Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp:
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở Quảng Nam; làm cơ sở hướng dẫn nông dân áp dụng vào sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp:
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ KIM HOÀN ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TRICHODERMA - PSEUDOMONAS ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ BỆNH HÉO RŨ HẠI LẠC Ở QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng HUẾ - 2018
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ KIM HOÀN ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TRICHODERMA - PSEUDOMONAS ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ BỆNH HÉO RŨ HẠI LẠC Ở QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN THỊ THU HÀ HUẾ - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị hay một công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Lê Kim Hoàn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân trong quá trình thực hiện tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của quý cô giáo, đồng nghiệp, lãnh đạo và nông dân địa phương để tôi thực hiện đề tài đúng tiến độ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Thu Hà đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và các thầy cô giáo trong Khoa Nông học, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Nông lâm Huế. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở chi cục Trồng trọt & BVTV Quảng Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các xã ở huyện Tiên Phước và bà con nông dân đã tạo điều kiện về đất đai, nhân lực thực hiện các thí nghiệm của tôi bảo đảm đúng yêu cầu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, bạn bè và người thân đã động viên khích lệ tôi trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Quảng Nam, ngày 29 tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Kim Hoàn
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở Quảng Nam; làm cơ sở hướng dẫn nông dân áp dụng vào sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm môi trường. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin về tình hình bệnh hại, sinh trưởng, năng suất và tình hình sử dụng chế phẩm sinh học trong quản lý bệnh hại trên cây lạc của nông dân địa phương Bố trí thí nghiệm ở điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng trên chân đất thịt và đất cát pha thường xuyên có bệnh héo rũ gốc mốc trắng, bệnh héo rũ gốc mốc đen xuất hiện, tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Mỗi chân đất bố trí 02 công thức, mỗi công thức bố trí 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại diện tích 500m2. + Công thức thí ngiệm: Xử lý hạt giống với chế chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas10 8CFU/g chế phẩm. Tổng diện tích 1500m2 + Đối chứng: Không xử lý hạt giống. Tổng diện tích 1500m2 Chăm sóc và phân bón áp dụng theo quy trình kỹ thuật trồng và thâm canh giống mới mới do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam ban hành. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU Đánh giá thực trạng về tinh hình sản xuất lạc trên địa bàn huyện Tiên Phước Bệnh héo rũ gốc mốc trắng và héo rũ gốc mốc đen là những đối tượng gây hại, ảnh hưởng lớn đến sản xuất lạc của địa phương. Tuy nhiên nông dân chưa được tiếp cận nhiều với các tiến bộ khoa học kỹ thuật do công tác quản lý dịch hại, nhất là bệnh hại lạc còn bị động; việc sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh hại lạc hầu như nông dân địa phương chưa được tiếp cận Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Tricho - Pseu đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và bệnh héo rũ hại lạc Trên cả hai chân đất (đất thịt và đất cát pha) công thức không xử lý Tricho – Pseu tỷ lệ bệnh héo rũ do nấm Aspergillus niger và nấm Sclerotium rolfsii đều cao gấp hai lần so với công thức có xử lý. Xử lý chế phẩm Tricho-Pseu dạng bột phối trộn với tỷ lệ 50:50 và mật độ bào 8 tử 10 CFU/g chế phẩm với liều lượng lượng 20 gram chế phẩm/1kg hạt lạc giống có tác động tích cực đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lạc, đặc biệt giảm tỷ lệ
- iv bệnh héo rũ gốc mốc đen và bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Aspergillus niger và nấm Sclerotium rolfsii gây ra Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển chủ yếu như: Khả năng phân cành, số lá/thân chính, chiều dài cành C1, tỷ lệ hoa hữu hiệu, số quả chắc/cây,... của ruộng có xử lý chế phẩm trên các chân đất đều cao hơn so với đối chứng nên trên các chân đất có xử lý đều cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao và cao đối chứng không xử lý./.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 2 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .......................................... 3 1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới. ................................................................... 3 1.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam. .................................................................... 5 1.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam. ................................................................ 6 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .............................................. 9 1.2.1. Vai trò của cây lạc.............................................................................................. 9 1.2.2. Các yếu tố hạn chế năng suất........................................................................... 10 1.2.3. Biện pháp kỹ thuật điều khiển nâng cao năng suất cây lạc ................................ 10 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG, GỐC MỐC ĐEN HẠI LẠC. ......................................................................................................... 11 1.3.1. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng............................................................................... 11 1.3.2. Bệnh héo rũ gốc mốc đen. ................................................................................ 12 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHỦNG TRICHO – PSEU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG, BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC ĐEN HẠI LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC. .................. 13
- vi 1.4.1. Trên thế giới..................................................................................................... 13 1.4.2. Trong nước. ..................................................................................................... 15 1.5. NGHIÊN CỨU KẾT HỢP NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA VÀ VI KHUẨN PSEUDOMONAS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC. ......................... 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 20 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 20 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ................................................................................. 20 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: .............................................................................. 20 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 20 2.4.1. Điều tra thực trạng canh tác lạc ........................................................................ 20 2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 21 2.4.3. Phương pháp xử lý hạt giống............................................................................ 22 2.4.4. Thời vụ, mật độ-khoảng cách trồng .................................................................. 22 2.4.5. Phân bón - Chăm sóc ....................................................................................... 22 2.5. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI ..................................................... 23 2.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển .......................................................... 23 2.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: ................................................... 24 2.5.3. Xác định hiệu quả phòng trừ của các công thức................................................ 25 2.5.4. Tính hiệu quả kinh tế ....................................................................................... 25 2.5.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ................................................................ 25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 26 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA QUẢNG NAM ................................................... 26 3.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 26 3.1.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu ................................................................................ 26 3.1.3. Điều kiện đất đai .............................................................................................. 28 3.2. THỰC TRẠNG VỀ TINH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC ........................................................................................................... 28 3.2.1. Thực trạng diện tích, năng suất lạc trên địa bàn huyện Tiên Phước. ................. 28 3.2.2. Thực trạng về kỹ thuật canh tác........................................................................ 29 3.2.3. Thực trạng về công tác quản lý các đối tượng sâu bệnh hại. ............................. 32
- vii 3.2.4. Thực trạng về diện tích, và nhu cầu của người sản xuất.................................... 34 3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRICHO - PSEU ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ BỆNH HÉO RŨ HẠI LẠC ............... 35 3.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma – Pseudomonas đến sinh trưởng và phát triển cây lạc. ....................................................................................... 35 3.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma – Pseudomonas đến bệnh héo rũ do nấm hại lạc. ...................................................................................................... 45 3.3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma – Pseudomonas đến các yếu tố cấu thành năng suất lạc. ............................................................................................. 49 3.3.4. Hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng chế phẩm sinh học Trichoderma – Pseudomonas đối với các công thức thí nghiệm. ........................................................ 51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 53 Kết luận ..................................................................................................................... 53 Đề nghị ...................................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 54 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 58
- viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ A. niger Aspergillus niger A. flavus Aspergillus flavus A. spp Aspergillus spp. BVTV Bảo vệ thực vật CT Công thức thí nghiệm MH Mô hình Đ/C Đối chứng ĐVT Đơn vị tính IPM Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp ICRISAT Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng Nhiệt đới bán khô hạn K Kali KHKT Khoa học kỹ thuật N Đạm NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu P Lân P100 quả Khối lượng 100 quả FAO Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc P. putida Pseudomonas putida P. fluorescens Pseudomonas fluorescens PTNT Phát triển nông thôn R.solani Rhizoctonia solani S. rolfsii Sclerotium rolfsii TGST Thời gian sinh trưởng T. viride Trichoderma viride Tricho-Pseo Trichoderma-Pseodomonas VCR Tỷ suất lợi nhuận VSV Vi sinh vật
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 2011 – 2015 .... 3 Bảng 1.2. Năng suất, diện tích, sản lượng lạc thế giới và một số nước châu Á giai đoạn 2013-2015 ................................................................................................................... 4 Bảng 1.3. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam ........................ 5 Bảng 1.4. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Quảng Nam .................... 6 Bảng 1.5. Bảng tổng hợp tỉnh hình bệnh héo rũ gốc mốc đen, héo rũ gốc mốc trắng tại QuảngNam qua các năm từ năm 2011-2015................................................................. 8 Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm. ......................................................................... 21 Bảng 3.1: Diễn biến khí hậu thời tiết Quảng Nam vụ Đông xuân2017-2018 .............. 27 Bảng 3.2. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Tiên Phước trong năm năm gần đây (2012-2016) .......................................................................................... 29 Bảng 3.3: Thực trạng về giống, biện pháp canh tác lạc ở huyện Tiên Phước .............. 30 Bảng 3.4: Thực trạng về phân bón cho lạc ở Tiên Phước ........................................... 31 Bảng 3.5. Hiện trạng về sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ của nông dân được điều tra .............................................................................................................................. 33 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm.......................................................................... 36 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến chiều cao thân chính ở các thời kỳ sinh trưởng của các công thức thí nghiệm. .................................. 38 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến số lá trên thân chính ở các thời kỳ sinh trưởngcủa các công thức thí nghiệm. ................................... 40 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến khả năng phân cành và chiều dài cành cấp 1của cây lạc ở các công thức thí nghiệm.......................... 41 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến số lượng nốt sần ở rễ của các công thức thí nghiệm ........................................................................ 43 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma, Pseudomonas đến đặc tính ra hoa của các công thức thí nghiệm. .................................................................................... 45 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma– Pseudomonas đến bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii)............................................................................. 46
- x Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger) ................................................................................ 48 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở các công thức thí nghiệm trên 2 chân đất ................... 49 Bảng 3.15 . Ảnh hưởng của chế pẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đến hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ................................................................... 52
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngàycó giá trị dinh dưỡng cao. Trên thế giới, lạc xếp thứ 2 sau đậu tương về diện tích và sản lượngtrong số các loại cây công nghiệp ngắn ngày và xếp thứ 13 trong các loại cây thực phẩm.Lạc thuộc cây họ đậu, có khả năng cải tạo đất, duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất. Đất trồng lạc vừa tăng được pH, hàm lượng mùn và độ màu mỡ vừa góp phần duy trì và tăng năng suất, sản lượng các cây trồng khác, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Vì vậy, lạc được xem là cây trồng quan trọng trong hệ thống xen canh, luân canh với các loại cây trồng khác, đặc biệt có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc cải tạo đất đối với những vùng đất bạc màu Ở Việt Nam, lạc là cây được trồng phổ biến ở hầu hết các tỉnh trong cả nước,là một trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây năng suất lạc ở nước ta tăng không đáng kể, từ 21 tạ/ha (năm 2010) lên 22,5 tạ/ha (năm 2015). Đặc biệt, chênh lệch về năng suất lạc giữa các vùng, miền còn khá lớn; diện tích sản xuất lạc có xu hướng giảm dần, từ 231,4 ngàn ha (năm 2010) giảm xuống 200 ngàn ha (năm 2015). Quảng Nam là tỉnh thuộc Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, với 154 ngàn ha diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện tích gieo trồng lạc ổn định hàng năm khoảng 10.000 ha, đứng thứ 3 về diện tích các cây trồng hàng năm của tỉnh và đứng thứ 5 về diện tích trong 64 tỉnh/thành trồng lạc trong cả nước[2]., nhưng năng suất lạc những năm qua (2010-2015) ở Quảng Nam vẫn còn thấp so với bình quân chung của cả nước và thấp hơn nhiều so với các địa phương trong vùng như: Bình Định, Quảng Ngãi... Để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất lạc cho nông dân, những năm qua ngành nông nghiệp của địa phương đã phối hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu… tổ chức khảo các giống mới đưa vào sản xuất, chuyển giao các tiến bộ KHKT như chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM… hầu như rộng khắp cho nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh nhưng việc quản lý bệnh hại, nhất là các bệnh có nguồn gốc trong đất còn nhiều bất cập, việc áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý dịch hại nói chung, bệnh hại nói riêng trong sản xuất lạc của nông dân vẫn còn hạn chế, nông dân vẫn còn thiên về sử dụng thuốc hóa học do vậy chi phí sản xuất lớn nhưng hiệu quả không cao. Có thể nói, lạc là cây trồng có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh và rất có tiềm năng trong việc mở rộng diện tích nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xen canh, tăng vụ…Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, đặc biệt là bệnh héo rũ gốc trắng do nấm Sclerotiumrolfsii Sacc và héo rũ gốc mốc đen do nấm Aspergillusniger Van
- 2 Tiegh. … gây hại trên đồng ruộng ngày càng gia tăng, tỷ lệ hại bình quân từ 15% - 20%, cá biệt có nơi lên đến 30% - 40% nhưng chưa có giải pháp quản lý hiệu quả. Đặc biệt nhóm bệnh héo rũ rất nguy hiểm, trong đó bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii Sacc và héo rũ gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger Van Tiegh gây thiệt hại rất nặng có thể làm cho năng suất bị mất trắng [1]. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng lạc của địa phương gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp tăng năng suất và giảm bệnh hại là nhu cầu cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất lạc của địa phương. Xuất phát từ nhu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở Quảng Nam”. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá được tình hình canh tác, đặc biệt là việc ứng dụng các chế phẩm sinh học trong quản lý bệnh hại trên cây lạc của nông dân địa phương. Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Trichoderma – Pseudomonas trong việc quản lý bệnh héo rũ và nâng cao năng suất lạc ở Quảng Nam; làm cơ sở hướng dẫn nông dân áp dụng vào sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm môi trường. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung biện pháp phòng trừ sinh học bệnh héo rũ do nấm hại lạc vào sản xuất, mở ra hướng mới trong việc ứng dụng phòng trừ sinh học vào sản xuất nông nghiệp của địa phương... - Làm tài liệu tham khảo về nghiên cứu chế phẩm sinh học trong quản lý bệnh hại cây lạc cũng như các đối tượng cây trồng khác. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được thực trạng canh tác, đưa ra các biện pháp kỹ thuật cụ thể, hợp lý trong sản xuất và quản lý bệnh hại; giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất lạccho nông dân, góp phần bảo vệ môi trường. - Làm cơ sở khuyến cáo nông dân nhất là đối với những ruộng trồng lạc nhiều năm liên tục áp dụng phòng trừ sinh học vào sản xuất, giảm thiểu sử dụng thuốc hóa học, góp phần phát triển lạc theo hướng bền vững. - Nông dân địa phương từng bước tiếp cận được với các tiến bộ KHKT tiên tiến, góp phần thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp theo hướng an toàn.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới. Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và cũng là cây có dầu quan trọng. Trong số các loại cây có dầu ngắn ngày, lạc xếp thứ 2 sau đậu tương về diện tích và sản lượng, xếp thứ 13 trong các loại cây thực phẩm, xếp thứ 4 về nguồn dầu thực vật và thứ 3 về các loại cây trồng cung cấp protein [16]. Theo thống kê của FAO, trong giai đoạn 2011 - 2015, diện tích lạc trên thế giới tương đối ổn định đạt từ 25 – 27 triệu ha, năng suất bình quân đạt từ 1,63 – 1,7 tấn/ha, sản lượng từ 40,8 – 46,4 triệu tấn. Trong đó diện tích trồng lạc ở các nước châu Á chiếm 61,2%, châu Phi 29,4%, châu Mỹ 9,3%, châu Âu 0,1% so với tổng diện tích trên toàn thế giới. Các nước có diện tích lớn gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Ni-giê-ria, Myanmar, Senegal, Indonesia,Cameroon, Mỹ, Argentina,... Sản xuất lạc trên thế giới chủ yếu để khai thác dầu thực vật, đặc biệt là ở những nước phát triển. Năng suất lạc ở mỗi vùng và quốc gia có những biến động khác nhau tuỳ vào quy mô sản xuất, điều kiện sinh thái và trình độ canh tác. Các quốc gia có năng suất lạc vỏ cao là Israel (7,11 tấn/ha), Malaysia (5,16 tấn/ha), Mỹ (4,49 tấn/ha), Ả Rập Saudi (4,1tấn/ha), Trung Quốc (3,61 tấn/ha) Từ năm 2011 – 2015, diện tích, năng suất lạc của thế giới có xu hướng tăng nhẹ, năm 2011 diện tích trồng lạc là 25,1 triệu ha, năng suất đạt 16,3 tạ/ ha. Đến năm 2015 diện tích trồng lạc đạt 26,8 triệu ha,năng suất đạt 16,8 tạ/ ha. Sản lượng lạc tăng dần qua các năm và đạt sản lượng cao nhất là 46,41 triệu tấn vào năm 2013.(FAOSTAT, 2015). Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 2011 – 2015 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (nghìn ha) (Tạ/ha) (nghìn tấn) 2011 25.101 16,30 40.864 2012 25.563 16,40 42.020 2013 27.256 17,03 46.418 2014 26.990 16,84 45.470 2015 26.800 16,80 45.077 (Nguồn: Số liệu thống kê FAOSTAT, 2015)
- 4 Về diện tích, Ấn Độ và Trung Quốc là những nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới; năm 2011 tổng diện tích gieo trồng của mỗi nước tương ứng là 5,5 và 4.6 triệu ha. Đối với các nước châu Á, sau Ấn Độ và Trung Quốc là Myanmar với 0,93 triệu ha, Indonesia 0,52 triệu ha và thứ 5 là Việt Nam với diện tích 0.22 triệu ha; về năng suất, Trung Quốc là nước có năng suất lạc cao nhất từ 35,6 – 36,6 tạ/ha, gấp đôi năng suất bình quân toàn thế giới (16,87 tạ/ha), sau đó đến Việt Nam, Ấn Độ và Myanmar. Bảng 1.2. Năng suất, diện tích, sản lượng lạc thế giới và một số nước châu Á giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015 Nước Thế giới 27.256 26.990 26.800 17,03 16,84 16,80 46.418 45.470 45.077 Trung Quốc 4.633 4.604 4.615 36,63 35,80 35,60 16.970 16.482 16.436 Ấn Độ 5.505 4.685 4.560 17,26 15,80 14,80 9.502 7.402 6.767 Myanma 0.931 0.949 0.949 15,73 15,81 15,90 1.464 1.500 1.517 Indonesia 0.519 0.499 0.454 13,51 12,80 13,30 701 639 605 Việt Nam 0.216 0.208 0.200 21,62 21,72 22,60 467 452 454 (Nguồn: FAOSTAST 2015) Thực tế cho thấy, tất cả các nước thành công trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc đều rất chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Rõ ràng rằng, tiềm năng to lớn của cây lạc trong sản xuất chỉ có thể được khơi dậy thông qua việc áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trên đồng ruộng. Như vậy, những yếu tố quan trọng quyết định năng suất cao để các nhà khoa học cần, đó là: - Cải tiến biện pháp kỹ thuật canh tác, mở rộng diện tích ở các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới, đặc biệt là các nước đang phát triển. - Chú trọng đến công tác chọn tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với từng vùng sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng …
- 5 - Sự tác động của công nghệ sinh học mở ra một tiềm năng phát triển sản xuất lạc an toàn, chất lượng, năng cao hiệu quả kinh tế … Thực tế trên đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sảnxuất lạc của các nước trên thế giới. 1.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam. Lạc được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam, phân bố nhiều nơi trong cả nước và cây lạc được trồng ở 62/64 tỉnh thành, trong đó các tỉnh có diện tích lạc xấp xỉ 7.000 ha/năm trở lên gồm: Hà giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định và Đắk Lắk [4]. Một số địa phương có năng suất lạc cao hơn nhiều lần so với năng suất bình quân chung cả nước là: Trà Vinh (39,0 tạ/ha), Bến Tre (27,0 tạ/ha), Hưng Yên (30,6 tạ/ha), Tây Ninh (33,2 tạ/ha), Tiền Giang (31,80 tạ/ha). Cá biệt, tại Nam Định và Khánh Hòa năng suất lạc đạt trên 50,0 tạ/ha ở qui mô từ 1,0 - 10,0 ha [4]. Từ năm 2011 đến 2015, diện tích sản xuất lạc của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ, từ 223,7 nghìn ha(năm 2011) xuống còn 200 nghìn ha(năm 2015). Mặc dù diện tích có xu hướng giảm, nhưng do tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đầu tư nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng ngày càng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như: Chọn tạo những giống lạc thích nghi với điều kiện sinh thái. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất như đưa các chế phẩm sinh học vào cải tạo đất và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lạc … nên năng suất ngày càng tăng (từ 20,9 tạ/ha năm 2011 lên 22,6 tạ/hanăm 2015). Bảng 1.3. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm ( nghìn ha) (tạ/ha) ( tấn) 2011 223,7 20,9 468.418 2012 219,2 21,4 469.088 2013 216,4 21,6 467.424 2014 208,7 21,7 452.879 2015 199,9 22,6 453.773 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015)
- 6 Về thị trường tiêu thụ: sản lượng lạc của nước ta hàng năm dao động ổn định trong khoảng từ 450.000-470.000 tấn, được cung cấp cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu với sản phẩm lạc nhân, ép dầu và chế biến các sản phẩm khác. Theo Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, trong niên vụ 2012/2013, tổng sản lượng lạc nhập khẩu của Việt Nam là 187 nghìn tấn (165 triệu, 274 ngàn USD). Trong khi đó, xuất khẩu 6,5 nghìn tấn lạc vỏ và lạc nhân, chủ yếu sang Thái Lan và Đài Loan. Tổ chức USDA ước tính, tại Việt Nam lượng lạc được tiêu thụ trong nước năm 2013 là 710 nghìn tấn. Đến niên vụ 2013/2014 và 2014/2015 các con số này lần lượt là 740 và 770 nghìn tấn. Phần lớn lạc được sản xuất trong nước còn lạc nhập khẩu được sử dụng chủ yếu cho ngành công nghiệp sản xuất thức ăn nhẹ (snack) và bánh kẹo còn một lượng nhỏ dành cho tiêu dùng của hộ gia đình hoặc ép lấy dầu hoặc xuất khẩu. 1.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam. Theo thống kê, trong khoảng những năm gần đây, diện tích gieo trồng lạc của tỉnh Quảng Nam có xu hướng giảm nhẹ và giao động trên dưới 500 ha. Là địa phương có diện tích trồng lạc nhiều nhất vùng Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, lạc được trồng ở hầu hết các địa phương trên địa bàn Tỉnh, từ đồng bằng ven biển đến các huyện Miền núi cao. Song năng suất lạc vẫn còn thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước, đặc biệt chênh lệch năng suất giữa các địa phương còn khá lớn. Bảng 1.4. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Quảng Nam Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm ( ha) (tạ/ha) ( tấn) 2011 9.979 14,4 14.353 2012 9.932 18,2 18.105 2013 10.758 19,9 21.399 2014 10.159 18,5 18.791 2015 9.745 19,6 19.094 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam 2015) Có thể nói, tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở Quảng Nam còn rất lớn. Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, trên cùng một chân đất, những chân ruộng áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến do cơ quan khuyến nông
- 7 địa phương thực hiện, ruộng ứng dụng mô hình năng suất lạc đạt 30-35 tạ/ha, cao gấp 1,5 lần so với năng suất lạc bình quân trong sản xuất đại trà (Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông giai đoạn 2010- 2015-Trung tâm khuyến nông). Điều đó chứng tỏ rằng, nếu các kỹ thuật tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất sẽ góp phần đáng kể trong việc tăng năng suất và sản lượng lạc. Qua tìm hiểu thực tế tại các địa phương chuyên trồng lạc chúng tôi nhận thấy, trong sản xuất lạc đa số nông dân đều nắm bắt được kỹ thuật canh tác và áp dụng theo quy trình khuyến cáo của ngành nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, do lực lượng lao động nông thôn ngày càng giảm, chăn nuôi nông hộ bị thu hẹp... nên việc sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất lạc ngày càng bị hạn chế, thay vào đó là phân hóa học. Việc canh tác không hợp lý, lạm dụng phân bón vô cơ... làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng giảm là những nguyên nhân làm cho các loại sâu bệnh hại phát triển, gây hại ngày càng nặng trong đó có bệnh héo rũ gốc mốc trắng và bệnh héo rũ gốc mốc đen. Tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng, héo rũ gốc mốc đen ngày càng diễn biến phức tạp và có xu hướng phát triển nặng. Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Nam, lạc bị bệnh héo rũ gốc mốc trắng, héo rũ gốc mốc đen gây hại ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh; vụ Hè thu bệnh phát sinh gây hại nặng hơn vụ Đông Xuân, các địa phương Trung du Miền núi tỷ lệ và mức độ gây hại của bệnh nặng hơn. Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn phân cành, ra hoa, đâm tia và phát triển quả. Theo đánh giá của ngành chuyên môn, đối với bệnh có nguồn gốc trong đất, ngoài 2 loại bệnh trên, những năm gần đây trong sản xuất còn có bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại khá nặng, tuy nhiên chưa có kết quả báo cáo nào phân biệt rõ tỷ lệ và mức độ gây hại cụ thể cho từng loại bệnh .
- 8 Bảng 1.5. Bảng tổng hợp tỉnh hình bệnh héo rũ gốc mốc đen, héo rũ gốc mốc trắng tại QuảngNam qua các năm từ năm 2011-2015 Tỷ lệ bệnh Héo Diện rũ gốc mốc đen, Bệnh gây hại héo rũ gốc mốc TT Vụ sản xuất tích Huyện giai đoạn trắng (%) (ha) Nhẹ Nặng Núi Thành, Thăng Đông xuân Phân cành – 1 8.500 3-5 10-15 Bình, Hiệp Đức, 2010 - 2011 Thu hoạch Tiên Phước… Phân cành - ra Núi Thành, Hiệp 2 Hè Thu 2011 1.479 5-10 35-40 hoa – đâm tia Đức, Tiên Phước… Đông xuân Phân cành – Điện Bàn, Nông 3 8.500 5-7 10-15 2011-2012 Thu hoạch Sơn, Thăng Bình… Phân cành - ra Hiệp Đức, Tiên 4 Hè Thu 2012 1.432 10-15 25-30 hoa – đâm tia Phước, Nông Sơn… Núi Thành, Thăng Đông xuân Phân cành – 5 8.558 2–5 15-20 Bình, Hiệp Đức, 2012-2013 Thu hoạch Tiên Phước… Phân cành – Tiên Phước, Điện 6 Hè Thu 2013 1.520 1–3 10-15 Thu hoạch Bàn, Thăng Bình… Đông xuân Phân cành – Duy Xuyên, Điện 7 8.525 3–5 10 – 15 2013 – 2014 Thu hoạch Bàn, Đại Lộc… Phân cành – Hiệp Đức, Tiên 8 Hè Thu 2014 1.634 5-10 25-30 Thu hoạch Phước, Nông Sơn… Đông xuân Phân cành – Hiệp Đức, Tiên 9 8.500 3-5 10-15 2014 – 2015 Thu hoạch Phước, Nông Sơn… Phân cành – Quế Sơn, Nông 10 Hè Thu 2015 1.245 5-10 30-35 Thu hoạch Sơn, Tiên Phước… (Nguồn: Chi cục BVTV Quảng Nam, 2011-2015)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 280 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 58 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 50 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 133 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn