intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nano đồng – silica đến sự sinh trưởng phát triển và khả năng kháng bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) của cây lúa

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

53
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm có: Đánh giá khả năng kháng nấm gây bệnh đạo ôn của các nồng độ nano đồngsilica trong điều kiện invitro. Đánh giá khả năng hạn chế bệnh đạo ôn của các nồng độ nano đồng - silica trong điều kiện nhà lưới. Đánh giá ảnh hưởng của nano đồng - silica đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây lúa và khả năng phòng trừ bệnh đạo ôn ở điều kiện đồng ruộng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nano đồng – silica đến sự sinh trưởng phát triển và khả năng kháng bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) của cây lúa

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được người khác công bố. Các kết quả nghiên cứu được tham khảo trong luận văn chúng tôi đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về luận văn này. Huế, ngày 5 tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Đỗ Thị Sen PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng tri ân và biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Thủy người đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn đến: Ban Giám Hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông lâm Huế đã truyền dạy kiến thức và định hướng giúp tôi chọn lựa đề tài phù hợp với chuyên môn và khả năng của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Khoa Nông học, Phòng thí nghiệm Bệnh cây, Bộ môn Bảo vệ thực vật, trường Đại học Nông Lâm Huế đã giúp tôi thực hiện thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và trong điều kiện nhà lưới. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Huế, ngày 5 tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Đỗ Thị Sen PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nano đồng – silica đến sự sinh trưởng phát triển và khả năng kháng bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) của cây lúa” nhằm mục đích xác định được khả năng kích thích sinh trưởng, phát triển cây lúa và hạn chế bệnh đạo ôn của nano đồng - silica để từ đó kết luận được nồng độ sử dụng có hiệu quả cao nhất đối với cây lúa. Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm có: - Đánh giá khả năng kháng nấm gây bệnh đạo ôn của các nồng độ nano đồng- silica trong điều kiện invitro. - Đánh giá khả năng hạn chế bệnh đạo ôn của các nồng độ nano đồng - silica trong điều kiện nhà lưới. - Đánh giá ảnh hưởng của nano đồng - silica đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây lúa và khả năng phòng trừ bệnh đạo ôn ở điều kiện đồng ruộng. Qua các nội dung nghiên cứu cho thấy: - Trong điều kiện invitro: + Nano đồng - silica ở nồng độ 100 ppm có hiệu lực ức chế sinh trưởng của sợi nấm Pyricularia oryzae cao nhất sau nuôi cấy 3 và 5 ngày lần lượt là 100% và 88,13%. + Nano đồng - silica ở nồng độ 80 và 100 ppm có khả năng ức chế sự hình thành bào tử nấm đạo ôn tốt nhất với số lượng bào tử nấm được hình thành là 7,56 x104 bào tử/ml và 0 bào tử/ml so với đối chứng là 94,53x104 bào tử/ml. - Trong điều kiện nhà lưới, xử lý nano đồng - silica với nồng độ 80 và 100ppm ở thời điểm 1 ngày trước khi lây bệnh có khả năng làm giảm tỷ lệ bệnh từ 70,8% đến 72,92% và làm giảm chỉ số bệnh từ 66,4% đến 68,1%. - Ở điều kiện ngoài đồng ruộng, nano đồng – silica nồng độ 100 ppm có khả năng hạn chế bệnh đạo ôn phát triển tương đương với thuốc hoá học Filia 525SE. - Nano đồng – silica 100ppm không có khả năng kích thích tăng trưởng chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh nhưng có khả năng làm tăng tỷ lệ hạt chắc/bông, do đó làm tăng năng suất lý thuyết và năng suất thực tế. - Nano đồng – silia không gây độc đối với cây lúa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................. 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN...................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................... 3 1.1.1. Giới thiệu về nấm bệnh đạo ôn lúa và biện pháp phòng trừ....................................... 3 1.1.2. Giới thiệu vật liệu nano và nano đồng ........................................................................ 9 1.1.3. Cơ chế kháng khuẩn của nano đồng.......................................................................... 9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................... 11 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI... 13 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về cây lúa .............................................................................. 13 1.3.2. Tình hình nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa ............................................................... 20 1.3.3. Nghiên cứu ứng dụng nano trong kích thích sinh trưởng phát triển cây trồng ...... 266 1.3.4. Nghiên cứu ứng dụng nano trong bảo vệ thực vật ................................................. 299 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................33 2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 333 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 333 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 333 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 333 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 333 2.3.1. Phương pháp phân lập lại và nhân số lượng nấm đạo ôn ....................................... 333 2.3.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của nồng độ nano đồng - silica khác nhau đến sự sinh trưởng và sự hình thành bào tử của nấm P. oryzae .......................................................... 344 2.3.3. Thử nghiệm khả năng hạn chế bệnh đạo ôn của nano đồng - silica trong điều kiện nhà lưới ................................................................................................................... 355 2.3.4. Thử nghiệm ảnh hưởng của nano đồng - silica đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cây lúa và khả năng hạn chế bệnh đạo ôn ở ngoài đồng ruộng ........................................ 366 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 41 3.1. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU THỜI TIẾT .......................................................................... 41 3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ NANO ĐỒNG – SILICA ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA NẤM PYRICULARIA ORYZAE ........................................................................... 42 3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ NANO ĐỒNG – SILICA ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BÀO TỬ CỦA NẤM PYRICULARIA ORYZAE ....................................... 45 3.4. KHẢ NĂNG HẠN CHẾ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA CỦA NANO ĐỒNG – SILICA TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI ...................................................................... 46 3.5. ẢNH HƯỞNG CỦA NANO ĐỒNG – SILICA ĐẾN MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY LÚA ............................................................................................................... 47 3.5.1. Ảnh hưởng của nano đồng – silica đến bệnh đạo ôn ................................................ 47 3.5.2. Ảnh hưởng của nano đồng – silica đến bệnh khô vằn.............................................. 50 3.6. ẢNH HƯỞNG CỦA NANO ĐỒNG – SILICA ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY LÚA..................................................................... 51 3.6.1. Ảnh hưởng của nano đồng - silica đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa ............. 51 3.6.2. Ảnh hưởng của nano đồng - silica đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa ............. 56 3.7. MỨC ĐỘ ĐỘC CỦA NANO ĐỒNG – SILICA ĐẾN CÂY LÚA ........................... 59 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật COS : Chitosan oligosaccharid TLB : Tỷ lệ bệnh CSB : Chỉ số bệnh NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực tế P. oryzae : Pyricularia oryzae C.Gloeosprioides : Colletotrichum gloeosprioides PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam thời kỳ 2005-2015.............. 15 Bảng 1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm ........................................ 17 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Quảng Nam từ năm 2010-2015 ............. 18 Bảng 1.4. Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn trên toàn quốc. .................................................... 22 Bảng 1.5. Diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn tại Quảng Nam qua các năm (2012-2016).... 24 Bảng 3.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2018 tại Quảng Nam .................... 411 Bảng 3.2. Hiệu lực ức chế của nano đồng - silica đến đến sinh trưởng của nấm P.oryzae nuôi cấy trên môi trường PDA ......................................................................................... 422 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nano đồng - silica đến sự hình thành bào tử nấm Pyricularia oryzae .......................................................................................................... 455 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nano đồng- silica đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh đạo ôn trên cây lúa trong nhà lưới.............................................................................................................. 466 Bảng 3.5. Diễn biến Bệnh đạo ôn trên các công thức thí nghiệm .................................... 488 Bảng 3.6. Diễn biến bệnh khô vằn ở các công thức thí nghiệm ......................................... 50 Bảng 3.7. Diễn biến chiều cao cây trên các công thức thí nghiệm................................... 533 Bảng 3.8. Khả năng đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm........................................... 544 Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí nghiệm... 577 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nano đồng –silica đến cây lúa .............................................. 599 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bào tử và cành bào tử nấm đạo ôn (Sharma, 1998) ............................................. 3 Hình 1.2. Cơ chế kháng khuẩn của nano đồng................................................................... 10 Hình 1.3. Sản lượng và diện tích trồng lúa gạo thế giới (FAO, 2015) ............................... 14 Hình 1.4. Năng suất lúa ở Việt Nam từ 2005 đến 2015 ..................................................... 16 Hình 1.5. Sản lượng lúa ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2015 ............................................. 16 Hình 1.6. Năng suất lúa ở Quảng Nam từ năm 2010 đến 2015 ......................................... 19 Hình 1.7. Sản lượng lúa ở Quảng Nam từ năm 2010 đến 2015 ......................................... 19 Hình 3.1. Hiệu lực ức chế của nano đồng - silica đến đến sinh trưởng của nấm P.oryzae nuôi cấy trên môi trường PDA ......................................................................................... 433 Hình 3.2. Ảnh hưởng của nano đồng - silica đến sinh trưởng P.oryzae nuôi cấy trên môi trường PDA ...................................................................................................................... 444 Hình 3.3. Ảnh hưởng của nano đồng - silica đến sinh trưởng P. oryzae sau 5 ngày nuôi cấy trên môi trường PDA ................................................................................................. 444 Hình 3.4. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh đạo ôn trên cây lúa sau khi xử lý phun nano đồng - silica ở các nồng độ khác nhau ......................................................................................... 477 Hình 3.5. Diễn biến bệnh đạo ôn ở các công thức thí nghiệm ......................................... 499 Hình 3.6. Diễn biến bệnh khô vằn ở các công thức thí nghiệm ....................................... 511 Hình 3.7. Diễn biến chiều cao cây của các công thức thí nghiệm.................................... 522 Hình 3.8. Khả năng đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm ........................................... 555 Hình 3.9. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các công thức thí nghiệm ........................................ 566 Hình 3.10. Số bông/m2 của các công thức thí nghiệm ..................................................... 577 Hình 3.11. Số hạt chắc/bông của các công thức thí nghiệm............................................. 588 Hình 3.12. Năng suất của các công thức thí nghiệm ........................................................ 599 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa (Oryza sative) là cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Sản lượng lúa gạo của toàn thế giới trong năm 2008 đạt 661 triệu tấn với tổng diện tích đất canh tác khoảng 150 triệu ha (FAO, 2009). Sản xuất lúa ở châu Á cung cấp khoảng 50% nhu cầu lương thực cho dân số thế giới ngày càng tăng (Garris và cs, 2005). Ở nhiều nước đang phát triển, an ninh lương thực phụ thuộc vào sản xuất lúa gạo (Khush, 2005). Pyricularia oryzae thuộc lớp nấm túi (ascomycete), là tác nhân gây bệnh đạo ôn, là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng nhất trên toàn thế giới (Ou, 1980). Tầm quan trọng của nó được nhấn mạnh bởi thực tế là khoảng một nửa dân số thế giới phụ thuộc vào sự cung cấp lượng calo chính của lúa gạo (Khush, 2005). Khi cây lúa bị nhiễm bệnh, tất cả các mô lá có thể bị nấm tấn công, đặc biệt là khi bệnh gây hại trên bông có thể dẫn đến mất hoàn toàn năng suất của lúa gạo. Thiệt hại trung bình khoảng 20 - 60%, ở những vùng nhiễm nặng, có thể mất hoàn toàn năng suất (Zeigler và cs, 1994). Thuốc trừ nấm là biện pháp chủ yếu thường được sử dụng để kiểm soát bệnh đạo ôn, tuy nhiên, sử dụng thuốc diệt nấm thường gây ra hiện tượng kháng thuốc, đồng thời dư lượng của thuốc còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường (Minh Tường Le và cs, 2010). Hiện nay, sử dụng công nghệ nano trong bảo vệ thực vật (BVTV) được xem là một trong những biện pháp mới được ứng dụng để kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh ở thực vật. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng các nano bạc, nano đồng, nano titan dioxit được sử dụng để bảo quản nông sản, kích thích sinh trưởng, phát triển của cây trồng, tăng khả năng phân hoá chồi, mầm hoa, kích thích nảy mầm, ra rễ, tăng khả năng đề kháng với một số loài nấm gây hại cây trồng (Shimosaka và cs, 1993; Suchada và cs, 2014). Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thành công các hợp chất nano để phòng trừ dịch hại trên cây trồng và được ứng dụng rộng rãi. Nano bạc được biết đến với một khả năng tiêu diệt nấm và vi khuẩn hại cây trồng rất hiệu quả, nó có thể phòng trừ được bệnh thối hạt và đạo ôn trên cây lúa do nấm Bipolaris sokoriniana và Pyricularia oryzae gây ra (Gerasimenko và cs, 2004). Nano Kẽm có PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 2 khả năng ức chế sự sinh trưởng và gây hại của nấm Penicilium expansum gây bệnh mốc xanh trên các nông sản phẩm sau thu hoạch (Abdel Mawgoud và cs, 2013). Nano titan dioxit được sử dụng để phòng trừ bệnh đốm lá trên cây lúa mì và cây ngô, cũng như hạn chế bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra (Mujeebur R. K. và Tanveer F. R., 2014). Oligochitosan-nano silica có khả năng ức chế nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt ở nồng độ 60-80 ppm trong cả 2 điều kiện invitro và nhà màng (Phạm Đình Dũng và cs, 2017)....Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Nam nói riêng, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong bảo vệ thực vật vẫn còn nhiều hạn chế. Biện pháp chủ yếu hiện nay trong phòng trừ dịch hại là sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nano đồng– silica đến sự sinh trưởng phát triển và khả năng kháng bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) của cây lúa. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Xác định được khả năng kích thích sinh trưởng, phát triển cây lúa và hạn chế bệnh đạo ôn của nano đồng – silica để từ đó kết luận được nồng độ sử dụng có hiệu quả cao nhất đối với cây lúa. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho nghiên cứu về ứng dụng công nghệ nano trong kích thích sinh trưởng, phát triển cây lúa và phòng trừ bệnh đạo ôn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nghiên cứu đánh giá được việc ứng dụng nano đồng – silica nhằm phục vụ canh tác lúa có hiệu quả. - Góp phần vào công tác phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa theo hướng an toàn nhằm đáp ứng được nhu cầu cung cấp nông sản sạch của thị trường. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Giới thiệu về nấm bệnh đạo ôn lúa và biện pháp phòng trừ * Hình thái Nấm bệnh đạo ôn có cành bào tử thường mọc thành chùm ở khí khổng, có 2-4 vách ngăn ngang, phần chân hơi phồng to và nhỏ dần về phía ngọn, có màu xanh hơi vàng hay màu xám nâu, nhạt màu dần về phía ngọn, một cành mang một hay nhiều bào tử (1-20). Cành bào tử có hình trụ thon dài, cong có thể đa bào song phần lớn đơn bào, không đâm nhánh, phía trên cành sinh ra bào tử phân sinh (conidi). Một cành bào tử có thể sinh ra 3-10 bào tử phân sinh. Khi thành thục bào tử ngắt ra để lại vết hằn trên cành (Vòng Bính Long và cs, 2009). Bào tử phân sinh có hình quả lê, 2 vách ngăn ngang, có khi 1-3 vách ngăn, không có màu hay có màu xanh nhạt, 19-23µm. Bào tử thường nảy mầm ở tế bào đầu hay gốc và tạo đĩa bám. Trong mỗi tế bào của khẩn ty hay bào tử có thể có một hay nhiều nhân, đa số là đơn nhân và chứa 2-6 nhiễm sắc thể. Quả nang bầu có thể tạo đơn hay thành cụm, mọc chìm trong mô cây, ngọn nhô ra khỏi mặt mô, có màu nâu sậm đến đen, đường kính phần chân của quả nang từ 30-600 μm (trung bình 180 μm), có các gai đệm dài bên trong. Nang hình trụ, vách dày, 8.5×70 μm. Nang bào tử trong suốt, hình liềm, 3 vách ngăn, 5x21 μm (Vũ Triệu Mân, 2001). Hình 1.1. Bào tử và cành bào tử nấm đạo ôn (Sharma, 1998) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 4 * Điều kiện phát sinh phát triển nấm bệnh Khuẩn ty phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28°C, sinh bào tử tốt nhất ở 28 °C. Ở nhiệt độ này bào tử sinh sản nhanh và giảm dần sau 9 ngày, trong khi nếu nhiệt độ 16, 20, 24°C bào tử chậm được sinh ra nhưng có chiều hướng gia tăng ngay cả sau 15 ngày. Trong nước nóng 50°C trong 13-15 phút bào tử nấm sẽ chết, nhưng nếu trong không khí khô ở 60°C, bào tử có thể sống đến 30 giờ. Bào tử nảy mầm tốt nhất ở 25-28°C. Trên mặt vết bệnh, bào tử chỉ được tạo ra khi ẩm độ không khí từ 93% trở lên, ẩm độ càng cao, tốc độ sinh sản càng nhanh. Bào tử nẩy mầm khi có lớp nước tự do hay ẩm độ không khí bão hòa. Trên bề mặt nước, 80% lượng bào tử có thể nẩy mầm được và sau 24 giờ có khả năng sinh sản được (Vũ Triệu Mân, 2001). Quá trình xâm nhập của nấm P. oryzae bắt đầu bằng sự nhiễm bào tử lên bề mặt của lá, sau đó bào tử nảy mầm trên bề mặt vật chủ, chất nhầy được tiết ra ở đỉnh bào tử, hình thành ống nảy mầm (Tucker S.L. và Talbot N.J., 2001). Phía đầu ống nảy mầm phình to lên như chiếc đĩa với đường kính ~ 5 mm, lớn hơn gấp 2 lần đường kính của sợi nấm và tạo thành sợi áp bám chặt vào bề mặt kí chủ (Nguyễn Lân Dũng, 1982; Kanzaki H và cs, 2002; Wei L. và cs, 2008). Từ sợi áp mọc ra sợi hút chọc thủng biểu bì và xâm nhập vào bên trong tế bào kí chủ. Khi xuyên vào tế bào cây chủ một số sợi hút không làm rách được màng nguyên sinh chất mà chỉ làm cho màng này lõm vào. Nhiều khi sợi mút phân ra khá nhiều nhánh bên trong tế bào để tăng diện tích hấp thu chất dinh dưỡng (Nguyễn Lân Dũng, 1982). Không giống như các loại nấm khác, sự xuất hiện của cấu trúc được gọi là giác mút sẽ được sử dụng trong quá trình phát triển khi xâm nhiễm vào tế bào vật chủ, nhưng đối với nấm P.oryzae, cấu trúc này được thay thế bởi hình thành sợi áp rồi phát triển thành sợi nấm (Naweed N. I. và cs, 1995; Lang N.T. và cs, 2008). Tế bào kí chủ ở giữa vết bệnh thường bị phá vỡ. Sau khi phá hoại nhu mô, một số sợi nấm xâm nhập và phát triển trong các bó mạch. Nấm P. oryzae có thể xâm nhiễm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng cây lúa (Amit K. R. và cs, 2001; Nguyen Thi Lang và cs, 2009). Sự xâm nhiễm từ tế bào bị tấn công đầu tiên đến các tế bào xung quanh thông qua các sợi liên bào giữa các tế bào. P.oryzae là nấm gây bệnh có lối sống dị dưỡng. Trong suốt thời kì dinh dưỡng, nấm có thể sinh trưởng bên trong phần tế bào chất cây chủ được bao bọc bên ngoài bởi màng tế bào (Chen D và PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 5 cs, 2010). Nấm bệnh có khả năng xâm nhiễm gây hại trên lá, đốt thân, cổ bông, nhánh gié và trên hạt. * Bệnh đạo ôn ở lúa Bệnh đạo ôn có thể gây hại suốt giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, từ giai đoạn mạ đến trổ chín. Bệnh gây hại ở các bộ phận khác nhau như trên cổ lá, lóng thân, cổ bông, nhánh gié và trên hạt. Thời kỳ mẫn cảm nhất vào lúc lúa con gái và trổ bông. - Vết bệnh trên lá mạ: lúc đầu hình bầu dục nhỏ, sau tạo thành hình thoi nhỏ hoặc dạng tương tự hình thoi, màu hồng hoặc màu nâu vàng. Khi bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cây mạ héo khô và chết. - Bệnh trên lá: Thông thường vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có màu xanh lục hoặc mờ vết dầu, sau chuyển dần sang màu xám nhạt. Kích thước vết bệnh tùy thuộc vào mức độ bị bệnh của lá và khả năng chống chịu của giống, bệnh nặng thì các vết bệnh phát triển nối liền nhau tạo thành mảng lớn hình dạng không cố định và làm cho toàn bộ phiến lá bị cháy khô. Sự phát triển tiếp theo của vết bệnh tùy thuộc vào phản ứng của giống nhiễm hay kháng. Trên giống nhiễm thì vết bệnh to, hình thoi, dài, màu nâu nhạt, đôi khi có quầng vàng nhạt xung quanh, phần giữa vết bệnh có màu nâu xám. Trên giống chống chịu, vết bệnh là những chấm nâu rất nhỏ, hình dạng không đặc trưng. Trên giống có phản ứng trung gian, vết bệnh có hình tròn hay hình bầu dục nhỏ, xung quanh vết bệnh có viền nâu. - Bệnh trên cổ bông, cổ gié, đốt thân và trên hạt: lúc đầu là một chấm nâu hay nâu đen sau đó lan dần, vết bệnh càng tiến triển về sau bao quanh đốt thân, cổ bông làm eo thắt lại. Vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm làm hạt bị lép lửng, bông lúa bị bạc trắng, nếu vết bệnh xuất hiện trễ khi hạt đã vào chắc thì xảy ra hiện tượng gãy cổ bông làm hạt lúa rơi rụng nhiều khi thu hoạch. Bệnh có thể biểu hiện ở các vết bệnh có hình dạng và kích thước khác nhau như to, nhỏ, tròn, bầu dục, hình thoi,…tùy thuộc vào phản ứng kháng bệnh và cảm nhiễm bệnh của các giống lúa khác nhau. Vết bệnh trên hạt thường không có hình dạng rõ rệt, chúng có màu nâu xám hoặc đen, nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Bệnh nặng ăn sâu vào trong làm cho hạt gạo bị thâm đen. Hạt giống nhiễm là nguyên nhân chủ yếu truyền bệnh từ vụ này sang vụ khác (Vũ Triệu Mân, 2001). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 6 * Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển bệnh đạo ôn Sự phát triển của bệnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đáng chú ý là nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, khí hậu, đất, phân bón, tuổi cây, tính kháng của từng giống (Vũ Triệu Mân, 2001). - Ảnh hưởng của nhiệt độ: Cây lúa dễ nhiễm bệnh nhất ở nhiệt độ vào khoảng 20 - 23 oC và kháng bệnh đạo ôn cao nhất nhiệt độ 32oC. Khả năng dễ nhiễm bệnh của cây lúa được giải thích là do cây lúa tích lũy nhiều đạm và quá trình silic hóa ở các tế bào tiến hành chậm ở nhiệt độ thấp. Bệnh phát triển nghiêm trọng trong điều kiện nhiệt độ ban ngày cao, nhưng ban đêm nhiệt độ lại xuống thấp. - Ảnh hưởng của ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng lên quá trình xâm nhiễm và phát triển của bệnh đạo ôn. Trên ruộng, ở những nơi râm và tối (gieo sạ dày), bệnh nặng hơn các chỗ khác. Mặt khác, trong điều kiện bóng râm sẽ tạo điều kiện cho các giai đoạn đầu của quá trình xâm nhiễm, nhưng sau đó bệnh phát triển trong điều kiện có đầy đủ ánh sáng. - Ảnh hưởng của ẩm độ không khí: Ẩm độ không khí ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của bệnh cũng được nhiều tác giả nghiên cứu.Khi ẩm độ không khí cao làm cho mặt lá lúa bị ướt nếu thời gian ướt kéo dài từ 12-15 giờ sự xâm nhập của nấm vào mô lá sẽ tăng hơn 30%. Ẩm độ của không khí và ẩm độ của đất có tác dụng lớn đến tính mẫn cảm của cây lúa đối với bệnh đạo ôn. Cây lúa thể hiện phản ứng mẫn cảm đối với bệnh đạo ôn khi được gieo trồng trên nền đất khô, thể hiện đặc tính chống chịu bệnh đạo ôn trung bình trên nền ẩm và chống chịu bệnh đạo ôn tốt trong điều kiện ngập úng (Kozaka T., 1979). - Ảnh hưởng của sương mù: Sương mù là một yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của nấm bệnh. Thời gian có sương mù càng dài thì bào tử nấm được phóng thích ra càng nhiều (Imura J., 1938). Trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp và ổn định thời gian có sương mù là yếu tố quan trọng nhất đến sự phát triển của bệnh đạo ôn (Kankanala P. và cs, 2007). Sau từ 6 - 8 giờ có sương là bắt đầu có sự xâm nhiễm của nấm bệnh vào lá lúa. Thời gian có sương mù là 3 giờ thì một vết bệnh có thể phóng thích ra là 160 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 7 bào tử, còn có sương trong 15 giờ thì số bào tử được phóng thích ra sẽ là 2600 (Padmavathi G và cs, 2005). - Ảnh hưởng của gió: Gió làm tăng tính nhiễm bệnh của cây lúa đối với bệnh đạo ôn. Gió thường là môi trường thuận lợi cho sự phát tán của bào tử nấm bệnh đạo ôn. Trong điều kiện tốc độ gió trung bình khoảng 3,5 m/s thích hợp nhất cho sự phát tán bào tử. Tuy nhiên tốc độ gió là 1 m/s thì số lượng bào tử nấm trong một đơn vị thể tích không khí là cao nhất, trên độ cao 2 m so với mặt đất. Vận tốc gió càng lớn thì mật độ bào tử nấm trong không khí càng giảm (Talbot N.J., 2003). - Ảnh hưởng đất đai: Bệnh phát triển nặng ở các chân ruộng trũng, khó thoát nước, lớp đất mặt nhiều mùn. Ở những vùng khí hậu ấm áp, bệnh đạo ôn phát triển nhiều trên lá ở các chân ruộng có đất sét nông, còn bệnh đạo ôn ở cổ gié thì phát sinh nhiều ở chân đất cát pha. Đất nhẹ và thiếu dinh dưỡng làm bệnh phát triển mạnh vì khả năng giữ nước của loại đất này kém. - Ảnh hưởng của phân bón: Phân bón đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong quá trình phát sinh phát triển của bệnh đạo ôn. Ba loại phân N - P- K đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát sinh bệnh nếu bón không cân đối. Thông thường bón dư thừa phân đạm làm cho thành vách tế bào mỏng làm tăng bệnh; Dư phân lân không thấy rõ ảnh hưởng lên bệnh; Tuy nhiên, nếu bón thêm phân lân trên vùng đất phèn sẽ hạn chế bệnh cháy lá rất rõ ràng. Phân kali có ảnh hưởng rất phức tạp trên sự phát triển của bệnh cháy lá; Bón dư thừa đạm và kali đều làm tăng bệnh; Bón đạm vừa phải kết hợp đủ lượng kali thì sẽ giảm bệnh rất rõ. Do đó, trong giai đọan sau trổ nếu ruộng bị nhiễm bệnh cháy lá họặc thối cổ bông thì không được bón thêm phân bón lá có nitrat kali (Vũ Triệu Mân, 2001). - Ảnh hưởng tuổi cây: Nấm có thể xâm nhiễm và gây bệnh cho lúa ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Tuy nhiên, tính mẫn cảm bệnh phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây, trong quá trình sinh trưởng cây lúa ở giai đoạn rất dễ nhiễm bệnh và thời kì cây lúa dễ nhiễm bệnh nhất ở vào lúc cây lúa ngừng đẻ nhánh để tích lũy vật chất chuẩn bị cho thời kì làm đòng, và giai đoạn trổ bông lúc bông lúa vừa mới thoát ra khỏi bẹ lá lúa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 8 - Ảnh hưởng của giống lúa: Ngoài những yếu tố khí hậu thời tiết, đất đai dinh dưỡng, đặc tính của giống lúa có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ phát sinhphát triển của bệnh ngoài đồng ruộng. Những giống nhiễm bệnh nặng (giống mẫn cảm) không những là điểm phát sinh đầu tiên mà còn là điều kiện bệnh lây lan gây lên dịch bệnh trên đồng ruộng. Giống lúa chống bệnh chứa nhiều polyphenon hơn ở giống lúa nhiễm bệnh (Wu J và cs, 2004). Trong giống lúa chống bệnh sẽ sản sinh ra hàm lượng lớn hợp chất Fitoalexin có tác dụng cản trở sự phát triển của nấm trong cây. Tính chống bệnh của cây lúa do 23 gen kháng đạo ôn đã được phát hiện và đồng thời phụ thuộc đặc điểm của giống lúa, nhìn chung các giống lúa cứng cây, chịu phân, ống rơm dày… là những giống có khả năng chống bệnh tốt. * Các biện pháp hạn chế bệnh đạo ôn trên lúa - Canh tác Bố trí thời vụ sao cho tránh được các tháng quá ẩm hay nhiều sương mù.Giữ ruộng luôn ngập nước. Không bón quá nhiều đạm, nhất là ammonium sulfata không phun lên lá, nên bón dưới 100 kg/N/ha. Không gieo sạ quá dày, không cấy sâu. Cấy sâu sẽ hạn chế sự phát triển của cây và sẽ dễ nhiễm bệnh. Dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại. - Sử dụng giống kháng Các kết quả nghiên cứu cho thấy có từ 1-3 cặp gene kiểm soát tính kháng đạo ôn và trong hầu hết các trường hợp, tính kháng là tính trội. Dựa vào tỷ lệ phân ly tính kháng ở cá tổ hợp lai, người ta cũng thấy nó phù hợp với thuyết gene đối gene (gene for gene). Cho đến nay người ta đã xác định được 23 gene kháng bênh đạo ôn trong các giống lúa, trong số này nhiều gene là allele. - Giống sạch bệnh Xử lý hạt giống bằng nước nóng 54°C hoặc xử lý bằng thuốc hóa học. - Biện pháp hóa học Khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng cần tiến hành phun thuốc trừ sớm và nhanh. Một số loại thuốc hóa học sử dụng để phòng trừ bệnh: Fuji-one (isoprothiolane): nội hấp, ức chế hình thành phosphatidylcholine, một thành phần PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 9 quan trọng của màng tế bào nấm, New Hinnosan (edifenphos): nội hấp, cơ chế giống Fuji-one, Kasai, Triozol (Lê Xuân Trường, 2010). Hiện nay, các thuốc Taiyou 20SC, Filia 525SE... đang được bà con nông dân sử dụng phổ biến để phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa. - Ứng dụng công nghệ nano Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thành công các hợp chất nano để phòng trừ dịch hại trên cây trồng và được ứng dụng rộng rãi. Chẳng hạn, nano bạc được biết đến với một khả năng tiêu diệt nấm và vi khuẩn hại cây trồng rất hiệu quả, nó có thể phòng trừ được đạo ôn trên cây lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra (Gerasimenko và cs, 2004). 1.1.2. Giới thiệu vật liệu nano và nano đồng Vật liệu nano là một trong những lĩnh vực nghiên cứu đỉnh cao trong thời gian gần đây. Nanomet là đơn vị đo kích thước chiều dài nhỏ nhất, mà tại đó những vật chất do con người tạo ra ở cấp độ nguyên tử và phân tử. Vật chất có đường kính từ 1 – 100nm gọi là hạt nano. Nano là một đơn vị đo lường quốc tế để chỉ đơn vị nhỏ gấp 109 hay 1.000.000.000 lần. 1 nanomét = 1 mét / 1.000.000.000 = 10-9 mét Trong công nghệ nano, nghiên cứu các hạt nano là một khía cạnh quan trọng. Tiêu biểu là các hạt nano kim loại như hạt nano Au, Ag, Pt, Cu,…Các hạt nano kim loại thể hiện những tính chất vật lý, hóa học, sinh học khác biệt và vô cùng quý giá, đặc biệt là tính diệt khuẩn. Hạt nano được sử dụng sớm và có nhiều ứng dụng trong việc kháng khuẩn là các hạt nano kim loại quý như vàng, bạc. Nhưng với chi phí tổng hợp tốn kém, giá thành cao thì việc sử dụng nano vàng, bạc trên một quy mô lớn là khó có thể thực hiện được. Trong khi đó đồng là một kim loại khá dồi dào, phổ biến, rẻ tiền và dễ tìm thấy trong tự nhiên. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các hạt nano đồng được chế tạo ra cũng mang những tính năng ưu việt không kém gì các hạt nano vàng, bạc, đặc biệt là tính diệt khuẩn. Chính vì vậy, hạt nano đồng đang là sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu. 1.1.3. Cơ chế kháng khuẩn của nano đồng Các hạt nano Đồng giải phóng liên tục các ion đồng, chính các ion đồng này tác động trực tiếp lên tế bào vi khuẩn theo các cơ chế đặc thù. Hoạt động giải phóng các PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 10 ion đồng này được tăng cường hơn khi các hạt nano Cu ở kích thước nhỏ và diện tích bề mặt lớn cho phép nó tương tác gần với các màng tế bào vi khuẩn. Hoạt động kháng khuẩn của nano đồng là do xu hướng của nó thay thế giữa dạng Cu[I] và dạng Cu[II]. Cu tạo nên các gốc hydroxyl liên kết với các phân tử DNA và tạo thành sự mất trật tự của cấu trúc xoắn ốc nhờ các liên kết ngang trong và giữa các axit nucleic. Các hạt nano đồng cũng làm hỏng các protein quan trọng nhờ liên kết với các nhóm carboxyl và amino sulfuahydryl của các axit amin. Điều này làm cho protein tạo enzyme không hiệu quả. Nó cũng gây cho các protein bề mặt tế bào không hoạt động, các protein này cần cho việc chuyển các vật chất đi qua màng tế bào, do đó ảnh hưởng lên sự bền vững của màng tế bào và các lipid màng tế bào. Các ion đồng bên trong tế bào vi khuẩn cũng ảnh hưởng đến các quá trình sinh học. Dựa trên tất cả những nghiên cứu này, có thể thấy ion Cu có ảnh hưởng lên protein và các enzyme trong các vi khuẩn và tạo cho Cu đặc tính kháng khuẩn. Tóm lại, có thể nói các nano đồng xâm nhập qua thành tế bào và tương tác với các cấu trúc nội bào nhờ kích thước hạt nhỏ và độ hoạt động bề mặt lớn, các hạt nano đồng tác động trực tiếp lên màng tế bào vi khuẩn và phá vỡ cấu trúc di truyền của tế bào vi khuẩn từ đó làm cho vi khuẩn mất sức sống. Hình 1.2. Cơ chế kháng khuẩn của nano đồng Như vậy nano đồng có thể ứng dụng làm các chế phẩm kháng nấm và vi khuẩn trên cây trồng rất hiệu quả (Đặng Thị Vân, 2017). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Ở Việt Nam, cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính và có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Là nước sản xuất lúa đứng thức 5 trên thế giới và là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 với sản lượng gạo bình quân hằng năm 4,5-5,0 triệu tấn, năm 2014 là 6,3 triệu tấn. Năng suất lúa đã và đang được cải thiện một cách đáng kể, năm 2000 năng suất bình quân cả nước 4,24 tấn/ha, đến năm 2014 năng suất bình quân đạt 5,34 tấn/hạ, điều này có được là nhờ chuyển đổi một phần diện tích lúa sản xuất không hiệu quả năng suất thấp qua các cây trồng khác và cơ bản là việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp vào trong sản xuất một cách rộng rãi hơn. Sản xuất thâm canh cao không ngừng gia tăng về năng suất và sản lượng tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn để tạo được sản xuất lúa gạo bền vững trước những thách thức biến đổi khí hậu (hạn, mặn, lũ lụt) và dịch hại (rầy nâu, đạo ôn, bạc lá…) liên tục trong những thập niên 1980 đến nay. Một số dịch hại chính xảy ra trên cây lúa hàng năm ước tính thiệt hại có thể lên đến 5-8%. Từ nhiều năm qua, dịch bệnh đạo ôn, bạc lá gây hại nặng trên nhiều vùng trồng lúa, rất nhiều giống lúa chủ lực đang bị nhiễm bệnh nặng trong sản xuất. Nhiều giải pháp được áp dụng có hiệu quả trong hạn chế sự gây hại của dịch bệnh tuy nhiên về lâu dài các biện pháp sử dụng giống kháng bền vững, công nghệ nano vẫn là giải pháp được tập trung nghiên cứu để phát triển một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường. Khí hậu miền Trung với đặc điểm nhiệt độ thấp, ẩm độ cao rất thích hợp cho các loài vi sinh vật gây bệnh hại lúa phát triển mạnh vì thế trong những năm gần đây, tình hình dịch hại gây hại trên cây lúa tại Quảng Nam diễn ra khá phức tạp, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn ngày càng tăng làm giảm sản lượng trầm trọng. Mỗi năm, khoảng 1.000 ha lúa của tỉnh Quảng Nam bị nhiễm bệnh. Năm 2016, diện tích nhiễm 1.050 ha, đạo ôn lá 750 ha, đạo ôn cổ bông 300 ha. Để phòng trừ các bệnh hại lúa, biện pháp chủ yếu hiện nay vẫn sử dụng thuốc hóa học. Việc lạm dụng thuốc hóa học ngày càng nhiều đã làm cho dịch hại có khả năng hình thành tính chống thuốc, hơn nữa nó còn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, các tồn dư của thuốc BVTV trong nông sản phẩm đã ảnh hưởng đến sức khỏe và tính PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 12 mạng con người. Do đó, ngày nay các biện pháp phòng trừ dịch hại thân thiện với môi trường được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Sử dụng công nghệ Nano trong BVTV được xem là một trong những biện pháp mới được ứng dụng để kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh ở thực vật. Các sản phẩm nano thường không độc, phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường. Chúng có thể ứng dụng trong nông nghiệp nhờ các hoạt tính sinh học như: kích thích sự nảy mầm và sinh trưởng thực vật, làm tăng hàm lượng chlorophyll, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây, làm giảm stress…. (Belanger và cs, 1995). Ngoài ra, chúng còn có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus… và được ứng dụng như là thuốc bảo vệ thực (Thurman và cs, 1989; Young và cs, 2009). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng nano Bạc, nano Đồng, nano Titan dioxit được sử dụng để bảo quản nông sản, kích thích sinh trưởng, phát triển của cây trồng, tăng khả năng phân hoá chồi, mầm hoa, kích thích nảy mầm, ra rễ, tăng khả năng đề kháng với một số loài nấm gây hại cây trồng (Shimosaka và cs, 1993, Suchada và cs, 2014). Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thành công các hợp chất nano để phòng trừ dịch hại trên cây trồng và được ứng dụng rộng rãi. Nano Bạc được biết đến với một khả năng tiêu diệt nấm và vi khuẩn hại cây trồng rất hiệu quả, nó có thể phòng trừ được bệnh thối hạt và đạo ôn trên cây lúa do nấm Bipolaris sokoriniana và Pyricularia oryzae gây ra (Gerasimenko và cs, 2004). Nano Kẽm có khả năng ức chế sự sinh trưởng và gây hại của nấm Penicilium expansum gây bệnh mốc xanh trên các nông sản phẩm sau thu hoạch (Abdel Mawgoud và cs, 2013). Nano Titan dioxit được sử dụng để phòng trừ bệnh đốm lá trên cây lúa mì và cây ngô, cũng như hạn chế bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra (Mujeebur và Tanveer, 2014). Oligochitosan đã được sử dụng để phòng trừ nấm bệnh nấm gây thối Alternaria alternata trên táo ở Trung Quốc (Yan và cs, 2011). Sử dụng nano mang lại hiệu quả cao trong phòng trừ các bệnh hại trên cây ăn quả, cây lương thực, trong đó có cây lúa. Đây là hướng đi đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Nam nói riêng, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong canh tác, BVTV vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn đó, nghiên cứu này sẽ ứng dụng công nghệ nano trong kích thích sinh trưởng phát triển và phòng trừ bệnh đạo ôn trên cây lúa ở Quảng Nam. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2