intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể dục thể thao ở Trường đại học thể dục thể thao I

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở luận giải và làm rõ vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thể thao, và qua khảo sát tại Trường Đại học TDTT I - Từ Sơn - Bắc Ninh. Tác giả muốn đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực này ở một trường đại học cụ thể nói riêng, và tại các trường đào tạo nguồn nhân lực thể thao trong cả nước nói chung. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể dục thể thao ở Trường đại học thể dục thể thao I

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ VIỆT HÙNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THỂ THAO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TRUNG ƯƠNG I TỪ SƠN BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Mã số: 60 22 85 Người hướng dẫn: TS. Phạm Công Nhất HÀ NỘI - 2008
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chƣơng 1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THỂ THAO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY............................................................................................................... 8 1.1. Khái niệm và đặc điểm nguồn nhân lực thể thao .................................. 8 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực thể thao ................................................ 8 1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực thể thao ở nước ta hiện nay.................................................................................................. 19 1.2. Vấn đề nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực thể thao hiện nay ở nƣớc ta ...................................................................................................... 26 1.2.1. Vai trò của giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực thể thao ............... 26 1.2.2. Nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực TDTT ở nước ta hiện nay ....................................................................... 28 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC THỂ DỤC THỂ THAO QUA KHẢO SÁT TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO I TỪ SƠN BẮC NINH ........ 31 2.1. Khái quát hoạt động của Trƣờng đại học Thể dục thể thao I ............... 31 2.2. Thực trạng .......................................................................................... 40 2.2.1. Đào tạo sinh viên.......................................................................... 41 2.2.2. Đào tạo nguồn lực con người đảm nhiệm công tác thể dục thể thao quần chúng và thể dục thể thao trong các lực lượng vũ trang ................ 43 2.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực đảm nhiệm công tác thể dục thể theo trường học ......................................................................................................... 46 2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực con người đảm nhiệm công tác huấn luyện thể thao .................................................................................................. 51 88
  3. 2.2.5. Đào tạo nguồn lực con người đảm nhiệm công tác y sinh học trong các hoạt động thể dục thể thao ............................................................... 53 2.2.6. Đào tạo lực lượng vận động viên tài năng trẻ quốc gia ................ 54 2.2.7. Đào tạo nhân lực thể dục thể thao sau đại học ............................. 55 2.3. Đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra .............................................................................................................. 57 2.3.1. Đánh giá những thành tựu và nguyên nhân .................................. 57 2.3.2. Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân ..................................... 60 2.3.3. Những vấn đề đặt ra ..................................................................... 62 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO I HIỆN NAY ......................................... 65 3.1. Phƣơng hƣớng .................................................................................... 65 3.1.1. Giáo dục - đào tạo phải đồng bộ .................................................. 65 3.1.2. Tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào trong giáo dục - đào tạo ......................................................................... 67 3.1.3. Nội dung giáo dục - đào tạo phải gắn với thực tiễn ...................... 68 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực thể dục thể thao ở Trƣờng Đại học Thể dục thể thao I ...... 69 3.2.1. Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đối với các môn học .. 69 3.2.2. Tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên .............. 72 3.2.3. Tích cực phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thể thao............... 73 3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác giáo dục - đào tạo ......... 74 3.2.5. Giải pháp thành lập trung tâm khảo thí và kiểm định chất lượng . 75 3.2.6. Giải pháp về tăng cường quản lý học tập đối với sinh viên........... 76 KẾT LUẬN .................................................................................................. 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 82 PHỤ LỤC .........................................................Error! Bookmark not defined. 89
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội thì nguồn lực con người có một vai trò hết sức đặc biệt, bởi nó vừa là chủ thể của quá trình sản xuất đồng thời nó còn là yếu tố quyết định sự phát triển của một xã hội. Tuy nhiên trong thực tế việc xây dựng và phát triển nguồn lực con người phải phù hợp với quá trình phát triển chung của vấn đề kinh tế, xã hội. Nếu không nó sẽ dẫn tới 2 khả năng: Một là, số lượng nguồn nhân lực tăng quá nhanh sẽ dẫn tới tỡnh trạng thừa nhõn lực và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp đối với nguồn lao động, từ đó gây khó khăn và ảnh hưởng tới đời sống dân cư và sự phát triển kinh tế - xó hội. Hai là, quỏ trỡnh xõy dựng và phỏt triển nguồn nhõn lực diễn ra với tốc độ chậm, hoặc năng lực nội tại của nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xó hội của đất nước. Thực tế phát triển của các nền kinh tế - xó hội của nhiều quốc gia trên thế giới trước đây cũng như hiện nay đều gặp cả hai trường hợp này. Với tư cách là mục tiêu, động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thì việc tìm ra các đặc trưng, phương hướng và biện pháp, để khơi dậy các tiềm năng to lớn của con người cũng như rèn luyện cho con người phù hợp với điều kiện của xã hội là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta nói chung cũng như phát triển sự nghiệp thể dục thể thao (TDTT) nói riêng. Thể dục thể thao là một trong những hoạt động đặc trưng do con người sáng tạo ra, nhằm hoàn thiện năng lực thể chất và tinh thần cho bản thân con người trong quá trình lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên và xã hội. Thể dục thể thao còn là một bộ phận của nền văn hoá mỗi dân tộc cũng như của nền văn minh nhân loại. Trình độ phát triển TDTT là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ văn hoá và năng lực sáng tạo của dân tộc, là phương tiện để giao lưu văn hoá nói chung, văn hoá thể chất nói riêng, và mở 1
  5. rộng các quan hệ quốc tế, đối ngoại. Các hoạt động TDTT không chỉ có tác dụng như những hoạt động giải trí, nghỉ ngơi mà nó còn mang lại niềm vui, khích lệ lòng tự hoà dân tộc, sự cổ vũ to lớn cho nhân dân. Dưới chế độ ta tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội đều đặt con người ở vị trí trung tâm. Mục tiêu cuối cùng của sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội theo định hướng XHCN ở nước ta là đem lại đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người. Thể dục thể thao là một phương tiện có hiệu quả để nâng cao sức khoẻ và thể lực cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần tích cực bồi dưỡng nguồn nhân lực con người, đáp ứng nhu cầu lao động và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc trong điều kiện thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Do vậy việc phát triển TDTT được coi như một nội dung quan trọng của chính sách xã hội nhằm chăm lo, bồi dưỡng nguồn lực con người. Khi phân tích về nguồn lực để phát triển đất nước Đảng ta xác định. Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất. Đồng thời cũng chỉ rõ: Người Việt Nam đang có những hạn chế về thể lực, kiến thức và tay nghề. Khắc phục được những nhược điểm đó thì nguồn nhân lực mới thực sự trở thành thế mạnh của đất nước. Như vậy có thể khẳng định phát triển TDTT để tăng cường sức khoẻ, nâng cao thể lực của nhân dân là một yêu cầu khách quan trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Từ các cơ sở đã trình bày ở trên có thể khẳng định, trong bất kỳ điều kiện nào cũng cần chủ động phát triển những hoạt động TDTT trong nhân dân và hướng hoạt động TDTT vào những mục tiêu chủ yếu nhằm nâng cao sức khoẻ, xây dựng con người mới làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế phục vụ các nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, quốc phòng của đất nước. Trường đại học Thể dục thể thao I - Từ Sơn - Bắc Ninh là nơi đào tạo và cung cấp chủ yếu đội ngũ cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên trẻ cho toàn ngành TDTT và phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT của tất 2
  6. cả mọi miền của đất nước, là cái nôi giáo dục, đào tạo đầu tiên của ngành TDTT. Sự nghiệp TDTT của đất nước có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giáo dục, đào tạo của trường. Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đối với nguồn nhân lực thể thao phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chúng tôi chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể dục thể thao ở Trường đại học thể dục thể thao I” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về nguồn nhân lực hay nguồn lực con người ở Việt Nam là vấn đề được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, và được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, với những kết quả thu được cũng khác nhau. Trong cuốn: “Phát triển nguồn nhân lực: Kinh ngiệm thế giới và thực tiễn nước ta” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996), các tác giả Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm đã phân tích nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước, chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới và Việt Nam, mức độ phát triển nguồn nhân lực hiện nay. Tác giả Phan Thanh Tâm, năm 1996, trong luận án TS khoa học kinh tế: “Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” đó trỡnh bày rừ luận cứ khoa học về vai trũ quyết định của nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xó hội. Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trí lực cuả nguồn nhân lực. Đánh giá chất lượng và hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay và phân tích các nguyên nhân tạo ra các hạn chế đó, làm rừ sự bức xỳc phải nõng cao chất lượng nguồn nhân lực và đặt vấn đề nâng cao chất lượng đó thông qua cải thiện chất lượng về giáo dục, đào tạo. Đề 3
  7. xuất hệ thống 4 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay . Năm 1999, tác giả Hà Quý Tình trong Luận án tiến sĩ kinh tế: “Vai trò nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá hiện đại ở nước ta”, đã phân tích ý nghĩa của nguồn nhân lực, tạo lập nguồn nhân lực, thực trạng nguồn nhân lực và vai trò của nhà nước đối với nguồn nhân lực. Năm 1999, tác giả Mai Quốc Chánh trong cuốn: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Sỏch tham khảo), Nxb. Chớnh trị quốc gia, Hà Nội, đó nờu lờn vai trũ của nguồn nhõn lực và sự cần thiết phải nõng cao chất lượng nguồn nhân lực; Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 2001, tác giả Phạm Minh Hạc trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài Khoa học cấp Nhà nước, đã viết cuốn: “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội). Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành khoa học xã hội nghiên cứu con người trên thế giới và Việt Nam. Một số kết quả trong công trình nghiên cứu con người và nguồn nhân lực, đề xuất và kiến nghị về chiến lược và chính sách nhằm phát triển toàn diện con người và nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Năm 2003, tác giả Lê Ái Lâm trong cuốn: “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo: Kinh nghiệm các nước khu vực Đông Á”, (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội) đã nêu lên một số luận giải lý thuyết cùng những thực tiễn Đông Á và bài học kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Năm 2004 tác giả Phạm Minh Hạc (chủ biên) Phạm Thành Nghị, Vũ Minh Chi, trong cuốn: “nghiên cứu con người và nguồn nhân lực”, (Nxb. 4
  8. Khoa học xã hội, Hà Nội) đã công bố quyết định của Chính phủ về việc thành lập Viện Nghiên cứu con người. Một vài quan niệm và phương pháp nghiên cứu. Năm 2005 tác giả Trần Văn Tùng trong cuốn: “Đào tạo , bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng - Kinh nghiệm, của thế giới” đã trình bày những kinh nghiệm trong việc phát hiện và đào tạo, sử dụng tài năng, khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh của một số cuốc gia Châu Âu và Châu Á. Năm 2006, các tác giả Nguyễn Viết Vượng, Nguyễn Khắc Thanh, Nguyễn Quang Hồng... đó cho xuất bản cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam và vai trũ của tổ chức Công đoàn”. Trong cuốn Kỷ yếu này, các tác giả đó giới thiệu kỷ yếu hội thảo khoa học của Trường Đại học Công đoàn Việt Nam bao gồm các tham luận về chủ đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam và vai trũ của tổ chức cụng đoàn trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Gần đây nhất năm 2007, tác giả Phạm Công Nhất (chủ biên) trong cuốn “Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”, (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội), đã khái quát quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Đồng thời trong cuốn sách này tác giả cũng đã bước đầu nêu lên một số phương hướng, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn đổi mới tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Về cơ bản tất cả các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày các kết quả nghiên cứu về nguồn nhân lực Việt Nam một 5
  9. cách khá toàn diện, dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa thấy có tác giả và công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực thể thao ở Việt Nam, đặc biệt là các đề tài có liên quan đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đối với nguồn nhân lực thể thao ở một trường thể thao đầu ngành như Trường Đại học Thể dục thể thao Trung ương I - Từ Sơn, Bắc Ninh hiện nay. Đề tài luận văn này được đặt ra và nghiên cứu nhằm bổ sung vào phần khiếm khuyết đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Trên cơ sở luận giải và làm rõ vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thể thao, và qua khảo sát tại Trường Đại học TDTT I - Từ Sơn - Bắc Ninh. Tác giả muốn đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực này ở một trường đại học cụ thể nói riêng, và tại các trường đào tạo nguồn nhân lực thể thao trong cả nước nói chung. * Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên luận văn cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: (3 nhiệm vụ) - Làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến khái niệm nguồn nhân lực thể thao và vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đối với nguồn nhân lực thể thao ở nước ta hiện nay. - Phân tích khảo sát thực trạng đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở nước ta qua khảo sát thực tế tại Trường Đại học TDTT I Từ Sơn - Bắc Ninh. - Bước đầu đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở nước ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: 6
  10. Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực thể dục thể thao ở Trường Đại học TDTT I Từ sơn Bắc Ninh hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đề cập việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thể thao dưới góc độ giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, qua thực tế khảo sát tại Trường Đại học TDTT I Từ sơn Bắc Ninh. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với việc xây dựng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thể thao. * Phương pháp nghiên cứu. Luận văn đã sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp lôgic- lịch sử; so sánh - tổng hợp. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp có tính liên ngành như: thống kê, điều tra xã hội học... để nghiên cứu và trình bày các kết quả nghiên cứu của luận văn. 6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn - Về mặt lý luận: luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận có liên quan đến việc xây dựng phát triển một loại hình nhân lực đặc biệt, nguồn nhân lực thể thao. - Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tài liệu nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng đang đào tạo nguồn nhân lực thể thao trong cả nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương, 7 tiết. 7
  11. Chƣơng 1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THỂ THAO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 1.1. Khái niệm và đặc điểm nguồn nhân lực thể thao 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực thể thao Trong các nguồn lực mà loài người hiện có và đang sử dụng trong quá trình phát triển xã hội thì nguồn nhân lực hay nguồn lực con người có vai trò quyết định nhất. Bởi vì "Con người là đối tượng trung tâm của sự phát triển" đồng thời là nguồn lực chủ yếu có ý nghĩa quyết định tới mọi nguồn lực của sự phát triển "Nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực" [64, tr.42], là tài nguyên của mọi tài nguyên. Đuke, một tổ hợp công nghiệp Mỹ cho rằng, bí quyết thành công của họ về sự phát triển gồm "ba điều cốt yếu: Trước hết là con người, kế đó là con người và sau hết cũng là con người" [36, tr.35]. Điều này nói lên con người vừa là mục đích vừa là động lực chủ yếu của sự phát triển. Khái niệm nguồn nhân lực đã được các tổ chức quốc tế nêu lên. Các nhà khoa học và trong một số luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ta cũng đã đưa ra những khái niệm về nguồn nhân lực quốc gia có sự tương đồng và khác nhau nhất định. Liên Hiệp quốc cho rằng, nguồn nhân lực bao gồm những kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có quan hệ với sự phát triển quốc gia. Quan 8
  12. niệm này đề cập về mặt chất lượng và hoạt động của nguồn nhân lực, không đả động gì tới số lượng con người của nguồn nhân lực. Cũng như Liên Hiệp quốc, Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm nguồn nhân lực, chỉ đề cập tới mặt chất lượng, không nêu về mặt số lượng con người và thậm chí chẳng nói đến vai trò của nguồn nhân lực. Ở nước ta, các khái niệm về nguồn nhân lực có tính cụ thể và đầy đủ hơn. Nhìn chung, các khái niệm có sự tương đồng nhất định, song về nội hàm còn có sự khác biệt. Sau đây chúng tôi xin nêu lên một số quan niệm còn có sự khác biệt nhau đó: Trong luận văn Thạc sĩ triết học của Lương Thị Hải Thảo nêu lên khái niệm nguồn nhân lực: "Theo nghĩa chung nhất, chúng ta có thể hiểu "Nguồn nhân lực con người" là tổng hợp toàn bộ các yếu tố thể chất và tinh thần của con người, các hoạt động vật chất và tinh thần của họ, đang và sẽ tạo ra năng lực, sức mạnh phát triển xã hội" [49, tr.12]. Nếu như khái niệm về nguồn nhân lực mà không đề cập tới số lượng con người trong độ tuổi lao động đang và sẽ tham gia vào quá trình hoạt động, mà chỉ nói tới mặt hoạt động với mặt phẩm chất năng lực thì rõ ràng thiên về khái niệm nhân tố con người. GS, VS Phạm Minh Hạc quan niệm về nguồn nhân lực bao hàm cả hai mặt: Số lượng con người và chất lượng con người. Ông cho rằng: "Nguồn nhân lực là số lượng (số dân) và chất lượng con người bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ, năng lực và phẩm chất" [27, tr.24]. Một khái niệm về nguồn nhân lực khác trong Đề tài khoa học - công nghệ cấp nhà nước: "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" mang mã số KX-07, cũng thống nhất với khái niệm của GS, VS Phạm Minh Hạc nêu ở trên, nhưng nội hàm có phần phong phú hơn: "Nguồn nhân lực được hiểu là số dân và chất lượng con người bao hàm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, thái độ và phong cách làm việc..." [26, tr.38]. 9
  13. Thiết nghĩ hai khái niệm về nguồn nhân lực nêu trên phù hợp với cấu trúc của sự vật, hiện tượng ở chỗ nguồn nhân lực là sự thống nhất bởi hai mặt số lượng và chất lượng con người. Hai mặt đó không thể tách rời nhau. Có sự ảnh hưởng qua lại với nhau, trong đó mặt chất lượng là quyết định sức mạnh của nguồn nhân lực. Tuy vậy, hai khái niệm trên vẫn chưa nói tới yếu tố hoạt động, tức là vai trò và quy định trong phạm vi độ tuổi lao động của nguồn nhân lực. Bởi vì nguồn nhân lực không phải bao quát mọi lứa tuổi, mà chỉ giới hạn trong độ tuổi lao động và không chỉ tồn tại, phát triển dưới dạng tiềm năng (đang được giáo dục - đào tạo), phần lớn là đang hoạt động, đang sáng tạo ra của cải vật chất, tinh thần. Khái niệm nguồn nhân lực sau đây cũng có cấu trúc hợp lý và là những con người trong độ tuổi lao động có thể huy động được: "Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng, đó là tổng số những người đang trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động được họ... Về chất lượng nguồn nhân lực, đó là trình độ chuyên môn và sức khoẻ của người lao động" [10, tr.31]. Chúng tôi tiếp thu những yếu tố hợp lý, sự cấu trúc đúng đắn của các khái niệm về nguồn nhân lực trên đây và đề cập thêm một số yếu tố cần thiết với sự xác định vai trò to lớn của nguồn nhân lực, xin đưa ra khái niệm như sau: "Nguồn nhân lực (hay nguồn lực con người) là toàn bộ tiềm năng về dân số, tiềm năng về lao động của một quốc gia hay cộng đồng, đang và sẽ tham gia vào các quá trình hoạt động nhằm tạo ra các của cải vật chất và tinh thần, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của quốc gia hay cộng đồng đó”. Trong khi đưa ra khái niệm nguồn nhân lực, ngày nay do yêu cầu thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh các nhà nghiên cứu còn phát triển mở rộng thêm nội dung khái niệm nguồn nhân lực, từ đó hình thành nên nhiều khái niệm mới trong đó có khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao. 10
  14. Nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng thể các yếu tố như: Sức khoẻ, tri thức, đạo đức và tính tích cực của cá nhân trong nguồn nhân lực, các yếu tố này góp phần tạo nên chất lượng nguồn nhân lực, các yếu tố này có quan hệ biên chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, tất cả các yếu tố này càng có chất lượng thì nguồn nhân lực đó càng có chất lượng cao. Sau đây là một số nét về thuộc tính và vai trò các yếu tố của chất lượng nguồn nhân lực. Sức khoẻ, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mọi con người kể từ lúc sinh ra cho đến cuối đời. Đối với mỗi người, sức khoẻ còn là điều kiện tiên quyết để mỗi cá nhân học tập tiếp nhận tri thức, kỹ năng, rèn luyện đạo đức và tính tích cực, năng động sẵn sàng tham gia vào các hoạt động sáng tạo. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ ra răng: "Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội" [19, tr.30]. Mỗi con người trong nguồn nhân lực cần có sức khoẻ để thực hiện việc chuyển tải tri thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của mình một cách có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công" [35, tr.212]. Người còn lưu ý mọi người: "Muốn lao động tốt, công tác và học tập thì cần có sức khoẻ" [36, tr.200]. Nhưng sức khoẻ là gì ? Cần nhận rõ một cách khái quát với những tiêu chí cơ bản, từ đó để xác định con người như thế nào là có sức khoẻ, như thế nào là không có sức khoẻ. Hồ Chí Minh nêu lên khái niệm về sức khoẻ rất sớm, từ đầu năm 1946: "Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe" [35, tr.212]. Trong khái niệm đó, Người đã nêu lên hai tiêu chí cơ bản của sức khoẻ con người, tiêu chí thứ nhất là “khí huyết lưu thông" và tiêu chí thứ hai "tinh thần đầy đủ". Hai tiêu chí này có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất biện chứng trong khái niệm sức khoẻ. 11
  15. Thế giới cũng đưa ra những khái niệm về sức khoẻ con người. Có những khái niệm về sức khoẻ thể hiện sự tương đồng về nội hàm. Chẳng hạn các nhà khoa học Mỹ năm 1968 nêu lên khái niệm: "Sức khoẻ không chỉ đơn thuần là không bệnh tật, không yếu đuối, mà còn là trạng thái lành mạnh, đầy đủ về thể chất, tinh thần và sự thoải mái về xã hội" [23, tr.3]. Mười năm sau, năm 1978, trong tuyên ngôn AlmaAta Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thống nhất và đưa ra quan niệm mới về sức khoẻ. Theo đó: "Sức khoẻ là trạng thái thoải mái cả về thể chất lẫn tâm thần xã hội chứ không chỉ đơn thuần là tình trạng không bị bệnh tật hay không bị chấn thương [43, tr. 34]. Sức khoẻ con người với những tiêu chí cơ bản như các khái niệm nêu lên ở trên đây đối với con người nói chung và nguồn nhân lực nói riêng thì ai cũng có thể chăm sóc, rèn luyện, giữ gìn để có được. Mỗi người phải biết quý trọng sức khoẻ tức là quý trọng sự tồn tại và phát triển của cá nhân mình, của cộng đồng, để cho cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp, đầy ý nghĩa. Bởi vì con người có sức khoẻ là có thêm một nội lực thúc đẩy mạnh mẽ ý chí. Sự quyết tâm, phấn khích trong học tập, trong mọi hoạt động có kết quả tốt. Để có sức khoẻ cả thể chất và tinh thần, mỗi người trong nguồn nhân lực ngoài các điều kiện sống như ăn, mặc, ở đầy đủ, với điều kiện môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái trong lành, môi trường xã hội lành mạnh, phương tiện phòng bệnh, chữa bệnh tốt, thì ai cũng cần thiết dành một số thời gian nhất định hằng ngày cho việc rèn luyện thân thể, vui chơi thể thao. Thời gian dành cho sự rèn luyện sức khoẻ, tinh thần đó không bao giờ hoài phí nó đem lại lợi ích to lớn đối với mỗi con người, cộng đồng và toàn xã hội, trong hiện tại và cả tương lai. Tri thức, là sự hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Mỗi người trong nguồn nhân lực ai cũng cần thiết sở hữu một vốn tri thức nhất định, nhiều hay ít phụ thuộc vào sự học tập, nghiên cứu của mỗi cá nhân. Tri thức được trang bị, thu nhận từ trong nhà trường phổ thông các cấp, cao hơn là ở các bậc đại học, trên đại học. Tri thức của mỗi người trong 12
  16. nguồn nhân lực vừa được tiếp nhận, tích luỹ trong nhà trường, vừa được thu nhận trong hoạt động thực tiễn. GS.V.S Hoàng Trinh viết rằng: "Tri thức là những hiểu biết tổng kết kinh nghiệm, do tiếp xúc, do học hỏi đưa lại, giúp con người hiểu biểu, khám phá và sáng tạo, một yêu cầu cơ bản của sự nghiệp dựng nước, cứu nước và sự nghiệp phát triển nói chung" [53, tr.31]. Tri thức quyết định sự học hỏi, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp , quyết định sự vận dụng, sáng tạo của chủ thể trong các hoạt động sống, trong hoạt động thực tiễn. Tri thức là một loại hình tinh thần, tồn tại trong đầu óc con người, quyết định hành động có mục đích của con người "Tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều tất yếu phải thông qua đầu óc của họ" [33, tr.409]. Đầu tư tri thức cho nguồn nhân lực chính là đầu tư cho sự phát triển. Theo GS Vũ Đình Cự: "Các cơ quan nghiên cứu của Liên Hợp Quốc trong đó có Ngân hàng thế giới đã rút ra kết luận rằng, sự phát triển là do biết dựa vào tri thức. Một số nước nghèo chưa biết dựa vào tri thức thì vẫn kém phát triển, vẫn nghèo... Việc biết sử dụng tri thức để phát triển, kể cả phát triển nhanh, trở thành một sự thật hiển nhiên" [12, tr.4]. Nguồn nhân lực được giáo dục - đào tạo có tri thức tiếp cận với sự phát triển sẽ trở thành một nhân tố mạnh trong cạnh tranh và hội nhập. Kỹ năng nghề nghiệp, tức là chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo. Ngày nay ở nước ta có hàng trăm ngành nghề, ngành nghề nào cũng đòi hỏi sự vận hành, thao tác thành thạo của con người. Mọi sản phẩm vật chất và tinh thần xuất phát từ những con người thành thạo nghề nghiệp làm ra. Nhân dân giàu có, nước nhà phú cường là nhờ sự sáng tạo của khối óc thông minh, sáng tạo và bàn tay thành thạo nghề nghiệp của nguồn nhân lực hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sức khoẻ, tri thức là điều kiện tất yếu, thường xuyên cho sự tiếp thu, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp của con người. Nhưng chính kỹ năng nghề 13
  17. nghiệp của con người tự nó không tạo ra được các giá trị vật chất, tinh thần mà phải thông qua hoạt động thực tiễn. Chính thực tiễn không chỉ tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần cho nhân dân, cho đất nước mà còn kiểm định, đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của con người, của nguồn nhân lực. Khoa học công nghệ đang phát triển mạnh ở nước ta, kinh tế tri thức ngày càng được con người quan tâm, nghĩa là thực tiễn đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, tinh thông được sàng lọc và rèn luyện từ trong hoạt động. Học tập trong nhà trường mới chỉ là lý thuyết, sử dụng lý thuyết vào hành động sáng tạo sẽ giúp con người những gì là đúng, những gì chưa đúng trong nhận thức của mình, giúp cho nguồn nhân lực ngày càng có kinh nghiệm và nâng cao chất lượng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả của lao động sáng tạo. Đạo đức và tính tích cực của cá nhân trong nguồn nhân lực. Đây là hai yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau. Con người có đạo đức thì tính tích cực vì lợi ích chung mới phát sinh, phát triển. Ngược lại tính tích cực vì lợi ích chung thể hiện đạo đức mới của người lao động. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc của con người, gốc có vững bền thì cây mới tốt tươi. Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, là giá trị tinh thần cao đẹp của con người, của xã hội. Đạo đức không trực tiếp tạo ra các giá trị vật chất, văn hoá, song nó là cội nguồn của mọi hoạt động tích cực, sáng tạo vì lợi ích của toàn xã hội. Đồng thời đạo đức hướng con người tạo dựng nên cuộc sống cộng đồng, bình đẳng, bác ái, nhân hoà, tươi đẹp, con người sống khoẻ mạnh hơn, hoạt động năng động và có hiệu quả hơn. Bởi vậy, mỗi người trong nguồn nhân lực được "vun trồng" đạo đức tốt thì dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam tăng thêm sức mạnh hạnh phúc và chóng phú cường. Tính tích cực của cá nhân trong nguồn nhân lực tức là tinh thần ý thức tự giác hoạt động, lao động, học tập siêng năng, sáng tạo vì lợi ích chung, lợi ích cộng đồng và bản thân. Mỗi người trong nguồn nhân lực nếu ai cũng có 14
  18. tính tích cực, năng động trong mọi công việc thì đó là động lực to lớn thúc đẩy nhanh chóng hơn sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thiếu tính tích cực cá nhân thì dù người lao động được đào tạo nghề nghiệp tốt cũng thiếu đi một yếu tố sức mạnh thể chất và tinh thần làm hạn chế hiệu quả hoạt động sáng tạo. Chính vì thế mà văn hoá trong đó văn hoá con người có ý nghĩa quyết định trong mối quan hệ vững bền với sự phát triển kinh tế - xã hội (văn hoá và phát triển). Trên đây là các yếu tố hoặc các thành phần tạo dựng lên chất lượng nguồn nhân lực, các yếu tố đó có mối quan hệ với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Tất cả các yếu tố đó càng có chất lượng thì nguồn nhân lực cũng có chất lượng cao. Chăm lo chất lượng nguồn nhân lực chính là chăm lo các yếu tố sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và tính tích cực của con người, đó là sự chăm lo sức mạnh của nguồn nhân lực, chăm lo vai trò quyết định của nguồn nhân lực con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sức mạnh của nguồn nhân lực có hai mặt: lượng và chất. Lượng là số người của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực của nước ta hiện nay có số người trong độ tuổi lao động rất đông đảo, đó là một lợi thế là sức mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy chất lượng của nguồn nhân lực tạo ra sức mạnh to lớn hơn nhiều so với sức mạnh của số lượng người đông đảo nhưng kém về chất lượng. Như vậy nguồn nhân lực vừa có sức mạnh về lượng vừa có sức mạnh về chất: "Sức mạnh của nguồn lực con người bởi sự thống nhất giữa hai mặt chất và lương, trong đó mặt chất có vai trò lớn hơn" [58, tr.19]. Thế giới và nước ta hiện nay rất chú trọng nâng cao chất lượng dân số là nền tảng vững chắc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách thường xuyên, liên tục. Do đó cần phải không ngừng thúc đẩy sự nâng cao chất lượng dân số để ngày càng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối với sự gia tăng dân số thì phải hợp lý, không nhanh quá mà cũng không chậm quá. Sự gia tăng dân số nhanh quá thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu sự gia tăng dân số chậm quá thì sẽ dẫn tới sự thiếu hụt nguồn nhân 15
  19. lực để phát triển kinh tế - xã hội. Cho nên Nhà nước có chính sách điều tiết sự gia tăng dân số phải hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm đảm bảo sức mạnh của nguồn nhân lực về lượng và nhất là về chất. Chính vì vậy, trong cuốn “ Con người và nguồn lực con người” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội), tác giả dẫn: "Sự phát triển nhanh chóng kinh tế - xã hội và kỹ thuật không chỉ cần một số lượng lớn lao động mà còn yêu cầu cao hơn về chất lượng của người lao động" [65, tr.40]. Tinh thần này cũng nhằm đáp ứng với một xu thế lớn của thời đại đặc trưng cho vai trò thập kỷ đầu của thế kỷ XXI: toàn cầu hoá, công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, xã hội thông tin. Nguồn nhân lực của nước ta hiện nay có số lượng người đông đảo do quy mô dân số lớn. Đó là lợi thế và có sức mạnh về lượng. Tuy vậy, chất lượng của nguồn nhân lực nước ta hiện nay rất hạn chế. Chất lượng của nguồn nhân lực phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng giáo dục - đào tạo. Giáo dục - đào tạo của nước ta hiện nay còn nhiều yếu kém. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2006, giáo dục Việt Nam đang bị tụt hậu so với các nước trong khu vực, hàng cuối cùng so với các nước Châu Á. Giáo dục nước ta đang yếu kém như vậy cho nên đào tạo ra nguồn nhân lực quốc gia chất lượng rất thấp. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2005, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam xếp thứ 53 trong số 59 quốc gia được khảo sát. Bởi vậy cần phải đổi mới nền giáo dục - đào tạo của nước ta hiện nay một cách toàn diện nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực đảm bảo về mặt chất lượng đáp ứng với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vững vàng hoà nhập với thế giới. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng bảo đảm tính bền vững của sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện và thúc đẩy việc cải thiện môi trường đầu tư, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm thế giới cho thấy 16
  20. rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho việc tiếp thu công nghệ mới, công nghệ nguồn, làm chủ kỹ thuật và quy trình công nghệ sẽ đảm bảo cho các công ty xuyên quốc gia có thể sử dụng tại chỗ và thực hiện cho việc triển khai công nghệ tiên tiến. Khác với một số quốc gia, để tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hoá, trước hết phải dựa trên cơ sở chất lượng và công nghệ tiên tiến chứ không chỉ cạnh tranh trên cơ sở các nguồn tài nguyên hay giá nhân công rẻ. Bởi vậy giáo dục - đào tạo nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia đối với nước ta có ý nghĩa to lớn không chỉ trước mắt mà cả lâu dài, đặc biệt đối với việc thu hút nguồn vốn FDI có hiệu quả trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tiếp tục phát triển và mở rộng khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao, các nhà khoa học lại nhắc tới một khái niệm, khái niệm tuy không mới nhưng lại rất phù hợp với điều kiện phát triển ở nước ta hiện nay, đó là khái niệm nguồn nhân lực thể thao (NNLTT). Nguồn nhân lực thể thao ở nước ta hiện nay được hiểu là đó là tập hợp những con người có năng lực về thể chất (sức khoẻ), về trí tuệ (trình độ chuyên môn nghiệp vụ) và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết (đạo đức thể thao) qua đó có thể phát huy vào việc xây dựng và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của đất nước trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế. Như thế, khái niệm NNLTT được hiểu là một khái niệm bộ phận nằm trong khái niệm NNL chất lượng cao nói chung. Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, là những thành tựu do con người sáng tạo ra nhằm hoàn thiện năng lực thể chất và tinh thần của bản thân con người, đó là một loại hình hoạt động vận động được thể hiện thông qua các cách thức rèn luyện thân thể nhằm tăng cường thể chất cho con người nâng cao thành tích thể thao góp phần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần và giáo dục con người phát triển toàn diện. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2