Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở Quảng Bình
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở Quảng Bình. Để giúp người dân xác định biện pháp kỹ thuật nhằm giảm chi phí sản xuất. Xác định biện pháp phòng trừ sinh học nhằm đảm bảo môi trường. Từ đó khuyến cáo cho nông dân sản xuất lạc ở những vùng trồng lạc sử dụng các chế phẩm sinh học tốt hơn để giảm chi phí sản xuất lạc nhằm góp phần phát triển cây lạc của địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở Quảng Bình
- i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG VĂN HIẾU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM Trichoderma - Pseudomonas ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ BỆNH HÉO RŨ HẠI LẠC Ở QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 60620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN THỊ THU HÀ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS. TS. NGUYỄN VĨNH TRƯỜNG HUẾ - 2016 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị hay một công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Đặng Văn Hiếu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi còn nhận được nhiều rất nhiều sự giúp đỡ quý báu khác. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và các thầy cô giáo trong Khoa Nông học và Phòng Đào tạo sau đại học - Đại học Nông lâm Huế. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các xã ở huyện Minh Hoá và bà con nông dân đã tạo điều kiện về đất đai và nhân lực thực hiện các thí nghiệm của tôi bảo đảm đúng yêu cầu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, bạn bè và người thân đã động viên khích lệ tôi trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Quảng Bình, ngày 22 tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Văn Hiếu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv TÓM TẮT LUẬN VĂN MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở Quảng Bình. Để giúp người dân xác định biện pháp kỹ thuật nhằm giảm chi phí sản xuất. Xác định biện pháp phòng trừ sinh học nhằm đảm bảo môi trường. Từ đó khuyến cáo cho nông dân sản xuất lạc ở những vùng trồng lạc sử dụng các chế phẩm sinh học tốt hơn để giảm chi phí sản xuất lạc nhằm góp phần phát triển cây lạc của địa phương PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bố trí thí nghiệm ở điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng trên chân đất thịt và đất cát pha thường xuyên có bệnh héo rũ gốc mốc trắng, bệnh héo rũ gốc mốc đen xuất hiện tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Thí nghiệm được bố trí đất thịt và đất cát pha trên chân đất nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc trắng, bệnh héo rũ gốc mốc đen nặng. + Công thức 1: Đối chứng - Không xử lý + Công thức 2: Xử lý chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas Chăm sóc và phân bón áp dụng theo quy trình kỹ thuật trồng và thâm canh giống mới do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình ban hành. * Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển - Xác định hiệu quả phòng trừ bệnh héo rũ của các công thức - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Tính hiệu quả kinh tế - Phân tích VSV đất trước và sau bố trí thí nghiệm KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến sinh trưởng, phát triển của cây lạc: Chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây lạc biến động lớn từ 85 - 135 ngày, sự biến động này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống và điều kiện môi trường. Qua theo dõi ở các công thức có xử lý chế phẩm khác nhau đều có TGST như nhau, 108 ngày và ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng đều có thời gian sinh trưởng tương đối giống nhau. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v Chiều cao thân: Tất cả các công thức có xử lý chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đều có ảnh hưởng đến chiều cao thân chính qua các thời kỳ cây con, bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa và thu hoạch việc sử dụng chế phẩm có tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, kích thích sự tăng trưởng của cây trồng ở các giai đoạn khác nhau thì khác nhau Số lá trên thân: Bộ lá là bộ phận quan trọng giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động sống của cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Bước sang giai thu hoạch số lá trên các công thức có tốc độ tăng trưởng chậm lại và giảm dần do sự rụng của các lá già, dao động từ 8,33 lá đến 9,93 lá/ thân chính. Số lá xanh còn lại trên cây khi thu hoạch là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sống của cây lạc. Chiều dài cành cấp 1, cấp 2, tổng số cành/cây: Cành lạc góp phần tạo nên bộ khung của cây và quyết định số lá trên cây. Xử lý Trichoderma – Pseudomonas làm tăng số lượng cành cấp 2, tổng số cành/cây và chiều dài cành cấp 1 so với đối chứng. Các chân đất khác nhau thì có sự chênh lệch về khả năng phân cành và chiều dài cành cấp 1 cũng khác nhau. Lạc ở Mô hình 2 có số cành cấp 1, cấp 2, tổng số cành và chiều dài cành cấp 1 cao hơn so với lạc trồng ở Mô hình 1. Số lượng nốt sần: Bộ rễ phát triển sớm và khỏe là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc. Trên rễ lạc có nhiều vi khuẩn nốt sần, nốt sần được hình thành do phản ứng của rễ lạc với vi khuẩn cộng sinh cố định đạm. Xử lý chế phẩm sinh học đã làm tăng số lượng nốt sần ở rễ nhiều hơn so với không xử lý chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas cũng làm tăng số lượng nốt sần ở rễ nhiều hơn ở 4 giai đoạn bắt đầu ra hoa, sau ra hoa 10 ngày, sau ra hoa 20 ngày và thu hoạch. Hoa: Tổng thời gian ra hoa của các công thức là 21ngày. Vụ Đông Xuân năm 2015 do điều kiện thời tiết thuận lợi vào thời kỳ ra hoa do đó thời gian ra hoa tập trung. Tổng số hoa các công thức xử lý chế phẩm ở đất cát pha và đất thịt lần lượt là 62,53 hoa và 62,27 hoa và đều cao hơn so với đối chứng. Tỷ lệ hoa hữu hiệu các công thức xử lý chế phẩm ở đất cát pha 26,55% và đất thịt 27,25% cao hơn so với đối chứng. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đến phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) và bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger). Bệnh Héo rũ gốc mốc trắng: Nấm bệnh xuất hiện và gây hại từ khi cây lạc được 2 - 3 lá nhưng tỷ lệ này rất thấp, chỉ từ khi cây lạc bắt đầu ra hoa thì bệnh có xu hướng tăng rất nhanh và gây hại nghiêm trọng trên đồng ruộng. Chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas có khả năng ức chế khá tốt đối với nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) trên đồng ruộng, hiệu lực ức chế đạt 80%. Từ kết quả trên cho thấy, khi sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas thì tỷ lệ cây chết héo trên đồng ruộng giảm hẳn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi Bệnh héo rũ gốc mốc đen: Kết quả trên cho thấy, chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas có khả năng ức chế khá tốt đối với nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger trên đồng ruộng, hiệu lực ức chế đạt 80%. Đồng thời, chế phẩm này còn có tác dụng tốt đối với quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc. Ở những ruộng mô hình lạc có sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas cây phát triển xanh tốt hơn và khi thu hoạch cho thấy tỷ lệ quả chắc cũng cao hơn. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở các công thức thí nghiệm Ở tất cả các công thức có xử lý chế phẩm đều có năng suất thực thu cao hơn đối chứng không xử lý một cách rõ rệt. Năng suất thực thu ở Mô hình 1 là 32,71 tạ/ha và Mô hình 2 là 33,55 tạ/ha cao hơn so với đối chứng. Công thức Đối chứng 1 là 27,64 tạ/ha và Đối chứng 2 là 27,00 tạ/ha. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đối với các công thức thí nghiệm. Chỉ số VCR của Mô hình 1 là 3,16% và Mô hình 2 là 3,24% cao hơn so với đối chứng, Đối chứng 1là 2,40% và Đối chứng 2 là 2,34%. Nhìn chung các công thức có xử lý kết hợp Trichoderma - Pseudomonas đã có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất…., đều mang lại hiệu quả kinh tế cao và cao hơn hẵn so với đối chứng. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đến vi sinh vật đất Kết quả cho thấy việc bổ sung chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas không chỉ có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây lạc, làm giảm tỉ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng và héo rũ gốc mốc đen mà nó còn giúp tăng cường các nguồn vi sinh vật có lợi như vi khuẩn tổng số, nấm sợi, xạ khuẩn, vi khuẩn phân giải xenlulose, VSV phân giải photphat khó tan, VSV sinh màng nhầy polyssaccaride trong đât. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................. iv MỤC LỤC .....................................................................................................................vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................. x DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. xi MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1.1.Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 3 1.4. Những điểm mới của đề tài ...................................................................................... 4 Chương I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 5 1.1. Cơ sở thực tiễn các vấn đề nghiên cứu. .................................................................... 5 1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới. ...................................................................... 5 1.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam. ....................................................................... 7 1.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Bình. ................................................................... 9 1.2. Cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu. ..................................................................... 12 1.2.1. Vai trò của cây lạc. .............................................................................................. 12 1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng. ........................................................................................... 15 1.2.3. Các yếu tố hạn chế năng suất. ............................................................................ 18 1.2.4 Biện pháp kỹ thuật điều khiển nâng cao năng suất cây trồng .............................. 19 1.3. Tình hình nghiên cứu kết hợp nấm Trichoderma và vi khuẩn Pseudomonas trong phòng trừ bệnh héo rũ hại lạc trên thế giới và trong nước. ........................................... 21 1.3.1. Trên thế giới. ....................................................................................................... 21 1.3.2. Trong nước. ......................................................................................................... 24 1.4. Những nghiên cứu về bệnh héo rũ gốc mốc trắng, gốc mốc đen hại lạc. .............. 29 1.4.1. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng. ................................................................................. 29 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii 1.4.2. Bệnh héo rũ gốc mốc đen. ................................................................................... 30 Chương II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 32 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 32 2.3. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................................. 32 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 32 2.4.1. Các phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................................... 32 2.4.2. Các phương pháp xử lý hạt giống ....................................................................... 33 2.5. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .......................................................................... 35 2.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển ............................................................. 35 2.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: ..................................................... 35 2.5.3. Xác định hiệu quả phòng trừ của các công thức. ................................................ 36 2.5.4. Tính hiệu quả kinh tế ........................................................................................... 36 2.5.5. Phương pháp phân tích VSV đất trước và sau bố trí thí nghiệm......................... 36 2.5.6. Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ xuân 2015 ............................................................ 37 Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 40 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đến sinh trưởng và phát triển. .................................................................................................................. 40 3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến thời gian sinh trưởng của cây lạc .......................................................................................................... 40 3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến sự tăng trưởng chiều cao cây (cm) của các công thức thí nghiệm: ................................................................. 42 3.1.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến số lá trên thân chính của các công thức thí nghiệm. ....................................................................................... 44 3.1.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến khả năng phân cành và chiều dài cành cấp 1, cấp 2 của các công thức thí nghiệm. ...................................... 46 3.1.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến số lượng nốt sần ở rễ của cây lạc ở các công thức thí nghiệm. .................................................................... 47 3.1.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến đặc tính ra hoa của các công thức thí nghiệm. .............................................................................................. 49 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đến phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) và bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger) hại lạc. ........................................................................................... 51 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix 3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đến phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii). ........................................................... 51 3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đến phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger). .............................................................. 53 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở các công thức thí nghiệm ...................................................... 54 3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đối với các công thức thí nghiệm. .......................................................... 57 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đến vi sinh vật đất. ................................................................................................................................. 60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 63 Kết luận.......................................................................................................................... 63 Đề nghị .......................................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 65 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ A. niger Aspergillus niger A. flavus Aspergillus flavus A. spp Aspergillus species plural BVTV Bảo vệ thực vật CT Công thức thí nghiệm Đ/c Đối chứng ĐVT Đơn vị tính IPM Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp ICRISAT Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng Nhiệt đới bán khô hạn K Kali KHKT Khoa học kỹ thuật N Đạm NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu P Lân P100 quả Khối lượng 100 quả FAO Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc P. putida Pseudomonas putida P. fluorescens Pseudomonas fluorescens PTNT Phát triển nông thôn R.solani Rhizoctonia solani S. rolfsii Sclerotium rolfsii TBNN Trung bình nhiều năm TGST Thời gian sinh trưởng T. viride Trichoderma viride VCR Tỷ suất lợi nhuận VSV Vi sinh vật PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 2009 – 2013 .... 5 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc một số nước trên thế giới (2011-2013) ... 6 Bảng 1.3. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam ......................... 8 Bảng 1.4. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Quảng Bình ..................... 9 Bảng 1.5. Bảng tổng hợp tình hình bệnh héo rũ gốc mốc đen, héo rũ gốc mốc trắng tại Quảng Bình qua các năm từ năm 2011-2015 ................................................................ 11 Bảng 2.1. Công thức thí nghiệm. ................................................................................... 33 Bảng 2.2. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Xuân năm 2015 ............................................. 38 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm. ........................................................................... 41 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm. ............................................................................. 43 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến số lá trên thân chính của các công thức thí nghiệm. ............................................................................. 45 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến khả năng phân cành và chiều dài cành của cây lạc ở các công thức thí nghiệm. .................................. 46 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến số lượng nốt sần ở rễ của các công thức thí nghiệm........................................................................... 48 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến đặc tính ra hoa của các công thức thí nghiệm. ....................................................................................... 50 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii). ..................................................................................... 52 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger) ................................................................................... 53 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở các công thức thí nghiệm trên 2 chân đất .................... 55 Bảng 3.10: Hạch toán kinh tế (tính cho1ha) ................................................................. 60 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm .................................................................................... 59 Bảng 3.12. Kết quả phân tích vi sinh vật đất trước và sau khi bố trí thí nghiệm .......... 61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao. Trên thế giới, trong số các loại cây công nghiệp ngắn ngày, lạc xếp thứ 2 sau đậu tương về diện tích và sản lượng, xếp thứ 13 trong các loại cây thực phẩm ( Nguyễn Minh Hiếu, 2003). Lạc là cây thuộc họ đậu có khả năng cải tạo đất, duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất. Đất gieo trồng lạc vừa tăng được pH, hàm lượng mùn và độ màu mỡ cho đất vừa góp phần duy trì và tăng năng suất, sản lượng các cây trồng khác, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Vì vậy, lạc là cây trồng quan trọng trong hệ thống xen canh, luân canh với các loại cây trồng khác, đặc biệt có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc cải tạo đất đối với những vùng đất bạc màu (Đỗ Thành Trung, 2010). Lạc là cây trồng có khả năng thích ứng rộng, không yêu cầu nhiều về phân bón đặc biệt là phân đạm, do ở rễ lạc có vi khuẩn cộng sinh cố định đạm, tạo ra lượng đạm sinh học cao giúp cây lạc sinh trưởng, phát triển thuận lợi, tăng độ phì của đất; Ngoài ra lạc là cây trồng không kén đất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác trên đất bạc màu, đất nghèo chất dinh dưỡng. Ở Việt Nam, lạc là được trồng phổ biến ở hầu hết các tỉnh trong cả nước vì cây lạc là cây trồng dễ tính, không đòi hỏi cao về kỹ thuật và đầu tư. Đồng thời cây lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ khả năng cải tạo và nâng độ phì của đất, tăng năng suất cây trồng khác. Bên cạnh đó, lạc là nguồn bỗ sung đạm, chất béo cho con người, là thức ăn giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi và nguồn nguyên liệu có giá trị cao cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Thân lá lạc sau khi thu hoạch có thể làm thức ăn cho gia súc và phân bón. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. phấn đấu, diện tích gieo trồng lạc đạt 6.900 ha, sản lượng đạt 18,280 tấn (Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 25/4/2001) Quảng Bình là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ có tổng diện tích tự nhiên 805.500 ha, đất nông nghiệp có 67.344 ha. Điều kiện khí hậu ở đây khá khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra, đất đai có diện tích nhỏ hẹp, manh mún và nghèo chất dinh dưỡng. Lạc là loại cây trồng ngắn ngày có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây (2009 – 2013), diện tích gieo trồng lạc ổn định từ 5.400 – 5.800 ha, đứng thứ 2 về diện tích trong các cây trồng hàng năm của tỉnh và đứng thứ 15 về diện tích trong 62 tỉnh/thành trồng lạc trong cả nước (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009). Cây lạc ở PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 tỉnh Quảng Bình được trồng chủ yếu trên các loại đất phù sa, đất xám và đất thịt. Tuy nhiên, sản xuất lạc trên loại đất này nếu không áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ thì năng suất đạt được thường không cao, năng suất trung bình trong những năm qua đạt 1,57 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (1,99 tấn/ha) (Sinh, F. Oswalt, 1991). Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, trong những năm qua hàng năm tỉnh luôn có chính sách hỗ trợ đáng kể cho trợ giá giống lạc tiến bộ kỹ thuật nên người dân đã đưa nhanh các giống tiến bộ kỹ thuật mới như: L14, L18, L23,… vào sản xuất, trong đó giống L14 chiếm đến khoảng 2/3 diện tích. Tuy nhiên, việc nghiên cứu kỹ thuật trồng lạc, thành phần sâu bệnh hại lạc tại tỉnh Quảng Bình chưa được quan tâm đúng mức cả về quy mô và chiều sâu. Các biện pháp kỹ thuật khuyến cáo trong sản xuất được xây dựng trên cơ sở quy trình chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chưa có nghiên cứu tổng hợp nào để làm cơ sở xây dựng quy trình riêng cho cây lạc ở tỉnh Quảng Bình. Một thực trạng nữa cần quan tâm là những năm gần đây, diện tích lạc có chiều hướng giảm nhẹ về diện tích trong khi giá lạc vẫn ổn định và có xu hướng tăng. Cây lạc còn là một trong rất ít loài cây trồng có đầu ra tốt và ổn định trong nhiều năm liền. Những vùng khó khăn nước tưới, làm lúa năng suất bấp bênh, chuyển sang trồng lạc ít tốn nước tưới lại cho hiệu quả cao hơn gấp 1,5 – 2 lần làm lúa, là cây trồng xóa đói, giảm nghèo cho nông dân ( Nguyễn Văn Bộ, 1998 ). Do vậy, việc đầu tư nghiên cứu để tăng năng suất và giảm bệnh hại lạc tại Quảng Bình có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong đó cần tập trung các biện pháp tăng cường hàm lượng hữu cơ trong đất, cân đối dinh dưỡng, tăng khả năng giữ nước cho đất và bố trí thời vụ và phòng trừ sâu bệnh là rất cần thiết để tăng hiệu quả đầu tư phân bón, tăng năng suất lạc. Mặt khác, sự đòi hỏi nông sản không có dư lượng thuốc hoá học trên thị trường ngày càng tăng. Bởi vậy, xu hướng mới trong bảo vệ thực vật hiện nay là quản lý dịch hại tổng hợp IPM và phòng trừ sinh học. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp sinh học để phòng chống dịch hại, trong đó có chế phẩm sinh học để trừ bệnh hại cây trồng. Song, cho đến nay mới chỉ có rất ít chế phẩm này được nghiên cứu và ứng dụng thành công. Hầu hết việc sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh còn nhiều hạn chế, chưa được nhiều nông dân chấp nhận, kể cả phòng trừ bệnh trên đồng ruộng cũng như việc xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Đối với sản xuất lạc, người nông dân trồng lạc nhiều năm dẫn đến lạc bị bệnh héo rủ gốc mốc trắng và héo rủ gốc mốc đen cây lạc sinh trưởng phát triển kém, năng suất giảm và diện tích ngày càng thu hẹp. Do đó ảnh hưởng đến an toàn lương thực và đời sống của người nông dân địa phương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Tuy nhiên, Trong những năm gần đây sản xuất lạc Quảng Bình thường bị bệnh héo rũ gây hại nặng, tỷ lệ cây bị bệnh hại 10% - 15%, cá biệt có nơi lên đến 30% - 40% làm giảm đáng kể năng suất lạc. Đặc biệt nhóm bệnh héo rũ rất nguy hiểm, trong đó bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii và héo rũ gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger gây thiệt hại rất nặng có thể làm cho năng suất bị mất trắng ( Nguyễn Quỳnh Anh, 1994 ). Chính vì vậy, nếu chỉ áp dụng một vài biện pháp đơn lẻ sẽ không mang lại hiệu quả. Đặc biệt nếu quá lạm dụng biện pháp hóa học lại càng tốn kém, giảm hiệu quả kinh tế, gây ô nhiễm môi trường. Từ thực tế trên, việc tìm ra một biện pháp phòng trừ mới thân thiện với môi trường là rất cần thiết. Một trong các hướng đó là dùng biện pháp sinh học, sử dụng các vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ sinh học trực tiếp hay gián tiếp tiêu diệt bệnh hại. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi kết hợp các tác nhân phòng trừ sinh học thì hiệu quả phòng trừ cao hơn. Đặc biệt khi kết hợp giữa Trichoderma - Pseudomonas hiệu quả phòng trừ bệnh héo rũ hại lạc tăng lên rõ rệt (Manjula et al., 2004). Xuất phát từ các nhu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở Quảng Bình. Kết quả của đề tài sẽ đưa ra một số biện pháp kỹ thuật đối với người dân, nhằm đảm bảo môi trường của địa phương, giảm chi phí sản xuất góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định biện pháp phòng trừ sinh học nhằm đảm bảo môi trường. - Giúp người dân sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh héo rũ hại lạc nhằm giảm chi phí sản xuất để góp phần phát triển kinh tế, xã hội. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Bổ sung các biện pháp phòng trừ bệnh hại lạc và nghiên cứu sâu hơn các chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh của cây lạc trên những ruộng bị bệnh héo rũ nhiều năm. Cung cấp chế phẩm sinh học cho người dân phòng trừ để đảm bảo môi trường và an toàn cho người dân. Làm tài liệu tham khảo về nghiên cứu bệnh hại cây lạc cũng như các đối tượng cây trồng khác. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Lựa chọn được một số chế phẩm sinh học có khả năng phòng trừ bệnh héo rũ đạt hiệu quả cao những ruộng trồng lạc nhiều năm ở Quảng Bình cũng như cả nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 - Khuyến cáo cho nông dân sản xuất lạc ở những ruộng trồng lạc nhiều năm sử dụng các chế phẩm sinh học tốt hơn để giảm chi phí sản xuất lạc, phòng trừ bệnh héo rũ hại lạc nhằm góp phần phát triển cây lạc của địa phương. 1.4. Những điểm mới của đề tài Xác định được chế phẩm sinh học phù hợp cho cây lạc trên đất trồng lạc nhiều năm, phòng trừ bệnh héo rũ hiệu quả và giảm chi phí sản xuất nhằm góp phần phát triển sản xuất lạc bền vững. Cải thiện năng suất và hạn chế sự xâm nhiễm, phát triển và gây hại của nấm bệnh héo rũ gốc mốc trắng, héo rũ gốc mốc đen trên cây lạc. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở thực tiễn các vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới. Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, phụ phẩm cho chăn nuôi, và trồng trọt lạc có vị trí quan trọng. Lạc được du nhập vào Châu Âu khoảng 500 năm trước nhưng thực sự phát triển rộng khắp thế giới, nhưng tầm quan trọng kinh tế của lạc chỉ mới được xác định trong khoảng 125 năm trở lại đây. Khi công nghiệp ép dầu lạc được phát triển ở Pháp (xưởng ép dầu ở Marseille) bắt đầu nhập cảng lạc từ Tây Phi để ép dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc đầu tiên trên quy mô lớn. Công nghiệp ép dầu được xây dựng với tốc độ nhanh ở các nước Châu Âu và trên toàn thế giới. Việc buôn bán lạc trở nên tấp nập và trở thành động lực thúc đẩy mạnh sản xuất lạc, trên thế giới hiện nay nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với diện tích ngày càng lớn. Diện tích trồng lạc năm 2013 trên thế giới đạt 25.4 triệu ha, có trên 112 nước trồng lạc. Trong đó diện tích trồng lạc ở các nước châu Á chiếm 46,65%, châu Phi 448,75%, châu Mỹ 4,4%, châu Âu 0,42% so với tổng diện tích trên toàn thế giới. Các nước có diện tích lớn gồm 10 nước, trong đó Ấn Độ có diện tích lớn nhất đạt 2.25 triệu ha, Trung Quốc đạt 4,70 triệu ha; Ni-giê-ria đạt 2,42 triệu ha; Myanmar đạt 0,89 triệu ha; Senegal 0,79 triệu ha; Indonesia 0,56 triệu ha; Cameroon 0,42 triệu ha; Mỹ 0,65 triệu ha; Argentina 0,31 triệu ha; Việt Nam 0,22 triệu ha; Brazil 0,11 triệu ha. Từ năm 2009 – 2013, diện tích trồng lạc của thế giới có xu hướng tăng nhẹ, năm 2009 diện tích trồng lạc là 23.970,7 triệu ha, năng suất đạt 15,49 tạ/ ha. Đến năm 2013 diện tích trồng lạc đạt 25.445,61 triệu ha nhưng năng suất tăng 2,26 tạ/ha, đạt 17,77 tạ/ ha (FAOSTAT, 2013). Sản lượng lạc tăng dần qua các năm và đạt sản lượng cao nhất là 45.225, 33 triệu tấn vào năm 2013. Bảng1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 2009 – 2013 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (Triệu ha) (Tạ/ha) (Triệu tấn) 2009 23.970,67 15,49 37.149,69 2010 25.477,52 16,77 42.728,78 2011 24.740,45 16,40 40.573,65 2012 24.590,72 16,46 40.475,31 2013 25.445,61 17,77 45.225,33 (Nguồn: Số liệu thống kê FAOSTAT, 2013) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Theo FAO, hơn 90% diên tích trồng lạc tập trung chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới châu Phi song năng suất không cao (Bảng 1.2). Ở các nước châu Á chiếm 63,17% tổng diện tích, châu Phi 31,81%, châu Mỹ 5,8%, châu Âu 0,22% ( Mutert. E, 1995). Châu Á bao giờ cũng đứng đầu thế giới về sản lượng lạc. Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc một số nước trên thế giới (2011-2013) Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Nước Thế giới 24.740,45 24.590,72 25.445,61 16,40 16,46 17,77 40.573,65 40.475,31 45.225,33 Ấn Độ 531,00 477,00 525,00 11,11 9,84 18,04 696,40 469,50 947,20 Trung Quốc 4.604,36 4.719,43 4.682,00 34,99 35,71 36,13 16.114,23 16.856,54 16.918,75 Myanmar 887,03 880,00 890,00 15,77 15,58 15,49 139,62 137,15 137,50 Việt Nam 223,74 220,50 216,21 20,93 21,34 22,75 468,42 470,62 492,01 (Nguồn: Số liệu thống kê FAOSTAT, 2013) Về diện tích, Trung Quốc là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất năm 2011. Tổng diện tích gieo trồng đạt 4.604,36 chiếm 19% tổng diện tích trồng lạc trên thế giới, tiếp đến là Myanmar với 887,03 triệu ha, thứ 3 là Ấn Độ với gần 531,00 triệu ha và thứ tư là Việt Nam với diện tích 223,74 triệu ha. Đến 2013, diên tích gieo trồng ở các nước có xu hướng thay đổi, riêng diên tích trồng lạc của Việt Nam giảm nhẹ, đứng thứ 4 với 216,21 triệu ha. Về năng suất, Trung Quốc là nước có năng suất lạc cao nhất từ 30 – 35 tạ/ha, gấp đôi năng suất bình quân toàn thế giới (16,67 tạ/ha) sau đó đến Việt Nam , Myanmar và cuối cùng là Ấn Độ. Về sản lượng, năm 2013 Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về sản lượng lạc trên 16 triệu tấn chiếm 40% tổng sản lượng toàn thế giới, rồi đến Ấn Độ với 0,94 triệu tấn. Tất cả các nước đã thành công trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc đều rất chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Rõ ràng rằng, tiềm năng to lớn của cây lạc trong sản xuất chỉ có thể được khơi dậy thông qua việc áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trên đồng ruộng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Như vậy, những yếu tố quan trọng quyết định năng suất cao để các nhà khoa học cần: - Cải tiến biện pháp kỹ thuật canh tác, mở rộng diện tích ở các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới, đặc biệt là các nước đang phát triển. - Chú trọng đến công tác chọn tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với từng vùng sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng … - Sự tác động của công nghệ sinh học mở ra một tiềm năng phát triển sản xuất lạc an toàn, chất lượng, năng cao hiệu quả kinh tế … Thực tế trên đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới. 1.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam. Ở Việt Nam cây lạc được trồng từ lâu đời, tuy nhiên không được quan tâm và phát triển. Trong những năm trở lại đây, cây lạc đã được quan tâm và phát triển hơn. nhưng so với một số cây trồng khác thì diện tích, năng suất và sản lượng lạc đều giảm. Về phân bố, lạc được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Diện tích lạc chiếm 28% tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm (đay, cói, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá). Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và TPNT (2009 ). Hiện nay lạc được trồng ở 5 vùng sinh thái là đồng bằng Sông Hồng (30.500 ha), Đông Bắc (40.350 ha), Bắc Trung Bộ (75.300 ha), Duyên hải Nam Trung Bộ (33.100 ha) và Đông Nam Bộ (29.575 ha). Diện tích còn lại phân bố nhiều nơi trong cả nước và cây lạc được trồng ở 62/64 tỉnh thành, trong đó 10 tỉnh có diện tích trồng lạc lớn là Nghệ An (23.675 ha), Tây Ninh (21.400 ha), Hà Tĩnh (20.325 ha), Thanh Hóa (16.175 ha), Bắc Giang (10.900 ha), Quảng Nam (10.225 ha), Đắk Lắk (9.425 ha), Bình Định (8.400 ha), Đắk Nông (8.125 ha) và Long An (7.500 ha). Ngoài ra, còn một số vùng như Tây Bắc, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.... tuy diện tích đất đai dồi dào nhưng cây lạc chưa phải là thế mạnh của vùng. Lạc hiện nay đang được coi là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và có giá trị đa dạng, xu hướng chính của sản xuất lạc hiện nay là để xuất khẩu, lạc là hàng nông sản được sử dụng để chế biến ra các sản phẩm đang được nhiều nước sử dụng nhất là dầu lạc. Đồng thời cây lạc có khả năng cải tạo đất rất tốt nên hiện nay ở nước ta đang áp dụng trồng nhiều ở những vùng đất bạc màu, vùng đồi thấp và cũng được áp dụng trong thâm canh tăng năng suất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Để diện tích lạc ngày càng được mở rộng, năng suất ngày càng tăng cao, chất lượng tốt, đưa lại thu nhập cao cho người sản xuất. Nước ta cần phải đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách rộng rãi vào sản xuất trên cơ sở áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Cụ thể phải xác định được các giống lạc phù hợp với địa hình đất đai, khí hậu cũng như tập quán canh tác mà bố trí cho hợp lý nhằm đạt năng suất cao nhất, khuyến khích nông dân duy trì và mở rộng diện tích trồng lạc. Bảng 1.3. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2009 245,0 20,9 510,9 2010 231,4 21,1 487,2 2011 223,8 20,9 468,4 2012 220,5 21,4 470,6 2013 216,2 22,8 492,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013) Qua bảng 1.3 ta thấy được trong khoảng thời gian 5 năm ( 2009 – 2013 ), diện tích trồng lạc của nước ta có xu hướng giảm, song năng suất ngày một tăng và sản lượng có sự biến động nhẹ. Năm 2009 diện tích gieo trồng 245,0 nghìn ha, đến năm 2013 diện tích giảm còn 216,2 nghìn ha ( giảm 28,8 nghìn ha ), nhưng năng suất lạc không ngừng tăng. Năm 2009 năng suất lạc chỉ đạt 20,9 tạ/ha thì đến năm 2013 đạt được năng suất 22,8 tạ/ha. Trong khi đó sản lượng lạc năm 2013 giảm không đáng kể, so với năm 2009 thì sản lượng lạc giảm 18,9 nghìn tấn. Tổ chức USDA ước tính tại Việt Nam, lượng lạc được tiêu thụ trong nước năm 2013 là 710 nghìn tấn. Đến niên vụ 2013/2014 và 2014/2015 các con số này lần lượt là 740 và 770 nghìn tấn. Phần lớn lạc được sản xuất trong nước còn lạc nhập khẩu được sử dụng chủ yếu cho ngành công nghiệp sản xuất thức ăn nhẹ (snack) và bánh kẹo còn một lượng nhỏ dành cho tiêu dùng của hộ gia đình hoặc ép lấy dầu hoặc xuất khẩu. Trên cơ sở áp dụng hệ thống các giải pháp kỹ thuật tổng hợp đồng bộ, tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, trong thời gian tới sản xuất lạc ở nước ta sẽ có điều kiện để đạt được những thành tựu mới, góp phần phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Bên cạnh đó việc đầu tư nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng ngày càng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần đem lại thành công như: - Chọn tạo những giống lạc thích nghi với điều kiện sinh thái. - Chú trọng những giống lạc mới có chất lượng cao, thời gian sinh trưởng trung và ngắn ngày (dưới 120 ngày) để đưa vào các công thức luân canh, xen canh, tăng vụ nhằm thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. - Những giống có tính chống chịu cao như kháng sâu, bệnh hại, chịu hạn … - Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. - Đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất như đưa các chế phẩm sinh học vào cải tạo đất và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lạc … 1.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Bình. Theo thống kê Quảng Bình, trong khoảng 5 năm gần đây, diện tích gieo trồng lạc của Quảng Bình có xu hướng giảm nhẹ và giao động trên dưới 500 ha. Quảng Bình là tỉnh có diện tích trồng lạc ít nhất vùng Duyên hải Trung Trung Bộ, tập trung chủ yếu các địa phương như: Minh Hóa, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh và Đồng Hới. Song năng suất lạc vẫn đang còn hạn chế, dao động từ 17 – 20 tạ/ ha, thấp hơn trung bình chung của cả nước. Bảng 1.4. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Quảng Bình Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm ( ha) (tạ/ha) ( tấn) 2009 5.892 18,94 11.160 2010 5.719 17,75 10.152 2011 5.100 18,62 9.500 2012 5.300 18,67 9.900 2013 5.400 20,55 11.100 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2013) Qua bảng 1.4 cho thấy, Năm 2009 – 2013 diện tích gieo trồng lạc giảm dần từ 5.892 ha xuống còn 5.400 ha. Tuy nhiên năng suất và sản lượng không ổn định. Năng suất qua các năm dao động trong khoảng 17,75 – 20,55 tạ/ha. Điều này dẫn đến sản lượng thay đổi qua các năm. Năm 2012, sản lượng lạc đạt 9.500 tấn, thấp nhất trong 5 năm. Năm 2009, sản lượng lạc đạt cao nhất đạt 11.160 tấn. Trong giai đoạn 2009 – 2013 giá thị trường của lạc ổn định và có xu hướng tăng theo từng năm, đây là tín hiệu đáng mừng cho sản xuất lạc ở Quảng Bình. Việc nâng cao sản lượng cây lạc là hết sức PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 280 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 58 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 50 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 133 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn