Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, bằng phương pháp HI và SSDHI
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tỷ lệ mang kháng thể chống dại ở đàn chó, tỷ lệ mang kháng thể ở nồng độ (hiệu giá) bảo hộ, ảnh hưởng của một số yếu tố đến đáp ứng miễn dịch dịch thể cho chó sau tiêm phòng và tỷ lệ chó mang virus dại (Lyssavirus) trong nước bọt trong thời gian nghiên cứu, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, bằng phương pháp HI và SSDHI
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Hồng Sơn. Các số liệu, những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực đúng sự thật và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Các luận điểm và dữ liệu trích dẫn từ các công bố đã nghiên cứu của người khác đều được dẫn nguồn gốc thích hợp rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Huế, ngày ....tháng....năm 2018 Học viên Lê Duy Báu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn khoa học này ngoài sự nỗ lực của bản thân, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các quý thầy cô khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế, những người đã truyền đạt cho tôi kiến thức hữu ích, không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu trong thực tiễn công việc sau này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn PGS.TS. Phạm Hồng Sơn, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn đến tất cả các thầy cô, anh chị em tại phòng thí nghiệm Vi trùng – Truyền nhiễm, bộ môn Ký sinh - Truyền nhiễm, các thành viên trong nhóm đề tài nghiên cứu bệnh dại chó đã cùng kề vai sát cánh khắc phục khó khăn trong điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, thời gian mọi người bên nhau là những kỷ niệm thật khó quên. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Lãnh đạo chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình, lãnh đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y Tuyên Hóa, các anh chị em nhân viên, thú y viên cơ sở, các hộ gia đình nuôi chó trong 4 xã, thị trấn huyện Tuyên Hóa đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin của luận văn. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn này. Do thời gian, điều kiện và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn có nhiều thiếu sót rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy, cô và các anh chị học viên. Tôi xin chân thành cảm ơn. Huế, ngày tháng 05 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Duy Báu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Nghiên cứu này thực hiện trên 4 địa bàn cấp xã thuộc huyện Tuyên Hóa nhằm khảo sát chất lượng vaccine được chỉ định sử dụng phòng dại, thông qua việc đánh giá hiệu giá kháng thể trong huyết thanh (bằng phản ứng HI) và kháng nguyên virus dại trong nước bọt (bằng phương pháp SSDHI) ở chó trước và sau đợt tiêm vaccine khảo sát. Tỷ lệ bảo hộ miễn dịch ở chó nuôi tại huyện Tuyên Hóa xét chung vào ngày thứ 22 sau tiêm vaccine khảo sát tăng cao so với trước tiêm hơn 2 tháng, lần lượt trước và sau tiêm là 29,58% và 75,0%, trong đó ở thị trấn Đồng Lê là 31,67% và 76,67%; xã Lê Hóa là 33,33% và 75,0%; xã Mai Hóa là 35,0% và 85,0%; xã Tiến Hóa 18,3% và 63,33% và cường độ bảo hộ tương ứng là 3,54 HI và 17,6 HI; 4,09 HI và 17,55 HI; 4,39 HI và 17,35 HI; 4,19 HI và 25,99 HI; 2,09 HI và 12,13 HI. Các cặp tỷ lệ bảo hộ miễn dịch trước và sau miễn dịch ở địa bàn Tuyên Hóa nói chung cũng như ở các địa bàn cấp xã đều sai khác có ý nghĩa thống kê (P~0) chứng tỏ vaccine dại đã tạo đáp ứng miễn dịch tốt. Độ tuổi không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch với vaccine (P~0): Ở các độ tuổi trước 6 tháng lần lượt trước và sau tiêm vacine là 25,42% và 72,88, từ 6 đến 12 tháng là 39,06% và 81,54%, và sau 12 tháng là 27,59% và 71,93%. Giới tính của chó không ảnh hưởng đến chất lượng tiêm phòng: Tỷ lệ bảo hộ của chó cái trước và sau tiêm phòng lần lượt là 31,15% và 27,68% (P~0), và ở chó đực là 74,36% và 75,61% (P~0). Chó nội đáp ứng với tiêm vaccine giống chó ngoại và lai ngoại nhưng cường độ miễn dịch sau tiêm thấp hơn. Ở nhóm chó nội tỷ lệ bảo hộ lần lượt trước và sau tiêm là 28,48% và 70,45% (P~0) trong khi ở nhóm chó ngoại lần lượt là 31,46% và 80,56% (P~0). Tính chung cả vùng có 3 trong số 240 chó (1,25%) mang virus dại trong nước bọt, với cường độ nhiễm 1,0473 HI và chỉ phát hiện được ở hai trong số bốn địa bàn cấp xã. Giết hủy chó có SSDHI dương tính nhằm loại bỏ nguồn bệnh kết hợp tiêm vaccine có thể là tiếp cận thích hợp để thanh toán bệnh dại. Trong đợt lấy mẫu đầu có 3 chó bị giết hủy do mang virus dại sau đó trong đợt sau không phát hiện con nào mang virus. Nghiên cứu cũng đã thu được kết quả ban đầu rằng tiêm vaccine tại địa bàn đã góp phần bảo vệ đàn chó khỏi nhiễm virus dại. Nhóm 90 con đã tiêm vaccine trong quá khứ không con nào mang virus dại (0%), trong khi 3 (2%) trong số 150 con chưa được tiêm lần nào mang virus dại trong nước bọt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii TÓM TẮT ...........................................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ......................................................................................... ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3 1.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH DẠI ........................................................................ 3 1.1.1. Lịch sử bệnh dại.......................................................................................................... 3 1.1.2. Tình hình bệnh dại trên thế giới.................................................................................. 4 1.1.3. Tình hình bệnh dại trong nước ................................................................................... 4 1.2. VIRUS DẠI ................................................................................................................... 9 1.2.1. Phân loại ..................................................................................................................... 9 1.2.2. Hình thái và cấu trúc virus........................................................................................ 10 1.2.3. Bộ gen virus .............................................................................................................. 11 1.2.4. Đặc tính nuôi cấy ...................................................................................................... 12 1.2.5. Chất chứa virus ......................................................................................................... 12 1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TẾ HỌC BỆNH DẠI .................................................... 13 1.3.1. Tính cảm nhiễm ........................................................................................................ 13 1.3.2. Khả năng và cơ chế gây bệnh ................................................................................... 13 1.3.3. Phương thức lây lan và truyền bệnh ......................................................................... 14 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 1.3.4. Tuổi và mùa vụ mắc bệnh ........................................................................................ 14 1.3.5. Cơ chế sinh bệnh ...................................................................................................... 15 1.3.6. Đặc điểm lâm sàng và bệnh tích bệnh ...................................................................... 16 1.4. MIỄN DỊCH CHỐNG VIRUS DẠI ............................................................................ 19 1.4.1. Đáp ứng miễn dịch dịch thể...................................................................................... 19 1.4.2. Đáp ứng miễn dịch tế bào ......................................................................................... 21 1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH DẠI ................................................... 22 1.5.1. Chẩn đoán lâm sàng.................................................................................................. 22 1.5.2. Chẩn đoán tổ chức học ............................................................................................. 23 1.5.3. Chẩn đoán virus học trên kính hiển vi ...................................................................... 23 1.5.4. Tiêm truyền động vật thí nghiệm ............................................................................. 24 1.5.5. Chẩn đoán huyết thanh học ...................................................................................... 24 1.5.6. Phương pháp PCR .................................................................................................... 26 1.6. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI ...................................................... 27 1.6.1. Tuyên truyền về phòng bệnh .................................................................................... 27 1.6.2. Quản lý chó nuôi....................................................................................................... 27 1.6.3. Giám sát động vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại, giám sát, phát hiện sớm bệnh dại................................................................................................. 28 1.6.4. Vệ sinh phòng bệnh .................................................................................................. 28 1.6.5. Tiêm phòng định kỳ vaccine dại cho chó, mèo ........................................................ 28 1.6.6. Bắt và xử lý chó thả rông.......................................................................................... 29 1.6.7. Điều trị ...................................................................................................................... 29 1.6.8. Xử lý vệ sinh............................................................................................................. 30 1.7. CÁC LOẠI VACCINE ĐANG SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI. 30 1.7.1. Các loại vaccine trên người ...................................................................................... 30 1.7.2. Các loại vaccine trên động vật.................................................................................. 32 1.7.3. Nguyên tắc khi sử dụng vaccine............................................................................... 34 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 35 2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................... 35 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 35 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 2.1.2. Địa điểm thí nghiệm: ................................................................................................ 35 2.1.3. Thời gian nghiên cứu:............................................................................................... 35 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 35 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 35 2.3.1. Vật liệu nghiên cứu................................................................................................... 35 2.3.2. Phương pháp pha hóa chất........................................................................................ 36 2.4. PHẢN ỨNG XÉT NGHIỆM ....................................................................................... 37 2.4.1. Phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và pha virus 4 HA .......................................... 37 2.4.2. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) và pha kháng thể 4 log2 (hay 16 HI) . 39 2.4.3. Phản ứng trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu (SSDHI) ......................... 40 2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................ 42 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 44 3.1. TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN CHÓ NUÔI ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH ........................................................ 44 3.1.1. Tình hình đáp ứng miễn dịch theo địa bàn trước và sau tiêm vaccine phòng dại .... 44 3.1.2. Ảnh hưởng của thời điểm sau tiêm vaccine trên chó ở các độ tuổi đến mức kháng thể miễn dịch ...................................................................................................................... 46 3.1.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ bảo hộ ở chó sau tiêm theo giới tính ..................................... 47 3.1.4. Ảnh hưởng của giống chó đến đáp ứng miễn dịch dưới tác động cảm ứng của vaccine dại chỉ định tại địa bàn 4 xã, thị trấn huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình ............ 49 3.2. TÌNH HÌNH CẢM NHIỄM VIRUS DẠI Ở ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA NỬA SAU NĂM 2017 ĐẾN ĐẦU NĂM 2018 ........................................................................... 53 3.2.1. Tỷ lệ nhiễm virus theo địa bàn trước và sau tiêm vaccine phòng dại ...................... 53 3.2.2. Ảnh hưởng của việc không tiêm vaccine dại đến tỷ lệ nhiễm bệnh dại ở chó nuôi . 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 58 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 65 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT GMT Geometric Mean Titre - Hiệu giá trung bình nhân HA Hemagglutination assay - Phản ứng ngưng kết hồng cầu HC Hồng cầu HI Haemagglutination inhibition - Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu Indirect Haemagglutination - Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu IHA gián tiếp Shifting Assay of Standarddized Direct Haemagglutination Inhibition - SSDHI Trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn Shifting Assay of Standardized Indirect Agglutination - Phản ứng xê SSIA lệch ngưng kết chuẩn gián tiếp WHO The World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Số người tiêm vaccine dại và số ca tử vong do bệnh dại gây ra tại Việt Nam năm 2000 đến 2015 ................................................................................... 5 Bảng 1.2. Bệnh dại trên động vật giai đoạn 2008 - 2015 .................................... 7 Bảng 1.3. Tình hình tiêm phòng dại trên chó. ..................................................... 8 Bảng 2.1. Sơ đồ phản ứng ngưng kết hồng cầu ................................................. 38 Bảng 2.2. Sơ đồ phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu ................................... 40 Bảng 2.3. Sơ đồ tiến hành phản ứng trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu.................................................................................................................... 41 Bảng 3.1. Tình hình đáp ứng miễn dịch chống virus dại trên đàn chó nuôi ở các địa bàn xã khảo sát qua hai đợt lấy mẫu xét nghiệm ......................................... 44 Bảng 3.2. Hiệu giá kháng thể chống dại trong huyết thanh chó thuộc các độ tuổi khác nhau trước và sau tiêm vaccine ................................................................ 46 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giới tính đến đáp ứng miễn dịch chống dại sau tiêm vaccine ............................................................................................................. 47 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của giống chó nuôi đến đáp ứng miễn dịch dưới tác động của vaccine ở các địa bàn ................................................................................. 50 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tiêm vaccine đến đáp ứng miễn dịch ở các giống chó và ảnh hưởng của các giống chó đến hiệu quả gây đáp ứng miễn dịch của vaccine ............................................................................................................. 52 Bảng 3.6. Tình hình nhiễm virus dại ở các địa bàn xã khảo sát qua hai đợt xét nghiệm ............................................................................................................. 54 Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm SSDHI phát hiện virus dại ở hai nhóm chó theo tình trạng tiêm vaccine trong quá khứ .............................................................. 55 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Tỉnh có số người tử vong vì bệnh dại cao nhất ............................................. 6 Hình 1.2. Bản đồ phân bố chó nuôi và tỷ lệ tiêm phòng dại ở chó năm 2015................ 9 Hình 1.3. Hình thái virus dại ...................................................................................... 10 Hình 1.4. Hình ảnh cắt ngang của virus với các phần cấu tạo ..................................... 11 Hình 1.5: Phân bố loại súc vật cắn người ................................................................... 14 Hình 1.6. Tiểu thể Negri ............................................................................................ 19 Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ bảo hộ và cường độ miễn dịch của chó nuôi tại 4 xã, thị trấn huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình với virus dại trước và sau thời điểm tiêm phòng năm 2017 ................................................................................................................... 48 Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của giống chó đến đáp ứng miễn dịch của vaccine ....... 51 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài động vật máu nóng và người, bệnh do một loại virus có tính hướng thần kinh gây nên. Vật và người mắc bệnh có những biểu hiện rối loạn thần kinh thể điên cuồng hay bại liệt rồi chết. Bệnh dại do virus thuộc giống (chi) Lyssavirus, họ Rhabdoviridae gây ra, bệnh dại lây sang người qua đường da, niêm mạc và thường dẫn tới tử vong 100% khi đã có biểu hiện triệu chứng. Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã (Ngô Trần Ái, 2009). Có khoảng 95% - 97% người bị bệnh dại chủ yếu là do chó dại cắn và 90% số trường hợp tử vong là do chó hay mèo cắn hoặc cào (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2008). Tình trạng chó thả rông vẫn còn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương trong khi trong nhiều địa bàn mầm bệnh dại vẫn tồn tại (Phạm Mạnh Hùng và cs, 2018). Do vậy, tiêm chủng vaccine phòng bệnh dại cho chó là một biện pháp phòng bệnh mang tính quyết định nhằm ngăn ngừa sự truyền lây virus dại từ chó sang người. Tuy nhiên, làm thế nào để xác định được chất lượng vaccine đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và tình trạng lưu hành virus mầm bệnh trong quần thể chó là vấn đề quan trọng không kém. Người ta có thể sử dụng một số phương pháp huyết thanh học để giải quyết vấn đề này nhưng nhiều phương pháp đòi hỏi thiết bị đắt tiền, phải nhập khẩu từ nước ngoài nên thiếu tính chủ động. Sau những năm nghiên cứu gần đây, PGS-TS. Phạm Hồng Sơn, Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Huế, cùng các nhóm nghiên cứu gần đây đã thành công với phương pháp xét nghiệm chẩn đoán mới phát hiện kháng nguyên virus trên nền tảng phản ứng ngưng kết hồng cầu động vật của một số virus như Newcastle, dại (Phạm Hồng Sơn, 2009; Nguyễn Thị Hoàng Oanh và cs, 2012)... Là phương pháp chẩn đoán nhanh vận dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) (Haemagglutination inhibition) kết hợp sự đối chiếu kết quả phản ứng kiểm nghiệm với phản ứng đối chứng âm tính làm chuẩn, phương pháp trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn (SSDHI – Shifting Assay of Standardized Direct Haemagglutination Inhibition) là một phương pháp chẩn đoán khách quan. Bên cạnh đó, đây là phương pháp chi phí thấp với tính chủ động cao nhờ nguyên liệu sẵn có. Với phát hiện hiện tượng ngưng kết của virus dại đối với hồng cầu ngan (Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Thị Ngọc Hiền, 2017) chúng ta đã có phương tiện xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh chó và phát hiện kháng nguyên virus dại để đánh giá tình hình cảm nhiễm virus dại ở đàn chó cũng như đánh giá chất lượng vaccine được sử dụng trong công tác phòng chống bệnh dại, góp phần vào PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới bệnh loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017- 2021” theo Quyết định số 193/QĐ-TT ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt trong điều kiện huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình. Được sự cho phép của trường Đại học Nông Lâm Huế, sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Phạm Hồng Sơn, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, bằng phương pháp HI và SSDHI”. 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá tỷ lệ mang kháng thể chống dại ở đàn chó, tỷ lệ mang kháng thể ở nồng độ (hiệu giá) bảo hộ, ảnh hưởng của một số yếu tố đến đáp ứng miễn dịch dịch thể cho chó sau tiêm phòng và tỷ lệ chó mang virus dại (Lyssavirus) trong nước bọt trong thời gian nghiên cứu, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu về tình hình cảm nhiễm bệnh dại và hiệu quả vaccine được chỉ định sử dụng hiện tại. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá được hiệu quả của vaccine đang được chỉ định sử dụng hiện tại góp phần tránh được việc chất lượng không đáp ứng yêu cầu phòng chống bệnh dại trong tiêm phòng, đồng thời việc đánh giá thực trạng chó mang virus dại góp phần hạn chế rủi ro cho người đối với bệnh lây chung nguy hiểm này. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH DẠI 1.1.1. Lịch sử bệnh dại Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của hệ thần kinh trung ương, gây ra bởi một loại virus cấu trúc RNA có bao ngoài thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae. Là căn bệnh được biết đến từ thế kỷ 3 trước công nguyên, những người thầy thuốc cổ phương Đông đã viết về một căn bệnh tương tự bệnh dại: bệnh sợ nước, sợ gió (Hydrophobia) mà người và chó mắc phải (Võ Thị Thu Yến, 2015). Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại (Phạm Sỹ Lăng và Hoàng Văn Nam, 2012). Từ hàng nghìn năm trước công nguyên, những người thầy thuốc cổ phương Đông đã viết về căn bệnh tương tự bệnh dại - bệnh sợ nước, sợ gió mà chó và người mắc phải. Bệnh dại cũng được người da đỏ, người Ả rập và người Do Thái cổ đề cập trong y văn với 5 dấu hiệu bệnh dại ở chó: mõm há, chảy nước dãi, tai rủ, đuôi cụp, giọng khàn và khuyến cáo nếu gặp các con vật có biểu hiện này phải tiêu diệt ngay bằng cung tên. Ở Ai Cập, Hy Lạp, La Mã người ta coi bệnh dại là sự trừng phạt của thượng đế vì sự bí mật của căn nguyên gây bệnh cũng như sự khủng khiếp của các triệu chứng lâm sàng (Tordo, 1996; Nghị định số 05/2007/NĐ-CP, 2007; Đinh Kim Xuyến, 2011). Ở nước ta, bệnh dại cũng đã xuất hiện từ xa xưa cùng với việc thuần hóa chó để nuôi (Chu Thị Thơm và cs, 2006). Từ năm 500 đến năm 322 trước công nguyên hai nhà triết học cổ Hy Lạp Đê-mô- crít và A-ri-xtốt đã mô tả căn bệnh dại như một bệnh khủng khiếp do chó truyền sang người qua vết cắn gây nên cái chết thê thảm cho người bệnh. Một trăm năm sau công nguyên, Celse đã biết rằng độc tố đã được truyền từ chó sang người và muốn loại bỏ độc tố này cần phải đốt vết thương bằng que sắt nung đỏ (Qi Liu và cs, 2007). Hai trăm năm sau công nguyên, Galien đã đề ra phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần cơ thể bị vết cắn để ngăn ngừa sự phát bệnh dại (Tordo, 1996). Đầu thế kỷ 19, Zinke đã chứng minh được tính lây nhiễm có trong nước dãi của chó dại. Tại viện Lion, Galtier đã thành công trong việc gây bệnh thực nghiệm trên thỏ và thử nghiệm gây miễn dịch cho cừu bằng cách tiêm nước bọt của con vật bị bệnh dại vào tĩnh mạch con vật lành. Năm 1892, Bác sĩ Canada William Osler đã mô tả bệnh sợ nước trong sách giáo khoa y tế. Ông đề nghị rửa cẩn thận và điều trị các vết thương, không biết đã có bước đột phá của Pasteur trước đó. Năm 1959 tiến sĩ Robert Kissling phát triển các xét nghiệm kháng thể huỳnh quang chẩn đoán xác nhận bệnh dại (Dietzschold và Koprowski, 1996). Năm 1963, Atanasiu cùng cộng sự dùng kính hiển vi điện tử đã PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 nghiên cứu cấu trúc, hình thái của virus dại trên động vật thí nghiệm và trên lứa cấy tế bào (Vũ Thị Hà, 2009). Những tiến bộ của kỹ thuật sinh học phân tử, sự phát triển của công nghệ sinh học,việc sử dụng kỹ thuật kháng thể đơn dòng từ những năm 1980 nhằm chẩn đoán các chủng virus dại, kỹ thuật PCR và sequencing về trật tự sắp xếp các gene và trình tự nucleotide của virus dại, sản xuất vaccine dại tái tổ hợp,... đã mang lại nhiều tiến bộ trong nghiên cứu bệnh dại (Dietzschold và Koprowski, 1996). 1.1.2. Tình hình bệnh dại trên thế giới Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải đi điều trị dự phòng bằng vaccine dại, có khoảng 60.000 - 70.000 người bị chết do bệnh dại, phần lớn được báo cáo từ các nước thuộc vùng nhiệt đới (Cục y tế dự phòng, 2016). Tại Châu Âu, bệnh dại chủ yếu xảy ra ở CHLB Đức, Áo, Thụy Sỹ, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary (Cục y tế dự phòng, 2016). Sự lưu hành bệnh dại rộng rãi ở loài cáo, số trường hợp mắc dại ở miền Tây Châu Âu đã giảm rất mạnh từ năm 1992. Bệnh dại ở Mỹ, Canada thường xảy ra chủ yếu ở gấu trúc, chồn, cáo, chó sói đồng và dơi. Những năm gần đây, các nước này cũng phải sử dụng tới 1,2 triệu liều vaccine tại các trung tâm phòng dại (Cục y tế dự phòng, 2016). Ở Châu Phi và Châu Á, chó là nguồn gây bệnh chủ yếu, số người chết hàng năm vì bệnh dại rất cao: Ấn Độ hàng năm có khoảng 3 triệu người phải tiêm vaccine dại (trong đó 40% là trẻ em). Năm 2000, Trung Quốc có 226 người chết vì bệnh dại, năm 2007 con số này đã tăng lên 3.300 người chết. Tình trạng chết vì bệnh dại cũng được thông báo xảy ra tại Nepal, Sri-Lanca, Bangladesh, Indonesia. Ở các nước Đông Nam Á, hàng năm tỷ lệ chết vì bệnh này chiếm 80% trên toàn thế giới. Từ năm 2004 đến nay bệnh dại tăng lên rõ rệt ở các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam (Viện y tế cộng đồng TP. HCM, 2012). 1.1.3. Tình hình bệnh dại trong nước 1.1.3.1. Tình hình bệnh dại trên người Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành nhiều năm nay và được báo cáo từ những năm 1970. Công tác tiêm phòng dại cho người sau khi bị động vật nghi dại cắn cũng đã được tổ chức thực hiện ở các tuyến cơ sở cấp tỉnh/thành phố, huyện/quận (Võ Thị Thu Yến, 2015). Tuy nhiên, thông tin về tình hình dại những năm trước năm 1990 còn thiếu do công tác giám sát, thống kê, báo cáo chưa thực hiện thường xuyên (Võ Thị Thu Yến, 2015). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Bảng 1.1. Số người tiêm vaccine dại và số ca tử vong do bệnh dại gây ra tại Việt Nam năm 2000 đến 2015 (Cục y tế dự phòng, 2017) Năm Số người tiêm vaccine Số ca tử vong Ghi chú 2000 568.166 90 2001 552.653 65 2002 637.185 47 2003 635.815 34 2004 607.720 84 2005 585.251 84 2006 567.173 82 2007 450.023 131 2008 380.450 91 2009 280.453 68 2010 303.150 78 2011 342.731 110 2012 400.308 98 2013 371.153 105 2014 394.979 67 2015 391.238 78 Tổng 7.468.448 1.312 Kết quả giám sát bệnh dại của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cho thấy liên tục trong khoảng 25 năm qua, năm nào cũng có người chết do bệnh dại và số người chết do bệnh này hàng năm luôn giữ vị trí cao nhất so với số ca tử vong các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở Việt Nam (Cục y tế dự phòng, 2017). Năm 1996, công tác phòng chống bệnh dại được các cấp chính quyền quan tâm hơn và chương trình PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 tiêm phòng vaccine dại cho người bị chó cắn được tổ chức với quy mô rộng tới nhiều quận/huyện thông qua chỉ thị 92/TTg về tăng cường phòng chống bệnh dại (Cục y tế dự phòng, 2017). Đầu năm 2007, cả nước đã có 936 điểm tiêm phòng dại cho người và tại các điểm tiêm đã có sổ sách theo dõi, quản lý và báo cáo thường xuyên theo hệ thống các Trung tâm Y tế dự phòng. Như vậy trong 12 năm từ 1996 - 2007, trung bình hàng năm có 107 ca tử vong do bệnh dại, giảm mỗi năm 293 ca so với thời kỳ 1991 - 1995 (Cục y tế dự phòng, 2017). Tháng 10 năm 2010, địa bàn xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên một người dân đã bị chó dại cắn và tử vong sau đó vì lên bệnh dại, do chủ quan khi bị chó dại cắn đã không đi tiêm phòng, cụ thể là nạn nhân đã hơn 1 tháng sau khi bị chó dại cắn, có biểu hiện phát bệnh và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện để cứu chữa nhưng không qua khỏi. Tại địa phương này đã có 87 người bị chó dại cắn phải đi tiêm phòng năm 2010 (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2014). Giai đoạn 2011 - 2015: giai đoạn triển khai thực hiện chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại, số ca tử vong có giảm xuống với trung bình khoảng 95 ca tử vong/năm với khoảng 380.000 người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng mỗi năm (Cottral, 1989).Năm 2013, cả nước có khoảng 300.000 người bị chó dại tấn công, trong đó 99 người tử vong.Có 30% - 50% người sau khi bị chó dại cắn không tiêm vaccine. Năm 2013, tại huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước, có 1 con chó dại cắn 8 người, mỗi bệnh nhân có ít nhất 3 - 4 vết thương do chó dại cắn, có trường hợp đến 6 vết cắn (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2014). Năm 2015, cả nước có 78 trường hợp người bị tử vong do bệnh dại. Những năm gần đây bệnh này gây tử vong trên người nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ (Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Lạng Sơn, Phú Thọ, Nghệ An, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang…) (Cục y tế dự phòng, 2017). 50 47 44 45 40 36 36 35 32 29 30 26 25 20 18 18 16 15 15 12 11 10 9 8 8 10 5 0 Hình 1.1. Tỉnh có số người tử vong vì bệnh dại cao nhất (2011 - 2015) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Kết quả theo dõi và giám sát bệnh dại trên người trong các năm qua cho thấy: trong số người đến tiêm vaccine dại có 89,2% là do chó nhà cắn, 8,7% do mèo cắn, 1,6% do tiếp xúc với chó và 0,5% là do các con vật khác như chuột, khỉ... cắn (Cục y tế dự phòng, 2017). Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, năm 2016, cả nước đã ghi nhận 333.037 người bị chó cắn (giảm hơn 60 ngàn người so với năm 2015) phải đi điều trị dự phòng và đã có 64 người tử vong do bệnh dại (giảm 14 ca so với năm 2015).Các trường hợp tử vong xảy ra tại 23 tỉnh, thành phố (Cục y tế dự phòng, 2016) . 1.1.3.2. Tình hình bệnh dại ở động vật Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, kết quả giám sát bệnh dại ở động vật từ năm 1991 - 1995 có 2.600 ổ dịch dại ở động vật nuôi (chó, mèo), riêng năm 1996 có 587 ổ dịch làm chết 16.800 gia súc, trong đó 97% là chó, 3% là mèo và các gia súc khác (Vũ Văn Tám, 2016). Bảng 1.2. Bệnh dại trên động vật giai đoạn 2008 - 2015(Vũ Văn Tám, 2016) Năm Số tỉnh Số huyện Số xã Số chó chết và tiêu hủy 2008 5 7 28 110 2009 2 4 8 25 2010 8 14 42 150 2011 5 6 11 58 2012 8 19 34 268 2013 10 20 27 260 2014 23 53 65 125 2015 27 52 63 85 Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố trong cả nước trong giai đoạn từ năm 2008 - 2014, mỗi năm có hàng trăm con chó dại được phát hiện trên 30 xã, 20 huyện, 10 tỉnh. Do công tác giám sát bệnh này còn yếu, nhiều địa phương không phát hiện được bệnh dại trên đàn chó, chỉ phát hiện sau khi có ca bệnh xảy ra trên người cắn (Cục y tế dự phòng, 2017). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, trong năm 2015, cả nước có trên 09 triệu con chó nuôi, tuy nhiên số chó được tiêm phòng dại là 3,89 triệu con (chiếm tỷ lệ 42,9%). Cả nước có 17/63 tỉnh, thành phố tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 70% tổng đàn chó nuôi, 10/63 tỉnh tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 50 - 69% tổng đàn chó nuôi, 36/63 tỉnh có tỷ lệ tiêm phòng đạt dưới 50% tổng đàn chó, đặc biệt có 8/63 tỉnh tỷ lệ tiêm phòng chỉ đạt dưới 10% tổng đàn chó (Vũ Văn Tám, 2016). Bảng 1.3. Tình hình tiêm phòng dại trên chó (Cục y tế dự phòng, 2017). Năm Tổng đàn chó Tỷ lệ tiêm phòng (%) 2011 8.585.856 37,8 2012 8.437.861 38,2 2013 8.239.877 44,2 2014 8.195.809 47 2015 9.080.802 42,9 Việt Nam với vai trò là quốc gia dẫn đầu phòng, chống bệnh dại trong khu vực ASEAN đã tích cực triển khai Nghị định số 05/2007/NĐ-TT của Chính phủ về việc phòng chống bệnh dại nhằm giảm thiểu số ca tử vong do dại và hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh dại vào năm 2020 được nêu trong “Chiến lược loại trừ bệnh dại ASEAN” do Việt Nam là đầu mối xây dựng. Chiến lược này đã được hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ASEAN và hội nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp ASEAN phê duyệt vào năm 2014 và đã được hội nghị Quan chức cao cấp Y tế các nước ASEAN lần thứ 10 được tổ chức vào tháng 9/2015 tại Lâm Đồng, Việt Nam thông qua cắn (Cục y tế dự phòng, 2017). Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016 (1/2016 - 24/4/2016), trên địa bàn huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện 16 con chó nghi nhiễm bệnh dại trên địa bàn 6 xã gồm: Hội Hoan, Gia Miễn, Nam La, Bắc La, Tân Việt, Tân Lang. Trong các con chó nghi nhiễm dại, nhiều con đã cắn chủ nhà, cắn các con chó khác trong thôn, thậm chí cắn cả lợn, gà (báo cáo của Trạm Thú y huyện) (Đỗ Hoạt, 2016). Trong năm 2016, có 23 tỉnh, thành phố báo cáo 95 trường hợp chó nghi mắc bệnh Dại, bao gồm: Bắc Cạn, Bắc Giang, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hòa Bình, Kiên Giang, Lào Cai, Nghệ An, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Lai Châu, Bình Phước (Vũ Văn Tám, 2016). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Hình 1.2. Bản đồ phân bố chó nuôi và tỷ lệ tiêm phòng dại ở chó năm 2015 (Cục y tế dự phòng, 2017). 1.2. VIRUS DẠI 1.2.1. Phân loại Virus gây bệnh dại thuộc họ Rhabdoviridae, chi (giống) Lyssavirus. Có khoảng hơn 100 chủng của họ Rhabdoviridae phân bố trong thiên nhiên có thể gây nhiễm cho động vật và thực vật (Phạm Hồng Sơn và cs, 2002). Chúng có khả năng gây bệnh cho động vật máu nóng như chó, mèo, chồn, dơi… Dưới kính hiển vi điện tử virus được thấy dại có hình trụ dẹt, ở giữa có lõi ribonucleoprotein, có màng ngoài lipoproteinvà gai bao bọc (Chu Thị Thơm, 2006). Hiện nay người ta đã thống kê được 32 loài khác nhau, ngoài ra còn có 44 loài được tạm thời xếp vào chi này do chưa xác định được vị trí phân loại của chúng. Các virus này đều có protein N và protein NS có tính giao chéo kháng nguyên và đều khu biệt với các vesiculovirus (Phạm Hồng Sơn và cs, 2002). Dựa vào đặc tính kháng nguyên trung hoà của protein G, một bộ phận virus được phân biệt dạng huyết thanh học (serotype 1 đến serotype 5). Trong số đó, các virus PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 serotype 2 - 4 có một phần giao sai với virus bệnh dại type 1, gây bệnh dại ở người và động vật. Các virus Obodhiang và Kotonkan thuộc serotype 5 phân lập được từ động vật không xương sống (Phạm Hồng Sơn và cs, 2002). Bằng kỹ thuật sinh học phân tử, kỹ thuật kháng thể đơn dòng người ta đã nghiên cứu nhận dạng các chủng virus phân lập được từ một số loài động vật hoang dã và phân chia các chủng virus giống (chi) Lyssavirus của họ Rhabdoviridae thành 4 type huyết thanh học trên cơ sở mối liên quan kháng nguyên và huyết thanh (Wacharapluesadee và cs, 2012). Type 1 huyết thanh học (serotype 1) gồm chủng virus thử thách chuẩn (Challenge Virus Standard) bao gồm phần lớn các chủng “hoang dại” được phân lập từ loài động vật có vú sống trên cạn, từ loài dơi ăn côn trùng ở Nam Mỹ và dơi hút máu ở Mỹ Latin, kể cả các chủng virus cố định dùng trong phòng thí nghiệm. Type 2 huyết thanh học (serotype 2) gồm chủng Lagos, lần đầu tiên được phân lập từ não dơi ở Nigeria (Lagos-1), sau đó ở Cộng hoà Trung Phi (Lagos-2) và từ dơi ở Guinea và mèo ở Zimbabwe (Lagos-3). Type 3 huyết thanh học (serotype 3) gồm chủng Mokola, đầu tiên được phân lập từ chuột chù ở Nigeria sau đó từ người (Mokola-1), tiếp theo được phân lập từ chuột chù ở Cameroon (Mokola-2), Cộng hoà Trung Phi (Mokola-3) và từ chó ở Zimbabwe (Mokola-5). Type 4 huyết thanh học (serotype 4) gồm chủng Duvenhage, đầu tiên được phân lập từ người ở Nam Phi (Duvenhage-1), sau đó từ loài dơi ở Nam Phi (Duvenhage-2) và ở Zimbabwe (Duvenhage-3). 1.2.2. Hình thái và cấu trúc virus Virus dại thuộc nhóm RNA virus và dễ phân biệt với các virus cùng họ do có hình viên đạn khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Hình 1.3. Hình thái virus dại (Naipet.com, 2016) Cũng như các virus khác thuộc họ Rhabdoviridae, Rabiesvirus có kích thước xấp xỉ 180 × 75nm và bao gồm hai cấu phần chính là lõi virus (virus core) có cấu trúc ribonucleoprotein xoắn (RNP) và lớp vỏ bao (virus envelope) lipoprotein bên ngoài lớp protein nền (matrix protein). Ribonucleoprotein bao gồm RNA mang bộ gen virus và phần nucleoprotein (N protein) có tác dụng gói RNA. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Hình 1.4. Hình ảnh cắt ngang của virus với các phần cấu tạo (Naipet.com, 2016) Nucleocapsid của virus có hình đối xứng xoắn, có đường kính hình xoắn ốc từ 15 đến 18 nm, nếu nucleocapsid trải ra sẽ có chiều dài khoảng 4,2 µm và chiều rộng thay đổi từ 20 đến 60 Å (Angstron). Lõi của virion là một RNA cuộn lại theo hình xoắn, trên có những đơn vị cấu trúc protein bám vào sợi RNA. Virion có vỏ kép bọc ngoài áp sát vào bề mặt nucleotide (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997). Virus dại có kích thước 100 - 150 nm, phát triển thích hợp trong tế bào thần kinh. Khi con vật (chó, mèo) bị dại, trong nước dãi có rất nhiều virus, lúc thú cắn người hoặc đồng loại, virus theo nước bọt chui qua vết thương xâm nhập tế bào thần kinh và tiến dần về thần kinh trung ương. Virus xâm nhập nơron não làm thay đổi cấu trúc bên trong tế bào thần kinh khiến (thể Negri trong tế bào nơron) gây rối loạn chức năng điều khiển, con vật hay người bị bệnh dại không còn bình thường nữa (Võ Văn Ninh, 2001). Thể Negri ở não của súc vật chết vì bệnh dại do nhà khoa học Negri người Italia đã phát hiện ra năm 1903. Thể Negri có hình dạng thay đổi, là những hạt nhỏ hình tròn, hình trứng, hình bầu dục, kích thước biến động từ 0,5 đến 30 µm, chúng thường định vị trong bào tương của nơron thần kinh, chủ yếu ở sừng Ammon, còn ở tế bào tiểu não thì có ít hơn. Thể Negri là dấu hiệu đặc thù của bệnh dại, khi phát hiện ra thể Negri trong tế bào não của động vật ốm, thì xác định là con vật mắc bệnh dại (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2008). 1.2.3. Bộ gen virus Hệ gen của virus dại là một sợi ARN đơn âm, không phân nhánh có hằng số lắng là 45S và trọng lượng phân tử l24,6 10 6 Dalton, có chứa khoảng 12.000 nucleotide. Sợi ARN chứa 5 gen có trật tự sắp xếp được bắt đầu từ 3’-N–M1–M2–G–L-5’ kết thúc ở vị trí 5’ (Cherian và cs, 2015). Bộ gen của virus mã hóa 5 gen có trật tự được bảo tồn cao: nucleoprotein (N), phosphoprotein (P), protein matrix (M), glycoprotein (G), và một ARN polymerase của virus (L) (Swanepoel và cs, 1993). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 278 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 207 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 55 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 49 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 132 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn