intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nhân học: Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới trường hợp thôn Tân Mỹ, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là chỉ ra vị thế và làm rõ vai trò của cộng đồng tham gia vào quá trình XDNTM. Phân tích và đánh giá mối quan hệ của các bên trong tiến trình XDNTM, đặt trong bối cảnh Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân học: Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới trường hợp thôn Tân Mỹ, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- HOÀNG CAO PHÚC SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (TRƢỜNG HỢP THÔN TÂN MỸ, XÃ THỤY HƢƠNG, HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- HOÀNG CAO PHÚC SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (TRƢỜNG HỢP THÔN TÂN MỸ, XÃ THỤY HƢƠNG, HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Nhân học Mã số: 60310302 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Sửu HÀ NỘI – 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Cao Phúc
  4. LỜI CẢM ƠN Công trình này là sự tập hợp của nhiều nguồn tƣ liệu và đối tƣợng nghiên cứu, nếu tự bản thân ngƣời viết sẽ không thể thực hiện đƣợc. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo, sự sẻ chia đầy tình nghĩa của những ngƣời bạn cùng lớp, của đồng nghiệp và những ngƣời thân trong gia đình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo của Khoa Nhân học - Trƣờng ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn Văn Sửu đã giúp tôi thực hiện để tài nghiên cứu này. Xin cảm ơn những ngƣời bạn cùng lớp và đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND xã Thụy Hƣơng, ban lãnh đạo thôn Tân Mỹ và đặc biệt bà con nhân dân thôn Tân Mỹ đã nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày 14 thàng 01 năm 2016 Học viên: Hoàng Cao Phúc
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................4 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................5 2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................6 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................7 5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................8 6. Bố cục luận văn ..................................................................................................8 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................9 1.1 Tổng quan tài liệu ............................................................................................9 1.2. Một số khái niệm cơ bản ..............................................................................18 1.2.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới ...................................................18 1.2.2. Khái niệm cộng đồng ...............................................................................20 1.3. Tiếp cận lý thuyết về sự tham gia ................................................................21 1.3.1. Về cách tiếp cận tham gia.........................................................................21 1.3.2. Khái niệm sự tham gia..............................................................................26 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................28 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THỤY HƢƠNG.30 2.1. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam .................................30 2.1.1. Khái quát tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ......................30 2.1.2. Những kết quả ban đầu .............................................................................32 2.2. Xã Thụy Hƣơng và quá trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới .33 2.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Thụy Hƣơng .........................................33 2.2.2. Về quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thụy Hƣơng .............................35 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................45 1
  6. Chƣơng 3: VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TÂN MỸ ........................................................................................46 3.1 Tiến trình cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới ở Tân Mỹ.........46 3.1.1. Đặc điểm cộng đồng ở Tân Mỹ ................................................................46 3.1.2. Vai trò và các hình thức tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới.....................................................................................................47 3.2. Mức độ và phạm vi tham gia .......................................................................49 3.2.1. Sự tham gia của cộng đồng trong thảo luận về kế hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới. ...........................................................................................49 3.2.2. Cộng đồng tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật và xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh ......................................................................52 3.2.3. Cộng đồng tham gia đóng góp các nguồn lực xây dựng mô hình nông thôn mới ..............................................................................................................56 3.2.4. Cộng đồng tham gia giám sát việc thực hiện các chƣơng trình, dự án trong xây dựng mô hình nông thôn mới .............................................................57 2.2.5. Cộng đồng tham gia hƣởng dụng và quản lý các công trình trong xây dựng mô hình nông thôn mới .............................................................................61 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................64 Chƣơng 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THỤY HƢƠNG .........................................................................................66 4.1 Thành công và hạn chế ..................................................................................66 4.1.1. Những thành công ....................................................................................66 4.1.2. Những hạn chế và bất cập ........................................................................68 4.2. Một số phân tích mang tính gợi ý chính sách.............................................72 4.2.1. Công tác quy hoạch ..................................................................................72 4.2.2. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới ........................................73 4.2.3. Có cơ chế để ngƣời dân thực hiện vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới ..............................................................................................................75 2
  7. 4.2.4. Phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ...................................................................76 4.2.5. Cải thiện chất lƣợng và đa dạng hóa nội dung các hoạt động ..................79 4.2.6. Tăng cƣờng vai trò của các hội, các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới.....................................................................................................79 Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................80 KẾT LUẬN ..............................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83 PHẦN PHỤ LỤC.....................................................................................................92 3
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ: Ban Chỉ đạo BQL: Ban Quản lý MHNTM: Mô hình nông thôn mới NTM: Nông thôn mới XDNTM: Xây dựng nông thôn mới DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 1.1: Nấc thang mô tả mức độ tham gia của ngƣời dân của Arnstein Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống quản lý chƣơng trình xây dựng nông thôn mới Hình 1.2: Ma trận về vai trò của các bên liên quan trong XDNTM ở Thụy Hƣơng Bảng 1.2: Nội dung và kết quả thực hiện 19 tiêu chí XDNTM ở Thụy Hƣơng 4
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đổi mới ở Việt Nam đã mang lại những đổi thay quan trọng ở khu vực nông thôn nói chung, cho cuộc sống và sinh kế của nhiều hộ gia đình nông dân nói riêng. Những chuyển động mạnh mẽ ở một số địa bàn thuộc khu vực nông thôn tiếp tục diễn ra mạnh hơn khi Nhà nƣớc ban hành và thực thi hàng loạt ch nh sách k m theo đó là việc đầu tƣ và huy động các nguồn lực khác nhau trong khuôn khổ một chƣơng trình phát triển quy mô lớn. Đó là Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, với mục tiêu hỗ trợ, khuyến kh ch phát triển nông thôn lên một tầm cao hơn, toàn diện hơn. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trở thành một nội dung quan trọng, thu hút sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc từ trung ƣơng xuống địa phƣơng, đặc biệt là cả những ngƣời nông dân và cộng đồng của họ ở các địa bàn triển khai chƣơng trình đặc biệt quan trọng này ở nông thôn Việt Nam đƣơng đại. Một nông thôn giàu có, văn minh nơi ngƣời dân đƣợc sống trong môi trƣờng tự nhiên trong lành, xã hội yên bình và có đời sống vật chất, tinh thần phong phú không chỉ là niềm mơ ƣớc của ch nh ngƣời dân nông thôn mà đã trở thành mục tiêu phấn đấu và quyết tâm hành động của cả hệ thống ch nh trị ở Việt Nam hiện hành. Những ƣu tiên đặc biệt về ch nh sách và các nguồn lực của Nhà nƣớc cũng nhƣ ch nh quyền các địa phƣơng dành cho quá trình này đã nói lên điều đó. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam giờ đây không phải là sứ mệnh của riêng chính quyền hay của ngƣời dân nông thôn mà là trách nhiệm chung của tất cả các thành phần trong xã hội, trong đó đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở và ngƣời dân ở ch nh địa bàn đó. Cho đến thời điểm này quá trình xây dựng nông thôn mới đã và đang đƣợc triển khai thực hiện ở hầu kh p các địa bàn nông thôn trên cả nƣớc. Đến nay một số địa phƣơng đƣợc đánh giá và có quyết định công nhận đã hoàn thành các tiêu ch về xây dựng nông thôn mới trong khi còn nhiều địa phƣơng khác đang cố g ng đạt đƣợc mục tiêu này trong thời gian sớm nhất có thể. Bằng nhiều cách khác nhau, các địa phƣơng sẽ phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo những 5
  10. tiêu ch đề ra. Song sự thành công của quá trình xây dựng nông thôn mới lại đƣợc quyết định bởi hiệu quả và tính bền vững của nó trong đời sống xã hội nông thôn. Để đánh giá đƣợc vấn đề này cần phải làm rõ vị thế và vai trò cũng nhƣ sự nhập cuộc của các bên ra sao trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Xuất phát từ lý do đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới trƣờng hợp thôn Tân Mỹ, xã Thụy Hƣơng, huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội . 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới nhằm hƣớng đến mục đ ch: - Chỉ ra vị thế và làm rõ vai trò của cộng đồng tham gia vào quá trình XDNTM. - Phân tích những nguyên nhân hay động lực thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình XDNTM. - Phân t ch và đánh giá mối quan hệ của các bên trong tiến trình XDNTM, đặt trong bối cảnh Việt Nam. Để làm rõ mục đ ch nêu trên, trong đề tài nghiên cứu tôi đƣa ra những câu hỏi nghiên cứu sau: - Ngƣời dân ở Tân Mỹ đã tham gia nhƣ thế nào vào quá trình XDNTM? - Động lực hay nguyên nhân nào thúc đẩy ngƣời dân tham gia vào quá trình XDNTM? - Tác động của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội đến sự tham gia của ngƣời dân ở Tân Mỹ vào quá trình XDNTM ra sao? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động của cộng đồng và mối quan hệ giữa các chủ thể của cộng đồng tham gia vào quá trình XDNTM. - Phạm vi nghiên cứu của để tài: về không gian đƣợc giới hạn ở địa bàn thôn Tân Mỹ và xã Thụy Hƣơng; về thời gian trong khoảng 2009-2014, trong đó tập trung chủ yếu vào các năm từ 2009 đến 2011 là thời điểm xã thực hiện xây dựng thí điểm mô hình NTM. 6
  11. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu: nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở Tân Mỹ có nghĩa phải tìm hiểu sự tham gia của mọi thành phần dân cƣ trong cộng đồng vào quá trình này. Để đạt đƣợc mục tiêu này, trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp phỏng vấn sâu dựa trên cách chọn mẫu có chủ đ ch. Tiến hành phỏng vấn sâu những đối tƣợng là cán bộ xã và thôn, đã từng tham gia các dự án XDNTM; những cá nhân đại diện cho các tầng lớp dân cƣ trong thôn nên có thể l ng nghe đƣợc tiếng nói đa chiều từ nhiều chủ thể, từ đó có đƣợc sự nhìn nhận và đánh giá khách quan về vai trò của các bên tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Để làm đƣợc việc này tôi đã tổ chức các hoạt động điền dã tại địa bàn trong thời gian 01 tháng (từ 16/9/2015 đến 16/10/2015) và tiến hành phỏng vấn sâu 30 ngƣời trong đó 05 ngƣời là cán bộ xã, thôn và 25 ngƣời thuộc các tầng lớp khác nhau ở cộng đồng). Thông tin từ những cuộc phỏng vấn sâu sẽ là nguồn tƣ liệu phong phú giúp cho việc phân t ch, đánh giá các hoạt động tham gia của ngƣời dân một cách xác đáng. Bên cạnh đó tôi sử dụng phƣơng pháp quan sát tham dự bằng cách trực tiếp tham dự vào những hoạt động ở các xóm trong thôn Tân Mỹ. Bƣớc đầu tiên của quá trình này tôi sẽ tiến hành quan sát những công trình, dự án đã và đang đƣợc thực hiện ở địa bàn, quan sát hoạt động của các nhóm cộng đồng cũng nhƣ thành viên của mỗi nhóm. Tiếp đó sẽ tham gia vào những hoạt động cụ thể để có thể cảm nhận đƣợc mình là một thành viên thuộc về một nhóm nào đó của cộng đồng, đồng thời cũng để l ng nghe tiếng nói của các thành viên khác. Ngoài ra, tôi sử dụng các phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu nhằm thu thập thông tin, dữ liệu từ các văn bản của các cấp chính quyền từ xã đến thôn. Từ những thông tin, dữ liệu và số liệu này có thể làm căn cứ để so sánh, đối chiếu với những thông tin thu thập đƣợc từ các cuộc phỏng vấn định tính và quá trình quan sát tham dự tại thực địa để có đƣợc sự phân t ch và đánh giá đúng đ n. 7
  12. 5. Đóng góp của luận văn - Từ hoạt động thực địa, đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp nguồn tƣ liệu phong phú trên cơ sở đó phân t ch, đánh giá các hoạt động mà cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới. - Đề tài nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ vai trò của các chủ thể trong cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới. 6. Bố cục luận văn Trên cơ sở thực địa và bám sát vào nội đung nghiên cứu, luận văn đƣợc bố cục thành các chƣơng sau: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận Chƣơng 2: Quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thụy Hƣơng Chƣơng 3: Vai trò của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở Tân Mỹ Chƣơng 4: Một số vấn đề về quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thụy Hƣơng 8
  13. Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan tài liệu Trong mấy thập kỷ gần đây có không t các công trình nghiên cứu về nhiều vấn đề khác nhau của nông thôn Việt Nam, dƣới cả góc độ lý luận, thực tiễn và định hƣớng chính sách; cả về các thành tựu, cơ hội cũng nhƣ những hạn chế, thách thức và bài học kinh nghiệm cho phát triển nông thôn Việt Nam. Trong đó, chủ đề phát triển nông thôn đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm với một loạt công trình nghiên cứu. Ví dụ, các tác giả Vũ Trọng Khôi, Đỗ Thái Đồng, Phạm Bích Hợp trong một nghiên cứu với tiêu đề h t tri n n ng th n i t m t àng tru n th ng n văn minh th i i đã đề xuất các mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới dựa trên sự kết hợp những truyền thống của làng xã Việt Nam với văn minh thời đại. Theo đó, ở những khu vực địa lý và lĩnh vực khác nhau với những điều kiện không hoàn toàn giống nhau cần phải thiết lập các mô hình phát triển nông thôn tƣơng ứng. uận điểm này gần tƣơng đồng với Nguyễn Mạnh Dũng khi tác giả nhấn mạnh đến việc phát huy yếu tố lợi thế và những đặc trƣng của mỗi làng trong quá trình XDNTM trong điều kiện của Nhật Bản) [18]. Quan điểm về vấn đề phát triển nông thôn của các tác giả tuy chƣa hẳn xuất phát từ lý thuyết cấu trúc chức năng song ch nh những yếu tố khác biệt về điều kiện tự nhiên và xã hội tạo nên lợi thế ở mỗi vùng, miền (hay làng) lại gần nhƣ đảm nhận những chức năng thiết yếu trong việc duy trì và thúc đẩy một tiến trình phát triển hài hòa ở một vùng hay giữa các vùng với nhau. Mặc d chƣa đề cập đến vai trò của cộng đồng vào quá trình xây dựng mô hình phát triển ở nông thôn, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng cần phải tìm kiếm những cơ chế quản lý ph hợp với sự thay đổi những vai trò của cả đơn vị làng lẫn đơn vị xã trong hệ thống hành ch nh ở cơ sở 18, tr. 269]. Những phác họa của Nguyễn Mạnh Dũng về sự thành công của Phong trào 1 Mỗi làng, Một sản phẩm ở Nhật Bản trên cơ sở phát huy lợi thế của từng v ng 1 Phong trào Mỗi làng, Một sản phẩm One village, One product Movement - OVOP Movement theo tiếng nh hay Isson, Ippin Undo theo tiếng Nhật Bản do ông Morihiko 9
  14. điều kiện tự nhiên và đặc trƣng của mỗi làng kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc coi là bài học kinh nghiệm quý giá đối với quá trình xây dựng nông thôn mới của Việt Nam. Kinh nghiệm đƣợc rút ra là để đảm bảo sự thành công của Phong trào đòi hỏi phải đáp ứng ba nguyên t c: 1 Địa phƣơng hƣớng đến toàn cầu có nghĩa là mỗi ngƣời phải đƣa đƣợc địa phƣơng của của mình đến với toàn thế giới. Nếu một ngƣời càng làm việc ở địa phƣơng nhiều bao nhiêu thì ngƣợc lại ngƣời đó càng phải làm sao để thế giới biết đến mình nhiều bấy nhiêu; sản phẩm của mình càng mang t nh độc đáo của địa phƣơng mình thì càng phải làm sao để cho sản phẩm đó dễ dàng hội nhập vào thị trƣờng thế giới 18, tr.110-111]. Dĩ nhiên, điều này đòi hỏi những nỗ lực vƣợt bậc của từng cá nhân cũng nhƣ sự định hƣớng và trợ giúp từ ph a các tổ chức của ch nh quyền; 2 Sự độc lập và sáng tạo Independent and creativity của mỗi ngƣời dân, mỗi cộng đồng địa phƣơng trong việc phát triển, làm sống lại các giá trị truyền thống của quê hƣơng mình; 3 Phát triển nguồn nhân lực Human resource development bằng cách thiết lập mô hình trƣờng đào tạo mang t nh cộng đồng với tên gọi Oita - mảnh đất của sự tr phú để mỗi cá nhân khi tham gia các lớp học có điều kiện thể hiện những trải nghiệm thành công và thất bại của bản thân từ đó sẽ giới thiệu dự án của mình dựa trên những đặc điểm của địa phƣơng mình là ch nh. Bằng việc trình bày và giới thiệu những hoạt động tiêu biểu của phong trào Mỗi làng, Một sản phẩm đã đem lại sự thành công ở các làng quê Nhật Bản, tác giả đi đến kết luận: vai trò của ngƣời lãnh đạo địa phƣơng và cộng đồng dân cƣ rất quan trọng. Trong đó ngƣời đứng đầu chính quyền địa phƣơng đóng vai trò quyết định đến sự thành công của phong trào. Cộng đồng dân cƣ nông thôn luôn đóng vai trò chủ đạo. Ch nh họ là những ngƣời phát hiện ra tiềm năng của quê hƣơng mình, lập kế hoạch để phát triển các sản phẩm mang t nh đặc th của quê hƣơng mình. Cũng ch nh họ là ngƣời đứng ra tổ chức, trang trải kinh ph , đồng thời chịu mọi rủi ro nếu có cho các dự án phát triển nông thôn của mình 18, tr.123-125 . Hiramatsu - Tỉnh trƣởng tỉnh Oita khởi xƣớng vào năm 1979 xem Nguyễn Mạnh Dũng 2006, tr.60-132). 10
  15. Nhìn nhận và đánh giá về vai trò của cộng đồng từ Phong trào Mỗi làng, Một sản phẩm của Nhật Bản hay từ Saemaul Undong 2 phong trào àng mới ở Hàn Quốc hoặc thậm ch ngay cả phong trào xây dựng NTM đang đƣợc thực hiện đồng loạt ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu đều khẳng định ngƣời đứng đầu ch nh quyền địa phƣơng và sự tham gia của cộng đồng dân cƣ là những nhân tố hàng đầu quyết định đến thành công của các phong trào xây dựng và phát triển nông thôn [92, tr.173-174 . Đây là một kinh nghiệm đáng suy ngẫm đƣợc rút ra từ sự thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng nhƣ ở giai đoạn đầu của quá trình XDNTM ở Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy hầu hết các nƣớc đạt trình độ phát triển cao nhƣ hiện nay đều trải qua quá trình công nghiệp hóa, trong đó công nghiệp hóa nông thôn đƣợc xác định là một nội dung quan trọng. Hay nói cách khác, công nghiệp hóa là con đƣờng tất yếu mà bất cứ quốc gia nào cũng phải trải qua nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển. Vấn đề công nghiệp hóa nông thôn đã đƣợc nhiều tác giả đề cập trong các nghiên cứu của mình. Luận bàn về công nghiệp hóa nông thôn ở các nƣớc châu Á và Việt Nam, trong cuốn sách có nhan đề C ng nghi p hóa nông nghi p, n ng th n c c nước châu Á và Vi t m , tác giả Nguyễn Điền cho rằng nguyên nhân chủ yếu đƣa các nƣớc châu Á đến thành công nhƣ hôm nay là họ đã chọn đƣờng lối công nghiệp hóa mà trong đó kết hợp hài hòa giữa công nghiệp hóa đô thị với công nghiệp hóa nông thôn. Chẳng hạn, Nhật Bản đã có sáng kiến đƣa công nghiệp về nông thôn với hính thức xí nghiệp công nghiệp gia đình nông dân và x nghiệp nhỏ ở thị trấn, huyện lỵ, làm vệ tinh, gia công cho các xí nghiệp lớn ở các đô thị. Trên cơ sở đó đã đƣa công nghiệp thành thị và công nghiệp nông thôn cùng phát triển [27, tr. 137-138]. Đối với Việt Nam, tác giả đã phác thảo những lĩnh vực đƣợc coi là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông thôn, đó là: khôi phục và 2 à tên gọi của một chƣơng trình phát triển nông thôn tổng hợp dựa vào cộng đồng, đƣợc phát động ở Hàn Quốc từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, dƣới thời Tổng thống Park Chung-Hee. Thành công của Saemaul Undong trong phát triển nông thôn, mà trọng tâm là chiến lƣợc xóa đói giảm ngh o một cách cơ bản đã đóng góp đáng kể vào sự cất cánh của nền kinh tế Hàn Quốc những năm 80. 11
  16. phát triển các ngành nghề cổ truyền, các làng nghề truyền thống; phát triển các dịch vụ kinh tế kỹ thuật nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; công nghiệp hóa- hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp [27, tr. 185-203]. Những nhận thức nêu trên phần nào phản ánh thời điểm Việt Nam b t đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nƣớc, trong đó có công nghiệp hóa nông thôn với những bƣớc đi đầu tiên trong nhận thức và hành động. Trong khi thực tế quá trình Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn mặc dù đã đạt đƣợc những thành tựu cơ bản song còn tồn tại nhiều vấn đề và nghịch lý phải giải quyết. Hiện tại, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đang đứng trƣớc nhiều cơ hội và thách thức khi nó đƣợc đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa Việt Nam với các định chế kinh tế khu vực và thế giới mà nƣớc ta là thành viên, vốn chịu nhiều sức ép từ các thỏa thuận mà Nhà nƣớc đã cam kết thực hiện. Theo Lê Quốc Lý, vào thời điểm này công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn nên đƣợc xác định là quá trình thay đổi căn bản phƣơng thức hoạt động, cơ cấu kinh tế của nông thôn và thay đổi căn bản tầng lớp g n liền với sản xuất nông nghiệp là nông dân. Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội [53, tr. 13]. Một trong những giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, đó là đổi mới trong khâu quy hoạch, quản lý và sử dụng đất. Sử dụng tối đa lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Theo đó hạn chế tối đa chuyển đổi đất nông nghiệp ở khu vực có lợi thế cạnh tranh cho mục đ ch công nghiệp và đô thị hóa. Phân t ch, đánh giá một cách khách quan khi chuyển đổi mục đ ch sử dụng trên cơ sở hiệu quả kinh tế, xã hội của đất nƣớc 53, tr. 196]. Trong khi đó, nhận thức và quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Vũ Trọng Khải là một cách tiếp cận khá toàn diện. Tác giả cho rằng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn không chỉ diễn ra trên địa bàn làng xã mà tất yếu phải diễn ra trên không gian lãnh thổ quốc gia, không thể chỉ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông 12
  17. nghiệp mà là tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trƣớc hết là các ngành công nghiệp và dịch vụ trực tiếp phục vụ nông nghiệp ở cả đầu vào và đầu ra, không chỉ là tổ chức lại đời sống xã hội ở làng xã mà còn phải ở trên phạm vi quốc gia, ở từng vùng lãnh thổ, ở từng đơn vị tổ chức hành chính, theo hƣớng văn minh, hiện đại và giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử tốt đẹp của dân tộc. Đô thị hóa là để tạo ra các đô thị nhỏ ở vùng nông thôn, vừa làm vệ tinh của các đô thị lớn, vừa là chỗ dựa để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thu hút, sử dụng sức lao động dƣ thừa trong nông nghiệp [45, tr. 141]. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả. Trong đó nhấn mạnh thay vì áp dặt một mô hình phát triển chung cho tất cả các địa phƣơng nhƣ hiện nay, Nhà nƣớc nên thực thi vai trò kiến tạo sự phát triển nông thôn thông qua hệ thống chính sách và pháp luật nhằm tạo ra một không gian pháp lý bình đẳng cho tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển nông thôn [45, tr. 160]. Trong phát triển nông thôn, khía cạnh sinh kế đặc biệt là sinh kế của ngƣời nông dân trong bối cảnh đƣơng đại đã thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Nếu nhƣ công nghiệp hóa nông thôn là con đƣờng tất yếu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện đất nƣớc, thì quá trình đô thị hóa nông thôn cũng không thể nào đi chệch khỏi quỹ đạo chung đó. Đô thị hóa làm nông thôn thay đổi ở nhiều chiều k ch khác nhau nhƣng điều dễ nhận thấy nhất đó là, đời sống và sinh kế của ngƣời nông dân đã có nhiều đổi thay so với trƣớc đây. Tìm hiểu đời sống của ngƣời nông dân dƣới tác động của đô thị hóa, trong bài Sử dụng v n xã hội trong chi n ược sinh k củ n ng dân ven Hà ội dưới t c ộng củ thị hó , tác giả Nguyễn Duy Th ng cho rằng đô thị hóa một mặt thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế của thành phố, mặt khác lại gây ra những tác động bất lợi nhƣ mất đất, mất việc làm và phá vỡ cấu trúc các cộng đồng ven đô [77, tr. 43]. 13
  18. Trƣớc những áp lực đó buộc ngƣời nông dân phải tìm kiếm, lựa chọn một chiến lƣợc sinh kế phù hợp và vốn xã hội đã đƣợc họ sử dụng nhƣ một trong những phƣơng thức khá hiệu quả để thích ứng với bối cảnh mới. Theo đó, các mối quan hệ xã hội của ngƣời nông dân ven đô không còn bó hẹp trong làng, xã của họ nữa mà đã vƣơn rộng ra các cộng đồng bên ngoài, cả nông thôn lẫn đô thị. Các mối quan hệ đan xen, b c cầu và đa dạng hơn chứ không chỉ là quan hệ họ hàng, hàng xóm hay bạn b 77, tr. 41]. Dƣờng nhƣ vốn xã hội đã trở thành một kênh tƣơng đối quan trọng chi phối chiến lƣợc sinh kế của ngƣời nông dân, cụ thể nó đƣợc sử dụng vào hai hoạt động g n bó mật thiết với đời sống của ngƣời nông dân là chiến lƣợc sử dụng đất và chiến lƣợc về việc làm. Những thách thức đối với sinh kế của ngƣời nông dân ở khu vực chịu tác động trực tiếp của sự chuyển đổi đã trở thành vấn đề có tính phổ biến ở nhiều vùng nông thôn nƣớc ta, gây nhức nhối trong xã hội và làm đau đầu các nhà quản lý. Tiếp cận ở khía cạnh này, khi nghiên cứu một địa bàn cụ thể thuộc tỉnh Hải Dƣơng, các tác giả Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Huyền và Võ Trọng Thành cho thấy có nhiều vấn đề đặt ra tại vùng chuyển đổi đất. Chẳng hạn, ngƣời lao động gặp nhiều khó khăn về trình độ học vấn, độ tuổi và nhất là khả năng th ch ứng với công việc mới. Ngoài ra, hàng loạt vấn đề khác đƣợc đặt ra cũng không kém phần quan trọng nhƣ, môi trƣờng văn hóa nông thôn thay đổi; nạn ô nhiễm môi trƣờng diễn biến phức tạp; doanh nghiệp với việc cam kết giải quyết việc làm cho nông dân; chính quyền địa phƣơng và những giải pháp tình thế [84, tr. 53-55]. Dành sự quan tâm nghiên cứu khá công phu về sinh kế của ngƣời nông dân phải kể đến công trình: C ng nghi p hó , thị hóa và bi n ổi sinh k ở ven Hà Nội của tác giả Nguyễn Văn Sửu. Với địa bàn nghiên cứu là hai làng thuộc khu vực ven đô Hà Nội và dựa trên cách tiếp cận khung phân tích sinh kế bền vững do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development - DFID đề xuất, ngay ở phần mở đầu tác giả giới thiệu về nghiên cứu của mình không chỉ tìm hiểu về quá trình, cách thức và các động năng từ bên trong và từ bên ngoài, mà còn phân tích bối cảnh và hệ quả của sự chuyển đổi, lý 14
  19. giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các nguồn vốn và những cách thức cá thể và hộ gia đình đã sử dụng để biến các nguồn vốn họ có thành sinh kế và ứng phó với những chuyển đổi diễn ra với họ và xung quanh họ. Với cách tiếp cận toàn diện, nhiều chiều, nghiên cứu này không chỉ mang lại những tri thức mới mà còn đƣa ra những gợi ý cho can thiệp chính sách trong lĩnh vực phát triển và giảm nghèo, đồng thời góp phần gợi mở những ý tƣởng và cách phân tích mới liên quan đến biến đổi xã hội trong quá trình hiện đại hóa ở Việt Nam [76, tr. 12-13] Giới thiệu một số kinh nghiệm cải thiện sinh kế cho đồng bào vùng cao và dân tộc thiểu số trên cơ sở phát huy tiềm năng tại chỗ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và con ngƣời, Trần Văn H ng và cộng sự trong tác phẩm Sinh k vùng cao: một s nghiên cứu i m v phương ph p ti p cận mới đã đi sâu phân t ch đặc điểm của từng vùng cùng với lợi thế so sánh ở v ng đó để đƣa ra các giải pháp sinh kế cụ thể. Chẳng hạn, ở vùng cao huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cao nghiên cứu trồng ba loại cây thuốc bản địa: ngũ gia bì, sì to và hà thủ ô đỏ; hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh và phát triển một số giống ngô nếp tại Đ k L k và Đ k Nông [42]. Nếu du lịch đƣợc coi nhƣ một động lực phát triển nông thôn nói riêng và kinh tế nói chung thì trọng tâm của vấn đề phát triển nông thôn là đa dạng sinh kế. Trong bối cảnh hiện nay, du lịch nông thôn là cách đa dạng hóa sinh kế cho ngƣời nông dân. Đó là nhận thức và cách tiếp cận về sinh kế của ngƣời nông dân đƣợc đề cập trong tác phẩm Du ịch nông thôn t lý luận n thực tiễn của Đào Thị Hoàng Mai. Tác giả khẳng định du lịch nông thôn là một hoạt động đa mục tiêu và hoàn toàn có thể phát triển theo hƣớng bền vững, trong đó: du lịch nông thôn g n với phát triển nông nghiệp; du lịch nông thôn với phát triển kinh tế-xã hội nông thôn; du lịch nông thôn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Tuy nhiên, do thu nhập cao hơn nhiều so với những gì ngƣời nông dân có thể kiếm đƣợc từ sản xuất nông nghiệp, du lịch đang đƣợc chấp nhận ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam bất chấp các tác động tiêu cực mà nó gây ra về kinh tế, xã hội, môi trƣờng… Chẳng hạn, đã từng diễn ra một tình trạng khá phổ biến ở vùng Nam Bộ đó là, các nhà đầu tƣ của các khu nghỉ dƣỡng ở nông thôn lại là ngƣời thành phố. Cùng với các công ty lữ 15
  20. hành, họ sẽ đem phần lợi nhuận từ hoạt động du lịch ra khỏi khu vực nông thôn. Nhƣ vậy, dòng lợi ích của du lịch nông thôn có thể tuột khỏi cộng đồng và chảy vào túi các doanh nghiệp ở khu vực đô thị [54]. Dƣới góc nhìn sinh kế bền vững, tình trạng này đã khiến ngƣời nông dân không thể trở thành chủ nhân thực sự trên địa hạt của mình và gần nhƣ bị thua thiệt rất lớn. Phát triển nông thôn theo hƣớng bền vững đã trở thành một mục tiêu quan trọng đối với quá trình phát triển nông thôn Việt Nam. Theo hƣớng này, tác giả Trần Ngọc Ngoạn trong tác phẩm h t tri n n ng th n n v ng nh ng v n uận và kinh nghi m th giới đã đề xuất một mô hình phát triển nông thôn bền vững phải dựa trên ba trụ cột ch nh đó là: 1 Phát triển bền vững kinh tế nông thôn 2 Phát triển bền vững xã hội nông thôn 3 Tăng cƣờng bảo vệ và quản lý môi trƣờng thiên nhiên, và một yêu cầu không thể bỏ qua đó là phát triển thể chế bền vững. Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững, vai trò của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng là một yếu tố quan trọng. Theo đó, sự tham gia đƣợc nhìn nhận nhƣ là một quy trình chuyển đổi hệ thống và có liên hệ mật thiết với quyền lợi và sự trao quyền lực. Về vai trò tham gia của cộng đồng, tác giả lập luận: Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông thôn đƣợc xem là yếu tố ch nh để duy trì các khoản đầu tƣ phát triển, xác định đâu là những khoản đầu tƣ đúng lúc đúng chỗ, và tránh sự không cần thiết do khu vực công quản lý đối với các dịch vụ công cộng nông thôn [59, tr.162]. Theo một cách tiếp cận khác hẳn với cách tiếp cận từ trên xuống, hai tác giả Tô Duy Hợp và ƣơng Hồng Quang trong công trình nghiên cứu: h t tri n cộng ồng: lý thuy t và vận dụng , xuất bản năm 2000, tập trung vào việc hệ thống hóa các lý thuyết phát triển cộng đồng, vào năng lực tự quản - một tiềm năng để phát triển cộng đồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây đƣợc xem nhƣ một ví dụ điển hình cho cách đặt vấn đề từ dƣới lên. Theo đó, năng lực của cộng đồng đƣợc thể hiện ở chỗ: 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2