intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

31
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là giới thiệu khái quát khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nsớc từ 1955 - 1975 hiện đang bảo quản tại TTLTQG III và sề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ an toàn và phát huy giá trị của khối tài liệu trên trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HẢO SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955-1975) QUA TÀI LIỆU LƢU TRỮ HIỆN ĐANG BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lƣu trữ Hà Nội, 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HẢO SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955-1975) QUA TÀI LIỆU LƢU TRỮ HIỆN ĐANG BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: Lƣu trữ Mã số: 60 32 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Văn Hàm Hà Nội, 2016
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTTQH Ban Thƣờng trực Quốc Hội CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DCCH Dân chủ Cộng hòa Nxb. Nhà xuất bản tr. trang UBKHNN Ủy ban Kế hoạch nhà nƣớc UBTNCP Ủy ban Thống Nhất Chính phủ XHCN Xã hội chủ nghĩa VNDCCH Việt Nam Dân chủ cộng hòa
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo ................................. 5 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, THÀNH PHẦN KHỐI TÀI LIỆU VỀ SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955 -1975) .............. 8 1.1. Tổng quan về TTLTQG III ..................................................................... 8 1.1.1. Vị trí và chức năng .................................................................................. 8 1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ........................................................................... 8 1.1.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 9 1.1.4. Khối lượng và thành phần cơ bản của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại TTLTQG III ....................................................................................................... 9 1.2. Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) ............................... 11 1.2.1. Khái quát khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam hiện đang bảo quản tại TTLTQG III ...................................................... 11 1.2.2. Khối lượng, thành phần và nội dung tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975)................................................................................................................ 12 1.2.3. Đặc điểm của tài liệu ............................................................................ 29 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 34
  5. CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ CỦA KHỐI TÀI LIỆU VỀ SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955 - 1975)...................................... 36 2.1. Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu sự ủng hộ về chính trị của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975) .......................................................................................... 36 2.2. Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu sự ủng hộ về vật chất của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975) .......................................................................................... 44 2.3. Là nguồn sử liệu để phục vụ nghiên cứu về chính sách ngoại giao, chính sách kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975 ............................ 53 2.4. Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay ......................................... 61 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 67 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU ............................................................................ 68 3.1. Tình hình tổ chức khoa học, bảo vệ an toàn và khai thác, sử dụng tài liệu ............................................................................................................. 68 3.2.1. Tình hình tổ chức khoa học và bảo vệ an toàn tài liệu ......................... 68 3.2.2. Tình hình khai thác sử dụng khối tài liệu.............................................. 73 3.1.3. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế ........................................... 80 3.2. Các giải pháp tăng cƣờng bảo vệ và phát huy giá trị khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 – 1975) ............................................................... 81 3.2.1. Giải pháp về sưu tầm, bổ sung đầy đủ khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) ................................................................................................... 81 3.2.2. Giải pháp về tổ chức khoa học và bảo vệ an toàn tài liệu lưu trữ ....... 82
  6. 3.2.3. Giải pháp về phát huy giá trị tài liệu .................................................... 84 3.3. Một số khuyến nghị đối với độc giả ...................................................... 90 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 92 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95 DANH MỤC PHỤ LỤC.............................................................................. 106
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam kéo dài hai thập kỷ, có quy mô rộng lớn, tính chất và cƣờng độ vô cùng quyết liệt. Việt Nam phải đƣơng đầu với một đối phƣơng có tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự lớn hơn gấp nhiều lần, có bộ máy chiến tranh khổng lồ. Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ này là nhân dân Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai chiến lƣợc cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất đất nƣớc. Trải qua bao khó khăn, mất mát, 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong cuộc chiến 21 năm chống đế quốc Mỹ và tay sai giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Thắng lợi to lớn ấy là kết quả của nhiều nhân tố, trong đó có sự ủng hộ, giúp đỡ hết lòng của Chính phủ và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Đứng trƣớc những sự kiện trọng đại của đất nƣớc, các nhà nghiên cứu về lịch sử, chính trị, ngoại giao, xã hội… có nhu cầu đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu về các sự kiện trong lịch sử dân tộc. Các công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội không thể thiếu vắng nguồn sử liệu quan trọng, có tính chân thực nhất là tài liệu lƣu trữ. Mọi chủ trƣơng, chính sách và những diễn biến quan trọng trong suốt quá trình cách mạng đều đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản, tài liệu, hiện vật. Phần lớn khối tài liệu này hiện đang đƣợc bảo quản tại TTLTQG III thuộc Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc. Trong thời gian qua, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động công bố, giới thiệu tài liệu lƣu trữ. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chƣa cao. Điều này dẫn đến tình trạng tài liệu lƣu trữ không đƣợc phát huy hết giá trị vốn có, ảnh hƣởng đến hiệu quả khai thác sử dụng của các nhà nghiên cứu đối với tài liệu lƣu trữ nói chung và khối tài liệu lƣu trữ về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập và thống nhất đất nƣớc của Việt Nam nói riêng. Theo khảo sát của chúng tôi, các tài liệu này có ở nhiều phông lƣu trữ nhƣ phông Quốc hội, phông Phủ Thủ tƣớng, phông UBTNCP, phông UBKHNN, phông Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục… Vậy, bài toán đặt ra cho các nhà lƣu trữ là cần phải thống kê một cách đầy 1
  8. đủ, toàn diện và hệ thống các tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975 tại các phông khác nhau; đồng thời, giới thiệu đến công chúng về nội dung, thành phần và đặc điểm của các tài liệu đó để phát huy giá trị của tài liệu, phục vụ rộng rãi cho ngƣời nghiên cứu. Nhằm giúp các nhà nghiên cứu có đƣợc cái nhìn tổng thể, toàn diện và hệ thống khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân ta giai đoạn 1955 - 1975, chúng tôi chọn vấn đề “Sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại TTLTQG III” làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu - Giới thiệu khái quát khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc từ 1955 - 1975 hiện đang bảo quản tại TTLTQG III. - Phân tích giá trị của những tài liệu này phục vụ cho nghiên cứu lịch sử. - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ an toàn và phát huy giá trị của khối tài liệu trên trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Giới thiệu tổng quan về TTLTQG III và khối tài liệu của Trung tâm. - Khảo sát thực tế khối tài liệu hiện đang bảo quản tại TTLTQG III phản ánh sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975). - Phân tích giá trị của khối tài liệu đối với việc nghiên cứu lịch sử. - Đánh giá, nhận xét tình hình tổ chức khoa học và phát huy giá trị khối tài liệu này trong thời gian qua. - Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả hơn khối tài liệu này. 2
  9. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam hiện đang bảo quản tại TTLTQG III; công tác tổ chức khoa học và tổ chức sử dụng khối tài liệu này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu của luận văn là khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu của nhân dân Việt Nam (1955 - 1975) hiện đang bảo quản tại TTLTQG III. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ năm 1996, Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc đã phối hợp với Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tổ chức trƣng bày chuyên đề “Nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp bảo vệ độc lập và thống nhất của Việt Nam 1955 - 1975” tại thành phố Hồ Chí Minh từ 30/8 đến 30/10/1996. Hơn 100 tài liệu, hình ảnh, hiện vật thể hiện tình cảm, sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của Chính phủ và nhân dân các nƣớc trên thế giới đối với nhân dân Việt Nam đã đƣợc giới thiệu đến ngƣời xem. Đến tháng 12/1996, tác giả Nguyễn Minh Sơn, TTLTQG III đã đăng bài “Vài nét về trưng bày chuyên đề: Nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp bảo vệ độc lập và thống nhất của Việt Nam (1955 - 1975)” giới thiệu tổng thể về cuộc Trƣng bày trên Tạp chí Lƣu trữ Việt Nam số 4, tháng 12/1996, tr.10-12. Hoạt động trƣng bày của Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc và bài viết của ông Nguyễn Minh Sơn trên đây đã giới thiệu những tài liệu, hình ảnh về chủ đề Nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp bảo vệ độc lập và thống nhất của Việt Nam (1955 - 1975). Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một cuộc Trƣng bày chuyên đề, Ban Tổ chức chỉ lựa chọn hơn 100 tài liệu giấy và tài liệu ảnh, là những tài liệu tiêu biểu trong một số phông lƣu trữ hiện đang bảo quản tại Trung tâm nhƣ phông Phủ Thủ tƣớng, Quốc hội, UBTNCP, Phông Bộ Ngoại giao (tài liệu ảnh). Nhƣ vậy, Trƣng bày chỉ mới giới thiệu đƣợc một số tài liệu điển hình, chƣa công bố đƣợc hết khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn này hiện đang đƣợc bảo quản trong các phông lƣu trữ tại TTLTQG III một cách đầy đủ nhất. 3
  10. - Các công trình khoa học nghiên cứu, đánh giá giá trị của tài liệu lƣu trữ trên phƣơng diện sử liệu học: + Luận văn: “Tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992) - nguồn sử liệu giá trị cần được công bố, giới thiệu phục vụ nghiên cứu lịch sử” của tác giả Đào Đức Thuận. + Luận văn: “Phông lưu trữ Ủy ban Thống nhất Chính phủ - Nguồn sử liệu về cuộc đấu tranh trên mặt trận kinh tế của nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1955 - 1975” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Phƣơng. + Luận văn: “Phông lưu trữ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ - Một nguồn sử liệu về Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)” của tác giả Lê Tuyết Mai năm 2011. + Khóa luận: “Phông lưu trữ Đoàn Thanh niên xung phong - Nguồn sử liệu để nghiên cứu lực lượng thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1952 - 1954” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mai. + Khóa luận: “Phông lưu trữ Uỷ ban thống nhất Chính phủ - Nguồn sử liệu về công tác viện trợ cho miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ” của tác giảVũ Thị Thu Hƣơng. + Khóa luận: “Phông lưu trữ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình - Nguồn sử liệu về lịch sử đấu tranh của nhân dân Thái Bình giai đoạn chống Pháp 1945 - 1954” của tác giả Hoàng Thị Hồng. Trong các công trình nghiên cứu khoa học trên, các tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chính nhƣ: phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; phƣơng pháp sử liệu học; phƣơng pháp thống kê, hệ thống; phƣơng pháp phân tích; phƣơng pháp thực tế... Theo chúng tôi, các phƣơng pháp trên đã giúp cho các tác giả nắm rõ tình hình thực tế liên quan đến nội dung nghiên cứu; đồng thời thống kê, tổng hợp, khái quát đƣợc toàn bộ các hoạt động về hoạt động tổ chức khoa học, bảo vệ và tổ chức sử dụng tài liệu các phông thuộc đối tƣợng nghiên cứu của đề tài. Về nội dung, các công trình tập trung nghiên cứu giá trị sử liệu của tài liệu lƣu trữ thuộc một phông lƣu trữ, phục vụ việc nghiên cứu lịch sử về một lĩnh vực, đối tƣợng hay một giai đoạn lịch sử nhất định nhằm hƣớng tới mục tiêu cuối cùng là công bố, phát huy giá trị tài liệu. 4
  11. Qua đây ta thấy, hiện nay chƣa có một đề tài nghiên cứu khoa học nào đi sâu tìm hiểu và giới thiệu một cách toàn diện, hệ thống khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1955 - 1975 đang bảo quản tại TTLTQG III. Từ thực trạng trên, chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm mục đích giới thiệu khái quát khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) hiện đang bảo quản tại TTLTQG III và đƣa ra một giải pháp nhằm bảo vệ an toàn và phát huy giá trị của khối tài liệu trên trong thời gian tới. Đề tài có kế thừa một số kết quả nghiên cứu nói trên nhƣng không trùng lặp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo 5.1. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và lý luận thực tiễn công tác lƣu trữ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài bằng các phƣơng pháp chủ yếu sau đây: - Phƣơng pháp tiếp cận lịch sử đƣợc vận dụng để tiếp cận, tìm hiểu các sự kiện, diễn biến quan trọng trong lịch sử dân tộc; - Phƣơng pháp khảo sát thực tế đƣợc sử dụng khi khảo sát số lƣợng, thành phần và tình hình tổ chức khoa học, phát huy giá trị khối tài liệu; - Phƣơng pháp sử liệu học đƣợc vận dụng khi xem xét, xác định giá trị, độ tin cậy của tài liệu; - Phƣơng pháp thống kê - tổng hợp đƣợc sử dụng khi tổng hợp thông tin có trong hồ sơ, tài liệu thành các vấn đề theo hệ thống; - Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa nội dung của tài liệu với thực tiễn và giữa nội dung của các tài liệu cùng phản ánh về một vấn đề... - Phƣơng pháp phân tích đƣợc vận dụng khi phân tích các vấn đề, sự kiện mà hồ sơ, tài liệu phản ánh và phân tích giá trị của tài liệu, chất lƣợng của các hồ sơ. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia công tác tại Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc; các giảng viên khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng - Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. 5
  12. Các phƣơng pháp này không tiến hành độc lập mà đƣợc kết hợp linh hoạt trong quá trình thực hiện đề tài. 5.2. Nguồn tài liệu tham khảo Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi đã tham khảo các nguồn tài liệu sau: - Nhóm tài liệu cơ sở pháp lý bao gồm hệ thống các văn bản quản lý, chỉ đạo, hƣớng dẫn của Nhà nƣớc quy định về công tác lƣu trữ; - Nhóm tài liệu về cơ sở lý luận, nghiệp vụ bao gồm nguồn tài liệu từ sách giáo trình, bài giảng, từ điển liên quan nhƣ: Giáo trình "Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ"; Giáo trình “Nghiệp vụ Lưu trữ cơ bản”; “Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư, lưu trữ Việt Nam”; Giáo trình “Lịch sử Việt Nam”... - Các công trình nghiên cứu khoa học bao gồm khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án và các bài viết trên tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Một số website:http://www.archives.gov.vn; http://tuyensinh.ussh.edu.vn/ http://www.mod.gov.vn/; http://truongchinhtribentre.edu.vn; http://qhqt.edu.vn/qhqt/ 6. Đóng góp của luận văn Thứ nhất, luận văn giới thiệu đến công chúng toàn bộ khối tài liệu phản ánh sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) hiện đang bảo quản tại TTLTQG III. Từ đó, giúp độc giả nắm đƣợc khái quát về số lƣợng, thành phần, đặc điểm, nội dung cơ bản của khối tài liệu này và những giá trị sử liệu của chúng đối với việc nghiên cứu lịch sử. Thứ hai, đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức khoa học và phát huy giá trị của khối tài liệu trong thời gian tiếp theo. Thứ ba, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và xã hội về giá trị của khối tài liệu này. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm ba chƣơng nhƣ sau: Chương 1. Khái quát đặc điểm, thành phần khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) 6
  13. Trong chƣơng này, chúng tôi giới thiệu sơ lƣợc về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của TTLTQG III và khối tài liệu lƣu trữ hiện đang bảo quản tại đây, đặc biệt là khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975). Chương 2: Giá trị của khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) Chƣơng 2 là một trong hai chƣơng chính của luận văn. Trong chƣơng này, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá giá trị của khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) Chương 3: Các giải pháp tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) Trong chƣơng này, chúng tôi trình bày về tình hình tổ chức khoa học, bảo vệ và phát huy giá trị của khối tài liệu này tại TTLTQG III trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng hiệu quả khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975). Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đƣa ra một vài khuyến nghị đối với độc giả khi sử dụng khối tài liệu này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự quan tâm, góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn. Nhân đây, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sƣ Nguyễn Văn Hàm, các thầy, cô giáo khoa Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng và các cơ quan có liên quan nhƣ: TTLTQG III, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc và các bạn, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên Nguyễn Thị Hảo 7
  14. CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, THÀNH PHẦN KHỐI TÀI LIỆU VỀ SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955 -1975) 1.1. Tổng quan về TTLTQG III TTLTQG III đƣợc thành lập theo Quyết định số 118/TCCB-TC ngày 10/6/1995 của Bộ trƣởng - Trƣởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) có nhiệm vụ thu thập, bổ sung bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng tài liệu lƣu trữ có ý nghĩa toàn quốc từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. 1.1.1. Vị trí và chức năng - TTLTQG III là tổ chức sự nghiệp thuộc Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc, có chức năng sƣu tầm, thu thập, chỉnh lý, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu, tƣ liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức trung ƣơng và cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu của nƣớc VNDCCH và nƣớc CHXHCN Việt Nam trên địa bàn từ Quảng Bình trở ra theo quy định của pháp luật và quy định của Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc. - TTLTQG III có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở làm việc đặt tại thành phố Hà Nội. 1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn TTLTQG III có nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ sau: “1. Trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan tổ chức và cá nhân: - Tài liệu của các cơ quan, tổ chức trung ương và các cơ quan, tổ chức cấp liên khu, khu, đặc khu của nhà nước VNDCCH; - Tài liệu của các cơ quan, tổ chức trung ương của nhà nước CHXHCNViệt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ra phía Bắc; - Hồ sơ địa giới hành chính các cấp; - Các tài liệu khác được giao quản lý. 2. Thực hiện hoạt động lưu trữ 8
  15. a) Thu thập, sưu tầm, bổ sung tài liệu lưu trữ đối với các phông, sưu tập thuộc phạm vi trực tiếp quản lý của Trung tâm; b) Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu lưu trữ; c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ; sắp xếp, vệ sinh tài liệu trong kho, khử trùng, khử axit, tu bổ phục chế, số hóa tài liệu và các biện pháp khác; d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, công cụ thống kê, tra cứu tài liệu lưu trữ; đ) Tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ bảo quản tại Trung tâm. 3. Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn công tác của Trung tâm. 4. Quản lý người làm việc, cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tài sản và kinh phí của Trung tâm theo quy định pháp luật và phân cấp của Cục trưởng. 5. Thực hiện các dịch vụ công và dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật và quy định của Cục trưởng. 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao”[115]. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức TTLTQG III hiện có 09 Phòng gồm: Phòng Thu thập và Sƣu tầm tài liệu; Phòng Chỉnh lý tài liệu; Phòng Bảo quản tài liệu; Phòng Công bố và Giới thiệu tài liệu; Phòng Tin học và Công cụ tra cứu; Phòng Đọc; Phòng Tài liệu nghe nhìn; Phòng Hành chính - Tổ chức; Phòng Kế toán; Phòng Bảo vệ và Phòng cháy chữa cháy. 1.1.4. Khối lượng và thành phần cơ bản của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại TTLTQG III Toàn bộ tài liệu lƣu trữ đang bảo quản tại TTLTQG III đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan thuộc bộ máy Nhà nƣớc Trung ƣơng, các Bộ, ngành, các đoàn thể xã hội và các liên khu đƣợc thành lập từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, bao gồm: tài liệu hành chính; tài liệu khoa học kỹ thuật; tài liệu phim ảnh, ghi âm và tài liệu xuất xứ cá nhân. a) Tài liệu hành chính 9
  16. Khối tài liệu này chiếm vị trí lớn nhất trong kho lƣu trữ của TTLTQG III (202 phông). Đây là những tài liệu gốc, chính bản, trong đó có nhiều bản viết tay hay có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều Lãnh đạo Nhà nƣớc khác. Trong đó, khối tài liệu quan trọng nhất là phông Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nƣớc Việt Nam và khối tài liệu hình thành trong hoạt động của Phủ Thủ tƣớng từ sau năm 1945 đến nay. Ngoài ra, còn có rất nhiều phông của các Bộ, ngành cơ quan Trung ƣơng, trong đó có nhiều cơ quan đã giải thể và nhiều cơ quan hiện đang hoạt động. b) Tài liệu khoa học kỹ thuật Tính đến nay, TTLTQG III đang bảo quản gần 1000 mét giá tài liệu của 32 công trình lớn (thuộc 34 phông tài liệu) có ý nghĩa quốc gia nhƣ: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đƣờng dây 500KV Bắc - Nam, Nhà máy Thủy điện Sông Đà, Nhà máy Tàu biển Phà Rừng, mỏ Apatít Lào Cai và mỏ Prít Giáp Lai, các cầu: Thăng Long, Chƣơng Dƣơng, Bến Thủy, Sông Gianh và nhiều công trình xây dựng cơ bản khác. c) Tài liệu nghe nhìn Tài liệu phim điện ảnh, bao gồm gần 96 bộ phim (với gần 500 cuộn phim) thời sự phản ánh cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu, sản xuất của nhân dân Việt Nam. Tài liệu ảnh gồm gần 100.000 tấm ảnh dƣơng bản và 52.000 tấm phim (âm bản), 258 cuộn phim điện ảnh, phim thời sự phản ánh các hoạt động của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nƣớc. Tài liệu ghi âm bao gồm hơn 4000 cuộn băng với gần 3000 tiếng băng và gần 300 đĩa, băng video chủ yếu là ghi âm sự kiện và ghi âm nghệ thuật. Các cuốn băng ghi âm sự kiện ghi lại những mốc lớn, những sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. d) Tài liệu xuất xứ cá nhân TTLTQG III bảo quản tài liệu có xuất xứ cá nhân của hơn 50 văn nghệ sĩ và một số nhà hoạt động tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác phản ánh về chân dung và cuộc đời của các cá nhân. Bên cạnh đó, hiện nay ở TTLTQG III còn lƣu giữ hơn 7 vạn hồ sơ cá nhân cùng một số kỷ vật của các cán bộ đi B1 trong thời 1 Tức chiến trƣờng miền Nam 10
  17. kỳ chiến tranh chống Mỹ. Đây là những minh chứng quan trọng, không những giúp cho các cán bộ đi B và thân nhân giải quyết chế độ chính sách mà còn là những kỷ vật về một thời chiến đấu vì cách mạng của các thế hệ tiền bối. Với sự đa dạng về thành phần và phong phú về nội dung, khối tài liệu đã bao quát mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội Việt Nam, từ những ngày đầu thành lập nƣớc đến các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tiến tới thống nhất nƣớc và xây dựng XHCN ngày nay. Đây là nguồn sử liệu phản ánh toàn diện, đầy đủ và xác thực nhất quá trình lịch sử xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nƣớc trong hơn 60 năm qua. 1.2. Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) 1.2.1. Khái quát khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam hiện đang bảo quản tại TTLTQG III Hiện có khoảng 2400 hồ sơ, tài liệu đề cập đến vấn đề này trong gần 40 phông lƣu trữ cơ quan, tổ chức và phông lƣu trữ các công trình lớn của đất nƣớc đang đƣợc bảo quản tại TTLTQG III. Loại hình văn bản bao gồm tài liệu hành chính, tài liệu khoa học kỹ thuật, tài liệu ghi âm, ghi hình. Các hồ sơ, tài liệu này chủ yếu nằm trong các phông Quốc hội, Phủ Thủ tƣớng, UBKHNN, UBTNCP, Bộ Tài chính. Số tài liệu còn lại nằm rải rác trong các phông của các cơ quan, tổ chức từ trung ƣơng đến địa phƣơng nhƣ phông lƣu trữ các Bộ, Ủy ban hành chính các tỉnh; phông lƣu trữ các công trình nhƣ: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đƣờng dây 500KV Bắc - Nam, Nhà máy Thủy điện Sông Đà, Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, Công trình cầu Chƣơng Dƣơng, cầu Long Biên… và các Tổng công ty, công ty nhƣ: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Kim khí, Tổng công ty Thép Việt Nam. Lĩnh vực ủng hộ bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, giao thông - vận tải, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp… Trong đó, loại hình tài liệu giấy chiếm khối lƣợng nhiều nhất, chứa nội dung thông tin đa dạng, toàn diện và phong phú về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Đối với loại hình tài liệu khoa học kỹ thuật, sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam thể hiện 11
  18. trong các hồ sơ, tài liệu về việc tƣ vấn, thiết kế và xây dựng các công trình của Việt Nam, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia. So với hai loại hình tài liệu đã nêu, tài liệu ghi âm, ghi hình tuy không phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam nhƣng lại thể hiện đƣợc những hình ảnh sinh động nhất, chân thực nhất về nội dung này. 1.2.2. Khối lượng, thành phần và nội dung tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (Chủ biên) và các thành viên khác thuộc Viện Ngôn ngữ học - Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn và xuất bản năm 1988, ủng hộ là “tỏ thái độ đồng tình góp phần bênh vực hoặc giúp đỡ. Vd: Đồng tình và ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập” [107, tr.1122]. Cũng theo từ điển này, viện trợ là sự “giúp đỡ về vật chất (thường là giữa các nước). Vd: Viện trợ kinh tế cho một nước đang phát triển; hàng viện trợ; viện trợ khẩn cấp cho vùng bị bão lụt” [107, tr.1151]. Nhƣ vậy, ủng hộ có nội hàm rộng hơn, bao hàm viện trợ. Ủng hộ đƣợc hiểu là những hành động giúp đỡ bằng tinh thần, vật chất. Trong chiến tranh, ủng hộ là tỏ thái độ đồng tình bằng lời nói hoặc bằng hành động bênh vực, giúp đỡ bằng vật chất, tinh thần nhằm chia sẻ những khó khăn nhất định. Trên cơ sở giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn là tài liệu chữ viết về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) trên các mặt chính trị, tinh thần và vật chất, chúng tôi thống kê đƣợc 738 hồ sơ/đơn vị bảo quản chứa tài liệu phản ánh trực tiếp về vấn đề này. Trong đó, hồ sơ, tài liệu đƣợc bảo quản trong nhiều phông khác nhau nhƣ các phông: Quốc hội, Phủ Thủ tƣớng, UBKHNN, UBTNCP và phông lƣu trữ của các Bộ nhƣ: Văn hóa, Y tế, Giáo dục, Giao thông - Vận tải, Nông lâm, Công nghiệp, Thƣơng nghiệp, Nội thƣơng, Ngoại thƣơng, Vật tƣ, Lƣơng thực và Thực phẩm, Kế hoạch - Đầu tƣ, Cứu tế xã hội, Tổng cục Thống kê, Cục Dệt và Vật dụng. Nội dung tài liệu rất đa dạng, phong phú ghi lại những quan điểm, phát ngôn ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta và những hành động cụ thể nhằm ủng hộ, giúp đỡ về chính trị, tinh thần và vật chất cho Chính phủ, nhân dân nƣớc VNDCCH. 12
  19. 1.2.2.1. Sự ủng hộ về chính trị, tinh thần - Khối lƣợng tài liệu: Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng khối lƣợng hồ sơ, tài liệu phản ánh sự ủng hộ về mặt chính trị, tinh thần các nƣớc dành cho Việt Nam trong giai đoạn này rất ít. Trong tổng số 738 hồ sơ liên quan đến chủ đề nghiên cứu, chỉ có 37 hồ sơ đề cập trực tiếp đến vấn đề này và tập trung chủ yếu trong phông Quốc hội (24 hồ sơ) và phông Bộ Văn hóa (12 hồ sơ). Bên cạnh đó, có 02 tài liệu nằm trong hồ sơ 3205 thuộc phông UBTNCP. Sở dĩ các hồ sơ, tài liệu tập trung hầu hết trong phông Quốc hội vì đây là cơ quan quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nƣớc, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. - Về thành phần, nội dung tài liệu: Hầu hết trong các hồ sơ là văn bản ngoại giao nằm trong phông Quốc hội nhƣ: Nghị định thƣ, Nghị quyết, Tuyên bố, Điện, Thƣ do Chính phủ, Quốc hội và nhân dân các nƣớc gửi cho Việt Nam. Nội dung văn bản thể hiện quan điểm của các nƣớc về cuộc chiến tranh xâm lƣợc của đế quốc Mỹ tại Việt Nam và các nƣớc Đông Nam Á khác; đồng thời, bày tỏ sự ủng hộ, sẵn sàng giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa đó. Bên cạnh những văn bản ngoại giao đặc trƣng đã nêu, khối tài liệu còn bao gồm những văn bản hành chính thông thƣờng nhƣ: Thƣ cảm ơn của các vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc ta gửi đến Chính phủ, Quốc hội và nhân dân các nƣớc; Thƣ, Công điện, Báo cáo, Công văn, Tờ trình... do các cơ quan, tổ chức, cá nhân của nƣớc VNDCCH sản sinh ra để thực hiện, báo cáo, tổng kết về công tác ngoại giao, những hoạt động ủng hộ về chính trị, tinh thần của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến. Cụ thể: a) Nhóm tài liệu về chính sách, đƣờng lối ngoại giao của Chính phủ Trong các cơ quan hình thành khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam nói riêng và đối với toàn bộ các cơ quan hình thành lên khối tài liệu hiện đang bảo quản tại TTLTQG III nói chung, Quốc hội là cơ quan có chức năng quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nƣớc. Còn một số cơ quan, tổ 13
  20. chức khác có chức năng quyết định chính sách ngoại giao nhƣ Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Ngoại giao thì tài liệu lƣu trữ đƣợc bảo quản tại Cục Lƣu trữ văn phòng Trung ƣơng Đảng và Lƣu trữ chuyên ngành Bộ Ngoại giao. Do vậy, những hồ sơ, tài liệu phản ánh về các chính sách và hoạt động ngoại giao tại TTLTQG III chỉ có trong phông Quốc hội. Qua khảo sát toàn bộ khối tài liệu phông Quốc hội giai đoạn 1955 - 1975 chúng tôi thấy có rất ít tài liệu đề cập đến vấn đề này. Bên cạnh đó, thời gian tài liệu không liên tục theo từng năm, từng giai đoạn mà chỉ rải rác ở một vài năm nhất định. Các văn bản, tài liệu về chính sách, hoạt động ngoại giao của Việt Nam nhằm tập hợp lực lƣợng, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đƣợc phản ánh dƣới hình thức Báo cáo, Bài tham luận, Nghị quyết nhƣ: Báo cáo về quan hệ quốc tế đƣợc trình bày trong phiên họp thứ 49, 50 của Ban thƣờng trực Quốc hội khóa I ngày 30/11 và 14/12/1959 [1, tr.11]; Bài tham luận về ngoại giao đƣợc trình bày trong phiên họp ngày 19/4/1961 tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa II từ ngày 11 - 20/4/1961 [3, tr.10]; Báo cáo ngày 07/6/1971 của Chính phủ nƣớc VNDCCH về công tác ngoại giao của Chính phủ tại Kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội khóa IV từ ngày 06 - 10/6/1971 [23, tr. 36-55]... Ví dụ: Trong Báo cáo về ngoại giao năm 1971 của Chính phủ có nêu: Năm 1964, trƣớc khi nhân dân ta bƣớc và cuộc chiến đấu trực tiếp với quân đội viễn chinh Mỹ, xuất phát từ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và sự phân tích tình hình quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố tại Hội nghị chính trị đặc biệt: “Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là tăng cường đoàn kết với các nước XHCN anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; kiên quyết đấu tranh chống chính sách xâm lược và gây chiến của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ; thực hiện chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội và chính trị khác nhau, kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc, ủng hộ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH” [23, tr.43]. Theo đó, nhiệm vụ của ngoại giao ta nói một cách tổng quát là “trên trường quốc tế ra sức tranh thủ đồng minh, thêm bạn bớt thù, tiến công địch, phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước VNDCCH; đồng 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2