Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 22
download
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THANH XUÂN THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, NĂM 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THANH XUÂN THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG HÀ NỘI, NĂM 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin là hoàn toàn trung thực. Các tài liệu trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Tác giả luận văn ĐẶNG THANH XUÂN
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6 6. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 7 CHƯƠNG 1...................................................................................................... 8 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT .............................................. 8 1.1. Những vấn đề lý luận về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt ................................................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt ................................................................... 8 1.1.2. Khái niệm thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt..................... 11 1.2. Khái niệm và vai trò của pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.................................................................................................. 14 1.3. Nội dung pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt ......................................................................................................................... 21 1.3.1. Nhóm quy định về thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt .................. 21 1.3.2. Quy định về xử lý rác thải sinh hoạt ..................................................... 24
- Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TẠI HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 26 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.................................................................................................. 26 2.1.1. Quy định trách nhiệm chung của tổ chức, cá nhân làm phát sinh rác thải sinh hoạt ................................................................................................... 26 2.1.2. Quy định về thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ............................ 29 2.1.3. Quy định về xử lý rác thải sinh hoạt .................................................... 30 2.1.4. Hợp đồng dịch vụ, chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt .................................................................................................................. 33 2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh........................... 35 2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................... 36 2.2.2. Thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Hóc Môn............................................................. 38 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 49 CHƯƠNG 3.................................................................................................... 50 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................. 50
- 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.................................................................................................. 50 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.................................................................................................. 51 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 55 3.3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................... 55 3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh .......... 56 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 63 KẾT LUẬN .................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65 PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ trước đến nay, vùng nông thôn được cho là nơi có môi trường sống trong lành, sạch sẽ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, vùng nông thôn đã và đang phát sinh 40.000 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày nhưng tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt khoảng 50-60%, có nơi chỉ đạt khoảng 30%, còn phần lớn rác thải được chôn lấp thủ công, xử lý không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân và gây mất mỹ quan nghiêm trọng. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới, Việt Nam đang mất khoảng 69 triệu đô la Mỹ thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém, trong đó có xử lý chất thải rắn sinh hoạt – hay còn gọi là rác thải sinh hoạt [38]. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn trong cả nước, mỗi ngày phát sinh hơn 9.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, được thu gom và chuyển về 03 nhà máy xử lý tại huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi. Mỗi năm, Thành phố chi khoảng 2.000 tỷ đồng cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt [39]. Ngày 11/6/2017, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết số 03/NQ-HĐND về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố đến năm 2020, với chỉ tiêu giảm tỷ lệ rác thải chôn lấp xuống 50% và giảm xuống còn 20% vào năm 2025. Đồng thời, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ban hành các chính sách và văn bản pháp lý hướng dẫn thống nhất thực hiện từ quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tổ chức sắp xếp lại lực lượng thu gom rác dân lập; chuẩn hóa các phương tiện thu gom, vận chuyển; hướng dẫn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn 24 quận, huyện. 1
- Cũng giống như các quận/ huyện khác, Hóc Môn – một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh gồm 11 xã và 01 thị trấn cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh các hoạt động sinh hoạt, thương mại – dịch vụ đang phát triển mạnh như hiện nay. Với mong muốn đóng góp cho việc tháo gỡ những khó khăn về xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay tại huyện Hóc Môn, tác giả lựa chọn đề tài “Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu trong Luận văn thạc sỹ của mình. Điều này sẽ góp phần nâng cao tiêu chí về môi trường trên địa bàn huyện theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1980/QĐ – TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. “Tiêu chí 17.5 - Chất thải rắn trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định”, là một trong những tiêu chí cần phải đáp ứng để công nhận xã nông thôn mới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng luôn là một trong những vấn đề cần được sự quan tâm đúng mức của xã hội. Vì lẽ đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu về hiện trạng, quy hoạch và công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt như: Nguyễn Thanh Phong (2016) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi xử lý rác thải sinh hoạt khu liên hợp Nam Bình Dương phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [26]. Công trình đã đưa ra các công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt gồm các công nghệ tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải công nghiệp, nước rỉ rác cho khu 2
- liên hợp. Đồng thời xây dựng chương trình xử lý và giám sát chất lượng môi trường cho khu liên hợp Nam Bình Dương. Nguyễn Văn Phước (2016) “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt và đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020”, Tạp chí Tài nguyên và môi trường. Công trình đã thu thập các số liệu và chỉ ra hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt. Đồng thời, công trình cũng đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp với tỉnh Bình Dương [27]. Phan Thị Ngân (2019) Pháp luật về quản lý chất thải rắn qua thực tiễn thực hiện tại Thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật – Đại học Huế [24]. Công trình đã tập trung phân tích các quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn: Quy định về phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn; quy định về xử lý chất thải rắn; đồng thời, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng để làm nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp. Tuy nhiên, công trình có phạm vi nghiên cứu khá rộng, chất thải rắn bao gồm chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn sinh hoạt. Đậu Hồng Cảnh (2019) Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật – Đại học Huế [18]. Công trình đã tập trung phân tích các quy định pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt, bao gồm: Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân làm phát sinh rác thải sinh hoạt, quy định về thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, quy định về xử lý rác thải sinh hoạt, hợp đồng dịch vụ, chi phí thu gom vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt. Công trình tập trung đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về xử lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Quảng Trị để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý rác 3
- thải sinh hoạt, qua đó, kiến nghị cách thức xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ngoài các công trình kể trên, còn có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề rác thải có thể kể đến như: Nguyễn Văn Phương (2008) Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội [28]; Lê Kim Nguyệt (2002) “Một cơ chế phù hợp cho xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5 [25]; Nguyễn Văn Phương (2003) “Chất thải và quy định xử lý chất thải”, Tạp chí Luật học, số 4 [29]; Nguyễn Văn Phương (2006) “Một số vấn đề về khái niệm chất thải”, Tạp chí Luật học, số 10 [30]; Lại Văn Hùng (2016) “Nguy cơ ô nhiễm về chất thải nguy hại”, Tạp chí Kinh tế Việt Nam, số 7 [20]; Trần Văn Nam (2018) “Nhìn nhận về Chính sách về nhập khẩu phế liệu hiện nay”, Tạp chí Khoa học nhân văn, số 5 [23]; Nguyễn Thị Mai (2019) “Xử lý rác thải sinh hoạt nguy hại của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Thái Nguyên, số 1 [22]… Những bài viết nêu trên dừng lại ở việc phân tích một vài khía cạnh của pháp luật xử lý chất thải nói chung, xử lý chất thải nguy hại nói riêng mà chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề về xử lý rác thải sinh hoạt thông thường. Qua đó, có thể thấy rằng, đề tài “Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh” chưa từng được nghiên cứu trước đó. Thông qua Luận văn Thạc sỹ, tác giả mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện pháp luật về vận chuyển, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu: 4
- Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt nhằm mục tiêu phát triển bền vững. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận chung pháp luật về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; Thứ hai, phân tích thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra những tồn tại của quy định pháp luật liên quan. Trên cơ sở đó, đưa ra phương hướng cũng như các đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định pháp luật về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; thực tiễn thực thi các quy định pháp luật tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. b. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Các quy định pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt theo pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành. Tùy vào tiêu chí phân loại khác nhau mà rác thải sinh hoạt có thể được phân loại thành rác thải sinh hoạt thông thường và rác thải sinh hoạt nguy hại. 5
- Theo đó, xét về bản chất, rác thải sinh hoạt nguy hại trước hết cũng là một loại rác thải sinh hoạt, vì thế, ngoài những quy định mang tính cá biệt áp dụng riêng đối với rác thải sinh hoạt nguy hại, pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt nguy hại cũng có những đặc điểm chung của pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt nói chung. Mặt khác, thực tiễn thực thi pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Hóc Môn nói riêng chủ yếu liên quan đến rác thải sinh hoạt thông thường (được trình bày tại Chương 2 của Luận văn). Vì thế, trong phạm vi Luận văn, tác giả tuy có đề cập đến các quy định của cả rác thải sinh hoạt thông thường và rác thải sinh hoạt nguy hại nhưng chỉ đi sâu vào phân tích các quy định liên quan đến rác thải sinh hoạt thông thường (rác thải sinh hoạt). Về thực tiễn: Thực tiễn thực thi pháp luật trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đặt ra của Luận văn, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể: Phần lý luận chung về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh. Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá được tác giả sử dụng triệt để trong việc nghiên cứu thực trạng pháp luật và đánh giá thực tiễn áp dụng chế định này. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tại địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. 6
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về lý luận: Luận văn góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận chung của pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt. Về thực tiễn: Luận văn góp phần hoàn thiện một số quy định pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt. Đồng thời, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các cấp, các ngành ở huyện Hóc Môn trong việc hoạch định biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, đáp ứng tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và thực tiễn thực thi tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. 7
- CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT 1.1. Những vấn đề lý luận về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt 1.1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt Theo các quy định của pháp luật Việt Nam, khái niệm về rác thải được quy định rải rác và chưa thống nhất. Bởi vậy, để làm rõ khái niệm này chúng ta tìm hiểu thông qua việc phân tích ngữ nghĩa của cụm từ “rác thải”. Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm Từ điển học, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa năm 2006 thì “rác thải” được hiểu với nghĩa như khái niệm “chất thải”, tức là “rác và các vật bỏ đi sau một quá trình sử dụng nói chung”, ví dụ: Chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân, xử lý chất thải”. Như vậy, thực tế không có sự phân biệt rạch ròi giữa khái niệm chất thải và khái niệm rác thải theo cách giải thích trong Từ điển Tiếng Việt. Bởi vậy, trong phạm vi luận văn, tác giả đi sâu phân tích khái niệm rác thải trên cơ sở nội hàm của khái niệm chất thải như cách hiểu đã nêu tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đó là “chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Dưới góc độ ngữ nghĩa, chất thải được hiểu là những “chất” không còn sử dụng được nữa, bị con người “thải” ra trong các hoạt động khác nhau. Chất thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con người thì được gọi với những thuật ngữ khác nhau như: Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt và sản xuất được gọi là rác thải; chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất được gọi là phế liệu; chất thải phát sinh sau quá trình 8
- sử dụng nước được gọi là nước thải… Từ đó, chúng ta có thể thấy khái niệm “chất thải” bao trùm lên khái niệm “rác thải”. Chất thải có thể là rác thải, nước thải, khí thải… nhưng rác thải chỉ bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, ví dụ như những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế… mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi. Theo quan điểm của GS.TS. Lê Văn Khoa, có thể chia rác thải thành ba nhóm: - Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: Gồm các loại phế thải thủy tinh; sành sứ, kim loại, giấy cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng… - Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: Gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật. - Chất thải nguy hại: Là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và con người như pin, bình ắc quy, hóa chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế, rác thải điện tử… Từ những phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa về rác thải như sau: “Rác thải là tổng hợp tất cả các loại chất thải rắn được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác của con người”. Với sự tương đồng về mặt ngữ nghĩa và bản chất của hai khái niệm “rác thải” và “chất thải”, trong phạm vi luận văn tác giả sẽ tập trung phân tích việc thi hành pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải dưới góc độ nghiên cứu các quy định pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Ngoài ra, rác thải sinh hoạt được phát sinh từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách: 9
- - Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác thải đường phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia đình... - Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ, kim loại, phi kim, - Theo mức độ nguy hại, rác thải được phân thành: + Rác thải nguy hại: Bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, rác thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, rác thải phóng xạ, ... + Rác thải không nguy hại: Là những rác thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp. + Rác thải y tế nguy hại: Là những rác thải có nguồn gốc từ các hoạt động y tế, mà nó có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng bao gồm bông băng, gạt, kim tiêm, các bệnh phẩm và các mô bị cắt bỏ, … Nghị định số 38/2015/NĐ – CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường) quy định: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [Khoản 1 Điều 3]. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [Khoản 3 Điều 3]. Các chất nảy sinh xung quanh, gần gũi với người dân chính là chất 10
- thải rắn sinh hoạt. Có thể thấy, rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn. Như vậy, rác thải sinh hoạt là toàn bộ các loại vật chất ở thể rắn được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, ...). Trong đó quan trọng nhất là các loại rác thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống. 1.1.2. Khái niệm thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt Theo Từ điển Tiếng Việt, xử lý được hiểu là việc “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát triển đồng thời cũng vứt, thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải, rác thải. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp càng tăng nhanh thì phế thải và rác thải càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống của con người, làm cho môi trường bị ô nhiễm, con người mắc bệnh tật, giảm sức khoẻ cộng đồng, đất đai bị biến thành bãi rác, làm mất cảnh quan tại các khu đô thị. Trong lĩnh vực xử lý rác thải, những hoạt động tổ chức và điều khiển của các cơ quan nhà nước cũng như việc tổ chức xử lý rác thải của các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhằm giảm bớt những tác động xấu của rác thải đối với môi trường và sức khỏe con người được hiểu là hoạt động xử lý rác thải. Đây là tổng hợp các biện pháp, cách thức nhằm kiểm soát quá trình phát sinh, vận chuyển, xử lý rác thải và những ảnh hưởng, tác động của rác thải đến môi trường. 11
- Đã từ lâu, ở các nước phát triển, nhà nước và cộng đồng đã đưa ra các biện pháp xử lý rác thải, đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; xây dựng hệ thống cống ngầm thoát nước, quy định những nơi chôn rác sinh hoạt, những quy chế, phương pháp thu gom, phân loại, tái chế và xử lý rác. Chính vì vậy, những khu dân cư tập trung và cả đến tận thôn xóm vùng nông thôn của các nước này đều có một cảnh quan đô thị, làng xóm sạch đẹp, văn minh, con người khoẻ mạnh có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, đặc biệt là vấn đề vứt rác và thu gom rác. Từ những kết quả thu gom phế liệu, rác thải, con người nhận thấy họ có thể tái chế các nguyên liệu phế thải thành các sản phẩm tiêu dùng mới vừa tiết kiệm bãi rác vừa tăng sản phẩm xã hội. Từ cách thức thu gom, phân loại rác thải đã đem lại nhiều kết quả cho cuộc sống của con người như: Môi trường sống không bị ô nhiễm, giảm diện tích chôn rác, đem lại nguồn lợi kinh tế, thu nhập cho lao động xử lý rác. Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, công tác xử lý rác thải sinh hoạt được các nhà xử lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các loại rác thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người. Chính vì vậy, mô hình thu gom, vận chuyển xử lý khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức độ đơn giản. Đơn vị chịu trách nhiệm xử lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt được giao cho Phòng Xử lý đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, với đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh đường phố là các công nhân quét dọn và thu gom rác thải từ các hoạt động sinh hoạt của người dân khu vực đô thị. Rác thải sau đó được tập kết và đổ thải tại nơi quy định. Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, các ngành kinh tế bắt đầu được Nhà nước ưu tiên phát triển. Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và các ngành du lịch, dịch vụ theo đó cũng phát triển mạnh là nguyên nhân phát sinh lượng rác thải 12
- ngày càng nhiều. Đi kèm với quá trình phát sinh về khối lượng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất. Công tác xử lý rác thải sinh hoạt không còn đơn thuần là xử lý rác thải sinh hoạt mà còn bao gồm vấn đề xử lý rác thải công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp... Quá trình phát triển đòi hỏi công tác xử lý rác thải sinh hoạt phát triển tương ứng về cơ chế, chính sách, pháp luật và các nguồn lực. Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế đặt ra, công tác xử lý rác thải sinh hoạt được điều chỉnh bằng một hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định khá chi tiết. Song song với đó, hệ thống tổ chức xử lý rác thải sinh hoạt bắt đầu hình thành và phát triển với các nguyên tắc tương đối cụ thể; căn cứ theo chức năng xử lý và nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh của ngành. Cho đến nay, hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt không chỉ tập trung vào công tác thu gom và tập kết rác thải sinh hoạt đô thị đến nơi đổ thải theo quy định. Công tác xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay đã mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, và xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh, đảm bảo các Quy chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Việt Nam đặt ra; không những đối với rác thải sinh hoạt sinh hoạt đô thị, nông thôn mà còn đối với rác thải sinh hoạt công nghiệp, rác thải sinh hoạt từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và rác thải sinh hoạt y tế. Trước đây thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải được gộp chung là hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt và được quy định trong Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý rác thải sinh hoạt quy định, theo đó, hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt bao gồm các hoạt động quy hoạch xử lý, đầu tư xây dựng cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt 13
- nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. Hiện nay, hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải được quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ – CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu như sau: Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển [Khoản 11 Điều 3]. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải [Khoản 16 Điều 3]. 1.2. Khái niệm và vai trò của pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt Thực tế đã chứng minh, pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, luôn có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội. Sự tác động và ảnh hưởng đó thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào từng loại đối tượng và từng quan hệ cụ thể cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Với khái niệm về rác thải sinh hoạt, khái niệm về hoạt động thu gom, hoạt động vận chuyển và hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt đã được làm rõ. Do đó, pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt có thể được hiểu là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể phát sinh rác thải sinh hoạt và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt nhằm bảo vệ, tái tạo môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Vai trò nổi bật của pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt được thể hiện như sau: 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 314 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 217 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 174 | 46
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 239 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 83 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 157 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn