intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cửu những vấn đề sau: Một sổ vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Cụ thể là người của pháp nhân thực thi công việc của pháp nhân gây thiệt hại trong quá trình thực thi công việc của mình; pháp luật của Việt Nam quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, so sánh với pháp luật một số nước quy định về vấn đề này; nội dung và thực tiễn thi hành pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HƯƠNG TRÁCH NHIỆM BỐI THUâNG THIỆT HẠI DO NGUdl CỦA PHÁP NHÂN GAY RA Chuyên ngành : Luật Dân sự Mã số : 60.38.30 LUẬN VÃN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỉnh Trung Tụng ĐẠI HOC Q UỐ C GIA HÀ NÔI TRUNG TÁN/ THÔNG TÍN THƯ ViÊN V- L ũ / Ả °)A Ấ HÀ NỘI-2008
  2. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẨU 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ Bổi THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯÒI 6 CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA 1.1. Khái niệm thiệt hại, bồi thường thiệt hại, pháp nhân và người của 6 pháp nhân 1.1.1. Khái niệm thiệt hại 6 1.1.2. Khái niệm bồi thường thiột hại 11 1.1.3. Khái niệm pháp nhân 13 1.1.4. Khái niệm người của pháp nhân 18 1.1.5. Khái niệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra 25 1.2. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gáy ra là loại bồi 26 thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1.2.1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 26 1.2.2. Những đăc trưng cơ bản của bồi thường thiệt hại do người của pháp 29 nhân gây ra 1.2.2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân trong trường 29 hợp người của pháp nhân gây thiệt hại là trách nhiệm trực tiếp 1.2.2.2. Việc bồi thường chỉ diễn ra khi người của pháp nhân có lỗi trong 31 việc thực hiộn hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thực tế cho người khác (cá nhân, tổ chức khác) và người bị hại (hoặc người đại diộn hợp pháp của người bị hại) đòi bồi thường thiệt hại 1.2.2.3. Xác đinh giới hạn, phạm vi thực hiện trách nhiệm bồi thường 35 thiệt hại do người của pháp nhân gây ra 1.2.2.4. Về trình tự giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp 35 nhân gây ra
  3. 1.2.3. Cơ sở xác đinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của 36 pháp nhân gây ra 1.2.3.1. Cơ sở lý luận 36 1.2.3.2. Cơ sở pháp lý 37 1.2.3.3. Cơ sở thực tiễn 39 1.3. Ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do 40 người của pháp nhân gảy ra 1.4. Quá trình hình thành và phát triển của quy định bồi thường thiệt 41 hạỉ do người của pháp nhân gây ra ở Việt Nam 1.5. Pháp luật của một số nước vể bồi thường thiệt hại do người của 48 pháp nhân gây ra Kết luận chương 1 52 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁPLUẬT VÀ THựC TIEN g iả i q u y ế t Bổi 53 THƯỜNG THIỆT HẠI IX) NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA 2.1. Thực trạng pháp iuật 53 2.1.1. Các quy định hiện hành về bồi thường thiệt hại do người của 53 pháp nhân gây ra 2.1.1.1 Về chủ thể 53 2.1.1.2. vể điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường của pháp nhân 57 2.1.2. Các quy định hiộn hành về giải quyết bồi thường thiệt hại do 59 người của pháp nhân gây ra 2.1.2.1. Các nguyên tắc của việc giải quyết bồi thường thiệt hại 59 2.1.2.2. Trình tự thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại 63 2.1.2.2.1. Phương thức bồi thường 63 2.1.2.2.2. Nghĩa vu hoàn trả 65 2.2. Thực tiễn giải quyết tạiTòaánbồithường thiệthại do người của 67 pháp nhân gây ra ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Thực trạng việc pháp nhân phải bồi thường thiốl hại do người của 67
  4. mình gây ra 2.2.1.1. Pháp nhân lừ chối bồi thường do chưa nhận thức được trách 68 nhiệm của mình 2.2.1.2. Trường hợp pháp nhân nhận thức được trách nhiệm của mình với 71 việc người của pháp nhân gây thiệt hại nhưng do người bị hại đưa ra mức yêu cầu bồi thường không hợp lý nèn cũng không đi đến thỏa thuận thống nhất và phải yêu cầu Tòa án giải quyết 2.2.1.3. Trường hợp pháp nhân đã mua bảo hiểm nên đẩy toàn bộ trách 72 nhiệm sang đơn vị bảo hiểm 2.2.2. Thực tiễn giải quyết việc bồi thường thiệt hại do người của pháp 74 nhân gây ra Kết luận chương 2 83 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIẢI 85 QUYẾT BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI IX) NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA 3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về việc bồi 85 thường thiệt hại do người của pháp nhân gảy ra 3.1.1. Về chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiột hại 86 3.1.2. Về cơ chế thực hiện 87 3.1.3. Về nghĩa vụ hoàn trả của người của pháp nhân 88 3.2. Giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết bồi 89 thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra 3.2.1. Về chính sách pháp lý 90 3.2.2. Về khả năng tài chính 94 Kết luận chương 3 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 ĐANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
  5. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẨP THIÉT CỦA ĐẺ TÀI Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một hình thức cụ thể của trách nhiệm dân sự, là quy định của luật dân sự mà khi được áp dụng sẽ làm hình thành một quan hệ dân sự trong đó người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khoè, tmh mạng, danh đự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gày ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng đối với bất kỷ một chủ thể nào nếu xử sự của họ trái với quy định của pháp luật nói chung và gây ra thiệt hại cho chủ thể khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp cụ thể. vấn đề này lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 tại điều 622. Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời, vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra được quy định tại điều 618 trên cơ sở kế thừa các quy định tại điều 622 Bộ luật dân sự 1995 và có sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển đất nước. Nội dung của các văn bản pháp luật trên đây đã đóng một vai trò rất quan trọng ữong việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Tuy nhiên so với đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống thì pháp luật Việt Nam về vấn đề này vẫn cần phải được nghiên cứu để hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư làm ăn tại Việt Nam. Khác với việc giải quyết bồi thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra có đặc trưng riêng đó là người có hành vi gây thiệt hại là người cỏa pháp nhân nhưng pháp nhân phải 1
  6. đứng ra bồi thường cho người bị thiệt hại sau đó yêu cầu người có hành vi gây thiệt hại hoàn trà lại một khoản tiền cho pháp nhân. Đây là điều quan tâm không chỉ của những người làm công tác nghiên cứu pháp luật, mà còn là sự quan tâm của những người làm công tác thực tiễn liên quan đến việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra” hiện nay mang tính cấp thiết. 2.TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐÊ TÀI Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có một số chuyên đề nghiên cứu và bài viết liên quan đến nội dung của đề tài như: - Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Lê Mai Anh: “Những vấn đề cơ bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự”. Luận văn này nghiên cứu nhiều vấn đề, trong đó có những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả như: tiếp cận vấn đề trách nhiệm dân sự, khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và đặc điểm pháp lý. - Bài viết “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS. Phùng Trung Tập - Trưởng bộ môn Luật dân sự Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong bài viết này có để cập đến nhiều vấn đề trong đó có nội dung có tính chất tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả như: việc phân tích những hành vi có lỗi trong một sổ loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (về cơ sở xác định lỗi, hình thức lỗi), hay khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật. - Ngoài ra còn có nhiều chuyên đề, bài viết, bài nghiên cứu của một số tác giả làm công tác xây dựng pháp luật cũng là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện đề tài nghiên cửu. 2
  7. 3. PHẠM VI NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI Luận văn nghiên cửu những vấn đề sau: - Một sổ vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Cụ thể là người của pháp nhân thực thi công việc của pháp nhân gây thiệt hại trong quá trình thực thi công việc của mình. - Pháp luật của Việt Nam quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, so sánh với pháp luật một số nước quy định về vấn đề này. - Nội dung và thực tiễn thi hành pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, ứng dựng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học tin cậy khác như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và một số phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp khác. 5. MỤC ĐÍCH, NHIỆM v ụ CỦA VIỆC NGHIÊN CỦXJ ĐỀ TÀI • 7 • t • 5.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài - Mục đích thứ nhất là tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật Việt Nam điều chinh vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra để từ đó thấy được quan điểm của Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến việc hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật điều chinh vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. - Mục đích thứ 2: Lý giải việc vận dụng các quy định của pháp luật điều chinh vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Khác với vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, vẩn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra xuất phát từ mối quan hệ giữa pháp 3
  8. nhân, người của pháp nhân và người bị thiệt hại mà pháp nhân phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Việc quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này như thế nào nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bị thiệt hại. - Mục đích thứ 3: Trên cơ sở kết quả của việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn ữong việc áp dụng pháp luật điều chỉnh bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. 5.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài • • • C7 - Bước đầu phân tích một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra; nêu và đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành cùa Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đo người của pháp nhân gây ra. - Trình bày, phân tích và so sánh một sổ chế định cơ bản trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra của một số quốc gia trên thế giới. - Kiến nghị đưa ra một sổ giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. 6. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN cứu MỚI CỦA LUẬN VĂN - Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng của việc áp dụng pháp luật điều chinh vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra để tìm ra những tồn tại trong quy định của pháp luật điều chinh vấn đề này. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. 4
  9. 7. KÉT CÁU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03 chương với các nội dung cụ thể như sau: Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VÊ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHẨN GÂY RA 1.1. Khái niệm thiệt hại, bồi thường thiệt hại, pháp nhân và người của pháp nhân 1.2. Bồi thường thiệt hại do người cùa pháp nhân gây ra là loại bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1.3. Ý nghĩa của việc quy định bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra 1.4. Quá trình hình thành và phát triển của quy định bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra ở Việt Nam 1.5. Pháp luật của một số nước về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra Chương 2. THựC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THựC TIỄN GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHẨN GẦY RA 2.1. Thực trạng pháp luật 2.2. Thực tiễn giải quyết tại Toà án bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra ở Việt Nam hiện nay Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẤM NÂNG CAO HEỆƯ QUẢ CỦA VỆC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA 3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra 3.2. Giải pháp bào đảm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra 5
  10. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI • • • • DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA 1.1. Khái niệm thiệt hại, bồi thường thiệt hại, pháp nhân và ngưòi của pháp nhân 1.1.1. Khải niệm thiệt hợi Đối với cá nhân, tổ chức, quốc gia hay quốc tế, khi nói đến thiệt hại, là nói đến sự mất mát “cái gì đó” và luôn mang tính tiêu cực. “Cải gì đó” ờ đây có thể định tính, định lượng được hoặc có tliể không. Thiệt hại có thể do con người hoặc do tự nhiên gây nên. Có thiệt hại gắn với trách nhiệm pháp lý, cũng có thiệt không gắn với trách nhiệm pháp lý. Vậy thiệt hại là gì? Thiệt hại được hiểu là “mất mát, hư hỏng nặng về người và của” [27, tr. 157], Theo quan điểm truyền thống, pháp luật dân sự luồn coi thiệt hại là những tổn thất có liên quan đến tài sản; tuy nhiên, theo những quan điểm hiện nay thì thiệt hại bao gồm không chỉ những tổn thất về tài sản. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học cùa Trường Đại học Luật Hà Nội thì thiệt hại là “tổn thất về tính mạng, sức khoè, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ” [35, ừ. 118]. Hay “Thiệt hại là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất hoặc tinh thần được pháp luật bảo vệ.”[13, ừ. 247]. Theo Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan thì không nêu định nghĩa thế nào là thiệt hại mà cho rằng đó là hậu quả của hành vi sai trái “tổn thương một cách trái pháp luật đến đời sống, thân thể, sức khoẻ, tự do, tài sản hoặc bất cứ quyền nào của người khác” và “tổn thương đến uy tín hoặc lòng tin, hoặc thu nhập hay sự thịnh vượng của người khác” (Điều 420 và 423) [8]. Bộ luật dân sự Trung Quốc lại quy định về thiệt hại trái pháp luật chứ không quy định thiệt hại một cách chung chung, đó là các điều từ 184 đến 198: trong đó 6
  11. có các loại thiệt hại trái pháp luật về tính mạng (Điều 192), về thân thể, sức khoé, danh dự, tự do, uy tín, sự riêng tư hoặc sự trong trắng hoặc đối với nhân phẩm của người khác một cách nghiêm trọng (Điều 195), và về tài sản (Điều 196) [9]. Bộ luật dân sự năm 1995 quy định tại Điều 310: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần” [2]. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định tại Điều 307: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần’' [1], Quan điểm phổ biến hiện nay về thiệt hại là thiệt hại về tinh thần bao gồm “tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân” và thiệt hại về vật chất bao gồm “tài sản bị mất, huỷ hoại, bị hư hòng; chi phí phải bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại cùng những hoa lợi, lợi tức không thu được mà đáng ra thu được”. Tóm lại, thiệt hại có thể hiểu là sự không nguyên vẹn như ừạng thái ban đầu của sự vật sau khi chịu sự tác động từ bên ngoài. Như vậy, nhìn từ góc độ nào (khoa học pháp lý hay quy định của pháp luật) thì thiệt hại cũng thường gồm, a) Thiệt hại về vật chất Thiệt hại về vật chất là thiệt hại về tài sản (tài sản bị mất, bị huỷ hoại, bị hư hỏng) và chi phí phải bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại cùng hoa lợi, lợi tức không thu được mà đáng ra phải thu được. v ề pháp lý, thiệt hại về vật chất vừa động chạm đến tài sàn hữu hình - thiệt hại trực tiếp (là vật và lợi ích vật chất khác thuộc quyền của chủ thể) như vật có thực, tiền và các giấy tờ có giá trị bằng tiền như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, chứng từ tiền gửi, phương tiện thanh toán và quyền, nghĩa vụ tài sản và tài sản vô hình (đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ); đồng thời vừa xâm hại các lợi ích khác - thiệt hại gián tiếp (lợi tức, hoa lợi tính được thành 7
  12. tiền). Thiệt hại về vật chất bao hàm nhiều vấn đề, và hầu như vấn đề về tài sản là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Tài sản được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, như thu nhập hợp pháp, của cải đê dành, tư liệu sinh hoạt, nhà ờ.... Giải quyết bồi thường thiệt hại về tài sản thực tế là giải quyết mối quan hệ giữa chù thể gây thiệt hại với người bị thiệt hại, giữa người có nghĩa vụ khắc phục hậu quả xảy ra đối với người có quyền yêu cầu bồi thường theo quan hệ nghĩa vụ dân sự, qua đó để ổn định và lập lại trật tự quan đã bị phá vỡ. Việc giải quyết đó không chi căn cứ duy nhất vào đặc điểm của tài sản, mà còn phải dựa vào các dấu hiệu khác nhằm làm rõ mối quan hệ giữa người bị thiệt hại với tài sản của họ (là đối tượng bị hành vi gây thiệt hại tác động vào), đó là dấu hiệu về quyền đối với tài sản thông qua quyền sở hữu. Theo quan niệm phổ thông, người có quyền sở hữu là người có được một tài sản là của riêng mình và toàn quyền định đoạt tài sản đó. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt cùa chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sờ hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sàn. Quyền sở hữu tài sản là quyền được pháp luật bảo vệ nhưng trong thực tế, chủ sở hữu không phải là người duy nhất có quyền đối với tài sản cùa mình. Trong trường hợp tài sản được chủ sở hữu chuyển giao cho người khác hoặc do pháp luật quy định thì ngoài chủ sở hữu ra, người có tài sản đo được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản, do thông qua giao dịch dân sự cũng có quyền đối với tài sản (như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng). Vì vậy, khi thiệt hại xảy ra, người bị xâm hại là người đang chiếm hữu hoặc đang sử dụng tài sản đó. b) Thiệt hại về tinh thần Trong cuộc sống, sự tồn tại của yếu tố tinli thần nhầm toát lên “toàn bộ hoạt động nội tâm của con người nói chung (như ý nghĩ, tình cảm...)” 8
  13. [27, tr. 1684]. Hoạt động này chi phối và ảnh hưởng sâu sấc đến đời sổng tinh thần của con người, làm nên giá trị tinh thần qua phạm trù danh dự, uy tín, nhân cách, phẩm giá của một con người hoặc danh dự, uy tín của một tổ chức. Đời sống nội tâm là một trong hai mặt không thể thiếu cho sự tồn tại của mỗi cá nhân. Trong hoạt động xã hội, sự tồn tại của mặt thứ hai này trong cuộc sống con người cũng luôn bị đe dọa bời khả năng gây thiệt hại khi tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm của con người bị xâm phạm. Việc xem xét một thiệt hại về tinh thần với tính chất của sự tổn thất đối với đối tượng phi vật thể, bao gồm thiệt hại thuần tuý tinh thần và thiệt hại tinh thần có nguồn gốc từ thiệt hại vật chất, do tính mạng, sức khoẻ bị xâm hại. Tính hiện thực và xã hội của thiệt hại tinh thần là ở chỗ, nó xâm phạm đến phần quan trọng trong việc học tập, duy trì và phát triển các mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, đó là danh dự, uy tín, phẩm giá của con người. Thiệt hại về tinh thần trong quan niệm pháp lý của luật Châu Âu và luật Anh - Mỹ là loại thiệt hại không được biểu đạt bằng việc mất tài sản, hay vật hoặc các quyền định giá được bằng tiền. Khác với thiệt hại về vật chất mà việc xác định thiệt hại không phải là khó khăn đặc biệt, thiệt hại về tinh thần là thiệt hại đổi với cuộc sống tâm linh của con người mà theo học thuyết pháp lý của Pháp gọi là thiệt hại đối với “thành phần tình cảm, tình thương yêu của sản nghiệp tinh thần”. Vì thế, thiệt hại về tinh thần không có tiêu chí chung cho mọi cá nhân. Hình thức thể hiện của thiệt hại về tinh thần đương đối đa dạng, có thể là đau đớn do thương tích, đau khổ về tinh thần do mất người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con...) hoặc là nỗi khổ tâm khi không thể tham gia vào hoạt động xã hội hay không thể hoà nhập được vào đời sống cộng đồng nữa (như bị mù, bị liệt...). Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thiệt hại về tinh thần là những tổn thất, mất mát trong tình cảm, sự hụt hẫng hoặc sụp đổ về tinh thần, tâm lý 9
  14. của con người do tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín cá nhân, danh dự - uy tín của tồ chức bị xâm phạm hoặc do người thân thích, gần gũi nhất cùa mình bị thiệt hại. Theo quy định của Bộ luật dân sự Nhật Bản, tại Điều 709 quy định “Người nào cố ý hoặc vô ý xâm phạm quyền của người khác, hoặc các lợi ích của người khác được pháp luật bảo vệ, sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường bất kỳ thiệt hại nào là hậu quà phát sinh từ hành vi trái pháp luật đó”, sau đỏ, tại Điều 710 có nêu: “Một người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại theo quy định tại Điều 709, ngoài việc bồi thường thiệt hại về tài sản còn phải bồi thường kể cà thiệt hại phi vật chất, bất kể thiệt hại như vậy xảy ra đối với quyền lợi, uy tín hoặc tài sản của người khác.” [5] Như vậy, một đặc điểm của thiệt hại về tinh thần đó là không thể định lượng được mức độ tổn thất bởi vì nó gắn với danh dự, uy tín, tình cảm của con người. Nó thuộc về ý thức của con người, mang tính chủ quan nên khó tính toán được một cách chính xác. Đa số các nhà lý luận pháp lý cho rằng, thiệt hại tinh thần là thiệt hại gây ra đối với tâm trạng của con người và thể hiện bằng việc con người phải chịu những đau đớn và lo lắng về tinh thần. Cũng như thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần thể hiện rõ tính xã hội. Nó liên quan đến cái gọi là “thành phần xã hội cùa sản nghiệp tinh thần” bao gồm danh dự, uy tín, tên tuổi, nhân phẩm... nói chung, đó là các tổn thất về quyền và lợi ích liên quan đến nhân thân của con người vốn có tầm quan trọng trong việc tạo lập, duy trì, phát triển các mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Cho đến nay thực tiễn lập pháp và xét xử hiện đại đã thừa nhận thiệt hại tinh thần cần phải được bồi thường, nếu có yêu cầu. Cái khó trong xác địnli thiệt hại về tinh thần là ở chỗ, căn cứ vào các tiêu chí nào để định lượng (vật chất hoá) loại thiệt hại này? Cơ sờ giải quyết bồi thường thiệt hại về tinh thần là sự “bù đắp” một phần hay toàn bộ thiệt hại đã xảy ra? 10
  15. Mặc dù rất khó xác định tính chất, mức độ của thiệt hại về tinh thần, nhưng việc bồi thường thiệt hại về tinh thần bằng một khoản tiền nào đó có tác dụng tích cực nhất định cho sự phục hồi trạng thái tinh thần bình thường của người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính thần mà người gây thiệt hại phải gánh chịu có tính chất như một chế tài, vì sẽ không công bằng nếu một người có lỗi khi thực hiện một hành vi gây thiệt hại cho người khác mà lại không bị trừng phạt. Có áp dụng như vậy thì mới bảo đàm nguyên tắc công bằng và góp phần gìn giữ những tình cảm, truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Thiệt hại là tốn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản cùa pháp nhân hoặc chủ thể khác. 1.1.2. Khái niệm bồi thường thiệt hại Thông thường, khi xảy ra thiệt hại, đối tượng bị thiệt hại được những đối tượng không bị thiệt hại hoặc bị thiệt hại ít hơn giúp đỡ, chia sè để vượt qua khó khăn, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái; đây là trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm lương tâm cộng đồng của đối tượng giúp đỡ, chia sẻ. Trường hợp thiệt hại do con người cỏ lồi gây ra thì việc giúp đờ, chia sẻ vẫn diễn ra, nhưng bên cạnh đó còn có trách nhiệm pháp lý của nguời có lồi gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại, người ta gọi đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại là việc “đền bù những tổn thất đã gây ra” [27, tr. 191]. “Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chẩt và tổn thất về tinh thần cho bên bị vi phạm. Điều kiện phát sinh trách nhiệm này là phải có thiệt hại, có hành vi gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi cùa người gây ra thiệt hại” [13, tr.216]. Bộ luật dân sự của Pháp quy định: Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác, thì người đã gây thiệt hại do lỗi của mình phải bồi 11
  16. thường thiệt hại (tại Điều 1382); và: Đối với nghĩa vụ phải làm hoặc không được làm một công việc, nếu người có nghĩa vụ mà không thực hiện nghĩa vụ thi sẽ phải bồi thường thiệt hại (Điều 1142) [7], Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: Một người cố tình hay vô tình làm tổn thương một cách trái pháp luật đến đời sống, thân thể, sức khoè, tự do, tài sản hoặc bất cử quyền nào của người khác, thì bị coi là phạm một hành vi sai trái và có nghĩa vụ bồi thường cho sự tổn thương đó (Điều 420) [8]. Bộ luật dân sự năm 2005 tại khoản 1 Điều 604 quy định: Người nào do lỗi cổ ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoè, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường [1 ]. Như vậy, về mặt pháp lý, bồi thường thiệt hại là một dạng trách nhiệm dân sự phát sinh do gây thiệt hại, khắc phục những hậu quả do hành vi gây thiệt hại trái pháp luật. Điều kiện để phát sinh nghĩa vụ bồi thường là có thiệt hại xảy ra đo hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Bên cạnh đó bồi thường thiệt hại còn có thể là đo vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Trong pháp luật dân sự có 2 loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó là: 1) Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hay còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng - Trách nhiệm này được áp dụng đối với các chủ thể đã gây ra những thiệt hại do không thực hiện, thực hiện không đúng, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ dân sự của mình; 2) Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Trách nhiệm này được áp dụng đối với bất kỳ một chủ thể nào nếu hành vi của họ trái với quy định của pháp luật và gây ra thiệt hại cho chủ thể khác. Trong pháp luật dân sự, bồi thường thiệt hại là việc đền bù những tổn thất và khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; vì việc bồi thường thiệt hại là “hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có 12
  17. hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại” [ 35, tr.31]. Với quan niệm thiệt hại là sự không nguyên vẹn như trạng thái ban đầu của sự vật sau khi chịu sự tác động bên ngoài, vì vậy bồi thường thiệt hại có thể hiểu là trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu của sự vật, hiện tượng, về mặt pháp lý, thiệt hại là những tổn thất về tài sàn, tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, uy tín, danh dự, nhân phẩm; vì vậy, bồi thường thiệt hại là sự khôi phục lại những tổn thất trên bằng những cách thức và tiêu chí do pháp luật đặt ra. Bồi thường thiệt hại là quan hệ pháp luật phát sinh từ hậu quả của những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khoè, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác. Bồi thường thiệt hại là một hình thức của trách nhiệm dân sự; theo đó, bên cỏ hành vi trái pháp luật một cách cố ý hoặc vô ý gây ra thiệt hại, phải bù đắp, khôi phục lại trạng thái ban đầu những tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác bị thiệt hại. 1.1.3. Khái niệm pháp nhân Trong quan hệ dân sự, bên cạnh chủ thể là cá nhân còn có các chù thể khác, đó là cơ quan, tổ chức và một số chủ thể hạn chế khác. Cơ quan, tổ chức là những tập thể người nên trong quan hệ dân sự có những đặc thù riêng về chủ thể, chứ không như chủ thể là cá nhân. Để có tư cách pháp nhân, là chủ thể tham gia quan hệ dân sự thì cơ quan, tổ chức phải đáp ứng được những điều kiện cần thiết được pháp luật quy định. Cơ quan, tổ chức trước hết phải tồn tại độc lập, sự tồn tại độc lập đó thể hiện là có tư cách chủ thể riêng, không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó. 13
  18. Những cơ quan, tổ chức này phải có tài sản riêng của mình độc lập với tài sản của các cá nhân thành viên. Tài sản riêng đó không phải là tài sàn của các cá nhân đóng góp với hình thức sở hữu chung theo phần, mà tài sản đó tồn tại một cách độc lập và không phụ thuộc vào tài sản của các cá nhân thành viên. Trong quá trình tồn tại, các thành viên của cơ quan, tổ chức đó có thể thay đổi nhưng những tài sản của cơ quan, tổ chức đó và chính cơ quan, tồ chức đó vẫn còn. Có quyền sử dụng, định đoạt tài sản riêng để khi tham gia quan hệ dân sự, cơ quan, tổ chức đó chịu trách nhiêm dân sự một cách độc lập. Trong hoạt động của mình, cơ quan, tổ chức tham gia quan hệ dân sự thông qua người đại diện của cơ quan, tổ chức đó; cụ thể là khi tham gia các quan hệ liên quan đến hoạt động cùa cơ quan, tổ chức thì người đó mang danh nghĩa của cơ quan, tổ chức, chứ không phải là danh nghĩa của cá nhân người đó. Tuy nhiên, để có tu cách chủ thể tham gia quan hệ dân sự thì cơ quan, tổ chức đó phải được pháp luật công nhận. Quy chế pháp lý của cơ quan, tổ chức này do pháp luật quy định. Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, tại Điều 72 liệt kê những đối tượng sau đây là pháp nhân: 1) Những tổ chức công; 2) Tu viện; 3) Những hội có đăng ký; 4) Những công ty trách nhiệm hữu hạn; 5) Các hiệp hội, đoàn thể; 6) Những quỹ được cấp phép. [8], Bộ luật dân sự của Philippm, tại Điều 44 xác định những tổ chức sau đây là pháp nhân: 1) Nhà nước và các nhánh quyền lực của nhà nước; 2) Các tập đoàn, các tổ chức từ thiện và các thực thể khác hoạt động vì mục đích và lợi ích công cộng được thành lập theo quy định của pháp luật, có năng lực pháp luật ngay khi được thành lập theo quy định của pháp luật; 3) Các tập đoàn, các công ty và các hội hoạt động vì mục đích và lợi ích tư được pháp luật công nhận có năng lực pháp luật, tồn tại độc lập và tách biệt đối với từng cổ đông, hội viên hoặc thành viêrL [4]. 14
  19. Bộ luật dân sự của Cộng hòa liên bang Nga, tại điều 48 mặc dù với tiêu đề là khái niệm pháp nhân nhưng trong nội dung lại dường như là liệt kê các điều kiện để 1 tổ chức được công nhận là pháp nhân: Pháp nhân là một tổ chức, có quyền sở hữu, quyền sử dụng hay quyền định đoạt đối với tài sản một cách độc lập và tài sản đó để bào đảm thực hiện nghĩa vụ của tổ chức đó và có quyền nhân danh mình chiếm hữu và định đoạt tài sản và các quyền nhân thân phi tài sản, để thanh toán nghĩa vụ và tham gia với tư cách là nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự trước Toà án. Các pháp nhân có địa vị độc lập. [6] Theo quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1) Được thành lập hợp pháp; 2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3) cỏ tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đỏ; 4) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”. [1] Quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự năm 2005 cũng giống như quy định tại Điều 94 của Bộ luật dân sự năm 1995 là đã liệt kê các dấu hiệu để 1 tổ chức có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, so với quy định tại Điều 94 của Bộ luật dân sự năm 1995 ở điều kiện thử nhất là “Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận” [2] thì Điều 84 của Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định ngẩn gọn chứ không còn diễn giải, giải thích bằng các hành vi cụ thể vì tất cả các từ diễn đạt trên đều thể hiện tổ chức đó “Được thành lập hợp pháp”. Như vậy, pháp nhân là một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự; song, không phải bất kỳ một tổ chức nào cũng đương nhiên là pháp nhân. Mà “Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện được pháp luật thừa nhận ià có tư cách pháp lý. Khi tham gia các giao dịch dân sự, pháp nhân cũng bình đẳng như các chủ thể khác của luật dân sự. Tổ chức là pháp nhân khi có đủ các yếu 15
  20. tố sau: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tồ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sàn đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.” [13, ừ. 242] Vấn đề ở đây là, có nhiều cơ quan, tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy có những loại pháp nhân nào để từ đó có quy chế tồ chức và hoạt động phù hợp với mục đích hoạt động của từng loại pháp nhân. Theo pháp luật Việt Nam, ngoài việc quy định các điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân giống như pháp luật của Cộng hòa liên bang Nga, bên cạnh đó, pháp luật vẫn xác định những đối tượng nào là pháp nhân giống như pháp luật của Thái Lan và Philippin nêu trên, với tên gọi là các loại pháp nhân. Tại Điều 100 của Bộ luật dân sự năm 2005, pháp nhân được phân ra làm nhiều loại, đó là: 1) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; 2) Tổ chức chính trị, tổ chức chính tr ị- x ã hội; 3) Tổ chức kinh tế; 4) Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; 5) Quỹ xã hội, quỹ từ thiện; 6) Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này.” [1] Pháp nhân được thành lập do nhu cầu của quản lý nhà nước hoặc do nhu cầu của sản xuất, kinh doanh nên có nhiều loại hình thức pháp nhân trên thực tế. Được thành lập do nhu cầu khách quan, vì vậy pháp nhân cỏ những nhiệm vụ, mục đích hoạt động khác nhau và tồn tại bằng nhiều hình thức khác nhau. Tính khác biệt của các loại pháp nhân khác nhau có thể do mục đích, nhiệm vụ, tính chất sờ hữu. [15, tập n, tr. 194] Với nhiều loại pháp nhân như vậy thì năng lực trách nhiệm dân sự của pháp nhân được quy định như thế nào? Theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2