intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Việt Nam gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp quốc năm 1995, thách thức và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là góp phần làm rõ hơn nội dung của Hiệp định năm 1995 trong mối tương quan với các điều ước quốc tế về thuỷ sản có liên quan, đồng thời, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới trong việc gia nhập và thực hiện Hiệp định này. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Việt Nam gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp quốc năm 1995, thách thức và giải pháp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ KIM ANH VIỆT NAM GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH VỀ ĐÀN CÁ DI CƯ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC NĂM 1995, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Xuân Thảo HÀ NỘI - 2009
  2. Danh mục bảng biểu Loại Tên Trang Phụ lục 1.1 Mô tả sự di chuyển của đàn cá lưỡng cư và di cư xa 3.1 Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về thủy sản còn hiệu lực tính đến 8/2008 2
  3. Mục lục Trang phụ bìa Lời cam đoan 2 Danh mục bảng biểu 3 Mở đầu 7 Chương 1. Bối cảnh ra đời và việc gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của liên hợp quốc năm 1995 1.1. Một số khái niệm 1.1.1 Điều ước quốc tế 1.1.2 Đàn cá lưỡng cư 1.1.3 Đàn cá di cư 1.2. Những khoảng trống của Công ước năm 1982 1.2.1 Một số nét về Công ước năm 1982 1.2.2 Những khoảng trống của Công ước năm 1982 1.3. Cơ sở, nền tảng sự phát triển của Hiệp định năm 1995 1.4. Thực tiễn gia nhập Hiệp định năm 1995 của một số nước trên thế giới 1.4.1. Khái quát chung về tình hình gia nhập Hiệp định năm 1995 của các nước trên thế giới 1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 1.4.3. Kinh nghiệm của ấn Độ Chương 2. Khảo cứu nội dung cơ bản của Hiệp định về đàn cá di cư của liên hợp quốc năm 1995 trong mối tương quan với Công ước năm 1982 2.1. Nội dung cơ bản của Hiệp định năm 1995 2.1.1. Nguyên tắc quản lý và bảo tồn các đàn cá lưỡng cư và di cư xa 2.1.2. Cơ chế hợp tác quốc tế về đàn cá lưỡng cư và di cư xa 2.1.3. Trách nhiệm của quốc gia mà tàu cá mang cờ 2.1.4. Tuân thủ và thực thi 2.1.5. Nhu cầu của các quốc gia đang phát triển 2.1.6. Giải quyết các tranh chấp 3
  4. 2.2. Xem xét Hiệp định năm 1995 trong mối tương quan với Công ước năm 1982 2.3. Tóm tắt về tình hình thực thi Hiệp định năm 1995 thông qua các Hội nghị của các quốc gia là thành viên của Hiệp định 2.3.1. Các Hội nghị không chính thức 2.3.2. Hội nghị rà soát Chương 3. Thực trạng nghề cá Việt Nam và việc gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của liên hợp quốc năm 1995 trong giai đoạn hiện nay 3.1. Một số nét về ngành Thuỷ sản Việt Nam 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.2. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản 3.1.3. Đặc điểm nghề cá biển của Việt Nam 3.1.4. Một số nét về hệ thống pháp luật về thuỷ sản của Việt Nam 3.2. Việc gia nhập Hiệp định năm 1995 của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 3.2.1. Những lợi ích khi Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 1995 3.2.2. Những thách thức, khó khăn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 1995 3.3. Quy định của pháp luật Việt Nam trong việc gia nhập Hiệp định năm 1995 3.3.1. Pháp luật Việt Nam về ký kết, gia nhập Điều ước quốc tế 3.3.2. Trình tự, thủ tục để Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 1995 Chương 4. Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp đối với Việt Nam trong việc gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của liên hợp quốc năm 1995 4.1. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc gia nhập Hiệp định năm 1995 4.1.1. Bài học về nghiên cứu trước khi xem xét, gia nhập Hiệp định 4.1.2. Bài học về xây dựng hệ thống pháp luật về thuỷ sản hoàn thiện, thống nhất 4
  5. 4.1.3. Bài học về việc hội nhập kinh tế thuỷ sản thông qua việc sớm gia nhập tổ chức quản lý nghề cá khu vực 4.1.4. Bài học về chú trọng công tác nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi ngành thuỷ sản 4.1.5. Bài học về đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá 4.2. Một số giải pháp đối với Việt Nam trong việc gia nhập Hiệp định năm 1995 4.2.1. Xây dựng lộ trình cụ thể để Việt Nam xem xét, gia nhập Hiệp định năm 1995 4.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuỷ sản của Việt Nam 4.2.3. Nghiên cứu để Việt Nam sớm tham gia Tổ chức quản lý nghề cá khu vực 4.2.4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, thực thi pháp luật, nghiên cứu khoa học 4.2.5. Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân 4.2.6. Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài, trao đổi, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nghề cá phát triển hoặc tương đồng với Việt Nam Kết luận danh mục Tài liệu tham khảo Phụ lục 5
  6. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hiện có một số văn bản pháp luật quốc tế điều chỉnh về quản lý nghề cá, đó là: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (sau đây gọi là Công ước năm 1982); Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) năm 1993, Hiệp định thực thi các điều khoản của Công ước năm 1982 về bảo tồn và quản lý các đàn cá lưỡng cư và di cư xa của Liên hợp quốc năm 1995 (sau đây gọi là Hiệp định năm 1995)… Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia Công ước năm 1982; Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm. Đây là cơ sở pháp lý để Việt Nam tiến hành đàm phán, hợp tác về nghề cá với các quốc gia láng giềng nói riêng và với các quốc gia trên thế giới nói chung. Riêng đối với Hiệp định năm 1995, chúng ta đang được khuyến nghị là nên xem xét để gia nhập Hiệp định này. Cuối năm 2005, Chính phủ đã giao Bộ Thuỷ sản, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao sớm xây dựng lộ trình để trình Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét, gia nhập Hiệp định này. Công ước năm 1982 đã quy định về các vấn đề hợp tác liên quan đến luật biển nói chung và về hợp tác nghề cá nói riêng. Trước khi có Công ước năm 1982, việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn lợi thuỷ sản trên biển của các quốc gia chủ yếu tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi quốc gia. Trong khi đó, thuỷ sản khác với các nguồn tài nguyên khác: thuỷ sản luôn vận động; có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác, quốc gia này sang quốc gia khác, khu vực này sang khu vực khác…; là tài nguyên sinh vật nên có thể tái tạo. Do vậy, nếu không có sự quản lý tốt, mạnh ai nấy làm, khai thác một cách bừa bãi, sẽ dẫn tới tình trạng nguồn lợi sinh vật biển dần bị cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn lợi thuỷ sản không phải là vô hạn mà đã đến lúc phải có cơ chế để quản lý nguồn lợi thuỷ sản nói chung ở trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia và ở vùng biển cả. Vấn đề đặt ra là phải có sự hợp tác giữa các quốc gia để cùng chung tay khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản một cách bền vững. 6
  7. Công ước năm 1982 đã quy định các vấn đề liên quan đến nghề cá như: về quyền đánh cá trên biển; cân bằng lợi ích của các quốc gia; tài nguyên sinh vật biển được chia sẻ cho hai hay nhiều quốc gia; ngăn chặn sự suy giảm tài nguyên thuỷ sản trên biển và giải quyết tranh chấp quốc tế về khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên trong Công ước năm 1982 còn một số vấn đề quy định còn thiếu hoặc đã được quy định nhưng chưa thật cụ thể. Đó là, Điều 63 và Điều 64, Công ước năm 1982 chưa có quy định về việc quản lý nguồn lợi đối với đàn cá di cư, chưa đưa ra được cách thức hợp tác giữa các quốc gia; từ Điều 116 đến Điều 119, Công ước chưa nêu rõ được hình thức hợp tác giữa các quốc gia là như thế nào. Hiệp định năm 1995 đã cụ thể hoá các điều khoản của Công ước năm 1982 về việc bảo tồn và quản lý các đàn cá lưỡng cư và di cư xa. Những nội dung chính của Hiệp định năm 1995 là: nguyên tắc bảo tồn và quản lý; cơ chế hợp tác quốc tế trong bảo tồn và quản lý; cơ chế giám sát, kiểm soát và thi hành; yêu cầu của quốc gia đang phát triển và giải quyết tranh chấp đều nhằm mục tiêu là bảo đảm sự tồn tại dài hạn và sử dụng bền vững đàn cá di cư. Khi tham gia Công ước năm 1982 và Hiệp định năm 1995, các quốc gia phải có trách nhiệm nội luật hoá các quy định của Công ước năm 1982 và Hiệp định năm 1995; đảm bảo nguồn lợi thuỷ sản được khai thác một cách bền vững, an toàn nhằm duy trì bảo tồn, quản lý nguồn lợi thuỷ sản, chống hành vi đánh bắt thuỷ sản bất hợp pháp, không theo quy định hoặc không báo cáo. Khi tham gia Hiệp định năm 1995, các quốc gia có quyền thu thập, xử lý và trao đổi thông tin về đàn cá lưỡng cư và di cư xa; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động khai thác nguồn lợi ở vùng biển cả; tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản an toàn, có nghĩa là ngư dân phải dán nhãn xuất xứ hàng hoá đối với sản phẩm thuỷ sản do quốc gia mình khai thác được; nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác khai thác nguồn lợi sinh vật biển đảm bảo ở mức cho 7
  8. phép… Như vậy, có thể nói, việc tham gia Hiệp định về đàn cá lưỡng cư và di cư xa mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia là thành viên của Hiệp định. Việt Nam là Quốc gia ven biển, nằm trong khu vực Đông Nam á, có chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng đặc quyền kinh tế rộng trên một triệu km2 với những tiềm năng lớn cả về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Trong những năm gần đây, ngành Thuỷ sản được coi là Ngành kinh tế mũi nhọn và có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho cộng đồng ngư dân. Tổng sản lượng toàn ngành Thuỷ sản năm 2007 đạt 4,15 triệu tấn, trong đó, sản lượng khai thác biển là 2.060.000 tấn và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,8 tỷ đô-la Mỹ [20]. Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt 4,5 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước [21]. Biển Việt Nam có trên 2030 loài cá, trong đó có khoảng 130 loài kinh tế, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài nhuyễn thể, ngoài ra còn có các loài rong tảo, chim và thú biển khác như rùa, cá heo, bò biển…Trữ lượng cá ở biển Việt Nam dao động trong khoảng từ 3,1 – 4,2 triệu tấn và khả năng khai thác bền vững từ 1,5 – 1,7 triệu tấn [34]. Việt Nam có nghề cá quy mô nhỏ, nghề cá nhân dân, là nước đang phát triển nên việc xem xét để gia nhập Hiệp định năm 1995 vừa là điều kiện tất yếu khách quan trong xu thế hội nhập, vừa là điều kiện chủ quan. Bởi Việt Nam đã là thành viên của Công ước năm 1982 vào năm 1994, và những lợi ích của Công ước năm 1982, Hiệp định năm 1995 mang lại sẽ có nhiều lợi ích đối với nước ta, một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có 75 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của Hiệp định. Trong khi đó, ở khu vực Đông Nam á chưa có quốc gia nào tham gia Hiệp định này. Nhiều quốc gia, như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan… đang trong quá trình nghiên 8
  9. cứu, cân nhắc việc gia nhập Hiệp định. Việt Nam cũng nằm trong những quốc gia đó. Để có cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xem xét, gia nhập Hiệp định này trong thời gian tới, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Việt Nam gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp quốc năm 1995, thách thức và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn đóng góp phần nào vào quá trình chuẩn bị để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định này. 2. Tình hình nghiên cứu Luận văn đề cập đến một vấn đề hoàn toàn mới mà trước nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu. Mong muốn của tác giả là thông qua luận văn này, đưa ra được những đánh giá về lợi ích và khó khăn, thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập Hiệp định; trên cơ sở khái quát thực trạng việc gia nhập Hiệp định này theo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, luận văn nêu lên một số đề xuất về các giải pháp để Việt Nam sớm là thành viên của Hiệp định này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là góp phần làm rõ hơn nội dung của Hiệp định năm 1995 trong mối tương quan với các điều ước quốc tế về thuỷ sản có liên quan, đồng thời, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới trong việc gia nhập và thực hiện Hiệp định này. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định này. 3.2. Nhiệm vụ Với mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Phân tích, làm rõ nội dung cơ bản và những điểm nổi bật của Hiệp định năm 1995. 9
  10. - Tìm hiểu những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc gia nhập Hiệp định, cũng như quá trình thực thi Hiệp định của các quốc gia là thành viên trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá thực trạng nghề cá Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những thách thức có thể gặp phải khi Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 1995 trong giai đoạn hiện nay. - Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định năm 1995. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn đi sâu nghiên cứu về nội dung cơ bản, những điểm nổi bật của Hiệp định năm 1995 so với các điều ước quốc tế về thuỷ sản khác có liên quan. Từ đó đề ra các giải pháp để Việt Nam sớm là thành viên của Hiệp định năm 1995. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Một số vấn đề lý luận về Hiệp định năm 1995; - Phân tích, tìm hiểu những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc gia nhập Hiệp định, cũng như quá trình thực thi Hiệp định của các quốc gia là thành viên trong giai đoạn hiện nay; - Phân tích, đánh giá thực trạng nghề cá Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những thách thức có thể gặp phải khi Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 1995 trong giai đoạn hiện nay. - Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định năm 1995. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chính Minh về pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế. 10
  11. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã áp dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu; phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan giữa quy định của pháp luật quốc tế với pháp luật Việt Nam và đặc biệt là thông qua phương pháp này để có được những đánh giá khách quan giữa quy định của pháp luật với thực tiễn thực hiện các quy định ấy; phương pháp tổng hợp và thống kê được sử dụng để khái quát nội dung nghiên cứư một cách hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Đồng thời, phương pháp này được dùng để thu thập và cung cấp một số số liệu liên quan đến việc thực thi Hiệp định năm 1995 trên thực tiễn; phương pháp xã hội học được dùng để đánh giá, phân tích nhữnh điều kiện kinh tế, chính trị xã hội với việc thực hiện Hiệp định năm 1995 ở Việt Nam... 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn - Luận văn góp phần xác định rõ sự cần thiết phải sớm nghiên cứu và xây dựng lộ trình Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 1995, những thuận lợi và thách thức có thể gặp phải khi Việt Nam gia nhập Hiệp định này. - Đưa ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp để Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định năm 1995. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình tìm hiểu nội dung, cũng như xây dựng lộ trình để tham gia Hiệp định năm 1995. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương, 12 tiết. Chương 1. Bối cảnh ra đời và việc gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của Liên hợp quốc năm 1995 Chương 2. Khảo cứu nội dung cơ bản của Hiệp định về đàn cá di cư của Liên hợp quốc năm 1995 trong mối tương quan với Công ước năm 1982 11
  12. Chương 3. Thực trạng nghề cá Việt Nam và việc gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của Liên hợp quốc năm 1995 trong giai đoạn hiện nay Chương 4. Bài học kinh nghiệm và giải pháp đối với Việt Nam trong việc gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của Liên hợp quốc năm 1995. 12
  13. Chương 1 Bối cảnh ra đời Và VIệC GIA NHậP Hiệp định về đàn cá di cư của liên hợp quốc năm 1995 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Điều ước quốc tế Theo Luật Ký kết và gia nhập điều ước quốc tế của Việt Nam năm 2005, “Điều ước quốc tế” được hiểu như sau: “Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thoả thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thoả thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác” [15]. Các hiệp định nói chung và Hiệp định năm 1995 cũng là một trong những hình thức của điều ước quốc tế. 1.1.2. Đàn cá lưỡng cư Trong quan niệm dân gian cũng như trong văn bản pháp luật của nước ta, khái niệm “động vật lưỡng cư” hay ”loài lưỡng cư” là để chỉ sự thích nghi với môi trường sống của một loài động vật, như: ếch, cá sấu là loài vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước... Khái niệm ”đàn cá lưỡng cư” không đồng nghĩa với khái niệm ”động vật lưỡng cư”. Theo quy định của Hiệp định năm 1995 thì khái niệm ”đàn cá lưỡng cư” là để chỉ sự di chuyển, thay đổi nơi sinh sống của một đàn cá từ vùng biển này đến vùng biển khác. Ví dụ như cá ngừ đại dương lúc ở vùng biển Việt Nam lúc di chuyển ra vùng biển nước khác hoặc biển quốc tế. 1.1.3. Đàn cá di cư xa Khái niệm “đàn cá di cư xa” được nêu tại Điều 64 và Phụ lục, Công ước năm 1982. 13
  14. Bản chất của đàn cá di cư xa là những đàn cá sống trong vùng biển rộng lớn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của một hoặc nhiều quốc gia và biển cả. Theo nhiều nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu của Bà Ê-vê-lin Me-Giơ, chuyên gia luật pháp của Ca-na-đa đã được nhiều chuyên gia trên thế giới công nhận, sử dụng làm tài liệu tại các Hội nghị quốc tế, mô tả đàn cá lưỡng cư và di cư xa được phân thành 9 nhóm khác nhau căn cứ theo đặc thù của chúng khi sống và di chuyển trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế – biển cả - vùng đặc quyền kinh tế (Xem phụ lục số 1.1), bao gồm: Hình 1, mô tả đàn cá lưỡng cư xuất hiện trong cả vùng đặc quyền kinh tế và biển cả. Một số đàn cá có thể xuất hiện chủ yếu ở một vùng đặc quyền kinh tế; Hình 2, mô tả đàn cá lưỡng cư xuất hiện trong cả vùng đặc quyền kinh tế và biển cả. Một số đàn cá có thể xuất hiện chủ yếu ở biển cả; Hình 3, mô tả một số đàn cá có thể được phân bố đều ở cả vùng đặc quyền kinh tế và biển cả; Hình 4 và 5, mô tả đàn cá lưỡng cư gồm các loài phân bố rộng và các loài có vòng đời xuất hiện tại các vùng biển có thể xuất hiện ở biển cả và ở một hoặc nhiều vùng đặc quyền kinh tế; Hình 6 và 9, mô tả không phải là đàn cá lưỡng cư và di cư xa mà chỉ là loài chuyên di chuyển xuyên biên giới và đàn cá riêng biệt (chỉ ở một vùng duy nhất); Hình 7 và 8, mô tả loài cá di cư xa (cá ngừ và các loài thuộc họ cá ngừ). 1.2. Những khoảng trống của Công ước năm 1982 1.2.1. Một số nét về Công ước năm 1982 Công ước năm 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 – sau 12 tháng kể từ ngày nước Guyana (nước thứ sáu mươi) phê chuẩn Công ước vào ngày 16/11/1993. Đến tháng 11/1996, Công ước đã có 108 nước phê chuẩn. 14
  15. Đây là một trong những công ước có quá trình chuẩn bị và đàm phán thông qua văn kiện lâu nhất (10 năm, từ năm 1973 đến năm 1982). Công ước này không chỉ được các quốc gia ven biển mà cả các quốc gia không có biển quan tâm. Công ước năm 1982 không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước mà còn là văn bản pháp điển hoá các quy định mang tính tập quán. Chính điều này cắt nghĩa vì sao Công ước năm 1982 được các quốc gia viện dẫn và áp dụng một cách rộng rãi ngay cả khi còn chưa có hiệu lực. Với 320 điều khoản, 17 phần và 9 phụ lục, hơn 1.000 quy phạm pháp luật, Công ước năm 1982 thực sự là một “bản hiến pháp” về biển của cộng đồng quốc tế là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực quốc tế của thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, Công ước năm 1982 đã đưa ra một tổng thể các quy định bao trùm tất cả các vùng biển và lĩnh vực sử dụng biển: chế độ pháp lý của tất cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; biển cả và vùng di sản chung của loài người; các quy định hàng hải và hàng không; sử dụng và quản lý tài nguyên biển, sinh vật và không sinh vật; bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển, đấu tranh chống các tội phạm trên biển và hợp tác quốc tế về biển. Công ước đã thiết lập một trật tự pháp lý mới trên biển, tương đối công bằng và được thừa nhận rộng rãi. “ Công ước luật biển năm 1982 vừa là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng giúp các quốc gia trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển cả vừa là cơ sở pháp lý cho các quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ biển cả” [25, tr. 88]. 1.2.2. Những khoảng trống của Công ước năm 1982 Công ước năm 1982, Điều 63 quy định về các đàn cá ở trong vùng đặc quyền kinh tế của hai hay nhiều quốc gia ven biển hoặc đồng thời ở trong vùng đặc quyền kinh tế và trong một khu vực nằm ngoài và tiếp liền với vùng đặc quyền kinh tế và Điều 64 quy định về các loài cá di cư xa. Theo đó, tại Mục 2, Phần VII, từ Điều 116 đến Điều 119 của Công ước năm 1982 có quy định về quyền đánh bắt ở biển cả (Điều 116); nghĩa vụ của các quốc gia có các biện 15
  16. pháp bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả đối với các công dân của mình (Điều 117); sự hợp tác của các quốc gia trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật (Điều 118); việc bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả (Điều 119). Các quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển đối với những nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế được quy định tại phần V của Công ước năm 1982. Theo khoản 1, Điều 61, Công ước năm 1982, quốc gia ven biển có quyền xác định sản lượng đánh bắt cho phép trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Những khoản còn lại của Điều 61 quy định rõ nghĩa vụ gắn liền với khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển, sự phụ thuộc lẫn nhau của các đàn cá và trách nhiệm của các quốc gia trong việc trao đổi số liệu liên quan đến đàn cá. Chỉ nghĩa vụ bảo tồn nguồn lợi quy định tại Điều 119, Công ước năm 1982 là phù hợp với những nghĩa vụ tương ứng tại Điều 61 về vùng đặc quyền kinh tế. Do vậy, cần thiết phải có những biện pháp quản lý đối với vùng đặc quyền kinh tế để áp dụng cho những vùng biển cả liền kề. Hay nói một cách khác, liên quan đến nghề cá, trong Công ước năm 1982 mới chỉ xác định trách nhiệm của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế, còn đối với vùng biển cả cũng như cơ chế quản lý vùng này như thế nào chưa được đề cập cụ thể. Trong khi đó, đặc điểm của nguồn lợi thuỷ sản nói chung và của nguồn lợi sinh vật biển nói riêng có thể di chuyển, có thể sống ở vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia này hoặc ở quốc gia khác, thậm chí di cư ra vùng biển cả. Để quản lý có hiệu quả thì vấn đề đặt ra là phải quản lý nguồn lợi thuỷ sản bao trùm hết quá trình vận động của nó. Như vậy, trong Công ước năm 1982 chưa giải quyết đầy đủ vấn đề về bảo tồn và quản lý các đàn cá di cư xa trong các khu vực nằm ngoài vùng thuộc quyền tài phán của quốc gia, mặc dù đã nhận thức được sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đàn cá này với các đàn cá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế. Đây là khoảng trống mà chưa có văn bản pháp luật quốc tế nào điều chỉnh nhằm quản lý có hiệu quả đối với những đàn cá lưỡng cư và di cư xa này. Khoảng trống này cho thấy việc khai thác thuỷ sản không theo quy định theo cơ chế tiếp cận mở ở 16
  17. ngoài khơi đã gây ra tình trạng khai thác thuỷ sản quá mức các nguồn lợi sinh vật biển nói trên, đồng thời gây ra những căng thẳng trong thời gian gần đây giữa các quốc gia có bờ biển và các quốc gia khai thác thủy sản viễn dương. Hiệp định năm 1995 tiến một bước quan trọng tới việc giải thích những cách thức hợp tác, tính tương thích và trách nhiệm như đã được quy định trong Công ước năm 1982. Nói cách khác, Hiệp định năm 1995 hướng dẫn việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ được quy định trong Công ước năm 1982, bổ sung phần quản lý nguồn lợi thuỷ sản nối dài ra vùng biển cả. Hiệp định này được coi là một trong những văn bản pháp lý đa phương về nghề cá quan trọng nhất từ khi Công ước năm 1982 được ký kết. 1.3. Cơ sở, nền tảng sự phát triển của Hiệp định năm 1995 Hiệp định thực hiện các điều khoản Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đối với bảo tồn và quản lý các đàn cá lưỡng cư và di cư xa được coi là văn bản mang tính ràng buộc pháp lý đa phương quan trọng nhất về bảo tồn và quản lý nghề cá trên biển cả kể từ khi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được ký kết. Mục tiêu của Hiệp định là bảo đảm việc bảo tồn dài hạn và sử dụng bền vững đàn cá lưỡng cư và di cư xa thông qua việc thực hiện hiệu quả những điều khoản có liên quan đến Công ước năm 1982. Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992 là một sự kiện quan trọng giải quyết được mối quan hệ của phát triển kinh tế và việc sử dụng các nguồn lợi tự nhiên của con người với sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên. Các nguyên tắc chung trong Tuyên bố Rio và các điều khoản trong Chương trình nghị sự 21 thể hiện kỳ vọng của cộng đồng quốc tế và tạo cơ sở cho chính sách quốc gia và quốc tế, cũng như phát triển thể chế trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có quản lý các nguồn lợi sinh vật biển. Chương XVI của Chương trình nghị sự 21 tập trung vào các vấn đề biển và đại dương trên thế giới, cũng như những quan ngại của cộng đồng quốc tế về các vấn đề như đánh bắt hải sản trái quy định, tàu cá tuỳ tiện thay cờ hiệu khi đi 17
  18. đánh bắt, đầu tư vốn quá mức vào ngành công nghiệp khai thác hải sản, thực thi nghề cá không đầy đủ và thiếu sự hợp tác giữa các quốc gia. Hội nghị này đã yêu cầu Liên hợp quốc tổ chức một hội nghị về thực thi các điều khoản có liên quan của Công ước năm 1982 và xây dựng một cơ chế bảo tồn và quản lý các đàn cá lưỡng cư và di cư xa. Theo đó, từ năm 1993 đến năm 1995 đã diễn ra tổng cộng 6 vòng đàm phán để thảo luận về các nội dung của Hiệp định năm 1995. Kết quả, ngày 4/8/1995, trong vòng đàm phán cuối cùng, Hội nghị của Liên hợp quốc đã thông qua Hiệp định thực thi các điều khoản của Công ước năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa của Liên hợp quốc năm 1995. Lễ ký kết Hiệp định năm 1995 được tổ chức ngày 4/12/1995. Hiệp định có hiệu lực hoàn chỉnh vào ngày 11/12/2001. Đây là thời điểm mà trước đó một tháng (ngày 11/11/2001), Bộ Ngoại giao Man – Ta gửi văn kiện xin gia nhập Hiệp định lên ngài Tổng Thư ký Liên hợp quốc và được phê chuẩn. Đây là văn kiện xin gia nhập thứ 30 mà theo Khoản 1, Điều 40 của Hiệp định năm 1995 thì: “Hiệp định này có hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 30”. Hiệp định có mục đích đảm bảo việc bảo tồn lâu dài và sử dụng bền vững các đàn cá lưỡng cư và di cư xa, bao gồm một số nguyên tắc về bảo tồn và quản lý, cùng với các điều khoản khác, về áp dụng phương pháp tiếp cận phòng ngừa; tính tương thích của các biện pháp bảo tồn và quản lý; hợp tác trong bảo tồn của các nước không phải là thành viên của các Tổ chức quản lý nghề cá khu vực; nhiệm vụ, tuân thủ và thực thi của các quốc gia mà tàu mang cờ; sự hợp tác trong việc thực thi tại khu vực và tiểu khu vực; trình tự lên tàu và thanh tra; các biện pháp do những quốc gia có cảng tiến hành; những yêu cầu đặc biệt và hình thức hợp tác với các quốc gia đang phát triển; và giải quyết tranh chấp. Hiệp định xây dựng một hệ thống các quyền và nghĩa vụ đối với các quốc gia nhằm bảo tồn và quản lý hai đàn cá lưỡng cư và di cư xa, cũng như các loài sống theo đàn hoặc độc lập khác nhằm bảo vệ môi trường biển nói chung. 18
  19. Cuộc họp của các quốc gia là thành viên của Hiệp định năm 1995 được tổ chức thường niên kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực thi hành. Tại Hội nghị thường niên này, các quốc gia không phải là thành viên và các tổ chức quốc tế có thể tham dự với tư cách là quan sát viên. Nội dung chủ yếu của Hội nghị này là rà soát việc thực thi, mở rộng việc gia nhập, cũng như chuẩn bị các nội dung cho Hội nghị rà soát. Hội nghị rà soát, theo quy định tại Điều 36 của Hiệp định năm 1995 được tổ chức bốn (04) năm sau ngày Hiệp định có hiệu lực. Hội nghị tiến hành rà soát và đánh giá sự chính xác của các điều khoản của Hiệp định, đề xuất các phương án nhằm tăng cường khả năng thực thi của Hiệp định để bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa một cách có hiệu quả. 1.4. Thực tiễn gia nhập Hiệp định năm 1995 của một số nước trên thế giới 1.4.1. Khái quát chung về tình hình gia nhập Hiệp định năm 1995 của các nước trên thế giới Mục tiêu cơ bản của Hiệp định năm 1995 là việc thực hiện có hiệu quả những điều khoản có liên quan của Công ước năm 1982 và thiết lập khung cho việc quản lý và bảo tồn những nguồn lợi xuất hiện ở biển cả. Mong muốn là tất cả các bên tham gia Công ước năm 1982 đều trở thành thành viên của Hiệp định năm 1995. Sự cần thiết này đã được nhắc lại nhiều lần trong Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, nhưng điều này chưa thành hiện thực. Cho đến nay có 157 thành viên tham gia Công nước năm 1982, nhưng chỉ có 75 thành viên tham gia Hiệp định năm 1995. Mặc dù Hiệp định năm 1995 phù hợp và nhất quán với Công ước năm 1982, nhưng nhiều quốc gia quan tâm đến những vấn đề nêu ra trong Hiệp định năm 1995 hiện vẫn chưa tham gia Hiệp định này. Tuy nhiên, ngay cùng thời điểm đang trong quá trình soạn thảo, đã có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký vào bản Hiệp định và 29 quốc gia và vùng lãnh thổ đã phê chuẩn việc gia nhập Hiệp định này [26]. Điều này cho thấy, Hiệp định năm 1995 được xây dựng trên cơ sở đồng thuận của nhiều quốc gia, đã giải quyết được những vấn đề về nghề cá mà nhiều quốc gia đang quan tâm. Cũng có những quốc gia 19
  20. chưa là thành viên của Công ước năm 1982 nhưng đã tham gia Hiệp định năm 1995 (Mỹ); có quốc gia đã tham gia các Tổ chức Quản lý nghề cá khu vực, nhưng chưa gia nhập Hiệp định năm 1995 (như Trung Quốc, Hàn Quốc...). Tuy nhiên, rất nhiều các quốc gia chưa phải là thành viên của Hiệp định đều quan tâm và đang trong quá trình nghiên cứu để sớm gia nhập Hiệp định này. Thể hiện rõ nhất là mặc dù chưa phải là thành viên của Hiệp định nhưng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã cử các đoàn công tác tham dự các Hội nghị thường niên và Hội nghị rà soát liên quan đến Hiệp định năm 1995 do Liên hợp quốc tổ chức với tư cách là quan sát viên. Cụ thể: Hội nghị rà soát tổ chức vào năm 2007 có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ chưa phải là thành viên của Hiệp định tham dự; Hội nghị thường niên năm 2008 có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ chưa phải là thành viên của Hiệp định tham dự. Nhiều nước ở Châu á đã cử các đoàn công tác tham dự, như: Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan, Myanma, Hàn Quốc… [37]. Việt Nam cũng đã cử các đoàn công tác tham dự Hội nghị thường niên và Hội nghị rà soát vào các năm 2006 và 2007. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cử đại diện của mình tại Liên hợp quốc tham dự tất cả các phiên họp do Liên hợp quốc tổ chức liên quan đến Hiệp định năm 1995. 1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 1.4.2.1. Vài nét về ngành thuỷ sản Nhật Bản Nhật Bản là một trong những quốc gia có nghề cá phát triển trên thế giới và là quốc gia có tàu mang cờ khai thác các đàn cá lưỡng cư và di cư xa tại nhiều vùng biển khơi. Nhật Bản cũng là một trong những nước nhập khẩu cá và các sản phẩm chế biến từ cá lớn nhất thế giới. Nhật Bản được bao bọc xung quanh là biển, gặp nhau giữa 2 dòng hải lưu nóng - lạnh nên rất thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản. Trong các thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, Nhật Bản luôn là cường quốc thuỷ sản hàng đầu thế giới. Năm 1990 sản lượng khai thác thuỷ sản của Nhật Bản đạt mức kỷ lục 10,3 triệu tấn [27, tr. 575], nhưng đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 6,4 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn lợi thuỷ sản ngày 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0