intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương triển vọng

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nghiên cứu là đánh giá được khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương triển vọng nhằm phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu nhập cho nông dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương triển vọng

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ TRỊNH HƯNG QUYỀN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRIỂN VỌNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRỊNH HƯNG QUYỀN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRIỂN VỌNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 8620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HỒ LAM PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trịnh Hưng Quyền PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Nguyễn Hồ Lam - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn sự phối hợp giúp đỡ của kỹ sư Trần Văn Tuấn Anh.... Nhân dịp này tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Khoa nông học, phòng sau đại học, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2018 Trịnh Hưng Quyền PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iii TÓM TẮT “Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương triển vọng” nhằm đánh giá được khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương, phục vụ cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thu nhập cho người nông dân. Đề tài sử dụng 12 giống đậu tương: DTDH 04, DTDH08, DTDH10, 13-7, DT84, DT26, DT31, DT51, DT22, DTPT 01, DT30, DT2008(đ/c) được triển khai độc lập với 3 thí nghiệm. Thí nghiệm thứ nhất trồng trong điều kiện ống rễ PVC để đánh giá khả năng phát triển của bộ rễ trong điều kiện phát triển theo chiều sâu và một số chỉ tiêu nông sinh học khác. Thí nghiệm thứ hai trồng trong cốc nhựa để gây hạn nhận tạo đánh giá chỉ số chịu hạn tương đối trong giai đoạn 3 lá chét. Thí nghiệm thứ 3 được bố trí trong chậu để gây hạn nhận tạo và đánh giá chỉ số chịu hạn tương đối giai đoạn ra hoa. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống triển vọng là DT26 và DT31. Hai giống này có chỉ số chịu hạn tương đối giai đoạn 3 lá chét và giai đoạn ra hoa cao hơn so với các giống thí nghiệm, lần lượt là DT 26 (23570,0 S; 7071,1 S) và DT31 (22784,5 S;5892,3 S). DT26 và DT31 đều thuộc nhóm giống trung ngày (85 – 100 ngày), có năng suất triển vọng và bộ rễ phát triển tốt ở cả ba thí nghiệm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 3 1.1.1. Khái lược chung về cây đậu tương .................................................................... 4 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 13 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu tương trên thế giới ...................................... 13 1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu tương tại Việt Nam ...................................... 15 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐẬU TƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ... 21 1.3.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới ................................................... 21 1.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam.................................................... 23 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 25 2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................... 25 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 25 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 25 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 25 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. v 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 26 2.3.1. Đánh giá khả năng chịu hạn bằng phương pháp ống rễ PVC ............................ 26 2.3.2. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu tương theo giai đoạn sinh trưởng .... 27 2.4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ............................................................. 32 2.4.1. Thời vụ và mật độ gieo trồng ........................................................................... 32 2.4.2. Phân bón và cách bón....................................................................................... 32 2.4.3. Các biện pháp chăm sóc và thu hoạch .............................................................. 32 2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ ............................................................... 32 2.6. DIỄN BIẾN ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THỜI TIẾT THỪA THIÊN HUẾ VỤ XUÂN NĂM 2018 .................................................................................................... 33 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 34 3.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ỐNG RỄ PVC ... 34 3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương ..................... 34 3.1.2. Một số đặc điểm hình thái các giống đậu tương nghiên cứu ............................. 35 3.1.3. Đặc điểm các tính trạng của rễ cây đậu tương và khối lượng thân lá khô .......... 36 3.1.4. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương nghiên cứu ............ 39 3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương nghiên cứu............................................................................................................................. 40 3.1.6. Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các giống đậu tương nghiên cứu................................................................................. 41 3.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG THEO GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG ................................................................................... 43 3.2.1. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu tương ở giai đoạn 3 lá chét ...... 43 3.2.2. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu tương ở giai đoạn ra hoa.......... 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 54 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 54 2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 55 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 57 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Chú giải Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu 1 AVRDC Châu Á Chương trình hợp tác nghiên cứu cây thực 2 CPPCCMA phẩm của các nước Trung Mỹ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên 3 FAO Hiệp Quốc 4 IITA Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới 5 NXB Nhà xuất bản 6 P1000 Trọng lượng ngàn hạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo 7 QCVN 01-58:2011/BNNPTNT nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống đậu tương Trung tâm nghiên cứu và đào tạo nông 8 SEARCA nghiệp cho vùng Đông Nam Á 9 GH Gây hạn 10 SGH Sau gây hạn 11 TN Thí nghiệm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của một số chất (% trọng lượng khô) ................... 11 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên toàn cầu trong những năm gần đây ....... 14 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở ViệtNam từ 1995 đến 2014....................... 16 Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng đậu tương một số vùng nước ta năm 2012 - 2014 ... 18 Bảng 1.5. Tình hình nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong ba năm 2011 - 2013 .. 20 Bảng2.1. Danh sách các giống đậu tương làm vật liệu trong nghiên cứu .................... 25 Bảng 2.2. Thời tiết, khí hậu vụ Xuân 2017-2018 tại Thừa Thiên Huế ....................... 33 Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng và pháttriển của các giống đậu tương nghiên cứu ..... 34 Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương .............................................. 35 Các chỉ tiêu về tính trạng của rễ cây đậu tương và khối lượng thân lá khô được thể hiện ở Bảng 3.3.......................................................................................................... 36 Bảng 3.3. Các chỉ tiêu về tính trạng rễ cây đậu tương và khối lượng thân lá khô ........ 36 Bảng 3.4. Số lượng nốt sần và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương nghiên cứu ................................................................................................................... 38 Bảng 3.5. Đặc điểm các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương ... 39 Bảng 3.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương ....... 40 Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu cuốn lá và khả năng chống đổ của các giống đậu tương .............. 42 Bảng 3.8. Chiều cao cây trước gây hạn và khoảng tăng trưởng chiều cao sau gây hạn và phục hồi ................................................................................................................ 43 Bảng 3.9. Chiều dài rễ sau gây hạn ............................................................................ 45 Bảng 3.10. Số lượng nốt sần sau gây hạn trên bộ rễ (nốt/cây) .................................... 47 Bảng 3.11. Khối lượng tươi rễ sau gây hạn và phục hồi ............................................. 48 Bảng 3.12. Khối lượng tươi thân lá sau gây hạn và phục hồi ...................................... 50 Bảng 3.13. Năng suất của các giống thí nghiệm ......................................................... 52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2014 phân theo châu lục .............. 14 Biểu đồ 1.2. Tình hình sản xuất của 5 nước có diện tích đậu tương lớn nhất .............. 15 Biểu đồ 13. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam từ 1995 - 2014 ....................... 16 Biểu đồ 1.4. Diễn biến năng suất đậu tương ở Việt Nam từ 1995 – 2014 ................... 17 Biểu đồ 1.5. Diễn biếnsản lượngđậutươngởViệtNamtừ 1995 – 2014 .......................... 17 Biểu đồ 3.1. Chỉ số hạn tương đối của các giống thí nghiệm giai đoạn 3 lá chét ......... 51 Biểu đồ 3.2. Chỉ số chịu hạn tương đối của các giống thí nghiệm giai đoạn ra hoa..... 52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đậu tương (Glycine max L. Merrill) hay còn gọi là cây đậu nành là loại cây trồng thuộc họ đậu, không chỉ có ý nghĩa cao về mặt kinh tế và dinh dưỡng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo độ phì và sử dụng lâu bền nguồn tài nguyên đất. Hiện nay, diện tích trồng đậu tương của Việt Nam được xếp vào hàng thứ 16 trên thế giới và đứng thứ 5 ở Châu Á (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và Triều Tiên). Năng suất đậu tương của Việt Nam còn thấp đạt 1.50 tấn/ha/năm 2015 (bằng 60.6%) so với năng suất đậu tương của thế giới. Hằng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1.2 triệu tấn đậu tương để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người và trong chăn nuôi. Mặc dù diện tích trồng đậu tương đã lên tới 130 nghìn ha trong năm 2015, tuy nhiên tổng sản lượng đậu tương chỉ ước đạt 15% nhu cầu của cả nước. Chính vì vậy việc mở rộng diện tích trồng đậu tương ở khu vực có điều kiện khắc nghiệt như các khu vực hạn hán, đồi núi, đất đai ít màu mỡ và bị thoái hóa và việc tăng năng suất cây đậu tương ở những khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước nói riêng và an ninh lương thực cả nước nói chung. Khô hạn là yếu tố chính làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở những vùng canh tác nước trời và những vùng nông nghiệp có khí hậu khắc nghiệt. Theo Fischer và cs (2003), hàng năm hạn có thể làm giảm tới 70% năng suất cây trồng nói chung. Việt Nam với ¾ diện tích đồi núi có những vùng đất rộng lớn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và đó cũng là những vùng đất rất khó khăn để khai thác trồng trọt do thiếu nguồn nước tưới. Trong những năm gần đây hạn hán xảy ra thường xuyên đã tác động xấu đến sự sinh trưởng, phát triển, làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng trong đó có đậu tương (Đinh Thị Phòng, 2001). Theo báo cáo của cục thủy lợi, trong 10 năm qua tại khu vực miền Trung đã có đến 140.000 ha diện tích đất bị khô hạn nặng. Vì vậy, chọn tạo và thay thế một số giống cây trồng có khả năng chịu hạn kém, năng suất thấp bằng các giống cây trồng có khả năng chịu hạn tốt và năng suất cao, thích ứng với sự thay đổi điều kiện khí hậu và đất đai là biện pháp hiệu quả cao trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân và bảo đảm an ninh lương thực cho vùng này. Cây đậu tương nói riêng và cây họ đậu đỗ nói chung là loại cây trồng có tác dụng tốt trong việc luân - xen canh, cải tạo đất và ứng dụng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng rất hiệu quả, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của hạn hạn và tiết kiệm nước tưới, đặc biệt là khi chúng ta sử dụng các loại giống đậu đỗ có khả năng chịu hạn tốt. Theo các báo cáo nghiên cứu thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mô hình vùng chuyên canh trồng lúa sang mô hình lúa-đậu tương hay ngô-đậu tương chịu hạn đã góp phần tăng thu nhập của nông dân từ 25 - 40 triệu đồng/ha, cao hơn 1.5 - 2 lần so với trồng lúa, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 ngô chuyên canh; bên cạnh đó mô hình luân-xen canh với cây họ đậu chịu hạn còn giúp cây trồng ít bị sâu bệnh, tính chất đất đai ngày càng được cải thiện và màu mỡ hơn. Vì vậy, hiện tại nhiều địa phương trong cả nước đã và đang tích cực chuyển đổi mô hình trồng trọt độc canh sang ứng dụng các các mô hình xen - luân canh với cây đậu đỗ có khả năng chịu hạn, ngắn ngày, năng suất cao với mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao; tuy vậy, vấn đề này tại khu vực Bắc Miền Trung vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện để có cơ sở khoa học vững chắc trước khi áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở những vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, phụ thuộc nước trời, đặc biệt là ở khu vực Miền trung và miền núi Việt Nam. Trên cơ sở vai trò quan trọng của cây đậu tương trong sản xuất nông nghiệp như đã đề cập ở trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu“Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương triển vọng” trước khi khuyến cáo áp dụng vào thực tiễn. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chung: Đánh giá được khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương triển vọng nhằm phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu nhập cho nông dân. Mục tiêu cụ thể: Tuyển chọn được 1-2 giống đậu tương chịu hạn, năng suất triển vọng, phù hợp cho khu vực khô hạn thiếu nước ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Miền trung. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1) Ý nghĩa khoa học Xác định được một số giống đậu tương triển vọng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện hạn hán, thiếu nước ở khu Bắc Miền Trung 2) Ý nghĩa thực tiễn Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ở khu vực khô hạn thiếu nước ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Miền trung. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở áp dụng một cách khoa học giữa các yếu tố giống, phân bón, nước, kỹ thuật thâm canh, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tránh ô nhiễm môi trường. Trong đó giống là yếu tố quan trọng hàng đầu, sử dụng giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu, bệnh hại, có khả năng cải tạo và bảo vệ đất, hạn chế ô nhiễm môi trường là mục tiêu quan trọng của việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến có tính bền vững cao. Đậu tương được sản xuất với các mục tiêu khác nhau. Cho nên công tác giống cần tập trung vào một số mục tiêu - Chọn tạo giống cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Chọn giống cho chất lượng hạt tốt phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu - Chọn tạo giống có hàm lượng dầu cao phục vụ chương trình sản xuất dầu thực vật Điều kiện khí hậu đất đai của Việt nam có nhiều thuận lợi cho cây đậu tương sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bất lợi, đó là sự sinh trưởng phát triển của nhiều loại sâu bệnh hại, đất đai nhiều nơi cằn cổi, khô hạn, thiếu nước tưới, cùng với biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng hạn hán, lũ lụt, thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên. Bởi vậy, khi sản xuất cần phải áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp cùng với việc chọn tạo và sử dụng giống thích hợp để khắc phục những khó khăn nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Song song với sự dư thừa về lúa gạo thì Việt Nam lại bị thiếu hụt trầm trọng những nguyên liệu nông phẩm khác phục vụ chế biến thức ăn gia súc và dầu thực vật đặc biệt là ngô và đậu tương, trong khi đây là những cây trồng Việt Nam có lợi thế và tiềm năng phát triển. Theo tính toán của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, trong công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay, có tới 70-80% nguyên liệu phải nhập khẩu từ các thị trường khác nhau đó là ngô, đậu tương, bột cá, bột thịt, cám mì, bột mì và nhiều loại khoáng chất khác. Theo phân tích từ iệp hội thì thức ăn chăn nuôi luôn chiếm 65 - 70% giá thành sản phẩm nhưng nguyên liệu làm thức ăn ở nước ta lại đang thiếu trầm trọng. Năm 2012, chỉ tính riêng đậu tương Việt Nam phải nhập khẩu gần 1,3 triệu tấn, tăng 350% so với năm 2010 do áp lực tiêu thụ mạnh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước. Kim ngạch nhập khẩu đậu tương năm 2012 đạt mức kỷ lục là 755 triệu USD, tăng 416% so với cùng kỳ năm trước, theo các thương nhân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 trong nước, nguồn nhập khẩu đậu tương sẽ có xu hướng tăng dần do nhu cầu cao về nguyên liệu thức ăn gia súc tại Việt Nam. Như vậy chúng ta vừa tăng kim ngạch xuất khẩu về lúa, hồ tiêu, cà phê, nhưng cũng đồng thời cũng phải dùng lợi nhuận đó để nhập khẩu ngô, đậu tương, trong khi những cây trồng này phát triển rất thuận lợi tại Việt Nam, đây là một nghịch lý của một quốc gia với ngành nông nghiệp là chính. Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nhưng ưu tiên nghiên cứu phát triển đậu tương thông qua Chiến lược quốc gia sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc đến năm 2020 (Quyết định 20/2007/QĐ-BNN) và mục tiêu đề ra đến năm 2015 đậu tương phải đạt diện tích 500 ngàn ha, năng suất đạt 3-3,5 tấn/ha cho vùng thâm canh, đạt 1,5-2,5 tấn/ha, chịu hạn khá cho vùng nhờ nước trời (Quyết định 35 /QĐ – BNN – KHCN). Tuy nhiên, so với thực trạng hiện nay, chỉ tiêu này sẽ khó thực hiện nếu không có giải pháp phù hợp. Vì vậy, xác định chủng loại cây trồng, bố trí hợp lý trong điều kiện thời vụ của địa phương để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất chuyên canh lúa kém hiệu quả, kể cả trên những vùng canh tác lúa thuận lợi và những vùng thiếu nước có điều kiện khó khăn để tăng hiệu quả và lợi nhuận cho nông dân là một công tác cần khẩn trương thực hiện. Do đó, trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì yếu tố giống có vai trò quyết định và đặc biệt là bộ giống có khả năng phù hợp với điều kiện hạn hán, khắc nghiệt. 1.1.1. Khái lược chung về cây đậu tương 1.1.1.1 Nguồn gốc và phân loại a) Nguồn gốc cây đậu tương Cây đậu tương (đậu nành) là một trong những cây trồng lâu đời. Các nghiên cứu trên thế giới đều thống nhất cây đậu tương có nguồn gốc ở vùng Mãn Châu - Trung Quốc (vùng Đông Bắc Trung Quốc). Ở Việt Nam nhiều nghiên cứu xác định rằng cây đậu tương đã được trồng từ thời các Vua Hùng. Người dân nước ta đã biết trồng và sử dụng nhiều loại đậu trong đó có đậu tương (Ngô Thế Dân và cs, 1999). Do giá trị kinh tế cao về nhiều mặt nên cho đến nay diện tích đậu tương ngày càng được mở rộng. Nhiều nghiên cứu về sinh thái cây đậu tương đã chứng minh: Trên thế giới đới khí hậu từ 100 - 20 0 vĩ Bắc có tiềm năng cho năng suất đậu tương cao nhất. Việt Nam nằm trong đới khí hậu trên nên có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh sản xuất đậu tương. b) Phân loại Đậu tương thuộc chi Glycine, họ đậu Leguminosae, họ phụ cánh bướm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 Papilionoideae và bộ Phaseoleae. Đậu tương có tên khoa học là Glycine max L. Merrill. Do xuất phát từ những yêu cầu, căn cứ và tiêu chí phân loại khác nhau nên cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Nhưng đến nay, hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điểm về hình thái, phân bố địa lý và số lượng nhiễm sắc thể được nhiều người sử dụng. Hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điểm về hình thái, sự phân bố địa lý và số lượng nhiễm sắc thể do Hymowit và Newell (1984) xây dựng. Theo hệ thống này ngoài chi Glycine còn có thêm chi phụ Soja. Chi Glycine được chia ra thành 7 loài hoang dại lâu năm, và chi phụ Soja được chia ra làm 2 loài: loài đậu tương trồng Glycine Max L. Merrill và loài hoang dại hàng năm G. Soja Sieb và Zucc. 1.1.1.2. Đặc điểm thực vật học a) Rễ Rễ cây đậu tương khác với rễ cây hoà thảo là có rễ chính và rễ phụ. Rễ chính có thể ăn sâu 30-50cm và có thể trên 1m. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ, rễ phụ cấp 2, cấp 3 tập trung nhiều ở tầng đất 7-8 cm rộng 30-40 cm2 (Nguyễn Danh Đông, 1982). Trên rễ chính và rễ phụ có nhiều nốt sần. Bộ rễ phân bố nông sâu, rộng hẹp, số lượng nốt sần ít hay nhiều phụ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu và kỹ thuật trồng. Quá trình phát triển của bộ rễ có thể phân ra làm 2 thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất: Phát triển lớp rễ đầu tiên, thời kỳ này rễ cái và rễ phụ đầu tiên phát triển mạnh kéo dài ra và sinh nhiều rễ con. Thời kỳ này thường kéo dài từ 30-40 ngày sau mọc. Thời kỳ thứ hai: Lớp rễ đầu tiên phát triển chậm dần, rễ con không nhú ra nữa thậm chí có một số rễ con khô đi. Lúc này gốc thân gần cổ rễ các rễ phụ nhỏ kéo dài ra và phát triển cho tới khi gần thu hoạch. Số lượng có thể 30-40 rễ phụ ăn ở phía gần mặt đất. Lớp rễ này có nhiệm vụ cung cấp đấy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thân, lá và làm quả. Trong kỹ thuật trồng nên chú ý thời kỳ này, cần vun đất sao cho lớp rễ này phát triển mạnh. Một đặc điểm hết sức quan trọng cần lưu ý là trên bộ rễ của cây đậu tương có rất nhiều nốt sần. Đó là các u bướu nhỏ bám vào các rễ. Nốt sần là kết quả cộng sinh của một số loại vi sinh vật có tên khoa học là Rhizobium Japonicum với rễ cây đậu tương. Trong một nốt sần có khoảng 3-4 tỷ vi sinh vật, mà ta chỉ có thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi phóng đại 600 - 1000 lần (Ngô Thế Dân và cs, 1999). Vi sinh vật thường có dạng hình cầu hoặc hình que. * Đặc điểm của nốt sần Nốt sần ở rễ đậu tương thường tập trung ở tầng đất 0-20cm, từ 20-30cm nốt sần ít dần và nếu sâu hơn nữa thì có ít hoặc không có. Nốt sần đóng vai trò chính trong quá trình cố định đạm khí trời cung cấp cho cây. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 Lượng đạm cung cấp cho cây khá lớn khoảng 30-60 kg/ha (Nguyễn Danh Đông, 1982). Nốt sần có thể dài lcm, đường kính 5-6 mm, mới hình thành có màu trắng sữa, khi tốt nhất có màu hồng (màu globulin có cấu tạo gần giống Hemoglobin trong máu có Fe). * Quá trình hình thành của nốt sần Trong đất luôn luôn có nhiều loại vi sinh vật thường tập trung xung quanh bộ rễ (để sử dụng các chất thải ra làm thức ăn), mặt khác xung quanh rễ do canh tác tạo điều kiện đất đai thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Có loại cộng sinh, có loại hoại sinh, ký sinh trong đó có loại có lợi có loại có hại với rễ. Cây họ đậu đều tiết ra các chất như gluxit, đường galacto v.v…đã hấp dẫn các loại vi sinh vật trong đó có vi sinh vật nốt sần.Có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình xâm nhập của vi sinh vật nốt sần vào rễ cây họ đậu. Có quan điểm cho rằng khi sống vi khuẩn Rhizobium japonicumtiết ra chất axit andol 3 axêtic. Khi vi khuẩn tiếp xúc với lông hút dưới tác dụng của axit làm cho điểm đó trên lông hút khô cong lên, tạo nên khe hở làm cho vi sinh vật đi sâu vào lông hút. Quan điểm khác lại cho rằng vi sinh vật tiết ra men xelluloza phân huỷ tế bào lông hút để đi vào lông hút. Khi đi vào đầu lông hút vi sinh vật tiết ra chất nhầy, từ tổ chức biểu bì của đầu lông hút tạo thành tuyến xâm nhập hình dải. Sau một thời gian xâm nhập vào tế bào biểu bì, vào nội bì và sinh sản tại đó. Vi khuẩn chiết ra chất kích thích làm cho tế bào phân chia không bình thường và hình thành nốt sần. Nốt sần phát triển đến một giai đoạn nhất định thì cố định đạm. Bản thân nốt sần hút N còn vi sinh vật như một chất xúc tác. Khi cây già vi sinh vật đi ra ngoài. Quá trình hình thành nốt sần kéo dài 16-21 ngày. Trường hợp bình thường nốt sần bắt đầu xuất hiện sau mọc 14-15 ngày, phát triển nhiều và mạnh nhất vào lúc đậu tương ra hoa và làm quả tập trung nhiều nhất ở lớp rễ thứ nhất. Số lượng nốt sần nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện đất trồng, các chất dinh dưỡng đối với đậu tương. Trồng đậu tương trên đất đã trồng đậu tương, thì nốt sần hình thành sớm hơn và nhiều hơn. Đất chua quá hoặc kiềm quá nốt sần hình thành kém. PH thích hợp cho sự hình thành của nốt sần là 6-7, vì vậy việc lựa chọn đất trồng đậu tương thích hợp rất quan trọng. Điều kiện dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nốt sần. Nhìn chung bón đầy đủ NPK thì nốt sần phát triển mạnh, bón P2O5 Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nốt sần, còn hiệu quả kali không rõ lắm (Trần Văn Điền, 2001). Bón đạm không thích hợp ức chế sự hình thành và phát triển của nốt sần. Quan hệ giữa vi sinh vật nốt sần với cây đậu tương là mối quan hệ cộng sinh: cây cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn hoạt động, ngược lại vi khuẩn lại tổng hợp N PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 tự do của không khí chuyển sang dạng đạm hữu cơ cây có thể sử dụng được. Cây đậu tương cung cấp càng nhiều chất dinh dưỡng cho vi sinh vật hoạt động thì vi sinh vật càng phát triển và tích luỹ đạm được càng nhiều cho cây làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. b) Thân • Hình thái và màu sắc của thân Thân cây đậu tương thuộc thân thảo, có hình tròn, trên thân có nhiều lông nhỏ. Thân khi còn non có màu xanh hoặc màu tím khi về già chuyển sang màu nâu nhạt, màu sắc của thân khi còn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của hoa sau này. Nếu thân lúc còn non màu xanh thì hoa màu trắng và nếu khi còn non thân có màu tím thì hoa có màu tím đỏ. Thân có trung bình 14-15 lóng, các lóng ở phía dưới thường ngắn, các lóng ở phía trên thường dài (vì những lóng phía trên phát triển từ ngày 35-40 trở đi vào lúc cây đang sinh trưởng nhanh nên lóng thường dài). Tuỳ theo giống và thời vụ gieo mà chiều dài lóng có sự khác nhau thường biến động từ 3 - 10 cm. Cây đậu tương trong vụ hè thường có lóng dài hơn vụ Xuân và vụ Đông. Chiều dài của lóng góp phần quyết định chiều cao của thân. Thân cây đậu tương thường cao từ 0,3 - 1,0 m. Giống đậu tương dại cao 2-3 m. Những giống thân nhỏ lóng dài dễ bị đổ hay mọc bò thường làm thức ăn cho gia súc. Những giống thân to thường là thân đứng và có nhiều hạt và chống được gió bão. Toàn thân có một lớp lông tơ ngắn, mọc dày bao phủ từ gốc lên đến ngọn, đến cả cuống lá. Thực tế cũng có giống không có lông tơ. Những giống có mật độ lông tơ dày, màu sẫm có sức kháng bệnh, chịu hạn và chịu rét khoẻ. Ngược lại những giống không có lông tơ thường sinh trưởng không bình thường, sức chống chịu kém. Thân có lông tơ nhiều ít dài ngắn, dày thưa là một đặc điểm phân biệt giữa các giống với nhau. • Tập tính sinh trưởng của thân Căn cứ vào tập tính sinh trưởng và đặc điểm của thân người ta chia ra làm 4 loại: - Loại mọc thẳng: Thân cứng, đường kính thân lớn, thân không cao lắm, đốt ngắn, quả nhiều tập trung thường là giống ra hoa hữu hạn. - Loại bò: Thân chính phân cành rất nhỏ, mềm, phủ trên mặt đất thành đám dây, thân rất dài, đốt dài, quả nhỏ phân tán. - Loại nửa bò: Loại trung gian giữa 2 loại mọc thẳng và mọc bò trên. - Loại mọc leo: Thân nhỏ rất dài, mọc bò dưới đất hoặc leo lên giá thể khác. • Tập tính phân cành của thân Thân đậu tương có khả năng phân cành ngay từ nách lá đơn hoặc kép. Những cành trên thân chính phân ra gọi là cành cấp 1, trên cành cấp 1 có thể phân ra cành cấp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 2. Số lượng cành trên một cây nhiều hay ít thay đổi theo giống, thời vụ, mật độ gieo trồng và điều kiện canh tác. Trung bình trên 1 cây thường có 2-5 cành, có một số giống trong điều kiện sinh trưởng tốt có thể có trên 10 cành. Thường sau mọc khoảng 20-25 ngày thì cây đậu tương bắt đầu phân cành. Vị trí phân cành phù hợp là cao trên 15cm, nếu thấp quá không có lợi cho việc cơ giới hoá. Giống đậu tương có góc độ phân cành càng hẹp thì càng tốt cho việc tăng mật độ. Căn cứ vào tập tính sinh trưởng của thân cành và đặc điểm ra hoa người ta chia các giống đậu tương ra làm 2 loại: + Sinh trưởng hữu hạn:Khi ngọn thân hoặc ngọn cành đã ra hoa, thì không tiếp tục sinh trưởng nữa hay cành không cao lên nữa, loại này thường trồng lấy hạt. + Sinh trưởng vô hạn:Khi đậu tương ra hoa kết quả và cả khi sắp chín thân cành vẫn tiếp tục sinh trưởng, thường là loại mọc bò được trồng làm thức ăn cho gia súc. • Quá trình phát triển của thân - Từ lúc mọc đến khi cây có 5 lá thật (3 lá kép) khoảng 25-30 ngày sau khi gieo, thân sinh trưởng với tốc độ bình thường. - Khi cây đã có 6-7 lá thật (4-5 lá kép) thân bắt đầu phát triển mạnh, tốc độ mạnh nhất vào lúc ra hoa rộ. Sự khác biệt của cây đậu tương với cây trồng khác là khi cây ra hoa rộ lại là lúc thân cành phát triển mạnh nhất. Đây là giai đoạn 2 quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực cạnh tranh nhau dẫn đến khủng hoảng thiếu dinh dưỡng, cho nên cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trước khi vào thời kỳ này và tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển thuận lợi. Trong kỹ thuật chăm sóc ta phải xới vun kết hợp với bón thúc phân cho đậu tương vào giai đoạn 3-5 lá kép, lúc cây có đầy đủ hoa thì sinh trưởng chậm dần rồi dừng hẳn. c) Lá Cây đậu tương có 3 loại lá: Lá mầm (lá tử diệp): Lá mầm mới mọc có màu vàng hay xanh lục, khi tiếp xúc với ánh sáng thì chuyển sang màu xanh. Hạt giống to thì lá mầm chứa nhiều dinh dưỡng nuôi cây mầm, khi hết chất dinh dưỡng lá mầm khô héo đi, cho nên trong kỹ thuật trồng đậu tương nên làm đất tơi nhỏ và chọn hạt to cây sẽ mọc khoẻ, sinh trưởng tốt. Lá nguyên (lá đơn): Lá nguyên xuất hiện sau khi cây mọc từ 2-3 ngày và mọc phía trên lá mầm. Lá đơn mọc đối xứng nhau. Lá đơn to màu xanh bóng là biểu hiện cây sinh trưởng tốt. Lá đơn to xanh đậm biểu hiện của một giống có khả năng chịu rét. Lá đơn nhọn gợn sóng là biểu hiện cây sinh trưởng không bình thường. Lá kép: Mỗi lá kép có 3 lá chét, có khi 4-5 lá chét. Lá kép mọc so le, lá kép thường có màu xanh tươi khi già biến thành màu vàng nâu. Cũng có giống khi quả chín lá vẫn giữ được màu xanh, những giống này thích hợp trồng làm thức ăn gia súc. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 Phần lớn trên lá có nhiều lông tơ. Lá có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo giống, những giống lá nhỏ và dài chịu hạn khoẻ nhưng thường cho năng suất thấp. Những giống lá to chống chịu hạn kém nhưng thường cho năng suất cao hơn. Nếu 2 lá kép đầu to và dày thường biểu hiện giống có khả năng chống chịu rét. Số lượng lá kép nhiều hay ít, diện tích lá to hay nhỏ chi phối rất lớn đến năng suất và phụ thuộc vào thời vụ gieo trồng. Các lá nằm cạnh chùm hoa nào giữ vai trò chủ chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho chùm hoa ấy. Nếu vì điều kiện nào đó làm cho lá bị úa vàng thì quả ở vị trí đó thường bị rụng hoặc lép. Các nhà chọn giống đậu tương đưa ra cơ sở để nâng cao năng suất đậu tương là tăng cường quá trình quang hợp và muốn quang hợp với hiệu quả cao thì phải chọn những cây có bộ lá nhỏ, dày, thế lá đứng và lá có dạng hình trứng. Số lá nhiều to khoẻ nhất vào thời kỳ đang ra hoa rộ. Khi phiến lá phát triển to, rộng, mỏng, phẳng, có màu xanh tươi là biểu hiện cây sinh trưởng khoẻ có khả năng cho năng suất cao. d) Hoa • Hình thái và cấu tạo Hoa đậu tương nhỏ, không hương vị, thuộc loại cánh bướm. Màu sắc của hoa thay đổi tuỳ theo giống và thường có màu tím, tím nhạt hoặc trắng. Đa phần các giống có hoa màu tím và tím nhạt. Các giống đậu tương có hoa màu trắng thường có tỷ lệ dầu cao hơn các giống màu tím. Hoa phát sinh ở nách lá, đầu cành và đầu thân. Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có từ 1-10 hoa và thường có 3-5 hoa. Hoa đậu tương ra nhiều nhưng tỷ lệ rụng rất cao khoảng 30% có khi lên tới 80%. Hoa đậu tương thuộc loại hoa đồng chu lưỡng tính trong hoa có nhị và nhụy, mỗi hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh hoa có 10 nhị và 1 nhụy. + Đài hoa có màu xanh, nhiều bông. + Cánh hoa: Một cánh to gọi là cánh cờ, 2 cánh bướm và 2 cánh thìa. + Nhị đực: 9 nhị đực cuốn thành ống ôm lấy vòi nhụy cái và 1 nhị riêng lẻ. + Nhụy cái: Bầu thượng, tử phòng một ngăn có 1-4 tâm bì (noãn) nên thường quả đậu tương có 2-3 hạt. Các cánh hoa vươn ra khỏi lá đài từ ngày hôm trước và việc thụ phấn xẩy ra vào sáng ngày hôm sau lúc 8-9 giờ sáng trước khi nụ hoặc hoa chưa nở hoàn toàn. Mùa hè hoa thường nở sớm hơn mùa đông và thời gian nở hoa rất ngắn sáng nở chiều tàn. Hoa đậu tương thường thụ phấn trước khi hoa nở và là cây tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn rất thấp chiếm trung bình 0,5 - 1% (Ngô Thế Dân và cs, 1999). • Đặc điểm của sự nở hoa đậu tương Thời gian bắt đầu ra hoa sớm hay muộn, dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống và thời tiết khác nhau. Giống chín sớm sau mọc trên dưới 30 ngày đã ra hoa và giống chín muộn 45-50 ngày mới ra hoa. Thời gian ra hoa dài hay ngắn theo giống và theo thời vụ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2