intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất và sâu, bệnh hại trên một số giống lúa thuần tại Quảng Ngãi.

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tuyển chọn được 2 - 3 giống lúa thuần, năng suất cao và ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phẩm chất tốt tại Quảng Ngãi làm cơ sở nghiên cứu quy trình sản suất phù hợp với giống lựa chọn, góp phần bổ sung cơ cấu giống lúa cho tỉnh Quảng Ngãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất và sâu, bệnh hại trên một số giống lúa thuần tại Quảng Ngãi.

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN TẤN CẢNH ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ SÂU, BỆNH HẠI TRÊN MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN TẠI QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN TẤN CẢNH ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ SÂU, BỆNH HẠI TRÊN MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN TẠI QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 8620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. LÊ NHƯ CƯƠNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS. TS. TRẦN THỊ THU HÀ HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân, được tiếp thu và đúc kết trong quá trình học tập, công tác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được báo cáo trên các tạp chí khoa học. Một số nội dung và thông tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 25 tháng 9 năm 2018 Học viên Đoàn Tấn Cảnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Huế và quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo môi trường học tập thuận lợi, tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Như Cương, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này. Cảm ơn lãnh đạo và các phòng chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi, lãnh đạo Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi, cán bộ Trạm Giống cây nông nghiệp Đức Hiệp và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận cho tôi thực hiện tốt đề tài này. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khuyến khích tôi trong suốt thời gian tham gia học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài. Do hạn chế về mặt thời gian nên khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự thông cảm, chia sẽ và quan tâm đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 25 tháng 9 năm 2018 Học viên Đoàn Tấn Cảnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT 1. Tên đề tài Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất và sâu, bệnh hại trên một số giống lúa thuần tại Quảng Ngãi. 2. Mục đích của đề tài Tuyển chọn được 2 - 3 giống lúa thuần, năng suất cao và ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phẩm chất tốt tại Quảng Ngãi làm cơ sở nghiên cứu quy trình sản suất phù hợp với giống lựa chọn, góp phần bổ sung cơ cấu giống lúa cho tỉnh Quảng Ngãi. 3. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm được thực hiện tại 02 địa điểm là Trạm giống cây nông nghiệp Đức Hiệp, huyện Mộ Đức (gọi tắt là Đức Hiệp) và xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ (gọi tắt là Phổ Thuận), tỉnh Quảng Ngãi trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018. Đất thí nghiệm: Tại Đức Hiệp là đất phù sa 2 vụ lúa/năm, chủ động tưới tiêu, cây trồng vụ trước: cây lúa; tại xã Phổ Thuận là đất phù sa 2 vụ lúa/năm, chủ động tưới tiêu, cây trồng vụ trước: cây lúa. Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 10 công thức thí nghiệm, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 10 m2. Thí nghiệm được bố trí, chăm sóc và theo dõi theo đúng “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa” QCVN 01-55:2011/BNNPTNT. - Thời vụ: Vụ Đông Xuân 2017 - 2018. Tại Đức Hiệp: Ngày sạ: 29/12/2017; lượng giống gieo sạ: 80kg/ha; Tại Phổ Thuận: Ngày sạ: 02/01/2018; lượng giống gieo sạ: 80kg/ha. - Phân bón: Lượng phân bón và phương pháp bón phân cho lúa thí nghiệm theo quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa (QCVN 01 - 55:2011/BNNPTNT). Cụ thể lượng phân (tính cho 1 ha): 10 tấn phân chuồng + 100 kg N + 90 kg P 2 O5 + 80 kg K 2 O + 300kg vôi. Toàn bộ phân chuồng, lân và vôi được trước lúc sạ; phân đạm được bón trước sạ (50%), 15 ngày sau sạ (thúc 1) (40%) và 40 ngày sau sạ (thúc 2) (10%); Phân kali được bón vào 3 thời điểm như đạm với lượng 30%, 40% và 30% của tổng lượng. - Các kỹ thuật khác: Đất được làm sạch cỏ cày bừa nhuyễn, cấy dặm kết hợp bón thúc. Nước được giữ với mực nước trong ruộng 3 - 5 cm, các giai đoạn sau mực nước không quá 10 cm. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Sau gieo sạ, sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm TopShot 60D; thời kỳ đẻ nhánh, sử dụng thuốc Dragon 585EC trừ sâu ăn lá và bọ trĩ; thời kỳ vươn lóng, sử dụng thuốc Dragon 585EC trừ sâu cuốn lá nhỏ lần 1; thời kỳ làm đòng, phun thuốc Dragon 585EC trừ sâu cuốn lá nhỏ lần 2; thời PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv kỳ trỗ bông, phun thuốc Validacin 5L trừ khô vằn và phun Dragon 585EC trừ sâu cuốn lá nhỏ lần 3. - Thu hoạch: Thu hoạch khi có khoảng 85% số hạt/bông đã chín. Thu riêng từng ô và phơi riêng đến độ ẩm hạt đạt 14%, cân khối lượng (kg/ô). 4. Kết quả nghiên cứu chủ yếu Qua kết quả nghiên cứu gồm 10 giống lúa: ĐH245T, ĐH145Đ-15, ĐH6-1-41, ĐH11-48, ĐH11-54, ĐH145Đ-3, ĐH145Đ-12, ĐH330T-7, ĐH322-18-1 và giống lúa đối chứng là HT1 tại 02 địa điểm: Trạm giống cây nông nghiệp Đức Hiệp, huyện Mộ Đức (gọi tắt là Đức Hiệp) và xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ (gọi tắt là Phổ Thuận), tỉnh Quảng Ngãi trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018, chúng tôi đã đạt được những kết quả như sau: - Các giống ĐH145Đ-3 và ĐH322-18-1 có thời gian sinh trưởng là 99, giống ĐH6-1-41 có thời gian sinh trưởng 102 ngày. Theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT, các giống này thuộc nhóm ngắn ngày; các giống còn lại có thời gian sinh trưởng từ 107 - 111 ngày thuộc nhóm trung ngày. Trong các giống thí nghiệm, có 07 giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng từ 02 - 11 ngày. Nhìn chung, với thời gian sinh trưởng này phù hợp trong cơ cấu giống lúa cho khu vực miền Trung. - Các giống lúa thí nghiệm có chiều cao cây trung bình và thấp hơn giống đối chứng HT1, tại Đức Hiệp các giống lúa có chiều cao từ 82,3 cm đến 104,0 cm, tại Phổ Thuận các giống lúa có chiều cao từ 80,3 cm đến 102,0 cm, Giống ĐH322-18-1 có chiều cao thấp nhất và giống HT1 có chiều cao cao nhất trong các giống lúa thí nghiệm; các giống lúa có điểm số đánh giá độ dài giai đoạn trỗ tương đương đối chứng, trừ giống ĐH145Đ-3 dài hơn đối chứng khi có số điểm cao hơn đối chứng; các giống có độ thuần đồng ruộng từ trung bình đến tốt; các giống đều trỗ thoát cổ bông khi trổ nên hạn chế được một số tác động của bệnh hại trên cổ bông như bệnh khô vằn, đạo ôn; các giống có độ cứng cây cao hơn hoặc bằng so với giống đối chứng HT1; độ tàn lá của các giống có sự khác nhau, các giống ĐH245T, ĐH11-48, ĐH11-54, ĐH330T-7 có mức độ tàn lá thấp nhất; các giống lúa thí nghiệm mức độ rụng hạt từ trung bình đến thấp; các giống lúa thí nghiệm có số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu đều cao so với giống đối chứng, trong đó các giống ĐH6-1-41, ĐH145Đ-3, ĐH322- 18-1 vượt trội so với giống đối chứng HT1; về chiều dài bông, tại Đức Hiệp và Phổ Thuận các giống đều có chiều dài bông cao hơn giống đối chứng. - Các giống lúa ĐH245T, ĐH330T-7, ĐH330T-7 đẻ nhánh xòe, thế lá nửa thẳng còn lại các giống đều đẻ nhánh gọn; về đặc điểm màu sắc hạt và mỏ hạt, chỉ có giống đối chứng HT1 có màu nâu, các giống còn lại đều có màu vàng; các giống lá có màu xanh trung bình là ĐH6-1-41, ĐH11-54, ĐH145Đ-3, ĐH330T-7 và giống đối chứng HT1, các giống còn lại có màu xanh đậm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v - Qua nghiên cứu cho thấy, số bông hữu hiệu/m2 tại Đức Hiệp dao động từ 302,0 - 336,0 bông/m2, trong đó cao nhất là giống ĐH322-18-1 (336,0 bông/m 2) và thấp nhất là giống đối chứng HT1 (261,0 bông/m2); tại Phổ Thuận có số bông hữu hiệu/m 2 thấp hơn Đức Hiệp dao động từ 284,0 - 320,0 bông/m2, trong đó cao nhất là giống ĐH322-18-1 (320,0 bông/m 2) và thấp nhất là giống ĐH330T-7 (284,0 bông/m2). Số hạt chắc/bông tại Đức Hiệp từ 85,3 - 119,3 hạt chắc/bông, trong đó cao nhất là giống ĐH6-1-41 (119,3 hạt chắc/bông); tại Phổ Thuận dao động từ 78,0 - 94,0 hạt/bông, các giống lúa thí nghiệm có số hạt chắc/bông thấp hơn giống đối chứng HT1 ở 02 địa điểm là: ĐH245T, ĐH145Đ-15, ĐH6-1-41, ĐH330T-7. Về khối lượng 1.000 hạt, có sự biến động nhiều về khối lượng hạt giữa các giống ở cả 2 địa điểm, các giống dao động từ 24,6 - 30,0g (Đức Hiệp) và 24,5 - 28,5g (Phổ Thuận). - Tại 02 địa điểm các giống lúa thí nghiệm đều cho năng suất thực thu cao hơn so với giống đối chứng HT1, trong có 04 giống: ĐH6-1-41, ĐH322-18-1, ĐH145Đ-3 và ĐH11-48 cho năng suất vượt trội so đối chứng. Như vậy, về mặt năng suất các giống ĐH6-1-41, ĐH322-18-1, ĐH145Đ-3 và ĐH11-48 có thể bổ sung trong bộ giống của tỉnh Quảng Ngãi. - Về chất lượng gạo cho thấy các giống lúa thí nghiệm nhìn chung có các chỉ tiêu chất lượng gạo tương đương giống lúa đối chứng HT1 ngoại trừ giống ĐH145Đ- 15 và ĐH11-54, các giống có chất lượng cơm tương đương đối chứng ngoại trừ giống ĐH245T và ĐH330T-7 có chất lượng cơm kém hơn so với đối chứng. 5. Kết luận Các giống lúa thí nghiệm nhìn chung nằm trong nhóm giống ngắn ngày và trung ngày, thích ứng với điều kiện đất đai và thời vụ tại Quảng Ngãi; các giống có năng suất cao, chất lượng khá. Khi so sánh với giống lúa đối chứng cho thấy, các giống ĐH6-1-41, ĐH322-18-1, ĐH145Đ-3 và ĐH11-48 cho năng suất cao hơn đối chứng, chất lượng tương đương đối chứng, trong đó ĐH6-1-41 cho năng suất cao nhất, tuy nhiên giống này có nhược điểm là có độ cứng cây trung bình (điểm 5), bị đổ ngã khi thu hoạch. Qua kết quả thí nghiệm, các giống lúa ĐH322-18-1, ĐH145Đ-3 và ĐH11-48 có thể bổ sung trong bộ giống của tỉnh Quảng Ngãi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1 2. Mục đích của đề tài .................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu ............................................................... 3 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu ............................................................ 3 1.3. Một số nghiên cứu về cây lúa trên thế giới ............................................................ 5 1.3.1. Nguồn gốc ......................................................................................................... 5 1.3.2. Phân loại cây lúa ................................................................................................ 6 1.3.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của cây lúa .................................................... 8 1.3.4. Nghiên cứu về chất lượng lúa gạo .................................................................... 12 1.3.5. Tình hình nghiên cứu tuyển chọn giống lúa trên thế giới .................................. 16 1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới............................................................... 20 1.5. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ........................................ 23 1.5.1. Tình hình nghiên cứu, tuyển chọn giống lúa chất lượng ở Việt Nam ................ 23 1.5.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ................................................................... 25 1.5.3. Tình hình sản xuất lúa gạo tại tỉnh Quảng Ngãi ................................................ 26 1.5.4. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa tại miền Trung và Quảng Ngãi ............ 27 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 29 2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 29 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 30 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii 2.3.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 30 2.3.2. Quy trình kỹ thuật được áp dụng ...................................................................... 30 2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá ............................................ 31 2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 36 2.4. Điều kiện thí nghiệm........................................................................................... 36 2.4.1. Điều kiện đất đai .............................................................................................. 36 2.4.2. Diễn biến thời tiết khí hậu ................................................................................ 36 2.4.3. Các điều kiện ngoại cảnh khác ......................................................................... 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 38 3.1. Tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm ........................ 38 3.1.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm ....................................................................................................................... 38 3.1.2. Quá trình sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm.......................................... 40 3.1.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệmError! Bookmark not defined. 3.1.4. Một số đặc điểm nông sinh học của giống lúa thí nghiệm ................................. 45 3.2. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của các giống thí nghiệm................... 47 3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm ......... 49 3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm ........................... 49 3.3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm ........... 51 3.4. Chất lượng gạo và cơm của các giống lúa thí nghiệm .......................................... 52 3.4.1. Chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm ................................................... 52 3.4.2. Chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm .................................................. 53 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 55 1. Kết luận ................................................................................................................. 55 2. Đề nghị .................................................................................................................. 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 57 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn CV% Hệ số biến động D/R Dài trên rộng Đ/c Đối chứng ĐH Đức Hiệp FAO Tổ chức Nông Lương thế giới HT1 Hương Thơm 1 IRRI Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế LSD (0,05) Least Significant Difference (Sự sai khác nhỏ nhất ở mức ý nghĩa α = 0,05) NSLT Năng suất lý thuyết NSS Ngày sau sạ NSTT Năng suất thực thu P1.000 Khối lượng 1000 hạt PT Phổ Thuận QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TGST Thời gian sinh trưởng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Phân loại cây lúa .......................................................................................... 7 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới từ năm 2007 - 2016............................. 21 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa ở các châu lục năm 2016 ........................................ 22 Bảng 1.4. Diện tích sản xuất lúa gạo của Việt Nam từ năm 2010 - 2016 .................... 25 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Ngãi từ năm 2010 - 2016 ........................ 26 Bảng 2.1. Danh sách các giống sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 29 Bảng 2.2. Một số yếu tố thời tiết trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Ngãi ... 37 Bảng 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Ngãi .................................... 38 Bảng 3.2. Chiều cao của các giống lúa thí nghiệm ở một số thời điểm sau sạ trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Ngãi .................................................................... 40 Bảng 3.3. Số lá của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Ngãi ở một số kỳ điều tra sau sạ ..................................................................... 42 Bảng 3.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Ngãi................................................................................................ 43 Bảng 3.5. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Ngãi ....................................................................................... 44 Bảng 3.6. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Ngãi.............................................................................. 46 Bảng 3.7. Tình hình sâu, bệnh hại và khả năng chống chịu của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Ngãi.......................................... 50 Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Ngãi.............................................................................. 49 Bảng 3.9. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Ngãi ............................................................... 51 Bảng 3.10. Chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Ngãi .................................................................................................. 52 Bảng 3.11. Chất lượng cơm bằng cảm quan cho điểm của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Ngãi ...................................................... 54 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Lúa (Oryza sativa L.) là cây trồng chính ở Việt Nam, được trồng hầu hết ở các vùng sinh thái với diện tích canh tác lên đến 7.783.113 ha, năng suất 5581 kg/ha và sản lượng đạt 43.437.229 tấn vào năm 2016 (http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC, 2018). Để có được năng suất và sản lượng này, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng trong sản xuất lúa như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… Trong các yếu tố đó giống được xem là một trong các biện pháp đóng vai trò số một trong nâng cao năng suất (Peng, S., et al., 2000). Trong sản xuất lúa hiện nay, hai nhóm giống được sử dụng là nhóm giống lúa thuần và nhóm giống lúa lai. Với những ưu điểm riêng mỗi một giống lúa đóng một vai trò nhất định trong sản xuất lúa của vùng. Giống lúa lai thường cho năng suất cao, tuy nhiên cần được thay giống thường xuyên, giá giống đắt và cần đầu tư thâm canh cao mới phát huy được tiểm năng năng suất của giống, do vậy ở một số vùng sản xuất nông nghiệp chưa tập trung, kinh phí cho sản xuất lúa chưa được đầu tư nhiều thì ưu điểm của giống lúa lai bị hạn chế; giống lúa thuần thường không cho năng suất cao bằng giống lúa lai, nhưng chu kỳ thay giống dài, người dân có thể tự sản xuất giống, giá thành sản xuất lúa giống thấp nên phù hợp với những nơi sản xuất lúa đầu tư chưa cao. Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải miền Trung, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là những vùng người dân có thu nhập chưa cao. Do vậy, các giống lúa được sản xuất hiện nay tại Quảng Ngãi, giống lúa thuần chiếm một vị trí quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Như Cương và cộng sự (2016) cho thấy một số giống lúa thuần mới lai tạo có khả năng phát triển tốt và cho năng suất cao tại Quảng Ngãi. Nhằm liên tục lựa chọn được giống lúa phù hợp với điều kiện sinh thái bổ sung vào bộ giống cho vùng, các giống mới cần thường xuyên được tạo ra đi kèm với các thí nghiệm khảo nghiệm giống cần thường xuyên được thực hiện để đáp ứng nhu cầu của sản xuất, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất và sâu, bệnh hại một số giống lúa thuần tại Quảng Ngãi”, nhằm tuyển chọn được 2 - 3 giống lúa thuần cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt để đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho bà con nông dân Quảng Ngãi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 2. Mục đích của đề tài Tuyển chọn được 2 - 3 giống lúa thuần, năng suất cao và ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phẩm chất tốt tại Quảng Ngãi làm cơ sở nghiên cứu quy trình sản suất phù hợp với giống lựa chọn, góp phần bổ sung cơ cấu giống lúa cho tỉnh Quảng Ngãi. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1) Ý nghĩa khoa học - Làm cơ sở cho nghiên cứu quy trình sản xuất giống lúa phù hợp với điều kiện Quảng Ngãi. - Làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và đào tạo. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm thông tin cho các nhà chọn tạo giống có hướng nghiên cứu chọn tạo để khắc phục những nhược điểm và nâng cao những ưu điểm của giống cần chọn tạo theo hướng thích hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sản xuất của vùng. 2) Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài góp phần cho công tác chọn được các giống lúa thuần có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sản xuất tại tỉnh Quảng Ngãi, góp phần bổ sung vào cơ cấu các giống lúa thuần phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Quảng Ngãi. Làm tăng thu nhập cho người trồng lúa, góp phần cải thiện đời sống nông dân và cung cấp sản phẩm lúa gạo cho xã hội phục vụ nhu cầu sử dụng tại chỗ và tham gia xuất khẩu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm loại cây lương thực chủ yếu trên thế giới. Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% trong số đó sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất và sản lượng, là tư liệu sản xuất không thể thay thế, là tiền đề mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất. Việc chọn giống đã có bao đời khi con người biết trồng trọt và chăn nuôi. Từ những loài đã có sẵn trong tự nhiên, họ chọn ra những cá thể phù hợp với yêu cầu sản xuất, có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với quần thể để giữ lại làm giống cho vụ sau. Chính từ cách chọn mang tính tự phát, không có tính khoa học, nên các giống được chọn không có năng suất ổn định và nhanh chóng bị thoái hóa. Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chọn tạo giống cây trồng dần trở thành môn khoa học mang tính tổng hợp, có liên quan chặt chẽ tới các môn khoa học khác như thực vật học, di truyền học, côn trùng học,… Những năm gần đây, các nhà chọn tạo giống đã chọn tạo và khuyến cáo vào sản xuất những giống lúa lai có năng suất cao song những giống lúa này chỉ phù hợp ở những vùng trồng lúa có điều kiện thâm canh cao. Bên cạnh đó, việc sản xuất giống lúa lai thì nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào các Công ty cung cấp giống, nên rất bị động trong sản xuất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tuyển chọn các giống lúa thuần có năng suất ổn định sẽ là giải pháp chủ động trong sản xuất. Canh tác các giống lúa thuần không đòi hỏi điều kiện thâm canh cao, người nông dân có thể tự chủ động giống trong sản xuất. Trên cơ sở chọn các giống lúa thuần để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp như hiện nay. 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu Hiện nay, với tốc độ tăng dân số của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung đang có xu hướng tăng, việc đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, dân số tăng, diện tích sản xuất bình quân trên đầu người ngày càng thu hẹp, cùng với giá vật tư sản xuất nông nghiệp tăng dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, người nông dân vất vả nhưng lợi nhuận thu lại quá thấp. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là phải chọn lựa được giống lúa có năng suất cao, ổn định và thích nghi tốt với điều kiện sinh thái tại tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, các giống lúa mới tốt ở vùng này nhưng chưa hẳn đã có năng suất nếu trồng ở vùng khác, bởi mỗi vùng sinh thái khác nhau thì điều kiện thời tiết diễn biến khác nhau. Vì vậy, công tác khảo nghiệm giống, đặc biệt là các giống lúa thuần có năng suất cao là việc làm cần thiết, cần khảo nghiệm thích nghi qua nhiều vụ mới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 khuyến cáo vào sản xuất đại trà, đặc biệt là những vùng điều kiện sản xuất khó khăn, không có điều kiện thâm canh. Tuy nhiên, trong cơ cấu giống chủ lực của tỉnh Quảng Ngãi gồm các giống ĐV108, ĐH 815-6, HT1, KDđb, KD28 và OM6976. Trong đó, giống ĐV108 do Trại giống lúa Đồng Văn du nhập từ Trung Quốc đã tồn tại lâu trong sản xuất, tỏ ra kém phù hợp, đặc biệt trong vụ Hè Thu; các giống lúa ĐH 815-6, KDđb, KD28 và OM6976 là những giống có năng suất cao, chất lượng gạo chấp nhận được; chỉ có giống lúa HT1 là giống lúa có chất lượng gạo tốt, thơm ngon, được du nhập từ Trung Quốc, nhưng giống này tồn tại trong sản xuất đã lâu (từ 2005) thoái hóa nhiều, kém phù hợp, có đặc điểm hạn chế là yếu cây dễ bị đổ ngã, nhiễm vừa rầy nâu, bệnh đốm nâu và bệnh đạo ôn (điểm 5 - điểm 7), nên khi sản xuất cần theo dõi và quản lý chặt chẽ để phòng trừ sâu bệnh kịp thời, dẫn đến chi phí sản xuất cao. Trong cơ cấu giống lúa bổ sung, ngoài các giống DT45, MT10 có chất lượng gạo trung bình còn có điểm mới trong định hướng trong chỉ đạo sản xuất các giống có chất lượng gạo khá OM6162, P6, VTNA2 là các giống được chọn tạo ở phía Bắc và phía Nam, tính phù hợp có điểm hạn chế. Điểm nổi bật trong cơ cấu giống triển vọng của tỉnh trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017 là có các giống lúa mới có chất lượng gạo khá - tốt như: ĐH15-1, ĐH 500, ĐH 99-81, Hương Xuân…Như vậy, về thực trạng cơ cấu giống lúa của tỉnh Quảng Ngãi chưa có giống lúa có chất lượng gạo tốt, đạt năng suất khá (trung bình đạt 60 tạ/ha/vụ trở lên), phù hợp với đặc thù điều kiện sản xuất của tỉnh ngoài giống lúa HT1 được nhập nội như đã nêu ở trên. Chính vì vậy, để giải quyết những bất cập nêu trên và triển khai thực hiện Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030 nêu rõ mục tiêu là nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu, một trong những giải pháp để thực hiện được mục tiêu theo các văn bản này là cần phải thay thế các giống lúa cũ đã thoái hóa có chất lượng thấp bằng những giống mới có chất lượng cao. Thực tiễn cho thấy, các giống lúa lai đưa vào sản xuất sau một thời gian sẽ bị thoái hóa qua 2 - 3 vụ sản xuất như: Năng suất giảm, bị nhiễm sâu bệnh hại, chất lượng kém. Vì vậy, công tác chọn tạo, phục tráng và khảo nghiệm các giống lúa thuần là một chiến lược lâu dài trong sản xuất tại tỉnh Quảng Ngãi. Mặt khác, trong những năm qua việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm và chỉ đạo Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi thực hiện đề tài cấp cơ sở với nội dung nhập nội các giống lúa có nguồn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 gen tốt để làm vật liệu giống bố mẹ, tiến hành lai tạo theo hướng chọn tạo giống lúa mới cho năng suất cao, có chất lượng gạo tốt, phù hợp điều kiện sản xuất của tỉnh. Qua quá trình chọn tạo đến năm 2016 đạt những kết quả được tóm tắt như sau: Từ tổ hợp GD1 x P1, đơn vị đã chọn tạo được 02 giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất cao là ĐH815-6 và ĐH99-81 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo hộ giống cây trồng (2012). Trong đó, giống lúa ĐH815-6 đã được Hội đồng Khoa học - Cục Trồng trọt thông qua công nhận đặc cách (tháng 8/2016); giống lúa ĐH99-81 đang hoàn thiện thủ tục trình Hội đồng Khoa học - Cục Trồng trọt công nhận giống chính thức và đó là kết quả nghiên cứu duy nhất tại Quảng Ngãi trong công tác chọn tạo giống lúa mới cho tỉnh trong thời gian qua, là nguồn vật liệu đa dạng để tiếp tục nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa theo các hướng phục vụ khác nhau cho nhu cầu tiêu dùng hiện nay và thời gian tới. Như vậy, để đảm bảo cho tình hình sản xuất lúa gạo tại Quảng Ngãi ngày càng phát triển, ngoài các biện pháp kỹ thuật canh tác, thời vụ, thâm canh... thì công tác chọn tạo, khảo nghiệm nhằm xác định các bộ giống lúa phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương là rất quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, nhằm góp phần đa dạng hóa bộ giống lúa của tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận, đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất của tỉnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất và sâu, bệnh hại trên một số giống lúa thuần tại Quảng Ngãi” nhằm tuyển chọn được 2 - 3 giống lúa thuần cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt để đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho bà con nông dân Quảng Ngãi là rất cần thiết. 1.3. Một số nghiên cứu về cây lúa trên thế giới 1.3.1. Nguồn gốc Cho đến nay có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc của cây lúa trên thế giới. Nhưng hầu hết điều thừa nhận rằng các loài lúa hoang dại đã xuất hiện từ thời tiền sử của trái đất (thời Gonduana). Lu và cộng sự (1996) cho rằng lúa trồng ở châu Á xuất hiện cách đây 8.000 năm (Nguyễn Văn Hiển, 2000). Lúa trồng ở châu Á Oryza sativa L. có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc (Ting, 1939) và Ấn Độ (Sampath và Rao, 1951). Theo công bố của Chang (1976) thì O.sativa L. xuất hiện đầu tiên ở dãy Himalaya, Miến Điện, Lào, Việt Nam và Trung Quốc (Nguyễn Văn Hiển, 2000). Từ các trung tâm trên lúa Indica phát tán đến lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử rồi sang Nhật Bản, Triều Tiên và từ đó biến thành chủng Japonica và Sinica. Lúa Japonica được hình thành ở Indonexia và là sản phẩm của quá trình chọn lọc từ Indica (Nguyễn Văn Hiển, 2000). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 Sampath và Rao (1951), Sampath và Govidaswami (1958), Oka (1974) cho rằng O.sativa có nguồn gốc từ lúa dại lâu năm O.rufipogon. Chatterjee (1951), Chang (1976) thì tin rằng O.sativa tiến hóa từ lúa dại hàng năm O.nivara. Theo Sano và cs (1980). Oka (1988), Morishima và cs (1982) cho rằng lúa trồng hiện nay là kiểu trung gian giữa O.rufipogon và O.nivara (Nguyễn Văn Hiển, 2000). Ở Việt Nam, cây lúa đã xuất hiện ở nước ta từ rất lâu đời và và trở thành một phần không thể tách rời khỏi đời sống văn hoá của người Việt, đồng thời trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước Sông Hồng. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn là nét đẹp trong văn hóa, con người Việt. Nước ta là một trong những trung tâm khởi nguyên của cây lúa. Đồng bằng Bắc Bộ là một trong những vùng sinh thái có nguồn gen đa dạng và phong phú nhất nước. Khu vực miền núi phía Bắc có thể là trung tâm xuất hiện các tổ tiên của loài lúa trồng hàng niên, các loại lúa trồng này phát triển nhanh. Trước đây một số tác giả người Pháp phát hiện loài Oryza latifonta, Oryza officinalis, Oryza glamulata ở đây. Ở đồng bằng sông Cửu Long còn phát hiện các loài lúa ma, lúa trời thuộc loài Oryza minita. Lúa ma vùng này là loài bông ngắn, lá đòng hẹp, ngắn, các gié phân hóa rời rạc, mỗi gié có ít hạt, râu dài, vỏ mỏng, chín đến đâu rụng đến đó. Đặc tính của lúa ma là hạt có thể ngâm dưới nước lâu. Những điều này khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi của lúa trồng hiện nay. 1.3.2. Phân loại cây lúa Cây lúa Oryza sativa L. thuộc họ Hòa thảo Gramine, tộc Oryzae, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Nhiều công trình nghiên cứu cho đến nay thống nhất rằng: Chỉ có 2 vùng trên thế giới là châu Á và châu Phi biết thuần dưỡng cây lúa trồng từ cây lúa dại cách đây hàng triệu năm. Đó là hai loài lúa trồng là Oryza sativa và Oryza gluberrima trồng ở phía Tây châu Phi (Nguyễn Văn Hiển, 2000). Theo quan điểm sinh thái học và tiến hóa chia lúa trồng ở châu Á thành 5 kiểu sinh thái có tên là Aus, Boro, Bulu, Aman và Trereh. Gutchih (1938) chia lúa trồng thành 3 loài phụ là Indica, Japonica và Previs. Trong đó, Previs có hạt ngắn, Indica có hạt thon dài còn Japonica có hạt to, dầy và rộng (Nguyễn Văn Hiển, 2000). Đinh Dĩnh (1958) chia lúa trồng thành 2 nhóm: Lúa tiên và lúa cánh. Lúa tiên có nguồn gốc từ Ấn Độ, nam Trung Quốc, Đông Nam châu Á, lúa tiên có lá hẹp, hạt thon dài, thích ứng với vùng nhiệt đới ẩm. Lúa cánh có nguồn gốc ở bắc Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, lúa có hạt bầu thích hợp với vùng ôn đới và cận nhiệt đới (Nguyễn Văn Hiển, 2000). Quan điểm canh tác học chia lúa trồng O.sativa thành 4 loại hình thích ứng có điều kiện canh tác khác nhau (Trần Văn Thủy, 1998): PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 - Lúa cạn: Là loại lúa được trồng trên đất cao không giữ nước và sống chủ yếu nhờ nước trời. - Lúa có tưới: Được trồng trên những cánh đồng có công trình thủy lợi, chủ động về nước tưới, tiêu theo yêu cầu của từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. - Lúa nước sâu: Được gieo trồng ở những cánh đồng thấp, khó rút nước hoặc rút nước chậm khi gặp mưa lớn hoặc lũ. Tuy nhiên, thời gian ngập nước không quá 10 ngày và mực nước không quá 50 cm. - Lúa nước nổi: Là loại lúa được gieo trồng trước mùa mưa khi lúa đã đẻ nhánh mực nước dâng cao do mưa lớn thì lúa vươn lóng rất nhanh (khoảng 10 cm/ngày) để ngoi theo, vươn lên trên mặt nước. Ở Việt Nam tồn tại cả 4 nhóm lúa trên, nhưng chủ yếu là nhóm lúa nước có tưới, còn 3 nhóm còn lại ngày một giảm đi. Nhóm lúa cạn tồn tại nhiều ở vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên. Lúa có tưới được canh tác chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung. Lúa nước sâu được trồng chủ yếu ở các vùng úng ngập, trũng đồng bằng Bắc Bộ, các thung lũng khó thoát nước thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc và tồn tại rất ít ở vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài 4 nhóm lúa trên ở Việt Nam còn có một số nhóm lúa thích nghi với các tiểu vùng sinh thái chuyên biệt khác nhau như: Giống lúa chịu mặn, các giống lúa này được trồng tại các vùng duyên hải Bắc, Nam Trung Bộ. Dựa vào thời gian sinh trưởng, cây lúa chia thành 4 loại: Bảng 1.1. Phân loại cây lúa Các tỉnh phía Bắc Các tỉnh phía Nam Vụ đông xuân Vụ mùa Nhóm TGST Tên gọi giống TGST TGST (ngày) Tên gọi Tên gọi (ngày) (ngày) Cực ngắn - < 115 - < 100 Ao < 90 Ngắn ngày Xuân muộn 115-135 Mùa sớm 100-115 A1 90-105 Trung ngày Xuân chính vụ 136-160 Mùa trung 116-130 A2 106-120 Dài ngày Xuân sớm > 160 Mùa muộn > 130 B > 120 (Nguồn: Theo QCVN 01-55:2011) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 Sự phân loại nêu trên chỉ mang tính tương đối vì nếu bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, một số giống lúa sớm có thể trở thành lúa lỡ hoặc muộn và ngược lại. Các giống lúa trồng ở miền Nam có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng khi gieo trồng ở miền Bắc thì có thời gian sinh trưởng dài. Cùng một giống nhưng khi gieo vào các thời vụ khác nhau thì thời gian sinh trưởng cũng khác nhau. Những giống cảm quang mạnh khi gieo trồng vào bất cứ thời gian nào trong năm cũng chỉ trỗ bông vào lúa ngắn ngày. Dựa vào đặc điểm sinh thái và địa lý, loài Oryza sativa L. được chia thành 3 nhóm: Indica, Japonica và Javanica (hay Japonica nhiệt đới): - Nhóm Indica: Thường trồng ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thân cao, dễ đổ ngã, nhiều chồi, lá ít xanh và cong, kháng sâu bệnh tốt, hạt gạo dài hoặc trung bình, nhiều tinh bột. - Nhóm Japonica: Thân ngắn, chống đổ ngã, lá xanh đậm, thẳng đứng, hạt gạo thường tròn, ngắn hoặc trung bình. Khi nấu lên dẻo, có năng suất cao, thường được trồng ở vùng ôn đới hoặc những nơi có độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển. - Nhóm Javanica: Có lá rộng với nhiều lông và ít chồi, thân cứng, chắc và ít cảm quang, hạt lúa thường có râu, thường được trồng nhiều ở Indonesia. Ngoài ra, còn có loại lúa Oryza glaberrima được trồng ở Tây Phi cách đây 3.500 năm, có thân cao như Indica, gié lúa thẳng, có ít hoặc không có nhánh phụ. Hạt lúa không có lông trên vỏ trấu, gạo đỏ. Loại lúa này kháng được nhiều sâu bệnh và chịu hạn. Tuy nhiên năng suất kém hơn những loại lúa khác (Trần Văn Đạt, 2005). Tóm lại, có nhiều cách phân loại cây lúa theo điều kiện sinh thái, theo vĩ độ, theo mùa vụ, theo thời gian sinh trưởng hay theo chất lượng gạo.... trong đó, giáo sư Khush và cộng sự (1994) đã dựa trên những điều tra nghiên cứu ngày nay về mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình của lúa để phân loại lúa trồng thành 6 nhóm: - Nhóm 1: là loài Indica điển hình phân bố trên toàn thế giới. - Nhóm 2: Gồm các loài ngắn ngày, chịu hạn phân bố chủ yếu ở tiểu lục Ấn Độ. - Nhóm 3 và 4: Gồm loại ngập nước của Ấn Độ và Bangladesh. - Nhóm 5: Gồm loại lúa thơm của tiểu lục địa Ấn Độ như Basmati 370. - Nhóm 6: bao gồm các loại Japonica và Javanica điểm hình (Khush G.S và cộng sự, 1994). 1.3.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của cây lúa Cây lúa là cây trồng đa dạng về hình thái. Mỗi giống có những đặc điểm hình thái riêng mà ta có thể dựa vào đó để nhận biết như: Dạng cây, lá, màu sắc lá, dạng bông, dạng hạt, màu sắc hạt... Các nhà chọn giống trước khi chuẩn bị cho bất kỳ một PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 chương trình chọn giống nào cũng cần có đầy đủ thông tin về các đặc trưng hình thái của nguồn vật liệu khởi đầu. Do vậy, việc nghiên cứu hình thái của các giống lúa đã được tiến hành từ lâu và có nhiều kết quả tốt. Nghiên cứu hình thái các giống lúa châu Á, Jenning và cộng sự (1979) cho rằng: Các giống lúa thuộc loài phụ Indica thường cao cây, lá nhỏ màu xanh nhạt, bông xoè, hạt dài, vỏ trấu mỏng, chịu phân kém, dễ đổ, năng suất thấp, cơm khô, nở nhiều. Trong khi đó, các giống lúa thuộc loài phụ Japonica thường thấp cây, lá to màu xanh đậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dày, thích nghi với điều kiện thâm canh, chịu phân tốt, thường cho năng suất cao, cơm dẻo, ít nở. 1.3.3.1. Thời gian sinh trưởng Trong canh tác lúa hiện đại các nhà nông học hết sức quan tâm đến TGST của các giống lúa, vì đây là yếu tố tương quan rất chặt với năng suất lúa và liên quan đến việc bố trí thời vụ, công thức luân canh. Nghiên cứu về TGST của các giống lúa, Yoshida (1981) cho rằng: Những giống lúa có TGST quá ngắn thì không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Nhưng các giống lúa có TGST quá dài thì cũng cho năng suất thấp vì dễ bị đổ ngã. Jenning và cộng sự (1979) cho rằng TGST của lúa do nhiều gen điều khiển, nên phổ phân ly rất rộng, biểu hiện phức tạp ở thế hệ F2 khi lai giữa giống có TGST ngắn với giống có TGST dài. Tính cảm quang chu kỳ mạnh được kiểm tra bởi một hoặc hai cặp gen hoặc do hoạt động của nhóm gen II kiểm soát (Vũ Tuyên Hoàng, 1995). Cũng theo tác giả này thì sự nhạy cảm của các giống lúa với độ dài ngày bị ảnh hưởng rất nhiều của các gen khống chế hoạt động của ARN-polymerase. Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997) cho rằng: Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi lúa nảy mầm cho đến khi chín thay đổi từ 90 đến 180 ngày tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Các giống ngắn ngày ở nước ta có TGST từ 90 - 120 ngày, trung ngày từ 140 - 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ ở miền Bắc do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp nên TGST kéo dài đến 180 - 200 ngày. Tại miền Nam, các giống lúa địa phương có TGST dài đến 200 - 240 ngày, các giống lúa nổi có thể lên đến 270 ngày. Thời gian sinh trưởng của cây lúa còn phụ thuộc rất nhiều vào thời vụ và điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Trong điều kiện miền Bắc nước ta cùng một giống lúa nếu đem gieo trồng trong vụ xuân sẽ có thời gian sinh trưởng dài hơn vụ mùa. 1.3.3.2. Khả năng đẻ nhánh Đẻ nhánh là chức năng sinh trưởng của cây lúa, nó là một yếu tố quyết định đến năng suất lúa. Trong quá trình sinh trưởng, nhánh lúa được hình thành từ các mắt ở nách lá của mỗi đốt trên thân chính hoặc mọc từ nhánh phụ khác trong thời kỳ đẻ nhánh. Cây lúa đẻ nhánh theo quy luật chung, tuy nhiên mỗi giống lúa khác nhau, do PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1