Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
lượt xem 65
download
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm có 2 chương. Trong đó, chương 1 - Cơ sở lý luận của đề tài, chương 2 - Truyện Kiều dưới góc nhìn hội thoại. Luận văn phục vụ cho các bạn chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Thủy HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Thủy HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
- MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................................... 3 0T T 0 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 5 0T T 0 0.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 5 0T 0T 0.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài....................................................................................................... 7 0T 0T 0.2.1. Những nghiên cứu về hội thoại....................................................................................... 7 T 0 T 0 0.2.2. Những nghiên cứu về hội thoại trong Truyện Kiều ....................................................... 10 T 0 T 0 0.3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 11 0T 0T 0.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 11 T 0 0T 0.3.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 11 T 0 0T 0.4. Nguồn ngữ liệu và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 12 0T T 0 0.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 12 0T 0T 0.6. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................................... 12 0T 0T Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 14 0T T 0 1.1. Những khái niệm về ngữ dụng học xung quanh vấn đề hội thoại ......................................... 14 0T T 0 1.1.1. Định nghĩa ngữ dụng học ............................................................................................. 14 T 0 0T 1.1.2. Hành động ngôn ngữ .................................................................................................... 15 T 0 0T 1.1.3. Nhân tố giao tiếp .......................................................................................................... 16 T 0 0T 1.1.3.1. Ngữ cảnh............................................................................................................... 17 T 0 0T 1.1.3.2. Ngôn ngữ .............................................................................................................. 22 T 0 0T 1.1.3.3. Diễn ngôn ............................................................................................................. 23 T 0 0T 1.2. Hội thoại và các vấn đề hữu quan ........................................................................................ 26 0T 0T 1.2.1. Khái niệm hội thoại ...................................................................................................... 26 T 0 0T 1.2.2. Các hình thức của hội thoại .......................................................................................... 26 T 0 0T 1.2.3. Cấu trúc hội thoại ......................................................................................................... 27 T 0 0T 1.3. Các quy tắc hội thoại ........................................................................................................... 32 0T 0T 1.3.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời ........................................................................... 33 T 0 T 0 1.3.2. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại ..................................................................... 34 T 0 T 0 1.3.2.1. Nguyên tắc cộng tác .............................................................................................. 34 T 0 0T 1.3.2.2. Lý thuyết quan yếu................................................................................................ 37 T 0 0T 1.3.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự.................................................... 39 T 0 T 0 1.3.3.1. Định nghĩa lịch sự ................................................................................................. 39 T 0 0T 1.3.3.2. Các lý thuyết về lịch sự ......................................................................................... 40 T 0 0T 1.3.3.3. Kết luận về lịch sự ................................................................................................ 47 T 0 0T 1.4. Tiểu kết ............................................................................................................................... 47 0T T 0
- Chương 2 : TRUYỆN KIỀU DƯỚI GÓC NHÌN HỘI THOẠI ................................................. 49 0T T 0 2.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong các cuộc thoại của Truyện Kiều ....................... 49 0T T 0 2.1.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong đoạn Kim – Kiều gặp gỡ........................... 50 T 0 T 0 2.1.2. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong đoạn báo ơn báo oán................................. 56 T 0 T 0 2.1.3. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong đoạn trao duyên ........................................ 61 T 0 T 0 2.1.4. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong đoạn Kiều khuyên Từ Hải ........................ 63 T 0 T 0 2.1.5. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời trong màn đoàn viên .......................................... 64 T 0 T 0 2.2. Quy tắc điều hành nội dung hội thoại trong Truyện Kiều ..................................................... 67 0T T 0 2.2.1. Nguyên tắc cộng tác trong các cuộc thoại của Truyện Kiều .......................................... 67 T 0 T 0 2.2.2. Lý thuyết quan yếu trong một số cuộc thoại của Truyện Kiều ...................................... 71 T 0 T 0 2.2.2.1. Lý thuyết quan yếu trong đoạn báo ơn báo oán ..................................................... 72 T 0 T 0 2.2.2.2. Lý thuyết quan yếu trong đoạn Kiều khuyên Từ Hải ............................................. 74 T 0 T 0 2.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự của các cuộc thoại trong Truyện Kiều 76 0T T 0 2.3.1. Quy tắc lịch sự của R. Lakoff và Leech thể hiện trong Truyện Kiều ............................. 77 T 0 T 0 2.3.2 Chiến lược lịch sự trong Truyện Kiều ........................................................................... 78 T 0 T 0 2.4. Tiểu kết ............................................................................................................................... 81 0T T 0 KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 82 0T T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 85 0T 0T PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 88 0T T 0 Phụ lục 1: Kim – Kiều gặp gỡ .................................................................................................... 88 0T 0T Phụ lục 2: Thúy Kiều khuyên Kim Trọng giữ ý .......................................................................... 90 0T T 0 Phụ lục 3: Trao duyên ................................................................................................................ 91 0T 0T Phụ lục 4: Kiều đến thanh lâu..................................................................................................... 93 0T 0T Phụ lục 5 : Sở Khanh lừa Kiều ................................................................................................... 94 0T 0T Phụ lục 6 : Thúc Sinh hứa hẹn cùng Kiều ................................................................................... 95 0T T 0 Phụ lục 7: Hoạn Thư hành hạ Kiều............................................................................................. 97 0T 0T Phụ lục 8: Phiên tòa báo ơn báo oán ........................................................................................... 98 0T 0T Phụ lục 9: Kiều cảm tạ Từ Hải ................................................................................................. 101 0T 0T Phụ lục 10: Kiều khuyên Từ Hải .............................................................................................. 102 0T 0T Phụ lục 11: Màn đoàn viên ....................................................................................................... 103 0T 0T
- MỞ ĐẦU 0.1. Lý do chọn đề tài Thứ nhất, theo dòng lịch sử, tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách, chọn lọc khắc nghiệt của thời gian. Vậy mà hơn 200 năm sau, độc giả vẫn yêu mến Truyện Kiều, yêu mến Nguyễn Du, vì “Nói đến di sản Nguyễn Du chủ yếu phải nói đến Truyện Kiều. Nói về việc tiếp thu nghiên cứu di sản Nguyễn Du quan trọng nhất phải nói về quá trình tiếp thu nghiên cứu Truyện Kiều” [12,16]. Thế nhưng hiện nay tất cả những giá trị, những tinh túy của Truyện Kiều và mọi vấn đề về tác giả của nó - đại thi hào Nguyễn Du - đã được khám phá tới tận ngọn ngành chưa? Đó còn là một câu hỏi mà tất cả những ai yêu mến Truyện Kiều, yêu mến Nguyễn Du đều quan tâm. Trong công trình “Thi pháp Truyện Kiều” của mình, Trần Đình Sử đã đưa ra một nhận xét mà chúng tôi nhận thấy thật xác đáng: “Truyện Kiều nói mãi không cùng” [29, 328]. Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã có những nhận định về vai trò của Truyện Kiều đối với dân tộc Việt Nam: “Truyện Kiều - tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du - thực sự đã giữ vai trò quan trọng làm những người Việt Nam ta xích lại gần nhau để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thân yêu của mình” [12, 8]. Như vậy, đối với một tác phẩm có vai trò lớn trong đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam như Truyện Kiều thì việc nghiên cứu, học tập Truyện Kiều là vô cùng, vô tận. Truyện Kiều như là một miền đất lạ, đầy hấp lực, luôn thôi thúc bao thế hệ độc giả say mê khám phá. Từ khi ra đời cho đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thu hút biết bao nhà nghiên cứu phê bình; đã được tìm hiểu đánh giá về nhiều phương diện, từ tác giả, thời điểm sáng tác, tựa đề, chủ đề - tư tưởng… cho đến ngôn ngữ, hình tượng nhân vật, cách tả tình, tả cảnh, lời bình luận trữ tình ngoại đề… Bởi vì: “Cái hay của Truyện Kiều không ai là không cảm thấy. Nhưng hiểu biết cho hết cái hay ấy là một điều rất khó, mà giải thích ra cho hết cái hay tinh vi uẩn súc ấy lại là điều khó nữa. Xưa nay quả chưa có ai hiểu hết và giải thích Truyện Kiều đến một trình độ thỏa mãn.” [12,324]. Thứ hai, ngữ dụng học là một ngành khoa học rất mới mẻ nghiên cứu “quan hệ giữa tín hiệu với người lý giải chúng” (Charles William Morris). Trong “Giáo trình ngôn ngữ học”, Nguyễn Thiện Giáp đã nêu khái niệm này một cách cụ thể hơn: “Ngữ dụng học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể.” [14, 365]. Do ngữ dụng học gắn chặt ngôn ngữ với những hoàn cảnh nói năng cụ thể nên lý thuyết về hội thoại là một phần khá lý thú.
- Trong cuộc sống, con người chúng ta không thể không giao tiếp. Nhưng giao tiếp dưới hình thức nào và bằng phương tiện gì mới là vấn đề đáng quan tâm. Có hai phương tiện giao tiếp cơ bản trong đời sống của con người. Đó là giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Trong đó, hội thoại là hình thức giao tiếp quan trọng nhất của con người với phương tiện ngôn ngữ (Các phương tiện phi ngôn ngữ có thể đi kèm trong quá trình diễn ra cuộc thoại. Nhưng quan trọng nhất và có vai trò quyết định trong hội thoại chính là ngôn ngữ). Như vậy, hội thoại và lý thuyết về hội thoại (bao gồm những yếu tố cơ bản như vận động hội thoại, cấu trúc hội thoại, thương lượng hội thoại, quy tắc hội thoại…) là những vấn đề gắn bó một cách chặt chẽ, mật thiết với đời sống hằng ngày của chúng ta. “Người cùng giao tiếp với mình nói cái gì? Họ nói như thế nào? Nói vậy có ý gì? Tại sao họ lại nói như vậy mà không nói khác đi? …”. Những câu hỏi như vậy hầu như luôn luôn được đặt ra trong óc ta khi ta giao tiếp hội thoại với một người nào đó. Hội thoại là một vấn đề có vẻ như hiển nhiên, không cần tìm hiểu về nó con người vẫn có thể dễ dàng giao tiếp với nhau. Nhưng hội thoại là một phần của cuộc sống muôn màu muôn vẻ nên nó luôn luôn mới lạ, rất thực tế và vô cùng thú vị trong đời sống chúng ta. Nghiên cứu về một số yếu tố của hội thoại giúp ta hiểu hơn về các yếu tố tâm lý, tính cách, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ, hành động, kinh nghiệm sống, trình độ hiểu biết… của nhân vật giao tiếp. Thúc Sinh bảo với Thúy Kiều rằng chàng hoàn toàn có khả năng đưa Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh: Đường xa chớ ngại Ngô Lào, Trăm điều hãy cứ trông vào một ta. Lời nói trên phải chăng đã cho chúng ta thấy một sự quả quyết nhưng có phần khoác lác của chàng Thúc? Nghiên cứu về hội thoại nói chung sẽ giúp ta có một cái nhìn mới hơn, đầy đủ hơn về cuộc thoại, về nhân vật giao tiếp. Từ đó, hoạt động giao tiếp của con người sẽ dễ dàng đạt hiệu quả hơn. Thứ ba, có lẽ không cần phải nói nhiều đến vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc. Điều đó đã được thể hiện qua biết bao công trình nghiên cứu miệt mài, say mê về Truyện Kiều và những nhận định đúng đắn, sâu sắc, ý vị và tinh tế về Truyện Kiều, về Nguyễn Du. Người viết xin mượn lời của văn sĩ Pháp René Craysac nói về Truyện Kiều: “Áng văn kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh mà không sợ kém với văn chương kiệt tác, vô luận ở thời điểm nào và xứ nào.” [12, 407]. Như vậy, ta cũng đủ thấy rằng Truyện Kiều đã chiếm một vai trò quan trọng trong nền văn học nước nhà. Và đã có nhiều công trình nghiên cứu về Truyện Kiều thật thấu đáo, thật đặc sắc.
- Nay, người viết muốn nhìn lại và nghiên cứu Truyện Kiều dưới một góc độ mới – góc độ hội thoại. Vì Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự (hình thức là thơ lục bát) nên hội thoại chiếm một vị trí quan trọng và là lẽ đương nhiên. Hội thoại làm cho Truyện Kiều gần gũi, chân thật, sinh động hơn. Điều này khiến cho độc giả cảm thấy rất hiện thực khi tiếp xúc với Truyện Kiều. Tìm hiểu Truyện Kiều dưới góc độ hội thoại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về Truyện Kiều cũng như tư tưởng, tình cảm, nỗi lòng của Nguyễn Du gởi gắm qua đó. Và hơn hết, người viết mong muốn có những phát hiện mới về tác phẩm. Chẳng hạn nhân vật Thúy Vân, nàng có phải là người con gái dịu dàng, hiền lành và cam chịu như mọi người trước nay vẫn nghĩ hay không? Trong màn đoàn viên, Thúy Kiều đã đau nay lại càng đau hơn trước câu nói của Thúy Vân. Vân bảo chị hãy còn kịp se duyên cùng chàng Kim: Quả mai ba bảy đương vừa, Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì. Chúng ta không biết Thúy Vân vô tình hay hữu ý khi đưa ra phát ngôn trên. Nhưng rõ ràng, Thúy Vân đã đe dọa thể diện âm tính của Thúy Kiều. Vì đối với xã hội phong kiến, vào lứa tuổi của Kiều thì người ta ngại không nói đến chuyện lập gia đình. Vậy mà Vân còn cho rằng chị hãy “đương vừa” để lập thành gia thất. Do vậy, ta thấy Thúy Vân “người” hơn. Chúng ta chỉ có thể hiểu được điều ấy dưới góc độ hội thoại. Đó cũng là hướng mà chúng tôi và những ai quan tâm đến Truyện Kiều của Nguyễn Du nghiên cứu, khám phá, tìm hiểu trong đề tài này. Nghiên cứu một tác phẩm văn học dưới góc độ ngôn ngữ học là một cách tiếp cận khá lý thú. Hướng nghiên cứu áp dụng những kiến thức ngữ dụng học vào những tác phẩm văn chương là một hướng đi mới, một cách tiếp cận mới. Chúng tôi muốn tìm hiểu Truyện Kiều dưới góc độ mới này để thấy được hội thoại được vận dụng trong tác phẩm văn chương như thế nào, đặc biệt là ở thể loại thơ. Đó là tất cả những lý do để người viết chọn đề tài: “Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”. 0.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 0.2.1. Những nghiên cứu về hội thoại Lịch sử nghiên cứu về hội thoại nói chung và các quy tắc hội thoại được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm (đặc biệt là những chuyên gia về ngữ dụng học vì đây là một ngành khoa học mới mẻ nghiên cứu dụng học trong ngôn ngữ học). Với sự đam mê dành cho ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân ngành ngôn ngữ học mới mẻ này. Trước tiên phải kể đến công trình nghiên cứu “Ngữ dụng học” trong bộ sách “Đại cương ngôn ngữ học” (viết chung với Bùi Minh Toán) [3] của ông. Cùng năm đó là sự xuất bản của quyển “Cơ sở ngữ dụng học”, tập 1
- [4]. Sau đó, trong công trình “Giáo trình ngữ dụng học” [5] viết chung với Đỗ Việt Hùng, ông cũng đã nêu những vấn đề hết sức cơ bản và lý thú của ngữ dụng học. Ngoài ra, Đỗ Hữu Châu còn dành rất nhiều tâm huyết cho bộ môn này thông qua nhiều giáo trình giản yếu, nhiều bài giảng và những bài phân tích về ngữ dụng học rất đặc sắc. Có thể nói rằng các đóng góp của ông về ngữ dụng học đã mang lại những kiến thức bổ ích và lý thú dành cho những ai yêu thích bộ môn này. Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của mình đã nêu một cách đầy đủ, rõ ràng, chi tiết về lý thuyết hội thoại. Chương V trong “Đại cương ngôn ngữ học”, tập Ngữ dụng học [3] đã trình bày sự vận động hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời, các quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại, ngữ pháp hội thoại, kết luận về cấu trúc hội thoại, tính thống nhất của hội thoại. Trước khi trình bày những vấn đề cơ bản về lý thuyết hội thoại, Đỗ Hữu Châu đề cập đến vận động hội thoại nói chung. Sự trao lời, sự trao đáp, sự tương tác là những yếu tố cơ sở của vận động hội thoại. Trong phần quy tắc hội thoại, Đỗ Hữu Châu lý giải vì sao phải bàn đến vấn đề quy tắc hội thoại. Nhất thiết mỗi một cuộc hội thoại (dù trang trọng hay thân mật về cả nội dung lẫn hình thức) đều cần có quy tắc của nó. Những công thức “siêu giao tiếp” (chữ dùng của Đỗ Hữu Châu) kiểu như: đừng nói như vậy chứ, dịu dàng hơn một chút được không, đừng đánh trống lảng nhé, để tôi nói xong đã, về việc này thì cậu phải nói trước mới được… cho ta thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu các quy tắc trong hội thoại. Đỗ Hữu Châu dẫn ra nhiều quy tắc hội thoại của các nhà nghiên cứu trước đó: nguyên lý cộng tác, quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại. Trong đó, ông chọn phân tích, lý giải ba quy tắc hội thoại mà ông cho là quan trọng nhất, không thể thiếu để tiến hành thành công một cuộc hội thoại. Đó là, quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự. Đỗ Hữu Châu đã trình bày một cách cụ thể, rõ ràng các quy tắc hội thoại đó. Nguyễn Đức Dân cũng đã có công trình nghiên cứu về ngữ dụng học [9]. Đây cũng là một công trình nghiên cứu về ngữ dụng học rất đáng quan tâm. Quyển sách này cung cấp cho độc giả những kiến thức ngữ dụng cơ bản cùng những kiến giải và thí dụ minh họa sâu sắc, dễ hiểu. Trước khi nói về quy tắc các cuộc hội thoại, Nguyễn Đức Dân đã nêu những đặc điểm khái quát của một cuộc thoại vì đó là cơ sở để tìm hiểu về quy tắc hội thoại. Với ông, mỗi một cuộc thoại có 2 đặc điểm khái quát nhất. Đó là đặc điểm nội tại và đặc điểm bên ngoài của cuộc thoại. Theo ông, mỗi cuộc thoại có 4 đặc điểm nội tại. Đó là:
- - “Nguyên tắc luân phiên lượt lời: Trong mỗi cuộc thoại, mỗi lúc có một người nói và không nói đồng thời. Các người nói luân phiên nhau.” - “Nguyên tắc liên kết hội thoại: Các lượt lời có liên kết với nhau và tạo ra sự liên kết hội thoại.” - “Mỗi một cuộc thoại đều có tính mục đích.” - “Nguyên lý cộng tác và nguyên lý tế nhị: Đó là những nguyên lý mà các nhân vật phải tôn trọng trong giao tiếp.” Về đặc điểm bên ngoài, cuộc thoại gồm có các yếu tố: số lượng người tham dự, quan hệ giữa những người tham dự (quan hệ liên cá nhân) và chu cảnh (không gian, thời gian). Theo Nguyễn Đức Dân, có hai quy tắc hội thoại chính: nguyên lý cộng tác và nguyên lý tế nhị. Nguyên lý cộng tác và nguyên lý tế nhị được Nguyễn Đức Dân giới thiệu một cách khá đầy đủ qua các nguyên lý về cộng tác của H. P. Grice cùng với sự trình bày lý thuyết quan hệ của Sperber và Wilson. Sau đó, ông giới thiệu các công trình nghiên cứu về nguyên lý lịch sự và nêu cụ thể phép lịch sự của G. Leech cùng với những phân tích rõ ràng. Nguyễn Thiện Giáp hầu như cũng cùng quan điểm khi nghiên cứu về ngữ dụng học với các nhà nghiên cứu đã kể trên. Trong “Dụng học Việt ngữ” [13], ông đã cung cấp cho người đọc những tri thức cơ bản về ngữ dụng học. Và đặc biệt, Nguyễn Thiện Giáp đã đề cập đến hội thoại ở những phương diện như: Phân tích hội thoại (trong phần này tác giả làm rõ các yếu tố cấu trúc của hội thoại, cặp kế cận, cặp đối đáp, những lời ướm trước và những yếu tố phi ngôn từ trong hội thoại), khái niệm lịch sự, chiến lược giao tiếp, nguyên tắc hợp tác và hàm ý hội thoại (gồm nguyên tắc cộng tác, những lời rào đón trong giao tiếp và hàm ý hội thoại). Khi đề cập đến hội thoại, Nguyễn Thiện Giáp đã đi sâu phân tích và đưa ra những minh họa lý thú. Sau đó, trong công trình “Giáo trình ngôn ngữ học” [14], Nguyễn Thiện Giáp đã dành một phần để đề cập đến vấn đề chủ yếu của lý thuyết hội thoại. Tại đây, ông cũng đã tổng hợp lại những kiến thức về hội thoại cơ bản như trong quyển “Dụng học Việt ngữ”. Có thể nói rằng, G. Yule là một trong những nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã cung cấp cho độc giả những kiến thức thật sự cần thiết khi tìm hiểu về ngữ dụng học [38]. Trong đó, ông đã cung cấp hầu như toàn bộ những khái niệm cơ bản về hội thoại như chiến lược lịch sự, nhu cầu thể diện, thể diện dương tính, thể diện âm tính, lịch sự dương tính, lịch sự âm tính, lời ướm, nguyên tắc cộng tác, hàm ý hội thoại, hành động đe dọa thể diện,…
- Như vậy, có thể thấy rằng những kiến thức về hội thoại là một lĩnh vực đang được đông đảo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm. Nhìn chung, tất cả những nhà Việt ngữ học nào có quan tâm đến ngữ dụng học cũng đều cho độc giả thấy được những yếu tố quan trọng của hội thoại trong sự giao tiếp của con người với nhau. 0.2.2. Những nghiên cứu về hội thoại trong Truyện Kiều Có thể nói, Truyện Kiều đã được nghiên cứu ở tất cả các bình diện có thể. Hầu như nhà nghiên cứu nào về Truyện Kiều cũng có đề cập về hội thoại trong tác phẩm này dù ít hay nhiều (dưới các dạng như: ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, lời bình luận trữ tình ngoại đề của tác giả,…). Truyện Kiều là một truyện thơ, có cốt truyện với những biến cố quan trọng, nhân vật có tính cách tâm lý rõ ràng, thậm chí còn là những điển hình sống động, có sức sống lâu bền với thời gian. Do vậy, hội thoại là một phần quan trọng trong Truyện Kiều. Trước tiên, phải kể đến Phan Ngọc với tác phẩm “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” [24 ]. Chúng ta có thể thấy trong công trình nghiên cứu của Phan Ngọc những vấn đề 1T của Truyện Kiều được đặt ra và giải quyết từ góc độ phong cách học với những kết luận có phần mới mẻ, khác lạ so với cách tiếp cận truyền thống. Cuốn sách đã góp phần giúp cho độc giả có cái nhìn đầy đủ hơn về Truyện Kiều cũng như các đoạn hội thoại. Đặng Thanh Lê trong “Giảng văn Truyện Kiều” chủ yếu nghiên cứu về các đoạn hội thoại giữa các nhân vật trung tâm với nhau (như Kiều với Từ Hải, Kiều với Kim Trọng, Hoạn Thư với Thúy Kiều…). Bà đã có nhận định: “Ngôn ngữ đối thoại là thi pháp chủ yếu của những đoạn hội thoại.” [20, 76]. Phạm Đan Quế đã có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về hội thoại trong Truyện Kiều (chương VIII - Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều). Ông đã thống kê: “Truyện Kiều có 73 cuộc thoại và riêng Kiều đã có 75 lượt lời trong 45 cuộc thoại. Nghĩa là trong 3254 câu Kiều thì tác giả đã dành riêng cho nhân vật chính 652 câu chỉ tả lời ăn tiếng nói của nàng: quá một phần năm tác phẩm.” [27, 126]. Và “lời của nhân vật chiếm tới 1212 dòng thơ đối thoại tức một phần ba tác phẩm” [27, 127]. Qua công trình nghiên cứu của mình, Phạm Đan Quế cũng chỉ ra các đơn thoại, song thoại, tam thoại và đa thoại trong Truyện Kiều. Ông cũng đã trình bày một cách hết sức khái quát về một số nguyên lý hội thoại (nguyên lý cộng tác hội thoại, phép lịch sự…) trong một vài đoạn thoại của Truyện Kiều (xem [27, 126 - 143]).
- Gần đây, trong những công trình nghiên cứu về ngữ dụng học, các tác giả cũng dành nhiều sự quan tâm cho tác phẩm được mệnh danh là tập đại thành của văn học trung đại. Như vậy, các công trình nghiên cứu về hội thoại trong Truyện Kiều cũng khá nhiều. Nhưng sự thể hiện các quy tắc hội thoại cụ thể (như vừa nêu) trong Truyện Kiều thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Người viết xét thấy đây là phần còn bỏ ngỏ. Cho nên, dựa vào những hiểu biết về các quy tắc hội thoại, người viết mong muốn góp phần tìm hiểu sâu hơn một tác phẩm là đỉnh cao của văn học Việt Nam: Truyện Kiều. 0.3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 0.3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện đề tài này, người viết hướng tới đối tượng là một số cuộc thoại trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tiêu chí để chọn lựa là những cuộc thoại “có vấn đề”, nghĩa là những cuộc thoại có tính chất quan trọng trong cuộc đời nhân vật chính, xoay quanh những nhân vật trung tâm, những cuộc thoại thể hiện cụ thể sự tuân thủ hay vi phạm quy tắc hội thoại, những cuộc thoại thể hiện rõ một số vấn đề cơ bản và quan trọng của lý thuyết hội thoại. Điều này có liên quan đến chiến lược giao tiếp. Người viết xem xét những cuộc thoại và khảo sát xem nhân vật có đạt được mục đích giao tiếp hay không, cách thức giao tiếp của các nhân vật diễn ra như thế nào,… 0.3.2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, người viết mong muốn đạt được những mục đích sau: - Tìm hiểu chung về hội thoại (cùng các nhân tố có liên quan: hành động ngôn ngữ, nhân tố giao tiếp,…), các quy tắc của hội thoại, sự vận động hội thoại nói chung, chiến lược lịch sự,… để hiểu hơn về hội thoại - một hoạt động giao tiếp quan trọng của con người. - Qua đề tài, người viết hướng vào việc khảo sát, nghiên cứu Truyện Kiều dưới góc độ hội thoại; tìm hiểu những vấn đề của hội thoại nói chung cũng như những quy tắc hội thoại nói riêng được thể hiện trong Truyện Kiều như thế nào. - Với đề tài, người viết sẽ ứng dụng những đơn vị kiến thức về hội thoại để tìm hiểu Truyện Kiều.
- 0.4. Nguồn ngữ liệu và phạm vi nghiên cứu - Nguồn ngữ liệu của đề tài “Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” chính là tất cả những cuộc thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Văn bản Truyện Kiều có rất nhiều, nhưng người viết chọn bản “Duy Minh Thị 1872” của Nguyễn Tài Cẩn [2]. - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trên cơ sở những cuộc thoại đa dạng và phong phú trong Truyện Kiều, người viết chủ yếu chỉ chọn một số cuộc thoại tiêu biểu. Sự lựa chọn này được dựa theo những tiêu chí như đã nêu ở trên. Khi tìm hiểu về quy tắc hội thoại, lý thuyết hội thoại và ứng dụng những tri thức ấy để phân tích Truyện Kiều thì người viết có đi sâu phân tích những phương châm hội thoại, chiến lược lịch sự trong các cuộc thoại. Bởi vì, hầu như bất kỳ một cuộc giao tiếp nào đó có thành công hay không đều phụ thuộc vào các yếu tố này của hoạt động hội thoại. 0.5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: Phương pháp này được vận dụng để thống kê những cuộc thoại trong Truyện Kiều, phân loại và chọn ra những cuộc thoại tiêu biểu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp phân tích văn bản, phân tích diễn ngôn: Luận văn vận dụng phương pháp này để phân tích hội thoại, các quy tắc thoại và những vấn đề có liên quan, phân tích các cuộc thoại cụ thể trong Truyện Kiều. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp được vận dụng để so sánh, đối chiếu các quan điểm khác nhau về lý thuyết hội thoại (cùng những vấn đề có liên quan đến hội thoại), đặc biệt là những quan điểm, ý kiến khác nhau về các quy tắc hội thoại nhằm hiểu rõ hơn về những cuộc thoại được chọn phân tích và nhất là hiểu hơn về những vấn đề chung của hội thoại. 0.6. Cấu trúc của đề tài Ngoài các phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 2 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương này người viết tập trung khai thác, tìm hiểu hành động ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp, để từ đó tìm hiểu về cấu trúc hội thoại, vận động hội thoại, đặc biệt là các quy tắc của hội thoại: quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự.
- Chương 2: Truyện Kiều dưới góc nhìn hội thoại. Ở chương này, người viết sẽ khảo sát các quy tắc hội thoại ở các cuộc thoại trong Truyện Kiều (chỉ khảo sát những cuộc thoại tuân thủ các quy tắc hoặc phá vỡ quy tắc để làm rõ những vấn đề chung về lý thuyết hội thoại). Luận văn còn có danh mục tài liệu tham khảo gồm 42 đơn vị và phần phụ lục.
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Những khái niệm về ngữ dụng học xung quanh vấn đề hội thoại 1.1.1. Định nghĩa ngữ dụng học Ngữ dụng học là một ngành khoa học còn khá mới mẻ nghiên cứu về ngôn ngữ và những nhân tố có liên quan. Charles William Morris đã nêu một cách khái quát nhất về dụng học: “Dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người lý giải chúng”. G. Yule cho rằng “việc nghiên cứu phần nghĩa thuộc về người nói, để phân biệt với nghĩa của từ và câu” chính là nhiệm vụ của ngữ dụng học [38,180]. Còn J. C. Richards định nghĩa ngữ dụng học là sự nghiên cứu về việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, đặc biệt là các mối quan hệ giữa các phát ngôn với các ngữ cảnh và các tình huống mà trong đó nó được sử dụng” [43, 284]. Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu của mình đều dẫn lại lời của F. Armengaud: “Khi nói chúng ta đã thực hiện hành động gì? Khi nói, chúng ta thực sự “nói” điều gì? Tại sao chúng ta lại hỏi một người ăn cùng bàn với ta rằng anh ta có thể chuyển cho chúng ta lọ muối được không, trong khi ai cũng biết rằng hiển nhiên là anh ta hoàn toàn có thể làm được việc này? Rồi lại những vấn đề “Ai nói với ai?”, “Ai nói và cốt nói cho ai nghe?”, “Anh nghĩ tôi là ai mà anh nói với tôi như vậy?”, “Cần biết những gì để một câu không còn mơ hồ nữa?”, “Người ta có thể nói một điều khác với điều mà người ta muốn nói như thế nào?”; “Người ta có thể tin vào những điều trong hiển ngôn không? Nghĩa là có thể tin vào nghĩa câu chữ của lời nói được không?”, “Những công cụ của ngôn ngữ là gì?”… [9, 13] và [3, 12]. Đó là những vấn đề chủ yếu mà ngữ dụng học cần nghiên cứu và trả lời. Rõ ràng, F. Armengaud đã đề cập đến những phương diện của ngữ dụng học, mà vấn đề trung tâm là “lý thuyết hội thoại”. Hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến, cơ bản nhất của loài người. “Không thể thực sự có được các quan hệ xã hội, nếu không có hoạt động ngôn ngữ” [34, 133]. Cũng cùng ý kiến đó, Đỗ Hữu Châu cho rằng “Thông qua hành động mà con người tác động đến sự vật, người khác, làm thay đổi trạng thái của sự vật, của người đó. Cũng như vậy, bằng lời nói của mình con người làm thay đổi trạng thái tinh thần hay vật lý của người nghe” [3, 14]. Như vậy, khi chúng ta nói là chúng ta cũng đã thực hiện một hành động. Đây là lý thuyết mà J. L. Austin đã khởi xướng trong quyển sách “How to do things with words” [40]. Có thể nói rằng chính Austin là người đã nhìn thấy bản chất hành động của ngôn ngữ. Bởi vì khi chúng ta hứa, cảm ơn, xin lỗi, ra lệnh, yêu cầu,… là chúng ta đã thực hiện một hành động, chúng ta đã tác động đến người nghe. Cũng như tất cả những hoạt động khác của con người, hoạt động ngôn ngữ cũng có mục đích. Mỗi một cuộc thoại của con người được tiến hành với nhau thì cũng đều có đích cả.
- Có hai hình thức cơ bản của hoạt động ngôn ngữ. Đó là nói và viết. Lý thuyết về hội thoại chủ yếu nghiên cứu ngôn ngữ ở dạng nói. “Nói là tác động. Sự tác động xảy ra trong quá trình trao đổi, nói qua nói lại” [9, 13]. Còn Đỗ Hữu Châu trong công trình nghiên cứu về ngữ dụng học thì đã nói một cách cụ thể hơn: “Khi chúng ta cùng tác động với ít nhất một người thứ hai, cùng nhau thực hiện một việc nào đó nhằm một kết quả nào đó, chúng ta đã làm một hành động xã hội. Xét tới cùng, một hành động xã hội là sự phối hợp, tác động lẫn nhau, điều chỉnh lẫn nhau giữa các hành động đơn phương để đạt mục đích chung. Trong một hành động xã hội, muốn đạt mục đích, những người tham gia phải cộng tác, phối hợp theo quy tắc với nhau. Nói năng cũng vậy, khi người nói hỏi, ra lệnh, kể chuyện… anh ta thực hiện một hành động ngôn ngữ đơn phương. Nhưng khi anh ta cùng trò chuyện với ít nhất một người thứ hai, anh ta đã tham gia vào một hành động xã hội. ” [3, 14]. Trên đây là cái nhìn tổng quát hết sức cơ bản về ngữ dụng học. Như vậy, ngữ dụng học nghiên cứu hoạt động ngôn ngữ theo một chiều sâu và ở bình diện mới “Không thể thực sự có được các quan hệ xã hội, nếu không có hoạt động ngôn ngữ” [34, 133]. Ngữ dụng học đã thực sự gắn ngôn ngữ với những hoàn cảnh nói năng cụ thể. Vậy thực chất của hành động ngôn ngữ là như thế nào, cần được hiểu ra sao? 1.1.2. Hành động ngôn ngữ Đề tài không có mục đích tìm hiểu các loại hành động ngôn ngữ mà chỉ tìm hiểu rõ hơn cái gọi là “hành động ngôn ngữ” để làm sáng tỏ “lý thuyết hội thoại”. Như trên đã nói, khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động. Chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Với cách hiểu này, Đỗ Hữu Châu đã phân hành động ngôn ngữ ra làm 3 loại lớn: - “Hành động tạo lời là hành động tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung” [3, 88- 89]. Thí dụ: ”Trời mưa” với hình thức của phát ngôn là “câu đơn hai thành phần” và nội dung của phát ngôn là “một hiện tượng thời tiết”. - “Hành động mượn lời là hành động gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ” [3, 88-89]. Chẳng hạn “Trời mưa to quá!” thì ngoài nội dung biểu đạt là “trời mưa” thì phát ngôn còn biểu đạt cảm xúc của người nói nữa. Đó có thể là một sự ngạc nhiên, thất vọng hay chán nản (tùy ngữ cảnh).
- - “Hành động ở lời gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận” [3, 88-89]. Có nghĩa là “hành động ở lời” đòi hỏi một sự hồi đáp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ của người nghe. Thí dụ: “Lan có ở nhà không?” – “Có đấy” (hay “Lan vừa mới đi học rồi!”…). • Thí dụ trên biểu thị hành động hỏi và sự hồi đáp bằng ngôn ngữ - trả lời “Có đấy”. • Thí dụ khác: “Đi dạo một chút cùng mình đi!” (Lắc đầu gật đầu). Đây là hành động hồi đáp phi ngôn ngữ. Khi thực hiện một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ - hội thoại - thì nhất định một trong ba (hoặc có khi là cả ba) hành động ngôn ngữ này sẽ xuất hiện. Hành động ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về hội thoại. Từ đó, các cuộc hội thoại trong Truyện Kiều sẽ được khám phá một cách thấu đáo hơn với hành động ngôn ngữ của nhân vật. Mà “hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ” [3, 201]. Do vậy, nghiên cứu về hội thoại không thể không tìm hiểu các nhân tố của giao tiếp. 1.1.3. Nhân tố giao tiếp Giao tiếp bao giờ cũng đòi hỏi các nhân tố có liên quan đi kèm theo nó. Nhờ các nhân tố này mà một cuộc giao tiếp mới được tiến hành và thành công (hay thất bại tùy theo đích giao tiếp của vai nghe và vai nói). Giao tiếp bao gồm các nhân tố sau: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn. Các nhân tố này có một vai trò đặc biệt quan trọng là: Có mặt trong một cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn về hình thức cũng như nội dung. Dưới đây là sơ đồ các nhân tố của một cuộc giao tiếp. Nhân vật giao tiếp Ngữ cảnh Hiện thực ngoài diễn ngôn Nhân tố giao tiếp Đường kênh thính giác và thị giác của Ngôn ngữ ngôn ngữ Loại thể Diễn ngôn Diễn ngôn Chức năng của giao tiếp và các thành tố nội dung của diễn ngôn Hình 1.1 Sơ đồ các nhân tố của một cuộc giao tiếp Có thể nói ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong một cuộc giao tiếp.
- 1.1.3.1. Ngữ cảnh Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là một tổng thể của những hợp phần sau: nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn. Nhân vật giao tiếp là một yếu tố thuộc ngữ cảnh. Như vậy, nhân vật giao tiếp nên được hiểu như thế nào? a. Nhân vật giao tiếp Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về nhân vật giao tiếp như thế này: “Nhân vật giao tiếp là người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Đó là những tương tác bằng ngôn ngữ” [3, 15]. Đối với yếu tố nhân vật giao tiếp thì vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân là những nhân tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của một cuộc giao tiếp. Vai giao tiếp Trong bất kỳ một cuộc giao tiếp hội thoại nào thì cũng có sự chuyển đổi vai: Vai nói (viết) và vai nghe (đọc). - Vai phát ra diễn ngôn (vai phát tin) là vai mà nhiệm vụ các nhân vật phải làm là sử dụng ngôn ngữ (ở 2 dạng nói và viết) để truyền tin gọi là người nói hay người viết tuỳ theo hình thức ngôn ngữ sử dụng. - Vai tiếp nhận diễn ngôn (vai nhận tin) có nhiệm vụ sử dụng ngôn ngữ để tiếp nhận các thông tin được truyền đến qua ngôn bản. Có thể hiểu “ngôn bản là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ có tính mạch lạc mà người giao tiếp tạo nên để truyền đạt các nội dung giao tiếp nhằm đạt tới mục đích nhất định nào đó” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu). Như vậy, trong một cuộc giao tiếp hội thoại, hai vai phát tin và vai nhận tin sẽ có sự chuyển đổi vai qua lại. Và sự chuyển đổi vai sẽ được thực hiện theo một quy tắc nhất định để duy trì cuộc hội thoại và đạt được đích giao tiếp. Có thể dẫn ra một ví dụ về vai giao tiếp và ngôn bản của một cuộc hội thoại trong Truyện Kiều để hiểu rõ hơn những vấn đề trên. Đó là đoạn Thúc Sinh gặp Thúy Kiều ở lầu xanh của mụ Tú Bà. Sau một thời gian đã “càng quen thuộc nết càng dan díu tình”, Thúy Kiều đã tỏ nỗi lòng mình cho Thúc Sinh hiểu (xem phụ lục 6).
- Ở đây, vai phát tin mở đầu là Thúy Kiều. Trong cuộc hội thoại này, Thúy Kiều bày tỏ lòng mình hãy còn lo nghĩ đến cha mẹ già, chưa thể vui vầy cùng xướng họa thi ca với Thúc lang được. Đồng thời với vai phát tin của Kiều là vai nhận tin của Thúc. Sau khi đã thực hiện xong vai tiếp nhận diễn ngôn thì Thúc Sinh lại đóng vai phát ra diễn ngôn nói lên sự thắc mắc của bản thân về thân phận của người đang giao tiếp với mình là Thúy Kiều. Bấy lâu nay Thúc cứ ngỡ Kiều là con mụ Tú Bà. Cứ tiếp tục như vậy, hai nhân vật giao tiếp Thúy Kiều và Thúc Sinh có sự chuyển đổi vai trong giao tiếp liên tục để bày tỏ nỗi lòng, ý nghĩ, suy tư của mình. Khi nhân vật giao tiếp Thúy Kiều đóng vai phát tin thì Thúc Sinh đóng vai nhận tin. Và ngược lại, khi Thúc đóng vai trò người phát ra diễn ngôn thì Kiều sẽ đóng vai người nhận tin. Do đó, cuộc hội thoại được diễn tiến theo một trình tự logic và cả hai nhân vật giao tiếp đều đạt được đích giao tiếp thông qua ngôn bản. Chẳng hạn đối với Thúy Kiều, khi giao tiếp, cô đã tạo ra được một chuỗi lời nói có tính mạch lạc để truyền đạt đến nhân vật cùng giao tiếp là Thúc Sinh nhằm một đích giao tiếp nhất định. Có thể hiểu được toàn bộ ngôn bản mà Thúy Kiều tạo ra như sau: Thúy Kiều thông báo cho Thúc Sinh biết một thông tin là lòng nàng lúc nào cũng nghĩ đến cha mẹ già ở phương xa. Nay thân đã lạc loài đến đây làm kĩ nữ lầu xanh thì đành chôn ngày tháng ở nơi này chứ biết làm sao. Trong giao tiếp, Thúy Kiều luôn đến hướng đến người nghe (Thúc Sinh) và tiếp tục tạo ra, hoàn chỉnh ngôn bản một cách hợp tình hợp lý. Kiều sợ rằng Thúc Sinh vì nàng mà sẽ “mặn tình cát lũy, lạt tình tào khang” nên khuyên chàng Thúc hãy luôn nghĩ đến gia đình và đảm bảo cuộc sống cho phận lẽ mọn như nàng. Đó là toàn bộ ngôn bản mà Kiều đã tạo ra khi giao tiếp với Thúc Sinh. Và Kiều đã thành công, nàng đã đạt được đích giao tiếp mà mình đặt ra. Thúc Sinh đã hiểu được nỗi lòng của người giao tiếp với mình. Để rồi Thúc hứa “Đường xa chớ ngại Ngô Lào; Trăm điều hãy cứ trông vào một ta”. Như vậy, qua khảo sát một cách khái quát, sơ lược đoạn thoại giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh, ta nhận ra được sự chuyển đổi vai trong giao tiếp và có một cái nhìn thật cơ bản về ngôn bản. Thuộc về phạm trù nhân vật giao tiếp không chỉ có vai giao tiếp với sự chuyển đổi vai trong giao tiếp mà còn có một yếu tố khác không kém phần quan trọng. Đó là quan hệ liên cá nhân. Trong giao tiếp, quan hệ liên cá nhân sẽ giúp cho hội thoại tiến hành được thuận lợi theo chiều hướng tốt hay khó khăn (theo chiều hướng xấu) hoặc thậm chí thất bại. Rõ ràng, vai trò của quan hệ liên cá nhân trong hội thoại là điều không thể phủ nhận. Quan hệ liên cá nhân Đỗ Hữu Châu đã nêu lên khái niệm quan hệ vai giao tiếp như sau: “Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát, nhận trong giao tiếp. Quan hệ liên cá
- nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [3, 17]. Quan hệ liên cá nhân bao gồm quan hệ theo chiều ngang và quan hệ theo chiều dọc giữa các vai giao tiếp. Đỗ Hữu Châu đã gọi mối quan hệ theo chiều ngang là trục khoảng cách (hay trục thân mật) và mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp theo chiều dọc là trục quyền uy. - Trục quyền uy: Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sẽ xác nhận vị thế giao tiếp ở những mức độ cao thấp khác nhau. Người ở vị thế giao tiếp cao được quyền quyết định nội dung giao tiếp. Chẳng hạn, một kĩ sư nông nghiệp sẽ chỉ dẫn cho những người nông dân về kĩ thuật canh tác. Lúc này, anh ta có vị thế giao tiếp cao. Nhưng khi tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương nơi anh ta đang công tác thì anh ta sẽ phải học hỏi từ các lão nông. Lúc đó, anh ta sẽ ở vị thế giao tiếp thấp và các lão nông mới là người quyết định nội dung giao tiếp. Chẳng hạn như trong Truyện Kiều, ta thấy mụ Tú Bà mắng Kiều sau khi biết rằng nàng đã thất thân với họ Mã: Con kia đã bán cho ta, Nhập gia, cứ phải phép nhà ta đây. Lão kia có giở bài bây, Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe! Cớ sao chịu tốt một bề Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao! Rõ ràng trong cuộc giao tiếp này thì Tú Bà đã xác định được vị thế giao tiếp của mình nên mụ ta đã hung hãn chửi bới và sỉ nhục Thúy Kiều. Nhưng vì sao mụ lại biết được rằng mình có vị thế giao tiếp cao hơn nhân vật Thúy Kiều? Khi các nhân vật giao tiếp với nhau thì hầu như họ đều xác nhận được vị thế của bản thân và đối phương. Đó là do vị thế giao tiếp được xác định bởi nhiều yếu tố: địa vị xã hội, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm sống, truyền thống văn hóa, mức độ giàu nghèo, sắc độ trong giao tiếp… - Trục khoảng cách: Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sẽ dịch lại gần nhau hay ngược lại do hai cực của khoảng cách quyết định. Đó là hai cực thân tình và xa lạ với những mức độ cao thấp khác nhau. Và khoảng cách giữa các nhân vật giao tiếp trong giao tiếp hội thoại có thể được rút ngắn hoặc kéo xa ra. Như đoạn hội thoại vừa dẫn trên chẳng hạn, mụ Tú Bà đã kéo dãn ra, tăng thêm cực xa lạ với nhân vật Thúy Kiều bằng hành động chửi mắng với lối xưng hô suồng sã: “mày – tao”.
- Có thể sơ đồ hóa mối quan hệ liên cá nhân như sau: (Power) Quyền uy Cao Xa lạ Thân tình (Trục thân mật) Khoảng cách (Distance) Thấp Hình 1.2. Sơ đồ quan hệ liên cá nhân Bên cạnh sự hiểu biết về nhân vật giao tiếp thì còn phải tìm hiểu một yếu tố nữa của ngữ cảnh. Đó là hiện thực ngoài diễn ngôn. b. Hiện thực ngoài diễn ngôn “Tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn hóa có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp được gọi là hiện thực ngoài diễn ngôn” [3, 19]. Đó là đối với diễn ngôn, còn đối với ngôn ngữ thì là hiện thực ngoài ngôn ngữ. Hiện thực ngoài diễn ngôn sẽ được hiểu sâu hơn khi tìm hiểu những bộ phận của nó: hiện thực - đề tài của diễn ngôn, hoàn cảnh giao tiếp và ngữ huống giao tiếp. Hiện thực - đề tài của diễn ngôn Nói về vấn đề này, Đỗ Hữu Châu đã nêu: “Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để “nói” về một cái gì đó. Cái được nói tới là hiện thực - đề tài của diễn ngôn” [3, 19]. Và để cụ thể hơn, ông đã cho rằng: “Đề tài diễn ngôn là một mảng trong hiện thực ngoài diễn ngôn được các nhân vật giao tiếp (người nói, người nghe) thỏa thuận lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó” [3, 20]. Thí dụ, khi nói “trời mưa” thì một hiện tượng thời tiết đã được các nhân vật giao tiếp lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp với sự thỏa thuận của cả người nói và người nghe. Khi ấy, các nhân vật giao tiếp có sự hiểu biết về hiện thực - đề tài của diễn ngôn đó như: Trời là gì? Ở đâu? Và mưa là như thế nào? Như vậy, hiện thực đã nói tới bao gồm toàn bộ sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan, kể cả tâm trạng, tình cảm của người nói và bản thân những dấu hiệu ngôn ngữ mà diễn ngôn thể
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 306 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 254 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 235 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 243 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 156 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn