intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của Việt Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:175

50
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của thẩm quyền của các thiết chế tài phán hình sự quốc tế nói chung và thẩm quyền của TAHSQT nói riêng. Qua đó, nêu bật các đặc trưng về thẩm quyền của TAHSQT và những khả năng ràng buộc của việc thực hiện thẩm quyền của Tòa án đối với các quốc gia không thành viên. Đồng thời, luận án cũng phân tích bối cảnh của Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia để đánh giá những lợi ích, thách thức đối với Việt Nam trong việc xem xét gia nhập Quy chế Rôm về TAHSQT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ XUÂN SƠN THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 62 38 60 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: HƯỚNG DẪN 1: TS. LS. HOÀNG NGỌC GIAO HƯỚNG DẪN 2: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN Hà Nội - 2014 i
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu .................................................................................................. 8 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 11 3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................................................... 12 4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................................... 13 5. Tính mới và những đóng góp của luận án ........................................................................... 13 6. Kết cấu của Luận án .............................................................................................................. 14 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 15 1.1 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài.................................................................................... 15 1.2 Tình hình nghiên cứu ở việt nam ........................................................................................ 20 1.3 Những vấn đề nghiên cứu của luận án ............................................................................... 24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 26 CHƢƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÌNH SỰ QUỐC TẾ ........................................................................................................................... 28 2.1. Khái niệm thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế ................................................................. 28 2.1.1. Định nghĩa thẩm quyền và thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế ..................................................... 28 2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế ...................................................... 34 2.2. Phân loại thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế ................................................................... 44 2.2.1. Thẩm quyền dựa trên sự chấp thuận và thẩm quyền bắt buộc ...................................................... 44 2.2.2. Thẩm quyền ưu tiên và thẩm quyền bổ sung ................................................................................. 45 2.2.3. Thẩm quyền theo vụ việc (Ad hoc) và thẩm quyền thường trực .................................................... 47 2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế..................... 50 2.3.1. Cơ sở hình thành thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế .................................................................... 50 2.3.2. Giai đoạn trước Đại chiến Thế giới Thứ nhất............................................................................... 51 2.3.3. Giai đoạn từ Đại chiến Thế giới Thứ nhất đến Đại chiến Thế giới Thứ hai ................................. 52 2.3.4. Giai đoạn từ sau Đại chiến Thế giới Thứ hai đến trước khi chấm dứt Chiến tranh lạnh ............. 53 2.3.5. Giai đoạn từ sau Chiến tranh lạnh đến trước khi xuất hiện TAHSQT .......................................... 54 2.3.6. Giai đoạn từ khi có TAHSQT đến nay ........................................................................................... 59 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................. 64 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ......................................................................................... 66 3.1. Các nguyên tắc cơ bản để xác lập và thực thi thẩm quyền của TAHSQT ..................... 66 3.1.1. Nguyên tắc thẩm quyền bổ sung .................................................................................................... 66 3.1.2. Nguyên tắc không xét xử hai lần (non bis in idem) ....................................................................... 71 3.1.3. Nguyên tắc căn cứ vào tính nghiêm trọng của vụ việc .................................................................. 72 ii
  3. 3.2. Phạm vi thẩm quyền của TAHSQT ................................................................................... 73 3.2.1. Thẩm quyền theo lãnh thổ ............................................................................................................. 73 3.2.2. Thẩm quyền theo thời gian ............................................................................................................ 74 3.2.3. Thẩm quyền đối với cá nhân ......................................................................................................... 76 3.2.4. Thẩm quyền đối với một số tội phạm xác định .............................................................................. 78 3.3. Cơ sở thực hiện thẩm quyền của TAHSQT ...................................................................... 90 3.3.1. TAHSQT thực hiện thẩm quyền trên cơ sở thông báo của quốc gia thành viên ............................ 90 3.3.2. TAHSQT thực hiện thẩm quyền trên cơ sở sáng kiến của công tố viên (proprio motu) ................ 92 3.3.3. TAHSQT thực hiện thẩm quyền trên cơ sở Nghị quyết của HĐBA ............................................... 95 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 100 CHƢƠNG 4 VẤN ĐỀ GIA NHẬP QUY CHẾ RÔM CỦA VIỆT NAM ................... 102 4.1. Những lợi ích của Việt Nam khi xem xét gia nhập Quy chế Rôm về TAHSQT .......... 102 4.2. Những thuận lợi và thách thức chung của việc gia nhập Quy chế Rôm về TAHSQT 106 4.2.1. Những thuận lợi chung cần tính đến khi Việt Nam xem xét gia nhập Quy chế Rôm ................... 106 4.2.2. Những thách thức chung mà các quốc gia phải tính đến khi xem xét gia nhập Quy chế Rôm .... 115 4.3. Những thuận lợi, thách thức đặc thù xuất phát từ những quy định và thực tiễn thực thi thẩm quyền của TAHSQT ....................................................................................................... 133 4.3.1. Những thuận lợi và thách thức xuất phát từ nguyên tắc thẩm quyền bổ sung của TAHSQT ...... 133 4.3.2. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định về thẩm quyền của TAHSQT, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới ..................................................................................... 135 4.4. Một số đề xuất, giải pháp.................................................................................................. 143 4.4.1. Đề xuất thời điểm và những điều kiện chính trị, xã hội cần thiết để Việt Nam gia nhập Quy chế Rôm ....................................................................................................................................................... 143 4.4.2. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc gia nhập Quy chế Rôm và việc thực thi thẩm quyền của TAHSQT ở Việt Nam ............................................................................................................................. 146 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................................ 154 KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................................... 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ....................................... 159 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 160 PHỤ LỤC LUẬN ÁN ...................................................................................................... 171 iii
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các tài liệu sử dụng trong luận án đều được trích dẫn rõ ràng. Các kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Nguyễn Thị Xuân Sơn iv
  5. Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các cán bộ của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong cả quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy giáo hướng dẫn: TS. Hoàng Ngọc Giao và PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết của các Thầy đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, động viên và đồng hành với tôi trong suốt quá trình nghiên cứu của mình. v
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN TAHSQT Tòa án Hình sự quốc tế theo Quy chế Rôm 1998 LHQ Liên hợp quốc ĐHĐ Đại hội đồng (Liên hợp quốc) HĐBA Hội đồng Bảo an (Liên hợp quốc) Quy chế Rôm Quy chế Rôm về Tòa án Hình sự quốc tế năm 1998 HC Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 Tòa Nuremberg Tòa án Quân sự quốc tế để xét xử công bằng, kịp thời và trừng trị những kẻ phạm tội phạm chiến tranh chủ chốt thuộc Phe Trục ở lục địa Châu Âu. Tòa Tokyo Tòa án Quân sự quốc tế tại khu vực Viễn Đông, 1945. Tòa Nam tư cũ Tòa án Hình sự quốc tế phụ trách xét xử các cá nhân bị truy tố về những hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế xảy ra trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ năm 1991 đến ngày 25 tháng 5 năm 1993. Tòa Ruanđa Tòa án Hình sự quốc tế phụ trách xét xử những người bị truy tố về tội diệt chủng và các vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế thực hiện trên lãnh thổ Ruanđa và những công dân Ruanđa bị truy tố về tội diệt chủng và các vi phạm đó thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia láng giềng, trong thời gian từ ngày 1 tháng 1 năm 1994 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994. vi
  7. Tòa Sierra Leon Tòa án đặc biệt cho Sierra Leon ngày 16 tháng 01 năm 2002. Veto Quyền phủ quyết của năm ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh). Ad hoc Có tính chất vụ việc, tạm thời, không thường trực. vii
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1. Hòa bình và công lý luôn được nhìn nhận như là hai mặt của một vấn đề, hòa bình là điều kiện cho công lý được thực thi và công lý sẽ góp phần đảm bảo một nền hòa bình bền vững. Từ bao đời nay, cộng đồng quốc tế luôn khao khát một nền hòa bình, tránh cho nhân loại phải đối mặt với các cuộc chiến tranh tàn khốc, nhưng xung đột vũ trang vẫn diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, với quy mô ngày càng gia tăng, đe dọa đến hòa bình và ổn định trên toàn thế giới. Trong bối cảnh này, công lý càng cần được đẩy mạnh nhằm trừng trị thích đáng những hành vi có tính chất tội phạm quốc tế nghiêm trọng, góp phần ngăn chặn, hạn chế các cuộc xung đột, xây dựng một nền pháp quyền cho cộng đồng quốc tế, hướng tới hòa bình, ổn định lâu dài. 2. Cho đến trước khi Tòa án Hình sự quốc tế (TAHSQT) theo Quy chế Rôm được thành lập năm 1998, cộng đồng quốc tế đã có những nỗ lực xây dựng các thiết chế tài phán hình sự quốc tế để xét xử những tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, các thiết chế đó được hình thành trong những hoàn cảnh cá biệt, chỉ có thẩm quyền giới hạn về không gian, thời gian nhất định, đồng thời còn chứa đựng nhiều bất cập trong cả tổ chức và hoạt động. 3. Trong bối cảnh đó, TAHSQT theo Quy chế Rôm ra đời nhằm đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng quốc tế về một thiết chế tài phán hình sự quốc tế đủ mạnh, độc lập, hiệu quả, có sự kế thừa các tòa án trước đó, vừa tôn trọng chủ quyền quốc gia, vừa thực hiện mục tiêu trừng trị tội phạm, mang lại công lý cho nhân loại. Theo quy định của Quy chế Rôm, TAHSQT có thẩm quyền xét xử những cá nhân đã thực hiện các tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất, bao gồm tội diệt chủng, tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại và tội 8
  9. xâm lược. Sự ra đời của TAHSQT đã đem lại nhiều giá trị mới mẻ, được đánh giá là một trong những bước phát triển quan trọng nhất của luật quốc tế kể từ khi Hiến chương Liên Hiệp Quốc ra đời năm 1945 đến nay. Quy chế Rôm hiện có 122 quốc gia thành viên và hàng chục quốc gia khác đã ký kết và đang chuẩn bị các thủ tục gia nhập, điều này chứng tỏ tầm quan trọng, sự ảnh hưởng của Quy chế Rôm ở quy mô toàn cầu. 4. Sự ra đời của TAHSQT là kết quả của một quá trình nghiên cứu, đàm phán, tranh luận lâu dài không chỉ của các quốc gia, mà còn của nhiều thành phần khác nhau như các học giả, chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội, nhân quyền. Cho đến nay, ngay cả sau khi Tòa án đã đi vào hoạt động và có một số lượng lớn các quốc gia tham gia, vẫn còn hàng loạt vấn đề mang tính lý luận, thực tiễn liên quan đến Tòa án tiếp tục được nghiên cứu, tranh luận. Trong đó, vấn đề mang tính sống còn, đồng thời cũng là chủ đề tranh luận gay gắt nhất trong cộng đồng quốc tế là về thẩm quyền của TAHSQT. Đối với các quốc gia thành viên, vấn đề đặt ra là làm sao để TAHSQT có thể thực hiện một cách hiệu quả thẩm quyền đã được thừa nhận theo Quy chế Rôm?, làm sao có thể vừa tôn trọng các quy định của Quy chế Rôm về thẩm quyền của Tòa án, vừa có thể bảo toàn một cách tốt nhất chủ quyền quốc gia của mình?. Hơn nữa, đối với các quốc gia này, các nghiên cứu, tranh luận cũng đặc biệt sôi nổi liên quan đến khả năng mở rộng thẩm quyền của Tòa án, chẳng hạn liên quan đến trường hợp tội phạm xâm lược, tội phạm khủng bố. Đối với các quốc gia chưa là thành viên của TAHSQT, thẩm quyền của TAHSQT là vấn đề có tính chất cốt lõi, quyết định khả năng gia nhập Quy chế Rôm của các quốc gia này. Có hàng loạt các câu hỏi liên quan đến thẩm quyền của Tòa án mà quốc gia cần phải cân nhắc khi xem xét gia nhập Quy 9
  10. chế Rôm: Liệu với nội dung, nguyên tắc và điều kiện thực hiện thẩm quyền của Tòa án như hiện nay, việc trở thành thành viên của Tòa án có đe dọa, làm ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia?. Liệu việc đứng ngoài Quy chế Rôm có tránh cho quốc gia khỏi mọi ảnh hưởng của việc thực hiện thẩm quyền của Tòa án?. Đâu là những cơ hội và thách thức của việc gia nhập Quy chế Rôm xét trên cả phương diện chính trị, ngoại giao, kinh tế và pháp lý?. Xét trên phương diện pháp lý, đâu là những thay đổi cần thiết về thể chế, quy định pháp luật trong nước mà quốc gia cần phải tiến hành để có thể vừa đồng thời tuân thủ Quy chế Rôm, góp phần vào việc giữ gìn hòa bình và công lý quốc tế, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được sự toàn vẹn của chủ quyền quốc gia và sự hoạt động ổn định của nền tư pháp trong nước?. Nghiên cứu tất cả những vấn đề trên thực sự là hoạt động cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. 5. Từng phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài và tàn khốc, hơn ai hết Việt Nam là quốc gia luôn hiểu được giá trị của hòa bình và công lý quốc tế. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã khẳng định chính sách nhất quán muốn làm bạn với tất cả các quốc gia, muốn là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Thực hiện chính sách này, Việt Nam đã tham gia vào hàng loạt các điều ước quốc tế về chống chiến tranh, đảm bảo an ninh quốc tế, bảo vệ quyền con người và nhân đạo quốc tế. Gần đây nhất, tại diễn đàn Toàn thể của Liên Hợp quốc, Thủ tướng Chính phủ chính thức tuyên bố Việt Nam đã sẵn sàng tham gia vào các hoạt động có mục đích nhân đạo, dân sự trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc. Tiếp đó, vào ngày 28/11/2013, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc. 6. Tích cực tham gia vào tiến trình thảo luận, đàm phán Quy chế Rôm, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa ký Quy chế, và do vậy chưa là thành viên của 10
  11. TAHSQT. Việc gia nhập Quy chế Rôm, trở thành thành viên của TAHSQT sẽ là một hoạt động nhằm tăng cường hình ảnh về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, công lý, khẳng định rõ hơn cam kết của Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ một quốc gia nào khác, sự gia nhập này cần phải được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trên mọi phương diện chính trị, ngoại giao, kinh tế và pháp lý. Trên phương diện pháp lý, việc nghiên cứu làm sáng tỏ tính chất, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện cũng như thực tế thực hiện thẩm quyền của TAHSQT, những hệ quả pháp lý trong nước có thể mang lại từ việc chấp nhận thẩm quyền của TAHSQT có ý nghĩa tiên quyết đối với quyết định gia nhập Quy chế Rôm của Việt Nam. Trên phương diện lý luận, những nghiên cứu này cũng là những đóng góp quan trọng trong việc phát triển khoa học luật quốc tế của Việt Nam nói chung và khoa học luật hình sự quốc tế của Việt Nam nói riêng. Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thẩm quyền của TAHSQT và vấn đề gia nhập của Việt Nam” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành luật quốc tế của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của thẩm quyền của các thiết chế tài phán hình sự quốc tế nói chung và thẩm quyền của TAHSQT nói riêng. Qua đó, nêu bật các đặc trưng về thẩm quyền của TAHSQT và những khả năng ràng buộc của việc thực hiện thẩm quyền của Tòa án đối với các quốc gia không thành viên. Đồng thời, luận án cũng phân tích bối cảnh của Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia để đánh giá những lợi ích, 11
  12. thách thức đối với Việt Nam trong việc xem xét gia nhập Quy chế Rôm về TAHSQT.  Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Tóm tắt, phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về thẩm quyền của TAHSQT, xác định các vấn đề nghiên cứu chính của luận án. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về thẩm quyền của các thiết chế tài phán hình sự quốc tế, từ đó có những khái quát hóa, đánh giá về sự phát triển về thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế qua các giai đoạn lịch sử. - Nghiên cứu, phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về thẩm quyền của TAHSQT bao gồm tính chất, nguyên tắc, nội dung, điều kiện và thực tiễn thực hiện thẩm quyền của Tòa án. - Nghiên cứu, đánh giá những cơ hội và thách thức của việc gia nhập Quy chế Rôm, trở thành thành viên của TAHSQT của Việt Nam, đặc biệt trong mối liên hệ với việc chấp nhận và thực hiện thẩm quyền của Tòa án. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những nhận định, kiến nghị, giải pháp về thời điểm thích hợp và một số bước chuẩn bị cần thiết của việc gia nhập Quy chế Rôm của Việt Nam. 3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của luận án Nghiên cứu Quy chế Rôm về TAHSQT là một một đề rất rộng bao gồm nhiều lực lĩnh khác nhau, dưới góc độ địa chính trị, kinh tế, xã hội và pháp lý. Tuy nhiên, với mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu dưới góc độ pháp lý, giới hạn ở những vấn đề sau: - Cơ sở lý luận và phạm vi thẩm quyền, đặc biệt là thẩm quyền xét xử của Tòa án Hình sự quốc tế; 12
  13. - Thực tiễn các quy định và việc thực hiện trên thực tế thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế; - Xem xét các khía cạnh tác động, các điều kiện liên quan đến quá trình gia nhập Quy chế Rôm của Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của luận án là triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đồng thời vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp và xu thế hội nhập quốc tế. Phương pháp cụ thể: Luận án sử dụng phương pháp đi từ những vấn đề chung, tổng quát đến các vấn đề riêng, cụ thể. Các phương pháp cụ thể khác cũng được ưu tiên sử dụng trong luận án như: phân tích, so sánh, tổng hợp, văn bản học, thống kê để giải quyết những vấn đề mà luận án đặt ra. Tác giả sử dụng một số lượng lớn các thông tin, báo cáo, thống kê cập nhật trên trang điện tử chính thức của Tòa án Hình sự quốc tế làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và đưa ra những luận chứng khoa học của cá nhân. Luận án có sự kế thừa một cách có chọn lọc những thành tựu của những công trình nghiên cứu có liên quan của các học giả trong nước và quốc tế, thông qua đó có sự bình luận, nhận định và đưa ra quan điểm khoa học cá nhân của tác giả. 5. Tính mới và những đóng góp của luận án - Góp phần làm sâu sắc hơn những khía cạnh lý luận và thực tiễn về thẩm quyền của các thiết chế tài phán hình sự quốc tế, đặc biệt là thẩm quyền của TAHSQT. - Góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm TAHSQT mặc dù chia sẻ 13
  14. những đặc thù chung về thẩm quyền với các thiết chế tài phán hình sự quốc tế trước đây, nhưng Tòa án vẫn chứa đựng những đặc điểm riêng biệt như tính chất độc lập, hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế và mang tính chất bổ sung. Với những đặc điểm nổi bật này, TAHSQT đã trở thành một thiết chế tài phán có sự ủng hộ và tham gia đông đảo của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. - Góp phần làm sâu sắc thêm luận chứng thẩm quyền TAHSQT không chỉ ràng buộc đối với công dân của các quốc gia thành viên, mà trong một số trường hợp, còn ảnh hưởng hay ràng buộc ngay cả với công dân của các quốc gia không thành viên của Quy chế Rôm. - Góp phần làm sáng tỏ thêm những cơ hội và thách thức của việc gia nhập Quy chế Rôm của Việt Nam, từ đó đề xuất việc thay vì có thể phải thụ động chịu sự ràng buộc thẩm quyền của Quy chế Rôm, để khẳng định chính sách hòa bình, hội nhập và trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế, Việt Nam nên sớm chủ động gia nhập Quy chế Rôm. - Luận án phân tích và làm rõ những lợi ích, thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập Quy chế Rôm, từ đó kiến nghị một số giải pháp cần thiết cho sự gia nhập này. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Một số vấn đề lý luận về thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế Chương 3: Thực trạng quy định và thực thi thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế Chương 4: Vấn đề gia nhập Tòa án Hình sự quốc tế của Việt Nam. 14
  15. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hoạt động nghiên cứu về các thiết chế tài phán hình sự quốc tế đã phát triển mạnh mẽ từ sau Đại chiến Thế giới lần Thứ nhất. Sau khi Quy chế Rôm được ký kết vào năm 1998, hoạt động nghiên cứu về TAHSQT thực sự bước vào giai đoạn mới, với hàng nghìn công trình, tài liệu ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Những công trình này có ý nghĩa khoa học, chính trị và pháp lý to lớn, góp phần vào sự phát triển các học thuyết, trường phái về luật quốc tế nói chung và luật hình sự quốc tế nói riêng. Có thể phân chia các công trình nghiên cứu dựa trên kết cấu nội dung của luận án thành ba nhóm sau đây: Nhóm thứ nhất, các công trình đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế thông qua việc thành lập và phát triển của các thiết chế tài phán có thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế, tiêu biểu như: - Ilias Bantekas và Susan Nash (2001), International Criminal Law (Luật hình sự quốc tế), Nxb Cavendish, London; - M. Cherif Bassiouni (2003), The introduction to the International Criminal Law (Giới thiệu về Luật hình sự quốc tế), Nxb Transnational, New York; - Antonio Cassesse (2003), International Criminal Law (Luật hình sự quốc tế), Nxb Oxford University Press, Oxford; - Kahn and Richard (2002), Các thiết chế xét xử hình sự quốc tế: 15
  16. những vấn đề thực tiễn, Nxb Sweet & Maxwell, London; - Sterling Paust, Leila Sadat và M. Cherif Bassiouni (2000), Luật hình sự quốc tế: các vụ việc và tài liệu, Nxb Carolina Academic, Durham; - Zappala (2003), Các tòa án Hình sự quốc tế và quyền con người, Nxb Oxford University, Oxford. Những công trình của các tác giả có uy tín này có thể được coi là những công trình tiêu biểu, nền tảng về lĩnh vực luật hình sự quốc tế nói chung, về thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế nói riêng. Nội dung chính được đề cập trong các công trình này bao gồm: Khái niệm các tội phạm quốc tế; đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển các tội phạm quốc tế; các tội phạm cụ thể như tội phạm chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại nhân loại, tội xâm lược; cơ sở, bối cảnh của sự ra đời của các thiết chế có thẩm quyền tài phán hình sự quốc tế; thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế trong mối liên hệ với thẩm quyền xét xử hình sự quốc gia; các cơ chế, nguyên tắc tố tụng trong hoạt động xét xử hình sự quốc tế. Với những nội dung trên, các tác giả đã phân tích, làm rõ từ những vấn đề lý luận chung nhất, nền tảng về sự hình thành, phát triển các thiết chế tài phán hình sự quốc tế đến những vấn đề cụ thể, điển hình như các tội phạm quốc tế, định nghĩa, phân loại và đặc trưng của các tội phạm này. Khi đề cập đến sự hình thành của các thiết chế tài phán hình sự quốc tế, các tác giả đã nêu bật ý nghĩa đặc trưng của từng loại tòa án trong những giai đoạn lịch sử đặc thù. Hơn nữa, những vấn đề cụ thể cũng đã được các tác giả khai thác và phân tích, dựa trên thực tiễn phát triển của các thiết chế tài phán hình sự quốc tế. Những vấn đề được đề cập chủ yếu gồm: mối quan hệ giữa thẩm quyền quốc tế và thẩm quyền quốc gia, các cơ sở pháp lý trong việc xác định thẩm quyền, các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các phiên tòa hình sự quốc tế. Liên quan đến phần luật hình sự quốc tế về nội dung, các tác giả còn tập trung làm 16
  17. rõ những vấn đề cơ bản trong việc xác định trách nhiệm hình sự quốc tế, đặc biệt phân tích và làm rõ trách nhiệm hình sự quốc tế của các cá nhân, là cơ sở cho các tòa án hình sự quốc tế xét xử những đối tượng này. Nhóm thứ hai, các công trình nghiên cứu về các nội dung liên quan trực tiếp đến thẩm quyền của TAHSQT, tiêu biểu như: - Hans Peter Kaul (2009), The International Criminal Court – Its relationship to domestic jurisdictions (Tòa án Hình sự quốc tế - Mối quan hệ của Tòa án với thẩm quyền của các toàn án trong nước), Nxb Martinus Nijhoff; - Héctor Olásolo (2005), The triggering procedure of the International Criminal Court (Thủ tục khởi tố vụ án của Tòa án hình sự quốc tế), Nxb Martinus Nijhoff ; - Roy S. Lee (1999), The International Criminal Court, The Making of the Rôm Statute, Issues, Negotiations, Result (Tòa án Hình sự quốc tế, quá trình hình thành Quy chế Rôm những vấn đề, các cuộc đàm phán và kết quả), Nxb Kluwer Law International. - Markus Benzig, Max Planck (2003), The Complementarity Regime of the International Criminal Court: International Criminal Justice between State Sovereignty and the Fight Against Impunity (Thẩm quyền bổ sung của Tòa án Hình sự quốc tế: Công lý Hình sự quốc tế giữa chủ quyền quốc gia và cuộc chiến chống lại việc không bị trừng phạt), Yearbook of United Nations Law; - Sharon Williams and William Schabas (2008), Commentary on the Rome Statute of the International Criminal Court: Observers Notes (Bình luận về Quy chế Rôm, Tòa án Hình sự quốc tế), Nxb Otto Triffterer. Đây là những công trình được xuất hiện trong giai đoạn từ khi Quy chế Rôm được thông qua cho đến giai đoạn TAHSQT thực hiện những hoạt động 17
  18. đầu tiên. Chính vì vậy, những công trình này bên cạnh đề cập đến những vấn đề lý luận về sự hình thành, ra đời của TAHSQT, còn tập trung và phân tích và đánh giá những vụ việc mà TAHSQT đã thụ lý và đang giải quyết. Những tài liệu này nghiên cứu tập trung vào những nội dung liên quan đến thẩm quyền bổ sung, các điều kiện thụ lý vụ án, các tội phạm thuộc thẩm quyền của TAHSQT. Những nội dung này được phân tích theo một quá trình từ những Hội nghị xây dựng Quy chế Rôm, cho đến Hội nghị thông qua Quy chế Rôm về TAHSQT và những nội dung về thẩm quyền được đề cập trong Quy chế Rôm. Thông qua những nghiên cứu trên, các tác giả đã đưa ra những đánh giá, nhận định về tính hiệu quả của TAHSQT thông qua việc phân tích, bình luận các vụ việc và hoạt động trên thực tế của Tòa án. Nhóm thứ ba, bao gồm các công trình nghiên cứu về lập trường, quan điểm, kinh nghiệm của các quốc gia, khu vực liên quan đến thẩm quyền của TAHSQT, với các công trình tiêu biểu như: - Hội Luật gia Việt Nam (2008), Quan điểm của Cộng đồng Châu Âu về Tòa án Hình sự quốc tế, trong Gia nhập và thực thi Quy chế Rôm về Tòa án Hình sự quốc tế, Quan điểm và kinh nghiệm của một số gia trên thế giới, Nxb Hồng Đức; - Jianping, Wang Zhixiang (2005), “China's Attitude towards the ICC” (Thái độ của Trung Quốc đối với Tòa án Hình sự quốc tế), Tạp chí Công lý Hình sự quốc tế, Trung Quốc; - Mark Findla (2010), “The Challenge for Asian Jurisdictions in the Development of International Criminal Justice” (Thách thức về thẩm quyền của các nước ASEAN trong sự phát triển của công lý hình sự quốc tế), Tạp chí Luật Sydney; - Yasushi Higashizawa (2007), Báo cáo Hội thảo “Kinh nghiệm của 18
  19. Nhật Bản về việc chuẩn bị gia nhập Quy chế Rôm”, Hội thảo về Tòa án Hình sự quốc tế, ngày 3 - 4/2/2007, Bắc Kinh, Trung Quốc. - Francis Y. Choi (2007), Báo cáo Hội thảo “Luật thi hành Quy chế Rôm về Tòa án Hình sự quốc tế của Hàn Quốc”, Hội thảo chiến lược khu vực Châu Á, 7-9/5/2007, Jakarta, Indonesia. - Yoon-Sang. Choi, Báo cáo Hội thảo “Tiến trình phê chuẩn, ban hành Luật Thi hành Quy chế Rôm và kế hoạch tương lai (của/ về) Tòa án Hình sự quốc tế của Hàn Quốc”, Hội thảo chiến lược khu vực Châu Á, 7-9/5/2007, Jakarta, Indonesia. - Jennifer K. Elsea (2006), Báo cáo trình Thượng viện của Cơ quan nghiên cứu của Thượng viện Hoa Kỳ “Chính sách của Hoa Kỳ về Tòa án Hình sự quốc tế”. Những công trình này về cơ bản được chia ra thành hai trường phái, quan điểm. Trường phái thứ nhất, ủng hộ cho sự ra đời, hoạt động của TAHSQT và khuyến khích việc gia nhập của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Theo các tác giả này, việc gia nhập một cách phổ biến của các quốc gia là điều kiện cần thiết để tòa án mang tính phổ cập, có thể thực hiện việc xét xử các tội phạm quốc tế ở mọi nơi trên thế giới, chấm dứt tình trạng không bị trừng phạt. Trường phái thứ hai, nghiêng về việc phê phán những tồn tại của TAHSQT và cảnh báo cho những quốc gia chưa gia nhập cần xem xét và tính đến những yếu tố cốt lõi như chủ quyền quốc gia, thẩm quyền xét xử hình sự riêng biệt của các quốc gia, vấn đề can thiệp vào các công việc nội bộ của các quốc gia. Các quốc gia ở khu vực Châu Âu luôn thể hiện sự ủng hộ và nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa của TAHSQT, Tòa án sẽ thúc đẩy việc áp dụng và tôn trọng Luật Nhân đạo và Nhân quyền quốc tế. Các quốc gia Châu Âu luôn kỳ vọng Tòa án sẽ phục vụ lợi ích chung, và khẳng định nguyên tắc xét 19
  20. xử bổ sung là một trong những điểm thành công nổi bật của Tòa án. Ngược lại, Hoa Kỳ luôn giữ thái độ thận trọng, dè dặt với TAHSQT, do những lo ngại về thẩm quyền xét xử của Tòa đối với công dân các quốc gia không thành viên, việc truy tố có thể mang tính chính trị, sự lạm quyền của Công tố viên, thiếu cơ chế đảm bảo một phiên tòa công bằng. Một số công trình đã phân tích và đánh giá một cách khách quan, khoa học về thái độ, quan điểm của các quốc gia Châu Á đối với TAHSQT, và chia sẻ những kinh nghiệm của các quốc gia này trong tiến trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc gia nhập cũng như thực thi Quy chế Rôm. Tóm lại, khi nghiên cứu về TAHSQT, các học giả nước ngoài đã thể hiện một cách sinh động và hiện thực từ vấn đề lý luận đến thực tiễn hoạt động của Tòa án như lịch sử hình thành, phát triển đến các vấn đề pháp lý chuyên sâu như thẩm quyền bổ sung, các vấn đề thụ lý vụ án, mối liên hệ giữa Tòa án và các vấn đề chủ quyền quốc gia, các nghĩa vụ của các quốc gia thành viên và không thành viên của Tòa án. Hơn nữa, các học giả cũng tập trung nghiên cứu về quan điểm, thái độ của các quốc gia, các khu vực đối với TAHSQT và đã có những lý giải, phân tích, đánh giá dựa trên những cơ sở khoa học pháp lý quốc tế cũng như bối cảnh chính trị, xã hội đặc thù. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên của các nhà khoa học trên thế giới chưa đề cập một cách hệ thống và toàn diện về lý luận thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế, với các nội dung như phân loại thẩm quyền, xác định các đặc trưng, tính chất của thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế. Bên cạnh đó, việc đánh giá những lợi ích, cơ hội cho trường hợp cụ thể của Việt Nam trong quá trình xem xét về khả năng gia nhập Quy chế Rôm cũng chưa được nghiên cứu trong các công trình của các học giả nước ngoài. 1.2 Tình hình nghiên cứu ở việt nam Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về lĩnh vực luật hình sự quốc tế cũng như 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2