intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội qua thực tiễn Quận Bắc Từ Liêm

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

63
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH ở Quận Bắc Từ Liêm, chỉ ra những mặt tồn tại, yếu kém và nguyên nhân, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp phù hợp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXH trong thời gian tới, phục vụ tốt hơn quyền lợi BHXH cho NLĐ trong tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội qua thực tiễn Quận Bắc Từ Liêm

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHƢƠNG THẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI QUA THỰC TIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHƢƠNG THẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI QUA THỰC TIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN HOÀNG ANH HÀ NỘI – 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Phương Thảo
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI ................................................................................................ 7 1.1. Khái niệm về BHXH ............................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm BHXH ................................................................................................. 7 1.1.2. Vai trò của BHXH.............................................................................................. 11 1.1.3. Các chế độ BHXH và hình thức tham gia BHXH ................................... 13 1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội14 1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật....................................................................... 14 1.2.2. Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ................................. 17 1.2.3. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ........................... 19 1.2.4. Các hình thức thực hiện pháp luật về BHXH ........................................... 22 1.2.5. Các nội dung thực hiện pháp luật về BHXH ............................................. 26 1.3. Các yếu tố tác động và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật BHXH ............................................................................................................. 30 1.3.1. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội ................... 31 1.3.2. Ý thức pháp luật và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội ...................................................................................... 32 1.3.3. Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam và đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội ....................... 33 1.3.4. Hội nhập quốc tế .................................................................................................... 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM ................................... 36 2.1. Giới thiệu chung về BHXH quận Bắc Từ Liêm và các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về BHXH trên địa bàn quận................... 36
  5. 2.1.1. Quá trình hình thành BHXH Quận Bắc Từ Liêm ................................... 36 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Quận Bắc Từ Liêm ........ 39 2.1.3. Cơ cấu tổ chức BHXH Quận Bắc Từ Liêm ............................................... 40 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ......................................................................................................................... 44 2.2.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ................................. 44 2.2.2 Công tác quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH ...................... 45 2.2.3. Về công tác thu và quản lý quỹ BHXH........................................................ 51 2.2.4. Công tác giải quyết các chế độ BHXH ................................................ 52 2.2.5 Một số ưu điểm, hạn chế trong thực hiện pháp luật về BHXH ............................................................................................................................................. 66 2.2.6 Nguyên nhân của những mặt hạn chế ......................................................... 76 CHƢƠNG III. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM .............................................................................................. 84 3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH ............................................................................................................. 84 3.1.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm thực hiện pháp luật ........ 84 về BHXH........................................................................................................................... 84 3.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm thực hiện pháp luật ........ 85 về BHXH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm............................................................. 85 3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật BHXH.................................. 87 3.2.1. Hoàn thiện các qui định của pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ..... 88 3.2.2. Xây dựng các chương trình phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan để triển khai thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội.............................................. 98 3.3. Những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật BHXH trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm ........................................................................................ 99 3.3.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bảo hiểm xã hội Quận ......................... 99 3.3.2. Đổi mới hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo hiểm xã hội .................................................................................................... 102 3.3.3. Đổi mới về quản lý, phát triển đối tượng tham gia và thu Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ......................................................................... 104
  6. 3.3.4. Về quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ..................................... 104 3.3.5. Về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 105 3.3.6. Giải pháp về quản lý nguồn thu Quỹ bảo hiểm xã hội ......................... 106 3.3.7. Về khắc phục nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội................................................. 107 3.3.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ............................................ 107 KẾT LUẬN .................................................................................................. 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 111
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế ĐVSDLĐ : Đơn vị sử dụng lao động NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên Trang Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của BHXH Quận Bắc Từ Liêm, Thành 41 phố Hà Nội Bảng 2.2: Tổng hợp đối tượng hưởng chế độ BHXH một lần 63 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2010 - 2014 Bảng 2.3: Tình hình chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn 65 quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2010 - 2014 Bảng 2.4: Số tiền nợ BHXH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm 71 giai đoạn 2010 – 2014
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên Trang Hình 2.1: Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn 47 Quận Bắc Từ Liêm giai đoa 2010-2014 Hình 2.2: Số người tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn 47 Quận Bắc Từ Liêm giai đoa 2010-2014 Hình 2.3: Số thu quỹ BHXH bắt buộc trên địa bàn 48 Quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2010-2014 Hình 2.4: Đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2010 60 - 2014
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách trụ cột của hệ thống chính sách an sinh xã hội, giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi tuổi già, ốm đau, tai nạn, thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách BHXH góp phần bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động (gọi tắt NLĐ), giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Chính sách BHXH đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ ngay sau khi nước ta giành độc lập, góp phần làm nên những thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở Việt Nam, kể từ khi chính sách BHXH được ban hành, đến nay đã dần được phát triển và mở rộng, mang lại những lợi ích thiết thực cho người lao động và gia đình họ, nó có ý nghĩa to lớn trong quá trình giúp người lao động vượt qua khó khăn trong cuộc sống, tạo nềm tin cho người dân vào chính sách của Đảng và Nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1994, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ Luật Lao động, trong đó có một chương quy định về chính sách BHXH bắt buộc và Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 kèm theo Điều lệ BHXH đối với cán bộ, công nhân, viên chức, NLĐ theo nguyên tắc có đóng có hưởng, cân đối thu - chi với 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Đặc biệt, năm 2006, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật BHXH và hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành; có thể khẳng định pháp luật BHXH đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ và có cơ sở pháp lý cao nhất để triển khai thực hiện trong đời sống xã hội. Song để pháp luật BHXH có thể phát huy được vai trò và ý nghĩa của nó, thì việc thực hiện pháp luật về BHXH là khâu quan trọng, không thể thiếu trong giai đoạn kinh tế thế giới đang khủng hoảng như hiện nay. 1
  11. Thực hiện pháp luật từ lâu đã coi là một hiện tượng xã hội mang tính pháp lý và được nhiều nhà luật học nghiên cứu, tìm hiểu. Nhiều vấn đề chung về thực hiện pháp luật dường như đã được giải quyết như: khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật, khái niệm áp dụng pháp luật và quy trình các bước áp dụng pháp luật... Song thực hiện pháp luật về BHXH là một trong lĩnh vực cụ thể và mới mẻ. Nó có đặc điểm riêng biệt cần được định nghĩa, bổ sung, cụ thể hóa lý luận chung để đưa vào thực tiễn thực hiện pháp luật BHXH được đảm bảo, góp phần vào thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi NLĐ và xây dựng một nền an sinh xã hội vững mạnh, công bằng. Tuy nhiên, BHXH là một chính sách xã hội phức tạp, lại khá mới mẻ trong nền kinh tế thị trường mới định hình ở Việt Nam, nên việc thực hiện pháp luật BHXH không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nhất định trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung cũng như trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm nói riêng như: Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, nhất là khu vực dân doanh còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu và tương xứng với tiềm năng của tỉnh; công tác phối hợp giữa BHXH với các Sở, Ban, Ngành trong việc thực hiện chính sách BHXH theo quy định của Luật BHXH còn nhiều bất cập; chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH còn quá nhẹ, tính cưỡng chế của pháp luật chưa nghiêm; mức phạt lãi chậm nộp BHXH thấp so với lãi suất ngân hàng, nên tình trạng chậm đóng, nợ đọng, tham gia không đầy đủ, hoặc không tham gia BHXH đang xảy ra; nhận thức của một số chủ sử dụng lao động (SDLĐ) về chính sách, pháp luật BHXH còn hạn chế, trách nhiệm xã hội chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật thấp, vì lợi nhuận chủ SDLĐ cố tình trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ, không ký kết hợp đồng lao động hoặc chỉ ký hợp đồng dưới 3 tháng (để lách luật), NLĐ thì do áp lực thu nhập, việc làm nên ngại đấu tranh; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH chưa thực sự đi vào chiều sâu, thiếu tính đồng bộ giữa các 2
  12. ngành, nên một bộ phận NLĐ, nhân dân chưa hiểu được bản chất tốt đẹp, tính cộng đồng, nhân đạo và nhân văn cao cả của chính sách BHXH, do đó chưa tích cực tham gia BHXH. Từ những bất cập nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “ Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội qua thực tiễn Quận Bắc Từ Liêm” là một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, tạo tiền đóng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo ổn định chính trị của Quận. 2. T×nh h×nh nghiªn cøu liªn quan ®Õn ®Ò tµi Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu rộng mang tính bao quát cao ở lĩnh vực BHXH với qui mô rộng, hẹp khác nhau, trong điều kiện thời gian khác nhau. Bảo hiểm xã hội là một ngành có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế xã hô ̣i , đươ ̣c coi là tru ̣ cô ̣t quan tro ̣ng trong hê ̣ thố ng an sinh xã hô ̣i của đấ t nước , vì vậy được Đảng và nhà nước ta hết sứ c quan tâm. Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về ngành BHXH ta ̣i Viê ̣t Nam. "Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay", đề tài cấp Bộ, chủ nghiệm đề tài TS. Dương Xuân Triệu. Đề tài “ Hoàn thiện về pháp luật BHXH ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Kim Phụng, năm 2006. Đề tài: "Chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020", đề tài cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Huy Ban. Đề tài: "Hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam", luận án tiến sĩ kinh tế, tác giả luận án TS. Đỗ Văn Sinh, năm 2005. Các đề tài nghiên cứu trước đó nghiên cứu đã chỉ ra những khía cạnh khác nhau về ngành BHXH trong các năm qua, đồng thời dự báo, định hướng phát triển trong tương lai và có liên quan nhất định tới thực hiện pháp luật quận 3
  13. Bắc Từ Liêm . Đề tài “ Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội qua thực tiễn tại Quận Bắc Từ Liêm” tác giả lựa chọn nghiên cứu không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó, đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị của mình nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật BHXH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm góp phẩn đảm bảo an sinh và công bằng xã hội, vì một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 3. Môc ®Ých, nhiÖm vô nghiªn cøu - Môc ®Ých: Tìm hiểu thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH ở Quận Bắc Từ Liêm, chỉ ra những mặt tồn tại, yếu kém và nguyên nhân, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp phù hợp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXH trong thời gian tới, phục vụ tốt hơn quyền lợi BHXH cho NLĐ trong tỉnh. - NhiÖm vô: ®Ó thùc hiÖn môc tiªu trªn luËn v¨n cã nhiÖm vô: + Lµm râ lý luËn chung vÒ ph¸p luËt BHXH; vµ thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ BHXH ; + Ph©n tÝch ®¸nh gi¸ thùc tr¹ng thùc hiÖn pháp luật về BHXH trªn ®Þa bµn QuËn, t×m ra nh÷ng h¹n chÕ, v-íng m¾c vµ nguyªn nh©n; + §Ò ra mét sè gi¶i ph¸p ®Ó hoµn thiÖn pháp luật BHXH trªn ®Þa bµn QuËn B¾c Tõ Liªm. 4. §èi t-îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu a. Đối tƣợng: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về BHXH qua thực tiễn tại Quận Bắc Từ Liêm dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Thời gian nghiên cứu giới hạn trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014. b. Ph¹m vi nghiªn cøu + Nh÷ng v©n ®Ò lý luËn vÒ BHXH; + Thùc tr¹ng thùc hiÖn pháp luật về BHXH; 4
  14. + H-íng hoµn thiÖn c¸c chÕ ®é BHXH. * VÒ ®Þa bµn nghiªn cøu: nghiªn cøu th×nh h×nh thùc hiÖn pháp luật về BHXH trªn ®Þa bµn BHXH QuËn B¾c Tõ Liªm trong thêi gian 3 n¨m tõ n¨m 2012 - 2014. 5. Ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu LuËn v¨n thùc hiÖn trªn c¬ së ph-¬ng ph¸p luËn cña chñ nghÜa M¸c - Lªnin, t- t-ëng Hå ChÝ Minh, ®-êng lèi ®æi míi cña §¶ng ®-îc ®Ò ra trong c¸c kú §¹i héi ®¹i biÓu §¶ng toµn quèc liªn quan ®Õn BHXH, ®Æc biÖt lµ chØ thÞ 15/CT-TW ngµy 26/5/1997 cña Bé chÝnh trÞ §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam. Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống các quan điểm lý luận của Đảng, các quy định pháp luật của Chính Phủ và Nhà nước về công tác quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp thống kê những số liệu thực tế qua các năm về thực hiện pháp luật trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm + Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật trên địa bàn quận, so sánh về đối tượng tham gia BHXH, về tình hình quản lý thu, chi BHXH, về thực trạng chấp hành, áp dụng, sử dụng pháp luật BHXH qua các năm để có những phương hướng, giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. 6 . §ãng gãp cña luËn v¨n LuËn v¨n ph©n tÝch thùc tr¹ng thùc hiÖn pháp luật BHXH trªn ®Þa bµn , trong ®ã nªu lªn nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®-îc, nh÷ng vÊn ®Ò cßn tån t¹i vµ nguyªn nh©n cña nã ®Ó ®Ò xuÊt mét sè gi¶i ph¸p cô thÓ nh»m hoµn thiÖn hÖ thống pháp luật BHXH t¹i QuËn B¾c Tõ Liªm. 5
  15. 7. KÕt cÊu cña luËn v¨n Ngoµi phÇn më ®Çu, kÕt luËn, danh môc tµi liÖu tham kh¶o vµ phô lôc, luËn v¨n gåm 3 ch-¬ng Ch-¬ng I. Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật BHXH Ch-¬ng II. Thùc tr¹ng thực hiện pháp luật BHXH trªn ®Þa bµn QuËn B¾c Tõ Liªm Ch-¬ng III. Ph-¬ng h-íng, giải pháp b¶o đảm thực hiện pháp luật vÒ b¶o hiÓm x· héi trªn ®Þa bµn QuËn B¾c Tõ Liªm 6
  16. Chƣơng I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Khái niệm về BHXH 1.1.1. Khái niệm BHXH Hệ thống BHXH đầu tiên ra đời trên thế giới vào giữa thế kỷ XIX là công trình của Chính phủ Đức dưới thời Thủ tướng Bismark (1883-1889) với cơ chế ba bên (Nhà nước - giới chủ - giới thợ) cùng đóng góp nhằm bảo hiểm cho NLĐ trong một số trường hợp họ gặp rủi ro. Chế độ BHXH này bao gồm: Chế độ bảo hiểm ốm đau (1883); bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp (1884) và bảo hiểm tuổi già, tàn tật (1889). Sau đó, trước tác dụng tích cực của BHXH trong quan hệ lao động nhiều nước bắt đầu áp dụng hệ thống BHXH. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, một số nước còn mở rộng thêm những chế độ khác ngoài BHXH và xuất hiện khái niệm mới: Social Security (an sinh, an toàn xã hội). Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đó có Công ước số 102 năm 1952 về an sinh xã hội. Hiện nay, trên thế giới nói chung người ta coi BHXH là một bộ phận cấu thành của an sinh xã hội. Ở nước ta, xét về mặt lịch sử, BHXH xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, một số chế độ được áp dụng khi đó là chế độ ốm đau, chế độ tai nạn, chế độ hưu trí và cũng chỉ áp dụng cho một số đối tượng làm việc, phục vụ trong bộ máy hành chính, quân đội của Pháp. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, tại văn bản pháp luật cao nhất đó có những quy định về BHXH, thể hiện sự quan tâm và nhận thức của Nhà nước về vấn đề này. Điều 14 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Những người công dân già cả hoặc tàn tật, không làm được việc thì được giúp đỡ…”. Sau đó, các sắc lệnh số 29-SL ngày 12/3/1947, Sắc lệnh số 76-SL ngày 20/5/1950, Sắc lệnh số 77-SL ngày 22/5/1950 ở các mức độ khác nhau quy định về quyền hưởng BHXH của 7
  17. NLĐ thông qua các chế độ cụ thể. Song về tình hình chính trị - xã hội phức tạp khi đó cũng như những khó khăn về quỹ, về đối tượng tham gia và hưởng BHXH… mà pháp luật BHXH chưa được áp dụng theo nghĩa đầy đủ về mặt nội dung pháp lý cũng như xã hội của nó. Pháp luật BHXH được chính thức áp dụng rộng rói kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 kèm theo Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nước. Văn bản pháp luật này điều chỉnh tất cả các vấn đề về BHXH ở nước ta trong suốt thời gian dài, từ khi được ban hành cho đến những năm 80 của thế kỷ XX. Sau đó, với sự thừa nhận và phát triển của nền kinh tế thị trường, pháp luật nói chung và pháp luật BHXH nói riêng đó có sự đổi mới về chất. Điều 56 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận: “Nhà nước quy định… chế độ BHXH đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với NLĐ”. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 quy định tạm thời chế độ BHXH. Sau một thời gian thực hiện, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm và từ yêu cầu của thực tế đời sống, pháp luật BHXH được xây dựng thành một chương độc lập (chương XII) trong Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 đó tạo ra cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, cải cách chế độ BHXH. Để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Lao động, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 kèm theo Điều lệ BHXH; Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 về việc ban hành Điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân và Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam. Với sự sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động (tháng 4/2002) trong đó có các nội dung về BHXH, Nghị định của Chính phủ số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị 8
  18. định số 12/CP ngày 26/01/1995 được ban hành. Tiếp đó, trên cơ sở các cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc gia nhập WTO về chính sách an sinh xã hội cùng với sự chín muồi về nhận thức, về điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, nhu cầu của đời sống xã hội… ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI nước ta đó thông qua Luật BHXH và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 (riêng đối với BHXH tự nguyện có hiệu lực từ ngày 01/01/2008; BHTN có hiệu lực từ ngày 01/01/2009). Như vậy BHXH xuất hiện và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay thuộc Cộng hòa liên bang Đức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ bảo hiểm ốm đau vào năm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH. Đến nay, BHXH trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống ASXH của mỗi quốc gia, được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển. Mặc dù đã có quá trình phát triển tương đối dài, nhưng cho đến nay còn có nhiều khái niệm về BHXH, chưa có khái niệm thống nhất, chẳng hạn như: Theo Tổ chức Lao động quốc tế: "BHXH là hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua nhiều biện pháp công nhằm tránh tình trạng khốn khó về mặt kinh tế và xã hội do bị mất hoặc giảm đáng kể thu nhập vì bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động và tử vong; chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình có con nhỏ". - Theo Bộ luật Lao động: "Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội" [28, tr.7]. 9
  19. Theo Từ điển tiếng Việt, BHXH là sự: “Bảo đảm những quyền lợi vật chất cho công nhân, viên chức khi không làm việc được vì ốm đau, sinh đẻ, già yếu, bị tai nạn lao động…” [37, tr.36].Theo Đỗ Văn Sinh: “BHXH là biện pháp Nhà nước sử dụng để đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia bảo hiểm, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động, chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm ổn định đời sống cho họ và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội” [22, tr.14]. BHXH cũng được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau: - Dưới góc độ chính sách: BHXH là một chính sách xã hội, nhằm giải quyết các chế độ xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động và bảo vệ sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị quốc gia. - Dưới góc độ tài chính: BHXH là một quỹ tài chính tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia và có sự hỗ trợ của Nhà nước. - Dưới góc độ thu nhập: BHXH là sự đảm bảo thay thế một phần thu nhập khi người lao động có tham gia BHXH bị mất hoặc giảm thu nhập. - Dưới góc độ quản lý: BHXH là công cụ quản lý của Nhà nước để điều chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước; thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội. Khái niệm BHXH được khái quát một cách đầy đủ nhất trong Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 như sau: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh 10
  20. nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội" [29]. Khái niệm BHXH được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứu của luận văn là khái niệm BHXH đã được ghi trong Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. 1.1.2. Vai trò của BHXH Từ khi ra đời cho đến nay, BHXH thể hiện rất rõ vai trò của nó trong đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể: 1.1.2.1. Đối với người lao động Mục đích chủ yếu của BHXH là bảo đảm thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong của họ trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập; vì vậy, bảo hiểm xã hội có vai trò to lớn đối với người lao động. Trước hết đó là điều kiện cho người lao động được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn...Đồng thời, bảo hiểm xã hội cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. Tham gia BHXH còn giúp người lao động nâng cao hiệu quả trong chi dùng cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động...góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình. Đó không chỉ là nguồn hỗ trợ vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi gặp khó khăn, làm cho họ ổn định về tâm lý, giảm bớt lo lắng khi ốm đau, tai nạn, tuổi già. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được đảm bảo về thu nhập ổn định ở mức độ cần thiết nên thường có tâm lý yên tâm, tự tin hơn trong cuộc sống. Nhờ có BHXH, cuộc sống của những thành viên trong gia đình người lao động cũng được đảm bảo an toàn. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0