TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ<br />
KHOA THỦY SẢN<br />
<br />
DƯƠNG VĨNH HẢO<br />
<br />
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ<br />
VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI<br />
TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH<br />
VÀ BÁN THÂM CANH VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG<br />
<br />
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC<br />
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN<br />
<br />
2009<br />
<br />
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ<br />
KHOA THỦY SẢN<br />
<br />
DƯƠNG VĨNH HẢO<br />
<br />
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ<br />
VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI<br />
TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH<br />
VÀ BÁN THÂM CANH VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG<br />
<br />
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC<br />
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn<br />
TS. LÊ XUÂN SINH<br />
<br />
2009<br />
<br />
XÁC NHẬN CỦA HỘI ðỒNG<br />
<br />
i<br />
<br />
LỜI CẢM TẠ<br />
Lời ñầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ts. Lê Xuân Sinh ñã tận tình hướng dẫn<br />
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.<br />
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi ñược sự giúp ñỡ và ñộng viên<br />
của nhiều tổ chức và cá nhân, tôi xin trân thành cảm ơn:<br />
- Các thầy cô cùng toàn thể cán bộ trong Khoa Thuỷ Sản - Trường ðại<br />
học Cần Thơ ñã giúp ñỡ tôi hoàn thành khoá học.<br />
- ThS. Nguyễn Thanh Long, Cn. ðặng Thị Phượng, Ks. ðỗ Minh Chung,<br />
cùng toàn thể các anh, chị trong lớp Cao học Thuỷ Sản K11 ñã tận tình giúp ñỡ<br />
tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.<br />
- Ban lãnh ñạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng cùng toàn thể<br />
các ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập.<br />
- Các hộ nuôi tôm ở Sóc Trăng ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình thu thập số<br />
liệu và thực hiện nghiên cứu này.<br />
- Cảm ơn ñến các thành viên gia ñình tôi, bạn bè thân hữu ñã tận tình hỗ<br />
trợ tôi trong suốt quá trình học tập.<br />
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất ñến tất cả mọi người ñã giúp ñỡ và<br />
chia sẽ khó khăn ñể tôi có sự thành công ngày hôm nay. Trong quá trình viết luận<br />
văn không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong ñược sự góp ý của quý thầy cô<br />
và toàn thể các bạn.<br />
<br />
Tác giả<br />
<br />
Dương Vĩnh Hảo<br />
<br />
ii<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này ñược thực hiện từ tháng 04 năm 2008 ñến tháng 9 năm 2009<br />
nhằm phân tích, ñánh giá và kiểm chứng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật ñể ñề xuất<br />
các giải pháp cải thiện năng suất và lợi nhuận của các mô hình nuôi tôm sú thâm<br />
canh (TC) và bán thâm canh (BTC) ở tỉnh Sóc Trăng. Số liệu sơ cấp ñược thu<br />
bằng cách phỏng vấn trực tiếp 50 hộ/mô hình; bố trí 03 ao/mô hình ñể theo dõi<br />
các chỉ tiêu môi trường và 15 ao/mô hình ñể kiểm chứng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ<br />
thuật.<br />
Kết quả khảo sát cho thấy: Năm 2007, diện tích nuôi, năng suất và sản lượng<br />
trung bình của mô hình TC lần lượt là 19.631,7 m2/hộ, 3.998,7 kg/ha/vụ và<br />
5.371,6 kg/hộ/vụ; BTC là 17.628,0 m2/hộ, 2.440,5 kg/ha/vụ và 3.789,6 kg/hộ/vụ.<br />
Các yếu tố như: tỷ lệ diện tích ao nuôi/ tổng diện tích khu vực nuôi, mật ñộ nuôi,<br />
kích cỡ giống thả, tổng lượng thức ăn, lượng vôi sử dụng, mực nước bình quân ao<br />
nuôi, năng suất và sản lượng thu hoạch giữa hai mô hình có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê (α = 0,05). Năng suất và lợi nhuận chịu tác ñộng của các yếu tố<br />
như: kinh nghiệm nuôi, kích cỡ tôm thu hoạch (con/kg), tổng diện tích và số<br />
lượng ao nuôi. Tổng chi phí, tổng chi phí cố ñịnh, tổng chi phí biến ñổi và tổng<br />
thu nhập giữa hai mô hình có sự khác biệt (α = 0,05).<br />
Thực nghiệm ñược bố trí cũng nhằm ñánh giá lại một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật<br />
như hiệu quả sử dụng thức ăn ñã cung cấp và khả năng gây ô nhiễm môi trường<br />
do nuôi tôm ñối với kết quả khảo sát. So với kết quả khảo sát 2007, năng suất và<br />
sản lượng ở mô hình TC thực nghiệm cao hơn là 0,68 và 1,77 lần; BTC là 0,27 và<br />
1,1 lần. Tổng chi phí biến ñổi bình quân của mô hình TC và BTC thực nghiệm<br />
2008 cao hơn lần lượt là 0,93 và 0,22 lần, do chi phí tăng, nhất là giá thức ăn cao.<br />
Lợi nhuận bình quân ở mô hình TC thực nghiệm cao hơn kết quả khảo sát 2007 là<br />
0,24 lần; nhưng mô hình BTC có lợi nhuận thấp hơn là 0,34 lần. Tổng ñạm, lân<br />
ñầu vào ở mô hình TC chỉ có 22,61% N và 12,08% P; BTC là 27,12% N và<br />
9,83% P ñược tôm hấp thu, phần còn lại ñược thải vào môi trường. Nếu sản xuất<br />
ra 1 tấn tôm thịt thì phải thải ra môi trường ở mô hình TC lần lượt là 88kg N và<br />
30kg P, BTC lần lượt là 68Kg N và 25kg P.<br />
ðể nghề nuôi tôm sú TC và BTC ở Sóc Trăng phát triển ổn ñịnh và ñạt hiệu quả<br />
cao về kinh tế - kỹ thuật cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: nên duy trì<br />
ñộ sâu mực nước từ 1,3-1,4 m; giữ mật ñộ nuôi TC từ 25-30 con/m2 và với BTC<br />
từ 12 -14 con/m2. Chính quyền các cấp cần xem công tác quy hoạch là khâu then<br />
<br />
iii<br />
<br />