Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ nội dung, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định về thi hành pháp luật cổ phần hoá của DNNN dưới góc độ pháp lý trên cơ sở đó phân tích các quan điểm hiện hành và thực tiễn áp dụng cổ phần hoá DNNN ở nước ta nói chung và VNPT nói riêng, từ đó tìm ra những khó khăn, vướng mắc, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện và thi hành pháp luật cổ phần hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DOÃN THỊ DUNG Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Huy Cương HÀ NỘI - 2010
- Mục lục DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Trang Danh mục bảng biểu Mở đầu Chương 1- Khái quát chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 10 tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 1.1 Sự cần thiết và chủ trương cổ phần hóa doanh 10 nghiệp nhà nước tại VNPT 1.1.1 Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại 10 VNPT 1.1.2 Chủ trương và định hướng cổ phần hóa doanh 15 nghiệp nhà nước tại VNPT 1.2 Những đặc thù cần chú ý trong việc cổ phần hóa 17 doanh nghiệp nhà nước tại VNPT 1.3 Thực hiện chủ trương cổ phần hóa tại Tập đoàn Bưu 20 chính Viễn thông Việt Nam Chương 2 Thực trạng thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp 21 nhà nước tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 2.1 Khái quát chung về pháp luật cổ phần hóa doanh 21 nghiệp nhà nước 1
- 2.1.1 Khái niệm và bản chất của cổ phần hóa doanh 21 nghiệp Nhà nước 2.1.2 Chính sách và các quy định của pháp luật Việt Nam 22 về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Những thành tựu và những hạn chế trong việc thực 2.1.3 38 hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay. 2.2 Những thuận lợi và khó khăn của Tập đoàn Bưu 43 chính Viễn thông Việt Nam trong việc thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Những thuận lợi trong công tác cổ phần hóa doanh 2.2.1 43 nghiệp nhà nước thuộc VNPT 2.2.2 Những kết quả thực hiện các chính sách, pháp luật trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà 45 nước tại VNPT 2.3 Những khó khăn trong việc thi hành pháp luật cổ 54 phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại VNPT Chương 3 Kiến nghị hoàn thiện và thi hành pháp luật cổ phần hóa 62 doanh nghiệp nhà nước tại VNPT 3.1 Nguyªn nh©n cña nh÷ng khã kh¨n trong viÖc thi 62 hµnh cæ phÇn hãa doanh nghiÖp nhµ n-íc t¹i VNPT 3.2 KiÕn nghÞ hoµn thiÖn ph¸p luËt cæ phÇn hãa doanh 62 nghiÖp nhµ n-íc 2
- 3.3 KiÕn nghÞ thi hµnh ph¸p luËt cæ phÇn hãa Doanh 72 nghiÖp nhµ n-íc Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 77 3
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Giải thích 1 VNPT : Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 2 VNPT VTV : Tổng công ty Viễn thông vùng 3 BCVT : Bưu chính Viễn thông 4 CPH : Cổ phần hoá 5 DNNN : Doanh nghiệp nhà nước 6 CNV : Công nhân viên 7 ĐMQLDN : Đổi mới quản lý doanh nghiệp 8 CP : Cổ phần 4
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Danh mục sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 19 Danh môc b¶ng Bảng 2.1 Báo cáo số lượng, quy mô các doanh nghiệp cổ phần hóa 46-47 Bảng 2.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trong các doanh nghiệp cổ phần 50-51 hóa Tình hình hoạt động của doanh nghiệp cổ phần hóa Bảng 2.3 53 5
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu cấp bách của nước ta hiện nay. Doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, được nhà nước giao phó vai trò chủ đạo và được nhà nước đầu tư một khối lượng vốn lớn. Song trên thực tế doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn chưa thực sự phát huy tốt vai trò nòng cốt, đa số DNNN làm ăn thua lỗ, gây thất thoát tài sản nhà nước một cách nghiêm trọng. Mục tiêu của quá trình đổi mới DNNN là từng bước phát huy có hiệu quả vai trò của DNNN để nhà nước chi phối, điều tiết sự phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Cổ phần hóa là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, một trong các giải pháp quan trọng tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với DNNN mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn…".[16 tr85-86] Cổ phần hóa DNNN mở ra triển vọng xây dựng thị trường vốn lành mạnh và phong phú. Cổ phần hóa DNNN cũng tạo điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân. Thông qua quá trình “cổ phần hóa” chúng ta có điều kiện cấu trúc lại nền kinh tế quốc dân phân bố theo nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, và từ đó tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh trên những mũi nhọn hàng đầu. Như vậy, kinh tế quốc doanh sẽ đảm bảo được vai trò là công cụ điều tiết mà không cần quá nhiều lĩnh vực, quá nhiều ngành nghề, khiến phải đầu tư vốn tràn lan không nắm chắc được hiệu quả, dễ gây thất thoát và thiệt hại. 6
- Việc cổ phần hóa DNNN còn góp phần cải tiến quản lý kinh tế có hiệu quả hơn, bởi nó khẳng định vai trò của Hội đồng quản trị, là tổ chức thay mặt các cổ đông, quản lý với tư cách người chủ thực sự của doanh nghiệp, với động cơ tất cả vì hiệu quả của đồng vốn, vì quyền lợi và lợi nhuận của các cổ đông. Cổ phần hóa giúp cho người lao động ở đó thực hiện quyền làm chủ tốt hơn. Việc cổ phần hóa các DNNN cũng tạo điều kiện làm cho cạnh tranh lành mạnh và phân phối thỏa đáng lợi nhuận thu được (theo vốn góp, theo năng suất và hiệu quả lao động), giúp cho việc xây dựng các quỹ phúc lợi (như quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ tiết kiệm tương trợ trong doanh nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm thất nghiệp,...) bảo đảm thực hiện tốt các chính sách xã hội. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá DNNN là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Trong đó có đông đảo người lao động để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật đối với công ty nhà nước. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, bao gồm trực tiếp thực hiện các hoạt động 7
- đầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác trong các ngành, nghề lĩnh vực sau: Dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin; Dịch vụ truyền thông; Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông và CNTT; Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông và CNTT; Dịch vụ tài chính, tín dụng ngân hàng; dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. Quá trình cổ phần hoá DNNN những năm qua ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói riêng cho thấy đây là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp và nhạy cảm như: Vấn đề sở hữu, vấn đề chủ đạo của kinh tế nhà nước, hậu quả xã hội đối với người lao động, luôn luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Thi hành pháp luật cổ phần hoá DNNN hiện nay ở nước ta nói chung và ở Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam nói riêng, để từ đó rút ra một số kiến nghị nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các DNNN thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam(VNPT) có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Đi sâu nghiên cứu và khẳng định sự đúng đắn của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cổ phần hoá DNNN. Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ nội dung, cơ sở lý luận và thực tiễn của 8
- các quy định về thi hành pháp luật cổ phần hoá của DNNN dưới góc độ pháp lý trên cơ sở đó phân tích các quan điểm hiện hành và thực tiễn áp dụng cổ phần hoá DNNN ở nước ta nói chung và VNPT nói riêng, từ đó tìm ra những khó khăn, vướng mắc, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện và thi hành pháp luật cổ phần hóa. Để đạt được mục đích này luận văn tập trung vào những vấn đề sau: Khái quát chung về cổ phần hóa DNNN tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Thực trạng thi hành pháp luật cổ phần hóa DNNN tại VNPT. Kiến nghị hoàn thiện và thi hành pháp luật cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp duy vật biện chứng, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, kết hợp giữa phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích mô tả, các phương pháp này đều dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước. 4. Bố cục của luận văn: Chương 1: Khái quát chung về cổ phần hóa DNNN tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật cổ phần hóa DNNN tại VNPT. Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện và thi hành pháp luật cổ phần hóa DNNN tại VNPT. 9
- Chương 1- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT) 1.1. Sự cần thiết và chủ trương cổ phần hóa DNNN tại VNPT 1.1.1 Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại VNPT Là một loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước nên các doanh nghiệp thuộc VNPT cũng đứng trong xu thế phát triển chung của các doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả phát triển của các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp cổ phần hóa, kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn, trong đó có các doanh nghiệp của VNPT. Hiện nay, công tác chuẩn bị cổ phần hóa các doanh nghiệp của VNPT đã và đang được tiến hành. VNPT đã tiến hành việc cổ phần hóa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, thương mại dịch vụ …., thời gian tới sẽ tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp của VNPT hoạt động trong lĩnh vực viễn thông là một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp VNPT, củng cố và cơ cấu lại các doanh nghiệp theo hướng tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao năng lực tài chính, trình độ công nghệ, năng lực tổ chức kinh doanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới trong những năm tới. Tính tất yếu hay sự cần thiết phải cổ phần hóa các DNNN nói chung và doanh nghiệp của VNPT nói riêng hiện nay thể hiện qua những điểm như sau: 10
- Thứ nhất, nhìn từ góc độ vĩ mô thì chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua đã thể hiện tính đúng đắn của nó và đem lại nhiều thành quả trên thực tế. Thực tiễn cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong những năm vừa qua cho thấy các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa cơ bản đều hoạt động tốt và có khả năng sinh lời ổn định. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã đưa ra các bản thống kê cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đều chuyển biến tích cực so với trước khi chuyển đổi sở hữu. Vốn điều lệ cũng như doanh thu của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều tăng. Từ đó, số tiền nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp và thu nhập của người lao động cũng tăng lên đáng kể. Sự phát triển như vậy đem lại những hiệu ứng tích cực cho cả nền kinh tế. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà nước đã thay đổi được tận gốc phương thức quản lý lạc hậu và nhiều hạn chế trước đây để áp dụng phương thức quản lý mới, tự chủ, linh hoạt hơn. Các doanh nghiệp của VNPT hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông trước hết cũng là một loại hình doanh nghiệp nhà nước được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh trong phạm vi hoạt động bưu chính, viễn thông, là một lĩnh vực kinh doanh quan trọng đối với nền kinh tế. Và nếu như cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một tất yếu thì việc cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông cũng vậy. Mặc dù rất thận trọng, nhưng trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng xúc tiến vấn đề này và cho đến hiện nay- khi mà chúng ta đã thấy được tính đúng đắn của chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng như đã có rất nhiều bài học trong việc cổ phần hóa thì việc đặt ra vấn đề cổ phần hóa các doanh 11
- nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông hoàn toàn là đúng đắn và cần thiết. Hơn nữa, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói chung và cổ phần hóa các doanh nghiệp của VNPT nói riêng thể hiện rõ tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế cùng song hành phát triển, giảm mức độ độc quyền sở hữu trong hoạt động bưu chính, viễn thông, tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế cùng có cơ hội phát triển trên một sân chơi bình đẳng. Thứ hai, cổ phần hóa là giải pháp hiệu quả nhất để giúp các doanh nghiệp của VNPT có thể tăng nhanh về trình độ công nghệ và năng lực tài chính nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO và phải mở cửa thị trường bưu chính, viễn thông. Khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006, các Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông và truyền thông lớn trên thế giới sẽ được tạo điều kiện nhiều hơn để hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam. Điều có cũng có nghĩa là các doanh nghiệp của VNPT hiện nay sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt ngay chính trên sân chơi vốn dĩ lâu nay là của mình. Để có thể cạnh tranh và tồn tại, các doanh nghiệp buộc phải tiến hành những cải cách và một trong số đó là tăng trình độ công nghệ, trình độ quản lý và năng lực tài chính….. Mặc dù VNPT đã nỗ lực trong việc bổ sung vốn cho các đơn vị, thế nhưng các doanh nghiệp đó khó có thể tăng vốn bằng nguồn ngân sách và của VNPT vốn đã rất eo hẹp và còn phải phân bổ cho nhiều mục tiêu quan trọng khác của VNPT. Chính vì vậy, huy động vốn từ công chúng đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu là phương thức khả thi nhất trong giai đoạn hiện nay. Nó không những giúp giảm bớt áp lực cho nguồn vốn của VNPT mà còn giúp 12
- cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ. Đó là yếu tố rất quan trọng để các doanh nghiệp củaVNPT có thể cạnh tranh được với các Tập đoàn bưu chính, viễn thông và truyền thông quốc tế trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO. Thứ ba, cổ phần hóa sẽ tạo ra áp lực bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do nhu cầu cạnh tranh nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông chỉ chú trọng phát triển mạng lưới, đẩy chi phí lên trong khi lợi nhuận đem lại không cao có xu hướng giảm. Một lý do nữa là dịch vụ và sản phẩm của các doanh nghiệp vẫn còn nghèo nàn, các dịch vụ mới chưa phát triển, chưa tạo được nguồn thu từ các dịch vụ tiện ích…. Tất cả những điều đó đều xuất phát từ cơ chế hoạt động của một doanh nghiệp nhà nước, phải thực hiện nhiều chính sách xã hội do nhà nước đề ra, bộ máy lãnh đạo cồng kềnh không linh hoạt và khó thích ứng được với cơ chế kinh tế thị trường. Khi các doanh nghiệp của VNPT được cổ phần hóa, với cơ chế quản trị điều hành năng động hơn, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bắt kịp được trình độ phát triển chung của thế giới. Hơn nữa, các doanh nghiệp đó sẽ bắt buộc phải hoạt động có hiệu quả, tăng khả năng sinh lời để thu hút các nhà đầu tư nếu không muốn tự đào thải khỏi nền kinh tế. Thứ tư, cổ phần hóa sẽ tạo ra cơ chế điều hành quản trị năng động, hiện đại hóa công nghệ và phát triển sản phẩm mới, tạo ra động lực để phát triển bền vững, hội nhập. Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay trên thế giới đang đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và VNPT nói riêng. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp của VNPT phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về quy mô hoạt động cũng như quy mô vốn, về trình độ quản lý và 13
- đội ngũ cán bộ quản lý, về phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại trong hoạt động bưu chính, viễn thông, về tăng cường thị trường sản phẩm, dịch vụ tiện ích trong nước và quốc tế. Những yêu cầu đó là thực tế khách quan mà các doanh nghiệp của VNPT hiện nay phải đối mặt và đáp ứng được để tồn tại và phát triển. Để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hiện đại hóa công nghệ và phát triển sản phẩm mới thì việc khuyến khích sự tham gia của các đối tác nước ngoài vào các doanh nghiệp của VNPT là rất cần thiết. Bởi các đối tác đó thường là những tổ chức bưu chính, viễn thông, có năng lực công nghệ, tài chính hùng hậu, có kinh nghiệm và bề dày hoạt động trong lĩnh vực thông tin. Với tư cách là các nhà đầu tư chiến lược trong các doanh nghiệp của VNPT, cái mà họ có thể đem đến cho các doanh nghiệp không chỉ là công nghệ, nguồn vốn … mà quan trọng hơn đó là trình độ quản trị điều hành theo các chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, chúng ta sẽ có điều kiện để áp dụng các công nghệ thông tin tiên tiến nhất, các quan hệ với khách hàng sẽ được đối xử bình đẳng trên cơ sở các tiêu chí rõ ràng. Những dịch vụ và sản phẩm mới của doanh nghiệp viễn thông sẽ trở nên đa dạng, phong phú hơn. Tất cả những điều đó sẽ đảm bảo tăng cường tính an toàn của hệ thống, giúp cho hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sẽ được nâng cao nhiều hơn. Và như vậy, hệ thống bưu chính, viễn thông của Việt Nam mới có thể phát triển một cách bền vững và hội nhập quốc tế. Thứ năm, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chung và VNPT nói riêng sẽ giải quyết được cơ chế tiền lương, thu nhập cho người lao động. Nguồn nhân lực cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp và đây là bài toán khó giải quyết. Hầu như không 14
- doanh nghiệp nhà nước nào mà không phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là tiền lương. Với cơ chế về quản lý tiền lương đang áp dụng, các doanh nghiệp nhà nước không thể trả công cho người lao động tương xứng với thành quả làm việc của họ. Một khi lương không đủ sức để giữ chân người giỏi thì làm sao có thể thu hút, đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực đủ mạnh để phục vụ cho các mục tiêu phát triển. Với những yêu cầu hết sức cần thiết như vậy, vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói chung và của VNPT nói riêng đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng mà Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm xúc tiến. Việc nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa các DNNN sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác của Việt Nam phát triển hơn nữa, tạo ra động lực để Việt Nam nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO. 1.1.2 Chủ trương và định hướng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại VNPT Nhằm tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới nhiệm vụ phát triển kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp đã được Đảng ta xác định trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hoá… Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước. Việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, kể cả giá trị quyền sử dụng đất, phải theo cơ chế thị trường. Đề phòng và khắc phục những lệch lạc, tiêu cực trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước [ 16 tr 85 ]. 15
- Trên cơ sở các Nghị định về việc chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần: Nghị định 28/CP ngày 05/07/1996, Nghị định 44/1998/ NĐ-CP; Nghị định 64/2002/ NĐ-CP; Nghị định 187/2004/ NĐ-CP; Nghị định 109/2007/ NĐ-CP và các văn bản của Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội về việc hướng dẫn thi hành các Nghị định trên, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) đã quán triệt và thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt. Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại VNPT Nhằm tạo ra những đầu tàu mạnh cho nền kinh tế quốc gia, Chính phủ đã có chủ trương thành lập các Tập đoàn kinh tế mạnh. Điều đó được thể hiện tại Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định về việc thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh). Thực hiện chủ trương trên, Chính phủ quyết định chọn một số Tổng công ty mạnh để thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế trong giai đoạn đầu. VNPT là một trong những Tổng công ty được thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn trong giai đoạn này. Để chuẩn bị cho việc chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn hiện nay VNPT đang thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức sản xuất và quản lý của mình theo hướng tạo sự chủ động cho các đơn vị thành viên, thu hút được nguồn lực của xã hội vào phát triển doanh nghiệp - hướng quản lý phù hợp với hoạt động của một Tập đoàn kinh tế. Việc sắp xếp lại tổ chức sản xuất và quản lý tại VNPT có nhiều cách. Tuy nhiên, cách đem lại hiệu quả lớn nhất đó là cổ phần hoá vì nó vừa tạo thế chủ động cho doanh nghiệp vừa thu hút được vốn của xã hội vào phát triển doanh nghiệp. Chủ trương cổ phần hoá của VNPT là lần lượt cổ phần hoá các đơn vị thành viên theo từng lĩnh vực và không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời rút ra được kinh nghiệm để triển khai các đơn vị tiếp theo: 16
- Các công ty hoạt động trong sản xuất công nghiệp và thương mại; Các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp; Các công ty hoạt động mang tính phụ trợ khác như: Công ty tem, Công ty tin học phần mềm...; Các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông. Như vậy, việc đưa ra chủ trương, định hướng cổ phần hoá các đơn vị thành viên như trên là hợp lý vì nó sẽ không làm xáo chộn hoạt động kinh doanh hiện tại, nó được thực hiện từ những đơn vị độc lập tương đối đến độc lập. Điều đó làm cho việc sắp xếp lại tổ chức sản xuất, kinh doanh và quản lý của VNPT nhằm tiến tới hoạt động theo mô hình Tập đoàn được thực hiện tối ưu hóa. Đó cũng là tiền đề cho công tác điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong mọi lĩnh vực của Tập đoàn được hiệu quả và phù hợp với quy luật thị trường. 1.2 Những đặc thù cần chú ý trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại VNPT Mặc dù cũng là doanh nghiệp nhà nước nhưng các doanh nghiệp (trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông) của VNPT là những doanh nghiệp mang nhiều đặc trưng riêng xuất phát từ chức năng cũng như lĩnh vực kinh doanh của mình. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp của VNPT cũng vậy, nó hàm chứa những nét tương đồng với quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực khác nhưng nó cũng có những nét đặc thù. Nhìn chung, có thể nói rằng cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông của VNPT phức tạp và khó khăn hơn so với cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước thông thường. 17
- Thứ nhất, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay không còn là vấn đề mới. Hiện tại, VNPT mới chỉ tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, thương mại …….và đang tiến hành chuẩn bị cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông. Chính vì đây là vấn đề rất mới mẻ như vậy mà có thể nói rằng kinh nghiệm thực tế về thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông là hầu như chưa có. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông của VNPT. Thứ hai, việc xác định giá trị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông khi cổ phần là khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước khác khi cổ phần hóa. Do đặc thù về lĩnh vực hoạt động, rất nhiều tài sản của các doanh nghiệp là những tài sản khó xác định chính xác giá trị như: thương hiệu, hệ thống khách hàng của doanh nghiệp, và các doanh nghiệp này không phải là đơn vị hạch toán độc lập ... Rất dễ xảy ra trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị thực tế. Nó sẽ dẫn đến sự thất thoát tài sản của Nhà nước trong trường hợp định giá thấp và tình trạng không thu hút được các nhà đầu tư nếu định giá quá cao. Vì thế mà xác định giá trị doanh nghiệp là một trong những vướng mắc cơ bản của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Thứ ba, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông là hoạt động mang tính nhạy cảm và bảo mật cao. Nó khác so với hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác ảnh hưởng của hoạt động lĩnh vực viễn thông đối với nền kinh tế là rất lớn. Vị thế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông ở nước ta hiện nay là rất quan trọng. Cho nên, những biến động trong hoạt động của các doanh nghiệp cung 18
- cấp dịch vụ viễn thông luôn luôn có ảnh hưởng rất lớn tới hầu hết các ngành kinh tế khác. Do vậy mà việc cổ phần hóa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đòi hỏi sự cẩn trọng hơn rất nhiều so với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thông thường. Điều đó không chỉ nhằm đảm bảo sự an toàn và bền vững của hệ thống viễn thông quốc gia mà còn của toàn bộ nền kinh tế. Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy VNPT 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 114 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn