Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh Quảng Bình
lượt xem 7
download
Mục đích của đề tài nghiên cứu là đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến hiệu quả kinh tế và một số tính chất hóa học trên đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên trồng lạc tại tỉnh Quảng Bình. Đề xuất được liều lượng lưu huỳnh thích hợp cho một số giống lạc đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, cải thiện độ phì đất tại tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh Quảng Bình
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN VƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG LƯU HUỲNH ĐẾN MỘT SỐ GIỐNG LẠC TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 8.62.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HOÀNG THỊ THÁI HÒA HUẾ - NĂM 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh Quảng Bình” là do tôi thực hiện không sao chép của ai, tất cả các số liệu thu thập đều từ thực nghiệm, qua xử lý thống kê không có số liệu sao chép, không trùng với kết quả của tác giả nào công bố. Trong đề tài sử dụng một số dẫn liệu của một số tác giả khác, tôi xin phép tác giả được trích dẫn để bổ sung luận văn của tôi. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Huế, tháng 08 năm 2018 Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Văn Vương PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Huế, quý thầy cô giáo trong Khoa Nông học và Bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ dạy, trang bị cho tôi những nền tảng kiến thức vô cùng quý báu. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS. TS. Hoàng Thị Thái Hòa người đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình về chuyên môn, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo thôn Thuận Trạch, UBND xã Mỹ Thủy, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do giới hạn về thời gian, mà khối lượng kiến thức là vô hạn, trình độ chuyên môn và kiến thức thực tế còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô giáo cùng bạn đọc đóng góp ý kiến luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô giáo cùng các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 08 năm 2018 Học viên thực hiện Nguyễn Văn Vương PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất lạc tại tỉnh Quảng Bình thấp là do áp dụng các biện pháp kỹ thuật chưa hợp lý, trong đó việc sử dụng giống và phân bón cũng là một nguyên nhân. Các nghiên cứu về phân bón đối với cây lạc từ trước đến nay chủ yếu tập trung vào đạm, lân và vôi, còn ít các nghiên cứu về lưu huỳnh cho cây lạc. Mục đích của đề tài nghiên cứu này là xác định được liều lượng lưu huỳnh hợp lý cho hai giống lạc L14 và SVL1 ở tỉnh Quảng Bình nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, cải thiện hàm lượng S trong đất. Phương pháp nghiên cứu gồm: bố trí công thức thí nghiệm có 8 công thức trên 2 giống lạc và 4 liều lượng lưu huỳnh, 3 lần nhắc lại, theo kiểu ô lớn, ô nhỏ (split - plot). Thí nghiệm thực hiện tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong vụ xuân 2018 trên đất phù sa không được bồi. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dỏi theo quy chuẩn Việt Nam cho cây lạc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về số lượng nốt sần, liều lượng lưu huỳnh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu nốt sần của hai giống lạc, đặc biệt là giai đoạn đâm tia số lượng nốt sần có sự chênh lệch đáng kể. Số lượng, khối lượng nốt sần giai đoạn đâm tia ở mức bón 45 kg S/ha là cao nhất 127,10 nốt sần/cây và 321,7 mg trên giống lạc L14; 126,50 nốt sần/cây và 304,3 mg trên giống lạc SVL1 đồng thời ở mức bón này sinh khối khô của cây lạc đạt lớn nhất ở các giai đoạn và các liều lượng lưu huỳnh khác đều ảnh hưởng đến sinh khối tươi và khô của cây. Tổng thời gian ra hoa của lạc không chịu nhiều ảnh hưởng của mức bón lưu huỳnh cao hay thấp. Tuy nhiên, khi tăng liều lượng lưu huỳnh thì tổng số hoa/cây và tỷ lệ hoa hữu hiệu tăng lên. Bón phân với công thức 30; 45 kg S/ha cho năng suất thực thu đạt cao nhất là 3,04; 3,10 tấn/ha và lãi ròng so với đối chứng đạt cao nhất là 12.570.000 (đ/ha). Ở mức bón 120 kg K20/ha + 45 kg S/ha hàm lượng kali tổng số và hàm lượng lưu huỳnh trong cây cao nhất đạt 2,32% và 0,35%. Cũng ở mức bón này hàm lượng dinh dưỡng trong đất trước và sau thí nghiệm là cao nhất, kali tổng số (0,27%), kali trao đổi (0,05 lđl/100g) và hàm lượng lưu huỳnh (0,050 mg/kg). Như vậy có thể sử dụng mức phân bón 8 tấn phân chuồng + 500 kg vôi + 40 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha + 30 kg S/ha trên đất phù sa không được bồi thường xuyên tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và những nơi có điều kiện đất đai và khí hậu tương đồng tại tỉnh Quảng Bình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ x MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................... 4 1.1.1. Vai trò của cây lạc ............................................................................................. 4 1.1.2. Vị trí của cây lạc trong hệ thống cây trồng......................................................... 8 1.1.3. Dinh dưỡng khoáng của cây lạc ......................................................................... 9 1.1.4. Biện pháp chọn tạo giống cây trồng ................................................................. 13 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 14 1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới .................................................................. 14 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam và tỉnh Quảng Bình .................................... 17 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ........... 20 1.3.1. Các nghiên cứu về giống lạc ............................................................................ 20 1.3.2. Các nghiên cứu về bón lưu huỳnh cho lạc ........................................................ 22 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 27 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 27 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 27 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 27 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 28 2.3.1. Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng ................................ 28 2.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................................... 29 2.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm .................................................... 31 2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 32 2.4. Diễn biến khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm ......................................... 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 35 3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG LƯU HUỲNH ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LẠC ....................................................................................... 35 3.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lạc ............................................... 35 3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến diện tích lá, chỉ số diện tích lá (LAI) trên trên cây lạc qua các giai đoạn ............................................................................ 37 3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến số lượng nốt sần trên cây lạc qua các giai đoạn.................................................................................................................... 40 3.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến khối lượng nốt sần trên cây lạc qua các giai đoạn ............................................................................................................. 43 3.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến khối lượng tươi và khô của lạc qua các giai đoạn.................................................................................................................... 45 3.1.6. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến đặc tính ra hoa của cây lạc.............. 48 3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG LƯU HUỲNH ĐẾN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT HAI GIỐNG LẠC .................................. 50 3.2.1. Tổng số quả trên cây ........................................................................................ 52 3.2.2. Về số quả chắc/cây........................................................................................... 52 3.2.3. Về tỷ lệ nhân .................................................................................................... 53 3.2.4. Khối lượng 100 quả ......................................................................................... 53 3.2.5. Về năng suất lý thuyết (NSLT) .......................................................................... 54 3.2.6. Về năng suất thực thu (NSTT) .......................................................................... 54 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LẠC ............................................. 55 3.3.1. Hiệu suất của phân lưu huỳnh đối với cây lạc .................................................. 55 3.3.2. Hiệu quả kinh tế ............................................................................................... 56 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 61 4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 61 4.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 63 PHỤ LỤC .................................................................... Error! Bookmark not defined. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ đ/c Đối chứng FAO Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ICRISAT Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng Nhiệt đới bán khô hạn IFA Hiệp hội phân bón quốc tế K Kali KHKT Khoa học kỹ thuật N Đạm NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu P Lân P100 quả Khối lượng 100 quả PTNT Phát triển nông thôn S Lưu huỳnh TGST Thời gian sinh trưởng Tmax Nhiệt độ cao nhất Tmin Nhiệt độ thấp nhất Ttb Nhiệt độ trung bình Ttb max Nhiệt độ trung bình cao Ttb min Nhiệt độ trung bình thấp U Độ ẩm không khí Umin Độ ẩm không khí thấp nhất Utb Độ ẩm không khí trung bình PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Thành phần dinh dưỡng của thân lá lạc một số loại cỏ chăn nuôi 1.1 5 khác Thành phần dinh dưỡng của cám gạo và cám vỏ quả lạc so % 1.2 5 trọng lượng khô 1.3 Khả năng cố định nitơ của cây lạc và một số cây họ đậu chính 7 1.4 Lượng dinh dưởng khoáng cây lạc hấp thu 9 1.5 Dinh dưỡng cây lạc hút ở các thời kỳ 10 1.6 Lượng dinh dưởng cây lạc hút để tạo 1 tấn củ 11 1.7 Danh sách 10 quốc gia hàng đầu sản xuất lạc năm 2015 15 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế 1.8 16 giới Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam từ năm 2010- 1.9 19 2014 1.10 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Quảng Bình từ 2015-2017 20 2.1 Kết hợp các công thức thí nghiệm 28 2.2 Tình hình thời tiết, khí hậu vụ xuân năm 2018 33 Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến thời gian sinh trưởng, 3.1 36 phát triển của hai giống lạc qua các giai đoạn Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến diện tích lá và chỉ số 3.2 38 diện tích lá trên hai giống lạc qua các giai đoạn Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến số lượng nốt sần trên 3.3 41 hai giống lạc qua các giai đoạn Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến khối lượng nốt sần trên 3.4 43 hai giống lạc qua các giai đoạn Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến khối lượng sinh khối 3.5 46 tươi, khô (tấn/ha) của hai giống lạc qua các giai đoạn 3.6 Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến thời gian ra hoa, tổng 49 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix số hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu của hai giống lạc Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến năng suất và các yếu tố 3.7 52 cấu thành năng suất hai giống lạc 3.8 Hiệu suất của phân lưu huỳnh đối với vây lạc 55 3.9 Hiệu quả kinh tế của bón phân lưu huỳnh cho cây lạc 57 Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số tính chất hóa 3.10 58 học của đất sau thí nghiệm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến khối lượng nốt sần trên 3.1 43 cây lạc tại giai đoạn thu hoạch Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến số lượng nốt sần trên 3.2 45 cây qua các giai đoạn Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến tổng số hoa và số lượng 3.3 50 hoa hữu hiệu của cây lạc Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến số quả chắc/cây và tổng 3.4 53 số quả trên cây 3.5 Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến năng suất thực thu 55 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Lạc (Arachis hypogaea. L) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, hạt lạc từ lâu đã được sử dụng làm thực phẩm cho con người và là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Hạt lạc có hàm lượng dầu cao (dầu thô từ 40 - 60%), trong thành phần sinh hóa của hạt lạc còn có protein thô (26 - 34%), gluxit (6 - 22%), cellulose (2 - 4,5%) [17]. Bên cạnh việc cho hiệu quả kinh tế cao, lạc còn là cây trồng có vai trò cải tạo đất nhờ các vi khuẩn nốt sần cộng sinh ở rễ, đồng thời thành phần dinh dưỡng trong thân lá lạc cũng cao hơn nhiều một số loại phân hữu cơ khác, đặc biệt là đạm (trong thành phần của thân lá lạc có 4,45% N, thân lá cây phân xanh có 3,30% N, phân chuồng có 1,80% N) [13]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất lạc tại tỉnh Quảng Bình thấp là do áp dụng các biện pháp kỹ thuật chưa hợp lý, trong đó việc sử dụng phân bón cũng là một nguyên nhân. Việc bón phân cho cây lạc phần lớn tùy thuộc vào trình độ thâm canh và khả năng đầu tư vốn của nông hộ. Nhìn chung, việc sử dụng phân bón còn mất cân đối và chưa thực sự hợp lý. Quy trình bón phân cho cây lạc tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình phần lớn dựa vào quy trình chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chưa có những nghiên cứu cụ thể để có cơ sở khoa học chắc chắn. Hơn nữa, quy trình bón phân được thống nhất chung cho toàn tỉnh, không tính đến các điều kiện đất đai, vùng sinh thái, điều kiện canh tác và các yếu tố khác. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến năng suất lạc của tỉnh Quảng Bình. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất lạc tại tỉnh Quảng Bình, nghiên cứu một chế độ phân bón cân đối bao gồm cả các nguyên tố đa lượng, lượng và vi lượng đối với cây lạc là cần thiết. Giống là yếu tố quyết định hàng đầu về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Chọn giống có hiệu quả và giải quyết mối quan hệ giữa các tính trạng trong cơ thể và cơ thể với môi trường, đảm bảo có năng suất ổn định, chất lượng tốt, chịu sâu bệnh khá. Trong những thập niên qua, nhờ các biện pháp lai tạo, xử lý đột biến tạo đa bội thể và chọn lọc, các nhà nông học đã có nhiều thành công trong việc chọn tạo ra những giống lạc có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh góp phần tăng năng suất đáng kể. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Tuy nhiên các giống cây trồng có tính khu vực rất cao đối với các vùng sinh thái nhất định. Một giống được đánh giá là tốt ở vùng này, nhưng tỏ ra không thích hợp với nơi khác. Do đó, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chọn tạo giống, khảo nghiệm, so sánh và đánh giá để tìm ra giống lạc mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt thích hợp với từng vùng sinh thái khác nhau. Ở Việt Nam, đất nông nghiệp đã có hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí có thể thấy cân bằng âm về S diễn ra khá phổ biến. Các nghiên cứu về phân bón đối với cây lạc từ trước đến nay chủ yếu tập trung vào đạm, lân và vôi, còn ít các nghiên cứu về lưu huỳnh cho cây lạc. Xuất phát từ vấn đề trên nên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc ở tỉnh Quảng Bình” để làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Xác định được liều lượng lưu huỳnh hợp lý cho một số giống lạc ở tỉnh Quảng Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lạc tại tỉnh Quảng Bình. - Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến hiệu quả kinh tế và một số tính chất hóa học trên đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên trồng lạc tại tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất được liều lượng lưu huỳnh thích hợp cho một số giống lạc đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, cải thiện độ phì đất tại tỉnh Quảng Bình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất liều lượng phân lưu huỳnh trong quy trình sản xuất lạc vừa đảm bảo được năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 - Làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tương tự khác tại tỉnh Quảng Bình nói riêng và các tỉnh khác có điều kiện sinh thái tương tự. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá đúng được liều lượng phân lưu huỳnh trong thâm canh lạc. Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón chứa lưu huỳnh hợp lý cho cây lạc để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. - Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất lạc tại tỉnh Quảng Bình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Vai trò của cây lạc - Vai trò của lạc đối với dinh dưỡng con người: Đối với cây lạc, bộ phận con người sử dụng là hạt. Giá trị dinh dưỡng chủ yếu của hạt lạc mà con người sử dụng đó là lipit và protein. So với một số loại cây thực phẩm được trồng phổ biến ở Việt Nam (đậu tương, vừng, đậu xanh) thì hàm lượng lipit có trong hạt lạc là (40 - 60%) cao hơn vừng (45 - 54%), cao hơn nhiều so với đậu tương (12 - 24%) và đậu xanh (1,5 - 4%); hàm lượng protein trong lạc (26 - 34%) chỉ đứng sau đậu tương (40 - 50%), cao hơn đậu xanh (22 - 25%) và vừng (16 - 18%). Trong thành phần của dầu lạc axit béo chưa no chiếm khoảng 80% (axit oleic từ 39 - 65,7%, axit linoleic từ 17 - 38%) và 20% còn lại là axit béo no. Trong dầu lạc, tỷ lệ axit oleic/axit linoleic biến động trong khoảng 1,2 đến 2, tỷ lệ này càng cao thì dầu càng dễ bảo quản. Với thành phần dinh dưỡng và tính chất đó, dầu lạc là loại dầu thực phẩm được cơ thể người hấp thu tốt. Ngoài ra trong thành phần của dầu lạc còn chứa cacbua hydro thơm, mặc dù có hàm lượng không đáng kể (1,8 mg/tấn dầu) nhưng nó làm cho các sản phẩm chế biến từ dầu lạc có hương vị đặc biệt, rất hấp dẫn. Trong thành phần protein của lạc, 2 loại Arachin và Conarachin chiếm khoảng 90 - 95%, trong protein của lạc có đầy đủ 8 loại axit amin không thể thay thế. Về mặt năng lượng, trong 100 gam hạt lạc cung cấp cho con người 590Cal, lượng Cal này cao hơn rất nhiều một số thực phẩm thông dụng khác (đậu tương là 411, gạo tẻ là 353, thịt lợn nạc là 286, trứng vịt là 189, cá chép là 99). Do có giá trị dinh dưỡng cao, nên hạt lạc từ lâu đã được con người sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng. Hạt lạc có thể ăn trực tiếp (luộc quả, rang, nấu canh …) hoặc có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau như kẹo lạc, bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc …., hoặc ép dầu để làm dầu ăn và khô dầu để làm nước chấm và các mặt hàng thực phẩm khác. - Vai trò của cây lạc trong chăn nuôi: Giá trị sử dụng làm thức ăn cho gia súc của cây lạc được đánh giá thông qua hàm lượng khô dầu lạc, thân lá làm thức ăn xanh và việc tận dụng phế liệu từ lạc làm thức ăn cho gia súc. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Trong thành phần dinh dưỡng của một số khô dầu thực vật thường được dùng trong chăn nuôi (khô lạc, khô đậu tương, khô dầu bông, khô cải dầu, khô dầu lanh) thì khô lạc có hàm lượng protein cao nhất (50,8%) và cao gấp 2,07 lần khô dầu bông (24,5%). Ngoài ra, với năng suất chất xanh sau khi thu hoạch quả khoảng 5 - 15 tấn/ha, thân lá lạc cũng là nguồn thức ăn quan trọng trong chăn nuôi đại gia súc. Bởi vì, thành phần dinh dưỡng trong thân lá lạc cũng không kém các loại cỏ thông dụng thường dùng trong chăn nuôi trâu, bò và gia súc khác. Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của thân lá lạc và một số loại cỏ chăn nuôi khác Đơn vị tính: % trọng lượng khô Cây trồng Protein Lipit Gluxit Thân lá lạc 11,75 1,84 46,95 Cỏ ba lá 12,84 2,11 48,31 Cỏ mục túc 16,48 2,03 42,62 (Nguồn: Chiêm Anh Hiền, 1961) Bảng 1.2. Thành phần dinh dưỡng cám gạo và cám vỏ quả lạc so % trọng lượng khô Protein Lipit Gluxit Loại cám Tổng số Dễ tiêu Tổng số Dễ tiêu Tổng số Dễ tiêu Cám gạo 3,7 0,4 1,4 0,9 32,3 11,3 Cám vỏ quả lạc 4,2 2,9 2,6 1,8 18,5 7,2 (Nguồn: Chiêm Anh Hiền, 1951) Trong chế biến và quả lạc con người sử dụng thường tách hạt ra khỏi vỏ quả, tuy là sản phẩm phụ nhưng vỏ quả cũng chiếm khoảng 25 - 35% trọng lượng quả. Vỏ quả lạc nghiền thành cám sử dụng trong chăn nuôi rất tốt, vì trong thành phần dinh dưỡng của vỏ quả lạc tương đương với cám gạo. - Đối với nền kinh tế quốc dân: Trên thị trường thương mại thế giới lạc là mặt hàng xuất khẩu đem lại kim ngạch cao của nhiều nước. Theo số liệu của FAO, hiện đang có khoảng 100 nước trồng lạc. Ở Senegal, giá trị từ lạc chiếm 1/2 thu nhập, chiếm 80% giá trị xuất khẩu. Ở PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Nigeria chiếm 60% giá trị xuất khẩu, tuy nước này mới chỉ đem bán 15% sản lượng hàng năm [21]. Ở Việt Nam những năm trước đây, khối lượng lạc xuất khẩu chỉ đứng sau lúa gạo, cà phê và cao su. Vào những năm gần đây khối lượng lạc xuất khẩu đứng sau cả tiêu, điều và chè. Những năm cuối thế kỷ XX, lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, với khối lượng xuất khẩu lớn và có gia trị cao, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 100 triệu USD. Phần lớn lạc sản xuất hàng năm ở nước ta được dùng cho xuất khẩu, có năm đã xuất khẩu 70% sản lượng. Bình quân hàng năm nước ta xuất khẩu 70 - 80 nghìn tấn lạc nhân qua các nước như Pháp, Italia, Đức… đã đem lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn. Việt Nam đứng vào hàng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc trên thế giới [37]. Giá bán lạc nhân hàng năm không ổn định, tùy thuộc vào khả năng xuất khẩu của các nước chính như Senegal, Nigeria và phụ thuộc vào khả năng được mùa của các nước này. Giá lạc của Việt Nam bằng 85% giá lạc Trung Quốc và bằng 80% giá lạc Ấn Độ [26]. Xuất khẩu lạc đóng góp khoảng 15% trong nguồn hàng nông sản xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, chất lượng xuất khẩu lạc của Việt Nam vẫn chưa thật sự đáp ứng thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu của một số nước. Vì vậy, đến năm 1999, một số nước nhập khẩu lạc nước ta đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc. Tình hình xuất khẩu lạc của nước ta trong những năm gần đây giảm. Năm 2002 nước ta đã xuất khẩu được trên 100.000 tấn. Nhưng đến năm 2006, lượng lạc nhân xuất khẩu đã giảm tới 7 lần so với lượng lạc nhân xuất khẩu năm 2002 [26]. Thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất khẩu lạc nhân là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do có giá trị xuất khẩu cao và nhu cầu của thị trường thế giới lớn. Hiện nay, trên thị trường thế giới có khoảng 1,2 triệu tấn lạc nhân được giao dịch, lạc nhân vẫn được xếp vào một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nhiều nước. - Đối với cải tạo đất và luân canh, xen canh cây trồng: Lạc là một trong các cây bộ đậu có khả năng cố định nitơ sinh học, một quá trình chuyển hóa nitơ phân tử trong không khí thành đạm cung cấp cho cây và đất thông qua hoạt động sống của vi sinh vật. Lạc có khả năng sử dụng được lân do vi sinh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 vật cố định từ không khí, nhờ vi sinh vật này sống cộng sinh trong nốt sần của rễ cây họ đậu. Vì vậy, lạc là cây trồng có tác dụng cải tạo, bồi dưỡng đất, có vị trí quan trọng trong chế độ luân canh với nhiều loại cây trồng khác, cũng như việc chống xói mòn, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Trong các hệ thống cố định nitơ sinh học, cố định nitơ cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) và cây bộ đậu là quan trọng nhất, ước tính đạt trên 80 triệu tấn một năm, tương đương với lượng phân đạm vô cơ được sản xuất trên toàn thế giới năm 1990 [16]. Trong hệ thống cố định đạm sinh học này, mỗi nốt sần là một nhà máy phân đạm mini, trong đó cây chủ vừa là chỗ trú ngụ đồng thời là nguồn cung cấp năng lượng cho quá trình cố định đạm của vi khuẩn và nhận lại lượng đạm từ quá trình cố định nitơ để cung cấp cho các quá trình tổng hợp đạm trong thân, lá, hoa quả. Theo ước tính của tổ chức FAO, khả năng cố định nitơ cộng sinh của vi khuẩn nốt sần và cây lạc, cùng với một số cây họ đậu khác trên đồng ruộng rất khác nhau, thể hiện ở bảng 1.3. Ngoài vai trò cải tạo đất do vi khuẩn cố định đạm trong rễ cây lạc, trong thân lá lạc cũng có một lượng chất khoáng N, P, K không thua kém phân chuồng, là nguồn phân hữu cơ tốt. Thân, lá lạc bón vùi vào đất nhanh phân hủy thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng và cải tạo đất. Với những ưu điểm trong cải tạo đất, cây lạc được bố trí trong nhiều hệ thống luân canh, nhất là luân canh với cây hòa thảo, đặc biệt với lúa nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau một năm luân canh lạc - lúa đã cải thiện rõ rệt chế độ dinh dưỡng đất, lân dễ tiêu trong đất, nếu luân canh triệt để còn làm giảm cỏ dại và tăng năng suất cây trồng vụ sau [20]. Bảng 1.3. Khả năng cố định nitơ của cây lạc và một số cây họ đậu chính Lượng nitơ cố định Cây họ đậu (kgN/ha/năm) Lạc Arachis hypogea 72 – 124 Đậu xanh Vigna mungo 63 – 342 Đậu tương Glycine max 60 – 168 Đậu Hà Lan Pisum sativun 52 – 77 (Nguồn [8]) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Hiện nay, người nông dân thường trồng lạc xen với các loại cây trồng khác như: cao su, cà phê, chè (giai đoạn kiến thiết cơ bản) hay ngô, sắn…Đặc biệt trồng xen lạc với sắn làm tăng giá trị 5 - 10 triệu đồng/ha/năm và trồng xen lạc với cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản thu thêm 10 triệu đồng/ha/năm. Bên cạnh đó việc trồng xen các cây trồng trên với lạc còn duy trì độ phì nhiêu của đất, giảm chi phí bón phân, làm cỏ, tăng độ che phủ đất…là những nguồn lợi rất có ý nghĩa cho trước mắt và lâu dài [26]. 1.1.2. Vị trí của cây lạc trong hệ thống cây trồng Lạc là cây trồng có nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các nước nghèo vùng nhiệt đới. Có thời gian sinh trưởng khoảng 4 tháng, giá trị kinh tế tương đối cao, yêu cầu điều kiện khí hậu và đất đai không khắt khe. Cây lạc rất có ý nghĩa trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ngoài hệ thống luân canh cây lạc còn có thể trồng xen với một số cây trồng khác (mía, sắn, cây lâu năm…). Cũng như các cây họ đậu khác, rễ lạc có thể tạo ra các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định N hình thành và trong điều kiện thuận lợi vi khuẩn nốt sần này có thể cố định được từ 200 - 260kg N/ha/vụ. Do đó, ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích, cây lạc còn là cây trồng cải tạo đất rất tốt. Các cây trồng được trồng trên chân đất đã trồng lạc vụ trước đều cho năng suất cao hơn nhiều so với trồng cây trồng khác và hiệu quả này còn cao hơn rất nhiều nếu ta vùi thân lá lạc. Fu Hsiung Lin (1990) [63] nghiên cứu công thức luân canh các cây trồng cạn với lúa tại Trung Quốc và Đài Loan cho thấy: Khi đưa các cây họ đậu vào luân canh với lúa đã giúp cho cải thiện tính chất lý, hoá của đất một cách rõ rệt, làm thay đổi pH của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải tạo thành phần cơ giới, tăng lượng lân, kali dễ tiêu trong đất. Trên đất cát ven biển vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Hoàng Minh Tâm và CS (2010) [37] đã xác định được cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất là lạc (đông xuân) - vừng (hè thu) - khoai lang (thu đông); cơ cấu trồng lạc xen sắn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng sắn thuần. Với kết quả này, ngoài nâng cao đáng kể hiệu quả kinh tế cho người dân, còn có hiệu quả tích cực trong việc giảm thoái hóa đất do người dân thường trồng độc canh cây sắn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Nhiều tác giả cũng ghi nhận ở đồng bằng Bắc Bộ việc trồng lạc trong vụ xuân cho thu nhập thuần cao hơn so với trồng các cây trồng khác, đặc biệt trồng xen lạc với ngô sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất, cao hơn trồng thuần ngô hoặc thuần lạc từ 26,3 đến 29,8% [28]. Trên đất cát ven biển trong vụ xuân có thể trồng lạc, lúa, ngô, khoai lang thì sản xuất lạc cho hiệu quả kinh tế cao nhất và cải tạo đất tốt nhất. Theo Nguyễn Thị Chinh và CS (2002) [10] trên đất 2 lúa, vụ thu đông trồng lạc cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng đậu tương, ngô và khoai lang. Như vậy, lạc thực sự là một cây trồng quan trọng của loài người, đặc biệt là ở các vùng sinh thái khó khăn. Lạc vừa mang lại nguồn dinh dưỡng cao, hiệu quả kinh tế cao và lạc còn là cây trồng cải tạo đất rất tốt. Đặc biệt, do thời gian sinh trưởng ngắn nên lạc rất thích hợp với các công thức luân canh và xen canh tăng vụ. 1.1.3. Dinh dưỡng khoáng của cây lạc 1.1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc Lạc có nhu cầu về dinh dưỡng các loại cao. Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu dầu IRHO ở Nam Senegal cho thấy, để có năng suất 100 kg/ha thì cây lạc đã lấy đi từ đất một lượng nguyên tố khoáng như sau: 45 - 52 kg N; 2,2 - 3,8 kg P; 11,8 - 13,7 kg K; 5,9 - 8,3 kg Ca; 3,8 - 7,2 kg Mg [26]. Theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ, với năng suất 3 tấn/ha, lạc lấy đi từ đất 192 kg N, 48 kg P2O5, 80 kg K2O, 79 kg CaO [29]. Như vậy, cây lạc sử dụng đạm lớn nhất, tiếp đến là kali, lân và cuối cùng là các nguyên tố trung, vi lượng. Kết quả nghiên cứu ở Senegal, Trung Quốc cũng chứng minh điều này. Bảng 1.4. Lượng dinh dưỡng khoáng cây lạc hấp thu Địa điểm Năng suất quả Lượng dinh dưỡng hấp thu (kg/tấn) thí nghiệm khô (kg/ha) N P 2 O5 K2 O CaO MgO Senegal 1.835 68 25 15,2 13,2 2.250 125 30 85 - - 2.400 150 29 98 - - Trung Quốc 4.000 262 50 151 - - 1.000 63 11 46 - - PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 280 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 58 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 50 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 133 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn