Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam
lượt xem 2
download
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự cũng như lý luận và thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ở nước ta.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN DIỄN THI HµNH NGHÜA Vô D¢N Sù TRONG B¶N ¸N Vµ QUYÕT §ÞNH H×NH Sù CñA TßA ¸N ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - 2014
- Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn V¨n DiÔn
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM ............................................................ 6 1.1. KHÁI NIỆM NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ .................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm hình phạt tiền và căn cứ áp dụng hình phạt tiền ................. 6 1.1.2. Khái niệm hình phạt tịch thu tài sản và căn cứ áp dụng hình phạt tịch thu tài sản ..................................................................................... 10 1.1.3. Khái niệm quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự và căn cứ áp dụng quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự ..... 12 1.1.4. Khái niệm nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ............ 13 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ................................................................... 13 1.3. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ............................ 14 1.3.1. Khái niệm thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ................................................................................................. 14 1.3.2. Đặc điểm thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ................................................................................................. 20
- 1.4. CƠ SỞ CỦA QUI ĐỊNH THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ................................... 20 1.4.1. Cơ sở của qui định nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ...... 20 1.4.2. Cơ sở của qui định thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ......................................................................................... 24 1.5. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUI ĐỊNH THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ............................................................................................. 26 1.5.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1989 ................................................................ 26 1.5.2. Giai đoạn từ 01/01/1990 - 30/6/1993 .................................................. 30 1.5.3. Giai đoạn từ 1993 đến nay .................................................................. 32 1.6. LUẬT CỦA MỘT SỐ NƢỚC VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ .................. 38 1.6.1. Thi hành án công ................................................................................. 38 1.6.2. Tổ chức thi hành án bán công ............................................................. 39 1.6.3. Tổ chức thi hành án tƣ nhân................................................................ 40 Chương 2: QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM .................. 41 2.1. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ................................................. 41 2.1.1. Qui định pháp luật về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại chủ động thi hành án ............................................. 41 2.1.2. Qui định pháp luật về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại thi hành án theo đơn yêu cầu ................................ 45 2.2. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ............................ 51
- 2.2.1. Qui định pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại thi hành án chủ động ........................... 51 2.2.2. Qui định pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại thi hành án theo đơn yêu cầu .............. 53 2.3. ƢU ĐIỂM, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...................... 55 2.3.1. Ƣu điểm............................................................................................... 55 2.3.2. Tồn tại ................................................................................................. 56 2.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 57 2.4. THỰC TIỄN THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ ........ 61 2.4.1. Thực tiễn thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ......................................................................................... 61 2.4.2. Một số ví dụ cụ thể .............................................................................. 66 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM .................................................................... 78 3.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÒA ÁN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TIỀN, HÌNH PHẠT TỊCH THU TÀI SẢN VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ KHÁC ........................................................................ 78 3.1.1. Hình phạt tiền ...................................................................................... 78 3.1.2. Hình phạt tịch thu tài sản .................................................................... 79 3.1.3. Các quyết định dân sự khác ................................................................ 81 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................. 82
- 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật ........................................................................... 82 3.2.2. Hoàn thiện cơ sở vật chất .................................................................... 86 3.2.3. Hoàn thiện về bộ máy tổ chức, con ngƣời .......................................... 86 3.2.4. Tăng cƣờng sự phối hợp của các cơ quan liên quan ........................... 88 3.2.5. Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ..................... 89 3.2.6. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự .................................................................. 92 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 96
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về số việc) 62 Bảng 2.2: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về tiền) 64 Bảng 2.3: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về số việc) từ 01/10/2013 đến 31/3/2014 65 Bảng 2.4: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về tiền) từ 01/10/2013 đến 31/3/2014 65 Bảng 3.1: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền ở nƣớc ta giai đoạn 2008-2013 78 Bảng 3.2: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản ở nƣớc ta giai đoạn 2008-2013 79 Bảng 3.3: Số bị cáo bị áp dụng các quyết định dân sự khác ở nƣớc ta giai đoạn 2008-2013 81
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự mang tính quyền lực nhà nƣớc nhằm thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong thực tiễn. Nhiệm vụ của giai đoạn này nhằm thi hành các hình phạt tiền, tịch thu tài sản và thi hành các quyết định dân sự khác mà Tòa án áp dụng đối với ngƣời bị kết án. Đó cũng chính là việc tƣớc bỏ một phần hay toàn bộ tài sản của ngƣời bị kết án để sung quỹ Nhà nƣớc hoặc để thu hồi, khắc phục những hậu quả về vật chất mà ngƣời phạm tội đã gây ra; bảo đảm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân góp phần giữ vững kỷ cƣơng, phép nƣớc, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Với ý nghĩa là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự có mối quan hệ hữu cơ với các giai đoạn tố tụng: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Nếu mục đích của thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự không đạt đƣợc thì hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử trƣớc đó cũng trở nên vô nghĩa. Thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự đã bộc lộ một số mặt hạn chế, bất cập, chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Do vậy việc nghiên cứu đề tài: "Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam" để trên cơ sở đó giải quyết các vƣớng mắc trong lý luận và thực tiễn và góp phần hoàn thiện hơn về mặt lập pháp các qui định thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay các nhà luật học đã có tƣơng đối nhiều công trình nghiên 1
- cứu, bài viết về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự trên các sách báo, tạp chí (Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí kiểm sát, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tạp chí luật học v.v...). Tuy nhiên các công trình, bài viết mới chỉ đi vào những vấn đề chung mà chƣa đi sâu vào việc nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng nhƣ những bất cập đang tồn tại trong thực tiễn. Trong các giáo trình giảng dạy cũng chỉ đề cập rất ít và ở góc độ cơ bản về vấn đề này. Tác giả của luận văn có thể nêu một vài ví dụ các công trình, bài viết sau: GS.TSKH Lê Cảm: "Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự", Tạp chí Kiểm sát, số 02/2004; PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí: "Bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự", Tạp chí Khoa học, (Luật học), số 26, 2010; Hoàng Thị Sơn: "Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự", Tạp chí Luật học, số 6, 1998, Nguyễn Thanh Thủy: "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự", Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2001; Lê Kim Dung: "Civil Execution in ViêtNam; Reality Problems and Suggestion Towrds a WellFunctioning System" (Thi hành án dân sự Việt Nam; thực tiễn, vấn đề và những gợi ý hướng tới một hệ thống hoàn thiện), Luận văn thạc sĩ Luật học, 2002; Lê Xuân Hồng: "Xã hội hóa một số nội dung thi hành án dân sự", Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2002; Nguyễn Quang Thái: "Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003; Yến Minh: "Luật thi hành án dân sự còn nhiều bất cập", báo điện tử Bắc Ninh, ngày 21/8/2012; "Công tác thi hành án dân sự còn nhiều vướng mắc, bất cập", đăng trên trang thông tin điện tử của Tổng Cục thi hành án dân sự - Bộ Tƣ pháp ngày 13/08/2013 v.v... Các công trình nói trên đã đề cập đến các 2
- khía cạnh khác nhau của việc thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách tƣơng đối toàn diện và tƣơng đối có hệ thống về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án và các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án dƣới cấp độ một luận văn thạc sĩ Luật học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự cũng nhƣ lý luận và thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ở nƣớc ta. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, tác giả của luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự cũng nhƣ lý luận và thực tiễn về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án. - Đánh giá thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án; nêu ra mặt đƣợc, mặt chƣa đƣợc của việc thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là qui định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án bao gồm các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự và thực tiễn áp dụng. Luận văn cũng đồng thời nghiên cứu thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là qui định của pháp luật và thực tiễn thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự với thời gian từ năm 2005 đến năm 2013. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, về chính sách thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án. Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở quán triệt các nghị quyết và chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc về pháp luật hình sự và pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án. Cơ sở thực tiễn của các báo cáo chuyên đề vÒ thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án, của Tổng Cục thi hành án dân sự - Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, Vụ Kiểm sát thi hành án - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao v.v... Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp sau: phƣơng pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgíc, so sánh, thống kê. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình 4
- sự của tòa án ở Việt Nam. Việc đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án có ý nghĩa góp phần hoàn thiện các qui định của pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án, hƣớng dẫn áp dụng thống nhất các qui định về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án, giúp cơ quan thi hành án có các biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội trở thành ngƣời có ích và tái hòa nhập với xã hội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam. Chương 2: Qui định pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam. 5
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ 1.1.1. Khái niệm hình phạt tiền và căn cứ áp dụng hình phạt tiền 1.1.1.1. Khái niệm hình phạt tiền Theo Điều 26 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009, định nghĩa: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được qui định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định” [29]. Mục đích của hình phạt là nhằm trừng trị ngƣời phạm tội, giáo dục họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội đồng ngoài ra còn nhằm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Mặc dù đƣợc ghi nhận khá sớm trong pháp luật hình sự, song vẫn chƣa có một khái niệm pháp lý chính thức nào về hình phạt tiền trong các văn bản pháp luật hình sự và cho đến nay hình phạt tiền mới chỉ đƣợc ghi nhận trong các giáo trình, sách báo pháp lý chuyên ngành. Có thể kể đến một số quan điểm sau: - Phạt tiền là một loại hình phạt đƣợc áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, khi hình phạt chính là loại hình phạt khác. Phạt tiền do Tòa án quyết định trong những trƣờng hợp do luật định mà theo đó ngƣời bị kết án bị tƣớc một số tiền tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm, đồng thời xem xét đến tình hình tài sản của ngƣời bị kết án và sự biến động của giá cả. - Phạt tiền là hình phạt không tƣớc tự do, nhẹ hơn hình phạt cải tạo 6
- không giam giữ, buộc ngƣời bị kết án phải nộp sung công quỹ nhà nƣớc một khoản tiền nhất định. - Phạt tiền là hình phạt tƣớc của ngƣời phạm tội một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nƣớc. Các khái niệm trên mặc dù đã cố gắng chỉ ra các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của hình phạt tiền nhƣng còn dài dòng, chƣa phù hợp với một khái niệm mang tính chất pháp lý. Khái niệm "Phạt tiền là hình phạt tƣớc của ngƣời phạm tội một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nƣớc" sử dụng thuật ngữ pháp lý "ngƣời phạm tội" để chỉ đối tƣợng bị áp dụng hình phạt tiền là chƣa hợp lý vì chỉ những ngƣời bị Tòa án quyết định áp dụng hình phạt tiền mới bị tƣớc một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nƣớc. Do vậy, sẽ là chính xác hơn nếu sử dụng thuật ngữ "ngƣời bị kết án" thay cho thuật ngữ "ngƣời phạm tội". Phạt tiền là hình phạt đƣợc qui định trong Bộ luật hình sự Việt Nam tƣớc đi của ngƣời bị kết án một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nƣớc là khái niệm ngắn gọn phản ánh tƣơng đối đầy đủ các dấu hiệu đặc trƣng cũng nhƣ nội dung pháp lý của hình phạt tiền. 1.1.1.2. Căn cứ áp dụng hình phạt tiền Theo qui định của Điều 26 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009: 1. Hình phạt chính bao gồm: ... b) Phạt tiền; ... 2. Hình phạt bổ sung bao gồm: ... e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; [29]. Trong hệ thống hình phạt Việt Nam, hình phạt tiền có thể đƣợc áp 7
- dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Trong tổng số 272 điều luật qui định về tội phạm cụ thể, số điều luật qui định hình phạt tiền là hình phạt chính có 74/272 chiếm tỷ lệ 27,2%. Khoản 1 Điều 30 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 qui định căn cứ để áp dụng phạt tiền là hình phạt chính nhƣ sau: “1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này qui định” [29]. Nhƣ vậy, phạt tiền đƣợc qui định là hình phạt chính cho ba nhóm tội phạm sau: + Nhóm tội phạm có tính chất vụ lợi, ví dụ nhƣ: tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; tội đầu cơ; tội trốn thuế; tội lừa dối khách hàng... + Nhóm tội phạm dùng tiền làm phương tiện phạm tội, ví dụ nhƣ: tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc; tội gá bạc... + Nhóm tội phạm khác: đây là một số tội tuy không thuộc hai trƣờng hợp trên nhƣng nhà làm luật thấy rằng cần thiết áp dụng phạt tiền là hình phạt chính đối với ngƣời phạm tội nhằm đạt đƣợc tối đa mục đích của hình phạt. Ví dụ nhƣ: tội gây rối trật tự công cộng; tội hành nghề mê tín dị đoan; tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; tội vi phạm qui chế về khu vực biên giới; tội xuất nhập cảnh trái phép; tội ở lại nƣớc ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép... Ngoài ra để quyết định áp dụng phạt tiền là hình phạt chính thì phải căn cứ theo qui định chung tại Điều 45 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào qui định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự” [29]. 8
- Một điều kiện không thể bỏ qua khi quyết định áp dụng phạt tiền là hình phạt chính là điều kiện kinh tế của ngƣời phạm tội phải có khả năng thực hiện nộp một khoản tiền nhất định theo hình thức một lần hay nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định. Phạt tiền còn đƣợc áp dụng là hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt Việt Nam. Khoản 2 Điều 30 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 qui định căn cứ để áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung nhƣ sau: “2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này qui đinh” [29]. Trong tổng số 272 điều luật qui định về tội phạm cụ thể, số điều luật qui định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung có 111/272 chiếm tỷ lệ 40,8%. Phạt tiền là đƣợc qui định là hình phạt bổ sung cho ba nhóm tội phạm sau: + Nhóm tội phạm về tham nhũng, ví dụ nhƣ: tội tham ô; tội nhận hối lộ; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ... + Nhóm tội phạm về ma túy, ví dụ nhƣ: tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ... + Nhóm tội phạm khác: đây là một số tội tuy không thuộc hai trƣờng hợp trên nhƣng nhà làm luật thấy rằng cần thiết áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với ngƣời phạm tội nhằm đạt đƣợc tối đa mục đích trừng trị ngƣời phạm tội và mục đích phòng chống tội phạm. Ví dụ nhƣ: tội mua bán ngƣời; tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; tội vu khống và một số tội phạm về xâm phạm sở hữu... Để áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung thì Tòa án còn căn cứ vào qui định chung tại Điều 45 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009. Điểm khác biệt so với trƣờng hợp áp dụng phạt tiền là hình phạt chính 9
- thì khi áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung, điều kiện kinh tế của ngƣời phạm tội không phải là điều kiện bắt buộc để áp dụng. 1.1.2. Khái niệm hình phạt tịch thu tài sản và căn cứ áp dụng hình phạt tịch thu tài sản 1.1.2.1. Khái niệm hình phạt tịch thu tài sản Theo Điều 26 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009, định nghĩa: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được qui định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định” [29]. Mục đích của hình phạt là nhằm trừng trị ngƣời phạm tội, giáo dục họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội đồng ngoài ra còn nhằm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Điều 40 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009, định nghĩa: “Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước” [29]. Tịch thu tài sản là biện pháp cƣỡng chế rất nghiêm khắc về mặt kinh tế. So sánh với các hình phạt chính không tƣớc quyền tự do và cả với một số hình phạt bổ sung khác thì hình phạt tịch thu tài sản còn nghiêm khắc hơn rất nhiều. Tính nghiêm khắc của hình phạt này thể hiện ở chỗ ngƣời bị kết án có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của họ sung vào quỹ Nhà nƣớc, nhằm mục đích triệt để thu hồi các tài sản của ngƣời bị kết án do thu lợi bất chính mà có, đồng thời triệt tiêu cơ sở kinh tế của họ nhằm ngăn ngừa họ có thể sử dụng các tài sản đó vào hoạt động phạm tội, gây nguy hại cho xã hội, thông qua đó giáo dục ngƣời bị kết án ý thức tôn trọng pháp luật, không phạm tội mới và răn đe những ngƣời có nguy cơ phạm tội trong xã hội, thực hiện phòng ngừa chung trong xã hội. Nhƣ vậy, chức năng cơ bản của loại hình phạt này là chức năng phòng ngừa tội phạm. 10
- 1.1.2.2. Căn cứ áp dụng hình phạt tịch thu tài sản Theo qui định tại điểm đ khoản 2 Điều 26 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 thì tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung nên chỉ đƣợc áp dụng cùng các hình phạt chính chứ không đƣợc áp dụng một cách độc lập. Trong tổng số 272 điều luật qui định về tội phạm cụ thể, số điều luật có qui định hình phạt tịch thu tài sản là 42/272 chiếm tỷ lệ 15,44%. Điều 40 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 qui định điều kiện áp dụng hình phạt tịch thu tài sản nhƣ sau: Tịch thu tài sản chỉ đƣợc áp dụng đối với ngƣời bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng trong trƣờng hợp do Bộ luật này qui định. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho ngƣời bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống [29]. Nhƣ vậy với ngƣời bị kết án về tội ít nghiêm trọng không bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản. Ngoài ra thể hiện tính nhân đạo của Nhà nƣớc ta thì trong trƣờng hợp ngƣời bị kết án bị tịch thu toàn bộ tài sản các cơ quan tố tụng trong quá trình thực hiện vẫn phải để cho ngƣời bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống. Các tội có thể bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản là các tội thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia theo nhƣ qui định của Điều 92 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009; các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội về ma túy; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; các tội về chức vụ. Tài sản bị tịch thu phải thuộc sở hữu của ngƣời bị kết án hoặc tài sản ngƣời phạm tội có đƣợc do thu lời bất chính nhƣng cơ quan chức năng không thể chứng minh đƣợc. 11
- 1.1.3. Khái niệm quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự và căn cứ áp dụng quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự 1.1.3.1. Khái niệm quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự Quyết định dân sự nhƣ quyết định về án phí; các quyết định dân sự thuộc phần các biện pháp tƣ pháp qui định trong chƣơng VI Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 nhƣ: quyết định tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41); quyết định trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại; quyết định buộc công khai xin lỗi (Điều 42). 1.1.3.2. Căn cứ áp dụng quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự Cơ sở pháp lý để thực hiện vấn đề này là Bộ luật tố tụng hình sự. Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nhƣ sau: Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đƣợc tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trƣờng hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thƣờng, bồi hoàn mà chƣa có điều kiện chứng minh và không ảnh hƣởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đây là điều luật mới, đƣợc bổ sung vào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Các hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc nói chung và của các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng đều cần một khoản chi phí nhất định. Chính vì vậy mà Nhà nƣớc buộc ngƣời bị kết án phải chịu một khoản chi phí là án phí để bù đắp các chi phí tiến hành tố tụng hình sự. Ngƣời phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm nếu có lỗi và làm phát sinh các thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng và danh dự, nhân phẩm của ngƣời khác nên ngoài trách nhiệm hình sự còn phải chịu trách nhiệm về dân sự. Khi các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh, giải quyết trách nhiệm hình sự cũng phải chứng minh, giải quyết các quan hệ dân sự phát sinh do 12
- hành vi phạm tội và đó là các căn cứ áp dụng quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự nhƣ quyết định: trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại, công khai xin lỗi. 1.1.4. Khái niệm nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự Hình phạt phạt tiền và tịch thu tài sản dù với vai trò là hình phạt chính hoặc bổ sung do Tòa án quyết định trong bản án, quyết định hình sự thì đều dẫn đến một hậu quả là tƣớc bỏ của ngƣời bị kết án một phần hoặc toàn bộ tài sản, tiền nên về bản chất dƣới góc độ pháp luật dân sự thì đó lại là các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định hình sự trong bản án, quyết định hình sự và ngoài ra còn nhiều nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định dân sự khác mà tòa án quyết định buộc ngƣời bị kết án phải chịu. Các quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự nhƣ trên sau khi đƣợc Tòa án quyết định áp dụng thì phát sinh các nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự mà ngƣời bị kết án phải thi hành. Do đó có thể đƣa ra khái niệm nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự nhƣ sau: Nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là các nghĩa vụ phát sinh từ các quyết định về hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác do Tòa án quyết định trong bản án, quyết định hình sự đối với người bị kết án mà người bị kết án phải chấp hành. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ Các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, quyết định án phí trong bản án, quyết định hình sự là các hình phạt thể hiện tính tuyệt đối quyền lực Nhà nƣớc, ngƣời bị kết án sẽ bị Tòa án quyết định áp dụng mà không có bất cứ sự thỏa thuận nào trong quá trình tố tụng. Sau khi các quyết định này có hiệu lực pháp luật thì ngƣời bị kết án phải thi 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn