh nghiệp và phân tích phát triển công nghiệp nông thôn dưới giác độ pháp luật và kinh tế, tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa cho thấy ảnh hưởng của Luật Doanh nghiệp tới sự hình thành của hệ thống doanh nghiệp và việc bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh trên thực tế. Chính vì vậy, luận văn này được kỳ vọng sẽ góp thêm một hướng nghiên cứu mới vào kho tàng nghiên cứu lý luận khoa học pháp lý của Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Phân tích một số chế định của Luật Doanh nghiệp và tác động của nó tới quá trình thành lập doanh nghiệp nói chung và ở khu vực nông thôn nói riêng. Tìm ra những bất cập nảy sinh trong quá trình thi hành Luật Doanh nghiệp, và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Luật Doanh nghiệp và cơ chế thi hành. 4. Phạm vi nghiên cứu Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 3
  10. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn Khảo cứu qui định Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan, thực trạng thi hành Luật Doanh nghiệp và khảo cứu một số doanh nghiệp được thành lập ở khu vực nông thôn tỉnh Hà tây. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp phương pháp nghiên cứu theo chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử với phương pháp phân tích, so sánh, khảo sát, tổng hợp và khái quát hoá để làm rõ tác động của Luật Doanh nghiệp đối với sự hình thành của các loại hình doanh nghiệp. 6. Kết cấu của luận văn Cấu trúc của luận văn gồm lời nói đầu, bốn chương nội dung, phần kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo. Nội dung chính của các chương cụ thể như sau: Chương 1: Yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Một số vấn đề pháp lý trong bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Chương 3: Khảo cứu về một số tác động của Luật Doanh nghiệp trên thực tế. Chương 4: Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và cơ chế thi hành. Tóm tắt và kết luận Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 4
  11. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 5
  12. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn CHƢƠNG 1 YÊU CẦU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 1. Nguyên tắc pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng Trong nền kinh tế thị trường, để hoạt động hiệu quả và khai thác được mọi tiềm năng, nguồn lực của xã hội, các doanh nghiệp cần có một khung khổ, hành lang pháp lý minh bạch, phù hợp. Chính vì vậy, nguyên tắc pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp là một nguyên tắc vô cùng quan trọng. Thực tiễn ở Việt Nam và một số nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc trong thời gian qua cho thấy vai trò của các chính sách của Đảng và Nhà nước giữ vai trò định hướng cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp nói chung và của xã hội nói riêng; tuy nhiên, hiệu quả tối ưu sẽ được tạo ra nếu các chính sách đó được thể chế hoá thành các đạo Luật cụ thể. Đây là một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường và cũng là yêu cầu bắt buộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Pháp luật có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp vì nó biến nhu cầu kinh doanh thành một quyền pháp định. Hơn nữa, pháp luật thể chế hoá quyền tự do kinh doanh thông qua xác lập và đảm bảo thực hiện, tạo điều kiện, tiền đề cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh. Sự khác nhau giữa kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế thị trường là ở chỗ xác định cơ cấu sở hữu tư liệu sản xuất trong xã hội. Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, pháp luật chỉ thừa nhận sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể nên trong nền kinh tế nuớc ta về cơ bản chỉ có hai thành phần kinh tế; đó là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể. Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 6
  13. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn Thành phần kinh tế Nhà nước bao gồm các tổ chức kinh tế thuộc các ngành kinh tế quốc dân do Nhà nước đầu tư vốn và quản lý, chủ yếu là các doanh nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh thuộc sở hữu Nhà nước. Thành phần kinh tế tập thể bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập dưới mô hình các hợp tác xã trên cơ sở tự nguyện góp vốn của các thành viên, quyền sở hữu vốn thuộc về tập thể các thành viên tham gia góp vốn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp trên được điều chỉnh bằng các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Điều này được lý giải bởi sự đơn điệu trong chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế, và cũng là nguyên nhân dẫn đến vai trò vô cùng mờ nhạt của sự điều chỉnh bằng pháp luật kinh tế giai đoạn này. Từ năm 1986, nhất là vào đầu những năm 1990 đến nay, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, các thành phần kinh tế ở Việt Nam, nhất là kinh tế tư nhân phát triển ngày càng mạnh mẽ, đạt được những thành tựu quan trọng và khẳng định vai trò của mình trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phát triển kinh tế nhiều thành phần là giải pháp chính giải phóng lực lượng sản xuất toàn xã hội, thu hút nguồn lực trong dân cư vào sản xuất, kinh doanh. Việc công nhận kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân cũng như quyền tự do kinh doanh là một phần tất yếu và là nguyên tắc của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, các thành phần kinh tế sẽ tồn tại lâu dài trong nền kinh tế thị trường. Sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển hoàn thiện, không mất cân đối, điều chỉnh kịp thời quan hệ cung cầu trên thị trường. Các nhà kinh tế học đều khẳng định rằng: kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Trong lịch sử, chủ nghĩa tư bản là phương thức sản xuất đầu tiên biết tổ chức nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường và đạt được những thành công không thể phủ nhận. Ngày nay, kinh tế thị trường được xác định là thành công chung của nhân loại. Để hình thành Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 7
  14. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn và phát triển nền kinh tế thị trường, việc công nhận, bảo hộ chế độ đa sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân và phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, do các doanh nghiệp luôn là những chủ thể của nền kinh tế. Quyền được bảo đảm sở hữu đối với tài sản có tác động tích cực, mạnh mẽ đến các quyền tự do khác như: tự do thành lập doanh nghiệp, tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh v.v… Mặt khác, quyền sở hữu tư liệu sản xuất đã tác động tích cực, làm đa dạng, phong phú thêm các loại hình doanh nghiệp. Từ những phân tích trên, có thể khẳng định việc thể chế hoá các đường lối chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nói chung và các loại hình doanh nghiệp dân doanh nói riêng bằng các đạo Luật cụ thể là một nguyên tắc mang tính khách quan, tất yếu và là cơ sở của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. Các đạo Luật này sẽ tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, bình đẳng cho sự phát triển giữa các thành phần kinh tế, giúp khai thác triệt để mọi tiềm năng, nguồn lực của xã hội. Đây cũng chính là nguyên tắc pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để hoàn thành vai trò là động lực cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp, pháp luật cần phải tạo ra được môi trường thuận lợi, bình đẳng để các thành phần kinh tế phát huy hết tiềm năng, phải bảo đảm được quyền tự do kinh doanh và sự đa dạng về sở hữu trong thực tế. Muốn vậy, pháp luật cần phải được tiếp tục hoàn thiện để tránh sự chồng chéo, bất hợp lý giữa các văn bản; hướng tới thống nhất việc ban hành các đạo Luật theo phạm vi cần điều chỉnh chứ không theo chủ thể cần điều chỉnh. Sớm tạo lập một hệ thống pháp luật chung, bình đẳng và không phân biệt hình thức sở hữu; đặt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào một “sân chơi” chung, đảm bảo sự công bằng trong việc gia nhập thị trường và tôn trọng quyền tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các chủ trương, đường lối của Đảng . Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 8
  15. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn 2. Phát triển doanh nghiệp Hƣơng trấn và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật ở Trung quốc 2.1 Phát triển doanh nghiệp Hương trấn ở Trung quốc Trung Quốc, với khoảng 75% dân cư sống ở nông thôn, được coi là một trong những nước rất chú trọng phát triển kinh tế và công nghiệp nông thôn. Vào năm 1978, khi Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế, khoảng 30% dân số thuộc diện nghèo khổ [64], rút kinh nghiệm phát triển công nghiệp trước đây, Trung Quốc chủ trương thực hiện một chương trình hành động lâu dài với mục tiêu là phát triển mạnh mẽ công nghiệp theo hướng phân tán ở các vùng nông thôn, và việc phát triển các doanh nghiệp Hương trấn. Quá trình này đồng thời cũng được xem là quá trình tăng trưởng mạnh mẽ tiềm lực khoa học công nghệ ở nông thôn và thiết lập hệ thống kinh doanh hai tầng: kinh doanh phân tán của các hộ nông dân và kinh doanh thống nhất của kinh tế tập thể. Đây là sự đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh theo hướng tự do hoá đời sống kinh tế. Các doanh nghiệp Hương trấn được hình thành trong các công xã nhân dân trước đây. Hình thức công xã ở Trung quốc cũng giống như các hợp tác xã nông nghiệp và nhà máy do các địa phương quản lý [66]. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp Hương trấn ở Trung Quốc và các xí nghiệp địa phương ở nước ta có nhiều điểm khác nhau: - Điều kiện hình thành và phát triển của chúng Nếu như các xí nghiệp địa phương của Việt Nam được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách, do các cơ quan chủ quản theo dõi và quản lý khá chặt chẽ trong suốt thời kỳ bao cấp thì ở Trung Quốc, các doanh nghiệp Hương trấn thường là các cơ sở sản xuất của các công xã, được đầu tư bằng nguồn vốn tích luỹ của các công xã (mà quy mô nhiều khi cũng tương đương với nhiều xã, thậm chí cả với huyện của ta) kết hợp với vốn góp của tư nhân, nên có quyền tự chủ khá cao và hoạt động theo cơ chế thị trường khá sớm, Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 9
  16. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn thậm chí còn trước cả khi Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế. Hơn nữa, tuy ở những cấp tương đương trong hệ thống tổ chức, nhưng thực tế, quy mô và tiềm lực của các doanh nghiệp Hương trấn ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với các xí nghiệp địa phương ở nước ta. - Nguyên tắc hoạt động (i) Các doanh nghiệp Hương trấn đã được phép giữ lại lợi nhuận và tăng năng suất đáng kể nhờ tái đầu tư. (ii) Ban đầu họ được hưởng những điều kiện thuận lợi về thuế, được vay vốn của các hợp tác xã tín dụng. (iii ) Các doanh nghiệp được quyền tự do bán các sản phẩm của mình theo giá cả thị trường. (iv) Doanh nghiệp trả lương trực tiếp và dựa vào kết quả lao động. - Mối quan hệ với Chính phủ và Chính quyền địa phương Chính phủ Trung Quốc rất chú trọng giúp họ phát triển thành các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế - kỹ thuật mạnh, hoạt động đa ngành. Còn các cơ quan quản lý của chính quyền muốn đảm bảo các xí nghiệp thành công vì đây là một nguồn thu ngân sách. Thực chất, các doanh nghiệp loại này là liên doanh giữa chính quyền hương, trấn và tư nhân; tư nhân mượn cái vỏ của chính quyền địa phương để tiện kinh doanh[44]. người kinh doanh chia sẻ lợi ích với chính quyền, họ góp vốn, tổ chức kinh doanh; chính quyền địa phương hỗ trợ các khoản vay và góp vốn bằng tài sản công. Chính vì lý do đó mà nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét quyền lực công ở Trung Quốc đã hỗ trợ rất đắc lực cho tư duy kinh doanh. Cho tới cuối năm 1991, đã có 65.000 doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp Hương trấn của Trung Quốc có sản phẩm xuất khẩu sang các nước với tổng kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD; có 8.469 doanh nghiệp hợp tác liên doanh với nước ngoài, tổng số vốn đầu tư là 5,4 tỷ USD. Sang tới năm 1992, Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 10
  17. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn chỉ riêng 6 tháng đầu năm đã có thêm 3.100 doanh nghiệp hương trấn liên doanh, hợp tác với nước ngoài, tổng số vốn đầu tư thêm là 1,5 tỷ USD [28]. Chính sự hình thành và phát triển của các công ty như thế đã góp phần to lớn đến sự phát triển của các vùng ven biển như các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông, Triết Giang và một số khu vực ở Tây Tạng, Quảng Tây. Hiện nay, những doanh nghiệp này tất nhiên không còn là “doanh nghiệp Hương trấn” thuộc công nghiệp nông thôn nữa. Như vậy, điểm mấu chốt cho thành công ban đầu của các doanh nghiệp Hương trấn (TVEs) không phải ở chỗ thay đổi sở hữu, mà ở phạm vi ảnh hưởng của các lực lượng thị trường đối với quá trình phát triển của chúng. Ngoài ra còn có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương. 2.2. Kinh nghiệm cải cách và điều chỉnh pháp luật ở Trung Quốc Công cuộc đổi mới phát triển kinh tế đất nước của Trung Quốc những năm qua đem đến cho Việt Nam rất nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu trong quá trình định hướng cải cách, do hai nước có những đặc điểm tương đồng về văn hoá - xã hội. Việc hoàn thiện và thể chế hoá các chính sách cải cách, đổi mới của Trung Quốc đã qua nhiều giai đoạn, thể hiện những thực tế khách quan mà đất nước này đã trải nghiệm qua. Chúng ta đều biết rằng, công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc được bắt đầu từ sau Hội Nghị Trung ươmg 3 Khoá XI (1978), nhưng bước đột phá thực sự chỉ được tạo ra sau khi Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc (1992) xác định mục tiêu cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc là xác lập nền kinh tế thị trường XHCN. Vấn đề “kinh tế phi công hữu” đã trải qua nhiều bước phát triển về chủ trương, chính sách. Nghị quyết Đại hội XIV quy định “Kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh… là bổ sung” [7]. Nghị quyết Đại hội XV (1997) nâng tầm quan trọng kinh tế phi công hữu lên một bước: “Kinh tế phi công hữu là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường XHCN nước ta. Cần tiếp tục Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 11
  18. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn hướng dẫn kinh tế phi công hữu gồm kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh v.v…phát triển một cách lành mạnh”. Hiến pháp sửa đổi nước CHND Trung Hoa năm 1999 cũng đã quy định Nhà nước bảo hộ quyền hạn và lợi ích hợp pháp của kinh tế tư doanh. Đại hội XVI (2002) chủ trương “Thúc đẩy kinh tế phi công hữu phát triển…”[6]. Như vậy, về chiến lược, chủ trương phát triển kinh tế phi công hữu của Đảng cộng sản Trung Quốc là nhất quán. Hiến pháp Trung Quốc đã nhiều lần sửa đổi, trong đó vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng được nâng cao, từ chỗ khẳng định sự tồn tại hợp pháp (1987), đến chỗ coi là thành phần bổ sung (1988) và từ sau 1999 là thành phần quan trọng của nền kinh tế. Quyết định của Hội nghị TW 3 Khoá XVI “Ra sức phát triển và tích cực hướng dẫn kinh tế phi công hữu” là sự tiếp tục của chủ trương đó. Sự nâng cấp về quan điểm và chủ trương đó là xuất phát từ thực tiễn vai trò của kinh tế phi công hữu đã có bước phát triển quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc những năm qua và sự cần thiết tăng cường vai trò của kinh tế phi công hữu trong những năm tới. Nhận thức được kinh tế thị trường càng phát triển thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật càng phải được tăng cường vì luật pháp là một công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý nền kinh tế nên Trung Quốc hết sức coi trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Từ khi cải cách đến năm 1997, Trung Quốc đã thông qua 328 bộ luật và những văn bản liên quan. Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành 791 văn bản pháp quy hành chính. Các văn bản này hầu hết nhằm duy trì trật tự thị trường, tăng cường điều tiết vĩ mô. Sau khi gia nhập WTO, đầu năm 2002, Uỷ ban Nhà nước Trung Quốc đã rà soát và bãi bỏ 830 văn bản và sửa đổi 323 văn bản pháp luật, đặc biệt là sửa đổi các luật như Luật Liên doanh nước ngoài, Luật Công ty… cùng các văn bản pháp lý liên quan [49]. Đây là một khía cạnh cho thấy nỗ lực hoàn thiện hệ thống điều tiết vĩ mô, thích ứng với các điều kiện của nền kinh tế thị trường Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 12
  19. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn và hội nhập quốc tế. Những thành công trong thời gian qua của Trung Quốc về sự hoàn thiện của hệ thống điều tiết vĩ mô và tác động của thành công này trong thực tiễn sẽ là những kinh nghiệm tham khảo hữu ích cho Việt Nam trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Với chủ trương “nắm lớn, buông nhỏ”, “Quốc thoái, dân tiến” được thể hiện trong các chủ trương chính sách của Đảng và thể chế hoá trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là Luật Công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc, đặc biệt các doanh nghiệp khu vực nông thôn có vai trò quan trọng, và ngày càng có tác động lớn đến công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc. Trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc, tỷ trọng giá trị sản lượng của các DNNN giảm mạnh từ 76% năm 1980 xuống còn 28,2% năm 1999. Đồng thời với sự suy giảm này là sự gia tăng tương ứng của khu vực phi Nhà nước trong đó có kinh tế dân doanh – hầu hết có quy mô vừa và nhỏ. Kinh tế tư nhân phát triển đã mở ra mối liên hệ với thị trường ở mức độ khá rộng. Vì vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đẩy nhanh sự ra đời và phát triển của các thị trường khác như thị trường vốn, thị trường nguyên vật liệu, thị trường sức lao động… Không những thúc đẩy làm cho hệ thống thị trường có quy mô ngày càng lớn mà còn tạo ra những điều kiện có lợi cho việc phát triển và khai thác thị trường mạnh mẽ hơn. Quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp ở Trung Quốc được thể hiện trong mô hình: “Chính phủ nhỏ, xã hội lớn”. “Chính phủ nhỏ” là Chính phủ tập trung vào những công việc then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển ổn định, có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, chứ không ôm đồm, làm những việc không phải của mình. Nhà nước không can thiệp vào các công việc cụ thể của doanh nghiệp. “Xã hội lớn” là phát huy mạnh mẽ quyền Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 13
  20. Tác động của Luật Doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn tự chủ, và tự quản lý của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, đoàn thể; đảm bảo cho các doanh nghiệp quyền tự chủ kinh doanh. Theo thống kê, trong 25 năm cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bình quân 9% trong khi kinh tế cá thể và tư doanh tăng bình quân hàng năm trên 20%; năm 1979 mới chỉ đóng góp 1%, đến năm 2001 đã đóng góp 20% vào GDP của Trung Quốc. Trong những năm 80, kinh tế tư nhân ở Trung Quốc phát triển mạnh về cả số lượng và hiệu quả, họ đã tích luỹ được một số vốn nhất định. Sau khi nhà nước ban hành chính sách khuyến khích phát triển, mở rộng quy mô sản xuất; cho phép các hộ công thương cá thể được thành lập các xí nghiệp tư doanh và các xí nghiệp được thuê mướn nhiều nhân công, từ đó các xí nghiệp này phát triển ngày càng sôi động. Năm 1988, Trung Quốc có 12,6 triệu doanh nghiệp được coi là kinh doanh cá thể và 225.000 doanh nghiệp lớn hơn được gọi là doanh nghiệp tư nhân [41]. Trong những năm 90, khu vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc phát triển rất mạnh, phạm vi hoạt động mở rộng, khối lượng kinh doanh tăng cao. Năm 1996, số hộ đăng ký hoạt động kinh doanh tư nhân đạt 27,856 triệu; trong đó số hộ công thương cá thể chiếm 97%, xí nghiệp tư doanh chiếm 3% (819.000 doanh nghiệp); số người làm việc trong khu vực này lên tới gần 62 triệu người. Tính đến tháng 11 năm 1999, Trung Quốc có 1,486 triệu doanh nghiệp tư nhân, số vốn đăng ký của khu vực này cũng liên tục phát triển và tăng cao qua từng năm. Để tạo điều kiện về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng một số chính sách đang hạn chế việc di chuyển lao động. Việc nới lỏng này giúp Trung Quốc có một thị trường lao động thực sự, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tuyển dụng cán bộ. Đối với việc buông lỏng các doanh nghiệp nhỏ, Đại hội XV yêu cầu phải đi sâu hơn nữa và chỉ rõ phương sách thực hiện; khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia vào hoạt Lê Mạnh Hoàn – Cao học Luật Khoá VIII 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2