intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đề xuất giải pháp quản lý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi động vật hoang dã ở tỉnh Ninh Bình từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt các hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã ở địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đề xuất giải pháp quản lý

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP MỤC LỤC LÊ TIẾN ĐẠI NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội, 2018
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày…. tháng 10 năm 2018 Người cam đoan Lê tiến Đại
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc tới PGS-TS. Vũ Tiến Thịnh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Động vật rừng, các thầy cô trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Phòng đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo, cán bộ Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm và người dân các địa phương trong tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu và điều tra hiện trường. Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của đồng nghiệp, bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm cao quý đó. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Lê Tiến Đại
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ ..................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3 1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 4 1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ĐVHD............................................... 4 1.2.2. Tình hình chăn nuôi động vật hoang dã tại Ninh Bình .................... 5 1.2.3. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến phát triển động vật hoang dã...................................................................................................... 7 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 14 2.1.1. Mục tiêu chung................................................................................ 14 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 14 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 14 2.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 14 2.3.1. Phạm vi nội dung ............................................................................ 14 2.3.2. Phạm vi thời gian ............................................................................ 15 2.3.3. Phạm vi không gian ........................................................................ 15 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 15 2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 15 2.5.1. Kế thừa, thu thập tài liệu ................................................................ 15 2.5.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn ................................................... 16
  5. iv 2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 17 Chƣơng 3 .....................................................................................................................21 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU..21 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21 3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 21 3.1.2. Địa hình, địa thế ............................................................................. 22 3.1.3. Khí hậu, thủy văn ............................................................................ 22 3.1.4. Tài Nguyên ...................................................................................... 23 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 25 3.2.1. Dân số, lao động ............................................................................. 25 3.2.2. Kinh Tế ............................................................................................ 26 3.2.3. Văn hóa, cơ sở hạ tầng ................................................................... 28 Chƣơng 4 .....................................................................................................................30 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................................30 4.1. Một số đặc điểm hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình .............................................................................................. 30 4.1.1. Cơ cấu hộ nhân nuôi động vật hoang dã ........................................ 30 4.1.2. Phân bố hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã.......................... 32 4.1.3. Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi tỉnh Ninh Bình........................................................................................................... 36 4.1.4. Công tác quản lý hoạt động nhân nuôi và buôn bán động vật hoang dã tại Ninh Bình ........................................................................................ 40 4.2. Thực trạng về kỹ thuật, chính sách chăn nuôi động vật hoang dã ........ 44 4.2.1. Thực trạng về kỹ thuật nhân nuôi ................................................... 44 4.2.2. Nhu cầu và hình thức phổ biến kỹ thuật nhân nuôi ........................ 46 4.2.3. Thực trạng về chính sách nhân nuôi động vật hoang dã................ 47 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ................................................................................. 48
  6. v 4.3.1. Vốn đầu tư ....................................................................................... 49 4.3.2. Kỹ thuật nhân nuôi .......................................................................... 49 4.3.3. Dịch bệnh ........................................................................................ 50 4.3.4. Thị trường tiêu thụ .......................................................................... 51 4.4. Hiệu quả nhân nuôi một số loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ..................................................................................................... 51 4.4.1. Chi phí cho hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã .................... 52 4.4.2. Hiệu quả kinh tế trong nhân nuôi động vật hoang dã .................... 53 4.5. Đề xuất một số định hướng và giải pháp quản lý, phát triển hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình .......................... 54 4.5.1. Một số định hướng .......................................................................... 54 4.5.2. Một số giải pháp phát triển nhân nuôi động vật hoang dã ............ 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................62 PHỤ LỤC
  7. vi DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa ĐVHD Động vật hoang dã PTSV – VQG Phát triển sinh vật - Vườn quốc gia CITES Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Cơ cấu hộ nhân nuôi ĐVHD mục đích thương mại ....................... 30 Bảng 4.2. Phân bố số hộ nhân nuôi ĐVHD thương mại ................................. 33 Bảng 4.3. Danh sách các loài ĐVHD tại các cơ sở nhân nuôi thương mại trong địa bàn tỉnh Ninh Bình........................................................................... 36 Bảng 4.4. Danh sách các loài ĐVHD được nhân nuôi với mục đích cứu hộ, bảo tồn ............................................................................................................. 38 Bảng 4.5. Tổng hợp tình hình vi phạm về buôn bán trái phép ĐVHD ........... 43 từ năm 2016 – 2018 ......................................................................................... 43 Bảng 4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ............................................................................. 49 Bảng 4.7. Chi phí nhân nuôi động vật hoang dã bình quân một hộ................ 52 Bảng 4.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi ĐVHD ........ 53
  9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 4.1. Mô hình nuôi Rắn ráo trâu (Ptyas mucosa) tại huyện Nho Quan ....... 32 Hình 4.2. Phân bố số hộ nuôi ĐVHD thương mại theo đơn vị hành chính ........ 34 Hình 4.3. Phân bố hoạt động nhân nuôi ĐVHD thương mại tại các ................... 35 địa phương của tỉnh Ninh Bình .............................................................................. 35 Hình 4.4. Mô hình nuôi Hươu Sao (Cervus nippon) ............................................ 37 tại Xã Đông Sơn- Tp.Tam Điệp ............................................................................. 37 Hình 4.5. Một cá thể Gấu ngựa được chăm sóc trước khi về VQG Cúc Phương .................................................................................................................... 42 Hình 4.6. Tang vật và phương tiện vi phạm buôn bán trái phép động vật hoang dã bị thu giữ ............................................................................................................. 44
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam được xem là một trong những nước giàu về đa dạng sinh học và được xếp một trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Với vị trí địa lý đặc thù cùng với các đặc điểm về khí hậu, địa hình đặc trưng như thế đã tạo cho Việt Nam tính đa dạng cao về thành phần loài động thực vật. Là nơi tập trung của nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu có giá trị bảo tồn lớn. Hiện nay tình trạng khai thác cũng như săn bắt trái phép các loại đông vật hoang dã ở nước ta dã diễn ra thường xuyên với nhiều quy mô lớn nhỏ và việc sử dụng các loại động vật hoang dã thực phẩm phổ biến, nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã hiện nay xuất hiện ở phổ biến các tỉnh trong cả nước, cũng dần trở thành ngành nghề đem lại lợi ích kinh tế cao, cũng như góp phần vào bảo tồn sinh học các loại động vật hoang dã. Những vùng chăn nuôi trọng điểm ở nước ta như vùng đồng bằng Sông Hồng, Miền Trung, Tây Nguyên và vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Lạng Sơn, Hòa Bình... là các tỉnh đi đầu trong cả nước về hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã. Một số loài động vật hoang dã được nuôi phổ biến có thể kể đến là: Nhím, Lợn rừng, Gấu, Cá sấu, Rắn, Hươu, Nai, Cầy vòi hương... Ninh Bình là địa phương có diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi và bán sơn địa, dân cư có truyền thống sinh sống lâu đời từ thời xưa bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp và nguồn lao động khá dồi dào. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã của tỉnh. Để hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã thực sự trở thành một nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cũng như mang ý nghĩa về bảo tồn sinh học của Việt nam
  11. 2 nói chung tại tỉnh Ninh Bình nói riêng, tuy nhiên ngành nhân nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Ninh Bình đang còn mới mẻ, mới phát triển vài năm gần đây nên việc đưa ra hướng quản lý, quy hoạch tổng thể, định hướng phát triển ngành nghề này một cách rõ ràng, hiệu quả hơn nữa là một bài toán đầy thách thức. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đề xuất giải pháp quản lý”. Những kết quả mang lại của đề tài sẽ là nguồn cơ sở để các cơ quan quản lý, người dân chăn nuôi động vật hoang dã có hướng quản lý, phát triển ngành nghề chăn nuôi này hiệu quả về kinh tế, cũng như về phương diện bảo tồn.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Trên thế giới tình trạng khai thác nguồn tài nguyên quá mức, săn bắn động vật hoang dã trái phép diễn ra với quy mô xuyên quốc gia đã và đang làm giảm và cạn kiệt nguồn tài nguyên có nguồn gốc từ rừng, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.Bài toán đặt ra để giảm nguy cơ này thì nghề chăn nuôi thuần dưỡng các loài động vật hoang dã cũng góp phần không nhỏ giải quyết vấn đề này có ý nghĩa bảo tồn sinh học, giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã. Chăn nuôi động vật hoang dã không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà nó còn là giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn hoặc cứu nguy các nguồn gen đang có nguy cơ bị tiệt chủng, hiện nay tại các vườn động vật trên thế giới đang nuôi khoảng 500.000 động vật có xương sống ở cạn, đại diện cho 3000 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái Theo Conway (1998). Mục đích phần lớn của các vườn động vật hiện nay là gây nuôi các quần thể động vật quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và phục vụ thăm quan du lịch giải trí và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc nghiên cứu trong các vườn động vật cũng đang được chú trọng. Các nhà khoa học đang cố gắng tìm các giải pháp tối ưu để nhân giống, phát triển số lượng. Để hoàn thiện kỹ thuật nhân nuôi, nắm rõ sinh thái và tập tính của động vật hoang dã được nhân nuôi nhằm mang lại hiệu quả cũng là vấn đề cần chú trọng. Một số quốc gia có nghề nhân nuôi động vật hoang dã phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Thái Lan... Tuy nhiên tài liệu nước ngoài về nhân nuôi động vật hoang dã rất ít và khó chọn lọc. Một số công trình ngoài nước có thể kể đến như: - Gà tiền hải nam (Polyplectron kastumatae) của Liang W. and Zhang Z. (2011): Loài chim rừng nhiệt đới nguy cấp và quý hiếm. Nhóm tác giả cho rằng, Gà tiền hải nam thường sống đôi vào mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng
  13. 4 5. Tổ của chúng thường làm trên mặt đất, dựa vào gốc cây hoặc dưới các tảng đá với vật liệu làm tổ là lá khô và cỏ. Gà tiền hải nam đẻ mỗi lứa từ 1 đến 2 trứng và thời gian ấp từ 20 - 22 ngày. - Kỹ thuật nhân nuôi rắn độc, trình bầy đặc điểm hình thái, sinh học kỹ thuật chăn nuôi của Từ Phổ Hữu (Quảng Đông-Trung Quốc, năm 2001), (chuồng trại, thức ăn, chăm sóc, bệnh tật và cách phòng tránh…) cho mười loài rắn độc kinh tế. - Kỹ thuật thực hành nuôi dưỡng động vật kinh tế, trình bầy những yêu cầu kỹ thuật cơ bản chăn nuôi nhiều loài thú, chim, bò sát, ếch nhái, bọ cạp, giun đất…của tác giả Cao Dực (Trung Quốc, 2002) 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ĐVHD Hiện nay cả nước có hơn 4.000 cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với gần 2 triệu cá thể, gồm lớp ếch nhái, bò sát, chim, thú, với 136 loài. Phần lớn là các loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn, giá trị kinh tế cao như: Cá sấu, Rắn hổ mang, Ba ba, Kỳ đà, Tắc kè, Trăn, Hươu, Nai, Lợn rừng, Rắn hổ mang, Nhím... Các cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã quy mô tập trung, với nhiều loài có thể kể đến là: Vườn thú Hà Nội, Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn... Nhân nuôi ở các hộ gia đình: nuôi Hươu sao ở Quỳnh Lưu, Hương Sơn (Nghệ Tĩnh), nuôi Nai (ở Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), nuôi khỉ (ở đảo Rều, Ninh Bình), làng nghề Cá sấu ở TPHCM, nuôi rắn (ở Vĩnh Sơn, Phú Thọ), nuôi Ếch, Ba ba ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, nuôi Voi ở Bản Đôn, nuôi Rắn hổ mang ở Lệ Mật - Gia Lâm (Hà Nội), Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc)... việc chăn nuôi ĐVHD ở nước ta còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa phải là ngành sản xuất hàng hóa để có thể trở thành một ngành kinh tế nông nghiệp mũi nhọn, kết hợp gây nuôi, kinh doanh, bảo tồn với du lịch. Tài liệu chuyên khảo và các công trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân
  14. 5 nuôi động vật hoang dã ở nước ta còn tương đối ít. Một số các công trình nghiên cứu chính có thể kể đến là: Năm 1975 công trình nghiên cứu “Động vật kinh tế - tỉnh Hòa Bình’’của Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, đã giới thiệu sơ bộ về hình thái phân bố, nơi sống, tập tính, thức ăn, đặc điểm sinh sản, và giá trị của các loài động vật có giá trị kinh tế cao của tỉnh Hòa Bình, như Hươu Sao, Nai, Khỉ Vàng, Cầy Vòi Mốc, cầy Vòi Hương, Nhím, Don… Đặng Huy Huỳnh Nghiên cứu sinh học và sinh thái các loài thú Móng Guốc ở Việt Nam (1986). Trình bày khái quát đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thú móng guốc có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, trong đó có một số loài đang được chăn nuôi. Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng, Đỗ Quang Huy “Nhân nuôi động vật hoang dã, quản lý động vật rừng”. Giới thiệu một số nét cơ bản trong kỹ thuật chăn nuôi Cầy hương, Cầy vòi mốc, Cầy mực, Cầy vằn Bắc như: Cách kiến tạo chuồng nuôi, chọn giống, thức ăn, chăm sóc, ghép đôi và chăm sóc Cầy con mới sinh. Kỹ thuật chăn nuôi một số động vật quý hiếm của Lê Thị Biên, Võ Văn Sự, Phạm Sỹ Tiệp (2000),“Hỏi đáp về tập tính động vật” của Vũ Quang Mạnh, Trịnh Nguyên Giao (2004)… 1.2.2. Tình hình chăn nuôi động vật hoang dã tại Ninh Bình Ninh Bình nằm ở của ngõ cực nam miền bắc thuộc đồng bằng sông hồng, là địa phương có diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi bán sơn địa, có nguồn lao động khá dồi dào và truyền thống làm nông nghiệp chăn nuôi lâu đời, Các hoạt động kinh tế phát triển đa dạng, từ các hoạt động truyền thống về nông, lâm, ngư nghiệp đến các hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đặc biệt phát triển mạnh về du lịch, du lịch sinh thái (Bãi đính, tràng an, tam cốc bích động...). Sự phát triển này đã đem lại những thu nhập cao cho
  15. 6 nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển này không đồng đều giữa các thành thị và nông thôn. Các huyện vùng nông thôn, người dân chủ yếu vẫn sinh sống dựa trên các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, thunhập thấp, không ổn định. Do đó, để phát triển kinh tế tại các địa phương này cần tìm ra một nghề mới, phù hợp với điều kiện của địa phương, đặc biệt tận dụng được ưu thế về nguồn lao động khá dồi dào,có truyền thống nông nghiệp lâu đời,người dân có tính cần cù chịu khó. Nghề chăn nuôi động vật hoang dã tại đây hình thành và phát triển, mở ra một hướng sản xuất mới có tiềm năng đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao và ổn định cho người dân. Trong một vài năm trở lại đây nghề chăn nuôi động vật hoang dã đang từng bước có sự phát triển mạnh mẽ. Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, các đối tượng động vật hoang dã được đưa vào chăn nuôi ban đầu là các loại phổ biến, đã được nuôi nhiều ở các địa phương khác như Hươu sao, Rắn, Lợn rừng, Rắn các loại, Nhím, Cầy vòi hương... Đến thời gian gần đây, nhiều đối tượng vật nuôi khác được đưa vào thử nghiệm tại nhiều hộ gia đình của nhiều địa bàn khác nhau, nhiều loài trong số này đã trở thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều hộ gia đình và cơ sở nhân nuôi phát triển, mở rộng quy mô thu hút nhiều lao động tại địa phương và trở thành những cơ sở tham quan, học hỏi của nhiều người khác. Điều đó đã tạo nên một phong trào nhân nuôi động vật hoang dã tại nhiều địa phương, góp phần không nhỏ cho việc chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, tăng thu nhập, tăng tiềm lực phát triển kinh tế cho địa phương. Bên cạnh những bước phát triển và hiệu quả bước đầu của nghề chăn nuôi động vật hoang dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thì còn tồn tại không ít vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động chăn nuôi này trong tương lai, trong đó những vấn đề chính có thể kể đến: - Các đối tượng vật nuôi được đưa vào nhân nuôi phần lớn do tính tự
  16. 7 phát tự tìm hiểu của người dân. Việc phát triển đối tượng nuôi một cách tràn lan, thiếu quy hoạch. Nhiều loài có giá trị cao khi mới đưa vào nhân nuôi nhưng giá trị kinh tế lại rất biến động khiến nhiều hộ bị thua lỗ, nhiều loài không phù hợp điều kiện tại địa phương. Việc quy hoạch hoạt động nhân nuôi cũng chưa được địa phương thực sự quan tâm do thiếu các thông tin điều tra, đánh giá và thiếu những định hướng cho sự phát triển rõ ràng. - Hiệu quả nhân nuôi còn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó thiếu hướng dẫn kỹ thuật và thị trường tiêu thụ không ổn định là các nguyên nhân chủ yếu. Hầu hết các hộ gia đình và cơ sở nhân nuôi tự học tập, tích lũy kinh nghiệm nhân nuôi mà chưa được tham gia các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ thuật một cách đầy đủ. Nhiều loài được nhân nuôi chủ yếu phục vụ trong nước, thiếu ổn định dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở bị thua lỗ và bỏ nghề. Nếu không sớm có những giải pháp và định hướng kịp thời của các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng thì sẽ rất khó khăn cho sự phát triển bền vững của hoạt động này. - Hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã chưa phát triển đồng đều ở các địa phương trong tỉnh, măc dù nhiều địa phương có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động này, đặc biệt là về nguồn nhân lực, lao động và điều kiện đất đai, địa hình. Điều này một mặt tạo nên sự mất cân đối trong nghề chăn nuôi động vật hoang dã, mặt khác không phát huy được các thế mạnh của các địa phương miền núi,ven biển. 1.2.3. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến phát triển động vật hoang dã Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2003) nhấn mạnh: “Kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán các loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao; loại bỏ các phương thức khai thác huỷ diệt, đặc biệt trong khai thác thuỷ sản; đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn nội vi
  17. 8 kết hợp với bảo tồn ngoại vi”. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010 (2004) có nhận định: “…Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng khai thác, săn bắt, vận chuyển, buôn bán và sử dụng bất hợp pháp động thực vật hoang dã diễn ra rất nghiêm trọng trong nền kinh tế thị trường. Công tác kiểm soát buôn bán ĐVHD hiện chưa đạt được hiệu lực và hiệu quả mong muốn…”. Để khắc phục tình trạng trên, kế hoạch hành động đã đưa ra với mục tiêu chung là: “Tăng cường hiệu lực và hiệu quả kiểm soát của các cơ quan chức năng để ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã, tiến tới quản lý bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ĐVHD, góp phần thiết thực vào việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010”. Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 - 2020 (2006) của Bộ NN&PTNT có xác định: “Tăng nhu cầu nghiên cứu và phát triển khả năng thuần hóa tài nguyên hoang dã. Đặc biệt người dân đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các loài mới này. Việc gây nuôi ĐVHD cũng phát triển như vậy. Tới nay nhiều loài ĐVHD đã được gây nuôi, để đáp ứng không những nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu như các loài: Cá sấu, Trăn, Rắn độc, Ba ba, Ếch…”. Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, công ước Đa dạng sinh học (CBD) và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (2007) cũng nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; kiểm soát phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các ĐVHD quý, hiếm, nguy cấp… Nghiên cứu xây dựng quy trình gây nuôi sinh sản một số động vật có giá trị kinh tế ngoài danh mục các loài cần bảo tồn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Quy hoạch phát triển các hộ gây nuôi sinh sản các
  18. 9 loài ĐVHD gắn với bảo tồn các loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa”. Công ƣớc CITES ảnh hƣởng tới quyết định bảo tồn và phát triển ĐVHD ở Việt Nam. Công ước CITES có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 20 tháng 4 năm 1994. Thực hiện yêu cầu của công ước CITES một số lĩnh vực liên quan Việt Nam đã ban hành các chỉ thị thông tư hướng dẫn thực hiện công ước này. Thông tư số 04-NN/KL-TT ngày 5/2/1996 của bộ NN&PTNT hướng dẫn việc thi hành Nghị định 02-CP ngày 5/1/1995 của Chính phủ quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hóa, dịch vụ dược kinh doanh và điều kiện ở thị trường trong nước. Chỉ thị số 259-TTg ngày 29/5/1996 về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã. Chỉ thị này ra đời sau 5 năm thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (1991) và sau 4 năm thực hiện Nghị định 18-HĐBT (1992). Đây là một trong những chỉ thị tương đối hoàn thiện về mặt nội dung cũng rất cụ thể theo từng hành động, từ việc quản lý khai thác, tăng cường hoạt động bảo tồn, tăng cường cứu hộ và tái thả, thu giữ và quản lý súng săn và khuyến khích việc gây nuôi. Chỉ thị có những yêu cầu quản lý mạnh đối với hoạt động buôn bán ĐVHD bất hợp pháp, trong đó có đề cập tới việc truy tố đối với các hoạt động buôn bán ĐVHD bất hợp pháp. Công văn số 2472-NN-KL/CV của Bộ NN & PTNT, ngày 24/7/1996 gửi các hộ của ngành hướng dẫn thực hiện chỉ thị 359-TTg của Thủ tướng về tăng cường bảo vệ và phát triển ĐVHD. Mục đích của công văn là hướng dẫn một cách cụ thể hơn các yêu cầu của chỉ thị 359-TTg. Nghị định 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ về hàng cấm lưu thông, dịch vụ và thưng mại cấn thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Quyết định số 47/1999/QĐ-BNN-KL ngày 12/3/1999 của Bộ NN&
  19. 10 PTNT ban hành quy định việc vận chuyển sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản. Điều 10 và 11: Quy định chứng từ vận chuyển ĐVHD và việc cấp giấy phép vận chuyển động vật hoang dã và việc cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt để vận chuyển động vật quý hiếm. Công văn 390/KL-BTTN ngày 9/9/1999 của cục Kiểm lâm hướng dẫn thủ tục tiến tới đăng ký trại nuôi cá sấu xuất khẩu. Quyết định số 242/1999/QĐ- TTg ngày 30/12/1999 của Thủ Tướng Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2000. Trong đó các loại động vật hoang dã và động, thực vật quý hiếm được liệt vào hàng cấm xuất khẩu do Bộ NN & PTNT hướng dẫn. Quyết định số 46/2001/QĐ- TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005, trong đó quy định cấm xuất khẩu nhập khẩu các loài ĐVHD có nguồn gốc tự nhiên. Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 ban hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22/1/2002 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã. Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ. Thông tư số 123/2003/TT-BNN ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ về việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và quá cảnh các loài động, thực vật hoang dã. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường quản lý buôn bán động
  20. 11 thực vật hoang dã đến năm 2010. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010 (2004) được ban hành trong bối cảnh hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã phát triển mạnh ở Việt Nam. Kế hoạch này đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết nhằm định hướng cụ thể cho việc quản lý, ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp và thúc đẩy việc chăn nuôi, nhân giống các loài thực vật hoang dã có giá trị kinh tế để đem lại thu nhập cho người dân. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/03/2006 về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP được ban hành nhằm thay thế hoàn toàn hai nghị định 18/HĐBT và 48/2002/NĐ-CP. Nghị định này cũng có những định nghĩa và khái niệm hoàn thiện hơn về động, thực vật hoang dã, hoạt động gây nuôi, đặc biệt là không bao gồm các loài thuộc chuyên ngành thủy sản. Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT của bộ nông nghiệp phát triển nông thôn ngày 24 tháng 02 năm 2017 về việc ban hành danh mục các loại động vật thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Nghị định số 82/2006/ NĐ-CP ngày 10/8/2006 của TTCP về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Đây là một văn bản nhằm cụ thể hóa việc thực thi công ước CITES. Trong Nghị định này nêu tương đối đầy đủ quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái sản xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả các loài lai) hoang dã nguy cấp, quý hiếm và động, thực vật hoang dã thông thường. Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL của Bộ NN&PTNT ban hành ngày 11/4/2007 về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và hộ trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2