Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi Thanh trà tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 5
download
Mục đích của đề tài nghiên cứu là xác định được các nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng của bưởi Thanh trà, theo đó đề xuất được một số giải pháp phù hợp, thúc đẩy phát triển bưởi Thanh trà theo hướng an toàn, bền vững và tăng thu nhập cho người trồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi Thanh trà tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ THANH HUYỀN ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP BAO QUẢ CHO BƯỞI THANH TRÀ TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ THANH HUYỀN ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP BAO QUẢ CHO BƯỞI THANH TRÀ TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS LÊ THỊ KHÁNH HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trên bất cứ phương tiện đại chúng nào, chưa từng được sử dụng bảo vệ một học vị nào khác. Các kết quả nghiên cứu được tham khảo trong luận văn, chúng tôi đều trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Huế, ngày 30 tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Thị Thanh Huyền PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thị Khánh, người đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông lâm đã truyền dạy kiến thức và định hướng cho tôi lựa chọn đề tài phù hợp với chuyên môn và khả năng của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Quảng Nam, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tiên Phước và Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tiên Phước đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chủ vườn chú Nguyễn Đình Sưu, cảm ơn gia đình và tất cả bạn hữu đồng môn đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 30 tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Thị Thanh Huyền PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi Thanh trà tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” triển khai tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam từ tháng 1/2017 - 9/2017 nhằm xác định được các nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng của bưởi Thanh trà, theo đó đề xuất được một số giải pháp phù hợp, thúc đẩy phát triển bưởi Thanh trà theo hướng an toàn, bền vững và tăng thu nhập cho người trồng. Đề tài đã thực hiện điều tra hiện trạng canh tác của 90 hộ trồng bưởi và nghiên cứu bao quả 5 công thức, 3 lần nhắc lại với 450 quả bưởi Thanh trà. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất đai, khí hậu của Tiên Phước rất phù hợp cho cây bưởi Thanh trà sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Huyện có nguồn lao động dồi dào nhưng mức thu nhập tương đối thấp, người dân chưa có điều kiện đầu tư cho cây bưởi Thanh trà, nên năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao. Cơ cấu diện tích bưởi Thanh trà 67,32% so với tổng diện tích cây có múi. Quy mô diện tích/vườn bưởi Thanh trà từ 740 - 2.770 m2/hộ, số cây/vườn: 21,8 - 105,2 cây/vườn. Nông dân nhân giống bằng chiết cành, chủ yếu tự để giống. Năng suất thực thu bình quân bưởi Thanh trà đạt từ 81,4 - 88,5 tạ/ha; hiệu quả kinh tế cao, lãi ròng từ 119,49 - 268,59 triệu đồng/ha. Sâu bệnh nặng do thiếu kỹ thuật thâm canh, đầu tư chưa đúng mức, phòng trừ sâu bệnh chủ yếu sử dụng thuốc hóa học, hiệu quả phòng trừ sâu, bệnh không cao. 18,88% số hộ áp dụng kỹ thuật thiết kế vườn; 68,88% số hộ bón phân hữu cơ; 44,44% hộ bón phân vô cơ trong thời kỳ kinh doanh; 13,33% số hộ có bao quả tự phát bằng các vật liệu sẵn có ở địa phương (bao nilon, bao lác, giấy báo). Vật liệu bao quả chuyên dụng có hiệu quả tốt nhất bảo vệ quả khỏi sâu bệnh hại, tỷ lệ giảm 95,56-100%, quả không bị dị dạng, biến màu, không bị nám vỏ, có đặc điểm hình thái quả đẹp nhất, cho năng suất cao nhất, đạt 58,40 kg/cây. Lợi nhuận cao nhất (907.359 đồng/cây), tăng so đối chứng 168.500 đồng/cây, tiếp theo là bao quả bằng bao xi măng, lợi nhuận 863.859 đồng/cây, tăng so đối chứng 125.000 đồng/cây./. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii TÓM TẮT ...........................................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN............................................................... vii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .............................................................................................. xi MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI......................................................................................................... 2 2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ........................................................................................... 2 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ .................................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN...................................................................... 3 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC ................................................................................................ 3 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 4 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY BƯỞI ........................................................................ 4 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại ............................................................................... 4 1.1.2. Giá trị cây bưởi trong đời sống kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường........................ 5 1.1.3. Đặc điểm hình thái..................................................................................................... 6 1.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ..................................................................................... 7 1.1.5. Giới thiệu về cây bưởi Thanh trà tại Tiên Phước ..................................................... 12 1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU BƯỞI TRÊN THẾ GIỚI....................... 13 1.2.1. Tình hình sản xuất bưởi ........................................................................................... 13 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây có múi trong đó có bưởi ................................................. 15 1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU BƯỞI Ở VIỆT NAM ............................ 18 1.3.1. Tình hình sản xuất bưởi ............................................................................................ 18 1.3.2. Tình hình nghiên cứu bưởi ....................................................................................... 19 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 1.3.3. Một số nghiên cứu bưởi Thanh trà ........................................................................... 22 1.3.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu bưởi Thanh trà tại Tiên Phước ........................... 23 1.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẬT LIỆU BAO QUẢ ................................................... 24 1.4.1. Khái niệm và phân loại bao quả ............................................................................... 24 1.4.2. Tác dụng bao quả...................................................................................................... 25 1.4.3. Một số kết quả nghiên cứu về bao quả ..................................................................... 25 1.5. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG VỀ SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ Ở TỈNH QUẢNG NAM VÀ HUYỆN TIÊN PHƯỚC ......................................................... 26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 28 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM NGHIÊN CỨU................................................................. 28 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 28 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 28 2.3.1. Điều tra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bưởi Thanh trà (Nội dung 1) ..... 28 2.3.2. Điều tra hiện trạng canh tác bưởi Thanh trà (Nội dung 2) ....................................... 28 2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả đến chất lượng bưởi Thanh trà tại huyện Tiên Phước (Nội dung 3) .................................................................................... 29 2.4. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI .................................................. 31 2.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả đến chất lượng bưởi Thanh trà tại huyện Tiên Phước.......................................................................................................... 32 2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................................... 34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 35 3.1. ĐIỀU TRA MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BƯỞI THANH TRÀ HUYỆN TIÊN PHƯỚC ............................................................................ 35 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 35 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tiên Phước ........................................................... 40 3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC BƯỞI THANH TRÀ TẠI TIÊN PHƯỚC (ĐIỀU TRA NÔNG HỘ) .................................................................................... 41 3.2.1. Tình hình sản xuất bưởi ở các hộ điều tra ............................................................... 41 3.2.2. Mức độ áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác trong trồng bưởi Thanh trà của nông dân địa phương .......................................................................................................... 49 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.2.3. Đánh giá những khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững trong tương lai .................................................................................................................... 54 3.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI VẬT LIỆU BAO QUẢ ĐẾN CHẤT LƯỢNG BƯỞI THANH TRÀ TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC .............................. 56 3.3.1. Hiệu quả của các loại vật liệu bao quả đến khả năng bảo vệ quả do sâu bệnh ........ 56 3.3.2. Hiệu quả của các loại vật liệu bao quả đến một số chỉ tiêu chất lượng hình thái quả bưởi Thanh trà lúc thu hoạch .............................................................................................. 63 3.3.3. Hiệu quả của các loại vật liệu bao quả đến tỷ lệ rụng quả lúc thu hoạch ................. 65 3.3.4. Ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất quả ............................................................................................................................... 67 3.3.5. Một số đặc điểm hình thái quả và đánh giá chất lượng quả bằng phương pháp cảm quan do hiệu quả của việc bao quả ..................................................................................... 68 3.3.6. Hiệu quả kinh tế bưởi Thanh trà khi sử dụng vật liệu bao quả................................. 69 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 72 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 72 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................................ 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 73 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Al : Nhôm B : Bo BVTV : Bảo vệ thực vật Ca : Canxi Cl : Clo cs : Cộng sự cm : xentimet Cu : Đồng DT : Diện tích ĐHNL : Đại học Nông lâm FAO : Food Agricuture organization of the United nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc) Fe : Sắt g : gam GAP : Good agricutural practices (Quy trình thực hành nông nghiệp tốt) GRDP : Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người) HĐND : Hội đồng nhân dân K : Kali LAI : Leaf Area Index (Chỉ số diện tích lá) LĐ-TB&XH : Lao động, Thương binh và Xã hội. LSD Least significant difference (Chênh lệch nhỏ nhất) m : mét Max : Giá trị cao nhất Mg : Magiê mg : Miligam Min : giá trị thấp nhất ml : Mililit PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii Mn : Mangan mm : milimet N : Đạm NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu OCOP : One commune one product (Chương trình mỗi làng một sản phẩm) P : Lân p : Trọng lượng PE : Polyethylen (nhựa tổng hợp) PPF : Photosynthentic photon flux (năng lượng bức xạ) Sh : Số giờ nắng SL : Số lượng TB : Trung bình TL : Tỷ lệ Tr : Trang UBND : Ủy ban nhân dân USD : Đô la Mỹ Zn : Kẽm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới ......................................... 13 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở một số nước trồng bưởi chủ yếu trên thế giới ................................................................................................................................ 14 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016.......... 18 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất một số loại cây ăn quả chủ yếu tại Tiên Phước................... 23 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất bưởi Thanh trà tại huyện Tiên Phước năm 2016 ................ 23 Bảng 3.1. Diễn biến một số yếu tố thời tiết tại Quảng Nam năm 2017 ............................. 38 Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Phước năm 2016........................................ 40 Bảng 3.3. Tình hình trồng bưởi Thanh trà của các hộ trong 3 xã điều tra.......................... 41 Bảng 3.4. Diện tích trồng cây có múi của các nhóm hộ từ 2015-2017 ............................ 43 Bảng 3.5. Quy mô diện tích vườn bưởi ở các nhóm hộ điều tra ........................................ 44 Bảng 3.6. Cơ cấu giống bưởi so các cây ăn quả có múi ở các điểm điều tra ..................... 45 Bảng 3.7. Độ tuổi cây, yếu tố liên quan NS và và năng suất bưởi Thanh trà của các hộ điều tra ................................................................................................................................ 46 Bảng 3.8. Thành phần và mức độ sâu bệnh hại chính trên bưởi Thanh Trà ở Tiên Phước tại thời điểm nghiên cứu ..................................................................................................... 46 Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế từ việc trồng bưởi Thanh trà tại các xã điều tra...................... 48 Bảng 3.10. Nguồn gốc các giống bưởi Thanh trà đang trồng ở các điểm hộ điều tra........ 49 Bảng 3.11. Tình hình sử dụng giống bưởi Thanh trà tại các địa phương điều tra.............. 49 Bảng 3.12. Tình hình áp dụng kỹ thuật trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cho bưởi Thanh trà ở các hộ điều tra.................................................................................................................. 50 Bảng 3.13. Tình hình bón phân cho bưởi Thanh trà trong thời kỳ kinh doanh ở các hộ điều tra ................................................................................................................................ 52 Bảng 3.14. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý ra hoa tại các hộ điều tra ... 52 Bảng 3.15. Tình hình áp dụng biện pháp bao quả của nông dân tại các điểm điều tra ...... 53 Bảng 3.16. Tỷ lệ ruồi đục quả trên các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn phát triển của quả ................................................................................................................................ 57 Bảng 3.17. Tỷ lệ sâu đục quả trên các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn phát triển của quả ................................................................................................................................ 59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x Bảng 3.18. Tỷ lệ nhện hại trên các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn phát triển của quả ...................................................................................................................................... 61 Bảng 3.19. Hiệu quả các vật liệu bao quả đến lệ quả không thương phẩm ....................... 63 Bảng 3.20. Hiệu quả của các loại vật liệu bao quả đến tỷ lệ rụng quả lúc thu hoạch ....... 66 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các vật liệu bao quả đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một cây bưởi Thanh trà............................................................................... 67 Bảng 3.22. Một số đặc điểm hình thái quả và đánh giá chất lượng quả bưởi Thanh trà do bao quả bằng phương pháp cảm quan ................................................................................ 68 Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế của bưởi Thanh trà khi sử dụng các loại vật liệu bao quả .... 70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- xi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tiên Phước ............................................................... 35 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn cơ cấu giống cây có múi tại các điểm điều tra ...................... 45 Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ quả bưởi Thanh trà bị ruồi đục ...................................... 58 Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ quả bưởi Thanh trà bị sâu đục ....................................... 60 Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nhện hại quả bưởi Thanh trà.......................................... 62 Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn số lượng, tỷ lệ quả không thương phẩm ở các công thức thí nghiệm ................................................................................................................................ 64 Sơ đồ 3.1. Biểu diễn khoảng thời gian ra hoa đậu quả của các giống bưởi Thanh trà ở các địa điểm điều tra ................................................................................................................. 42 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bưởi Citrus maxima (Merr., Burm.) hay Citrus grandis L. có tên tiếng Anh là pomelo, là một trong những loài cây ăn quả có múi được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước khu vực châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin… Cây bưởi đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Thực tế cho thấy, cây bưởi sau trồng ở vườn 4 đến 5 năm với mật độ từ 400 - 500 cây/ha, có thể cho năng suất 250 quả/cây, thu lãi 40 - 100 triệu đồng/ha/năm. Trong những năm vừa qua, giá trị xuất khẩu bưởi của Việt Nam đã không ngừng tăng lên từ 17.000 USD năm 2006 lên trên 1,2 triệu USD năm 2012 [41]. Hiện nay, cây ăn quả có múi được xem là đối tượng quan trọng tham gia tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện môi trường sinh thái. Cây bưởi có khả năng thích ứng tương đối rộng, có thể trồng tại nhiều vùng sinh thái khác nhau ở Việt nam và thực tế nước ta từ Nam chí Bắc đã có nhiều vùng quả đặc sản bưởi như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phú Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh trà, bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh… Hiện nay, cây ăn quả có múi trở thành một trong những cây ăn quả chủ lực tại Việt Nam và được trồng từ Bắc vào Nam với bộ giống gồm khoảng 70 giống khác nhau. Tiên Phước là một huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Điều kiện tự nhiên, địa hình, đất đai… không thuận lợi để phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm như những địa phương khác trong tỉnh. Nhưng bù lại, Tiên Phước nổi tiếng với nhiều loại cây đặc sản có chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng như Tiêu Tiên Phước, lòn bon, cam xanh và bưởi Thanh trà. Bưởi Thanh trà (Citrus grandis (L.) Osb. var. grandis) không phải là loại cây trồng bản địa của huyện Tiên Phước mà được du nhập từ giống bưởi Thanh trà Huế vào thôn Trà Khân xã Tiên Hiệp đến nay đã hơn 50 năm. Ban đầu bưởi Thanh trà chỉ là loại cây ăn quả để ăn chơi trong vườn, nhưng dần dần bưởi Thanh trà đã chứng tỏ tính thích nghi với điều kiện tự nhiên của huyện. Từ xã Tiên Hiệp ban đầu, bưởi Thanh trà được nông dân mở rộng diện tích, vùng trồng sang nhiều xã khác như Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, Tiên Cảnh, Tiên An... Bưởi Thanh trà là một loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, có thể dùng để thờ cúng, làm quà biếu tặng… được thị trường ưa chuộng. Hiện nay, bưởi Thanh trà không chỉ cung cấp sản phẩm quả tươi cho thị trường trong huyện mà còn được thương lái bán buôn sang các huyện khác trong tỉnh. Cùng với thời gian bưởi Thanh trà đã chứng minh vai trò của mình đối với đời sống, kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường tại địa bàn huyện Tiên Phước. Đây là loại PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 cây ăn quả dài ngày và là cây đa chức năng. Hơn nữa, đây là cây trồng chiến lược trong việc phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là ở miền núi. Bưởi Thanh trà hiện nay là cây trồng có giá trị kinh tế cao và chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương. Bưởi Thanh trà là một loại cây trồng lợi thế, có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn nhiều bất cập trong sản xuất và quản lý. Việc đánh giá hiệu quả sản xuất của bưởi Thanh trà chưa có hệ thống, khoa học và toàn diện. Thực hiện quy trình kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, chế độ chăm sóc chưa hợp lý và chưa đúng kỹ thuật, dẫn đến giống ngày càng bị thoái. Do đó, trồng bưởi Thanh trà chưa đạt được hiệu quả kinh tế cao so với tiềm năng của địa phương. Việc sản xuất bưởi Thanh trà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế hộ gia đình, chưa có một quy trình canh tác nào được công bố. Ở Tiên Phước, một số khó khăn lớn trong quá trình sinh trưởng, phát triển bưởi Thanh trà là ngoài điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng do địa hình dốc, khả năng xói mòn đất và rửa trôi chất dinh dưỡng mạnh; thì điều kiện thời tiết bất lợi: mùa mưa ẩm độ cao và nhiệt độ thấp vào thời kỳ ra hoa đậu quả, mùa khô nắng nóng nhiệt độ cao, hạn hán dẫn đến tỷ lệ rụng hoa rụng quả, hoặc quả chín ép. Đặc biệt giai đoạn hình thành quả, quả phát triển và chín kéo dài 5-6 tháng thường bị sâu bệnh gây hại như rệp, nhện chích hút, sâu đục quả... và điều kiện thời tiết tác động dẫn đến tỷ lệ quả bị rụng, quả quá nhỏ, quả dị dạng, quả bị nám, quả bị sần, quả bị thối, mất giá trị thương phẩm, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng lớn đến năng suất bưởi Thanh trà, cho tới nay chưa có phương pháp nào phòng trừ hiệu quả. Vậy, một vấn đề lớn đặt ra là làm thế nào để hạn chế những thiệt hại quả nói trên, thì biện pháp bao quả để bảo vệ quả trong suốt quá trình hình thành và phát triển quả là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác và nghiên cứu biện pháp bao quả cho bưởi Thanh trà tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Xác định được các nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng của bưởi Thanh trà, theo đó đề xuất được một số giải pháp phù hợp, thúc đẩy phát triển bưởi Thanh trà theo hướng an toàn, bền vững và tăng thu nhập cho người trồng. 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ - Xác định được những yếu tố chính ảnh hưởng đến sản xuất bưởi Thanh trà, (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 - Đánh giá được hiện trạng canh tác nhằm xác định các nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của người trồng và đề xuất được một số giải pháp phù hợp, nhằm phát triển bưởi Thanh trà cho địa phương. - Đánh giá được hiệu quả của kỹ thuật bao quả và chọn được một loại vật liệu bao quả bưởi Thanh trà tốt nhất tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC - Đánh giá hiện trạng giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tiêu thụ làm cơ sở để phân tích các nhân tố tác động đến năng suất, chất lượng, thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của cây bưởi Thanh trà nhằm giúp huyện Tiên Phước có căn cứ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển vùng trồng bưởi Thanh trà hàng hóa, đem lại giá trị kinh tế cao, bền vững của Huyện. - Chứng minh khả năng sinh trưởng, phát triển của cây bưởi Thanh trà đối với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. - Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất cây bưởi Thanh trà có hiệu quả đối trên địa bàn Huyện và các địa phương khác có điều kiện tương tự. 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN Kết quả nghiên cứu của đề tài giải quyết được những vấn đề bức xúc đáp trong quá trình canh tác bưởi Thanh trà, góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất bưởi Thanh trà an toàn, cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao ở trong vùng, tăng thu nhập cho người dân, và bảo vệ môi trường sinh thái. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY BƯỞI 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại + Nguồn gốc và sự phân bố Theo tác giả Robert, (1967) [70] bưởi là cây bản xứ của Malaysia và quần đảo Polynesia, sau đó được di thực sang Ấn Độ, phía nam Trung Quốc và các nước châu Âu, Mỹ. Tác giả Giucovki cho rằng nguồn gốc của bưởi có thể là quần đảo Laxongdo, tuy nhiên để có tài liệu chắc chắn cần nghiên cứu các thực vật họ Rutacea, nhất là họ phụ Aurantioidea ở vùng núi Hymalaya miền Tây Trung Quốc và các vùng núi thuộc bán đảo Đông Dương (Dẫn theo Bùi Huy Đáp, 1960) [13]. Tác giả Chawalit Niyomdham, (1992) [54] cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc ở Malaysia, sau đó lan sang Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Địa Trung Hải và Mỹ… vùng sản xuất chính ở các nước Phương Đông (Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…). Tuy nhiên, tác giả Bretshneider (1898) lại cho rằng bưởi có nguồn gốc từ Trung Quốc vì cây bưởi đã được đề cập trong các tài liệu của Trung Quốc từ thế kỷ 24 đến thế kỷ 8 trước Công Nguyên (dẫn theo Rajput and Sriharibabu, 1985) [68]. Cùng quan điểm trên, các tác giả Vũ Công Hậu (1996) [17] cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Như vậy, nguồn gốc của bưởi cho đến nay chưa được thống nhất. Bưởi có thể có nguồn gốc từ Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ… Hiện nay bưởi được trồng nhiều với mục đích thương mại ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippins, Ấn Độ, Việt Nam. Bưởi (C.grandis) quả to nhất trong các loài cam quýt, vị chua hoặc ngọt, bầu có 13 - 15 noãn, eo lá khá lớn, hạt nhiều. Hiện nay các giống bưởi phần lớn thuộc dạng hạt đơn phôi và được trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc… Việt Nam có rất nhiều giống bưởi nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn [13]. + Phân loại Về vị trí phân loại thực vật: theo tác giả Swingle (Mỹ) và Tanaka (Nhật Bản), cây bưởi có tên gọi thông thường là Citrus grandis L. Hay Citrus maxima (Merr., Burm.) Họ: Rutaceae Họ phụ: Aurantioideae Chi: Citrus Chi phụ: Eucitrus PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Loài: Citrus grandis L. (bưởi) Citrus paradishi Merr (bưởi chùm) Bưởi chùm (Citrus paradishi Merr.) xuất hiện sớm nhất ở khu vực Trung Mỹ (Garner et al., 1976) [60]. Các giống bưởi (Citrus grandis L.) được coi có nguồn gốc từ Malaysia, Ấn độ (Estella và Odtojan, 1992) [59] Giữa Citrus grandis L. và Citrus paradishi Merr. khác nhau về hình thái của lộc non (lớp lông tơ mịn trên lộc) và khối lượng quả. C. grandis L. quả to, không tạo thành chùm như C. paradishi Merr. 1.1.2. Giá trị cây bưởi trong đời sống kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường - Giá trị dinh dưỡng: Quả bưởi có giá trị dinh dưỡng rất cao: Trong 100g phần ăn được có: 89g nước; 0,5g protein; 0,4g chất béo; 9,3g tinh bột; 49 IU vitamin A; 0,07 mg vitamin B1; 0,02 mg vitamin B2; 0,4 mg niacin và 44 mg vitamin C [26]. - Giá trị kinh tế Trồng bưởi là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiệu quả trồng bưởi Năm Roi là rất cao vì mỗi chục bưởi loại thấp nhất là 68.000 đồng vào cao nhất lên đến 120.000 đồng vào dịp tết Nguyên đán đến tháng 5 âm lịch. Như vậy 1 công bưởi (1.000 m2) thu được vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi năm. Các hộ trồng bưởi Da Xanh ở Bến Tre đều có thu nhập 150 triệu đồng/ha [50]. Ở Thượng Mỗ - Hà Nội người ta tính được hiệu quả kinh tế của trồng bưởi gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa. Giá trị thu nhập của 1 sào bưởi lên trên 10 triệu đồng. Còn với bưởi Đoan Hùng, thông thường những nhà trồng 30 cây bưởi cũng thu được 15 - 20 triệu đồng/năm [41] - Giá trị dược liệu, giá trị công nghiệp (thực phẩm, mỹ phẩm) Trong lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu. Vỏ quả bưởi còn có pectin, naringin (một loại glucozid), men tiêu hóa peroxydaza và amylaza, đường ramoza, cùng nhiều loại men tiêu hóa amylaza, peroxydaza… Chính vì vậy mà cây bưởi còn là cây dược liệu quan trọng trong đời sống con người [26]. Về tác dụng đối với sức khỏe con người, các nghiên cứu ghi nhận bưởi có nhiều công dụng như: + Cung cấp nước: Bưởi đứng đầu danh sách những loại trái cây chứa hàm lượng nước cao nên rất hữu ích cho toàn bộ hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là cho quá trình hydrat hóa. Khi quá trình hydrat hóa diễn ra trôi chảy, mọi chức năng trong cơ thể sẽ hoạt động tối ưu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 + Giảm cholesterol xấu: Ăn một quả bưởi mỗi ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu xuống đến 15,5%, theo một nghiên cứu năm 2006 đăng trên tạp chí Agricultural and Food Chemistry. + Tăng cường hệ miễn dịch: Nhờ hàm lượng vitamin A và C dồi dào, bưởi rất tốt cho hệ miễn dịch. Bưởi không chỉ ngăn ngừa cảm lạnh mà còn giúp chống lại sự khó chịu trong thời gian bị cảm lạnh. + Tốt cho tim mạch: Có một lý do khiến bưởi được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho tim, đó là nó có thể làm giảm nồng độ triglycerides. Đây là một loại chất béo xấu, thường làm tắc nghẽn động mạch. Nghiên cứu cho thấy ăn bưởi hằng ngày tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành. + Phòng chống bệnh ung thư, tốt cho giảm cân, ngăn ngừa táo bón: Nhờ trong quả bưởi có nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ. Những người ăn trái cây họ cam quýt thường xuyên sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và tuyến tụy. Chúng cũng có thể giúp sửa chữa các ADN bị hư hại (góp phần vào sự phát triển của các khối u). Ngoài ra, chất xơ trong quả bưởi cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng; và vitamin C hay beta-carotene có thể làm giảm nguy cơ ung thư thực quản. Nhờ có chất xơ, cơ thể mới có thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng, từ đó phòng ngừa hiệu quả các bệnh về đường tiêu hóa cũng như chứng táo bón. Ngoài ra, tinh dầu từ lá, vỏ, hạt bưởi còn được dùng trong công nghệ mỹ phẩm, chế tạo ra các sản phẩm chăm sóc da, tóc, làm hương liệu trong ngành công nghiệp thực phẩm. Ngày nay, vỏ quả bưởi còn dùng để sản xuất các món ăn như chè bưởi, mứt vỏ quả bưởi… - Vai trò bảo vệ môi trường và phục vụ du lịch sinh thái Cây bưởi có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái với các chức năng làm sạch môi trường, che phủ bảo vệ đất, chống xói mòn, làm hàng rào chống gió bão, phủ xanh đất trống, đồi trọc, làm rừng phòng hộ, làm cây bóng mát, làm đẹp cảnh quan, tạo nhiều điểm du lịch sinh thái ấn tượng. 1.1.3. Đặc điểm hình thái Theo Lê Thị Khánh (2016) [21], cây bưởi có những đặc điểm hình thái cơ bản như sau: - Bộ rễ: Rễ của bưởi nói chung thuộc loại rễ nấm. Nấm Micorhiza ký sinh trên lớp biểu bì như là những lông hút cung cấp nước, muối khoáng và một phần nhỏ chất hữu cơ cho cây. Bộ rễ bưởi phân bố rất nông, ở tầng sâu 10 - 30 cm, rễ hút ở tầng sâu 10 - 25 cm. Sự phân bố các tầng rễ tùy thuộc vào loại đất, độ dày tầng đất mặt, thành phần hóa học và mực nước ngầm. Đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật canh tác như làm đất, bón phân và hình thức nhân giống, giống gốc ghép và giống cây trồng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 - Thân: Bưởi thuộc cây thân gỗ, loại hình bán bụi. Các cành chính thường mọc ra ở các vị trí cách mặt đất khoảng 1 m. Cành có thể có gai, nhất là khi trồng bằng hạt. Tùy theo tuổi cây và điều kiện sống, phương pháp nhân giống mà cây có thể có chiều cao và hình thái khác nhau. Cây trưởng thành có thể có 4 - 6 cành chính. Trong một năm cây có thể cho 2 - 3 đợt cành. Tùy theo chức năng của cành trên cây, có thể gọi là cành mang quả, cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành vượt. - Lá: Lá bưởi thuộc loại lá đơn, dạng phiến, có hình ovan hay hình trứng ngược, có eo lá. Lá to, dày, màu xanh đậm, trên lá có túi tinh dầu thơm. Kích thước lá thay đổi tùy theo giống, các loài hoang dại trong nhóm Papeda có eo lá rất to, gần bằng phiến lá. Bưởi là loài có eo lá to nhất. Cây trưởng thành có từ 150.000 - 200.000 lá, diện tích khoảng 200 m 2, tuổi thọ của lá từ 2 - 3 năm, trên mặt lá có từ 400 - 500 khí khổng/mm2, kích thước khí khổng rất nhỏ, thường mở ra lúc 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Số cành lá, cành nuôi quả có liên quan đến khối lượng quả trưởng thành, vì vậy cần chăm sóc, bón phân, tỉa cành thích hợp để bộ lá phát triển tốt. - Hoa, quả và hạt: Hoa bưởi thuộc loại hoa lưỡng tính, thụ phấn khác hoa. Hoa có khả năng giao phấn nên thường bị lai tạp, không đồng đều, không giữ nguyên được đặc tính ban đầu của cây mẹ. Hoa có cánh dài màu trắng mẫu 5, mọc thành chùm hoặc đơn độc, nhị có hoặc không có phấn, số nhị thường gấp 4 lần cánh hoa, bầu thường có 10 - 14 ô. Các loại trong chi Citrus, quả có từ 8 - 14 múi, từ 0 - 20 hạt hoặc nhiều hơn. Trình tự hoa nở tăng theo cấp cành, cành cao nở hoa trước. Màu sắc vỏ quả bưởi thay đổi tùy theo giống, loài và điều kiện sinh thái. Vỏ quả bưởi có thể có màu xanh, xanh vàng hay vàng. Thời gian quả chín từ 7 - 8 tháng. Thường cây có thể cho nhiều hoa, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ quả phát triển được. Hoa và quả non có thể rụng, thời kỳ rụng này có thể kéo dài từ 10 - 12 tuần sau khi hoa nở. Hạt bưởi và các giống lai của bưởi là hạt đơn phôi. Hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hạt trong quả thay đổi nhiều tùy giống. Bưởi cho nhiều hạt hơn trong nhóm cây có múi, tuy nhiên ở một số giống như bưởi Năm roi, bưởi Biên Hòa hạt thường mất dần theo sự phát triển của quả. 1.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh Cây bưởi là loài cây ăn quả có tính thích ứng rộng, phân bố rộng rãi, thích nghi với khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, yếu tố khí hậu thời tiết cũng ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng, mã quả, độ lớn quả, năng suất và chất lượng quả. 1.1.4.1. Nhiệt độ Cây có múi nói chung, bưởi nói riêng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nóng ẩm, ưa ấm nhưng thích hợp nhất là khí hậu á nhiệt đới mát mẻ, khả năng chịu lạnh kém. Vùng trồng cây có múi thường tập trung từ 35o Bắc tới 35 o Nam bán cầu, dưới 13 o cây ngừng sinh trưởng, trên 30o quang hợp giảm (Davies & Albrigo, 1998) [57], có thể PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 278 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 207 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 55 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 49 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 132 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn