Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
lượt xem 14
download
Luận văn "Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên thực tiễn. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật luật về tội phạm này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
- VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI ĐINH THỊ HƯỜNG TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2023
- VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI ĐINH THỊ HƯỜNG TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN VĂN LUYỆN HÀ NỘI – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả, ví dụ và trích dẫn trong luận văn thạc sĩ đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo đúng quy định. Đềtài luận văn này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của tôi và chưa từng được công bố trước đây. Tác giả luận văn ĐINH THỊ HƯỜNG
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến giảng viên PGS.TS. Trần Văn Luyện, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, viết luận văn. Những ý kiến đóng góp của thầy là nền tảng đã giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn của mình một cách tốt nhất. Tôi cũng chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Với những kiến thức thu thập được đó không chỉ là cơ sở cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là kiến thức phục vụ cho công việc, cuộc sống sau này của tôi. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành, ủng hộ và khích lệ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Đây chính là nguồn động viên lớn lao nhất mà tôi may mắn có được, giúp tôi có thêm niềm tin và động lực để học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2022 Học viên ĐINH THỊ HƯỜNG
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 9 1. Tính cấp thiết của đề tài 9 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 10 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 11 3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 11 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 11 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 11 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 11 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 12 6.1. Ý nghĩa lý luận 12 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 12 7. Kết cấu của đề tài 12 Chương 1 13 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY 13 1.1. Một số vấn đề lý luận về tội tàng trữ trái phép chất ma túy 13 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về ma túy 13 1.1.1.1. Khái niệm về ma túy 13 1.1.1.2. Đặc điểm về ma túy 14 1.1.2. Khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma túy 17 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 19 1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi banhành Bộ luật hình sự năm 1999 21 1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 22 1.2.4. Quy định tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 24 1.3.1.2. Mặt khách quan 26 1.3.1.3. Chủ thể 27 1.3.1.4. Mặt chủ quan 28 5
- 1.3.2. Hình phạt của tội tàng trữ trái phép chất ma túy 29 Chương 2 37 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚITỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TẠI ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 37 2.1. Khái quát tình hình tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 37 2.2. Thực tiễn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy tại địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 42 2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong khởi tố vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy tại địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 42 2.2.3. Những kết quả đã đạt được trong xét xử- áp dụng hình phạt đối với vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy tại địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 49 2.3. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân làm giảm hiệu quả việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 51 2.3.1. Những hạn chế, vướng mắc 51 2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc 57 Chương 3 63 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚITỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TẠI ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 63 3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy 63 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại địa quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 69 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất ma túy 69 3.2.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 75 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 6
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Chú giải 1 BCA Bộ Công an 2 BLHS Bộ luật Hình sự 3 BTP Bộ Tư pháp 4 CP Chính phủ 5 NĐ Nghị định 6 VKSND Viện kiểm sát nhân dân 7 TTLT Thông tư liên tịch 8 TAND Tòa án nhân dân 7
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình khởi tố vụ án tàng trữ trái phép chất ma tuý so với tình hình các tội phạm nói chung tại địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2016- 2021 Bảng 2.2. Tình hình xét xử các tội phạm về ma túy so với tình hình các tội phạm nói chung tại địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2016- 2021 Bảng 2.3. Tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy so với các tội phạm về ma túy khi áp dụng BLHS năm 1999 tại địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2016 - 2021 Bảng 2.4. Tình hình tội tàng trữ trái phép chất ma túy so với các tội phạm về ma túy khi áp dụng BLHS năm 2015 trên toàn quốc giai đoạn 2016 - 2021 Bảng 2.5. Tình hình truy tố, xét xử tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên toàn quốc giai đoạn 2016 - 2021 Bảng 2.6. Tình hình truy tố, xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại địa bàn quận Hà Đônggiai đoạn 2016 - 2021 8
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ về mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tình hình tội phạm còn diễn biến hết sức phức tạp, trong đó có các tội phạm về ma túy. Ma túy gây ra rất nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ra sự mất ổn định an ninh trật tự xã hội. Nhận thức được điều này, pháp luật hình sự đối với các tội về ma tuý luôn được sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng cụ thể và nghiêm khắc hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm này. Hiện nay, các quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội tàng trữ trái phép chất ma túy đã phát huy được hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy. Tuy nhiên, các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy còn bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhất là hành vi tàng trữ thường là hành vi cầu nối đan xen liên tiếp với các hành vi khác như mua bán và vận chuyển. Từ đó dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất trong việc nhận thức về dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý và định tội danh đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Tội phạm về tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng ở Việt Nam đang diễn ra hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng phạm tội rất liều lĩnh, manh động, có tính tổ chức, chuyên nghiệp. Đa phần các đối tượng phạm tội đều có tiền án, tiền sự, có kinh nghiệm đối phó nên khi bị bắt đã tìm cách tẩu tán tang vật, ngoan cố không nhận tội khiến cho việc xử lý gặp nhiều khó khăn. Từ những lý do nêu trên, một vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần phải hoàn thiện hơn nữa tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong BLHS Việt Nam. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực 9
- tiễn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các tội phạm về ma túy nói chung, tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng, cụ thể là: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập II, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2020; Sách Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 của Tiến sĩ Trần Văn Biên, Tiến sĩ Đinh Thế Hưng và tập thể tác giả biên soạn, nhà xuất bản Thế giới, năm 2017; Sách Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (phần các tội phạm), của Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Luyện và tập thể tác giả biên soạn, nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2018. Ngoài ra còn có luận văn thạc sĩ của các tác giả như: Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Thu Thảo “Các tội phạm về ma túy trong luật Hình sự Việt Nam và thực tiễ xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010” năm 2014, trường Đại học Quốc gia khoa Luật; Luận văn thạc sĩ luật học của Võ Văn Ta “Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, năm 2019, Học viện Khoa học xã hội; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Lê Phú Túc “Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2020, trường Học viện khoa học xã hội. Ngoài ra còn có Luận án tiến sĩ Luật học của Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Mai, “Đấu tranh phòng chống các tội phạm ma túy ở Việt Nam”, năm 2007, Trường Đại học Luật Hà Nội; Đỗ Thành Trường, “Các tội phạm về ma túy trên đại bàn tỉnh Điện Biên: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, năm 2017, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. Các nghiên cứu nêu trên đã phần nào giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm ma túy nói chung, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về tội phạm ma túy nói chung mà chưa có nghiên cứu cụ thể về một tội danh cụ thể. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu đề tài này vẫn mang tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn. 10
- 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Làm rõ những vấn đề lý luận về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy trong pháp luật hình sự Việt Nam. Làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật để giái quyết tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên thực tiễn. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật luật về tội phạm này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài -Làm rõ các vấn đề lý luận, các quan điểm khoa học có liên quan đến tội tàng trữ trái phép chất ma túy. - Làm rõ quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tàng trữ trái phép chất ma túy. - Làm rõ những kết quả đạt được, những bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hiện nay và đề xuất giải pháp khắc phục các hạn chế bất cập. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Các quan điểm khoa học xoay quanh các vấn đề như khái niệm, đặc điểm, các dấu hiệu pháp lý của tội tàng trữ trái phép chất ma túy - Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. - Thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số vụ án tiêu biểu trên toàn quốc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Về nội dung, đề tài được nghiên cứu dựa trên các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các văn bản hướng dẫn áp dụng thực hiện. - Về không gian, thời gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 5 năm (từ năm 2016 – 2021) từthực tiễn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 11
- Để giải quyết những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên trên cơ sở phương pháp luận Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về đấu tranh phòng chống tội phạm, văn bản pháp luật của Nhà nước về các vấn đề tội phạm và hình phạt. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, quy nạp, diễn dịch, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu bản án... và các phương pháp nghiên cứu của khoa học hình sự khác. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Khi nghiên cứu đề tài sẽ làm rõ được những cơ sở khoa học, cơ sở lý luận và đánh giá được thực trạng của việc áp dụng quy định của pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện khi áp dụng đúng pháp luật hình sự để xử lý tội tàng trữ trái phép chất ma tuý. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đã nêu lên những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật để xử lý tội tàng trữ trái phép chất ma tuý và hướng hoàn thiện sẽ có ý nghĩa nhất định trong việc lựa chọn căn cứ để áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các cụm từ viết tắt và kết luận, luận gồm có 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý theo pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Chương 3: Yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 12
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY 1.1. Một số vấn đề lý luận về tội tàng trữ trái phép chất ma túy 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về ma túy 1.1.1.1. Khái niệm về ma túy Theo từ điển tiếng Việt, ma túy là một từ Hán Việt với nghĩa “ma” là tê mê, “túy” là say sưa. Như vậy “Ma túy” là say đắm mê mẩn - chỉ chung các chất độc hại gây ra nghiện ngập không dứt bỏ được [12]. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới đã được Tổ chức Văn hoá giáo dục của liên hiệp quốc công nhận thì “Ma tuý là chất khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể”. Tổ chức Y tế Thế giới (1982) đã phát triển định nghĩa sau: “Ma tuý theo nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”. Trong cách hiểu đơn giản, ma túy có nghĩa là mọi vật chất khi đưa vào trong cơ thể người sẽ thay đổi chức năng sinh lý học hoặc tâm lý học loại trừ thực phẩm, nước và ôxy. Hai định nghĩa mà Từ Điển Hán Việt và Tổ chức Y Tế thế giới đã đưa ra đã khái quát chung về tác động của ma túy đến cơ thể của con người nói riêng và sinh vật nói chung. Nhưng theo góc nhìn pháp lý thì hai định nghĩa nói trên chưa chỉ ra được sự rạch ròi giữa chất ma túy và chất kích thích. Chất kích thích cũng giống như chất ma túy. Khi được đưa vào cơ thể cũng gây ra sự thay đổi về sinh lý và tâm lý con người. Nếu sử dụng thường xuyên, sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc, không thể dứt bỏ được. Một số chất kích thích phổ biến là rượu, bia. Về bản chất, ma túy cũng là một dạng chất kích thích nhưng mức độ tác động lên cơ thể con người mạnh mẽ và nguy hiểm hơn cả. Bên cạnh đó, Luật phòng chống ma túy năm 2021 cũng đưa ra khái niệm về chất gây nghiện và chất hướng thần. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc 13
- ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng…”. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05/2018 để thay thế các Nghị định trước đây quy định về danh mục chất ma túy và tiền chất. Theo đó, quy định của pháp luật Việt Nam có 515 chất ma túy và 44 tiền chất ma túy được chia làm 4 danh mục như sau: Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. Bao gồm 46 chất như heroine,cần sa và các chế phẩm từ cần sa, … Danh mục II: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Bao gồm 398 chất như cocaine, methadone, lá cô ca, thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện, … Danh mục III: Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Bao gồm 71 chất như allobarbital, alprazolam, butalbital, clobazam,… Danh mục IV: Các tiền chất. Bao gồm 44 tiền chất như Acetic anhydride, Acetone, Sulfuric acid,… Như vậy, các định nghĩa được nêu trong các văn bản phát luật nêu trên vừa thể hiện được đặc điểm tự nhiên vừa thể hiện được đặc điểm pháp lý của chất ma túy. Tuy nhiên, việc liệt kê các chất ma túy sẽ dẫn đến trường hợp có những chất ma túy mới xuất hiện nhưng lại chưa được ghi nhận trong danh mục, dẫn đến không có cơ sở để xử lý. 1.1.1.2. Đặc điểm về ma túy Theo quy định của BLHS năm 2015 các tội phạm về ma túy, các chất ma túy được phân loại theo các căn cứ: 14
- Thứ nhất, căn cứ vào nguồn gốc, ma túy được chia thành: ma túy tự nhiên và ma túy tổng hợp: - Ma túy tự nhiên là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng và các chế phẩm của chúng, bao gồm: + Cây cần sa (tên khoa học: Cannabis – Sativa L, tên gọi khác: cây gai dầu, cây lanh mèo, cây gai mèo, cây đại ma, cây bồ đà, hoả ma, lanh mán …). BLHS truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với các hành vi mua bán lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa có khối lượng theo pháp luật quy định. + Cây cô ca (tên khoa học là Erythroxylon), là cây bụi, lá hình trái xoan hay bầu dục mọc so le, màu xanh lục, đậm, hơi có mũi nhọn, mép nguyên; gân phụ rất mảnh, hoa màu vàng nhạt. Do đó, nếu mua bán trái phép lá cây cô ca đến khối lượng nhất định do pháp luật quy định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu mua bán cây, hoa, quả, hạt của cây cô ca dưới mức quy định thì không phạm tội. + Lá Khat (tên khoa học là Catha edulis hay còn gọi là lá Thiên đường), là lá cây Khat, mới xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Đây là loại ma túy cực độc, không chỉ gây ảo giác mà còn có khả năng gây ung thư. + Nhựa thuốc phiện là nhựa lấy từ cây thuốc phiện có màu sắc nâu đen, mùi ngái đặc trưng, vị hơi chát và đắng. Nhựa thuốc phiện tồn tại dưới các dạng: Nhựa sống, nhựa chín, xái thuốc phiện. + Nhựa cần sa được chiết xuất từ các bộ phận lá, hoa, quả,… của cây cần sa. + Cao cô ca là sản phẩm công đoạn đầu tiên của quá trình chiết xuất cocain từ lá côca. + Cocain có công thức phân tử C17H21NO3 là loại ma túy chiết xuất từ lá coca, không màu và không mùi, vị hơi đắng mát và gây cảm giác hơi tê cho đầu lưỡi, thường được bán dưới dạng bột hay tinh thể màu trắng. - Ma túy tổng hợp, bán tổng hợp: + Heroin (tên thường gọi: hàng trắng, bạch phiến, xì ke) là loại chất gây nghiện được chiết xuất từ quả cây thuốc phiện hoặc được tổng hợp từ các chất 15
- hóa chất trong phòng thí nghiệm. Heroin có công thức phân tử là C21H23NO5, thường ở dạng bột, có màu trắng, nâu hoặc vàng nhạt, không mùi, đắng, không tan được trong nước. + Amphetamine (viết tắt AMPH) ngoài ra còn có những tên gọi khác là speed, uppers, dexies, bennies) có công thức C9H13N, dạng bột màu trắng, trắng ngà, vàng, nâu, dạng viên, tinh thể hoặc nước màu đỏ và thường được trộn lẫn với nhiều chất khác. + Methamphetamine (viết tắt METH) có công thức C10H15N, dạng bột trắng hoặc vàng, nâu, đỏ, dạng muối hydrochlorit bột, vị đắng, dễ hòa tan trong nước, thường sử dụng theo hình thức nuốt hoặc hít. Methamphetamine là chất gây nghiện thuộc nhóm các thuốc kích thích dạng amphetamine, tuy nhiên nó tác dụng dược lý mạnh hơn, kéo dài và độc hại hơn so với amphetamine. +MDMA (tên khoa học MethyleneDioxyl-MethamphetAmine)là thuốc lắc hay ecstasy có công thức C11H15NO2, là chất ma túy tổng hợp rất nguy hiểm, gây ảo giác giả tạo, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh thị giác, hệ thần kinh vận động, gây ra những cơn co cơ ở các chi. MDMA thường được lưu hành dưới dạng viên nén, viên con nhộng, kích thước, hình dạng giống như các loại thuốc chữa bệnh thông thường, dễ vận chuyển, dễ cất giấu. + XLR-11 (tên khoa học 5-fluoro-UR-144) là hoạt chất chính có trong “cỏ Mỹ”, mới được đưa thêm vào danh mục các chất ma túy và tiền chất trong Nghị định 126/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành vào ngày 09/12/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2016. Đây là chất ma túy còn nguy hiểm hơn cả cần sa, khi sử dụng sẽ gây ảo giác mạnh, loạn thần, giãn đồng tử, kích động, căng thẳng, lo lắng, có thể có những tư tưởng cực đoan gây hại cho mình và người khác. Theo tài liệu của Tổng cục Cảnh sát - BCA, "cỏ Mỹ là các gói thực vật khô, cắt nhỏ, được tẩm một số hoạt chất và có mùi thơm đặc trưng, thường được ngụy trang, gán mác là trà giảm cân, spice,…để lưu hành, vận chuyển”.[1] Thứ hai, căn cứ vào trạng thái lỏng, hay rắn: BLHS phân loại các chất ma túy thành các chất chất ma túy ở thể rắn (dạng bột, viên nén, viên con nhộng, bánh,…) và những chất ma túy ở thể lỏng. 16
- Thứ ba, căn cứ vào trạng thái tươi, hay khô: + Quả thuốc phiện khô là quả thuốc phiện chưa chín còn ở trên cây được rạch để lấy nhựa, sau khi thu hoạch nhựa thuốc phiện, quả thuốc phiện để khô hoặc được phơi khô tuy không lấy được nhựa thuốc phiện nhưng hàm lượng Moocphin vẫn còn tuy không nhiều như quả thuốc phiện còn tươi. + Quả thuốc phiện tươi là quả thuốc phiện đã được tách khỏi cây thuốc phiện nhưng còn tươi, hàm lượng Morphine còn cao. Có nhiều trường hợp mắt thường cũng có thể xác định được quả thuốc phiện đó là khô hay tươi, chỉ một số trường hợp quả thuốc phiện héo nhưng chưa phải đã khô mới khó xác định bằng mắt thường. 1.1.2. Khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma túy Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là một loại tội phạm độc lập, cụ thể, vì vậy khái niệm của loại tội phạm này phải mang tính cụ thể hóa và liên quan đến khái niệm “Tội phạm”. BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã đưa ra khái niệm về “Tội phạm” rất cụ thể và rõ ràng tại khoản 1, Điều 8. Theo đó: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự[21]. Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch 17/2017/TTLT- BCA-VKSTC TANDTC- BTP cũng đã đưa ra định nghĩa về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy: Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào như trong nhà, chôn dưới đất, giấu trên mái nhà, ngoài vườn, trong vali, cốp thùng xăng xe, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người… không kể trong thời gian là bao lâu mà không nhằm mục đích mua 17
- bán hay sản xuất trái phép chất ma túy. Đồng thời phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện bằng lỗi cố ý. Trong khái niệm nêu trên, “cất giữ” có nghĩa là giữ lại để sử dụng trong một thời gian dài; “cất giấu” có nghĩa là để nơi kín đáo không cho người khác thấy. Cùng với đó, việc cất giữ, cất giấu chất ma túy phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện bất kể là trong thời gian bao lâu. Về mặt lý luận, khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma túy được đưa ra trong Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội:Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 249 BLHS [21]. Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy thường là hành vi cầu nối đan xen liên tiếp với các hành vi khác như mua bán và vận chuyển, sản xuất. Cụ thể, người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy sau khi có được ma túy có mục đích là bán ma túy cho người khác nhằm thu được lợi ích; người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy sau khi có được ma túy thì có mục đích chuyển dịch bất hợp pháp từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào; người phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy thì làm ra chất ma túy (chế biến, điều chế…) bằng thủ công hoặc có áp dụng khoa học công nghệ từ cây có chứa chất ma túy, từ các tiền chất và các hóa chất hoặc làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác. Chính vì vậy, người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy là người chỉ đơn thuần cất giữ, cất giấu chất bất hợp pháp chất ma túy nhưng không có mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Ma túy là một vấn đề nhức nhối của xã hội, ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, bần cùng, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm khác, gây mất trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy, nhà nước đã thiết lập chế độ thống nhất quản lý về các chất ma túy trong các lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, bảo quản, phân phối, cấp phát, sủ dụng chất ma túy và các loại thuốc gây nghiện. Mọi 18
- hành vi liên quan đến ma túy mà không được sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều là những hành vi vi phạm pháp luật. Khái niệm về Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý do Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đưa ra đã thể hiện được mặt chủ quan của tội phạm là không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma tuý trong các trường hợp luật định, tuy nhiên lại không thể hiện được rõ hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của loại tội phạm này,“hành vi tàng trữ” là như thế nào? Bên cạnh đó, khái niệm này cũng không thể hiện được về mặt khách thể của loại tội phạm này cũng như mặt chủ thể của người thực hiện hành vi phạm tội. Từ những lập luận trên, cần đưa ra khái niệm về “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” như sau: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào, không kể trong thời gian là bao lâu mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự, cố ý xâm phạm chế độ thống nhất quản lý của Nhà Nước về các chất ma túy. 1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam quy định tội tàng trữ trái phép chất ma túy 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 Cách mạng tháng Tám thành công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính quyền non trẻ chưa đủ điều kiện để xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Ngày 03/9/1945, trong bài “Những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta….Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm thuốc phiện”. Đồng thời, để bảo đảm an ninh trật tự, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 cho tạm thời giữ các luật lệ cũ, trong đó có Bộ “Luật hình An Nam”, Bộ “Hoàng Việt hình luật” và Bộ “Hình luật pháp tu chính” với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa”, để đấu tranh xử lý các hành 19
- vi vi phạm, tội phạm trong đó có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy [8, Điều 21]. Cho tới ngày 05/3/1952, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 150/TTg quy định việc xử lý đối với những hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện với những hành vi cụ thể như: “Điều 5. Ngoài các cơ quan chuyên trách, không ai được tàng trữ…nhựa thuốc phiện hay thuốc phiện đã nấu rồi. Điều 6. Những hành vi vi phạm sẽ bị phạt như sau: Tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc chuyển vận trái phép; Phạt tiền từ 1 đến 5 lần trị giá số thuốc phiện lậu. Ngoài ra, người phạm pháp còn có thể bị truy tố trước Tòa án nhân dân….” [26, tr.482]. Tiếp theo đó, Thủ tướng ban hành Nghị định số 225/TTg ngày 22/12/1952 quy định những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý bằng các hình thức cụ thể như: Tịch thu thuốc phiện tàng trữ…[26, tr.482] Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại tại miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số số 580/TTg ngày 15/9/1955, quy định những trường hợp có thể bị đưa ra Tòa án xét xử. Giai đoạn tiếp sau đó, Nhà nước ta chủ yếu ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi buôn lậu thuốc phiện như: Thông tư số 635/VHH-HS ngày 29/3/1958 và Thông tư số 33/VHH-HS ngày 05/7/1958 để thống nhất đường lối xét xử đối với những vụ án buôn lậu thuốc phiện. Giai đoạn sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhà làm luật chủ yếu ban hành các văn bản điều chỉnh hành vi buôn lậu thuốc phiện, ít đề cập đến hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy độc lập, ví dụ: ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 76/CP về chống buôn lậu thuốc phiện. Đến năm 1982, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn bán, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trong đó có ma túy được coi là đối tượng của buôn lậu và mức phạt có thể lên tới tử hình. Như vậy, tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1985 chưa được pháp điển hóa và quy định thành tội phạm độc lập, mà chỉ được quy định trong một số văn 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn