intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MGSO4 đến một số giống lạc tại Hà Tĩnh

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của MgSO4 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, năng suất, phẩm chất và các yếu tố cấu thành năng suất một số giống lạc trong vụ Xuân năm 2018 tại Thạch Hà, Hà Tĩnh. Xác định được vai trò cũng như liều lượng MgSO4 phù hợp để cây lạc cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao ở Hà Tĩnh và các vùng có chân đất tương tự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MGSO4 đến một số giống lạc tại Hà Tĩnh

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN VĂN HUÂN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG MgSO4 ĐẾN MỘT SỐ GIỐNG LẠC TẠI HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Huế, 08/2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN VĂN HUÂN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG MgSO4 ĐẾN MỘT SỐ GIỐNG LẠC TẠI HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 86 20 110 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH THI Huế, 08/2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, là kết quả làm việc nghiêm túc, miệt mài của bản thân và nhóm nghiên cứu. Kết quả này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Huế, ngày 10 tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Phan Văn Huân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Nguyễn Đình Thi về sự tư vấn thấu đáo, sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình đầy tâm huyết trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn về sự giúp đỡ của lãnh đạo Đại học Huế; Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế; Phòng Đào tạo Sau đại học, quý thầy, cô Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Huế; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, các hộ nông dân xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và các bạn bè đồng nghiệp gần xa,… Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, người đã sinh thành, chịu nhiều vất vả để nuôi dưỡng tôi nên người. Tôi xin cám ơn tất cả những người thân trong gia đình, đặc biệt là vợ và các con của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ và khích lệ về mọi mặt để tôi nỗ lực hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, ngày 10 tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Phan Văn Huân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượngMGSO4 đến một số giống lạc tại Hà Tĩnh” nhằm xác định: Ảnh hưởng của việc bón bổ sung MgSO4 đối với chiều cao cây lạc ở cả 3 giống L14, L29 và TK10. So sánh về chỉ tiêu số cành cấp 1 và dài cành cấp 1 giống L29, TK10 và giống L14. Các công thức bón MgSO4 khác nhau số cành cấp 1 không có sự sai khác nhưng chiều dài cành cấp 1 tăng lên rõ rệt. Số cành cấp 2 giữa các giống và các công thức bón không có sự sai khác hay không , chiều dài cành cấp 2 tăng lên hay giảm xuống khi bón 60 kg và 90 kg MgSO4/ha và đạt cao nhất khi bón với liều lượng bao nhiêu kg MgSO4/ha. So sánh số lá xanh trên thân chính qua ba thời kỳ giống L29 so với giống TK10 và L14. Số lá xanh trên thân chính có tăng lên khi bón MgSO4 hay không. Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống lạc đều tăng lên ở mức độ nào ở mức bón 60 và 90 kg MgSO4/ha. Kết quả nghiên cứu thu được chỉ mới ở mức độ thí nghiệm cơ bản. Do đó, cần tiến hành thí nghiệm thêm một vài vụ và trên các chân đất khác nhau để có thể khẳng định chính xác tác dụng của phân MgSO4 đến cây lạc nói riêng và cây trồng khác nói chung. Cần phân tích các hàm lượng, chỉ tiêu các yếu tố khác trong đất và trong hạt để có thể khẳng định mức bón MgSO4 và các phân khác phù hợp. Cần tiến hành thí nghiệm bón thúc MgSO4 cho lạc trên các nền phân bón và chân đất khác nhau để có đánh giá chính xác hơn đặc biệt là phân đạm, kali và vôi vì trong đất Mg2+ và các cation như NH4+, K+, Ca2+, có tính đối kháng. Tiến hành thí nghiệm thêm một vài vụ và trên các chân đất khác nhau để có thể khẳng định chính xác tác dụng của phân MgSO4 đến cây lạc nói riêng và cây trồng khác nói chung. Phân tích các hàm lượng, chỉ tiêu các yếu tố khác trong đất và trong hạt để có thể khẳng định mức bón MgSO4 và các phân khác phù hợp. Tiến hành thí nghiệm bón thúc MgSO4 cho lạc trên các nền phân bón và chân đất để có đánh giá về phân đạm, kali và vôi vì trong đất Mg2+ và các cation như NH4+, K+, Ca2+, có tính đối kháng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 1.1. Bón cân đối và hợp lý cho cây trồng ..................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý ........................................................... 4 1.1.2. Tác dụng của bón phân cân đối và hợp lý ........................................................... 5 1.1.3. Sự cần thiết của bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng ................................. 7 1.2. Định luật yếu tố dinh dưỡng hạn chế cho năng suất cây trồng ............................... 8 1.3. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................................... 9 1.3.1. Vai trò của cây lạc.............................................................................................. 9 1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho lạc ............................................................................. 10 1.3.3. Vai trò của MgSO4 đối với cây trồng ............................................................... 12 1.3.4. Đặc điểm đất cát ven biển Hà Tĩnh................................................................... 14 1.4. Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................... 15 1.4.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới .................................................................. 15 1.4.2. Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam ................................................................ 17 1.4.3. Tình hình sản xuất lạc ở Hà Tĩnh ..................................................................... 19 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 1.5. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng MgSO4 cho cây trồng.................................... 20 1.5.1. Đối với cây trồng ............................................................................................. 20 1.5.2. Đối với cây lạc ................................................................................................. 21 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 23 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 23 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 23 2.3.1. Phương pháp bố trí ruộng thí nghiệm ............................................................... 23 2.3.2. Quy mô thí nghiệm .......................................................................................... 25 2.4. Điều kiện thời tiết khí hậu trong quá trình thí nghiệm ......................................... 25 2.4.1. Điều kiện khí hậu thời tiết ................................................................................ 25 2.4.2. Đất thí nghiệm ................................................................................................. 27 2.4.3. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ............................................. 27 2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.................................................................. 28 2.6. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 29 2.7. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 30 3.1. Ảnh hưởng của MgSO4 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống lạc .......... 30 3.1.1. Ảnh hưởng của MgSO4 đến chiều cao thân chính của các giống lạc ................. 30 3.1.2. Số cành và chiều dài cành ................................................................................ 34 3.1.3. Số lá xanh trên thân chính ................................................................................ 37 3.2. Các chỉ tiêu sinh lý.............................................................................................. 40 3.2.1. Ảnh hưởng của MgSO4 đến tích lũy khối lượng chất khô ................................. 40 3.2.2. Ảnh hưởng của MgSO4 đến số lượng và khối lượng nốt sần............................. 43 3.3. Ảnh hưởng của MgSO4 đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .................. 49 3.3.1. Ảnh hưởng của MgSO4 đến các yếu tố cấu thành năng suất lạc ........................ 49 3.3.2. Ảnh hưởng của MgSO4 đến năng suất lạc ........................................................ 52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 3.4. Ảnh hưởng của MgSO4 đến hiệu quả kinh tế một số giống lạc ............................ 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 57 Kết luận ..................................................................................................................... 57 Kiến nghị ................................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 59 PHỤ LỤC. ................................................................................................................. 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nhu cầu phân bón ở Việt Nam qua các năm ................................................. 6 Bảng 1.2. Dinh dưỡng cây lạc hút ở các thời kỳ ......................................................... 11 Bảng 1.3. Diễn biến về diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới.................. 16 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam năm 2006 - 2017 ........... 18 Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Hà Tĩnh 2012 - 2017 .................... 19 Bảng 2.1. Kết hợp các công thức thí nghiệm .............................................................. 24 Bảng 2.2. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Xuân 2018 tại Hà Tĩnh ................................ 26 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của MgSO4 đến chiều cao cây một số giống lạc....................... 31 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của MgSO4 đến số cành và chiều dài cành lạc ......................... 35 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của MgSO4 đến số lá xanh thân chính..................................... 38 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của MgSO4 đến khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc .. 41 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của MgSO4 đến số lượng nốt sần ............................................ 45 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của MgSO4 đến khối lượng nốt sần ........................................ 47 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của MgSO4 đến các yếu tố cấu thành năng suất lạc................. 49 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của MgSO4 đến năng suất lạc ................................................. 53 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của MgSO4 đến hiệu quả kinh tế lạc ....................................... 56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của MgSO4 đến tỷ lệ nhân các giống lạc .............................. 52 Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của MgSO4 đến năng suất thực thu các giống lạc................. 54 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Với việc chuyển đổi cơ chế quản lý trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn. Lương thực - một vấn đề cơ bản của người dân Việt Nam đã được giải quyết. Từ đó người nông dân có điều kiện chủ động hơn trong sản xuất những cây có giá trị kinh tế cao, trong đó cây lạc là một trong những cây có giá trị chiến lược kinh tế trong việc bố trí sản xuất và khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới. Lạc (Arachis hypogaea L.) là loại cây công nghiệp ngắn ngày, một trong những cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm chính của cây lạc là hạt – có giá trị kinh tế cao với hàm lượng dầu biến động từ 40-57%, protein từ 20-37,5%, gluxit khoảng 15,5%... Ngoài ra hạt lạc còn chứa đầy đủ khoáng chất, các axít amin không thay thế được và các loại vitamin B1, B2, B6, PP, E… Do vậy, hạt lạc là loại thực phẩm quan trọng, được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Mặt khác, cây lạc còn có tác dụng cải tạo đất, tăng thêm độ phì nhiêu của đất và dùng làm cây luân canh, xen canh với cây trồng khác, nhất là các loại cây trồng cần sử dụng nhiều đạm. Vì bộ rễ của cây lạc có chứa vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm tự do trong không khí trở thành đạm dễ tiêu. Hà Tĩnh là một trong những địa phương có diện tích lạc lớn nhất cả nước chỉ đứng sau Nghệ An với diện tích sản xuất hàng năm 16.000 – 18.000 ha . Trong những năm vừa qua việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp của nông dân ở đây đã đạt được những kết quả rất khả quan, năng suất, sản lượng các loại cây trồng không ngừng tăng qua các năm. Vấn đề sử dụng phân bón trong tỉnh cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực như sử dụng phân bón đúng cây, đúng cách và đã có sự xem xét đến yêu cầu của từng loại cây trồng. Tuy nhiên, bà con nông dân cũng chỉ mới chú ý đến các yếu tố đa lượng N, P, K thông qua các loại phân như urê, super lân, kaliclorua, NPK… và hầu như chưa chú trọng đến các yếu tố trung lượng như Ca, Mg, S… và vi lượng như Mo, Bo, Zn, Mn,… do đó còn hạn chế đến năng suất cây trồng và chưa cải thiện được độ phì của đất. Cây trồng hút dinh dưỡng từ đất, nhưng vấn đề phân bón vẫn chưa được coi trọng đúng mực. Cho dù, chúng ta có sử dụng những giống lạc cho năng suất cao nhưng lại coi nhẹ việc caỉ tạo đất và bón phân thích hợp thì cũng không phát huy hết tiềm năng năng suất và chất lượng của giống. Nói cách khác, phân bón là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng. Ngoài phân đa lượng như N, P, K thường được người dân tập trung bón thì hầu hết các loại phân đa lượng khác không được PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 2 quan tâm và có thể đó là những yếu tố hạn chế dinh dưỡng của cây lạc nói riêng và cây trồng nói chung. Sản xuất lạc ở Hà Tĩnh hiện chưa sử dụng phân bón Mg. Trong khi đó Mg là nguyên tố trung lượng có nhiều vai trò sinh lý quan trọng đối với cây trồng, điều này đã ảnh hưởng đến năng suất lạc. Vì vậy để xác định được vai trò, hiệu quả của việc bón bổ sung Mg kết hợp S cho lạc trong phân bón MgSO4, góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lạc ở Hà Tĩnh và những vùng có điều kiện đất đai tương tự. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MgSO 4 đến một số giống lạc tại Hà Tĩnh”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá ảnh hưởng của MgSO4 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, năng suất, phẩm chất và các yếu tố cấu thành năng suất một số giống lạc trong vụ Xuân năm 2018 tại Thạch Hà, Hà Tĩnh. - Xác định được vai trò cũng như liều lượng MgSO4 phù hợp để cây lạc cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao ở Hà Tĩnh và các vùng có chân đất tương tự. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu bổ sung các dẫn liệu khoa học mới về vai trò của MgSO4 đối với cây lạc trồng ở Hà Tĩnh. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các liều lượng bón MgSO4 tối ưu cho cây lạc ở Hà Tĩnh và những vùng khác có điều kiện tương tự, từ đó góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lạc. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Giống lạc: L14, L29, TK10 - Địa điểm nghiên cứu: Xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. - Thời gian nghiên cứu: Vụ Xuân năm 2018 - Đặc điểm đất trồng: Đất cát, là loại đất được dùng để trồng lạc phổ biến ở Hà Tĩnh. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Khí hậu, vị trí địa lý, yếu tố ngoại hình và thảm thực vật nên các loại đất cát ở Hà Tĩnh khá đa dạng. Các loại đất cát chủ yếu là: Đất cát biển, đất cát nội đồng (đất cồn cát trắng, vàng) và đất cát vùng bán sơn địa (đất xám). Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đã kế thừa kết quả phân tích đặc điểm lý hóa tính của đất cát ven biển (Thạch Hà) tại viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy Mg2+ (Me/100g) là 0,22, như vậy yếu tố Mg còn quá thấp so với nhu cầu của lạc và có thể là yếu tố hạn chế năng suất lạc. Đa số các loại đất trong vùng không có khả năng lưu giữ sunfat. Lưu huỳnh ở dạng SO42- thường bị mất mát nhiều do quá trình rửa trôi từ đất, nhất là đất cát và ở những vùng nhiều mưa. Vì vậy ở cuối vụ lưu huỳnh thường bị thiếu, làm hạn chế sự tạo hạt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 3 và làm đầy hạt. Như vậy, ngoài việc bón phân hữu cơ, phân đa lượng thì việc tăng cường bón bổ sung Mg và S cho đất là biện pháp cần thiết nhằm tăng năng suất và chất lượng các giống lạc. - Quy trình kỹ thuật: áp dụng quy trình kỹ thuật trồng lạc chung (Nguyễn Minh Hiếu chủ biên, giáo trình cây công nghiệp, 2003, NXB Nông nghiệp). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Bón cân đối và hợp lý cho cây trồng 1.1.1. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý Bón cân đối và hợp lý có thể hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, từng loại đất, mùa vụ cụ thể để đảm bảo năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn môi trường sinh thái. Theo Nguyễn Văn Bộ (1995), Bùi Đình Dinh (1998), Võ Minh Kha (1996), Vũ Hữu Yên (1995) cho biết: khái niệm bón phân cân đối và hợp lý là một khái niệm cụ thể và luôn biến động. Đó là cân đối về nhu cầu và lượng hút của cây trồng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng tại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, cân đối giữa các điều kiện tự nhiên liên quan đến hiệu lực phân bón như nước, ánh sáng,… cũng như cân đối trong từng mối quan hệ với từng loại cây trồng trong một hệ thống luân canh. Do vậy, để có công thức khuyến cáo phân bón ngày càng gắn với điều kiện cụ thể thì một hệ thống nghiên cứu hiệu lực phân bón theo vùng sinh thái cần được thiết lập ổn định [2]. Theo tổng kết của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), có 10 nguyên nhân chính làm giảm hiệu lực phân bón, trong đó bón cân đối giữ vai trò quan trọng nhất. Nếu bón không cân đối thì năng suất cây trồng sẽ giảm 20 - 50% [31]. Bón cân đối không có nghĩa là phải cung cấp cho cây trồng các nguyên tố dinh dưỡng bằng nhau về khối lượng. Bởi vì mỗi chất dinh dưỡng có những tác dụng riêng biệt nhất định trong đời sống cây trồng. Do đó cơ sở cho việc bón phân cân đối cần thiết phải biết được khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của mỗi loại đất, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loại đất và sự phụ thuộc của mỗi yếu tố vào từng điều kiện thời tiết cũng như chế độ canh tác cụ thể. Bón phân cân đối đáp ứng được tối thiểu 3 yêu cầu: Bón đúng về các yếu tố dinh dưỡng cây trồng cần, bón đủ về lượng và bón phù hợp về tỷ lệ các nguyên tố đó. Có thể hiểu cụ thể các yêu cầu này như sau: chúng ta khuyến cáo nông dân bón phân cho lúa xuân trên đất phù sa sông Hồng là 120kg N; 90kg P2O5 và 30kg K2O. Như vậy, tổng liều lượng bón sẽ là 240 kg chất dinh dưỡng với tỷ lệ N : P2O5 : K2O là 1 : 0,75 : 0,25. Nếu cùng một lúc không đảm bảo 3 yêu cầu trên người sử dụng sẽ bón đủ lượng 240kg song lại bón với tỷ lệ có thể là 180 kg N, 30 kg P2O5 và 30 kg K2O hay 1000 kg N, 100 kg P2O5 và 40 kg K2O… Ngược lại nếu ta chỉ khuyến cáo bón theo tỷ lệ N : P2O5 : K2O là 1 : 0,75 : 0,25 thì cũng rất có thể nông dân sẽ bón 60 kg N, 45 kg P2O5 và 15 kg K2O… trong những trường hợp này hoặc là lượng bón quá thừa hoặc là quá thiếu so với nhu cầu của cây trồng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 5 Một trong những nội dung quan trọng nhất của bón phân cân đối là hiệu quả đầu tư phân bón. Bón cân đối đủ về lượng, đúng về tỷ lệ bao giờ cũng cho hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả luôn được hiểu theo hai cách: Tổng số lãi thu được trên một đơn vị diện tích và hệ số lãi. Hai chỉ số kinh tế này không bao giờ đồng nhất với nhau vì bón ít phân bao giờ hệ số lãi cũng cao hơn song tổng số lợi nhuận lại thấp. Do vậy, bón cân đối chính là giải pháp để hài hòa giữa hiệu quả đầu tư phân bón và hệ số lãi [4]. 1.1.2. Tác dụng của bón phân cân đối và hợp lý Hiện nay có quan điểm cho rằng phân bón là “hoá chất” và đã là “hoá chất” thì nhất định có ảnh hưởng xấu khi sử dụng cho cây trồng. Việc sử dụng phân bón không đúng tất nhiên sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường và chúng ta cần tránh. Song nếu biết sử dụng phân bón hợp lý thì không những chúng ta không huỷ hoại môi trường mà còn góp phần tăng sản lượng và chất lượng nông sản Bón phân cân đối và hợp lý có những tác dụng sau [18]: * Ổn định và nâng cao độ phì của đất Bón phân cân đối có thể làm ổn định và nâng cao độ phì nhiêu cho đất do cây trồng không phải khai thác kiệt quệ các chất dinh dưỡng mà ta không cung cấp cho nó. Bón phân cân đối không chỉ bù đắp lượng dinh dưỡng cây trồng lấy đi mà còn làm cho đất tốt nhờ lượng thực vật còn lại sau mỗi vụ thu hoạch tăng lên. Phân bón, đặc biệt là các loại phân hữu cơ có khả năng cải thiện tính chất đất rất rõ rệt như tăng độ xốp, tăng dung tích hấp phụ, tăng hàm lượng mùn trong đất. Bón các loại phân vô cơ một cách hợp lý và cân đối cũng có thể góp phần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật hoạt động và giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. * Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất Việc tăng vụ, sử dụng các giống mới, ... chỉ có hiệu quả nếu biết áp dụng bón phân cân đối. Bón phân cân đối cho phép phát huy cao tiềm năng năng suất của tất cả các loại cây trồng. Cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường ngay cả khi không được bón phân. Nhưng để đạt được năng suất cây trồng cao, ổn định thì sử dụng phân bón được xem là giải pháp hữu hiệu nhất. Thực tế sản xuất cho thấy, một giống cây trồng nào đó dù có tiềm năng năng suất cao bao nhiêu đi chăng nữa nhưng nếu không được chăm bón tốt, được gieo trồng trong điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi và nhất là không được bón phân một cách cân đối và hợp lý thì cũng khó đạt được mức năng suất cao như mong muốn. Điều này thể hiện rõ ở các quốc gia mà ở đó trình độ thâm canh cũng như khả năng đầu tư của người sản xuất còn hạn chế. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng phân bón ở các quốc gia này ngày một tăng, được thể hiện bảng sau: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 6 Bảng 1.1. Nhu cầu phân bón ở Việt Nam qua các năm Năm Nhu cầu N P2O5 K2O Tổng Lượng (1000 tấn) 1371,2 728,6 534,0 2633,8 2000 Tỷ lệ N : P2O5 : K2O 1 0,561 0,378 Lượng (1000 tấn) 1504,0 813,0 598,0 2915,0 2005 Tỷ lệ N : P2O5 : K2O 1 0,541 0,398 Lượng (1000 tấn) 1627,0 892,0 669,0 3118,0 2010 Tỷ lệ N : P2O5 : K2O 1 0,548 0,411 (Nguồn: Nguyễn Văn Bộ) * Tăng phẩm chất nông sản Bón phân cân đối và hợp lý sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng nông sản. Việc bón thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều làm giảm chất lượng nông sản của tất cả các loại cây trồng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người và gia súc. Bón thừa đạm làm giảm tỷ lệ đồng trong chất khô của cỏ thì có thể gây bệnh vô sinh cho bò sinh sản. Bón thiếu hay thừa đạm cho rau có thể làm giảm tỷ lệ riboflavin (vitamin B2) là chất chống tác tác động gây bệnh ung thư cho người trong hợp chất 4 dimethylamino – azobenzen. Bón đầy đủ lân cho cây có tác dụng làm tăng tỷ lệ hạt chắc. Bón đầy đủ có tác dụng làm tăng hàm lượng vitamin, đường ở các loại quả. * Bảo vệ nguồn nước Phân hoá học nếu sử dụng đúng chủng loại, cân đối về tỷ lệ, phù hợp với nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng thì khả năng mất dinh dưỡng sẽ rất thấp do cây trồng hấp thu gần hết. Trong khi đó, đối với phân hữu cơ nhiều khi cây trồng đã thu hoạch, phân hữu cơ vẫn tiếp tục phân giải giải phóng chất dinh dưỡng và do vậy nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là khó tránh khỏi. Bón phân cân đối sẽ ngăn ngừa quá trình trên. * Hạn chế khí thải độc hại làm ô nhiễm môi trường Phân đạm khi bón vào đất đều phải chịu ảnh hưởng của các quá trình biến đổi trong đó có quá trình hình thành khí amonic (NH3). Nếu bón đạm không đúng lúc, không đúng phương pháp (bón vãi trên đất, ...), bón quá nhiều và không cân đối với lân, kali nên cây trồng không sử dụng hết sẽ dẫn đến lượng khí NH3 tăng lên ảnh hưởng xấu đến tầng ôzôn và là nguyên nhân gây mưa axit. Ngoài ra, bón phân cân đối sẽ làm cây trồng sinh trưởng tốt hơn nên khả năng đồng hoá khí cacbonic cao hơn, thải ra oxy nhiều hơn và làm không khí trong lành hơn [16]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 7 1.1.3. Sự cần thiết của bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng Về nguyên tắc muốn đảm bảo một hệ thống sinh thái bền vững thì cây trồng hút đi bao nhiêu, loại gì phải hoàn trả lại cho đất chừng ấy các chất dinh dưỡng cụ thể. Tất nhiên có những chất cây trồng hút rất nhiều song trong đất lại có sẵn thì không cần hoặc chưa cần thiết phải bón như: Silic (Si), Sắt (Fe), … Ở Việt Nam, hơn một nửa diện tích đất trồng trọt có hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp và có những yếu tố hạn chế cần khắc phục như độ chua, hàm lượng nhôm, độ mặn, và kiềm cũng như khả năng giữ chất dinh dưỡng kém. Trong số các thiếu hụt về dinh dưỡng trong đất Việt Nam, lớn nhất và quan trọng nhất là thiếu hụt về đạm, lân, kali. Đây cũng là những chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thu với lượng lớn và sẽ chi phối hướng sử dụng phân bón. Trong các vùng đất chua, sự thiếu canxi và magiê cũng đã trở nên quan trọng và ở nhiều nơi còn xuất hiện sự thiếu lưu huỳnh, kẽm. Thiếu kẽm đang là một hạn chế quan trọng trong sản xuất, đặc biệt ở các vùng đang sử dụng phân urê hoặc phân DAP [53]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giảm độ phì nhiêu đất như xói mòn, rửa trôi, … song quan trọng nhất vẫn là trong nhiều năm cây trồng đã lấy đi một lượng dinh dưỡng đáng kể mà không được trả lại cho đất do thâm canh tăng năng suất và việc sử dụng phân bón không cân đối Chúng ta đều biết rằng trên tất cả các loại đất, phân đạm là nguyên tố dinh dưỡng thiếu nhiều nhất nên sử dụng phân đạm đã làm tăng năng suất rất lớn. Tuy nhiên phân đạm lại không thể là yếu tố tạo lập độ phì nhiêu cho đất nên sử dụng không cân đối đạm với các nguyên tố khác sẽ là nguyên nhân quan trọng nhất trong việc làm suy thoái đất. Ở Việt Nam, trên đất phèn nếu không bón lân, cây trồng chỉ hút được 40 - 50 kg N/ha, song bón lân sẽ làm cây trồng hút được 120 - 150 kg N/ha. Tương tự, trên đất bạc màu không bón kali cây trồng chỉ hút được 80 - 90 kg N/ha trong khi đó bón kali làm cây trồng hút được tới 120 - 150 kg N/ha [2]. Bón phân cũng cần tính đến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, thậm chí của từng giống cụ thể, trong các vụ gieo trồng cụ thể. Các cây trồng khác nhau có nhu cầu về từng nguyên tố dinh dưỡng khác nhau, do vậy lượng dinh dưỡng chúng lấy đi từ đất và phân bón cũng khác nhau. Vì vậy, việc bố trí cơ cấu cây trồng, vấn đề quan trọng là phải cân đối dinh dưỡng cho cả cơ cấu, có tính đến dinh dưỡng của cây trồng vụ trước. Hiện nay trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, sau khi yếu tố hạn chế chính là đạm đã được giải quyết thì lân nổi lên là yếu tố hạn chế năng suất trong suốt gần 3 thập kỷ và hiện tại vẫn đang là yếu tố hạn chế năng suất trên một số loại đất, một vài loại cây trồng, song do lượng hút kali ngày càng lớn với tốc độ ngày càng cao, thậm chí cao hơn đạm thì kali cũng sẽ trở thành yếu tố hạn chế năng suất cây trồng ở Việt Nam. Như vậy nói đến bón phân cân đối cho cây trồng là nói đến mối quan hệ đạm - lân và nhất là đạm – kali. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 8 Gần đây ở nhiều quốc gia nhất là ở các nước phát triển các nhà xã hội học và các nhà môi trường học đang kêu gọi áp dụng rộng rãi nông nghiệp hữu cơ vì họ coi đây là giải pháp cân đối dinh dưỡng tối ưu, vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng vừa an toàn môi trường sinh thái Tuy nhiên thực tế đã chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể là một loại phân bón bổ sung nhằm cân đối dinh dưỡng và cải thiện tính chất đất chứ không thể là phân bón thay thế cho phân vô cơ. Do vậy, để đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững phải tăng cường sử dụng phân bón kết hợp hài hoà giữa phân vô cơ và phân hữu cơ, trong đó các loại phân được sử dụng không những chỉ cân đối về tỷ lệ mà còn cân đối với lượng hút để bù đắp lại lượng thiếu hụt do cây trồng lấy đi từ đất. 1.2. Định luật yếu tố dinh dưỡng hạn chế cho năng suất cây trồng Cơ sở để xác định sự cân đối dinh dưỡng với một loại cây trồng là định luật tối thiểu do nhà bác học người Đức phát hiện ra. Năm 1840, Liebig phát hiện ra yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng, nội dung chính như sau: "Năng suất cây trồng tỷ lệ với nguyên tố phân bón có tỷ lệ thấp nhất so với yêu cầu của cây trồng". Khi cây trồng không phát triển hoặc phát triển không bình thường, khi cây đó không cho năng suất hoặc năng suất thấp hơn bình thường hoặc không đạt chỉ tiêu về chất lượng (protein, dầu, đường, vi lượng thuận lợi trong bảo quản và công nghiệp chế biến...) ta nói rằng trong đất có yếu tố hạn chế. Có những đất gần như phì nhiêu, xét về độ phì nhiêu tự nhiên nhưng lại quá thiếu một chất dinh dưỡng nào đó làm cho các chất dinh dưỡng khác không thể phát huy được. Như vậy, sự thiếu hụt một chất dinh dưỡng này hay một chất dinh dưỡng khác sớm muộn cũng sẽ dẫn đến yếu tố hạn chế. Là một nước nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên đất đai của Việt Nam thường rất chua, thiếu lân hoặc có khả năng cố định lân cao, thiếu kali, thiếu magiê và lưu huỳnh ở những vùng rất ẩm. Đất thường có khả năng hấp thu và dự trữ chất dinh dưỡng thấp, thiếu đạm mặc dù các chất hữu cơ nhanh chóng bị vô cơ hóa [8]. Diện tích đất trồng trọt ở Việt Nam hầu hết có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có những yếu tố hạn chế cần khắc phục như độ chua, hàm lượng nhôm, độ mặn và độ kiềm cũng như khả năng giữ chất dinh dưỡng kém. Trong đó sự thiếu hụt lớn nhất và quan trọng nhất là sự thiếu hụt về đạm; đất phèn, đất chiêm trũng thiếu lân trầm trọng; đất xám bạc không những nghèo đạm, lân mà còn nghèo về kali. Đất đỏ bazan, đất cát ven biển thiếu thiếu lưu huỳnh rõ rệt [42]. Tuy nhiên, cây trồng lại hấp thu những nguyên tố này lớn nhất nên nó sẽ chi phi phối hướng sử dụng phân bón. Sự thiếu canxi và magiê trong các vùng đất chua cũng đã trở nên quan trọng, ở nhiều nơi cũng đã xuất hiện sự thiếu lưu huỳnh và kẽm. Thiếu magiê và lưu huỳnh đang là một hạn chế trong sản xuất lạc hiện nay đối với một số vùng đất trồng [27]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 9 1.3. Cơ sở lý luận của đề tài 1.3.1. Vai trò của cây lạc Cây lạc là cây trồng có giá trị nhiều mặt trong cuộc sống bởi nó là cây họ đậu ngắn ngày có năng suất cao, các chất dinh dưỡng trong hạt khá đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng và có hàm lượng cao (năng suất protein của lạc cao hơn hắn lúa). Vai trò của lạc được thể hiện ở các mặt như sau: * Vai trò của cây lạc trong đời sống con người Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày đồng thời cũng là một trong những thực phẩm quan trọng của nước ta. Toàn bộ cây lạc đều có giá trị sử dụng. Hạt lạc có chứa từ 22 - 27% protein, 40 - 50% lipid, khoảng 15,5% gluxit, 2,5% cellulose, 68 mg% P,… lạc là nguồn bổ sung chất đạm, chất béo cho con người [36]. Trong hạt lạc còn có các loại vitamin quan trọng: 60 mg vitamin P và nhiều viatmin A, B, C, D, E, F…. mặc dù hàm lượng viatmin A trong dầu lạc rất ít nhưng do hàm lượng dầu cao đã giúp cho cơ thể con người hấp thu vitamin A tốt hơn, do vậy sử dụng các sản phẩm từ lạc có thể khắc phục được sự thiếu hụt vitamin A. Khô dầu lạc là nguồn bổ sung chất đạm và chất béo quan trọng trong chế biến thức ăn gia súc tổng hợp - kho lạc nhân sau khi ép dầu có khoảng 10% nước, 45% prôtein, 8% lipid, 4,8% cellulose, 25% gluxit và 6% các loại muối khoáng. Trên thế giới, có khoảng 80% số lạc sản xuất ra được dùng dưới dạng dầu ăn, khoảng 12% được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như bánh, mứt, kẹo… khoảng 6% dùng cho chăn nuôi, 1% dành cho xuất khẩu. * Vai trò cây lạc trong nền kinh tế quốc dân Theo tác giả Phạm Đình Ngân cho biết: Nếu so sánh 4 loại cây trồng trong vụ xuân, về mặt giá trị sản lượng trên một ha thì cây lúa đạt năng suất cao nhất, tiếp đến là cây lạc và thứ ba là cây đậu tương, thứ tư là cây ngô. Tuy nhiên nếu tính lợi nhuận trên đông chi phí và ngày công thì cây lạc đạt giá trị cao nhất. Ở nước ta, phần sản lượng lạc sản xuất ra hàng năm được dành cho việc xuất khẩu, có năm sản xuất hơn 70% sản lượng. Những năm gần đây chúng ta đã sản xuất 70 - 80 ngàn tấn lạc nhân qua các nước như Pháp, Ý, Đức… cho nên lạc đối với chúng ta cũng là cây đem lại ngoại tệ quan trọng [5]. * Vai trò của cây lạc trong cải tạo đất nông nghiệp Lạc là cây họ đậu, bộ rễ của chúng có nhiều nốt sần có tác dụng làm giàu nguồn đạm cho đất, cho nên lạc là cây trồng rất lý tưởng cho công tác cải tạo và bồi dưỡng đất, có vị trí quan trọng trong chế độ luân canh với nhiều loại cây trông khác nhau cũng như việc chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc [5]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 10 Trong hệ thống cố định đạm sinh học, cố định đạm cộng sinh giữa vi khuẩn Rhizobium và cây họ đậu là quan trọng nhất, ước tính đạt 80 triệu tấn mỗi năm, tương đương lượng đạm vô cơ trên toàn thế giới sản xuất năm 1990 [1]. Lượng đạm cố định của lạc có thể đạt từ 70 – 110 kg N/ha/vụ [51]. Cho nên sau khi trồng lạc, thành phần hóa tính của đất sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho cây trồng, lượng đạm và hệ vi sinh vật hóa khi tăng lên một cách đáng kể. Ngoài các giá trị trên lạc còn là nguồn phân hữu cơ tốt, thân, lá lạc dễ phân hủy cung cấp nhanh chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng [35]. Với nhiều lợi ích đem lại cho đất, cây lạc là một trong những cây trồng được người dân chọn để xen canh, luân canh với cây trồng khác. Đặc biệt là đối với những vùng đất cằn cỗi bạc màu thì cây lạc có ý nghĩa cải tạo đất [40]. 1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho lạc Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao. Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc, hạt lạc có chứa nhiều chất dinh dưỡng (theo Nguyễn Mạnh Toản và Lại Đức Lân), khi phân tích hạt lạc đã cho thấy trong hạt lạc hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả nhóm chất hóa học hữu cơ và rất nhiều chất vô cơ. Các chất này chia thành các nhóm như: lipid, prôtein, gluxit, photphatit, các glucozit, các acid amin, các aldehyt và xeton, chất sáp, chất vô cơ có màu [26]. Trong đó hàm lượng lipid chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 45 - 51%. Về dầu lạc có thua kém dầu oliu là dầu thực vật tốt nhất hiện nay. Tiếp đến là hàm lượng protein đạt từ 20 – 37,5%. Chất lượng protein của lạc thua kém protein của đậu tương, trong protein của lạc có 13 axit amin quan trọng và cần thiết cho hoạt động sống của con ng ười. Và trong dầu lạc có hầu hết vitamin nhóm B, trừ B12 bao gồm B1, B2, B6, vitamin PP và vitamin E [15]. Vậy để có được hàm lượng chất dinh dưỡng như trên thì cây lạc cần có nhu cầu dinh dưỡng như thế nào? Theo kết quả nghiên cứu của Mỹ, với năng suất 3 tấn quả/ha lạc đã lấy di từ đất: 19kg N + 48kg P2O5 + 80kg K2O + 79kg CaO [29], chứng tỏ đạm là yếu tố dinh dưỡng mà lạc cần nhiều nhất, tiếp đến là các nguyên tố K, P và cuối cùng là các nguyên tố trung lượng và vi lượng. Mặc dù cây lạc cần nhiều đạm nhưng nhờ sự có mặt của vi sinh vật cộng sinh trong rễ lạc đã cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng đạm cho cây nên nhu cầu bón đạm cho cây lạc đã giảm đi. Tuy nhiên, ở các thời kỳ cây con thì vi khuẩn nốt sần đang xâm nhập và hình thành nhưng chưa có khả năng cố định, chúng lấy dinh dưỡng đạm và gluxit từ cây con để tạo thành nốt sần hữu hiệu. Vì vậy giai đoạn đầu cây lạc rất cần đạm, cho nên ta phải bón một lượng đạm nhất định cho thời kỳ cây con thì mới có năng suất cao. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0