intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học: Những lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

66
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn khảo sát các lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ em. Bước đầu tìm ra các biện pháp, phương pháp sửa lỗi phát âm ở trẻ. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học: Những lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ THANH I PH T Â C C THÀNH PH N Â TI T TI NG VIỆT CỦA TR ƯỚI 16 TU I TẠI ỆNH VIỆN NHI TRUNG Ư NG UẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ THANH I PH T Â C C THÀNH PH N Â TI T TI NG VIỆT CỦA TR ƯỚI 16 TU I TẠI ỆNH VIỆN NHI TRUNG Ư NG uận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học ã số: 60 22 02 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính Hà Nội - 2015
  3. ỜI CA ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố ở công trình khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Thanh
  4. ỜI CẢ N Với tất cả sự kính trọng của mình, cho phép em đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Văn Chính - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong quá trình triển khai thực hiện và hoàn thành luận văn. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn tới quý thầy cô đã và đang giảng dạy, công tác tại Khoa Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy cô đã trang bị, cung cấp những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập tại Khoa, cũng nhƣ chỉ bảo nhiệt tình và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thiện luận văn này. Qua đây, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Một lần nữa, em xin đƣợc trân trọng cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Thanh
  5. ỤC ỤC Ở Đ U.................................................................................................................................... 1 NỘI UNG ................................................................................................................................ 4 CHƯ NG 1. C SỞ Ý THUY T ........................................................................................ 4 1. Rối loạn phát âm ............................................................................................................... 4 2. Tình hình trị liệu sửa lỗi phát âm trên thế giới và Việt Nam ....................................... 7 3. Đặc điểm ngữ âm .............................................................................................................. 9 3.1. Bản chất và cấu tạo âm thanh lời nói ........................................................................ 9 3.1.1 Về mặt sinh lý học.................................................................................................. 9 3.1.2 Về mặt âm học ..................................................................................................... 12 3.1.3. Về mặt xã hội ..................................................................................................... 14 3.2. Các kiểu tạo âm ........................................................................................................ 15 3.3. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt ...................................................................................... 17 4. Tiểu kết ............................................................................................................................ 28 CHƯ NG 2. C C I PH T Â TRONG Â TI T TI NG VIỆT............................ 30 1. Các lỗi phát âm của âm đầu tiếng Việt ......................................................................... 30 1.1. Lỗi phát âm của phụ âm /b/ ..................................................................................... 30 1.3. Lỗi phát âm của phụ âm /v/...................................................................................... 32 1.4. Lỗi phát âm của phụ âm /f/ ...................................................................................... 33 1.5. Lỗi phát âm của phụ âm /t/ ...................................................................................... 34 1.6. Lỗi phát âm của phụ âm /th/ ..................................................................................... 35 1.7 Lỗi phát âm của phụ âm /z/ ....................................................................................... 36 1.8. Lỗi phát âm của phụ âm /k/ ..................................................................................... 37 1.9. Lỗi phát âm của phụ âm /γ/ ...................................................................................... 38 1.10. Lỗi phát âm của phụ âm /h/ ................................................................................... 39 1.11. Lỗi phát âm của phụ âm /l/ .................................................................................... 40 1.12. Lỗi phát âm của phụ âm /s/ .................................................................................... 41 1.13. Lỗi phát âm của phụ âm /n/ ................................................................................... 43 1.14. Lỗi phát âm của phụ âm /c/.................................................................................... 44 1.15. Lỗi phát âm của phụ âm /χ/.................................................................................... 45 1.16. Lỗi phát âm của phụ âm /d/ ................................................................................... 46 1.17. Lỗi phát âm của phụ âm /ŋ/ ................................................................................... 47 1.18. Lỗi phát âm của phụ âm /ɲ/ ................................................................................... 48 1.19. Nhận xét .................................................................................................................. 49 2. ỗi phát âm của phần vần tiếng Việt ............................................................................ 51 2.1. Lỗi phát âm của âm đệm .......................................................................................... 51 2.2. Lỗi phát âm của âm chính ....................................................................................... 51 2.2.1. Lỗi phát âm của nguyên âm đơn ........................................................................ 52 2.2.2. Lỗi phát âm của nguyên âm đôi ......................................................................... 52 2.2.3. Nhận xét .............................................................................................................. 54 2.3. Lỗi phát âm của âm cuối .......................................................................................... 55 2.3.1. Lỗi phát âm của âm cuối /-m/ ............................................................................. 56 2.3.2. Lỗi phát âm của âm cuối /-n/ ............................................................................. 57 2.3.3. Lỗi phát âm của âm cuối /-ŋ/ .............................................................................. 57 2.3.4. Lỗi phát âm của âm /-k/ ...................................................................................... 58 2.3.5. Lỗi phát âm của âm cuối /-t/............................................................................... 59 2.3.6. Lỗi phát âm của âm cuối /-p/ .............................................................................. 59 2.3.7. Lỗi phát âm sai của âm cuối /-ḭ/ ......................................................................... 60 2.3.8. Lỗi phát âm của âm cuối /-ṷ/ .............................................................................. 61
  6. 2.3.9. Nhận xét .............................................................................................................. 61 3. ỗi phát âm của thanh điệu ........................................................................................... 62 3.1. Lỗi phát âm của thanh không dấu ........................................................................... 62 3.2. Lỗi phát âm của thanh huyền .................................................................................. 62 3.3. Lỗi phát âm của thanh ngã ...................................................................................... 63 3.4. Lỗi phát âm của thanh hỏi ....................................................................................... 63 3.5. Lỗi phát âm của thanh sắc ....................................................................................... 64 3.6. Lỗi phát âm của thanh nặng .................................................................................... 65 3.7. Nhận xét .................................................................................................................... 65 4. Nhận xét ........................................................................................................................... 66 CHƯ NG 3. NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH VÀ PHƯ NG PH P SỬA I PH T Â C C THÀNH PH N CỦA Â TI T TI NG VIỆT ......................................................... 69 1. Nguyên tắc sửa lỗi phát âm các thành phần của âm tiết tiếng Việt ........................... 69 2. Quy trình sửa lỗi phát âm các thành phần của âm tiết tiếng Việt ............................. 70 3. Phương pháp sửa lỗi phát âm các thành phần của âm tiết tiếng Việt ....................... 77 3.1. Phương pháp sửa lỗi phát âm âm đầu..................................................................... 77 3.1.1. Phương pháp sửa ................................................................................................ 77 3.1.2. Cách tạo âm đúng ............................................................................................... 81 3.2. Phương pháp sửa lỗi phát âm phần vần ................................................................. 85 3.2.1. Phương pháp sửa lỗi phát âm âm đệm ................................................................. 85 3.2.1.1. Phương pháp sửa ............................................................................................. 85 3.2.1.2. Cách tạo âm đúng ............................................................................................ 85 3.2.2. Phương pháp sửa lỗi phát âm âm chính .............................................................. 85 3.2.2.1. Phương pháp sửa ............................................................................................. 85 3.2.2.2. Cách tạo âm đúng ............................................................................................ 87 3.2.3. Phương pháp sửa lỗi phát âm âm cuối ................................................................. 87 3.2.3.1. Phương pháp sửa ............................................................................................. 87 3.2.3.2. Cách tạo âm đúng ............................................................................................ 88 3.3. Phương pháp sửa lỗi phát thanh điệu ..................................................................... 89 3.3.1. Phương pháp sửa ................................................................................................ 89 3.3.2. Cách tạo âm đúng ............................................................................................... 91 4. Tiểu kết ............................................................................................................................ 93 K T UẬN ............................................................................................................................. 96 ANH ỤC TÀI IỆU THA KHẢO .............................................................................. 99
  7. ỞĐ U 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 2011 đến năm 2013, tại trung tâm Thính học & Trị liệu Ngôn ngữ trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng đã tiếp nhận từ 20-30 trƣờng hợp các trẻ có độ tuổi từ 3-16 tuổi đến khám với lý do phát âm chƣa đúng. Sau khi thăm khám về thính giác, cơ quan cấu âm và não bộ, chúng tôi không thấy có tổn thƣơng về thực thể cũng nhƣ chức năng nào cả. Sau đó chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng phát âm của trẻ thì phát hiện ra trẻ có phát âm sai các thành phần âm tiết. Trẻ có phát triển bình thƣờng về mặt thể chất (cân nặng và chiều cao) kết hợp với không có bất thƣờng nào về thính giác, cơ quan cấu âm và não bộ nhƣng trẻ vẫn phát âm sai các thành phần âm tiết. Có một hậu quả để lại từ việc phát âm sai đó là không ai hiểu trẻ nói gì và trẻ ngại giao tiếp. Tiếp đó là ảnh hƣởng đến việc học của trẻ. Đây là một vấn đề không cấp bách vì không ảnh hƣởng đến sức khỏe của trẻ, chúng ta có thể chờ đến một lúc nào đó trẻ sẽ phát âm đúng, bởi đây chỉ là sinh lý, tức là phát âm sai do phát triển. Có những trẻ lớn lên sẽ hoàn thiện phát âm nhƣng có những trẻ lại không thể hoàn thiện đƣợc phát âm và hậu quả mà chúng tôi đã gặp đƣợc đó là: một vài trẻ trầm cảm vì bị các bạn chê cƣời do phát âm sai, có trẻ ngại giao tiếp và chỉ chơi với một vài bạn trong lớp, có trẻ ảnh hƣởng đến việc viết chính tả do phát âm sai. Do đó, phát âm sai đã ảnh hƣởng ngắn hạn và dài hạn của trẻ: trẻ tự ti trong giao tiếp, ảnh hƣởng đến kết quả học tập và ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ tƣơng lai của trẻ. Tuy nhiên, vấn đề này cũng mới chỉ dừng lại ở khảo sát lỗi phát âm là nhiều và chƣa thành hệ thống, còn phƣơng pháp can thiệp còn bỏ ngỏ. 1
  8. Về mặt thực tiễn vấn đề này cần thiết đƣợc quan tâm và can thiệp. Đây chính là lí do và động lực giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Những lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt”, với mục tiêu: - Khảo sát các lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ em. - Bƣớc đầu tìm ra các biện pháp, phƣơng pháp sửa lỗi phát âm ở trẻ. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập tƣ liệu về trẻ phát âm thông qua sử dụng “Bảng đánh giá phát âm” tại Trung tâm Thính học & Trị liệu ngôn ngữ trẻ em, bệnh viện Nhi Trung Ƣơng. - Phân tích và miêu tả các lỗi phát âm ở trẻ em. - Tìm ra các biện pháp để sửa lỗi phát âm ở trẻ em. Nhằm mục đích là cải thiện phát âm cho trẻ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp và có thể ứng dụng cho những nguyên nhân bệnh khác. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi: - 73 bệnh nhi, có độ tuổi từ 3-16 tuổi - Khám và trị liệu tại Trung tâm Thính học &Trị liệu ngôn ngữ trẻ em của Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng từ năm 2011-2013. - Các bệnh nhi này đƣợc chẩn đoán là Ngọng phát triển: + Trẻ có sức nghe bình thƣờng, hệ thống thần kinh thính giác bình thƣờng. + Bộ phận cấu âm và sinh âm (khoang miệng và dây thanh quản) bình thƣờng. + Hệ thống thần kinh vận động và ngôn ngữ bình thƣờng. Nhƣ vậy, đối tƣợng của đề tài là những trẻ em dƣới 16 tuổi không có bệnh lý về: Khe hở vòm miệng, chậm phát triển trí tuệ, tự kỉ, hội chứng 2
  9. down, nghe kém và bại não. Tức là trẻ không bị tổn thƣơng về mặt thực thể và chức năng. Mà nguyên nhân do phát triển về thụ đắc ngôn ngữ. Đó là lí do mà chúng tôi gọi là “Ngọng phát triển”. 4. Phương pháp nghiên cứu cơ bản Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản nhƣ sau: - Phƣơng pháp phân tích miêu tả các hiện tƣợng ngữ âm và âm vị học bằng quan sát trực tiếp nghe và cảm thụ thính giác. - Có thêm thủ pháp thống kê 5. ố cục của luận văn Bố cục của luận văn gồm: PH N ỞĐ U PH N NỘI UNG Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chƣơng II. LỖI PHÁT ÂM CÁC THÀNH PHẦN ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT Chƣơng III. NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CÁC THÀNH PHẦN ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT K T UẬN 3
  10. NỘI UNG CHƯ NG 1. C SỞ Ý THUY T 1. Rối loạn phát âm Trẻ em dƣờng nhƣ đƣợc coi phát triển lời nói tự nhiên là một phát triển trƣởng thành của trẻ. Nhƣng thật không may, không phải hầu hết trẻ phát triển lời nói theo quỹ đạo nhƣ vậy, bởi những lý do nhƣ sau: - Trẻ có dây thanh quản bình thƣờng hay không? Khi trẻ học nói chúng ta sẽ nhìn thấy đƣợc những bất thƣờng về mặt giải phẫu, đó là phát âm lời nói không rõ ràng khi dây thanh không nguyên vẹn. - Thần kinh vận động của trẻ có bình thƣờng không? Đó là trẻ có vận động theo đúng lứa tuổi hay không: 6 tháng về mặt vận động trẻ biết tự ngồi và khi đó mặt phát âm trẻ có những âm bập bẹ vô nghĩa. 12 tháng, về mặt vận động trẻ biết đứng và có một vài bƣớc đi đầu tiên còn mặt phát âm ở giai đoạn này là xuất hiện những từ đầu tiên. Từ 18 đến 22 tháng, về mặt vận động trẻ trẻ tự đi một mình và về mặt phát âm là trẻ phát âm 2 từ một lần. Do vậy, khi trậm trễ vận động thì đồng nghĩa với việc phát triển lời nói cũng chậm theo. - Trẻ có hệ thống thính giác bình thƣờng không? Nhƣ chúng ta biết lời nói đƣợc phát ra khi trẻ nghe qua tai phát âm của ngƣời lớn sau đó bắt chƣớc và cuối cùng là tự sử dụng. Khi trẻ giảm về sức nghe (nghe kém hoặc điếc) tại ốc tai hoặc sau ốc tai (dây thần kinh), định hƣớng thính giác, nhận thức có vấn đề sẽ làm chậm trễ phát triển lời nói và ngôn ngữ. - Thể chất (cân nặng, hình dạng) và sức khỏe của trẻ có bình thƣờng không? Yếu về thể chất và tình cảm làm cho trẻ không hòa nhập và không thích giao tiếp với các thành viên trong gia đình và những ngƣời xung quanh thể hiện một trẻ phát triển cô lập không có giao tiếp xung quanh tức là ít có 4
  11. cơ hội học ngôn ngữ miệng, đồng nghĩa sẽ chậm trễ lời nói và ngôn ngữ vì không có cơ hội học tập và thực hành. - Trẻ có phát triển nhận thức và khả năng bình thƣờng không? Để đạt đƣợc ngôn ngữ miệng thì trẻ phải biết sử dụng các kí hiệu, nhƣ là biết chỉ vào đồ vật khi đƣợc hỏi (từ 9-12 tháng). - Trẻ có một môi trƣờng khuyến khích và chăm sóc không? Ít nhất ba loại môi trƣờng ảnh hƣởng đến sự phát triển lời nói của trẻ: (1) một mối quan hệ tình cảm tích cực (mối quan hệ với một ngƣời chăm sóc chính là ngƣời cung cấp những lời đề nghị giao tiếp; (2) ngƣời đƣa ra mẫu ngôn ngữ (con ngƣời); và (3) cơ hội bộc lộ và kích thích giao tiếp hàng ngày. Nhƣ vậy, sáu nguyên nhân trên sẽ dẫn đến những loại rối loạn phát âm lời nói khác nhau. Charles Van Riper & Robert L. Erickson (Speech Correction-An Introduction to Speech Pathology and Audiology, 1996) chia làm 04 loại chính: rối loạn phát âm rõ ràng (articulation disorders), rối loạn giọng (voice disorders), rối loạn trôi chảy (fluency disorders) và rối loạn ngôn ngữ (language disorders). Trong đó, rối loạn phát âm là “thất bại điều khiển các âm thanh lời nói của ngôn ngữ” hoặc “không có khả năng đạt đƣợc phát âm đúng”, bao gồm hai loại rối loạn chính: rối loạn âm vị học (phonological disorders) và rối loạn ngữ âm học (phonetic disorders). Rối loạn ngữ âm học là “Những cá nhân riêng lẻ không có khả năng phát âm các âm lời nói đúng do mắc phải những vấn đề về cấu trúc, dây thần kinh vận động, hoặc cảm giác; họ có những cơ quan bất thƣờng làm cho bị giới hạn về khả năng phát âm” (Charles Van Riper & Robert L. Erickson (1996). Tr.115). Ví dụ nhƣ khe hở môi và vòm miệng, nhƣợc cơ,… Rối loạn âm vị học là một rối loạn gặp nhiều ở trẻ “không phát âm rõ ràng nhƣng không có nguyên nhân do cấu trúc” (Charles Van Riper & 5
  12. Robert L. Erickson (1996). Tr.115). Mà là do lỗi chức năng, khó đọc hoặc thói quen. Nhƣ vậy, ở trƣờng hợp này, trẻ phát triển bình thƣờng về vận động, trí tuệ và ngôn ngữ nhƣng lại gặp những lỗi sai khi phát âm các âm thanh lời nói. Đây là những lỗi thuộc phát triển, sinh lý chứ không phải bệnh lý. Nhƣ chúng ta biết, mỗi một độ tuổi trẻ có khả năng phát âm đƣợc những nguyên âm và phụ âm khác nhau. Theo nghiên cứu của St. Gabriel (St. Gabriel’s Curriculum for the development of Audition, Language, Speech, Cognition. 2001.Úc), từ 31-36 tháng tuổi, trẻ phát âm đƣợc hết các nguyên âm đơn và các nguyên âm đôi. Từ 61-66 tháng tuổi (5-5,5 tuổi) trẻ phát âm đƣợc gần 100% phụ âm. Và ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ phát âm đƣợc các nguyên âm và phụ âm khác nhau. Ví dụ, khi trẻ từ 12-24 tháng tuổi, trẻ sẽ phát âm đƣợc một số “phụ âm sớm”: /m/, /b/, /n/, /p/, /h/ và /w/. Từ 2-3 tuổi, trẻ phát âm đƣợc các phụ âm: /t/, /d/, /k/, /g/, /ŋ/, /f/, /j/. Từ 3-4 tuổi, trẻ phát âm đƣợc các phụ âm: /ʃ/, /tʃ/, /ʒ/, /dʒ/. Từ 4-5 tuổi, trẻ phát âm đƣợc các phụ âm: /z/, /r/, /v/. Từ 5-7 tuổi, trẻ phát âm đƣợc: /θ/ và /δ/ Theo Đinh Hồng Thái (Giáo trình phát triển Ngôn ngữ tuổi mầm non, 2014, tr. 30), cho rằng, từ 3-4 tuổi, trẻ bắt chƣớc lời nói của ngƣời lớn một cách chính xác. Bên cạnh đó, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành năm 2010 đã đƣa ra chỉ số 65 với trẻ 5 tuổi là “nói rõ ràng”, tức là phát âm đúng, không có lỗi về phát âm. Từ những nghiên cứu trên, các nhà trị liệu dựa vào mốc phát triển lời nói của trẻ để phân loại, đâu là lỗi phát âm do chƣa đến tuổi và đâu là lỗi phát âm do đã đến tuổi mà vẫn còn phát âm sai. Sau việc lƣợng giá đó, các nhà trị liệu mới phân loại lỗi và tìm phƣơng pháp sửa. 6
  13. 2. Tình hình trị liệu sửa lỗi phát âm trên thế giới và Việt Nam Trên thế giới, từ những năm đầu thế kỉ XX, vấn đề sửa lỗi phát âm đã đƣợc quan tâm đến, khởi đầu là Travis (1931) với “phƣơng pháp kích thích” (stimulus methods), và đến năm 1971 đƣợc Powers trình bày với tên gọi “phƣơng pháp truyền thống” (traditional methods) và từ đó đến nay đƣợc các nhà trị liệu sử dụng và hầu nhƣ không thay đổi gì nhiều. Powers bắt đầu trị liệu với đào tạo nhận thức thính giác. Một âm đƣợc nhận diện, gọi tên, phân biệt từ những âm thanh lời nói khác, và sau đó đƣợc phân biệt trong những ngữ cảnh tăng dần về độ phức tạp. Trình tự Hallmark, sự hoán đổi của phƣơng pháp truyền thống, luôn luôn đặt phân biệt các âm đƣợc tạo phát đầu tiên, đƣợc tìm thấy trong Berry và Eisenson (1956), Carrell (1968), Garrett (1973), Loane và Macaulay (1968) và Van Riper (1978 tr. 179), đã viết: “Trị liệu truyền thống của Hallmark đặt trong trình tự của các hoạt động nhƣ sau: (1) Nhận diện âm chuẩn, (2) phân biệt âm đó từ lỗi thông qua kiểm tra và so sánh, (3) thay đổi và sửa những phát âm đó cho tới khi phát âm đúng thì thôi, và cuối cùng, (4) đặt âm đúng đó trong mọi ngữ cảnh và tình huống nói năng.” Tức làm tìm các âm vị mà trẻ không có khả năng phát âm hoặc những âm trẻ không phát âm rõ ràng. Ví dụ, âm /s/, để sửa lỗi phát âm cho âm này: Nhận diện âm chuẩn: xác định vị trí và phƣơng thức cấu âm đúng của âm /s/ Xác định/phân biệt lỗi của âm đó Thay đổi và sửa (“hình dạng”) âm cho đến khi phát âm đúng 7
  14. Củng cố và thiết lập âm đƣợc sửa đó trong mọi ngữ cảnh và tình huống nói năng. Còn, Van Riper (1978, tr. 179), trình tự sửa lỗi phát âm nhƣ sau:  Các hoạt động sửa  Vị trí cấu âm ngữ âm học  Đào tạo phân biệt thính giác  Tập luyện  Tập luyện-chơi Nguyên liệu Để thực hiện đƣợc các trình tự trên, ông đã sử dụng nguyên liệu là tranh gợi ý: sử dụng tranh và âm thanh, tức là nói một âm lời nói không phải là chữ cái khi cung cấp sự gợi ý. Trên đây là những phƣơng pháp và trình tự sửa lỗi phát âm, còn về phân loại lỗi phát âm, có Laubstein (1987, tr.343) đƣa ra 3 kiểu lỗi từ 559 lỗi phát âm tiếng Anh: sự tồn lƣu (perseverations), âm sớm (anticipations) và hoán vị (transposition) và đến Haruko Miyakoda (2002, tr. 277) cũng đƣa ra ba loại kiểu lỗi nhƣ này trong tiếng Nhật. Trên đây là tình hình nghiên cứu về phân loại lỗi và phƣơng pháp, trình tự lỗi phát âm trên thế giới, còn ở Việt Nam, còn ít đƣợc quan tâm và hạn chế. Có Nguyễn Thị Ly Kha và Phạm Hải Lê (2004, đăng trên Tạp chí khoa học DHSP TPHCM ) tìm hiểu “lỗi phát âm âm tiết thƣờng gặp ở trẻ từ 2-4 tuổi (tại một số trƣờng mẫu giáo ở thành phố Hồ Chí Minh). Nhƣng chỉ mới dừng lại ở phân loại lỗi và ở độ tuổi từ 2-4 tuổi, chƣa có đƣa ra phƣơng pháp sửa, và không có phân loại nguyên nhân phát âm sai nhƣ nào (bộ máy cấu âm, thính giác, não bộ, vận động,… ) 8
  15. 3. Đặc điểm ngữ âm 3.1. Bản chất và cấu tạo âm thanh lời nói Nhƣ chúng ta biết ngôn ngữ chính là phƣơng tiện giao tiếp vạn năng của loài ngƣời. Vậy ngôn ngữ tồn tại dƣới dạng nào để con ngƣời có thể sử dụng làm phƣơng tiện giao tiếp của mình? Ngay từ khi mới xuất hiện, có thể khẳng định rằng ngôn ngữ tồn tại dƣới dạng âm thanh. Dạng âm thanh này chính là vỏ vật chất của ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ học, ngƣời ta gọi hình thức âm thanh của ngôn ngữ là ngữ âm. Ngữ âm là âm thanh nhƣng không phải âm thanh nào của con ngƣời tạo ra cũng đƣợc gọi là ngữ âm. Ví dụ nhƣ tiếng nấc, tiếng ho, tiếng ợ tuy là những âm thanh do con ngƣời phát ra nhƣng đây chỉ là những âm thanh sinh lý của con ngƣời không có chức năng giao tiếp nên không thể coi đó là những âm thanh mang bản chất ngữ âm. Mặt âm thanh của ngôn ngữ, hay gọi là ngữ âm không phải là một hiện tƣợng đơn giản mà vô cùng phức tạp, do đó khi nói đến đặc điểm ngữ âm ngƣời ta không thể không nói đến bản chất cấu tạo của nó. Vậy nghiên cứu đặc điểm của ngữ âm ngƣời ta thƣờng xét trên ba bình diện: đặc điểm sinh vật học (cấu âm), đặc điểm vật lý học (âm học) và bình diện thứ ba không kém phần quan trọng chính là chức năng xã hội của ngữ âm. 3.1.1 Về mặt sinh lý học Mỗi một âm thanh do con ngƣời phát ra đều là do bộ máy phát âm của con ngƣời đảm nhiệm. Cơ chế hoạt động của bộ máy phát âm này nhƣ sau: mệnh lệnh đƣợc truyền đi từ vỏ não, từ trung khu điều khiển nói năng nằm ở bán cầu não; sau đó đƣợc các dây thần kinh truyền đến các cơ quan thực hiện trực tiếp, đó là ba vùng: vùng Broca (vùng Broadmann), vùng Wernicke và các đƣờng dẫn truyền xử lý và cuối cùng là hoạt động của bộ máy hô hấp (phổi, phế quản, khí quản) cũng nhƣ cơ hoành và toàn bộ lồng 9
  16. ngực rồi đến cơ quan phát âm (dây thanh, khoang miệng-mũi). Hoạt động của toàn bộ các bộ phận nói trên của con ngƣời để phát ra một âm thanh đƣợc gọi là sự cấu âm. Và ở đây, chúng ta quan tâm đến bộ máy phát âm của con ngƣời. Đặc điểm và cấu tạo của bộ máy phát âm đƣợc chia thành ba bộ phận chính là: cơ quan hô hấp, thanh hầu và các khoang cộng hƣởng ở phía trên thanh hầu. - Cơ quan hô hấp: Cơ quan hô hấp bao gồm các bộ phận chính ở lồng ngực nhƣ cơ hoành, phế quản, thanh quản và phổi,… Và các bộ phận này đảm nhiệm chức năng cung cấp mức không khí cấn thiết để tạo ra các dao động âm thanh và truyền các âm ra ngoài. - Thanh hầu: Thanh hầu có cấu tạo giống nhƣ một cái hộp do bốn miếng sụn hợp lại, bên trong có hai dây thanh. Hai dây thanh này rung theo hƣớng căng lên hay chùng xuống, mở ra hay khép vào mà ngƣời ta hay gọi là hoạt động của màng chân vịt. Mỗi một lần căng lên (hay khép chặt) của hai dây thanh này sẽ tạo ra một âm. Đó chính là lý do vì sao mà dây thanh đƣợc gọi là cơ quan sinh âm, tức là nơi phát ra âm thanh. Dây thanh của phụ nữ và trẻ em thƣờng mảnh và căng hơn dây thanh của đàn ông. Vì vậy giọng của phụ nữ và trẻ em thƣờng cao hơn đàn ông. Thanh hầu là khoang cộng hƣởng đầu tiên của bộ máy phát âm. - Các khoang cộng hƣởng ở phía trên thanh hầu: khoang này bao gồm các khoang yết hầu, khoang mũi và khoang miệng. Khoang yết hầu có nắp họng (hay còn gọi nắp thanh môn) và gốc lƣỡi. Khoang miệng gồm khá nhiều cơ quan đó là môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lƣỡi con, đầu lƣỡi và mặt lƣỡi. Khoang miệng là một hộp cộng hƣởng động, các cơ quan trong khoang miệng đều có thể hoạt động, di chuyển linh hoạt đặc biệt là lƣỡi. Lƣỡi có thể tiến ra phía trƣớc, lùi lại phía sau, nâng cao lên, hạ xuống thấp. 10
  17. Đó là lý do làm cho khoang miệng luôn luôn thay đổi. Cũng vì khoang miệng di chuyển linh hoạt đã tạo ra sự đa dạng về mặt âm thanh của các âm đƣợc phát ra. Do vậy, tại khoang này đƣợc gọi là cơ quan cấu âm của con ngƣời. Chính nó một phần tạo nên nét khu biệt của các âm vị. Âm thanh phát ra trong thanh hầu đƣợc phát ra rất nhỏ và nhờ hộp cộng hƣởng của các khoang phía trên yết hầu mà âm thanh phát ra đƣợc khuếch đại to lên. Các cơ quan phát âm kể trên của con ngƣời có thể đƣợc phân chia thành hai loại dựa vào khả năng vận động: cơ quan chủ động và cơ quan thụ động. Cơ quan chủ động là những cơ quan vận động đƣợc và đóng vai trò chính khi cấu tạo các âm, nhƣ: dây thanh, lƣỡi, môi, lƣỡi con, ngạc mềm. Cơ quan thụ động là cơ quan không vận động đƣợc và khi cấu âm chúng giữ vai trò hỗ trợ, kèm theo sự vận động của cơ quan chủ động, nhƣ: lợi, răng, ngạc cứng. Cơ quan thụ động này thƣờng đƣợc coi là “điểm tựa” để cho các cơ quan chủ động hƣớng tới. 11
  18. Hình 1: Cơ quan phát âm 3.1.2 Về mặt âm học Xét về bản chất thì âm thanh của ngôn ngữ cũng có nhiều điểm giống với những âm thanh khác trong tự nhiên. Nó cũng phải là những chấn động của các phần tử không khí trong tự nhiên vốn bắt nguồn từ một vật thể nhất định. Khi nói nhƣ vậy, tức là nói đến những chuyển động, cọ xát của các phần tử trong không khí đã tạo ra âm thanh ngôn ngữ, hay nói cụ thể hơn, đó chính là nói đến những thuộc tính của vật lý, hay nói một cách khác đó chính là ta đi nghiên cứu những thuộc tính vật lý (âm học) của ngữ âm. Những vấn đề trong âm học ngôn ngữ nghiên cứu những thành phần: độ cao, độ dài, cƣờng độ, âm sắc, tiếng động và tiếng thanh. - Độ cao: hay còn gọi là cao độ, là tần số dao động của dây thanh. Đó là sự chấn động nhanh hay chậm của các phần tử không khí trong một đơn vị thời gian nhất định. Sự chấn động nhanh hay chậm này là nguyên nhân tạo 12
  19. ra mức độ cao hay thấp của cao độ trong lời nói. Do vậy, chính tần số dao động của dây thanh này quy độ cao của giọng nói con ngƣời. - Độ dài: hay còn gọi là trƣờng độ của âm, đó là sự chấn động lâu hay chậm của các phần tử không khí. Ví dụ nhƣ khi phát âm từ “tay” và từ “tai”, a trong “tay” ngắn hơn a trong “tai”. - Cƣờng độ: hay còn gọi là độ mạnh của âm, là biên độ dao động của các phần tử không khí. Biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng mạnh, biên độ dao động càng nhỏ thì âm phát ra cũng nhỏ theo. Do vậy, độ mạnh của âm thanh là do biên độ dao động quy định, nó chi phối âm mạnh hay nhẹ. Trong ngôn ngữ, phụ âm phát ra thƣờng mạnh hơn là nguyên âm. - Âm sắc: Âm sắc chính là bản sắc, sắc thái riêng biệt của mỗi âm, làm cho nó không bị lẫn vào các âm khác. Ví dụ nhƣ, cùng một nốt nhạc nhƣng với mỗi một nhạc cụ khác nhau tạo ra những âm có sắc thái khác nhau, không hoàn toàn trùng khớp. Cùng một từ, một âm tiết, nhƣng giọng của mỗi ngƣời khác nhau nên âm sắc của các âm đó cũng khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà cùng phát ra một âm nhƣng ở mỗi ngƣời ta vẫn có thể phân biệt ai là ai, không bị nhầm. Nguyên nhân dẫn đến âm sắc khác nhau là do: + Vật tạo ra âm khác nhau, ví dụ nhƣ âm thanh của tiếng chuông khác với âm thanh của tiếng mõ tạo ra. + Cách tạo ra các vật phát ra âm khác nhau cũng là tạo ra âm sắc khác nhau, ví dụ nhƣ phím đánh đàn piano, dây đàn ghita,… + Hiện tƣợng cộng hƣởng khác nhau cũng tạo ra âm sắc khác nhau, ví dụ nhƣ tiếng nói trong ngôi nhà gỗ khác với tiếng nói trong ngôi nhà xây. Đây cũng là lí do vì sao mà, các nhà hát thƣờng có những kiến trúc đặc biệt để tạo ra những hiệu ứng âm thanh khác nhau. 13
  20. - Tiếng động và tiếng thanh: khi các phân tử trong không khí chấn động tạo các chuyển động âm thanh nhịp nhàng, điều hòa, có chu kì sẽ tạo thành tiếng thanh. Ngƣợc lại, các phân tử trong không khí chuyển động không nhịp nhàng, điều hòa sẽ tạo ra tiếng động. Ví dụ, khi một nguyên âm đƣợc phát ra, các phần tử chuyển động nhịp nhàng, điều hòa và thoát ra ngoài không bị cản trở nào nên thƣờng là tiếng thanh. Còn phụ âm, khi bị phát âm ra thƣờng phải thắng đƣợc một sự cản trở hay cọ xát nào đó mà các phần tử trong không khi chuyện động không đƣợc nhịp nhàng, điều hòa với nhau nên thƣờng tạo ra tiếng động. Vì thế ngƣời ta nói, nguyên âm thƣờng có tiếng thanh còn phụ âm thƣờng có tiếng động. Chúng ta vừa nghiên cứu hai mặt sinh vật học và vật lý học của ngữ âm hay ta còn gọi đó là nghiên cứu những thuộc tính về mặt tự nhiên của ngữ âm. Nhƣ vậy, xét trên khía cạnh tự nhiên mà nói, ngữ âm học là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu những phương thức cấu tạo và những thuộc tính âm học của lời nói con người. Đó là xét một cách thuần túy theo khía cạnh tự nhiên thì ngữ âm học cơ bản là nhƣ vậy. Nhƣng, nếu chỉ có xét mỗi khía cạnh tự nhiên nhƣ vậy quả là còn thiếu sót. Cái thiếu sót đó chính là mặt xã hội của ngữ âm học, hay còn gọi là mặt chức năng xã hội. 3.1.3. Về mặt xã hội Đối với mỗi ngôn ngữ của từng quốc gia, từng xã hội thì các đặc trƣng ngữ âm lại đƣợc coi trọng khác nhau. Nhƣ đối với xã hội Việt Nam, đặc trƣng về trƣờng độ trong ngữ âm lại vô cùng quan trọng. Trƣờng độ có chức năng phân biệt nghĩa của các từ. Ví dụ từ “bắn” và từ “bán” trong tiếng Việt. Hai từ này có nghĩa khác nhau nhờ hai nguyên âm “ă” và “a” do trƣờng độ của hai âm này khác nhau, “a” đƣợc phát âm dài còn “ă” đƣợc phát âm ngắn. Ngoài ra còn vô số các từ khác nhau kiểu do trƣờng độ quy định nhƣ này. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2