Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
lượt xem 4
download
Luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý, nội dung kết quả của việc đấu tranh của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hiện nay. Trên cơ sở đó để có thể đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về "Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN MINH Người hướng dẫn khoa học: TSKH.PGS Lê Cảm Phản biện 1: TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Phản biện 2: Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2007. TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2007 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục mở đầu 1 Chương 1: sự hình thành và phát triển của các quy phạm về tội cố ý làm 5 trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế trong luật hình sự việt nam 1.1. Sự hình thành và phát triển của các quy phạm về tội cố ý làm 5 trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trước pháp điển hóa lần thứ nhất năm 1985 1.1.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954 5 1.1.2. Thời kỳ từ 1954 đến năm 1975 7 1.1.3. Thời kỳ từ năm 1976 đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất 14 năm 1985 1.2. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế 16 trong Bộ luật hình sự đầu tiên của đất nước đã thống nhất năm 1985 1.3. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây 22 hậu quả nghiêm trọng trong Bộ luật hình sự năm 1999 1.3.1. Phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế 23 gây hậu quả nghiêm trọng không có các tình tiết định khung hình phạt 1.3.2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều 24 luật
- 1.3.3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật 26 1.3.4. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội 27 Chương 2: nhận thức chung về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước 29 về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 2.1. Khái niệm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý 29 kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 2.2. Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước 31 về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 2.2.1. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm 31 2.2.2. Khách thể của tội phạm 37 2.2.3. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm 54 2.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm 62 2.3. Phân biệt tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý 63 kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với một số tội phạm khác 2.3.1. Phân biệt giữa tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về 64 quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999) với tội tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999) 2.3.2. Phân biệt giữa tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về 69 quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999) với tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999) 2.3.3. Phân biệt giữa tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về 71 quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999) với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
- nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước (Điều 144 Bộ luật hình sự năm 1999) Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật 74 hình sự về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 3.1. Những yêu cầu khách quan trong hướng hoàn thiện tội cố ý 74 làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình 81 sự về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 3.2.1. Công tác xây dựng pháp luật 81 3.2.2. Công tác thực thi và áp dụng pháp luật 85 kết luận 88 danh mục tài liệu tham khảo 89
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta tổ chức và thực hiện, đã thu được những thắng lợi rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Khủng hoảng kinh tế từng bước được đẩy lùi thay vào đó là sự phát triển ổn định về mọi mặt. Bộ máy nhà nước ngày càng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu lực quản lý nhà nước đối với toàn xã hội. Đời sống cán bộ công nhân, viên chức nhà nước và nhân dân lao động từng bước được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta còn không ít những khó khăn, tiêu cực trong xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình kinh tế xã hội nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những mặt tích cực, năng động do nền kinh tế thị trường mang lại, thì mặt trái của cơ chế thị trường cũng tác động đến đời sống xã hội, do đó, tình hình vi phạm pháp luật cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, đặc biệt là những tội phạm kinh tế nói chung và tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng. Theo thống kê của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án dân nhân tối cao tội phạm kinh tế mặc dù chỉ chiếm 12% - 15% trong tổng số tội phạm xảy ra trên toàn quốc nhưng thiệt hại về kinh tế chiếm đa số trong tổng số thiệt hại về tài chính do tội phạm gây ra [57, tr. 131]. Tội phạm kinh tế, nhất là nhóm tội phạm tham nhũng, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng cả về số lượng cũng như quy mô và tính chất. 1
- Thực tiễn đấu tranh và phòng chống tội phạm đối các vụ án trong quản lý kinh tế - xã hội trong những năm qua cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều tiến bộ tích cực nhưng do các loại tội phạm này thường có quy mô, tính chất phức tạp, nó liên quan đến rất nhiều các ban ngành và đoàn thể cho nên vấn đề đấu tranh, phòng chống tội phạm kinh tế luôn là vấn đề nóng trong xã hội. Nhiều vụ việc đã được phát hiện và xử lý kịp thời, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm kinh tế nói chung và tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế nói riêng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều trường hợp đã được chia nhỏ để chuyển sang xử lý hành chính nhằm trốn tránh bị xử lý trách nhiệm hình sự 2. Tình hình nghiên cứu Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cũng đã được một số tác giả nghiên cứu và làm rõ. Điển hình như TS. Bùi Minh Thanh với đề tài "Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay" Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2004; Thạc sĩ Nguyễn Mai Bộ với công trình nghiên cứu "Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" Nhà xuất bản Tư pháp, 2004. Ngoài ra, còn một số bài viết khác của các tác giả đăng trên các tạp chí Kiểm sát, tạp chí Tòa án, tạp chí Luật học đề cập đến loại tội phạm này. Nhưng cho đến nay, chưa có tác giả nào đề cập một cách toàn diện và riêng rẽ. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về đề tài "Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Mục đích 2
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý, nội dung kết quả của việc đấu tranh của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hiện nay. Trên cơ sở đó để có thể đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về "Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". * Nhiệm vụ - Làm rõ được nội dung phạm vi của khái niệm tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. - Nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thực tiễn áp dụng các quy phạm của tội này trong những năm gần đây, tìm ra những mặt làm được và hạn chế. * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các quy phạm về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung trong tình hình mới. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thực tiễn thống kê để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu khóa luận 3
- Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Luận văn phản ánh rõ sự hình thành và phát triển các quy định pháp luật hình sự về loại tội phạm này, khái niệm, đặc điểm pháp lý, phạm vi và lĩnh vực phạm tội. Trên cơ sở đó có thể đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong tình hình mới. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Sự hình thành và phát triển của các quy phạm về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng Chương 2: Nhận thức chung về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 4
- Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUY PHẠM VỀ TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUY PHẠM VỀ TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ TRƯỚC PHÁP ĐIỂN HÓA LẦN THỨ NHẤT NĂM 1985 Quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gắn liền với sự phát triển của các chính sách pháp luật của đất nước. Sự hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế có thể được tìm hiểu qua từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể sau đây. 1.1.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã khai sinh ra nước Việt nam dân chủ cộng hòa, nước ta đã phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách do giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và đặc biệt nền kinh tế kiệt quệ sau chiến tranh. Lợi dụng những khó khăn trước mắt về kinh tế, nhiều hành vi tội phạm kinh tế trong thời kỳ này xuất hiện ngày càng nhiều như; nạn buôn lậu, buôn bán hàng cấm, làm bạc giả xảy ra rất phức tạp. Trong đó có cả một số cán bộ của các cơ quan nhà nước, nhà máy công, sở cũng lợi dụng biển thủ công quỹ, nhận hối lộ… Sau khi giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chính sách pháp luật trong nhà nước dân chủ nhân dân; "Trước chúng ta đã bị quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một 5
- Hiến pháp dân chủ" [24, tr. 6]. Nhất quán chủ trương đó, Nhà nước ta đã cho ra đời bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và các chính sách pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn lịch sử góp phần bảo vệ nền độc lập của dân tộc, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xây dựng đất nước ổn định và phát triển. Nhưng do thời kỳ này chúng ta vừa giành được độc lập, trước mắt chúng ta đang còn rất nhiều việc cần phải thực hiện ngay như; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… Do vậy, việc ban hành các chính sách pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó có các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Xét về nguyên nhân chủ quan, vừa giành được chính quyền về tay nhân dân. Bộ máy nhà nước ta thời kỳ này còn non trẻ. Mặt khác, đội ngũ cán bộ nước ta thời kỳ này còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nhất là về kỹ thuật lập pháp. Tuy nhiên, do tình hình hết sức khẩn trương không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật hình sự cần thiết nói riêng nên ngày 10/10/1945, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời giữ các luật lệ cũ, trong đó có Bộ "Luật hình An Nam", Bộ "Hoàng Việt hình luật" và Bộ "Hình luật pháp tu chính" với điều kiện không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa [30, tr. 190]. Xét về nguyên nhân khách quan, sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta ra sức củng cố và giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Được thể hiện bằng hành động cụ thể, chống thù trong giặc ngoài. Do vậy mà công tác ban hành các chính sách pháp luật chưa được chú trọng. Trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh quan trọng làm cơ sở pháp lý cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế như Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/2/1946 về trừng trị tội phá hoại cộng sản; Sắc lệnh 223/SL ngày 17/11/1946 quy định truy tố các tội hối lộ, biển thủ công quỹ. Trong một loạt các hành vi phạm tội trên, có chứa đựng một phần 6
- nào hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế mà sau này được quy định thành một tội riêng. Hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế trong giai đoạn này chưa được quy định cụ thể trong các văn bản chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách cụ thể, riêng biệt mà nó được đan xen cùng với một số tội phạm khác. Các tội phạm nói chung, tội phạm kinh tế nói riêng trong thời kỳ này được xử lý chủ yếu dựa vào quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ. Tóm lại, trong thời kỳ này, sự phát triển của hệ thống pháp luật nói chung vẫn còn thiếu và yếu, trong đó sự hình thành và phát triển của các quy phạm của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế chưa cụ thể và thiếu rõ ràng. Các quy phạm này mới chỉ đề cập về loại hành vi của tội cố ý làm trái, giai đoạn này vẫn chưa có tiêu chí cụ thể. Càng về các thời kỳ sau này tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế ngày càng được quy định rõ ràng và cụ thể hơn. 1.1.2. Thời kỳ từ 1954 đến năm 1975 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Ở miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, toàn thể nhân dân ta bước vào thời kỳ mới khắc phục hậu quả sau chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định trật tự xã hội và đời sống nhân dân. Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một loạt các chính sách pháp luật, trong đó có những quy phạm để trừng trị và răn đe những hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. 1- Những nhiệm vụ mà Chính phủ đã đề ra: hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục lại nên kinh tế quốc dân, làm giảm bớt khó khăn về đời sống của nhân dân phù hợp với tình hình đất nước ta, phù hợp với nguyện vọng của 7
- mọi tầng lớp nhân dân, phù hợp cho công cuộc đấu tranh cho hòa bình thống nhất, độc lập dân chủ của nhân dân ta. Phương châm khôi phục kinh tế, khôi phục và phát triển nông nghiệp, khôi phục công nghiệp và thương nghiệp đều hướng về dân sinh phục vụ cho sản xuất của nhân dân, phục vụ cho công cuộc kiến thiết của nước nhà (Nghị quyết kinh tế 1955 của Quốc hội) Ngày 15/6/1956 của Chủ tịch nước đã ban hành Sắc lệnh số 267-SL về trừng trị những âm mưu, hành động phá hoại hoặc làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của Hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa "Sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhằm phục vụ lợi ích của toàn dân. Kẻ nào phá hoại sự nghiệp ấy là làm hại nhân dân. Để góp phần vào việc bảo vệ sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa, nay ban hành sắc lệnh này nhằm trừng trị những âm mưu, hành động phá hoại hoặc làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa" (Sắc lệnh số 267) Điều 4 của Sắc lệnh 267 ngày 15/6/1956 còn quy định như sau: Kẻ nào vì mục đích phá hoại mà làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch kinh tế và văn hóa của nhà nước bằng bất cứ cách nào như: tuyên truyền chống phá chính sách, chống kế hoạch, phao đồn tin bịa đặt gây sự nghi ngờ hoang mang trong quần chúng, hành động chống chính sách, chống kế hoạch, không làm hoặc làm sai công việc mình phụ trách, làm gián đoạn công việc thường xuyên; kìm hãm sự phát triển của một bộ phận, một ngành hoạt động, gây mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ công nhân viên, cán bộ, 8
- xã viên hoặc chia rẽ nhân dân và cán bộ …sẽ bị phạt từ 5 năm đến 20 năm tù. Quy phạm này một lần nữa phản ánh quan điểm của Nhà nước ta trong việc trừng trị những hành vi gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, Hợp tác xã và của nhân dân. Sau khi chúng ta thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960- 1965) và nhất là từ khi đế quốc Mỹ gây ra chiến tranh phá hoại ở miền Bắc nước ta, công tác tổ chức và quản lý kinh tế, việc xây dựng và thi hành các chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế có phần bị buông lỏng; công tác giáo dục và phát động quần chúng đông đảo tham gia bảo vệ của công làm chưa tốt. Việc trừng trị những hành động nhằm xâm hại tài sản xã hội chủ nghĩa cũng thiếu nghiêm minh và kịp thời. Những hiện tượng tiêu cực như tham ô, trộm cắp, lãng phí tài sản của Nhà nước và của Hợp tác xã chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả, được thể hiện qua một số vụ án cụ thể trong thời kỳ đó. Ví dụ 1: Vụ Nguyễn Hữu Cờ và đồng bọn tham ô, cố ý làm trái. Ngày 17/7/1960 Nguyễn Hữu Cờ và đồng bọn tham ô ở nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội, lợi dụng những sở hở về quản lý kinh tế của giám đốc nhà máy, Nguyễn Huy Cờ (nhân viên kế toán) đã cấu kết với Trương Công Nhận và Trần Văn Pha (nhân viên cung ứng) hoạt động tham ô, cố ý làm trái. Những hoạt động phạm tội của Cờ và đồng bọn lại được Trần Cao Tưởng (Phó phòng tài vụ) bao che, nên hiện tượng vi phạm kéo dài, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 92.517 đồng. Tổng kết trong 2 năm 1961 - 1962 đã phát hiện 55 vụ gây thiệt hại về kinh tế bắt 503 tên tội phạm [37, tr. 237-239]. Ví dụ 2: Vụ Trần Công Khanh cố ý làm sai chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước. Thông qua công tác nghiệp vụ, lực lượng bảo vệ kinh tế đã phát hiện Trần Công Khanh cùng đồng bọn cố ý làm sai chế độ quản lý kinh tế tài chính 9
- của Nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, tài sản nhân dân. Trần Công Khanh, nguyên là đại tá, nguyên Cục trưởng Cục Thủy văn - Bộ Thủy lợi. Từ tháng 10/1964, Khanh đã cùng đồng bọn can tội lừa đảo, cố ý làm sai trái chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước và còn dùng tiền và hàng hóa để hối lộ một số cán bộ ở các Bộ, Ngành trong vụ án có 12 bị can [37, tr. 244]. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại hoặc làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của Hợp tác xã và của nhân dân. Cũng trong thời kỳ này, với sự điều chỉnh văn bản pháp luật cho phù hợp với tình hình mới, ngày 21/10/1970, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa. Tại Điều 12 Pháp lệnh quy định tội cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa như sau: "Kẻ nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ và thể lệ về kinh tế tài chính, gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt…". Theo các khung hình phạt của điều luật, thì tội này có hình phạt tù từ 6 đến 20 năm. Đặc biệt hành vi cố ý làm trái trong giai đoạn này chủ yếu là hành vi làm trái những nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế. Những nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế được Nhà nước đặt ra nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động kinh tế của Nhà nước đi đúng đường lối kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, mà nhà nước đã hoạch định, bảo đảm cho mọi hoạt động kinh tế được cân đối, có kế hoạch. Hai mặt đó có mối quan hệ với nhau và tác động qua lại. Người làm kinh tế tùy theo từng thẩm quyền, cương vị ở lĩnh vực nào nhất thiết phải tôn trọng và thi hành đúng những quy định về quản lý kinh tế trên lĩnh vực đó. Hiện tại chúng ta đang đứng trước một thực tế là; cơ chế quản lý kinh tế đang từng bước được hoàn thiện và củng cố theo yêu cầu của 10
- từng giai đoạn cách mạng. Sự biến động tích cực đó ứng với sự trưởng thành của nền kinh tế và hoạt động kinh tế xã hội chủ nghĩa. Củng cố, hoàn thiện là những chu kỳ phát triển liên tục trên cơ sở những tư tưởng, quan điểm của Đảng. Nhà nước ta luôn luôn nhằm tác động, thúc đẩy làm cho mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế đáp ứng những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Vậy hành vi cố ý làm trái những nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa là như thế nào? Để hiểu rõ hành vi này cần phải nghiên cứu, tìm hiểu làm rõ những vấn đề. "Nguyên tắc" theo cách hiểu thông thường thì đó là những tư tưởng, phương châm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước và cụ thể trong trường hợp này là những nguyên tắc trong quản lý kinh tế. Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng có nguyên tắc của nó, kể cả trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản. Qua đó chúng ta thấy rằng "nguyên tắc" là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong bất kể công việc, cũng như lĩnh vực cụ thể, không thể xa rời các nguyên tắc. Bởi như trên chúng ta đã biết "nguyên tắc" chính là những tư tưởng, phương châm định hướng chỉ đạo. Các nguyên tắc của Nhà nước về quản lý kinh tế giữ vai trò chủ đạo, định hướng cho toàn bộ cơ chế kinh tế, cho hoạt động ổn định và phát triển kinh tế, là những tiêu chuẩn cơ bản để quản lý kinh tế và đánh giá hành vi của cá nhân trong quá trình thực hiện những tư tưởng, phương châm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về kinh tế. Còn "chính sách" theo cách hiểu thông thường đó là: "Những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó" [48, tr. 145]. Do đó "chính sách" có thể hiểu là một đường lối, nhiệm vụ nhất định cần phải thực hiện trong một giai đoạn hoặc một thời kỳ nào đó. Ví dụ như; 11
- đường lối phát triển kinh tế trong thời gian này đến thời gian này hoặc nhiệm vụ phát triển kinh tế trong thời gian này bao gồm các nhiệm vụ sau… Như vậy, "chính sách" có nền tảng là một đường lối nhất định do đó có nội dung, phạm vi và tính chất của chính sách phụ thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa. xã hội…ở từng thời kỳ. Để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trong thời gian này, Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định nhiều chính sách như: chính sách kinh tế, chính sách khoa học, chính sách đối ngoại…Chính sách sử dụng pháp luật là một trong hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà nước ta, là công cụ để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, là công cụ để xây dựng xã hội phát triển. Xuất phát từ đường lối của Đảng và Nhà nước ta, chính sách là những nguyên tắc, đường lối cơ bản trong việc sử dụng pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhằm quản lý xã hội ở một thời kỳ cách mạng nhất định. Như vậy chính sách bao gồm những định hướng chủ trương sử dụng vào việc quản lý xã hội và phát triển kinh tế. Nói đến cơ chế quản lý kinh tế, trong đó bao gồm những nguyên tắc, thể lệ quản lý kinh tế. Một khi có vi phạm đến những nguyên tắc, thể lệ đó cũng có nghĩa là xâm phạm đến cơ chế quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa, đường lối phát triển và quản lý kinh tế. Pháp lệnh đã đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tài sản xã hội chủ nghĩa, trong đó nêu ra hai bộ phận cấu thành của tài sản xã hội chủ nghĩa; tài sản của Nhà nước- tức là của toàn dân, và tài sản của Hợp tác xã, các tổ chức hợp pháp khác của nhân dân - tức là tài sản tập thể. Việc trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa đã được quy định căn cứ vào tính chất nghiêm trọng khác nhau giữa các tội cụ thể: các tội như cố ý hủy hoại tài sản xã hội chủ nghĩa, tội vô ý gây hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa… 12
- Theo quy định trong Sắc lệnh kể trên, thì hành vi làm trái với ý thức biết là trái nhưng cứ làm, mặc dầu biết khả năng có thể dẫn đến hậu quả xấu. Hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của loại tội này, và hậu quả xảy ra phải là tất yếu do hành vi cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ về thể lệ kinh tế tài chính gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa gây nên, hiểu theo điều luật là xâm hại đến sở hữu xã hội chủ nghĩa. Ví dụ 3: Vụ Phạm Trí Tuyển làm trái chính sách phân phối thực phẩm. Phạm Trí Tuyển, Cục phó Cục Thực phẩm - Bộ Nội thương và đồng bọn cố ý làm trái chính sách phân phối thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng. Sau Hội nghị tem phiếu toàn quốc năm 1966, Tuyển đã giao cho Nguyễn Hữu Dị in tem phiếu (thịt, đường, sữa) cho các địa phương nhưng theo kế hoạch thì in thiếu (thịt, đường 2.286 phiếu); giao thiếu cho các địa phương (tem sữa, thịt) 782.660 kg,… Thực tế là Cục Thực phẩm không nắm được số tem phiếu có bao nhiêu, mất bao nhiêu, chi chênh lệch như nhà in báo mất gần 10.000 đồng gây dối loạn thị trường trong việc sử dụng tem, phiếu thực phẩm. Bản thân Dị đã dùng giấy giới thiệu của Cục Thực phẩm (do Tuyển) từ ngày 15/8/1966 đến ngày 25/3/1967 chiếm đoạt của Nhà nước 2,8 tấn thịt, 1,8 tấn đường, 4.212 hộp sữa. Bọn chúng còn móc ngoặc với Nhà ăn Diễm Hằng, bếp Ngân hàng Trung ương, Cửa hàng may đo số 4 Tràng Tiền, xuất hàng ngoài kế hoạch, gây thất thoát nhiều tấn hàng thực phẩm và vải của Nhà nước… Ngày 3 - 7/11/1970 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xử sơ thẩm các bị cáo. + Phạm Trí Tuyển nguyên cục phó Cục thực phẩm - Bộ Nội Thương, Lê Vũ Dũng nguyên chủ nhiệm công ty công nghệ thực phẩm cấp I, Nguyễn Hữu Dị cán bộ phòng kế hoạch cục thực phẩm- Bộ Nội Thương. Căn cứ vào bản cáo trạng số 82 - V2 ngày 25/06/1970, TANDTPHN tuyên án ba bị cáo Phạm Trí Tuyển 8 năm tù giam, Lê Vũ Dũng 3 năm tù 13
- giam, Nguyễn Hữu Dị 30 tháng tù giam. Với tội danh cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa, có tư lợi, có móc ngoặc, gây thiệt hại lớn và hậu quả nghiêm trọng về mặt chính trị, vi phạm Điều 12- đoạn 1, 2, khoản b, đ Pháp lệnh 21/10/1970 [38, tr. 17-18]. Ví dụ 4: Cũng trong giai đoạn này tỉnh Hà Nam đã khởi tố vụ án, bắt Đỗ Văn Bi, Phó văn phòng Huyện ủy, Nguyễn Văm Đam cán bộ Phòng Giao thông. Sau khi điều tra kết luận vụ án có liên quan đến 25 đối tượng trong đó có Bí thư Huyện ủy Hoàng Diễm, Nguyễn Văn Thụ Phó Chủ tịch, Đoàn Lương Phó Bí thư, Đỗ Trung Trác trưởng Phòng giao thông, Nguyễn Văn Thắng - Trưởng Phòng thủy lợi và một số cán bộ chủ chốt khác đã cố ý làm trái và tham ô với tổng số tiền 559.910 đồng [37, tr. 253]. Tóm lại, trong thời kỳ này đất nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam vẫn bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai chiếm đóng. Trước tình hình đó Nhà nước ta quyết tâm thực hiện song song hai nhiệm vụ, đó là đấu tranh thống nhất nước nhà và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội góp phần là hậu phương vững chắc cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Do vậy, trong giai đoạn 1954 đến năm 1975 Đảng và Nhà nước ta đã ồ ạt tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền Bắc nhằm đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh nhất. Chính vì vậy, mà trong thời kỳ này đã xuất hiện các vụ án về kinh tế trong đó có tội cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước điều này đã được thể hiện rõ qua các số liệu cũng như các vụ án nêu trên. 1.1.3. Thời kỳ từ năm 1976 đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất năm 1985 Từ sau khi đất nước ta được hoàn toàn giải phóng và thống nhất vào một mối, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước ta đã bắt 14
- tay vào công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế đưa cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhìn chung, trong giai đoạn này nền kinh tế của nước ta vẫn còn khó khăn và lạc hậu, cơ chế quản lý thời kỳ bao cấp mang nặng tính bảo thủ, trì trệ gây cản trở cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Chế độ giá, lương, tiền đã có những thiếu sót, thậm chí phạm khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng dẫn đến lạm phát tăng cao. Tệ hành chính quan liêu kéo dài trong nhiều năm, lại chậm được đổi mới dẫn đến đới sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, kinh tế kém phát triển, người lao động thiếu việc làm… Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế trong thời kỳ này. Tại Đại hội V của Đảng đã xác định rõ một trong những chính sách lớn về kinh tế - xã hội là: Thiết lập trật tự mới xã hội chủ nghĩa, trên mặt trận phân phối, lưu thông để góp phần ổn định đời sống, đẩy mạnh sản xuất, biến chuyển tốt tình hình kinh tế - xã hội. Phân phối lưu thông phải tham gia đắc lực vào cuộc đấu tranh giữa hai con đường, mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi trận địa tự phát tư bản chủ nghĩa, điều tiết bằng được thu nhập của các tầng lớp dân cư cho công bằng, hợp lý. Phải kết hợp chặt chẽ cả ba biện pháp kinh tế, hành chính và giáo dục, trong đó biện pháp kinh tế là gốc [1, tr. 76]. Đứng trước những hạn chế khó khăn và bất cập của nền kinh tế trong thời kỳ này trong đó phải kể đến các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Đặc biệt là những hành vi cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa xảy ra ngày một nhiều với các hành vi, thủ đoạn ngày càng công khai và trắng trợn được thể hiện qua một số vụ án cụ thể. Ví dụ 5: Vụ Phạm Ngọc Bàng và đồng bọn tham ô tài sản và cố ý làm trái. 15
- Vụ án tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, cố ý làm sai nguyên tắc quản lý kinh tế, gây thiệt hại nghiêm trọng, xảy ra tại Phòng quản lý nhà đất thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cửu Long, do Phạm Ngọc Bàng, Trưởng phòng chủ mưu. Bàng và đồng bọn đã hối lộ các cơ quan liên quan để được phê duyệt công trình sớm, rót vật tư nhanh theo kế hoạch, rồi lại bán vật tư ra ngoài theo giá chợ đen, lập quỹ riêng của đơn vị. Nghiêm trọng hơn, trong quá trình xây dựng chúng đã đánh tráo vật tư, nguyên liệu, làm giảm tuổi thọ nhiều công trình, gây thiệt hại lâu dài [37, tr. 253]. Đến giai đoạn này trước sự phát triển của nền kinh tế, các văn bản chính sách pháp luật đã có nhiều hạn chế, bất cập. Đòi hỏi nhiệm vụ đặt ra hiện nay là phải có những văn bản pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các cơ quan hữu quan và các nhà làm luật đã bắt tay vào công việc xây dựng Bộ luật hình sự nhằm đáp ứng với tình hình thực tế. 1.2. TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẤT NƯỚC ĐÃ THỐNG NHẤT NĂM 1985 Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công đến nay, qua các thời kỳ cách mạng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự. Những văn bản này đã phát huy tác dụng, góp phần chống thù trong giặc ngoài, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, nhìn chung, tất cả các văn bản pháp luật hình sự hiện có không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Vấn đề đặt ra là phải rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật hình sự đó, hệ thống hóa nó lại và soạn thảo Bộ luật hình sự. Bộ luật này quy định tập trung và đồng bộ trong cùng một văn bản mọi vấn đề thuộc lĩnh vực tội phạm, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật hình sự xã hội chủ nghĩa. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn