intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

89
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm thông qua so sánh đối chiếu đặc điểm cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa cũng như các hướng nghĩa biểu trưng của các thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt để làm sáng tỏ những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THỦY CHUNG ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THỦY CHUNG ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG 2. TS. PHẠM HIỂN HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên các trang thông tin điện tử theo Danh mục tài liệu tham khảo của luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thủy Chung
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................................................9 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................9 1.1. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa trên thế giới ......................................................9 1.2. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa ở Việt Nam .....................................................10 2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài luận án ....................................................13 2.1. Lý thuyết về từ và nghĩa của từ ......................................................................13 2.1.1. Từ .........................................................................................................13 2.1.2. Nghĩa của từ .........................................................................................21 2.1.3. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao ..............................................................31 2.2. Một số vấn đề về quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ...................................32 2.2.1. Khái niệm về văn hóa ...........................................................................32 2.2.2. Đặc điểm văn hóa Anh và Việt ............................................................32 2.2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ..............................................33 2.3. Lý thuyết về định danh từ vựng......................................................................35 2.3.1. Khái niệm định danh ............................................................................35 2.3.2. Đơn vị định danh ..................................................................................37 2.3.3. Cơ chế định danh của đơn vị định danh phái sinh (định danh bậc 2) ........38 2.3.4. Biến thể định danh................................................................................38 2.4. Lý thuyết về đối chiếu ngôn ngữ .....................................................................39 2.4.1. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu ......................................................39 2.4.2. Các bình diện đối chiếu ngôn ngữ ........................................................39 2.4.3. Các phương pháp đối chiếu ..................................................................40 2.4.4. Các nguyên tắc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ............................41 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................42 Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, ĐỊNH DANH VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..........43 2.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ..................43 2.1.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh ...............................43
  5. 2.1.2. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Việt ...............................46 2.1.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................................................................49 2.2. Đặc điểm định danh từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.............51 2.2.1. Tính có lý do và không có (hoặc chưa rõ) lý do đặt tên của tên gọi ..........51 2.2.2. Đặc điểm định danh tên gọi các loại hoa trong tiếng Anh ...................52 2.2.3. Đặc điểm định danh tên gọi các loài hoa trong tiếng Việt ...................58 2.2.4. Các biến thể tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt..........64 2.2.5. Đối chiếu đặc trưng dùng để định danh tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................70 2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt .............80 2.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh ....................81 2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Việt ....................87 2.3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................................................................95 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................102 Chương 3: ĐỐI CHIẾU NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO CÓ CHỨA THÀNH TỐ HOA VÀ TÊN GỌI CÁC LOÀI HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .....................................104 3.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố flower và tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh ...................................................104 3.1.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Anh chứa thành tố “flower” (hoa) ................................................................................104 3.1.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Anh chứa tên gọi các loài hoa .......................................................................................108 3.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt có chứa thành tố hoa và tên gọi các loài hoa .....................................................................121 3.2.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa ..121 3.2.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt có chứa tên gọi các loài hoa ..............................................................................133
  6. 3.3. Đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa từ hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt .......................................141 3.3.1. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa thành tố “flower” trong tiếng Anh và “hoa” trong tiếng Việt ....................................143 3.3.2. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................144 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................146 KẾT LUẬN ............................................................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 CBĐ Cái biểu đạt 2 CĐBĐ Cái được biểu đạt 3 T Dấu hiệu được chọn để định danh 4 C–P Chính – Phụ 5 Đ–L Đẳng – Lập
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tên gọi hoa trong tiếng Anh xét về mặt cấu tạo.......................................45 Bảng 2.2: Tên gọi hoa trong tiếng Việt xét về mặt cấu tạo.......................................47 Bảng 2.3: Bảng các kiểu định danh tên gọi các loại hoa trong tiếng Anh ................53 Bảng 2.4: Bảng các kiểu định danh tên gọi các loài hoa trong tiếng Việt ................59 Bảng 2.5: Bảng so sánh các kiểu định danh tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................................................................70 Bảng 2.6: Bảng tổng kết thống kê các biểu hiện bằng từ ngữ của nét nghĩa trong tiếng Anh...............................................................................................86 Bảng 2.7: Bảng tổng kết thống kê các biểu hiện bằng từ ngữ của nét nghĩa trong tiếng Việt...............................................................................................93 Bảng 2.8: Bảng so sánh đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt .........................................................................95 Bảng 3.1: Bảng đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa” và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt.........142
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Tam giác ngữ nghĩa của S.Ullmann Sơ đồ 1.2: Tháp nghĩa hình học không gian của Đỗ Hữu Châu
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng nghiên cứu các lớp từ hay các nhóm từ ngữ trong ngôn ngữ học dưới nhiều góc độ như ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng v.v đã được phát triển từ rất lâu và có những đóng góp lớn cho thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến đối chiếu các lớp từ giữa các ngôn ngữ. Từ ngữ chỉ hoa có số lượng khá lớn và mang ý nghĩa phong phú, đa dạng nên chúng trở thành đối tượng được ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ và bình diện. Trên thế giới, có các nghiên cứu theo đường hướng khác nhau về hoa. Dưới góc độ văn hóa, tác giả Huss et all (2017) đã nghiên cứu về các loài hoa (với các cách tri nhận khác nhau) được khái quát hóa như thế nào trong một nền văn hóa. Về góc độ tâm lý, tác giả Haviland- Johns et all (2005) đã thực hiện các nghiên cứu khác nhau và chỉ ra hoa là một yếu tố mang lại cảm xúc tích cực mạnh mẽ. Trong nghiên cứu của Frownfelter (2010), các loài hoa được sử dụng như một cách nói ẩn dụ để giải quyết những vấn đề cảm xúc có liên quan đến chủ đề giới tính nữ. Ở Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu về hoa chủ yếu theo góc độ ngữ nghĩa học, đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Cao Thị Thu (1995) đã xác định được những đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của tên gọi thực vật trong trường từ vựng tên gọi thực vật, trong đó có đề cập tới từ chỉ hoa. Lê Thị Kim Dung (2019) nghiên cứu làm rõ đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và phương thức chuyển nghĩa của các từ chỉ hoa trong tiếng Hán, so sánh với tiếng Việt. Ngoài ra có các nghiên cứu khác về trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ hoa sử dụng ngữ liệu nghiên cứu là các loại hình văn học dân gian như Hà Thị Quế Anh (2007); Trần Hạnh Nguyên (2014) v.v. Như vậy, chưa có nghiên cứu nào về nhóm từ chỉ hoa có đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Về mặt thực tiễn, người học, người sử dụng ngôn ngữ gặp nhiều khó khăn trong việc học và dịch các từ và cụm từ vì phương thức cấu tạo từ, cụm từ, đặc điểm ngữ nghĩa của chúng phức tạp, gồm nhiều tầng bậc. Nghiên cứu đối chiếu về khả năng tạo từ, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt để từ đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm văn hóa giữa hai cộng đồng ngôn ngữ sẽ giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày và dịch thuật được thuận lợi hơn. 1
  11. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt” cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua so sánh đối chiếu đặc điểm cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa cũng như các hướng nghĩa biểu trưng của các thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt để làm sáng tỏ những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, đồng thời chỉ ra được các yếu tố văn hóa, đặc điểm tư duy của cộng đồng người sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt có thể tác động đến sự tương đồng và khác biệt này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoa dưới các góc độ khác nhau nói chung và nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa nói riêng ở trong nước và trên thế giới nhằm tổng hợp, đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được, từ đó xác định những vấn đề, nội dung còn bỏ ngỏ (khoảng trống nghiên cứu) để tiếp tục nghiên cứu; Xác lập một khung lý thuyết để làm cơ sở nghiên cứu các vấn đề được đặt ra trong luận án; Miêu tả cấu tạo, phân tích đặc điểm định danh và đặc điểm ngữ nghĩa và nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt; Đối chiếu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa và ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đơn vị từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Vì từ ngữ về hoa có số lượng rất lớn biểu thị các phương diện khác nhau của hoa, chẳng hạn bao gồm các từ ngữ biểu thị: màu sắc của hoa, bộ phận của hoa, đặc tính, trạng thái của hoa, tên gọi các loài hoa... bởi vậy trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ giới hạn tập trung vào các từ ngữ là tên 2
  12. gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Mặc dù vậy, khi nghiên cứu về tên gọi các loài hoa, luận án không đề cập đến phương diện từ nguyên, nguồn gốc…mà chỉ tập trung nghiên cứu các bình diện sau: + Cấu tạo các đơn vị từ vựng trong tiếng Anh và tiếng Việt dùng để gọi tên các loài hoa; + Phương thức định danh: Tìm hiểu cơ chế hay các đặc trưng được chọn để gọi tên hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt; + Đặc điểm ngữ nghĩa: phân tích thành tố nghĩa để phân giải lời định nghĩa từ điển thành các nét nghĩa khu biệt hay còn gọi là nghĩa vị, phản ánh những đặc trưng cơ bản của đối tượng được biểu thị; + Ý nghĩa biểu trưng: từ khối liệu thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa thành tố hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án chỉ ra các hướng nghĩa biểu trưng trong hai ngôn ngữ, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, từ đó làm rõ mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa và tư duy trong mỗi cộng đồng người sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: Phương pháp miêu tả: Đây là phương pháp nghiên cứu để miêu tả đặc điểm cấu tạo, định danh, ngữ nghĩa và nghĩa biểu trưng của từ ngữ thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ hoa xuất hiện trong ngữ cảnh là các câu thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong tiếng Anh và tiếng Việt. Phương pháp đối chiếu: Đây là phương pháp nghiên cứu chính để giải quyết các vấn đề của luận án. Luận án sử dụng phương pháp đối chiếu hai chiều. Phương pháp này được sử dụng để tìm ra sự giống nhau và khác nhau mang tính đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa và tư duy ở người Anh và người Việt thông qua các từ ngữ chỉ hoa. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: Đây là phương pháp được sử dụng để phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ các loài hoa để phát hiện các nét nghĩa/ nghĩa vị khu biệt, từ đó tìm ra nét nghĩa làm cơ sở cho sự chuyển nghĩa và sự biểu trưng hóa được thể hiện trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 3
  13. Thủ pháp thống kê phân loại: Các hiện tượng ngôn ngữ không chỉ có những đặc trưng về chất mà còn có cả đặc trưng về lượng nên thủ pháp thống kê phân loại được sử dụng nhằm thống kê và phân loại các từ ngữ chỉ các loài hoa và các ý nghĩa của chúng trong từ điển giải thích tiếng Anh, từ điển giải thích tiếng Việt, từ điển, sách báo và các trang mạng để làm ngữ liệu cho việc nghiên cứu đối chiếu của luận án. 4.2. Ngữ liệu nghiên cứu Để có ngữ liệu đối chiếu trong luận án, chúng tôi thu thập và phân chia ngữ liệu của luận án thành hai nhóm chính: nhóm ngữ liệu 1 gồm các từ ngữ chỉ tên gọi loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt; nhóm ngữ liệu 2 là các thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa từ hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Các nhóm ngữ liệu này được dùng vào các mục đích sau: Nhóm ngữ liệu 1: được sử dụng vào việc khảo sát, miêu tả và phân tích đặc điểm cấu tạo từ, đặc điểm định danh, biến thể định danh và đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ tên loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Nhóm ngữ liệu này bao gồm 347 từ ngữ chỉ tên hoa trong tiếng Anh và 355 từ ngữ chỉ tên hoa trong tiếng Việt được thu thập từ các nguồn từ điển giải thích, từ điển sinh học, từ điển trực tuyến, từ điển, sách, báo và các trang mạng về hoa và nghệ thuật cây cảnh. (Xem phụ lục I và II) Đặc biệt, đối với từ điển ngữ văn (từ điển giải thích), ngoài việc thu thập từ ngữ chỉ các loài hoa, luận án còn sử dụng định nghĩa tên các loài hoa trong từ điển giải thích để phân tích các nét nghĩa hay nghĩa vị. Do các nguồn từ điển hiện nay khá đa dạng nên luận án sử dụng các định nghĩa trong từ điển của Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Nxb ĐH Oxford, tb 2015 và Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2012). Nhóm ngữ liệu 2: được sử dụng để phân tích và làm rõ các hướng biểu trưng của từ hoa và tên các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Do ngữ nghĩa liên tưởng được đặt trong bối cảnh nên ngữ liệu chúng tôi thu được là các thành ngữ, tục ngữ và ca dao gồm 75 thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong tiếng Anh và 156 thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong tiếng Việt. Nhóm ngữ liệu này được thu thập từ các nguồn từ điển thành ngữ, tục ngữ trực tuyến, từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt và kho tàng ca dao. (Xem phụ lục III và IV) 4
  14. Tiêu chí thu thập ngữ liệu: Để có nguồn ngữ liệu chính xác và đầy đủ, luận án căn cứ vào định nghĩa của từ hoa trong từ điển sinh học, từ điển giải thích tiếng Anh và tiếng Việt để thu thập: Trong thực vật học, hoa (phương ngữ miền bắc) hay bông (phương ngữ miền nam) là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa, cụ thể là một chồi rút ngắn mang những lá biến đổi làm chức năng sinh sản của cây. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Các loài hoa chiếm một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của con người, và một số (chẳng hạn như sen, đào và hồng) mang ý nghĩa văn hóa và biểu tượng rộng rãi. Theo Advanced Learner’s Dictionary (2015), flower (hoa) có các nghĩa sau: 1. The coloured part of a plant from which the seed or fruit develops. Flowers usually grow at the end of a stem and last only a short time (Bộ phận có màu sắc của cây mà từ đó hạt hoặc quả phát triển). 2. A plant grown for the beauty of its flowers (Một cây được trồng để lấy hoa đẹp). 3. A flower with its stem that has been picked as a decoration (Một bông hoa có cuống được hái để trang trí). Theo Hoàng Phê (2012), hoa được định nghĩa như sau: 1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm. 2. Cây trồng để lấy hoa làm cảnh. 3. Vật có hình đẹp tựa như bông hoa. 4. (id). Hoa tai (nói tắt). 5. (kng). Đơn vị đo khối lượng, bằng một phần mười lạng, ngày trước được đánh dấu hoa thị trên cán cân. 6. (dùng phụ sau d). Hình hoa trang trí. 7. (kết hợp hạn chế). Dạng chữ đặc biệt, to hơn chữ thường, thường dùng ở đầu câu và đầu danh từ riêng. Trên cơ sở định nghĩa về hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sẽ khảo sát và thống kê số lượng từ ngữ chỉ tên hoa theo hai tiêu chí: 1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm như: lotus (hoa sen), cherry blossom (hoa anh đào), peach blossom (hoa đào) và hoa bưởi, hoa khế, hoa sen v.v. 2. Cây trồng để lấy hoa làm cảnh như: orchid (hoa lan), rose (hoa hồng), lily (hoa loa kèn) và hoa hồng, hoa lan, hoa thược dược v.v. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu được 75 thành ngữ, tục ngữ và ca dao chứa thành tố “flower” và tên các loài hoa trong các từ điển thành ngữ, 5
  15. tục ngữ và sách về ca dao, dân ca trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, hoa và tên gọi các loài hoa xuất hiện rất nhiều trong loại hình văn học dân gian như thành ngữ, tục ngữ và đặc biệt là ca dao, vì vậy luận án thu thập cả thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa và tên các loài hoa và chúng tôi thu được 156 thành ngữ, tục ngữ, ca dao chứa thành tố “hoa” và “tên các loài hoa” từ các từ điển thành ngữ, tục ngữ và kho tàng ca dao người Việt. Đối với các ngữ liệu này (thành ngữ, tục ngữ và ca dao) trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án chỉ khảo sát thống kê những thành ngữ, tục ngữ và những câu ca dao có chứa tên các loài hoa và bộ phận của hoa như: màu sắc của hoa, cánh hoa, búp hoa, bông hoa v.v. 4.3. Phương pháp thu thập ngữ liệu nghiên cứu Nguồn ngữ liệu phục vụ cho luận án được tiến hành thu thập trong khoảng thời gian 6 tháng (từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2018). Cách thức thu thập ngữ liệu được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tìm tất cả tên các loài hoa và định nghĩa của chúng trong các từ điển giải thích, từ điển về hoa, sách báo, tạp chí bằng tiếng Anh và tiếng Việt… Đánh từ khóa chỉ tên các loài hoa như rose hay hoa hồng trên các trang mạng về hoa và cây cảnh. Khi thu thập ngữ liệu luôn dựa trên tiêu chí đã đặt ra. Bước 2: Tìm tất các thành ngữ, tục ngữ và ca dao có chứa thành tố flower và thành tố hoa hay tên các loài hoa trong các từ điển thành ngữ, tục ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt và trong kho tàng ca dao, dân ca Anh và Việt. Đánh các từ khóa flower và hoa hay cụm từ khóa các thành ngữ tục ngữ có chứa từ flower, hoa và tên các loài hoa trên các trang mạng để thực hiện việc tìm kiếm. Bước 3: Thống kê và phân tích đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ tên các loài hoa dựa trên tiêu chí của từ đơn, từ ghép, từ phái sinh, từ láy và các cụm từ (ngữ). Phân tích đặc điểm định danh trong tiếng Anh dựa trên từ điển từ nguyên trực tuyến (https://www.etymonline.com) và dựa vào những tiêu chí hay đặc trưng đã được xác định trong nghiên cứu cách định danh thực vật giữa các ngôn ngữ Nga, Anh và Kazakstan của G.I.Ujukbaeva. Các tiêu chí đó bao gồm: 1. Hình thức (a. Các sự vật khác, b. Động vật, c. Bộ phận cơ thể động vật, d. Bộ phận cơ thể người); 2. Màu sắc; 3. Kích cỡ; 4. Số lượng bộ 6
  16. phận; 5. Ứng dụng trong đời sống; 6. Ứng dụng trong y học; 7. Nơi sinh trưởng; 8. Mùi; 9. Vị và 10. Thuộc tính khác. Trong tiếng Việt, hiện nay chưa có từ điển từ nguyên nên việc xác định đặc trưng định danh tên các loài hoa chủ yếu dựa vào các tiêu chí trong kết quả nghiên cứu của G.I.Ujukbaeva và đặc tính vốn có của sự vật hiện tượng. Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa dựa trên các định nghĩa tên các loài hoa trong từ điển giải thích tiếng Anh và tiếng Việt để xác định nét nghĩa hay nghĩa vị khu biệt như nét nghĩa phân loại, màu sắc, hình thức/cấu tạo, kích cỡ v.v. Bước 4: Nhập các ngữ liệu vào phần mềm máy tính để phân tích số liệu, tính tỷ lệ phần trăm (%). 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình nghiên cứu đối chiếu có hệ thống và chuyên sâu về nhóm từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt ở bình diện cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp một phần nhất định vào việc nghiên cứu lý thuyết của ngôn ngữ học đối chiếu cũng như đối chiếu một nhóm từ ngữ cụ thể giữa các ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ khác nhau. Trên cơ sở phân tích và đối chiếu đặc điểm cấu tạo từ, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sẽ chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách tạo từ, định danh và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ các loài hoa trong hai ngôn ngữ, từ đó rút ra một số đặc trưng văn hóa của ngôn ngữ và tư duy của hai cộng đồng người Anh và Việt. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần vào việc nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết về nghĩa và nghĩa biểu trưng của một nhóm từ trong các ngôn ngữ thuộc loại hình khác nhau. Chính sự đối chiếu ngữ nghĩa nói chung, nghĩa biểu trưng nói riêng của các từ ngữ chỉ các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt có thể giúp thấy được một số đặc trưng văn hóa - dân tộc trong ngôn ngữ và tư duy của hai cộng đồng người Anh và Việt. Do vậy, các kết quả nghiên cứu đã góp thêm tiếng nói khẳng định vai trò của lí thuyết về ngữ nghĩa chưa phải đã lỗi thời mà vẫn có giá trị đối với việc nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ. 7
  17. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu đối chiếu nhóm từ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt có đóng góp thiết thực cho thực tiễn giảng dạy tiếng Anh cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người Anh với tư cách là những ngoại ngữ. Đồng thời, nó cũng giúp cho việc phân tích, bình giá các từ ngữ chỉ hoa xuất hiện với tư cách là những tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án cũng phục vụ cho công tác biên, phiên dịch cũng như công tác biên soạn từ điển Anh – Việt, Việt – Anh. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục luận án bao gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong chương này, các nghiên cứu liên quan đến các nhóm từ và nhóm từ chỉ hoa được tổng hợp và phân tích. Một số vấn đề lý luận chung về từ, cụm từ, nghĩa của từ, định danh, ngôn ngữ học đối chiếu, văn hóa cũng được trình bày trong chương này. Chương 2. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo, định danh và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này xác định đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ hoa giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt, sau đó được so sánh dựa trên các đặc điểm văn hóa dân tộc. Chương 3. Đối chiếu nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa thành tố hoa và tên gọi các loài hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 3 tập trung phân tích sự kết hợp của flower (hoa) và tên các loài hoa với các yếu tố khác trên trục ngữ đoạn nhằm làm rõ các hướng nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ và ca dao chứa thành tố hoa và tên các loại hoa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Mỗi tiểu loại được so sánh đối chiếu để tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt; lý giải sự tương đồng và khác biệt này dựa trên các đặc trưng văn hóa dân tộc. 8
  18. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa trên thế giới Trên thế giới, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về các nhóm từ ngữ chỉ màu sắc; chỉ khái niệm sắc đẹp; nhóm các từ ngữ về ánh sáng và bóng tối v.v. và có một số nghiên cứu cụ thể về nhóm từ ngữ chỉ hoa dưới các góc độ khác nhau. + Nghiên cứu dưới góc độ văn hóa: Một nghiên cứu tiêu biểu ở góc độ này là của Huss et all (2017) với đề tài “The meaning of Flowers: A Cultural and Perceptual Exploration of Ornamental Flowers” (Ý nghĩa của các loài hoa: Một nghiên cứu theo hướng văn hóa và tri nhận về các loài hoa trang trí). Trong công trình này, các tác giả đã tìm hiểu các loài hoa khác nhau (với các cách tri nhận khác nhau) được khái quát hóa như thế nào trong một nền văn hóa. Họ đã sử dụng phương pháp kết hợp để điều tra sở thích của 150 khách thể đối với 4 loại hoa khác nhau, khai thác lý do tại sao họ chọn những loài hoa đó. Các tác giả còn điều tra cách tri nhận của khách thể về khái niệm hoa nói chung và so sánh nó với hình tròn tượng trưng cho tôn giáo của vũ trụ. Từ đó, các tác giả chuyển sang các lý thuyết về tâm lý, tri nhận và văn hóa thông qua việc sử dụng bản đồ khái niệm (concept – map) để tiếp cận những hiểu biết văn hóa về các loài hoa cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tất cả 4 loài hoa đều được lựa chọn ngang nhau như là sự lựa chọn đầu tiên vì vậy tác giả đã giới thiệu khái niệm phổ quát về hoa đó là làm tăng thêm sự bình tâm và hạnh phúc của con người. Khái niệm hoa được xếp hạng cao hơn so với hình tròn tượng trưng cho tôn giáo của vũ trụ vì hoa đem lại niềm hạnh phúc còn hình tròn tượng trưng chỉ mang lại sự quan tâm. Các loài hoa cũng được xếp hạng và phân biệt theo ý nghĩa văn hóa mà các yếu tố hình ảnh khác nhau của chúng gợi lên trong bối cảnh văn hóa của đất nước Do Thái. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng có mối tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố nhận thức phổ quát và yếu tố văn hóa cụ thể liên quan đến các loài hoa. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy một khái niệm trung tâm về hoa (flower) bao quát hơn các ý nghĩa văn hóa cụ thể của các loài hoa. 9
  19. + Nghiên cứu dưới góc độ tâm lý: Công trình đầu tiên nghiên cứu về hoa từ góc độ tâm lý là của nhóm tác giả Haviland-Jones et all (2005) thuộc Khoa tâm lý và di truyền học trường đại học New Jersey “An Environmental Approach to Positive Emotion: Flowers” (Một nghiên cứu theo cách tiếp cận môi trường đối với cảm xúc tích cực: Các loài hoa), trong đó các tác giả đã thực hiện ba nghiên cứu khác nhau và chỉ ra hoa là một yếu tố mang lại cảm xúc tích cực mạnh mẽ. Trong nghiên cứu thứ nhất, kết quả cho thấy hoa, khi được tặng cho những người phụ nữ, luôn tạo ra cho họ nụ cười thực sự (true smile). Những người phụ nữ nhận hoa được cho rằng có tâm trạng tích cực hơn cho đến ba ngày sau đó. Trong nghiên cứu thứ hai, một bông hoa được tặng cho những nam giới hay phụ nữ trong thang máy thì đều tạo ra những ứng xử xã hội tích cực hơn là các yếu tố kích thích khác. Trong nghiên cứu thứ ba, hoa được tặng cho những người già (trên 55 tuổi), kết quả cho thấy những người già cũng có tâm trạng tích cực và cải thiện được trí nhớ. Có thể nói hoa có những tác động tức thì hay tác động lâu dài đến đến phản ứng cảm xúc, tâm trạng, hành vi xã hội và thậm chí cả trí nhớ đối với cả nam giới và nữ giới. Hiện nay, có rất ít lý thuyết trong các ngành học có thể giải thích được những phát hiện này. Tác giả cũng cho rằng hoa rất hữu ích bởi vì chúng đã tiến hóa để nhanh chóng tạo ra những cảm xúc tích cực ở loài người. Ngoài ra, Frownfelter (2010) có công trình nghiên cứu “Flower Symbolism as Female Sexual Metaphor’ (Biểu tượng hoa trong ẩn dụ giới tính nữ). Trong nghiên cứu này, qua những bức tranh màu nước tác giả vẽ từ năm 2009 đến 2010, Frownfelter đã sử dụng các loài hoa như một cách nói ẩn dụ để giải quyết những vấn đề và cảm xúc có liên quan đến chủ đề giới tính nữ. 1.2. Nghiên cứu về từ ngữ chỉ hoa ở Việt Nam Ở Việt Nam, hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trường từ vựng ngữ nghĩa nói chung và từ ngữ chỉ hoa nói riêng. Các công trình nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ ngữ nghĩa học và cú pháp học. + Dưới góc độ ngữ nghĩa học Nghiên cứu trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt, tác giả Cao Thị Thu (1995) đã chỉ ra được những đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của tên gọi thực vật trong trường này, trong đó cũng đề cập đến từ chỉ hoa. 10
  20. Cao Thị Thu còn tìm hiểu đặc điểm dân tộc của cách định danh thực vật trong tiếng Việt và có đối chiếu với một số ngôn ngữ Anh, Nga, Kazakstan. Trái lại, nghiên cứu về “Khả năng liên tưởng nghĩa của từ hoa trong truyện Kiều”, Phan Thị Huyền Trang (2007) không đi sâu nghiên cứu về đặc điểm định danh và đặc điểm ngữ nghĩa của hoa và đối chiếu giữa các ngôn ngữ, mà đi sâu phân tích, lý giải sự lan toả ý nghĩa của từ “hoa” từ tâm ra ngoại vi, cũng như sợi dây gắn kết về ngữ nghĩa từ ngoại vi hướng về tâm. Đồng thời tác giả cũng phác thảo phần nào cơ chế sản sinh khái niệm, cơ chế sản sinh ý nghĩa mới của một từ qua tương tác ngữ cảnh, cũng như cơ cấu tổ chức từ vựng trong ngôn ngữ. Theo đó, từ “hoa” trong “Truyện Kiều” xuất hiện 133 lần với 3 tư cách khác nhau: Hoa với tư cách là yếu tố cấu tạo từ: tài hoa, hào hoa, phồn hoa (7 trường hợp), Hoa với tư cách là từ nhân danh: con Hoa, Hoa Nô (4 trường hợp) và Hoa với tư cách là một thực từ với sự hội tụ đầy đủ hai mặt biểu đạt - được biểu đạt và khả năng hoạt động độc lập: 122 trường hợp. Trên cơ sở đó tác giả tìm hiểu khả năng liên tưởng nghĩa của từ “hoa” dưới góc độ ngôn ngữ - văn hoá. Nguyễn Thị Thanh Hường (2014), trong luận văn thạc sỹ của mình “Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ Dương Kiều Minh” đã khảo sát sáu tiểu trường từ vựng về hoa được nói đến trong thơ Dương Kiều Minh đó là: trường từ vựng về các loài hoa, trường từ vựng về đặc điểm, tính chất hoa, trường từ vựng về thời gian và không gian hoa xuất hiện, trường về danh từ đơn vị dùng để chỉ hoa, trường về các bộ phận của hoa và tiểu trường các từ chỉ trạng thái của hoa. Trường từ vựng về các loài hoa là một trường từ vựng lớn, phong phú nhất trong trường từ vựng về hoa trong tác phẩm của Dương Kiều Minh. Tác giả cũng cho rằng ngoài trường từ vựng về các loài hoa thì trường từ vựng về đặc điểm, tính chất cũng là một trường khá tiêu biểu, với rất nhiều từ nói về hình dáng hoa, kích thước hoa, hương hoa, màu sắc hoa được nhà thơ miêu tả rất chi tiết cụ thể. Tiếp đến là trường từ vựng về thời gian và không gian hoa xuất hiện, tác giả đã thống kê với 161 từ chỉ không gian, thời gian xuất hiện 302 lần. Dương Kiều Minh đã đưa vào trong thơ mình cả một kho từ vựng về thời gian hoa nở, không gian hoa xuất hiện trong thiên nhiên. Bên cạnh đó, trường từ vựng về hoa còn có các tiểu trường khác như các danh từ đơn vị dùng để chỉ hoa, trường các bộ phận của hoa và trường về trạng thái của hoa. Đây cũng là những trường từ 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2