Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại trong một số hoàn cảnh giao tiếp của Quân đội nhân dân Việt Nam
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ hội thoại trong một số hoàn cảnh giao tiếp của quân đội (Cụ thể hội thoại thi vấn đáp tốt nghiệp tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 Thị xã Sơn Tây; Hội thoại khám chữa bệnh tại Bệnh viện 108 Quận Hai Bà Trưng; Hội thoại giao dịch tại một số chi nhánh Ngân hàng Quân đội, các thoại trường Luận án lựa chọn khảo sát thuộc Thành phố Hà Nội) dưới ánh sáng Ngữ dụng học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại trong một số hoàn cảnh giao tiếp của Quân đội nhân dân Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ DUNG ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONG MỘT SỐ HOÀN CẢNH GIAO TIẾP CỦAQUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ DUNG ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONGMỘT SỐ HOÀN CẢNH GIAO TIẾP CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH. LÝ TOÀN THẮNG 2. PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG KHÁNH HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên các trang thông tin điện tử theo Danh mục tài liệu tham khảo của luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Dung
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 7 1.1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu hội thoại ở nước ngoài ............................ 7 1.1.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu hội thoại ở trong nước ............................ 9 1.1.3.Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong môi trường quân đội. .................. 12 1.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 16 1.2.1. Khái niệm giao tiếp ................................................................................ 17 1.2.2. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ ................................................................... 21 1.2.3.Lý thuyết hội thoại .................................................................................. 28 1.2.4. Lịch sự và vấn đề nghiên cứu lịch sự giao tiếp của quân đội................. 39 Chương 2: NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONG GIAO TIẾP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ........................................................................................ 45 2.1. Dẫn nhập ........................................................................................................... 45 2.2. Tương tác hội thoại giao tiếp quân đội .......................................................... 46 2.2.1. Quyền được nói, lượt lời và hệ thống điều hành cục bộ ........................ 46 2.2.2. Chỗ ngừng, hiện tượng gối đầu và kênh phản hồi ................................. 50 2.3. Lượt lời và tham thoại giao tiếp quân đội ..................................................... 57 2.4. Hành vi ngôn ngữ trong tham thoại giao tiếp quân đội ............................... 70 2.4.1. Hành vi chào – chào ............................................................................... 71 2.4.2. Hành vi hỏi – trả lời................................................................................ 73 2.4.3. Hành vi mệnh lệnh – thực hiện mệnh lệnh ............................................. 77 2.4.4. Hành vi trần thuật – trần thuật ................................................................ 79 Chương 3: CẶP THOẠI TRONG GIAO TIẾP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM .............................................................................................................. 84 3.1. Dẫn nhập ........................................................................................................... 84 3.2. Cặp thoại giao tiếp quân đội ........................................................................... 86 3.2.1. Cặp thoại thi vấn đáp tốt nghiệp ............................................................. 86
- 3.2.2. Cặp thoại khám chữa bệnh ..................................................................... 91 3.2.3. Cặp thoại giao dịch ngân hàng ............................................................... 97 3.3. Vận động hội thoại trong giao tiếp quân đội ............................................... 102 3.3.1. Sự trao lời ............................................................................................. 102 3.3.2. Sự trao đáp ............................................................................................ 104 3.3.3. Sự tương tác .......................................................................................... 110 Chương 4: LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ....................................................................................................................... 119 4.1. Lịch sự trong giao tiếp quân đội ................................................................... 119 4.2. Các nhân tố chi phối chiến lược lịch sự........................................................ 121 4.2.1.Khoảng cách xã hội (D)......................................................................... 124 4.2.2. Mức độ áp đặt (R)................................................................................ 125 4.3. Các phương tiện hỗ trợ hành vi ngôn ngữ giao tiếp quân đội ................... 127 4.3.1. Hành vi ngôn ngữ hỏi ........................................................................... 127 4.3.2.Hành vi ngôn ngữ bày tỏ ....................................................................... 128 4.3.3. Hành vi ngôn ngữ hứa hẹn ................................................................... 129 4.3.4. Hành vi ngôn ngữ cảm thán .................................................................. 129 4.3.5. Hành vi ngôn ngữ xin lỗi ...................................................................... 130 4.3.6. Dấu hiệu từ vựng – tình thái trong giao tiếp......................................... 130 4.3.7. Từ ngữ xưng hô .................................................................................... 131 4.4. Lịch sự trong hành vi hồi đáp ....................................................................... 132 4.4.1. Cơ sở xác định tính chất lịch sự trong hành vi hồi đáp ........................ 132 4.4.2. Một số chiến lược lịch sự trong hành vi hồi đáp ................................. 135 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 160
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ BN bệnh nhân BS bác sĩ CMND chứng minh nhân dân GV giảng viên HV học viên CH chủ hướng PT phụ thuộc KH khách hàng NV nhân viên
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Lượt lời và tham thoại giao tiếp quân đội ...................................... 70 Bảng 2.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ ............................................................ 81 Bảng 3.1.Cấu trúc cặp thoại thi vấn đáp tốt nghiệp ........................................ 90 Bảng 3.2. Cấu trúc cặp thoại khám chữa bệnh................................................ 95 Bảng 3.3. Cấu trúc cặp thoại giao dịch ngân hàng........................................ 100 Bảng 3.4. Tín hiệu điều hành vận động trao - đáp giao tiếp quân đội…. ..... 116 Bảng 4.1. Cặp xưng hô trong tham thoại giao dịch ngân hàng..................... 142
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Dưới ánh sáng của Ngữ dụng học, đặc biệt của lý thuyết Hội thoại, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp được đặc biệt chú ý, ở nhiều khía cạnh khác nhau. Khi tham gia giao tiếp, các vai giao tiếp phải nói năng sao cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp, đồng thời phải phù hợp với chiến lược giao tiếp đã đặt ra. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa con người (nhóm người) với con người (nhóm người), trong đó diễn ra sự trao đổi thông tin (hiểu rộng), đồng thời thể hiện thái độ, cách đánh giá, cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp đối với nội dung giao tiếp và ứng xử giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Đặc biệt đối với người Việt, do ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội, nên cách sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong hội thoại khá đa dạng, linh hoạt và có nhiều nét khác biệt tinh tế so với những ngôn ngữ khác. Tìm hiểu hội thoại của giao tiếp xã hội ở những hoàn cảnh khác nhau trong đó có giao tiếp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể góp phần chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ của một cộng đồng hay một nhóm xã hội. 1.2. Ngôn ngữ hội thoại trong một số hoàn cảnh giao tiếp của Quân đội Nhân dân Việt Nam ( gọi tắt là giao tiếp quân đội ) hết sức linh hoạt. Hoạt động giao tiếp quy thức ở ngữ cảnh hỏi thi tốt nghiệp tại Trường Sĩ quan Lục quân 1, là đơn vị quân đội chính quy, ngoài tính khuôn mẫu (theo quy định điều lệnh), hội thoại mang đặc điểm ngôn ngữ hành chính quân sự thì chúng cũng có cấu trúc, chức năng như hoạt động giao tiếp thông thường. Ở các thoại trường giao tiếp khác như: giao tiếp giữa bác sĩ với bệnh nhân khám chữa bệnh tại Bệnh viện108, giao tiếp giữa nhân viên với khách hàng trong giao dịch ở một số chi nhánh Ngân hàng Quân đội Hà Nội, …lại là những kiểu loại giao tiếp chứa đựng nhiều nét khác biệt: Đó là ngôn ngữ nói năng trong giao tiếp không hoàn toàn theo khuôn mẫu quy định của điều lệnh mà ngôn ngữ giao tiếp mang đặc điểm: Khoa học y học; chuyên ngành tài chính ngân hàng; hành chính công vụ, thậm chí phảng phất bóng dáng ngôn ngữ sinh hoạt đời thường. 1
- Xét dưới góc độ Ngữ dụng học, những cuộc hội thoại giao tiếp quân đội, dù ở thoại trường giao tiếp nào, vẫn mang những đặc điểm chung của hoạt động giao tiếp thông thường, vẫn chịu sự tác động của các quy tắc hội thoại, các nhân vật giao tiếp vẫn phải theo những chiến lược nhất định. 1.3. Trong ngôn ngữ học, nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại là mảng đề tài vô cùng phong phú, từ trước đến nay được nhiều tác giả ngôn ngữ học nước ngoài và trong nước đề cập tới. Trong thời gian qua có một số tác giả đã vận dụng lý thuyết Ngữ dụng học vào việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên, các công trình đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại bằng tiếng Việt trong giao tiếp ở quân đội hầu như chưa có. Hiện nay nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên Quân đội Nhân dân Việt Nam phải có phẩm chất, năng lực toàn diện. Trong đó việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp đạt hiệu quả cao trong học tập và công tác, đã được các cơ quan, đơn vị trong quân đội đặc biệt quan tâm, coi là một mục tiêu cần hướng tới. Việc tìm hiểu phân tích đặc điểm hội thoại giao tiếp quân đội nhằm mục đích gián tiếp giúp cán bộ, nhân viên, học viên trong môi trường này vận dụng ngôn ngữ vào thực tiễn giao tiếp đạt hiệu quả cao, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại trong một số hoàn cảnh giao tiếp của Quân đội Nhân dân Việt Nam” làm hướng nghiên cứu trong luận án này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hướng đến mục đích là chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ hội thoại trong một số hoàn cảnh giao tiếp của quân đội ( Cụ thể hội thoại thi vấn đáp tốt nghiệp tại Trường Sĩ quan Lục quân 1Thị xã Sơn Tây;Hội thoại khám chữa bệnh tại Bệnh viện 108 Quận Hai Bà Trưng; Hội thoại giao dịch tại một số chi nhánh Ngân hàng Quân đội, các thoại trường Luận án lựa chọn khảo sát thuộc Thành phố Hà Nội) dưới ánh sáng Ngữ dụng học, nhằm góp phần chuẩn hóa ngôn ngữ và nâng cao hiệu quả giao tiếp trong học tập, huấn luyện, công tác của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 2
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, những vấn đề lý luận được chọn làm cơ sở cho định hướng nghiên cứu đề tài. - Thu thập, xử lý ngữ liệu, cụ thể các cuộc thoại ghi chép, ghi âm trong ba hoàn cảnh giao tiếp nói trên của Quân đội Nhân dân Việt Nam để thống kê phân loại theo các tiêu chí xác định. - Phân tích, miêu tả các đơn vị hội thoại trong giao tiếp. Chỉ ra chức năng của các hành vi ngôn ngữ thường dùng và tính tương tác của chúng trong hội thoại giao tiếp quân đội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngôn ngữ hội thoại trong giao tiếp ở các đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam, cụ thể là: 50 cuộc thoại giao tiếp giữa giảng viên với học viên trong thi vấn đáp tốt nghiệp tại Trường Sĩ quan Lục quân 1; 50 cuộc thoại giao tiếp giữa bác sĩ với bệnh nhân trong khám chữa bệnh tại Bệnh viện Quân đội 108; 50 cuộc thoại giao tiếp giữa nhân viên với khách hàng trong giao dịch tại một số chi nhánh của Ngân hàng Quân đội Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Ngôn ngữ hội thoại trong giao tiếp ở các cơ sở thuộc Quân đội Nhân Việt Nam rất đa dạng, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Luận án chỉ chọn một số trường hợp nghiên cứu: 1/ Các cuộc thoại trong thi vấn đáp tốt nghiệp địa điểm thao trường, giảng đường của Trường Sĩ quan Lục quân 1, thị xã Sơn Tây; 2/ Các cuộc thoại trong khám chữa bệnh tại một số phòng khám của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ( gọi tắt là Bệnh viện 108) quận Hai Bà Trưng; 3/ Các cuộc thoại giao dịch tại một số chi nhánh (phòng giao dịch) của Ngân hàng Quân đội. các thoại trường giao tiếp trên nằm trong phạm vi hành chính Thành phố Hà Nội. Ba thoại trường giao tiếp Luận án lựa chọn thuộc các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội nói chung và quân đội nói riêng. Đối tượng chúng tôi khảo sát là các thoại nhân thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam đang thực hiện 3
- nhiệm vụ. Cụ thể: Giao tiếp giữa giảng viên với học viên trong thi vấn đáp tốt nghiệp tại Trường Sĩ quan Lục quân 1, trong lúc các thoại nhân giao tiếp với tư cách quân nhân; Giao tiếp giữa bác sĩ với bệnh nhân tại Bệnh viện 108, trong lúc các thoại nhân có thể giao tiếp với tư cách quân nhân hoặc có thể không phải quân nhân; Giao tiếp giữa nhân viên ngân hàng với khách hàng tại một số chi nhánh giao dịch của Ngân hàng Quân đội Hà Nội, trong lúc các thoại nhân giao tiếp không phải với tư cách quân nhân. Trong hội thoại ở các thoại trường trên, ngôn ngữ của những thoại nhân không phải cán bộ, nhân viên quân đội cũng được ghi nhận. Đó là nhân tố giúp cho sự tương tác hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Thời gian nghiên cứu: Nguồn dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập trong khoảng thời gian 2015 đến 2018. Xử lý và bổ sung ngữ liệu từ tháng 12/2015 đến tháng 9/2019. - Ngôn ngữ hội thoại giao tiếp ở các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội rất đa dạng, xét về các phương diện của Ngữ dụng học. Tuy nhiên Luận án chỉ chọn khía cạnh nghiên cứu liên quan đến lý thuyết Hội thoại, cụ thể: Các đơn vị tham gia cấu tạo cuộc thoại: cặp thoại, ( lượt lời ) tham thoại; hành vi ngôn ngữ thường gặp; Nguyên tắc lịch sự giao tiếp tại ba thoại trường giao tiếp nói trên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án này được thực hiện với các phương pháp và thủ pháp sau: 4.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp này nhằm mục đích phân tích các cuộc thoại giao tiếp đặt trong mối quan hệ với ngữ cảnh và các yếu tố khác như quan hệ tương tác, quan hệ liên nhân. Luận án cũng sử dụng phương pháp này để chỉ ra đặc điểm về cấu trúc, đặc điểm lời thoại của các thoại nhân, qua hình thức của các lời thoại tương tác, đặc điểm của cặp thoại, tham thoại,…ảnh hưởng đến quá trình sử dụng ngôn ngữ của các thoại nhân khi tham gia hội thoại trong một số hoàn cảnh giao tiếp quân đội. 4
- 4.2. Phương pháp điều tra ngôn ngữ học xã hội Phương pháp này được vận dụng khi khảo sát thực tế thu thập ngữ liệu làm cơ sở dữ liệu cho luận án, gồm: ghi chép, ghi âm, chụp ảnh. 4.3. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được vận dụng khi phân tích và tổng hợp để xác định đặc điểm lời thoại từng kiểu đơn vị hội thoại, qua đó xác định đặc điểm, vai trò, cấu trúc, chức năng của chúng trong hội thoại. Trong luận án, thủ pháp thống kê được dùng để chỉ ra quy luật xuất hiện của các đơn vị tham gia cấu tạo nên các cuộc thoại: cặp thoại, (lượt lời) tham thoại, đặc biệt là tham thoại dẫn nhập, tham thoại hồi đáp, các hành vi chủ hướng, hành vi phụ thuộc, hỏi trực tiếp, hỏi gián tiếp,… 5. Đóng góp về khoa học của luận án Quân đội Nhân dân Việt Nam đến nay đã kinh qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Nói đến Quân đội Nhân dân Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến các vị tướng lĩnh tài ba, đến những chiến công hiển hách, đến hình ảnh “Anh bộ đội Cụ Hồ”,…Vì vậy các đề tài nghiên cứu về lịch sử quân sự Việt Nam hay các lĩnh vực khác của quân đội rất đa dạng và phong phú. Từ đó, có thể rút ra những bài học bổ ích cho “Nghệ thuật chiến tranh nhân dân”.Trong khi đó với ngành Việt ngữ học, ngôn ngữ hội thoại giao tiếp ở các đơn vị thuộc quân đội vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống trên tinh thần của lý thuyết Hội thoại. Kết quả nghiên cứu của Luận án chỉ ra những đặc trưng cơ bản, xác định được các mô hình cuộc thoại trong ba hoàn cảnh giao tiếp của quân đội mà Luận án lựa chọn ở trên. Đồng thời, Luận án hệ thống hóa chiến lược giao tiếp mà các thoại nhân thường sử dụng, để xây dựng chiến lược giao tiếp đạt:“sự thông minh, sáng tạo của nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp quân đội”, hướng đến sự chuẩn mực cho các thế hệ sau kế thừa phát triển trong quá trình học tập và công tác giúp cho hoạt động giao tiếp ở môi trường quân đội luôn đạt hiệu quả cao, đảm bảo nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp. 5
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả của Luận án có thể góp phần làm sinh động, phong phú hơn cho Ngữ dụng học, đặc biệt của lý thuyết Hội thoại, làm rõ hơn một số nội dung của ngôn ngữ hội thoại qua nghiên cứu trường hợp giao tiếp ở các cơ quan đơn vị do quân đội quản lý. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của Luận án có tác dụng tích cực hướng đến tính chuẩn mực về giao tiếp trong quân đội. Các kết quả nghiên cứu đạt được có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ cho các chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, trong giáo dục, huấn luyện và công tác của cán bộ, nhân viên Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng kết quả nghiên cứu bước đầu của Luận án còn là tài liệu học tập, tham khảo hữu ích cho đồng nghiệp, học viên ở môi trường quân đội nói chung và các lĩnh vực giáo dục, ngân hàng, y tế trong quân đội nói riêng. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của Luận án gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2: Ngôn ngữ hội thoại trong giao tiếp Quân đội Nhân dân Việt Nam Chương 3: Cặp thoại trong giao tiếp Quân đội Nhân dân Việt Nam Chương 4: Lịch sự trong giao tiếp Quân đội Nhân dân Việt Nam 6
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu hội thoại ở nước ngoài Cụm từ phân tích hội thoại xuất hiện sớm nhất trong tác phẩm của hai tác giả nghiên cứu người Mĩ là Eving Gossman và Harold Gasinkel [102.tr. 403], trong đó nền tảng của lý thuyết hội thoại là những tư tưởng của bộ môn phương pháp luận dân tộc học (ethnomethodology) trong nghiên cứu hội thoại và quan điểm về trật tự tương tác của E.Gossman. Quan điểm của hai nhà nghiên cứu trên cho thấy các thành viên trong xã hội xây dựng và nhận biết sự vật, sự việc, hành động cũng như thấu hiểu nhau cần phải dựa vào các yếu tố như phong tục, tập quán, tâm lý,… [102.tr.02]. Đồng thời hai tác giả chú trọng nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ thường ngày mà theo họ chúng bị lãng quên, đặc biệt là nghiên cứu các trường hợp tương tác xã hội, thông qua sự phát triển phân tích hội thoại bằng các thiết lập mối quan hệ nhằm khảo sát trật tự trong cuộc sống. Những năm 70 của thế kỉ XX, nhờ công trình của Harvey Sackd và một số cộng sự của ông là Emmamueal A. Schegloff, Gail Jefferson, phân tích hội thoại tách ra khỏi ngành dân tộc học trở thành lĩnh vực riêng biệt với mục đích nghiên cứu cấu trúc hoạt động của giao tiếp mà trước đây nó bị ảnh hưởng bởi một số ngành khoa học liên nhân (Lerner, 2004). Phân tích hội thoại được rút ra từ nghiên cứu dân tộc học, quan tâm đến trật tự tạo ra như thế nào trong tương tác xã hội, với phương pháp thực nghiệm dựa trên phân tích vi mô (Claymau và Maynard,1995). Kế thừa thành tựu nghiên cứu về hội thoại của các bậc tiền bối, sau này, các vấn đề ngôn ngữ hội thoại, ngôn ngữ lời nói được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu như: N.Chomsky, J.Austin, J.Filmore, H.P.Grice, S.C. Dik, C.K.Orechioni…Trong đó tác giả H.P.Grice là người có những đóng góp 7
- quan trọng cho việc nghiên cứu lý thuyết hội thoại.Trong cuốn “Logic and Conversation”, ông đã nghiên cứu để đưa ra nguyên lý cộng tác hội thoại, tương tác hội thoại, logic với hội thoại cũng như việc phân chia các phương diện liên kết hội thoại. G.Yule (1986) đề cấp đến vấn đề cộng tác và hàm ý hội thoại, các đặc tính của hàm ý hội thoại trong mối quan hệ tương tác, hội thoại và cấu trúc ưa chuộng [96. tr 35]. Đối thoại trong sự hình thành có quy định, chuyên nghiệp cũng được nghiên cứu bằng cách mô tả nó hạn chế hoặc sửa đổi như thế nào so với tương tác hội thoại (Drew và Heritage, 1992). Các nghiên cứu trong lĩnh vực này thường tìm hiểu thể loại hoặc các loại hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể, ví dụ, đối thoại (Atkinson và Drew, 1979), các cuộc gọi khẩn cấp (Whalen và Zimmermann,1990), các cuộc họp (Boden,1994), cách nói tin tốt và xấu trong bối cảnh lâm sàng (Maynard, 2003) và tin đồn (Bergmann, 1993). Charles Goodwin nghiên cứu các đặc điểm tổ chức hành vi trong đối thoại tương tác – không chỉ là vai trò của ánh mắt, cử chỉ và vị trí cơ thể, mà còn sử dụng các công cụ và đặc điểm hình thành khác (Goodwin, 2000; xem thêm các nghiên cứu tại nơi làm việc ở Heath và Luff, 2000). Goodwin (2003) đưa ra tập hợp các nghiên cứu phân tích hội thoại về cách mà con người sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp thông thường (xem Institional talk; Family speak; Computers in Lexicography). Hơn nữa về lý thuyết phương pháp phân tích và phương pháp luận cơ bản của lý thuyết hội thoại về sau được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như: nghiên cứu lĩnh vực tương tác ngữ pháp, nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc ngôn ngữ, tập quán ngôn ngữ, các tổ chức lượt lời và các trình tự trong sự tương tác hội thoại. ( Ochs et al,1996; Selting và Couper – Kuhlen năm 2001; Ford et al, 2002; Couper – Kuhlen và Ford, 2004 ). Những thập niên đầu thế kỉ XXI các nhà nghiên cứu như Anthony Liddicoat [101] Robin Wooffitt [103], đã cho ra mắt những công trình nghiên cứu mang tính lý luận đại cương, trong đó đề cập đến các khái niệm trong 8
- phân tích hội thoại như ngữ cảnh chuỗi, mở rộng và phân tích hội thoại, khoảng trống hội thoại,… Với kết quả thu thập được tình hình nghiên cứu về hội thoại ở nước ngoài như trên cho thấy rằng phân tích hội thoại đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học. Về cơ bản các công trình nghiên cứu mới đề cập đến phân tích hội thoại ở dạng đại cương, những công trình đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng của phân tích hội thoại trong các lĩnh vực giao tiếp thông thường. Những lý thuyết trên cùng những nghiên cứu về hội thoại của các tác giả đi trước tạo tiền đề cho chúng tôi tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ hội thoại giao tiếp quân đội. 1.1.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu hội thoại ở trong nước Ngữ dụng học nói chung và Lý thuyết Hội thoại nói riêng so với các chuyên ngành ngôn ngữ học khác xuất hiện ở trong nước muộn hơn. Tuy nhiên, những thập niên đầu thế kỉ XXI, các nhà ngôn ngữ học đã công bố nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề hội thoại. Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “Giao tiếp diễn ngôn và Cấu tạo văn bản” (2009) ở chương 3 tác giả bàn về vấn đề phân tích hội thoại. Theo tác giả, “Phân tích hội thoại” đến từ thực tế cuộc sống, và trong sự gặp gỡ với lý thuyết dụng học, nó trở thành một đối hệ nghiên cứu hoàn chỉnh với hệ thống các công cụ lý thuyết trọn vẹn, có sức mạnh giải thích thỏa đáng. Một trong những tác giả đi tiên phong ở lĩnh vực này là Đỗ Hữu Châu với hai công trình “Đại cương Ngôn ngữ học” (2002), “Cơ sở ngữ dụng học” (2003). Ông được xem là một trong những người đầu tiên đề xuất một hướng tiếp cận mới, một hướng nghiên cứu mới vào Việt Nam - đó là phân tích Hội thoại trong sự hành chức của ngôn ngữ. Năm 1993, lần đầu tiên các vấn đề lý thuyết hội thoại như: cấu trúc hội thoại, các quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại, chức năng của các đơn vị hội thoại, đã được Đỗ Hữu Châu trình bày trong cuốn “Đại cương Ngôn ngữ học”, Tập 2 [10]. Có thể coi đây là những công trình chuyên sâu về ngữ dụng học nói chung và hội thoại nói riêng ở 9
- Việt Nam. Mặt khác, hai công trình này cũng chính là những định hướng quan trọng giúp người đọc bước đầu tiếp cận một lĩnh vực nghiên cứu mới, khó nhưng cũng hứa hẹn nhiều điều thú vị. Tiếp đến là tác giả Nguyễn Đức Dân trong cuốn“Ngữ dụng học” (1998) [13] dành toàn bộ Chương 3 để giới thiệu về phương pháp nghiên cứu hội thoại, cấu trúc hội thoại, nguyên lý hội thoại và phép lịch sự. Trong cuốn Dụng học Việt ngữ [27] năm 2000, tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã trình bày những vấn đề của lý thuyết hội thoại và phép lịch sự trong giao tiếp bằng những dẫn chứng sinh động, cụ thể với cách viết ngắn gọn, súc tích. Nhiều vấn đề khác như cấu trúc hội thoại, lời ướm trong hội thoại, nguyên tắc hợp tác và hàm ý hội thoại, chiến lược giao tiếp trong hội thoại đã được ông trình bày và lý giải một cách khá cụ thể rõ ràng. Tác giả Vũ Thị Thanh Hương (1990), “Bước đầu tìm hiểu các hành vi giao tiếp mở đầu tương tác bác sĩ - bệnh nhân”, (Tạp chí Ngôn ngữ - số 3 và 1992), “ Các hành vi giao tiếp kết thúc tương tác bác sĩ – bệnh nhân”(Hội nghị Khoa học Viện Ngôn ngữ học). Tác giả Nguyễn Văn Khang năm 1999 đã tiếp cận hội thoại từ góc nhìn Ngôn ngữ học xã hội.Trong chương 8 [52], tác giả đi sâu vào ba vấn đề chủ yếu của hội thoại là: cấu trúc hội thoại, chiến lược hội thoại và phong cách hội thoại. Từ bình diện ngôn ngữ học xã hội, tác giả đã dành nhiều thời gian để phân biệt năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp, những cấu trúc quan trọng dùng để biểu đạt lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ. Với tác giả Đỗ Kim Liên, năm 1999, cho ra đời cuốn “Ngữ nghĩa lời thoại” [56]. Nếu như các tác giả trước đây khi nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại thường xem xét câu hỏi, câu đáp một cách riêng lẻ thì lần đầu tiên, tác giả đã quan tâm nghiên cứu sự tương tác giữa câu hỏi – câu đáp từ bình diện ngữ nghĩa. Nếu như các tác giả trước đây khi nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại thường xem xét câu hỏi, câu đáp một cách riêng lẻ thì lần đầu tiên, tác giả đã quan tâm nghiên cứu sự tương tác giữa câu hỏi – câu đáp từ bình diện ngữ 10
- nghĩa. Một điểm nữa là các tác giả như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Văn Khang trình bày các vấn đề và dẫn dụ được lấy từ nguyên mẫu lời nói thì tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã sử dụng các cuộc thoại trong tác phẩm văn học viết để soi sáng các vấn đề của Lý thuyết hội thoại. Năm 2005, tác giả Đỗ Thị Kim Liên tiếp tục công bố “Giáo trình Ngữ dụng học” [59. tr.25]. Trong công trình này, những nội dung cập nhật của lý thuyết hội thoại tiếp tục được tác gỉa soi chiếu thông qua các tác phẩm văn học sau này. Kế thừa và phát triển thành tựu các bậc tiền bối, các thế hệ tiếp sau đã vận dụng Lý thuyết Hội thoại và các đơn vị hội thoại vào các nghiên cứu của mình. Tác giả Phạm Văn Thấu (2000) [88] lại đi sâu nghiên cứu cấu tạo của cặp thoại, các kiểu cấu trúc liên kết của cặp thoại bao gồm: liên kết phẳng, liên kết lồng, liên kết đối xứng và liên kết móc xích. Tác giả Mai Xuân Huy trong “Ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp” [42] đã dành một phần trong Chương 3 để bàn về cấu trúc hội thoại quảng cáo, cặp thoại trong hội thoại quảng cáo và sự liên kết của các cặp thoại. Ngoài 5 cấu trúc mà tác giả Phạm Văn Thấu đã đưa ra, Mai Xuân Huy còn bổ sung thêm kiểu liên kết đồng quy hay còn gọi là liên kết hướng tâm. Bên cạnh đó, lý thuyết hội thoại còn được quan tâm nghiên cứu dưới góc độ ứng dụng vào những phạm vi giao tiếp cụ thể như giao tiếp mua bán, giao tiếp đàm phán thương mại, hội thoại dạy học, hội thoại giữa tư vấn viên tổng đài và người gọi điện thoại tư vấn,… Đặc biệt, riêng bình diện hội thoại giữa người mua – người bán đã có tới gần sáu chục công trình đề cập đến vấn đề này như [71,72],…. Nhìn chung, các tác giả đã tập trung chủ yếu vào những vấn đề cụ thể của hội thoại và đã chỉ ra được cấu trúc cuộc thoại mua bán, các đặc điểm của hội thoại mua bán ở chợ và các đơn vị cấu trúc hội thoại. Điều đáng chu ý là tác giả Trần Thanh Vân đã đi sâu nghiên cứu những khác biệt về giới tính thể hiện qua cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp, từ đó hướng đến việc làm rõ các kiểu dạng hoạt động ngôn ngữ đặc thù mang đặc trưng văn hóa vùng biểu hiện trong ngôn ngữ hội thoại. 11
- Ở bình diện ngôn ngữ hội thoại dạy học, có các công trình Quách Thị Gấm (2010) [23],Vũ Thị Thanh Hương (2004) [55], Nguyễn Thị Dung (2011) [15] Trần Thị Phượng (2015) [72]. Các công trình này đã đề cập khá đầy đủ đến các vấn đề của hội thoại dạy học như cặp thoại dạy học, vai trò của cặp thoại trong tổ chức của đoạn thoại và cuộc thoại, cấu trúc, chức năng của cặp thoại dạy học, bước thoại và năng lực giao tiếp của giảng viên, giáo viên, sinh viên, học viên, học sinh. Trên cơ sở những tri thức nền tảng lý thuyết hội thoại trong và ngoài nước, nhiều công trình đã tập trung nghiên cứu, mở rộng việc vận dụng lý thuyết hội thoại vào thực tiễn giao tiếp hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn học, văn bản quản lý nhà nước,… Tuy nhiên, cho đến nay, ngôn ngữ hội thoại giao tiếp của cán bộ, nhân viên Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn là mảng đề tài để ngỏ cần được tiếp tục khám phá. 1.1.3.Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong môi trường quân đội. Quân đội Nhân dân hơn bảy mươi năm xây dựng chiến đấu, trưởng thành mảng đề tài về lịch sử quân đội, về nghệ thuật chiến tranh nhân dân, về anh bộ đội Cụ Hồ…được nhiều tác giả nghiên cứu. Bên cạnh đó mảng đề tài về khoa học ngôn ngữ quân sự, theo tìm hiểu của chúng tôi đến nay có một số công trình nghiên cứu cụ thể như sau: Ngôn ngữ người lính được phân tích khá thú vị trong công trình “Văn học Việt Nam 1945 -1954”, tác giả Mã Giang Lân đánh giá tổng quát về tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1945 -1954 và bước đầu phân tích về mảng đề tài người lính trong văn xuôi. Theo tác giả, người lính là những con người mà khi tiếp xúc cho người ta “một cảm giác lạ lùng ở trong người: Người dân quê bây giờ lạ lắm, họ không phải là người quê nữa, họ là những người giết được giặc, có một tình cảm mãnh liệt, đẹp đẽ” [dẫn theo 4.tr.19]. Đó có thể là một “Anh trung đội trưởng ra mệnh lệnh quan trọng bằng những lời nói ôn tồn thân mật và trở nên ngập ngừng khi nói đến quyết tâm trả thù cho đồng chí trung đội phó” [ dẫn theo 4.tr.19 ] hay đó là người lính dù rất nhớ quê hương, 12
- gia đình nhưng khi nhắc tới vẫn giữ “một giọng vui nghịch ngợm”, ưa sử dụng “những thành ngữ, lối ví von, những hình ảnh tạo nên sắc thái riêng” [ dẫn theo 4. tr.20 ]. Các tác giả Hà Minh Đức, Trần Khánh Thành (2003), Nguyễn Đình Thi – tác giả và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục có giới thiệu bài viết của Nguyễn Xuân Nam “ Đọc những tiểu thuyết viết về quân đội của Nguyễn Đình Thi ”,… Như vậy, từ góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu bước đầu xem xét, đánh giá ngôn ngữ người lính trong văn bản như một thủ pháp khắc họa nhân vật. Ở góc độ ngôn ngữ học tâm lý, các nhà khoa học khi nghiên cứu về người lính đã chú trọng đi sâu vào mục đích chức năng ngôn ngữ của người cán bộ chỉ huy.Tác giả Nhữ văn Thao cho rằng : “Cán bộ chỉ huy, cán bộ lãnh đạo, bên cạnh ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày như mọi quân nhân còn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ chỉ huy và ngôn ngữ tuyên truyền giáo dục” [84.tr.75 ]. Ngôn ngữ giao tiếp được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và hoạt động của mỗi cán bộ chỉ huy. Nó ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống và hoạt động của các quân nhân, đặc biệt trong quan hệ đối xử với nhau để trao đổi tình cảm, tăng cường hiểu biết, động viên cổ vũ lẫn nhau.‘Ngôn ngữ giao tiếp của cán bộ chỉ huy trở thành phương tiện có hiệu quả để điều chỉnh tâm lý, hành vi cấp dưới’ [ 84. tr.75 ]. Vai trò, vị trí của việc phát triển vốn ngôn ngữ trong tập thể người lính cũng được các tác giả quan tâm và cho rằng: “Để phát triển trình độ ngôn ngữ cho quân nhân, trong hoạt động quân sự cần tăng cường hoạt động, giao tiếp giữa các quân nhân trong đơn vị: thường xuyên trau dồi thuật ngữ chuyên môn, nắm vững các quy tắc ngữ pháp để phát triển trình độ ngôn ngữ nói và viết; nâng cao trình độ ngôn ngữ thông qua đài, báo, tạp chí và các bài nói, viết của các lãnh đạo; phát huy tính tích cực của bản thân trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ ngôn ngữ” [ 84. tr.75 ]. Đặc biệt về góc độ giao tiếp có công trình khoa học: “Những vấn đề cơ bản của tâm lý học xã hội, tâm lý học tập thể cơ sở quân nhân”, tác giả Hoàng 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 685 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 380 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 677 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 154 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 180 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 209 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 173 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 162 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn