intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337, và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sinh trưởng, năng suất thịt của 3 tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337 và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu chất lượng thịt của 3 tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337 và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337, và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ do PGS.TS Lê Đình Phùng chủ trì, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những thông tin, số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau đều chính xác và có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả Huỳnh Thị Mai Hồng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tâp, nghiên cứu, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn, bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi được theo học chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ tại trường. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi, Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố Quảng Ngãi. Thầy giáo, PGS.TS. Lê Đình Phùng, Trường Đại học Nông Lâm Huế, người hướng dẫn khoa học trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần. Trong cả quá trình, mặc dù bản thân đã nỗ lực, cố gắng song vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi kính mong tiếp tục nhận được quan tâm, góp ý từ Quý Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả Huỳnh Thị Mai Hồng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337, 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm được tiến hành trên 36 lợn lai giữa các dòng đực PIC (280, 337 và 399) với lợn nái GF24. Mỗi tổ hợp lai là 12 con. Lợn đưa vào thí nghiệm lúc 60 ngày tuổi với khối lượng ban đầu lần lượt là 23,92; 23,58 và 19,25 kg. Lợn được nuôi theo quy trình chăn nuôi công nghiệp trong điều kiện chuồng hở. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai được xác định. Kết quả cho thấy các tổ hợp lợn lai có khả năng sinh trưởng cao và cho chất lượng thịt tốt. Khối lượng lúc 150 ngày tuổi của 3 tổ hợp lai đạt từ 92,2 đến 102,5 kg, mức tăng khối lượng từ 809 đến 873 g/con/ngày, trong đó tổ hợp lai (337 x GF24) có khuynh hướng cao hơn 2 tổ hợp lai còn lại, tiêu tốn thức ăn của 3 tổ hợp lai từ 2,56 đến 2,76 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, trong đó tổ hợp lai (399 x GF24) là tốt nhất với 2,56 kg thức ăn/kg tăng khối lượng (P < 0,05). Năng suất thịt: tỷ lệ thịt xẻ của 3 tổ hợp lai lần lượt là 71,83; 72,92 và 73,12%. Tỷ lệ nạc cao 59,63; 62,23 và 64,42 % (P < 0,05), diện tích mắt thịt lớn từ 52,28 đến 55,8 cm2. Độ dày mỡ lưng tại vị trí P2 thấp, nằm trong khoảng 12,2 – 14,5 mm. Thịt cơ thăn sau 24 giờ giết mổ có: giá trị pH dao động từ 5,5 đến 5,55; Tỷ lệ mất nước bảo quản từ 2,41 đến 3,55; Tỷ lệ mất nước do chế biến từ 35,95 đến 37,66%; Màu sắc thịt (L*, a*, b*) lần lượt biến động trong khoảng từ 52,97 đến 55,6; 5,28 đến 5,43; 3,31 đến 3,56; Độ dai của thịt đo được từ 38,54 đến 45,13 N; Thịt cơ thăn sau 48 giờ giết mổ có các giá trị: pH từ 5,42 đến 5,66; Tỷ lệ mất nước bảo quản từ 2,72 đến 3,7; Tỷ lệ mất nước chế biến từ 36,08 đến 36,79; Màu sắc thịt (L*, a*, b*) lần lượt là từ 53,37 đến 57,20; từ 4,22 đến 4,62; từ 6,44 đến 6,49; Độ dai của thịt từ 32,8 đến 42,82 N. Tỷ lệ lipid trong cơ thăn của tổ hợp lai (280 x GF24) là 2,32% cao hơn hẳn 2 tổ hợp lai còn lại (1,09 và 1,46%) (P = 0,001). Kết quả đánh giá cảm quan thịt nằm ở mức trên trung bình và mẫu thịt ở tổ hợp lai (280 x GF24 ) có xu hướng được ưu chuộng hơn. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy cần hướng đến việc sử dụng các tổ hợp lai này vào chăn nuôi công nghiệp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH ......................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu ................................................................. 3 1.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam ............................................ 3 1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn thịt .................................................. 10 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt ..................................................................... 12 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất thịt ................................................................... 14 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sản xuất của lợn thịt ......................................... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu ............................................................ 27 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................................ 27 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................ 30 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 32 2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu............................................................................... 32 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 32 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 32 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 33 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 2.3.1. Nghiên cứu năng suất thịt của 3 tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337 và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế ............................................... 33 2.3.2. Nghiên cứu chất lượng thịt của 3 tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337 và 399) với lợn nái GF24 với nuôi tại Thừa Thiên Huế ......................................... 38 2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích kết quả: ......................................................... 43 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 44 3.1. Năng suất thịt của 3 tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337 và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế.......................................................................... 44 3.1.1 Khối lượng của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) qua các giai đoạn nuôi ....................................................................................................................... 44 3.1.2 Lượng thức ăn ăn vào hàng ngày của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) qua các giai đoạn nuôi ..................................................................................... 46 3.1.3. Tiêu tốn thức ăn của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) qua các giai đoạn nuôi .......................................................................................................... 47 3.1.4 Năng suất thịt của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) ............. 48 3.2. Phẩm chất thịt của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) .............. 52 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 59 4.1. Kết luận................................................................................................................... 59 4.2. Đề nghị ................................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 61 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiến Anh Tiếng Việt PIC Pig Improvement Company Công ty nghiên cứu và phát triển lợn giống GGP Great Grand Parents Giống lợn cụ kị GP Grand Parents Giống lợn ông bà PS Parents Stock Giống lợn bố mẹ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam WHC Water holding capacity Khả năng giữ nước PSE Pale, Soft, Exsudative Nhợt nhạt, mềm, rỉ dịch DFD Dark, Firm, Dry Tối màu, khô, cứng RSE Reddish - pink, Solf, Đỏ tươi, mềm, rỉ nước Exsudative RFN Reddish - pink, Firm, Non – Đỏ tươi, cứng, không rỉ nước Exsudative PFN Pale, Firm, Non – Nhạt màu, cứng, bình thường Exsudative KL Khối lượng TĂ Thức ăn PRRS Porcine Reproductive & Bệnh tai xanh Respiratory Syndrome PCV Pocine circovirus Hội chứng còi cọc FMD Foot-and-mouth disease Bệnh lở mồm long móng AD Aujeszk Disease Bệnh giả dại PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Diễn biến số đầu lợn của 10 nước đứng đầu thế giới qua các năm (con) ....... 3 Bảng 1.2. Số lượng đầu con và sản lượng thịt lợn ở Việt Nam qua các năm .................. 6 Bảng 1.3. Diễn biến cơ cấu đàn lợn năm 2014 đến 2016 ................................................ 6 Bảng 1.4. Bảng phân bố đàn lợn theo vùng sinh thái năm 2016 ..................................... 7 Bảng 1.5. Cơ cấu chủng loại giống lợn tại các cơ sở sản xuất giống lớn (%)*............... 7 Bảng 1.6. Khả năng sinh trưởng của lợn nuôi thịt Landrace, Yorkshire, Duroc, lợn lai F1(Landrace x Yorkshire) và F1(Yorkshire x Landrace) ................................................ 18 Bảng 1.7. Ảnh hưởng của nồng độ năng lượng đến khả năng ăn vào và năng suất của lợn giai đoạn 22 – 50 kg ................................................................................................ 20 Bảng 1.8. Ảnh hưởng của các mức năng lượng đến năng suất và phẩm chất thịt Error! Bookmark not defined. Bảng 1.9. Ảnh hưởng của giới tính đến tăng khối lượng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và độ dày mỡ lưng của lợn Large White có khối lượng 18 -90 kg................................ 24 Bảng 1.10. Ảnh hưởng tỷ lệ giống Duroc trong con lai đối với các tính trạng chất lượng thịt ....................................................................................................................................... 28 Bảng 2.1. Khối lượng ban đầu (trung bình ± độ lệch chuẩn) khi đưa vào thí nghiệm . 32 Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng phân tích (%, ngoại trừ năng lượng thô) theo nguyên trạng của khẩu phần thức ăn theo các giai đoạn nuôi ................................................... 36 Bảng 2.3. Quy trình vắc xin cho lợn thí nghiệm ........................................................... 36 Bảng 2.4. Nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi .................................................................... 37 Bảng 3.1. Tăng khối lượng của 3 tổ hợp lai (280 x GF24; 337 x GF24; 399 x GF24) qua các giai đoạn (g/ngày) ............................................................................................. 45 Bảng 3.2. Lượng ăn vào của 3 tổ hợp lai (280 x GF24; 337 x GF24; 399 x GF24) qua các giai đoạn nuôi .......................................................................................................... 47 Bảng 3.3. Tiêu tốn thức ăn của 3 tổ hợp lai (280 x GF24; 337 x GF24; 399 x GF24) (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) qua các giai đoạn nuôi ............................................... 48 Bảng 3.4. Năng suất thịt của 3 tổ hợp lai (280 x GF24; 337 x GF24; 399 x GF24) ..... 50 Bảng 3.5. Chất lượng thịt của 3 tổ hợp lai (280 x GF24; 337 x GF24; 399 x GF24) ... 53 Bảng 3.6. Giá trị dinh dưỡng của thịt ở 3 tổ hợp lai...................................................... 56 (280 x GF24; 337 x GF24; 399 x GF24) ....................................................................... 56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii Bảng 3.7. Đánh giá cảm quan thịt cơ thăn của 3 tổ hợp lai (280 x GF24; 337 x GF24; 399 x GF24) ............................................................................................................................. 58 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 1.1. Phân bố đàn lợn thế giới năm 2014 ............................................................ 4 Biểu đồ 3.1. Khối lượng của 3 tổ hợp lai qua các tháng tuổi ........................................ 45 Đồ thị 2.1. Nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi .................................................................. 38 Hình 2.1. Nái GF24 ....................................................................................................... 32 Hình 2.2. Đực PIC399 ................................................................................................... 32 Hình 2.3. Đực PIC 337 .................................................................................................. 32 Hình 2.4. Đực PIC 280 .................................................................................................. 32 Hình 2.5. Cân lợn sau mỗi tháng nuôi .......................................................................... 34 Hình 2.6. Đo độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn ....................................................... 35 Hình 2.7. Đo pH thịt ...................................................................................................... 39 Hình 2.8. Đo màu sắc thịt .............................................................................................. 40 Hình 2.9. Xác định tỷ lệ mất nước bảo quản ................................................................. 41 Hình 2.10. Xác định tỷ lệ mất nước chế biến ................................................................ 42 Hình 2.11. Xác định độ dai của thịt ............................................................................... 42 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, chăn nuôi lợn là một bộ phận rất quan trọng trong công nghiệp chăn nuôi gia súc. Ở nước ta, chăn nuôi lợn chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi. Cùng với ngành trồng lúa nước, ngành chăn nuôi lợn là một trong hai ngành quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Những năm qua ngành chăn nuôi lợn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hình thức chăn nuôi lợn theo trang trại và doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển mạnh mẽ. Ngành chăn nuôi lợn nước ta đã có sự gia tăng về số lượng, chất lượng cũng như tổng sản lượng thịt. Theo kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã định hướng phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 đưa tỷ lệ lợn ngoại và lợn lai chiếm trên 75% trong cơ cấu đàn lợn, quy mô đàn là 28,7 triệu con, mục tiêu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân 4 – 5%/năm, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 28%/năm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014). Theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/01/2008 về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 cũng đã đưa ra quan điểm phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, gia cầm, bò … và định hướng phát triển đến năm 2020 về chăn nuôi lợn là phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng. Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ rõ trong chăn nuôi cần triển khai việc áp dụng công nghệ hiện đại trong tuyển chọn, lai tạo giống, đồng thời nhập khẩu giống và công nghệ để sản xuất giống tốt dáp ứng yêu cầu phát triển gia súc có năng suất, chất luợng cao. Hiện nay, chăn nuôi lợn ở nước ta đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bởi vậy, nâng cao năng suất và chất lượng trong chăn nuôi lợn có tầm quan trọng chiến lược, phù hợp với xu hướng phát triển đối với ngành chăn nuôi. Trong cuộc sống hàng ngày, nhu cầu về số lượng thịt và chất lượng thịt lợn của người tiêu dùng không ngừng tăng lên, trong khi đó các giống lợn nội có tỷ lệ nạc thấp, năng suất thấp không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Vì vậy công tác giống được coi là yếu tố quan trọng để PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 2 nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi với việc sử dụng các dòng đực cuối cùng, có khả năng sinh trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp cho lai tạo với các dòng lợn nái có năng suất sinh sản cao để tạo ra những tổ hợp lai kết hợp được những đặc điểm tốt của giống bố, mẹ và ưu thế lai là điều rất quan trọng. PIC (Pig Improvement Company) – là một trong những công ty hàng đầu trên thế giới chuyên nghiên cứu và phát triển lợn giống trong chăn nuôi công nghiệp. Các đực giống thuộc dòng PIC như PIC408, PIC337, PIC399, PIC280 … của tập đoàn giống lợn PIC, Hoa Kỳ đã được nhập nội và bước đầu sử dụng tại một số cơ sở chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Nam nước ta. Các đực giống này khi phối với lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) cho năng suất sinh sản tốt, đời con nuôi thịt có sức sản xuất thịt cao. Vào năm 2010, công ty Greenfeed đã nhập một số đực giống dòng PIC và gần đây công ty đã phối hợp với tập đoàn PIC lai tạo ra dòng lợn nái GF24. Dòng lợn nái này được nuôi trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp trong chuồng kín và được phối với tinh của các dòng đực PIC nêu trên tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt. Con lai thương phẩm được dự đoán có ưu thế về khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất thịt, tuy nhiên chưa có nghiên cứu công bố về năng suất của các đời con lai trong điều kiện chăn nuôi chuồng hở, đặc biệt là ở khu vực miền Trung Việt Nam. Do đó, cần tiến hành nghiên cứu đề tài: “Năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337, và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu của đề tài + Nghiên cứu sinh trưởng, năng suất thịt của 3 tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337 và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế. + Nghiên cứu chất lượng thịt của 3 tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337 và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dữ liệu cơ bản về: + Khả năng sinh trưởng, năng suất thịt của 3 tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337 và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế.. + Chất lượng thịt của 3 tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337 và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế. - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thông tin về khả năng sản xuất của 3 tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337 và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế, từ đó khuyến cáo người chăn nuôi lựa chọn tổ hợp lai có năng suất và chất lượng cao phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở miền Trung. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm, cách đây một vạn năm chăn nuôi lợn đã xuất hiện và phát triển ở châu Âu và Châu Á. Sau đó, khoảng thế kỷ XVI, bắt đầu phát triển ở châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở châu Úc. Kỹ thuật chăn nuôi được hoàn thiện theo thời gian, đặc biệt từ thế kỷ XX đến nay chăn nuôi lợn đã phát triển theo hướng sản xuất công nghiệp cho năng suất và chất lượng cao. Hiện nay, chăn nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều nước, chăn nuôi lợn có công nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Braxin, Đức, Nga, Anh, Pháp, , Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Ý, Úc,... Bảng 1.1. Diễn biến số đầu lợn của 10 nước đứng đầu thế giới qua các năm (con) STT Quốc gia 2010 2011 2012 2013 2014 1 Trung Quốc 476.260.003 470.960.952 474.044.000 482.248.000 75.921.984 2 Mỹ 64.925.000 66.361.000 66.412.800 64.775.000 64.775.000 3 Braxin 38.956.758 39.307.336 38.795.902 39.040.000 37.929.357 4 Đức 26.509.000 26.758.100 28.131.700 27.690.100 28.338.990 5 Việt Nam 27.373.300 27.056.000 26.493.922 26.261.400 26.761.600 6 Tây Ban Nha 25.704.039 25.634.900 25.250.400 25.494.720 25.494.720 7 Nga 17.230.955 17.217.859 17.258.297 18.816.357 18.816.357 8 Mexico 15.435.412 15.547.260 15.857.899 16.038.000 16.201.625 9 Pháp 14.283.934 13.975.454 13.759.913 13.487.588 13.485.406 10 Canada 12.690.000 12.785.000 12.668.000 12.879.000 12.879.000 Toàn thế giới 973.065.753 967.973.596 969.882.338 977.020.798 986.648.755 Nguồn: Faostat (2015) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 4 Qua Bảng 1.1 cho thấy gần một nửa đàn lợn trên thế giới tập trung ở Trung Quốc. Trong khi đó Việt Nam chúng ta đứng ở vị trí thứ 5 trong 5 nước dẫn đầu trên thế giới. Theo số liệu thống kê đến tháng 4/2017 đàn lợn nước ta có hơn 28 triệu con, sản lượng thịt đạt hơn 2 triệu tấn. Ở các nước tiên tiến có chăn nuôi lợn phát triển lợn theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao. Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục. Có tới 79% số đầu lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng 21% ở các châu lục khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở các nước có chăn nuôi lợn tiên tiến. Sản phẩm của nghề chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới (trừ ở các các nước theo tín ngưỡng Hồi giáo). Giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người, không những thế nghề chăn nuôi lợn đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế của các nước này. Biểu đồ 1.1. Phân bố đàn lợn thế giới năm 2014 Nguồn: Faostat (2015) Nâng cao năng suất, chất lượng con giống trong quá trình sản xuất lợn thịt luôn là yếu tố hàng đầu, then chốt được các nhà nghiên cứu, các tập đoàn chăn nuôi của mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Việc nghiên cứu chọn lọc dòng cao sản và lai tạo tìm ra các tổ hợp lai có tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp và độ dày mỡ lưng thấp đã thành công ở hầu hết các nước có nền chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Đức, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Úc. Trên thế giới, người ta không chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu về số lượng như: khả năng tăng khối lượng, mức độ tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ thịt nạc... mà còn đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lượng thịt như: Màu sắc thịt, tỷ lệ mỡ giắt, độ giữa nước của thịt cũng như hương vị thịt... Để giải quyết vấn đề này, lai tạo các dòng đực lai để có thể kết hợp được nhiều ưu điểm về chất lượng thịt của các giống là hướng chủ đạo, đặc biệt là trong những công thức lai cuối cùng để tạo ra lợn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 5 thương phẩm. Hầu hết những công ty lớn trên thế giới như PIC (Pig Improvement Company) của Mỹ, Danbred của Đan Mạch, Flanders Pigbreeders Association của Bỉ đều nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều loại đực lai riêng biệt cho các công thức lai giống khác nhau. Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới có ba hình thức cơ bản đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao; Chăn nuôi trang trại bán thâm canh; Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh. Phương thức chăn nuôi quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính. Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh phần lớn tại các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông. Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên, sản phẩm chăn nuôi cho năng suất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ. 1.1.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam Số lượng đầu con, sản lượng thịt và phân bố đàn lợn Ở Việt Nam chăn nuôi lợn xuất hiện từ rất lâu đời và trở thành nghề truyền thống của người dân. Tuy nhiên chăn nuôi lợn ở nước ta chỉ thực sự phát triển từ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Việc nâng cao chất lượng giống và kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo năng suất và chất lượng thịt luôn có xu hướng ngày một tăng. Qua Bảng 1.2 cho thấy số đầu lợn qua các năm từ năm 2010 đến năm 2013 có xu hướng giảm, từ năm 2014 đến 2016 số lượng đầu lợn tăng lên, sản lượng thịt lại có xu hướng tăng lên theo từng năm. Cụ thể năm 2013 số đầu lợn giảm 4,05% so với năm 2010. Từ năm 2014 đến năm 2016, số đầu lợn có xu hướng tăng lên, đồng thời sản lượng thịt cũng tăng lên. Cụ thể năm 2015, số đầu lợn tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2016, số đầu lợn liên tục tăng thêm 4,77% so với cùng kỳ năm 2015. Sản lượng thịt tăng từ 3.036 nghìn tấn năm 2010 lên 3.664 nghìn tấn năm 2016 (tăng 20,87%). Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê tại thời điểm ngày 01 tháng 10 qua các năm, từ năm 2010 đến 2016 thì số lượng đầu con và sản lượng thịt hơi xuất chuồng của lợn như sau: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 6 Bảng 1.2. Số lượng đầu con và sản lượng thịt lợn ở Việt Nam qua các năm Số lượng Sản lượng thịt Năm (con) (tấn) 2010 27.373.300 3.036.400 2011 27.056.000 3.098.900 2012 26.494.000 3.160.000 2013 26.264.400 3.228.700 2014 26.761.400 3.351.200 2015 27.750.700 3.491.600 2016 29.075.300 3.664.600 Nguồn: Tổng cục thống kê (2016 ) Số lượng đàn lợn có xu hướng tăng lên, tuy nhiên cơ cấu đàn có ít sự thay đổi cụ thể được thể hiện qua Bảng 1.3. Bảng 1.3. Diễn biến cơ cấu đàn lợn năm 2014 đến 2016 2014 2015 2016 Năm Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (con) (%) (con) (%) (con) (%) Lợn Nái 3.913.922 14,63 4.058.446 14,62 4.235.439 14,56 Lợn Đực 68.013 0,25 69.586 0,25 74.641 0,26 Lợn Thịt 22.779.643 85,12 23.622.978 85,13 24.765.234 85,18 Tổng 26.761.578 100,00 27.751.010 100,00 29.075.314 100,00 Nguồn: Tổng cục thống kê (2016) Nước ta là một nước có kiểu khí hậu nhiệt đới, ở nhiều vùng khác nhau cũng có nhiều kiểu địa hình và tiểu khí hậu khác nhau. Với mỗi điều kiện khác nhau thì đàn lợn phân bố trong từng vùng cũng có sự khác nhau đáng kể. Dưới đây là bảng phân bố đàn lợn theo vùng sinh thái vào năm 2016. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 7 Bảng 1.4. Bảng phân bố đàn lợn theo vùng sinh thái năm 2016 Vùng sinh thái Số lượng lợn (con) Tỷ lệ (%) Đồng bằng sông Hồng 7.414.398 25,50 Miền núi và Trung Du 7.175.528 24,68 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung 5.420.643 18,64 Tây Nguyên 1.903.281 6,55 Đông Nam Bộ 3.358.493 11,55 Đồng bằng sông Cửu Long 3.802.971 13,08 Tổng cả nước 29.075.314 100,00 Nguồn: Tổng cục thống kê (2016) Thông qua Bảng 1.4 cho chúng ta thấy số lượng đầu lợn phân bố không đồng đều, chỉ tập trung ở một số khu vực phát triển và có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển như: Đồng bằng sông Hồng 25,5%, Miền núi và Trung Du 24,68%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung 18,64%, Đồng bằng sông Cửu Long 13,08%. Cơ cấu nguồn giống Ngành chăn nuôi lợn của Việt nam hiện nay sử dụng nguồn giống lợn ngoại là chủ yếu, trong đó bao gồm cả giống lợn ngoại thuần (52,83%) và giống ngoại lai (47,17%). Năm 2014 có tổng đàn lợn là 26,7 triệu con. Bảng 1.5. Cơ cấu chủng loại giống lợn tại các cơ sở sản xuất giống lớn (%)* Chủng loại giống Tỷ lệ so với chủng loại (%) Tỷ lệ so với tổng đàn (%) Lợn ngoại 100,00 92,93 Ngoại thuần 52,83 49,09 Ngoại lai (ngoại lai ngoại) 47,17 43,83 Lợn lai (nội lai ngoại) 100,00 5,62 Móng cái lai ngoại 97,10 5,46 Nội lai ngoại khác 2,90 0,16 Lợn nội 100,00 1,45 Móng Cái 83,43 1,21 Nội khác 16,57 0,24 Nguồn: Viện Chăn nuôi năm (2014) *Ghi chú: Cơ cấu giống không bao gồm lợn giống được sản xuất trong các nông hộ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 8 Tỷ lệ giống lợn nội và lợn nội lai chiếm khoảng 7% so với tổng đàn lợn của cả nước. Trong đó, giống lợn được sử dụng phổ biến nhất vẫn là giống lai giữa lợn Móng Cái và giống lợn ngoại nhập. Theo thống kê của Viện Chăn nuôi (2014), cả nước hiện có khoảng 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nước). Hệ thống sản xuất giống lợn hiện nay được quản lý theo hai hình thức: Sơ đồ hình tháp 4 cấp, và Sơ đồ hình tháp 3 cấp. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 4 cấp: là hình thức chăn nuôi hướng tới sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu giống - nuôi dưỡng - chế biến - thị trường. Từ 1 trại cụ kị (GGP) thường có 5 - 6 giống gốc ban đầu, theo phả hệ ghép đôi giao phối, nhân tiếp 5 - 7 trại giống cấp ông bà (GP) - và tiếp đến nhân giống sang cấp giống bố mẹ (PS). Trại lợn để nuôi thương phẩm là cấp cuối cùng đang hình thành và phát triển nhanh. Trong trường hợp sản xuất ổn định, lợn nái GGP thường duy trì ở mức 10% số lợn nái GP, và tương tự lợn nái GP duy trì mức 10% lợn nái PS. Lợn thịt thương phẩm của hệ thống chăn nuôi này có đặc điểm chất lượng đồng nhất, tích hợp tối ưu công thức lai 4 - 5 máu từ giống cụ kị ban đầu. Hiện nay, ở Việt Nam đã có khoảng 4 chuỗi sản xuất theo mô hình 4 cấp này, trong đó Công ty CP. Group có 2 chuỗi, Japfa Hypor và Choice Genetic (của Grimaud-Guyomarch INVIVO) mỗi công ty có 1 chuỗi. Ngoài ra còn có một số trang trại giống cụ kị (GGP) chưa khép kín theo chuỗi hoàn chỉnh 4 cấp như Viện Chăn nuôi, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam, Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai (DOFICO) và một số trại GGP của các doanh nghiệp tư nhân với qui mô nhỏ hơn. Theo Quyết định 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 thì chăn nuôi lợn cần phải phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng. Định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2016 đến năm 2020 của nước ta cũng đã chỉ rõ, phải từng bước tái cơ cấu ngành, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại. Duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng. Khuyến khích chuyển dịch dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao (vùng đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (vùng trung du, miền núi), hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư. Ưu tiên phát triển chăn nuôi lợn lai ngoại. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 9 Đến năm 2020, đưa tỷ lệ đàn lợn ngoại và lợn lai ngoại chiếm trên 75% trong cơ cấu đàn lợn. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân 4 – 5 %/năm tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 28%/năm. Kế hoạch phát triển đàn lợn đến năm 2020 đạt 28,7 triệu con, tổng đàn lợn nái khoảng 3,0 đến 3,5 triệu con. Sản lượng thịt lợn hơi đạt 4,2 triệu tấn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất khẩu đạt 1 triệu tấn. Các loại hình chăn nuôi Ngành chăn nuôi Việt Nam tăng trưởng nhanh và chuyển từ quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ sang hộ và trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Số lượng hộ chăn nuôi nhỏ giảm nhanh do gặp nhiều rủi ro dịch bệnh, bị cạnh tranh bởi hộ chăn nuôi có quy mô lớn và không được hưởng các chính sách ưu đãi. Hơn nữa chăn nuôi nước ta ngày càng phụ thuộc hơn vào thị trường nước ngoài, nhập khẩu giống, nhập khẩu thức ăn, nhập khẩu thuốc thú y ngày càng tăng và chịu sự cạnh tranh gây gắt của sản phẩm thịt nhập khẩu. Hiện nay, ở Việt Nam có 4 loại hình chăn nuôi lợn, bao gồm: + Chăn nuôi nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn thấp, + Chăn nuôi thương mại quy mô nhỏ với mức độ an toàn vệ sinh tối thiểu kèm theo kết hợp vườn cây và ao cá theo mô hình Vườn-Ao-Chuồng, + Chăn nuôi thương mại quy mô lớn với mức độ vệ sinh an toàn cao, + Hợp tác xã hoặc tổ nhóm hợp tác chăn nuôi với mức độ an toàn vệ sinh trung bình hoặc khá tốt. Đặc điểm của các loại hình chăn nuôi lợn: Chăn nuôi quy mô nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn thấp có đặc điểm vốn ít, điều kiện chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường kém và thường có hiệu quả chăn nuôi thấp. Sử dụng giống địa phương hoặc giống lợn lai ngoại (giống địa phương lai với giống ngoại), đầu tư thấp với điều kiện chuồng trại thô sơ, tận dụng sản phẩm nông nghiệp, công tác phòng chống dịch bệnh sơ sài. Quy mô chăn nuôi của hộ có từ 1 – 2 con nái hoặc ít hơn 20 con lợn thịt. Ước tính loại hình chăn nuôi lợn này cung ứng ra thị trường khoảng 70% tổng sản lượng lợn thịt. Chăn nuôi thương mại quy mô nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn tối thiểu, có kèm ao cá có đặc điểm sử dụng giống lợn lai hoặc giống nhập ngoại, có mức đầu tư trung bình, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm ở mức độ tối thiểu. Quy mô chăn nuôi có từ 5 – 20 con nái hoặc ít hơn 100 con lợn thịt. Ước tính loại hình chăn nuôi lợn này cung ứng ra thị trường khoảng 15% tổng sản lượng lợn thịt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 10 Chăn nuôi thương mại quy mô lớn với mức độ vệ sinh an toàn cao có đặc điểm sử dụng giống nhập khẩu, dùng thức ăn công nghiệp, có hệ thống chuồng trại tốt, công tác phòng chống dịch bệnh thú y được thực hiện tốt. Quy mô chăn nuôi có từ 600 – 2.400 con nái hoặc có từ 500 – 10.000 con lợn thịt. Ước tính hình thức chăn nuôi này cung ứng ra thị trường khoảng 13% tổng sản lượng thịt lợn. Chăn nuôi lợn ở quy mô thương mại chủ yếu tập trung ở khu vực các tỉnh miền Bắc, Đông Nam Bộ. Thường các trang trại quy lớn này chủ yếu tham gia liên kết với các công ty lớn chuyên về chăn nuôi. Có hai hình thức liên kết thị trường đối với các hộ này, đó là chăn nuôi gia công cho công ty lớn hoặc chăn nuôi tự do. Với bất kể hình thức liên kết nào, các hộ chăn nuôi trang trại lớn đã áp dụng những qui trình kỹ thuật chăn nuôi hiện đại và hiệu quả kinh tế cao. Hợp tác xã hoặc tổ nhóm hợp tác chăn nuôi với mức độ an toàn vệ sinh trung bình hoặc khá tốt có đặc điểm sử dụng giống lợn lai hoặc giống ngoại nhập, giữa các hộ nông dân có chia sẻ kinh nghiệm, thức ăn hoặc lợi nhuận, chưa phát triển các hình thức thử nghiệm mới. Quy mô chăn nuôi có từ 20 – 50 con nái hoặc có 100 – 200 con lợn thịt. Ước lượng loại hình này cung ứng ra thị trường khoảng 2% tổng sản lượng thịt lợn. 1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn thịt 1.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay toàn bộ cơ thể con vật. Trong thực tế, sự sinh trưởng của lợn thịt được đánh giá như là sự tăng lên của khối lượng cơ thể theo thời gian. Sự sinh trưởng được phụ thuộc vào lượng thức ăn mà lợn được ăn vào hoặc tổng các chất dinh dưỡng lợn ăn vào. Để theo dõi các tính trạng sinh trưởng của vật nuôi cần định kỳ cân, đo các cơ quan bộ phận hay tổng cơ thể con vật. Đối với lợn, thường cân khi bắt đầu nuôi, kết thúc nuôi và từng tháng nuôi. Quá trình sinh trưởng của lợn luôn tuân theo những quy luật nhất định. Sinh trưởng tuyệt đối có đồ thị dạng parabol, sinh trưởng tương đối được tính bằng phần trăm tăng lên của khối lượng và có đồ thị dạng hyperbol, đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn từ khi thụ thai đến khi trưởng thành có thể diễn biến dưới dạng đường cong sigmoid. + Sinh trưởng tuyệt đối (Ai): là quá trình tăng trưởng về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể gia súc trong một đơn vị thời gian. Đơn vị tính là g/ngày hay kg/tháng. Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức: Vi – Vi - 1 Ai = ti – ti – 1 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 11 Trong đó: Ai: Sinh trưởng tuyệt đối Vi - 1: Khối lượng, kích thước ở thời kỳ đầu tương ứng với khoảng thời gian ti – 1 Vi: Khối lượng, kích thước ở thời kỳ tiếp theo tương ứng + Sinh trưởng tương đối (R%) là tỷ lệ phần trăm của khối lượng cơ thể hay kích thước các chiều đo tăng lên của lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước. Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức: V i – Vi - 1 Ri = x 100 0,5(Vi – Vi – 1) Trong đó: i = 1 … n Ri: Sinh trưởng tương đối Vi – 1: Khối lượng, kích thước ở thời kỳ đầu Vi: Khối lượng, kích thước ở thời kỳ tiếp theo. + Sinh trưởng tích lũy (Vi) là những số liệu cân đo về khối lượng, kích thước các bộ phận hoặc cơ thể gia súc bất cứ lúc nào để đại diện cho quá trình tích lũy trong quá trình sinh trưởng và phát dục. Ngoài ra, tốc độ sinh trưởng còn là yếu tố đánh giá hiệu quả chuyển hóa thức ăn thành thịt của vật nuôi, bởi vì thức ăn được vật nuôi sử dụng cho cả duy trì và sinh trưởng. Nếu một con lợn thịt sinh trưởng chậm thì nó sẽ phải gánh chịu phần duy trì bằng với con lợn thịt sinh trưởng nhanh, nhưng lại tạo ra ít sản phẩm hơn. Do đó, nếu nuôi lợn trong thời gian dài đến khi đạt gần hoặc vượt qua tuổi trưởng thành sẽ làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Thông thường, lợn được giết thịt ở 120 – 170 ngày tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 80 – 110 kg. 1.1.2.2. Sự phát triển các hệ thống trong cơ thể Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của lợn các tổ chức khác nhau được ưu tiên tích lũy khác nhau. Các hệ thống chức năng như: hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tuyến nội tiết được ưu tiên phát triển trước hết. Sau đó là bộ xương, hệ thống cơ bắp và cuối cùng là mô mỡ. Cùng với sự phát triển của cơ thể thì các tổ chức nạc, mỡ, xương cũng phát triển nhưng với tốc độ khác nhau. Trong đó, sự phát triển cơ bắp là thành phần tạo nên sản phẩm thịt lợn. Số lượng và kích thước các sợi cơ là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của lơn thịt, cũng như liên quan đến phẩm chất thịt. Quá trình sinh trưởng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2