Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo pháp luật quốc tế hiện đại
lượt xem 6
download
Mục đích của luận văn là phân tích, làm rõ tính chất, nội hàm của khái niệm ô nhiễm không khí xuyên biên giới thông qua việc luận giải cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề này trong pháp luật và đời sống quốc tế hiện đại nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo pháp luật quốc tế hiện đại
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ ĐỨC MÂY VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ XUYÊN BIÊN GIỚI THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ ĐỨC MÂY VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ XUYÊN BIÊN GIỚI THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LAN NGUYÊN HÀ NỘI - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Đức Mây
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ XUYÊN BIÊN GIỚI VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ XUYÊN BIÊN GIỚI .................................. 4 1.1. Khái niệm về ô nhiễm không khí xuyên biên giới ........................... 4 1.2. Các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí .................... 5 1.2.1. Hoạt động giao thông ........................................................................... 5 1.2.2. Hoạt động sản xuất công nghiệp .......................................................... 6 1.2.3. Hoạt động xây dựng ............................................................................. 7 1.2.4. Hoạt động nông nghiệp và làng nghề................................................... 7 1.2.5. Chôn lấp và xử lý chất thải................................................................... 8 1.3. Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí ...................................... 9 1.3.1. Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người ..................... 9 1.3.2. Ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và vật liệu.............. 10 1.3.3. Ảnh hưởng tới hệ sinh thái và biến đổi khí hậu ................................. 11 1.4. Các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới ........................................................................... 12 1.4.1. Các quy định về đánh giá các tác động xuyên biên giới .................... 12 1.4.2. Các quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí .................................. 15 Chương 2: THỰC THI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ XUYÊN BIÊN GIỚI ................................ 25 2.1. Thiết chế quốc tế bảo đảm giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới ........................................................................... 25
- 2.1.1. Chương trình và tổ chức quốc tế trực thuộc liên hợp quốc................ 25 2.1.2. Các thiết chế khu vực ......................................................................... 32 2.1.3. Các cơ quan thực thi vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới ......... 33 2.2. Thực thi pháp luật quốc tế về ô nhiễm không khí xuyên biên giới ............................................................................................. 38 2.3. Thực tế tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực ô nhiễm không khí xuyên biên giới .................................................... 47 2.3.1. Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các Điều ước quốc tế ........... 47 2.3.2. Giải quyết tranh chấp môi trường xuyên quốc gia............................. 49 Chương 3: CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ XUYÊN BIÊN GIỚI TẠI VIỆT NAM .......................................................... 52 3.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm không khí xuyên biên giới .................................................... 52 3.2. Pháp luật và thực thi pháp luật về ô nhiễm không khí xuyên biên giới tại Việt Nam ...................................................................... 55 3.2.1. Các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực ô nhiễm không khí mà Việt Nam gia nhập...................................................................................... 55 3.2.2. Pháp luật việt Nam trong lĩnh vực ô nhiễm không khí xuyên biên giới.... 57 3.3. Thực thi pháp luật trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí xuyên biên giới ................................................................................... 67 3.3.1. Thực thi các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ................. 67 3.3.2. Thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về ô nhiễm không khí xuyên biên giới .................................................................. 69 3.4. Một số giải pháp tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí xuyên biên giới ở Việt Nam ............................................................. 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. AATHP Hiệp định ASEAN về kiểm soát khói mù xuyên biên giới năm 2002 2. BVMT Bảo vệ môi trường 3. CLTAP Công ước Geneva về ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa năm 1979 4. CTNH Chất thải nguy hiểm 5. ĐTMXBG Đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới 6. EIA Công ước Espoo về đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới năm 1991 7. ONKKXBG Ô nhiễm không khí xuyên biên giới 8. PCCC Phòng cháy chữa cháy 9. Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 10. UBND Ủy ban nhân dân 11. UNECE hay ECE Ủy ban kinh tế châu Âu của liên hợp quốc 12.UNEP Chương trình môi trường liên hợp quốc 13. WHO Tổ chức Y tế Thế giới
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội cũng như các hệ quả của vấn đề biến đổi khí hậu, trong những năm qua, hiện tượng ô nhiễm môi trường xuyên biên giới ngày càng trở nên phổ biến và trở thành thách thức không chỉ với một quốc gia hay một khu vực mà với toàn thế giới. Đặc trung của ô nhiễm không khí xuyên biên giới chính là sự khuếch tán của các loại chất gây ô nhiễm trong môi trường không khí, nước và đất mà con người không thể kiểm soát được bằng các đường phân chia ranh giới quốc tế, do đó, việc giải quyết chúng rất phực tạp và khó khăn. Việc phát sinh những nguồn thải gây ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng tới một nước mà nó ảnh hưởng tới nhiều nước mang tính chất liên vùng, liên quốc gia và châu lục. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 7/5/2014 cho biết phần lớn trong số 1.600 thành phố thuộc 91 quốc gia đang chìm trong ô nhiễm, vươ ̣t quá mức đô ̣ cho phép về đô ̣ ô nhiễm . Chỉ có 12% dân số ở 1.600 thành phố đươ ̣c số ng trong bầ u không khí đa ̣t các tiêu chuẩ n quyịnh đ của WHO. Số còn la ̣i phải số ng ở những nơi có không khí ô nhiễm nă ̣ng nề , khiế n ho ̣ thường xuyên mắ c các bệnh về hô hấ p và các tro ̣ng bê ̣nh khác[9]. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới đã xuất hiện một số biểu hiện nhất định, cụ thể, toàn bộ miền Bắc và miền Trung Việt Nam được đánh giá là chịu tác động đáng kể từ các nguồn phát thải của các khu vực phía Đông, Đông Bắc, Đông Nam của Trung Quốc, Đài Loan. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy có sự vận chuyển các chất ô nhiễm theo gió mùa Đông bắc vào mùa đông, đóng góp một lượng khí ô nhiễm và bụi mịn trong không khí miền Bắc Việt Nam. Ô nhiễm không khí xuyên biên giới gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, đến hệ sinh thái, ngoài ra còn tác động tới chất lượng và tuổi thọ công trình xây dựng và vật liệu, ... 1
- Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường không khí đối với con người, đồng thời, để cung cấp một cách nhìn tổng quan về ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, đánh giá các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí, có tính chất xuyên biên giới, cũng như đưa ra những khuyến nghị, giải pháp cho các vấn đề này trong thời gian tới tại Việt Nam, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo pháp luật quốc tế hiện đại” làm nội dung Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của Luận văn là phân tích, làm rõ tính chất, nội hàm của khái niệm ô nhiễm không khí xuyên biên giới thông qua việc luận giải cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề này trong pháp luật và đời sống quốc tế hiện đại nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Để đạt được mục đích đó, luận văn có nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, phân tích bản chất và nội dung của vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới dưới góc độ pháp luật quốc tế. Thứ hai, nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam liên quan đến ô nhiễm không khí xuyên biên giới; tìm hiểu các thiết chế kiểm soát ô nhiễm không khí xuyên biên giới để từ đó làm rõ và có nhận thức đúng đắn về vấn đề này trong tiến trình toàn cầu hóa. Thứ ba, phân tích thực trạng và những thách thức đối với ô nhiễm không khí xuyên biên giới ở Việt Nam và trên thế giới. Đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm đảm bảo kiểm soát ô nhiễm không khí xuyên biên giới được thực hiện toàn diện và hiệu quả hơn ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về ô nhiễm không khí xuyên biên giới dưới góc độ pháp luật quốc tế hiện đại và ở Việt Nam hiện tại. 2
- Luận văn đưa ra các quan điểm đa chiều cũng như sự phát triển của khái niệm ô nhiễm không khí xuyên biên giới. Liệt kê và phân tích các quy định của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực ô nhiễm không khí xuyên biên giới. Nêu ra thực trạng và thách thức đối với ô nhiễm không khí xuyên biên giới. Luận văn cũng đề cập đến vấn đề kiểm soát và đối phó ô nhiễm không khí xuyên biên giới tại Việt Nam thông qua các chính sách, quy định pháp luật cũng như thiết chế quốc gia, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm không khí xuyên biên giới. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm xuyên biên giới nói riêng. Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, đối chiếu,...để làm sáng tỏ vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới trong pháp luật quốc tế cũng như đưa ra những đánh giá khách quan về lý luận, thực tiễn và giải pháp để kiểm soát vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới ở Việt Nam. 5. Kết cấu Luận văn Ngoài phân mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về ô nhiễm không khí xuyên biên giới và Pháp luật quốc tế về ô nhiễm không khí xuyên biên giới Chương 2: Thực thi pháp luật quốc tế về vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới Chương 3: Chính sách, pháp luật và giải pháp tăng cường đảm bảo kiểm soát ô nhiễm không khí xuyên biên giới tại Việt Nam 3
- Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ XUYÊN BIÊN GIỚI VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ XUYÊN BIÊN GIỚI 1.1. Khái niệm về ô nhiễm không khí xuyên biên giới Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí đang trở thành một thách thức to lớn cả trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển bền vững của không chỉ một quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới.“Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”[27]. Liên quan đến khái niệm ô nhiễm không khí, Viện Pháp luật quốc tế cũng đưa ra định nghĩa trong Nghị quyết về ô nhiễm không khí xuyên biên giới tại phiên họp Cairo năm 1987, theo đó: Ô nhiễm không khí xuyên biên giới có nghĩa là bất kỳ thay đổi vật lý, hóa học hoặc sinh học trong thành phần hoặc chất lượng không khí mà kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi của con người, và tạo ra tác động có hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc các khu vực xa hơn, vượt quá những giới hạn của quyền tài phán quốc gia [31]. Tại điểm b Điều 1 của Công ước CLTAP năm 1979 quy định: Ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa có nghĩa là ô nhiễm không khí có nguồn gốc vật lý nằm hoàn toàn hoặc một phần trong khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia của một nước và có tác động tiêu cực đến khu vực thuộc thẩm quyền của nhà nước khác 4
- ở một khoảng cách xa, nó không phân biệt là nguồn phát thải cá nhân hay của nhóm nguồn phát thải nào [15]. Như vậy, dựa trên các quy định của các điều ước quốc tế, có thể hiểu, ô nhiễm không khí xuyên biên giới là sự thay đổi vật lý, hóa học hoặc sinh học trong chất lượng không khí nguyên nhân là do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của con người (gọi là nguồn phát thải) tại một khu vực thuộc quyền tài phán của một quốc gia nhưng tác động tiêu cực đến môi trường của các khu vực thuộc thẩm quyền của các quốc gia khác. 1.2. Các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Nguồn tự nhiên bao gồm hoạt động của núi lửa, cháy rừng phát thải nhiều bụi và khí, bão bụi... Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. 1.2.1. Hoạt động giao thông Hoạt động giao thông vận tải được xem là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường không khí, đặc biệt là ở các khu vực đô thị và khu vực đông dân cư. Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, tăng trưởng các phương tiện cơ giới và khối lượng vận tải hàng hóa hành khách là sự phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường không khí. Tại Việt Nam hiện nay, sự gia tăng các phương tiện đặc biệt là ô tô và xe máy cùng với chất lượng các tuyến đường chưa đáp ứng nhu cầu là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí. Khí thải từ phương tiện giao thông vẫn đang là một trong những tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường không khí. Với nhiên liệu chủ yếu để vận hành động cơ xe máy, ô tô là các nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu nên lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí 5
- TSP, NOx, CO, SO2,... tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng của các phương tiện giao thông đường bộ. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm các loại xe ô tô đạt 12%, trong đó xe ô tô con có tốc độ tăng cao nhất là 17% năm, xe tải khoảng 13%, xe máy tăng khoảng 15% kèm theo việc sử dụng nhiên liệu (chủ yếu là xăng, dầu diezen), cùng với chất lượng phương tiện còn hạn chế (xe cũ, không được bảo dưỡng thường xuyên) làm gia tăng đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí [3, tr.27]. Một số các quốc gia phát triển như Đức, Nhật, Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu nghiên cứu việc thay thế xăng bằng các nhiên liệu sạch nhưng giá thành cao và gần như mới chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm, chưa thực sự được áp dụng phổ biến trên thực tế. 1.2.2. Hoạt động sản xuất công nghiệp Hoạt động sản xuất công nghiệp với nhiều loại hình khác nhau được đánh gia là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường đánh kể. Các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ quá trình khai thác và cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, khí thải từ các công đoạn sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải lò hơi, hóa chất bay hơi, ... Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp thường có nồng độ các chất độc hại cao, tập trung trong một vùng. Tùy thuộc vào loại hình sản xuất, quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng mà các hoạt động công nghiệp khác nhau sẽ phát sinh khí thải với thành phần và nồng độ khác nhau. Các chất độc hại từ khí thải công nghiệp được phân loại thành các nhóm bụi, nhóm chất vô cơ và nhóm các chất hữu cơ ô nhiễm phổ biến gồm NO2, SO2, VOC, TSP các hóa chất và các kim loại. Trong đó lượng phát thải SO2 là 655.899 tấn/năm tỷ lệ 18,52%, NO2 là 1.117.757 tấn/năm tỷ lệ 31,56% và TSP là 673.842 tấn/năm tỷ lệ 19,02% chiếm phần lớn trong tải lượng các chất ô nhiễm (nguồn: Ngân hàng Thế giới năm 2010) [3, tr. 28]. Trong các nhóm ngành công nghiệp ở Việt Nam, các hoạt động: khai thác và chế biến 6
- than, sản xuất thép, sản xuất vật liệu xây dựng và nhiệt điện đang được đánh giá là những nguồn gây ô nhiễm môi trường đánh kể hiện nay. 1.2.3. Hoạt động xây dựng Bên cạnh hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng trong đô thị cũng là nguồn gây ảnh hưởng đến môi trường không khí. Trong những năm gần đây, hoạt động xây dựng các khu chung cư, khu đô thị mới, cầu đường, sửa chữa nhà, vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng,... diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là các đô thị lớn. Các hoạt động như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển thường gây ô nhiễm bụi đối với môi trường xung quanh. Mặc dù có quy định về che chắn bụi tại các công trường xây dựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu và phế thải xây dựng phải rửa trước khi ra khỏi công trường nhưng việc thực hiện còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đây là nguồn phát tán lượng bụi lớn vào môi trường không khí. Bên cạnh bụi, các thiết bị xây dựng (máy xúc, máy ủi...) các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng còn thải ra môi trường không khí các khí thải khác như: SO2, CO, VOC, ... 1.2.4. Hoạt động nông nghiệp và làng nghề Hiện nay, tại các vùng nông thôn rơm rạ không còn là chất đốt chủ yếu do có các nhiên liệu khác thay thế như: điện, khí gas... Thêm vào đó, việc gia tăng số mùa vụ canh tác hàng năm cũng làm gia tăng lượng rơm rạ thải ra môi trường. Biện pháp chính được người dân sử dụng đối với lượng rơm rạ thải nói trên là đốt ngay trên đồng ruộng. Chính vì vậy, sau mỗi vụ thu hoạch, hoạt động đốt rơm rạ đã gây hiện tượng khói mù cho các vùng lân cận. Việc đốt rơm rạ ngoài trời là quá trình đốt không kiểm soát, trong đó sản phẩm chủ yếu là các chất khí: bụi, CO2, CO, NOx. Khi rơm rạ cháy không hết có thể tạo ra hợp chất Andehit và bụi mịn là những chất gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Tại Châu Á, dựa trên các công trình nghiên cứu cho thấy, hàng năm 7
- nguồn phát xạ do đốt sinh khối ngoài trời ước tính đạt 0,37 triệu tấn SO2, 2,8 triệu tấn NOx, 1100 triệu tấn CO2, 67 triệu tấn CO và 3,1 triệu tấn CH4. Riêng lượng phát thải do đốt cây trồng theo ước tính đạt: 0,1 triệu tấn SO2, 0,96 triệu tấn NOx, 379 triệu tấn CO2, 23 triệu tấn CO và 0,68 triệu tấn CH4 [3, tr. 34]. Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu (phổ biến là than chất lượng thấp), sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong dây chuyển công nghệ sản xuất, khí thải chứa các thành phần đặc trưng là bụi, CO2, CO, SO2, NOx và chất hữu cơ bay hơi, trong khi đó lại không có các hệ thống xử lý chất thải, khí thải hiệu quả. Tùy theo tính chất của từng loại làng nghề mà loại ô nhiễm môi trường cũng khác nhau. Trong đó, ngành sản xuất có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế kim loại, quá trình tái chế và gia công cũng gây phát sinh các khí độc như hơi axit, kiềm, oxit kim loại (PbO, ZnO, Al2O3) [7]. 1.2.5. Chôn lấp và xử lý chất thải Tại nhiều khu chôn lấp, đặc biệt các bãi rác lộ thiên, đã và đang diễn ra hoạt động đốt rác thải tùy tiện, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí tại những thời điểm nhất định. Rác thải tại các bãi rác (giấy, gỗ, cao su, ni lông, nhựa, vải, các chất khác...) khi bị đốt đã thải ra môi trường các chất khí chủ yếu như: NOx, CO, CO2, SOx, HCl, HF, Dioxin, Furan và tro [3, tr. 37]. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu cũng như các số liệu cụ thể về tải lượng phát thải các chất khí từ hoạt động đốt bãi rác. Hiện nay biện pháp xử lý chất thải nguy hiểm (CTNH) đang được áp dụng phổ biến ở nước ta là sử dụng công nghệ lò đốt. Tính đến năm 2006, hơn 500 lò đốt đã được lắp đặt tại các cơ sở y tế, các lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt... cũng được đầu tư lắp đặt ở nhiều địa phương. Quá trình vận hành và sử dụng các lò đốt chất thải bộc lộ nhiều hạn chế do liên quan công nghệ chưa hiện đại, sử dụng công nghệ đa dụng cho nhiều loại CTNH và 8
- thường ở quy mô nhỏ. Do đó, xét về khía cạnh môi trường, công nghệ xử lý CTNH vẫn gây ra những tác động nhất định đến môi trường không khí. Các chất tạo khí tạo ra sau quá trình đốt: SO2, HCl, Dioxin và Furan bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí [3, tr. 37]. 1.3. Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí 1.3.1. Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, ho, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản; suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Nguy hiểm nhất là có thể gây ra bệnh ung thư phổi. Các nhóm cộng động nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi người đang mang bệnh, phổi và tim mạch, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời... [8]. Mức độ ảnh hưởng đối với từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, các bệnh về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc và một trong các nguyên nhân là ô nhiễm không khí. Theo cơ quan quốc tế chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư thuộc WHO, đã xếp ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các căn bệnh ung thư ở người. Cơ quan này phân tích hơn 1000 nghiên cứu trên toàn thế giới và đưa ra đủ bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi. Năm 2010, có hơn 220.000 trường hợp tử vong do ung thư phổi trên toàn thế giới có liên quan đến ô nhiễm không khí. Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng 9
- mà Bắc Kinh phải đương đầu. Trong một năm có đến 190 ngày thủ đô này vượt ngưỡng cho phép về không khí. Báo cáo do hai cơ quan là Báo chí Hàn Lâm Khoa học Xã Hội và Viện Khoa học Xã hội Thương Hại thực hiện đưa ra hồi đầu tháng hai năm 2014 nêu rõ Bắc Kinh là thành phố xếp thứ hai trong số 40 thành phố có điều kiện môi trường tồi tệ nhất thế giới. Từ tháng 2/2014, ô nhiễm không khí ở đây đã thường xuyên duy trì ở mức báo động ―cảnh báo cam‖ – mức nghiêm trọng sau mức màu đỏ trong hệ thống cảnh báo 4 bậc ô nhiễm của nước này. Vào đầu tháng 12 năm 2015, ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh đã ở mức báo động đỏ mức báo động cao nhất.Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến trực tiếp sức khỏe con người tại Bắc Kinh. Theo WHO, ung thư phổi vẫn là căn bệnh gây phổ biến và gây tử vong nhiều trên thế giới, trong đó 1/3 số trường hợp này xảy ra ở Trung Quốc [3, tr. 79]. 1.3.2. Ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và vật liệu Ô nhiễm các chất SO2, NOx trong môi trường không khí gây ra hiện tượng lắng đọng và mưa axit. Chính các hiện tượng này là nguyên nhân chính làm giảm tính bền vững của các công trình xây dựng và các dạng vật liệu [5]. Kết cấu của các công trình xây dựng có thể bị suy yếu do không khí bị ô nhiễm. Khí SO2, NO2 và O3 cũng là nguyên nhân gây hao mòn công trình, nhiều loại nguyên vật liệu quan trọng có thể bị ảnh hưởng, ví dụ: kim loại (sắt, đồng, thiếc), hợp chất hữu cơ (sơn,...), các loại đá,... Ô nhiễm không khí còn làm giảm sức bền cơ khí, gây han rỉ, hỏng lớp sơn bảo vệ, mất các chi tiết trang trí, ăn mòn đường ống, rỉ sét,...Hao mòn công trình dẫn tới giảm tuổi thọ, làm tăng chi phí bảo dưỡng và thay thế. Mưa axit cũng làm hư vải sợi, sách và các đồ quý giá. Hệ thống thông khí của các thư viện, viện bảo tàng đã đưa các hạt axit vào trong nhà và chúng tiếp xúc và phá hủy các vật liệu nói trên. Ví dụ về sự phá hoại các kết cấu công trình do lắng đọng axit. Tại 10
- Virginia Mỹ, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận, ở những khu vực có lượng tích tụ axit trong không khí cao, người dân phải sơn lại nhà hai năm một lần hoặc thậm chí hàng năm, trong khí ở những nơi có lượng axit thấp, khoảng thời gian phải sơn lại nhà là bốn năm. 1.3.3. Ảnh hưởng tới hệ sinh thái và biến đổi khí hậu Ô nhiễm không khí là mối đe dọa nghiêm trọng tới đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Tác động của ô nhiễm không khí đến các quần xã rừng rõ rệt nhất. Khi rừng bị suy giảm, cây cối bị chết, các loài sinh vật khác trong rừng cũng sẽ bị tuyệt chủng cục bộ. Mặc dù quần xã có thể không bị tiêu diệt do ô nhiễm không khí nhưng cấu trúc quần thể các loài cũng sẽ bị thay đổi và các loài mẫn cảm thường bị tổn thương và sẽ bị tiêu diệt. Bụi trong không khí hấp thụ những tia cực ngắn của mặt trời làm cho cây không lớn và khó nảy mầm. Những nơi ô nhiễm không khí nặng, cây cối ở đó còi cọc không phát triển được, lá cây hai bên đường quốc lộ bị phủ một lớp đất bụi dày đặc làm cản quá trình quang hợp nên rất cằn cỗi. Các loại thực vật bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí nhiều hơn so với động vật: Về bản chất, khả năng thích nghi trong môi trường bị ô nhiễm hoặc biến đổi khí hậu của thực vật kém hơn so với các loài động vật. Một điều tra cho thấy các loài thực vật trên cạn bị ảnh hưởng gấp 3 lần do ô nhiễm không khí so với động vật. Khói quang hóa trong khí quyển được hình thành do sự tương tác giữa ánh sáng mặt trời và các chất gây ô nhiễm như cacbua hydro và Oxit nitơ. Kết quả là ozon tích tụ lại và sinh ra một số chất gây ô nhiễm như Formaldehyt, Aldehyt, PAN. Các chất này thường là chất kích thích, làm giảm quá trình sinh trưởng của cây, phá hoại tế bào lá và gây tổn thương nhiều loại cây. Lá cây trong khu vực có sương mù quang hóa xuất hiện những đốm nâu trên bề mặt lá, sau đó chuyển sang màu vàng [3, tr. 86]. 11
- 1.4. Các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới Pháp luật quốc tế về ô nhiễm không khí xuyên biên giới được quy định trong các điều ước quốc tế khu vực và điều ước quốc tế song phương giữa các quốc gia. Hiện nay, vẫn chưa có điều ước quốc tế toàn cầu về vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù và tác động ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đã có nhiều điều ước quốc tế khu vực về ô nhiễm không khí xuyên biên giới tiêu biểu như Công ước CLTAP năm 1979, Hiệp định AATHP năm 2002 và một hiệp định mang tính song phương giữa Canada và Hoa Kỳ về chất lượng không khí được Canada và Hoa Kỳ năm 1991. Để nhận diện được ô nhiễm không khí xuyên biên giới thì các quốc gia nhận phải nhận diện được các tác động của môi trường xuyên biên giới, và hiện nay đã có Công ước EIA năm 1991 ngăn ngừa, giải quyết những vấn đề liên quan đến tác động môi trường xuyên biên giới. Trước đây, vấn đề đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới được đề cập rải rác trong các văn kiện như: Tuyên bố Stockhom năm 1971, Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển tại Rio năm 1992. Trong khuôn khổ của Luận văn, tác giả đề cập đến các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới thông qua hai phần: các quy định về đánh giá các tác động xuyên biên giới và các quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí. 1.4.1. Các quy định về đánh giá các tác động xuyên biên giới Đầu tư các dự án mới là một xu hướng, một nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ngay từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, ngoài những lợi ích kinh tế - xã hội to lớn đem lại, người ta đã nhận thấy, việc đầu tư các dự án mới này cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho khu vực dự án và lân cận. 12
- Các tác động này có ảnh hưởng lên một phạm vi không gian nhất định và nhiều khi vượt ra khỏi ranh giới của một quốc gia. Điều này có nghĩa, các hoạt động phát triển trên lãnh thổ của một quốc gia này có thể gây ra tác động tiêu cực lên môi trường của một hay nhiều quốc gia liền kề khác. Tác động môi trường có tính chất như vậy được gọi là ―Tác động môi trường xuyên biên giới‖. Khái niệm này lần đầu tiên được đưa ra tại Tuyên bố Stockhom năm 1972. Để ngăn ngừa, giải quyết những vấn đề phức tạp và hậu quả nghiêm trọng của TĐMTXBG đến sự phát triển bền vững ở quy mô quốc gia và khu vực, ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX cho đến nay, đã có nhiều Công ước, Hiệp định mang tính khu vực, song phương, đa phương được thiết lập và được sử dụng như một khung pháp lý để giải quyết vấn đề ĐTMXBG. Tiêu biểu là Công ước EIA, Hiệp định Bắc Mỹ về đánh giá tác động môi trường trong bối cảnh xuyên biên giới, Công ước CLTAP. Công ước EIA được 39 nước gồm các nước Tây Âu, Đông Âu, Nga, Canada và Mỹ phê chuẩn tại Espoo (Phần Lan) vào năm 1991 và có hiệu lực từ năm 1997. Mục tiêu của Công ước nhằm đảm bảo phát triển bền vững đi đôi với BVMT trong lành thông qua áp dụng công cụ đánh giá tác động môi trường để ngăn ngừa suy thoái môi trường xuyên biên giới. Công ước có 20 điều với 7 hướng dẫn kỹ thuật kèm theo. Nội dung của Công ước là đưa ra một khung pháp lý về thực hiện ĐTMXBG, trong đó quy định đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới đối với các dự án nằm trong danh sách các dự án hoạt động thuộc phụ lục I của công ước (trong danh sách này có các dự án có thể gây ảnh hưởng ô nhiễm không khí xuyên biên giới), có khả năng ảnh hưởng xuyên biên giới một cách bất lợi đến các nước bị tác động về nhiều mặt, làm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia gồm nước gây tác động (nước có dự án) và nước bị tác động để đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn đầu của dự án. Ngoài ra, Công ước cũng quy định rõ các nghĩa 13
- vụ chung của các quốc gia thông báo và tham vẫn lẫn nhau về các dự án được xem xét, đánh giá có khả năng gây tác động môi trường xuyên biên giới, các thủ tục từ việc chuẩn bị hồ sơ về ĐTMXBG, thủ tục giải quyết bất đồng, phân tích đánh giá sau dự án và hợp tác song phương và đa phương [42]. Trên cơ sở Công ước EIA đã có hàng loạt các hoạt động và thỏa thuận song phương, đa phương giữa các nước thành viên đã được thực hiện ở mức độ là các hiệp định song phương, đa phương hoặc đối với dự án cụ thể. Các Hiệp định song phương và đa phương: Hiệp định về ĐTMXBG giữa Bỉ và Hà Lan năm 1994; Hiệp định song phương giữa Anbani và Macedonia năm 1993 về mức độ ô nhiễm và chất lượng nước hồ Ohrid; Hiệp định giữa Pháp - Đức - Thụy Sỹ về trách nhiệm thông báo và trao đổi thông tin về những tác động có tiềm năng gây tác động xấu lên môi trường ra ngoài phạm vi nước mình. Sau một thời gian thực hiện công ước, Nghị định thư về đánh giá tác động môi trường chiến lược ra đời, Nghị định thư được thông qua trong một cuộc họp bất thường của các bên tham gia Công ước EIA tại hội nghị cấp bộ trưởng môi trường châu âu, tổ chức vào ngày 21 tháng 5 năm 2003 và đến ngày 11 tháng 7 năm 2010 thì Nghị định thư này mới có hiệu lực. Nghị định thư này tăng cường cho công ước EIA bằng cách bảo đảm các bên tích hợp các đánh giá môi trường vào các kế hoạch và chương trình của họ ở giai đoạn đầu, vì vậy giúp đặt nền móng cho sự phát triển bền vững. Nghị định thư cũng cung cấp về sự tham gia sâu rộng một cách công khai vào quá trình ra quyết định của chính phủ. Đánh giá môi trường chiến lược được thực hiện sớm hơn nhiều trong quá trình ra quyết định so với đánh giá tác động môi trường dự án. Và do đó nó được xem như công cụ quan trọng cho sự phát triển bền vững. Công ước CLTAP được 31 nước thuộc châu Âu, Mỹ và Canada ký vào ngày 13/9/1979 và có hiệu lực từ ngày 16/3/1983 [36]. Công ước đưa ra các 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn