Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xóa bỏ lao động cưỡng bức trong các công ước quốc tế và nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu, đánh giá việc nội luật hóa các quy định về xóa bỏ LĐCB trong các công ước quốc tế vào pháp luật lao động Việt Nam. Từ đó, đề xuất giải pháp về nội luật hóa nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các quy định về LĐCB tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xóa bỏ lao động cưỡng bức trong các công ước quốc tế và nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THANH VÂN XãA Bá LAO §éNG C¦ìNG BøC TRONG C¸C C¤NG ¦íC QUèC TÕ Vµ NéI LUËT HãA TRONG PH¸P LUËT LAO §éNG VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THANH VÂN XãA Bá LAO §éNG C¦ìNG BøC TRONG C¸C C¤NG ¦íC QUèC TÕ Vµ NéI LUËT HãA TRONG PH¸P LUËT LAO §éNG VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. LƢU BÌNH NHƢỠNG HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thanh Vân
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC TRONG CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ.................. 9 1.1. Khái quát chung về xóa bỏ lao động cƣỡng bức và sự cần thiết xóa bỏ lao động cƣỡng bức ................................................................. 9 1.1.1. Nguồn gốc của lao động cƣỡng bức ..................................................... 9 1.1.2. Khái niệm lao động cƣỡng bức ........................................................... 10 1.1.3. Đặc điểm lao động cƣỡng bức ............................................................ 12 1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc xóa bỏ lao động cƣỡng bức ............ 14 1.3. Các quy định về xóa bỏ loại lao động cƣỡng bức trong các công ƣớc quốc tế ......................................................................................... 17 1.3.1. Các Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ lao động cƣỡng bức ....................... 17 1.3.2. Nội dung cơ bản của Công ƣớc số 29 và Nghị định thƣ bổ sung 2014 ....... 18 1.3.3. Nội dung cơ bản của Công ƣớc số 105 ............................................... 21 1.3.4. Các Hiệp định thƣơng mại tự do liên quan đến lao động cƣỡng bức ........ 22 1.4. Kinh nghiệm một số quốc gia về nội luật hóa pháp luật về xóa bỏ lao động cƣỡng bức và bài học cho Việt Nam ................................ 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 33 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN NỘI LUẬT HÓA CÁC QUY ĐỊNH VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC TRONG CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VÀO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM .......34 2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về xoá bỏ lao động cƣỡng bức ....... 34
- 2.1.1. Quy định về xóa bỏ “lao động cƣỡng bức”......................................... 34 2.1.2. Các hình thức biểu hiện của lao động cƣỡng bức ............................... 36 2.1.3. Các trƣờng hợp ngoại lệ của tình trạng lao động cƣỡng bức .............. 42 2.1.4. Các chế tài pháp lý đối với hành vi cƣỡng bức lao động.................... 47 2.1.5. Đánh giá mức độ nội luật hóa các quy định về xóa bỏ lao động cƣỡng bức trong các công ƣớc quốc tế vào pháp luật lao động Việt Nam ........... 50 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về xóa bỏ lao động cƣỡng bức tại Việt Nam ....................................................................................... 56 2.2.1. Thực trạng lao động cƣỡng bức tại Việt Nam .................................... 56 2.2.2. Thanh tra, xử lý vi phạm đối với lao động cƣỡng bức ....................... 59 2.2.3. Đánh giá chung ................................................................................... 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 66 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ XOÁ BỎ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XOÁ BỎ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC TẠI VIỆT NAM .................................................................................67 3.1. Yêu cầu về hoàn thiện pháp luật về xoá bỏ lao động cƣỡng bức....... 67 3.2. Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về xóa bỏ lao động cƣỡng bức ........................................................................................... 69 3.3. Một số kiến nghị về nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xóa bỏ lao động cƣỡng bức tai Việt Nam ........................................ 71 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 74 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BLLĐ Bộ luật lao động CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng EVFTA Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Châu Âu FTAs Các Hiệp định thƣơng mại tự do HĐLĐ Hợp đồng lao động ILO Tổ chức lao động quốc tế IPA Hiệp định Bảo hộ đầu tƣ LĐCB Lao động cƣỡng bức NLĐ Ngƣời lao động NSDLĐ Ngƣời sử dụng lao động PLLĐ Pháp luật lao động QHLĐ Quan hệ lao động TCLĐ Tranh chấp lao động TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng XHCN Xã hội chủ nghĩa
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đối với một con ngƣời, sự tự do từ tình trạng nô lệ, nô dịch, lao động ép buộc và các dạng lao động bắt buộc là một phần của các quyền tự do cơ bản và đƣơng nhiên của con ngƣời [65, tr.125]. Quyền này đƣợc thể hiện trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 [10, Điều 1, 2, 3, 4, 5, 13, 23], trong khi đó, lao động cƣỡng bức (LĐCB) lại đi ngƣợc lại với quyền tự do này [47, tr.39]. Chính vì thế, các quy định của pháp luật quốc tế về phòng, chống lại LĐCB & lao động bắt buộc gắn với lịch sử đấu tranh chống lại ách nô lệ. Các quy định quốc tế về LĐCB đầu tiên đƣợc thông qua bởi Hội quốc liên (tiền thân của Liên hiệp quốc) cùng với Công ƣớc giải phóng Nô lệ năm 1926 [7]. Vào năm 1930, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thông qua Công ƣớc LĐCB năm 1930 (Công ƣớc số 29) [74]. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, Liên hiệp quốc và ILO đã thành lập một Ủy ban lâm thời về LĐCB, Ủy ban đƣợc uỷ thác thực hiện việc điều tra các cáo buộc liên quan đến các dạng LĐCB đang tồn tại. Kết quả làm việc của Ủy ban này cho thấy sự tồn tại của một hệ thống hành vi cƣỡng bức lao động trên thế giới có tính chất nghiêm trọng, là hệ quả của sự ép buộc về chính trị hoặc cho các mục đích kinh tế đòi hỏi phải có giải pháp pháp lý quốc tế [66, tr.109]. Điều này, dẫn đến việc ILO thông qua Công ƣớc xoá bỏ LĐCB vào năm 1957 (Công ƣớc số 105). Việt Nam phê chuẩn Công ƣớc số 29 (1930) vào ngày 05 tháng 3 năm 2007 và Công ƣớc số 105 (1957) vào ngày 08 tháng 6 năm 2020. Cả hai Công ƣớc số 29 và 105 đã đƣợc nghiên cứu với mục đích phê chuẩn từ năm 2005 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Trƣớc đây, việc phê chuẩn cả hai Công ƣớc đã đƣợc trình lên Chủ tịch nƣớc phê duyệt nhƣng chỉ có Công ƣớc 1
- số 29 đã đƣợc phê duyệt. Lý do giải thích tại sao Việt Nam chƣa phê chuẩn Công ƣớc số 105 đã đƣợc cho rằng, tại thời điểm đó, ngƣời ta lo ngại rằng một số ngành nghề Việt Nam (đặc biệt là các vấn đề lao động của tù nhân) là không phù hợp với các yêu cầu của Công ƣớc số 105. Mặc dù đã phê chuẩn Công ƣớc số 29, tuy nhiên, do các quy định của Công ƣớc số 29 không đủ chi tiết để có thể áp dụng trực tiếp, đồng thời, Công ƣớc mới chỉ chứa đựng các quy phạm quốc tế mang tính nguyên tắc về thừa nhận các dạng LĐCB chứ chƣa có cơ chế pháp lý “xoá bỏ” các dạng thức LĐCB đó. Vì vậy, Việt Nam phải chuyển hoá các nội dung của Công ƣớc số 29 vào pháp luật trong nƣớc để từ đó triển khai áp dụng chúng trong thực tiễn. Ngoài những cam kết về việc xóa bỏ LĐCB không chỉ là cam kết của Việt Nam theo các Công ƣớc của ILO, mà còn làm cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới bao gồm: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) [4, Chƣơng 19] và Hiệp định thƣơng mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA) [5, Chƣơng 13]. Việc vi phạm các cam kết quốc tế về LĐCB sẽ có nguy cơ gây khó khăn cho sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam trong quan hệ thƣơng mại quốc tế, thậm chí có thể dẫn đến trừng phạt thƣơng mại theo các điều kiện theo quy định của Hiệp định CPTPP [4, Chƣơng 28]. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên hiến định việc nghiêm cấm phân biệt đối xử, LĐCB, sử dụng nhân công dƣới độ tuổi lao động tối thiểu. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng và là căn cứ để vừa hoàn thiện hệ thống pháp luật vừa thể hiện nghĩa vụ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong phòng, chống và xóa bỏ LĐCB. Hệ thống các quy phạm về phòng, chống LĐCB ở Việt Nam dần đƣợc xây dựng và đƣợc thể hiện trong nhiều văn bản khác nhau nhƣ: Bộ luật Lao động (BLLĐ), Bộ luật Hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật Thi hành án hình sự, Luật phòng, chống mua bán 2
- ngƣời, Luật đƣa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng, Luật Việc làm... Trong bối cảnh hệ thống pháp luật lao động đã và đang đƣợc hoàn thiện, thông qua việc ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, sửa đổi Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng... nhằm đáp ứng yêu cầu trong nƣớc và quốc tế, việc nghiên cứu, đánh giá việc nội luật hóa các quy định về xóa bỏ LĐCB trong các công ƣớc quốc tế vào pháp luật lao động Việt Nam. Từ đó, đề xuất giải pháp về nội luật hóa nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các quy định về LĐCB tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Với lý do nhƣ vậy, Học viên chọn đề tài “Xóa bỏ lao động cưỡng bức trong các công ước quốc tế và nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam” làm Đề tài Luận văn Thạc sĩ cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài LĐCB là vấn đề mang tính toàn cầu, không chỉ đƣợc ILO quy định trong các văn kiện pháp lý đối với các quốc gia thành viên mà còn là đề tài đƣợc quan tâm tiếp cận, nghiên cứu với nhiều góc độ, phƣơng diện khác nhau. Có thể kể đến một số nghiên cứu nhƣ: Cuốn sách “Forced Labor: Coercion and Exploitation in the Private Economy” (2009) (LĐCB: cƣỡng bức và bóc lột trong nền kinh tế tƣ nhân) đƣợc giới thiệu bởi hai chuyên gia của ILO là Beate Andrees và Patrick Belser. Cuốn sách “Slavery, Forced labor, Debt bondage, and Human Traficking: From Conceptional Confusion to Targeted Solutions” (2011) của Ann Jordan. Báo cáo “How to Combat Forced Labour and Trafficking” (2009) của tổ chức Liên đoàn công đoàn quốc tế (ITUC); Bài viết: “Compensation for Forced during World War II in Nazi Germany”, tác giả Siefert Achim đăng 3
- trên tạp chí International Journal of Comparative Labour Law and Industrial Relation, Vol.17, Số 4/2001; Sách “A perspective plan to eliminate forced labour in India” (Kế hoạch tổng thể để xóa bỏ LĐCB ở Ấn Độ) của Tiến sĩ L. Mishra, 2001; Cuốn sách “Regulation and Enforcement to Tackle Foced Labour in the UK: A Systematic Response?” (2012) của tác giả Alex Balch thuộc tổ chức Joseph Rowntree Foundation… Các nghiên cứu thƣờng tập trung đến nguyên tắc cấm LĐCB cũng nhƣ chế tài xử phạt và thanh tra, xử lý vi phạm. Có thể thấy nghiên cứu về LĐCB trên thế giới đã đƣợc quan tâm và mang tính phổ biến gắn với những nỗ lực quyết liệt của ILO trong chƣơng trình hành động đặc biệt chống LĐCB từ những năm 2000 và sự nâng cao về nhận thức của cộng đồng thế giới đối với vấn nạn này. Đóng góp lớn nhất của những nghiên cứu trên thế giới là đã vẽ lên đƣợc một bức tranh toàn cầu khá chi tiết và rõ nét về thực trạng LĐCB, thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật của một số quốc gia điển hình về thành công và cả về thất bại trong cuộc chiến đấu tranh chống và xóa bỏ LĐCB. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chƣa đi sâu phân tích việc nội luật hóa các quy định này vào pháp luật quốc gia. Các công trình trong nƣớc nêu trên đã đề cập khái quát về khái niệm, các hình thức LĐCB, nguồn gốc và sự cần thiết phải xóa bỏ LĐCB. Một số nghiên cứu đã có sự so sánh, đối chiếu liên quan đến vấn đề xung đột pháp luật giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong nội dung điều chỉnh đối với LĐCB. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của các công trình trên có phạm vi rộng nên chƣa có điều kiện phân tích, đánh giá đầy đủ và chuyên sâu về thực trạng nội dung điều chỉnh của PLLĐ Việt Nam đối với LĐCB. 2.2. Về tình hình nghiên cứu trong nước Từ khi Việt Nam ký Công ƣớc số 29 của ILO Cho đến nay, ở nƣớc ta chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ vấn đề nội luật hóa 4
- quy định của Công ƣớc và đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện. Số lƣợng công trình nhiên cứu khoa học về LĐCB cũng còn tƣơng đối hạn chế. Các công trình nhƣ luận án, luận văn và các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề này cũng chƣa đủ để đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Một số công trình cơ bản nghiên cứu về LĐCB nhƣ: Luận văn Thạc sỹ: “Pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ LĐCB hoặc bắt buộc” (2012) của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Yến; Luận văn Thạc sỹ: “Pháp luật Việt Nam với vấn đề LĐCB – Thực trạng và một số kiến nghị” (2015) của tác giả Nguyễn Tiến Dũng; Bài viết, “Nhận diện Nhận diện về LĐCB trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành” (2015) đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật và Luận án Tiến sĩ về “Điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam đối với LĐCB” của tác giả Phan Thị Thanh Huyền; Luận án Tiến sĩ về "Pháp luật về chống LĐCB nhìn từ góc độ phát triển toàn diện" của Tác giả Phan Thị Nhật Tài. Bài viết “Những quy định cơ bản của tổ chức lao động quốc tế về xóa bỏ LĐCB (lao động bắt buộc) và các cam kết quốc tế của Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hoài Thu đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 12/2012; Sách “Một số vấn đề liên quan đến LĐCB và xoá bỏ LĐCB” (2007) của Vụ pháp chế, Bộ lao động - Thƣơng binh - Xã hội; sách “Hỏi đáp về công ước số 29 về LĐCB hoặc bắt buộc của tổ chức lao động quốc tế” (2007) do Vụ pháp chế, Bộ lao động - thƣơng bình và xã hội; Tập sách “Đấu tranh chống LĐCB - Sổ tay dành cho NSDLĐ và doanh nghiệp” (2008) do Tổ chức lao động Quốc tế và Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp soạn thảo. Các công trình trong nƣớc nêu trên đã đề cập khái quát về khái niệm, các hình thức LĐCB, nguồn gốc và sự cần thiết phải xóa bỏ LĐCB. Một số nghiên cứu đã có sự so sánh, đối chiếu liên quan đến vấn đề xung đột pháp luật giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong nội dung điều chỉnh 5
- đối với LĐCB. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của luận văn rộng nên chƣa có điều kiện phân tích, đánh giá đầy đủ và chuyên sâu về thực trạng nội dung điều chỉnh của PLLĐ Việt Nam đối với LĐCB. Nhìn chung, vấn đề LĐCB đã đƣợc các nhà nghiên cứu tiếp cận trên một số phƣơng diện khác nhau. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu trong nƣớc nêu trên, chƣa có công trình nào nghiên cứu dƣới góc độ nội luật hóa các quy định về xóa bỏ LĐCB trong các công ƣớc quốc tế (gồm cả công ƣớc của ILO và của Liên hợp quốc) và các FTAs vào hệ thống pháp luật Việt Nam. Chƣa có công trình nào nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng chống LĐCB trong bối cảnh Việt Nam phải thực thi các cam kết về lao động trong CPTPP và EVFTA. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu, đánh giá việc nội luật hóa các quy định về xóa bỏ LĐCB trong các công ƣớc quốc tế vào pháp luật lao động Việt Nam. Từ đó, đề xuất giải pháp về nội luật hóa nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các quy định về LĐCB tại Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên, Luận văn tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ cơ bản nhƣ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về LĐCB. - Hệ thống hóa và phân tích các quy định về xóa bỏ LĐCB trong các công ƣớc quốc tế. - Phân tích việc nội luật hóa các quy định về xóa bỏ LĐCB trong các công ƣớc quốc tế vào pháp luật Việt Nam nói chung, trong đó, tập trung đánh giá việc nội luật hóa và pháp luật lao động Việt Nam. 6
- - Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện các quy phạm pháp luật lao động Việt Nam về xóa bỏ LĐCB. - Trên cơ sở thực trạng quy định của pháp luật lao động Việt Nam về LĐCB và thực tiện thực hiện, đề xuất giải pháp về nội luật hóa nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các quy định về LĐCB tại Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn xác định đối tƣợng nghiên cứu gồm những vấn đề lý luận cơ bản về điều chỉnh pháp luật lao động đối với LĐCB; Các quy định về xóa bỏ LĐCB trong các công ƣớc quốc tế và việc nội luật hóa trong pháp luật lao động ở Việt Nam hiện nay; thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về xóa bỏ lao động cƣỡng bức tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp về hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xóa bỏ LĐCB tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về xóa bỏ LĐCB trong các công ƣớc quốc tế, các FTAs mà Việt Nam là thành viên và trong pháp luật lao động ở Việt Nam Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về xóa bỏ LĐCB từ khi Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực đến nay (tháng 5/2013 đến nay). 5. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Về mặt khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận về nội luật hóa các quy định của công ƣớc quốc tế vào hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và yêu cầu hội nhập, nhất là việc thực hiện các cam kết về lao động trong các FTAs thế hệ mới nhƣ CPTPP, EVFTA. Kết quả nghiên cứu của Luận văn 7
- góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật về xóa bỏ LĐCB ở Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy cũng nhƣ thực tiễn thi hành pháp luật về xóa bỏ LĐCB. Những kiến nghị cụ thể của Luận văn có thể đƣợc cân nhắc, xem xét trong quá trình hoàn thiện Pháp luật Lao động hiện nay. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn đƣợc kết cấu thành ba chƣơng: Chƣơng 1: Lao động cƣỡng bức và xóa bỏ lao động cƣỡng bức trong các công ƣớc quốc tế. Chƣơng 2: Thực tiễn nội luật hóa các quy định về xóa bỏ lao động cƣỡng bức trong các công ƣớc quốc tế vào pháp luật lao động Việt Nam. Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động về cƣỡng bức và nâng cao hiệu quả xóa bỏ lao động cƣỡng bức tại Việt Nam. 8
- CHƢƠNG 1 LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC TRONG CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ 1.1. Khái quát chung về xóa bỏ lao động cƣỡng bức và sự cần thiết xóa bỏ lao động cƣỡng bức 1.1.1. Nguồn gốc của lao động cưỡng bức LĐCB có nguồn gốc sâu xa, bắt nguồn từ xã hội chiếm hữu nô lệ. Nô lệ là những lao động bần cùng trong xã hội. Họ bị xã hội và pháp luật đặt trong tình trạng “vô quyền”, đƣợc coi nhƣ những công cụ lao động biết nói, một loại tài sản mà giới chủ đồn điền có thể sở hữu và tự do mua bán, trao đổi. Họ bị ép buộc làm việc quần quật trên các đồn điền, công xƣởng, bị đánh đập, thậm chí bị giết nếu không thực hiện các công việc mà chủ đồn điền yêu cầu. LĐCB kiểu mới với các hành vi tƣơng tự nhƣ nô lệ đã ngày càng trở thành một vấn đề rõ ràng tại một châu lục có lịch sử gắn với chế độ lao động nô lệ nhƣ ở châu Phi hay Brazil và tại đây cũng có những bản báo cáo nói về các mô hình phân biệt đối xử với những ngƣời có nguồn gốc nô lệ [34, tr.34]. Cùng với sự phát triển của xã hội, khi mà cộng đồng ý thức đƣợc rằng con ngƣời sinh ra có những quyền tự do, độc lập và quyền đó là bất khả xâm phạm, luật pháp quốc tế và pháp luật các quốc gia đều cấm mọi hình thức chiếm hữu, buôn bán và sử dụng nô lệ. Việc ép buộc một ngƣời phải làm việc ngoài sự tự nguyện của họ cho ngƣời khác đƣợc coi là vi phạm quyền cơ bản của con ngƣời. Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau mà không phải lúc nào sự tự do và các quyền cơ bản ấy cũng đƣợc thực thi. Ngay ở thời kỳ đƣơng đại, trong xu thế dân chủ và công bằng, tình trạng LĐCB vẫn còn tồn tại và hơn thế nữa có xu hƣớng gia tăng. Một số NSDLĐ với mục đích tối đa hóa lợi nhuận đã không ngần 9
- ngại sử dụng LĐCB. Điều này không chỉ diễn ra ở các nƣớc nghèo, kém phát triển mà diễn ra ngay ở các quốc gia phát triển. Đói nghèo và khoảng cách giàu - nghèo quá lớn cũng là nguồn gốc và nguyên nhân sâu xa đẩy không ít NLĐ rơi vào hoàn cảnh phải chấp nhận sự áp đặt công việc và điều kiện làm việc tồi tệ từ phía NSDLĐ để duy trì sự tồn tại của mình. Đôi khi ngƣời ta tranh luận rằng nghèo đói là nguồn gốc cơ bản của tình trạng LĐCB và giải pháp duy nhất để có thể khắc phục vấn đề này là xóa bỏ một cách toàn diện tình trạng đói nghèo. Tuy nhiên ngƣợc lại, nghèo đói cũng có thể là một hậu quả trực tiếp của LĐCB. “Không còn nghi ngờ gì nữa, nạn nhân của LĐCB thuộc số 522 triệu ngƣời nghèo ở Nam Á” [34, tr.35] LĐCB ngày nay cũng có thể bắt nguồn từ nạn buôn bán ngƣời. Buôn bán ngƣời nhằm mục đích bóc lột sức lao động của nạn nhân chính là một trong những hình thức LĐCB phổ biến ngày nay, gắn với xu hƣớng di cƣ của NLĐ và quá trình toàn cầu hóa. Cùng với nạn buôn bán ngƣời, trong một vài trƣờng hợp, sự tồn tại dai dẳng của tình trạng LĐCB ngày nay có thể là do hậu quả của những mô hình phân biệt đối xử kéo dài đối với những dân tộc thiểu số và đẳng cấp trong xã hội. Châu Á là một điển hình về LĐCB nảy sinh bắt nguồn từ sự phân chia đẳng cấp và các bộ tộc (nhƣ ở Ấn Độ), hay sự phân biệt đối xử về dân tộc, về tôn giáo giữa các bộ lạc bản xứ (nhƣ ở miền Tây và trong số cộng đồng phi hồi giáo ở Nepan) [9]. 1.1.2. Khái niệm lao động cưỡng bức Thoát khỏi tình trạng nô lệ, nô dịch, lao động ép buộc và các dạng lao động bắt buộc là mục đích nhân văn của xã hội hiện đại, hƣớng tới bảo vệ các quyền tự do cơ bản và đƣơng nhiên của con ngƣời. Theo cách hiểu chung nhất, LĐCB hay lao động cƣỡng bách là một hình thức bắt buộc, áp lực ngƣời khác làm việc trái với ý muốn của họ, trong những điều kiện tồi tệ, hoặc trong 10
- tình trạng bị giam lỏng. LĐCB vừa là một thuật ngữ pháp luật vừa là một hiện tƣợng kinh tế. Việc "tôn trọng, thúc đẩy và đảm bảo" nguyên tắc xoá bỏ tất cả các dạng của LĐCB sẽ là bất khả thi nếu nhƣ chúng ta không có một cách hiểu đúng về cụm từ LĐCB [55, tr.9]. Điều 1, Công ƣớc số 29 của ILO định nghĩa “LĐCB là tất cả các công việc hay dịch vụ do một người bất kỳ thực hiện dưới sự đe dọa bằng hình phạt và người phải thực hiện công việc hay dịch vụ đó không tự nguyện làm”. Có 3 thành tố cấu thành nên khái niệm LĐCB, đó là: “Công việc hoặc dịch vụ”: Về công việc sử dụng LĐCB theo Công ƣớc số 29 không chỉ những việc làm hợp pháp trong hợp đồng lao động mà có thể là công việc bất hợp pháp, không liên quan đến quan hệ lao động trừ trƣờng hợp đó là nghĩa vụ đƣợc áp đặt phải trải qua trong chƣơng trình giáo dục bắt buộc hoặc chƣơng trình đào tạo nghề bắt buộc đƣợc đề cập tới trong các ngoại lệ của LĐCB. “Sự đe dọa bằng hình phạt”: Theo công ƣớc số 29 thì đây là hậu quả mà ngƣời bị cƣỡng bức lao động hoặc nhân thân của họ sẽ phải chịu khi ngƣời bị cƣỡng bức lao động không thực hiện công việc đƣợc yêu cầu. Trên thực tế, hành vi đe dọa về hậu quả xảy ra khi ngƣời bị cƣỡng bức lao động khi không thực hiện công việc là rất đa dạng và phong phú. Hình phạt đó không nhất thiết dƣới hình thức là chế tài hình sự, đó có thể là việc bạo lực về thể chất nhƣ sử dụng vũ lực, bắt giữ ngƣời bị cƣỡng bức lao động và thân nhân của họ. Nhƣng cƣỡng bức lao động cũng có thể biểu hiện dƣới các hành vi tinh vi hơn nhƣ mất đi một số quyền trong quan hệ lao động nhƣ không cho NLĐ hƣởng trợ cấp hay đe dọa tiết lộ bí mật đời tƣ của ngƣời bị cƣỡng bức lao động và nhân thân của họ. Hình phạt khác có thể có tính chất tài chính, bao gồm cả trừng phạt kinh tế liên quan đến các khoản nợ, không thanh toán tiền lƣơng, hoặc mất tiền lƣơng đi kèm với các mối đe dọa sa thải nếu công 11
- nhân từ chối làm thêm giờ vƣợt ra ngoài phạm vi hợp đồng của họ hoặc của pháp luật quốc gia. NSDLĐ trong một số trƣờng hợp sẽ yêu cầu giữ các giấy tờ tuỳ thân của NLĐ, và có thể sử dụng điều này nhƣ một mối đe dọa để cƣỡng bức lao động. “Không tự nguyện thực hiện”: có nghĩa là NLĐ không có sự đồng ý làm việc, không sẵn sàng làm việc. Điều này cho thấy quyền của NLĐ trong tự do lựa chọn việc làm, quyền tự do rời khỏi việc làm của họ không đƣợc thực hiện. Khái niệm LĐCB áp dụng cho mọi độ tuổi bao gồm ngƣời lớn và trẻ em, có nghĩa trong mọi trƣờng hợp Công ƣớc số 29 của ILO đều đƣợc áp dụng. Tuy nhiên, Công ƣớc số 29 của ILO không định nghĩa cụ thể khái niệm “trẻ em” khi xem xét vấn đề “LĐCB”. Chỉ có Công ƣớc số 182 về những điều kiện lao động tồi tệ nhất đối với trẻ em 1999 của ILO đƣa ra định nghĩa “trẻ em” là những ngƣời dƣới 18 tuổi [30, Điều 2]. Tuy nhiên, Công ƣớc số 182 ngoài việc đƣa ra một khái niệm rất rõ ràng về điều kiện lao động tồi tệ nhất bao gồm việc “tuyển lựa một cách cưỡng bức hoặc bắt buộc trẻ em để tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang” thì không đƣa ra thêm bất kì một giải thích nào khác về những yếu tố cấu thành “LĐCB đối với trẻ em” nên trong trƣờng hợp cần tìm hiểu về “LĐCB đối với trẻ em” là nhƣ thế nào thì Công ƣớc số 29 của ILO sẽ đƣợc dẫn chiếu và áp dụng. 1.1.3. Đặc điểm lao động cưỡng bức Trên cơ sở khái niệm LĐCB của ILO, LĐCB có những đặc điểm cơ bản sau: a) LĐCB là tình trạng một người bị người khác ép buộc thực hiện công việc hoặc dịch vụ Yếu tố “ép buộc” trái pháp luật thực hiện công việc hoặc dịch vụ và yếu tố “không tự nguyện” của NLĐ là hai yếu tố cốt lõi thuộc về bản chất 12
- của LĐCB. Hai yếu tố này trở thành những dấu hiệu không thể thiếu của LĐCB. NLĐ ở đây không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo sự ép buộc phải thực hiện công việc. Yếu tố ép buộc làm một hoặc nhiều công việc hoặc dịch vụ phải xuất phát từ ngƣời khác, từ một cá nhân, một tổ chức hoặc một nhóm ngƣời cụ thể. Tuy nhiên, chƣa thể xác định một ngƣời rơi vào tình trạng LĐCB nếu họ buộc phải thực hiện công việc do hoàn cảnh kinh tế, xã hội khó khăn hoặc do điều kiện bản thân khiến họ không thể làm một công việc khác. Trƣờng hợp đối tƣợng khác lợi dụng tình trạng khó khăn, lệ thuộc khiến một ngƣời không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tuân theo sự ép buộc phải thực hiện hành vi đó, thì khi đó mới có khả năng phát sinh tình trạng LĐCB. b) NLĐ luôn chịu sự theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện công việc hay dịch vụ Chủ thể theo dõi, giám sát là chủ thể đƣợc hƣởng lợi ích trực tiếp từ việc thực hiện, công việc dịch vụ đó hoặc là ngƣời đƣợc ngƣời có công việc, dịch vụ thuê làm công việc giám sát này. Hoạt động theo dõi, giám sát này khác với hoạt động quản lý NLĐ của NSDLĐ đƣợc quy định trong pháp luật của các quốc gia. Quản lý là nhu cầu tất yếu của nền sản xuất trong xã hội có giai cấp. Phạm vi quản lý lao động của NSDLĐ chỉ giới hạn trong quá trình NLĐ thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, phát sinh từ khi các bên thiết lập đến khi chấm dứt quan hệ lao động. Trong LĐCB, việc giám sát, theo dõi ngƣời bị cƣỡng bức lao động đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, không kể thời gian nghỉ ngơi hay khi thực hiện công việc. Việc giám sát cũng đƣợc thực hiện trên nhiều nội dung khác nhau, từ ăn ở, sinh hoạt cá nhân đến việc thực hiện công việc. Mục đích của quản lý lao động là nhằm thiết lập trật tự, kỉ cƣơng trong đơn vị sử dụng lao động để sử dụng sức lao động một cách hợp lý, hiệu quả. Trong khi đó, việc theo dõi, giám sát đối với LĐCB nhằm khiến họ không có cơ hội thoát khỏi tình trạng cƣỡng bức. 13
- c) Người bị ép buộc thực hiện công việc luôn trong tình trạng bị đe dọa về những hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với bản thân hoặc thân nhân của họ khi họ không thực hiện công việc theo yêu cầu Việc đe dọa hay áp dụng các hình phạt nhằm ép buộc NLĐ phải làm những công việc mà bản thân họ không tự nguyện theo Công ƣớc số 29 không chỉ đối với NLĐ mà có thể đối với cả thân nhân họ. Thân nhân của ngƣời bị cƣỡng bức lao động đƣợc hiểu theo nghĩa chung, tức là không chỉ những ngƣời có quan hệ hôn nhân hay quan hệ huyết thống mà còn bao gồm cả quan hệ nuôi dƣỡng hay quan hệ tình cảm đối với ngƣời bị cƣỡng bức lao động. Hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với bản thân hoặc thân nhân ngƣời bị cƣỡng bức rất đa dạng với những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Hậu quả bất lợi có thể là hậu quả về vật chất hoặc hậu quả về tinh thần mà NSDLĐ có thể đƣa ra nhằm ép buộc NLĐ thực hiện công việc. Khái niệm LĐCB mà Công ƣớc số 29 đƣa ra không bó hẹp dƣới dạng các hành động cụ thể là “đánh đập, nhục mạ hoặc bị ép buộc”, mà nó thể hiện dƣới dạng cả đe dọa và cả hành động liên quan tới bạo lực hay hạn chế thân thể hoặc tƣớc đoạt quyền tự do và các đặc quyền khác của NLĐ. Chính sự đe dọa này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi thực hiện công việc mà bản thân họ không mong muốn. 1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc xóa bỏ lao động cƣỡng bức LĐCB là những công việc xuất phát từ sự ép buộc, bạo lực, đe dọa và sợ hãi, là tàn dƣ của chế độ nô lệ. NLĐ là nạn nhân của cƣỡng bức lao động không thể có sự tự do lựa chọn trong công việc, do vậy, sản phẩm công việc có đƣợc từ LĐCB không thể là sản phẩm của sự tự do, sáng tạo, năng động, hài lòng trong công việc của ngƣời thực hiện nó. Những công việc nhƣ vậy sẽ không thể đem lại những thành tựu lớn cho nhân loại. Chúng chỉ gây tổn thƣơng và đem lại sự nghèo đói, bần cùng cho NLĐ và không có lợi cho sự phát triển chung của xã hội. Quan hệ lao động sẽ tồn tại một cách hài hòa, ổn 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 314 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 217 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 174 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 202 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 238 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 82 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 157 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn