intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại và năng suất giống lúa nếp 98(N98) trong vụ Xuân 2018 tại Hà Tĩnh

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

51
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định mật độ cấy và liều lượng phân bón phù hợp nhất cho giống lúa nếp 98 trong vụ Xuân 2018 tại Hà Tĩnh. Góp phần khẳng định việc xác định mật độ cấy và liều lượng phân bón hợp lý cho từng giống lúa cụ thể sẽ có tác dụng tạo được quần thể ruộng lúa sinh trưởng phát triển đồng đều, tăng khả năng chống chịu, tạo tiền đề cho năng suất cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại và năng suất giống lúa nếp 98(N98) trong vụ Xuân 2018 tại Hà Tĩnh

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG HIỆP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, SÂU BỆNH HẠI VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA NẾP 98 TRONG VỤ XUÂN 2018 TẠI HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Huế - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG HIỆP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, SÂU BỆNH HẠI VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA NẾP 98 TRONG VỤ XUÂN 2018 TẠI HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số:8620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ LỆ Huế-2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại và năng suất giống lúa nếp 98(N98) trong vụ Xuân 2018 tại Hà Tĩnh” được thực hiện trong khoảng thời gian từ cuối tháng 12/2017 đến tháng 6/2018, là sản phẩm khoa học có tính ứng dụng thực tiễn cao, có thể đưa vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế trên đồng ruộng. Tôi xin cam đoan kết quả của công trình nghiên cứu là quá trình lao động mang tính khoa học thực sự của bản thân được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.Trần Thị Lệ. Kết quả này chưa có bất kỳ tác giả nào công bố, đảm bảo tính chính xác và trung thực về khoa học, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Tĩnh, ngày 28tháng 09 năm 2018 Học viên Hoàng Hiệp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài. Để có được kết quả ngày hôm nay, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt từ phía các thầy cô giáo, lãnh đạo nơi tôi công tác, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới PGS.TS. Trần Thị Lệ là người cô trực tiếp hướng dẫn khoa học và luôn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu; Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Đào tạo Sau Đại học cùng các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế, Khoa Nông học đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể giúp cho tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình; Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến lãnh đạo và đồng nghiệp Công ty CP giống cây trồng Hà Tĩnh, tổ sản xuất giống gốc, Viện Cây Lương thực và CTP, bạn bè đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành tốt đề tài; Cảm ơn sự động viên, giúp đỡ và chia sẽ từ phía bố mẹ, vợ và các con cùng đồng hành trong suốt 2 năm qua để tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Tĩnh, ngày 28 tháng 09 năm 2018 Học viên Hoàng Hiệp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Diện tích nông nghiệp cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng ngày càng bị thu hẹp do nhường đất cho quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây. Khi đất nông nghiệp mất càng nhiều, điều kiện thời tiết ngày càng biến động bất thường thì việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về: giống, mật độ, phân bón,…là điều kiện quan trọng để tạo năng suất, chất lượng và làm thay đổi cơ cấu, tổ chức sản xuất nông nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định được mật độ cấy và liều lượng phân bón phù hợp nhất cho giống lúa nếp 98 trong vụ Xuân 2018 tại Hà Tĩnh, nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Phươngpháp nghiên cứu: Bố trí thí nghiệm theo kiểu ô lớn ô nhỏ (SPLIT-PLOT), thí nghiệm 2 yếu tố (mật độ và phân bón), 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm được thực hiện tại xã Thạch Vịnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong vụ Xuân 2018 trên chân đất chua phèn. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá và cho điểm theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN 01:55/2011/BNNPTNT). Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại và năng suất giống lúa nếp 98 trong vụ Xuân 2018 tại Hà Tĩnh”. Chúng tôi có một số kết luận sau: - Thời gian sinh trưởng giữa các công thức mật độ cấy và liều lượng phân bón khác nhau có sự dao động không đáng kể từ 136 đến 139 ngày (1 - 3 ngày), cao nhất ở các cong thức P3M1, P3M2, P3M3 (139 ngày), thấp nhất ở các công thức P1M1, P1M2, P1M3 (136 ngày). - Chiều cao cây cuối cùng dao động từ 112,59 đến 114,20cm, cao nhất ở công thức P1M1 (114,20cm), thấp nhất ở công thức P3M3 (112,59cm). - Về sâu hại: Mức độ nhiễm sâu cuốn lá, sâu đục thân tăng khi lượng phân bón và mật độ cấy tăng ở các công thức khác nhau. Tuy nhiên, mức độ gây hại không cao (điểm 1); Rầy nâu không gây hại ở tất cả các công thức thí nghiệm (điểm 0). - Về bệnh hại: Giai đoạn đẻ nhánh nhiễm nhẹ đạo ôn lá ở các công thức P1M3, P2M3, P3M1, P3M2, P3M3; giai đoạn trổ nhiễm nhẹ đạo ôn cổ bông ở các công thức P1M3, P2M3, P3M1, P3M2, P3M3 (điểm 1); bệnh khô vằn nhiễm trung bình ở các công thức mật độ cấy cao và bón nhiều đạm như P3M1, P3M2, P3M3 (điểm 3), các công thức còn lại nhiễm nhẹ (điểm 1); bệnh đốm nâu xuất hiện ở giai đoạn làm đòng, gây hại trung bình ở các công thức P3M1, P3M2, P3M3 (điểm 3), các công thức còn lại nhiễm nhẹ (điểm 1). - Năng suất lý thuyết ở các công thức khác nhau dao động từ 77,14 đến 96,89 tạ/ha. Cao nhất ở công thức P2M2 đạt 96,89 tạ/ha, thấp nhất ở công thức P2M1 đạt 77,14 tạ/ha. - Năng suất thực thu ở các công thức khác nhau dao động từ 57,58 đến 72,67 tạ/ha. Cao nhất ở công thức P2M2 đạt 72,67 tạ/ha, thấp nhất ở công thức P2M1 đạt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv 57,58 tạ/ha. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ ....................................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 4 1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu mật độ cấy cho lúa............................................ 4 1.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu phân bón cho lúa .............................................. 5 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 8 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam ...................... 8 1.2.2. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới và Việt Nam ................ 17 1.2.3. Những nghiên cứu về số dảnh cấy/khóm .......................................................... 18 1.2.4. Những kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam ....... 19 1.2.5. Tình hình sản xuất lúa tại Hà Tĩnh ................................................................... 25 CHƯƠNG 2ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 27 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 27 2.1.1. Nguồn gốc giống .............................................................................................. 27 2.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................... 27 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 2.1.3. Phân bón .......................................................................................................... 27 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 27 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 28 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 28 2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................................... 30 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 34 2.3.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 34 CHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 35 3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ PHÂN BÓN ĐẾN THỜI GIAN SINH TRƯỞNG GIỐNG LÚA NẾP 98 .............................................................................. 35 3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA NẾP 98 ............................................ 36 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây....................................................................................................................... 36 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến khả năng đẻ nhánh ..... 38 3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến khả năng ra lá ............. 41 3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô ................................................................................................ 44 3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN ĐẾN MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH ................................ 47 3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN ĐẾN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA NẾP 98 ......... 48 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 51 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 51 2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 53 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT CCCC Cao cây cuối cùng ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng Đ/C Đối chứng ĐVT Đơn vị tính The International Rice Research Institute IRRI (Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI) LAI Chỉ số diện tích lá LSD0,05 Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở 5% M Mật độ N98 Nếp 98 N/P/K Đạm/Lân/Kali NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu P Phân bón P 1000 Trọng lượng 1000 hạt TGST Thời gian sinh trưởng Food and Agriculture Organization of the United FAO (Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc VFA Tổ chức hiệp hội lương thực Việt Nam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm ................... 9 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2015 ............... 12 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2016 ............... 13 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo Việt Nam từ 2006 đến 2016 ...... 14 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lúa ở Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2016 .............................. 25 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng giống lúa nếp 98 vụ Xuân 2018 ................................................................................. 35 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đếnkhả năng tăng trưởng chiều cao cây ............................................................................................................. 37 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng nhánh giống lúa nếp 98 vụ xuân 2018 ............................................................................................ 39 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến khả năng đẻ nhánh ở các công thức thí nghiệm ........................................................................................... 40 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái ra lá ở các công thức thí nghiệm 42 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá . 44 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô ..................................................................................................................... 46 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến mức độ gây hại của một số sâu bệnh hại chính .................................................................................... 47 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất.................................................................................................................... 48 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến NSLT và NSTT giống lúa nếp 98 vụ Xuân 2108 tại Hà Tĩnh ............................................................... 49 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 3.1. Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây Error! Bookmark not defined. Hình 3.2. Biểu đồ động thái tăng trưởng nhánh ............ Error! Bookmark not defined. Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đếnsố nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu............................................................................................. 41 Hình 3.4. Biểu đồ động thái ra lá ................................. Error! Bookmark not defined. Hình 3.5. Biểu đồ năng suất thực thu giống lúa nếp 98 vụ Xuân 2018 ....................... 50 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Cây lúa(Oryza sativa L.) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn lương thực quan trọng cho sự sống của con người, đặc biệt đối với các nước Châu Á thì đây là cây trồng chính để tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống. Việt Nam là nước có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời, với diện tích trồng lúa đạt 7,8 triệu ha năm 2016 (Tổng cục thống kê), cùng với sự áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thâm canh đã làm cho nghề trồng lúa ở nước ta có những biến đổi tích cực. Đó là, đưa sản lượng lúa đạt 45,1 triệu tấn năm 2015 và đạt 43,6 triệu tấn năm 2016 tương đương 28,3 triệu tấn gạo, giảm 4% so với năm 2015. Nguyên nhân là thiếu nước để sản xuất do hạn hán, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng của lụt bão làm giảm năng suất trung bình(Nguồn: FAO tháng 4 năm 2017). Theo tổ chức hiệp hội lương thực VFA sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2015 là 6,6 triệu tấn đứng thứ 2 thế giới và đứng thứ 3 thế giới vào năm 2016(đạt 4,8 triệu tấn). Nhờ đó từ một nước thiếu đói thường xuyên đến nay không những đủ lương thực mà còn là một trong những nước đứng trong tốp đầu của thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên diện tích trồng lúa của cả nước có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt đối với các diện tích trồng lúa không hiệu quả được chuyển đổi sang trồng ngô phục vụ cho chăn nuôi hoặc trồng một số cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Theo báo cáo của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng, đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa sẽ mất khoảng 11% và 7% dân số sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay đang diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, là nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…Vì vậy, cần phải có những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn để thu hoạch né tránh được những yếu tố do thiên tai gây ra(mưa bão, lũ lụt…). Hiện nay cả nước có khoảng hơn 430 giống lúa, chủ yếu là các giống nhập nội, lai hữu tính kết hợp với chọn lọc, đột biến, mới có một vài giống được chọn tạo bằng lai hữu tính, đột biến kết hợp với chỉ thị phân tử. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 Trong đó, lúa nếp được coi là giống lúa đặc sản được trồng từ lâu đời và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong đời sống nhân sinh ở nước ta cũng như trên thế giới. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất được đảm bảo, đời sống tinh thần được nâng cao, khi đó ngoài nhu cầu giải trí, du lịch…nhu cầu giải trí tâm linh như tham quan, vãng cảnh đền chùa, lễ hội diễn ra ngày càng nhiều và nhu cầu từ gạo nếp và các sản phẩm làm từ gạo nếp ngày càng trở nên đa dạng và phong phú.Vì vậy, các giống lúa nếp cần được duy trì, nghiên cứu và phát triển. Trong những năm gần đây, diện tích lúa nếp ngày càng được mở rộng, sản lượng lúa nếp cũng tăng đáng kể. Thực trạng cho thấy các nghiên cứu về chọn tạo giống lúa nếp ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong những năm qua chưa được quan tâm đúng mức, sự đa dạng bộ giống lúa nếp trong sản xuất cũng đang còn hạn chế. Hiện nay, trong sản xuất phần lớn diện tích các giống đang được gieo trồng nhưIRi352, N97, N98, ĐT52, nếp cái hoa vàng,…Tuy nhiên, các giống lúa này vẫn cho năng suất chưa cao, thiếu sự ổn định, quy trình canh tác chưa hợp lý. Chính vì lý do trên, tôi xin thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại và năng suất giống lúa nếp 98(N98) trong vụ Xuân 2018 tại Hà Tĩnh”. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định mật độ cấy và liều lượng phân bón phù hợp nhất cho giống lúa nếp 98 trong vụ Xuân 2018 tại Hà Tĩnh. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo nhằm góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh, khai thác tiềm năng năng suất của các giống lúa nếp nói chung và giống lúa nếp 98 nói riêng. Sựthành công của đề tài sẽ góp phần khẳng định việc xác định mật độ cấy và liều lượng phân bón hợp lý cho từng giống lúa cụ thể sẽ có tác dụng tạo được quần thể ruộng lúa sinh trưởng phát triển đồng đều, tăng khả năng chống chịu, tạo tiền đề cho năng suất cao. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Diễn biến khí hậu của cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng ngày càng phức tạp và khó lường. Chính vì vậy, trong đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Tĩnh ưu tiên và tập trung phát triển nhóm giống lúa ngắn ngày để né tránh những rủi ro do PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 thiên tai gây ra. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất đang còn nhiều vấn đề bất cập đối với bộ giống lúa, trong đó có giống lúa nếp. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho thực tiễn thấy rằng với mỗi một giống lúa trên một ruộng cấy thì mật độ cấy và lượng phân bón phù hợp sẽ đạt được năng suất cao nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu mật độ cấy cho lúa Theo Hoàng Kim (2016) [20], trong quần thể ruộng lúa, mật độcấy và số dảnh cấy có liên quan đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.Nếu cấy quá dày hoặc nhiều dảnh trên khóm thì bông lúa sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt có thể nhỏ hơn và cuối cùng năng suất sẽ giảm.Vì vậy, muốn đạt được năng suất cao thì người sản xuất phải biết điều khiển cho quần thể ruộng lúa có số bông tối ưu mà vẫn không làm bông nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bông không thay đổi. Căn cứ vào tiềm năng năng suất của giống, tiềm năng đất đai, khả năng thâm canh của người sản xuất và vụ gieo trồng để định ra số bông cần đạt một cách hợplý. Giống cây trồng tốt là khâu then chốt để tăng năng suất nhưng đó chỉ là một yếu tố. Điều kiện môi trường thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển được hợp thành bởi bốn yếu tố: sinh thái, nước, dinh dưỡng, quản lý dịch hại. Giống biểu thị khả năng sản xuất của cây trong một môi trường nhất định.Năng suất cây trồng tối đa chỉ đạt được bằng giống tốt và biện pháp canh tác phù hợp.Giống tốt nếu có môi trường sinh trưởng phát triển và biện pháp canh tác phù hợp thì tiềm năng năng suất của giống tốt sẽ đạt được tối đa.Ngược lại nếu không có biện pháp canh tác tốt thì không thể đạt được lợi ích và hiệu quả cao. Việc nghiên cứu mật độcấy phù hợp tùy giống, tùy mùa vụ, tùy chân đất, tùy chất lượng hạt giống và tùy trình độ thâm canh. Giống lúa tốt (năng suất cao, ngắn ngày, ít sâu bệnh, thấp cứng cây không đổ ngã, bộ lá xanh lâu bền, tỷ lệ bông hữu hiệu cao, bông to dài, nhiều hạt chắc trên bông, chất lượng gạo tốt, tỷ lệ gạo nguyên cao, hạt gạo thon đến trung bình, bạc bụng thấp, gạo có mùi thơm) khi áp dụng cho địa phương nào nhất thiết cần phải xác định mật độcấy và quy trình kỹ thuật thâm canh thích hợp cho giống lúa tốt tuyển chọn tại địa phương đó. Lúa Đông Xuân thường cấy dày hơn lúa Hè Thu để tận dụng ánh sáng, tích lũy chất khô. Trên một đơn vị diện tích, nếu mật độ càng cao thì số bông càng nhiều, nhưng số hạt trên bông càng ít. Tốc độ giảm số hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng mật độ vì thế cấyquá dày sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cấy quá thưa đối với giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn thì rất khó đạt được số bông tối ưu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 Theo Nguyễn Trường Giang và Phạm Văn Phượng (2011) [7], trong 3 yếu tố cấu thành năng suất: số bông/m2 , số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt thì hai yếu tố đầu giữ vai trò quan trọng và thay đổi do cấu trúc quần thể còn yếu tố thứ ba ít biến động. Số bông trên một đơn vị diện tích chủ yếu là do mật độcấy và khả năng đẻ nhánh của cây lúa. Theo Nguyễn Trường Giang và Phạm Văn Phượng (2011) [7], mật độ cấy thưa, ánh sáng đầy đủ, dinh dưỡng nhiều thì lúa đẻ mạnh. Mật độ cấy dày, lúa đẻ nhánh ít.Vì vậy, đất tốt, nhiều phân, thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho đẻ nhánh thì nên cấy thưa; đất xấu, ít phân, thời tiết lạnh, trời âm u thì nêncấy dày để đảm bảo số cây trên một đơn vị diện tích. Việc cấy dày hay thưa tùy thuộc giống và quyết định ở số lượng bông cuối cùng trên một đơn vị diện tích. Quy luật chung là tùy theo mật độ tăng lên mà các yếu tố cấu thành năng suất cá thể biến động theo chiều hướng làm giảm năng suất cá thể. Mật độ quá dày sẽ dễ bị lốp đổ nhất là trong điều kiện đất tốt hoặcbónnhiềuphânđặcbiệtlàphânđạm.Mậtđộthíchhợp,năngsuấttrênđơnvịdiện tích đạt được cao nhất. 1.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu phân bón cho lúa Để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt và tạo ra được năng suất cao, cây lúa cần được cung cấp nhiều yếu tố dinh dưỡng: N, P, K (đa lượng); Ca, Mg, Si, S (trung lượng); Zn, B, Mo, Mn, Fe… (vi lượng), trong đó N, P, K là những yếu tố mà cây lúa cần với lượng lớn, các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng ít và rất ít. - Đối với đạm: Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [14], trong các nguyên tố dinh dưỡng, đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất.Cây lúa cần đạm trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên giai đoạn đẻ nhánh lúa cần nhiều đạm nhất.Cung cấp đủ đạm và đúng lúc làm cho lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung tạo nhiều nhánh hữu hiệu.Đạm thúc đẩy hình thành đòng và các yếu tố cấu thành năng suất khác như số hạt/bông, khối lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc.Vì vậy, bón đạm ở giai đoạn làm đòng ảnh hưởng quyết định đến năng suất. Mặt khác bón đạm làm tăng hàm lượng protein nên ảnh hưởng đến chất lượnggạo. Theo Nguyễn Như Hà (2006) [10] và Nguyễn Văn Hoan (2006) [14], đạm cũng ảnh hưởng tới đặc tính vật lý và sức đề kháng đối với sâu bệnh hại lúa.Thừa hoặc thiếu đạm đều làm lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh hại do sức đề kháng giảm. Theo Nguyễn Như Hà (2006) [10], thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ kém, số hạt/bông ít, lép nhiều, năng suất thấp.Thừa đạm làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, nhánh vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao, lốp, đổ nên ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất lúa. Trong quá trình sinh trưởng, cây lúa có nhu cầu đạm tăng đều từ thời kỳ đẻ nhánh tới trỗ và giảm sau trỗ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 Lượng đạm cần thiết để tạo ra một tấn thóc là 17-25 kg N, trung bình 22,2 kgN. Khi tăng lượng đạm bón thì chỉ số diện tích lá (LAI), khối lượng chất khô (DM) và tốc độ tích luỹ chất khô (Crop growth rate-CGR) của lúa lai vượt trội so với lúa thuần, đặc biệt ở giai đoạn sau cấy 4 tuần, năng suất của các giống lúa đều tăng, tuy nhiên năng suất của lúa lai tăng nhiều hơn năng suất của lúa thuần. Năng suất hạt của các giống lúa thí nghiệm ở các mức phân bón có tương quan thuận ở mức ý nghĩa với LAI và CGR ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, số bông/m2 và số hạt/bông. Trong các giai đoạn sinh trưởng thì bắt đầu từ đẻ nhánh đến đẻ rộ hàm lượng đạm trong thân lá luôn cao sau đó giảm dần.Như vậy cần tập trung bón đạm mạnh vào giai đoạn này. Tuy nhiên thời kỳ hút đạm mạnh nhất quan sát thấy ở lúa lai là từ đẻ rộ đến làm đòng, mỗi ngày lúa lai hút 3.520 g N/ha chiếm 34,68% tổng lượng hút, tiếp đến mới là giai đoạn từ bắt đầu đẻ nhánh đến đẻ rộ, mỗi ngày cây hút 2.737 g N/ha chiếm 26,82% tổng lượng hút. Vì lý do này mà bón lót và bón thúc thật tập trung là rất cần thiết nhằm cung cấp đủ đạm cho lúa lai. Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [14], ở giai đoạn cuối lúa lai hút đạm không mạnh như ở 2 giai đoạn đầu song chiếm một tỉ lệ N cao và sức hút N mạnh rất có lợi cho quang hợp tích lũy chất khô vào hạt. Vì thế một lượng đạm nhất định cần được bón vào giai đoạn cuối (khoảng 20 ngày trước khi lúa trỗ).Bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúc lúa đẻ nhánh, sau đó giảm dần, với liều lượngthấpthìbónvàolúclúa phân hóa đòng thìcóhiệuquảcao. Do nhu cầu và hiệu quả sử dụng đạm của các giống khác nhau nên việc bón đạm theo một quy trình với liều lượng và thời gian định trước cho nhiều loại giống cũng dẫn đến hiệu quả sử dụng đạm thấp. Vì vậy cần nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm cholúa. - Đối với lân: Lân có tác dụng kích thích ra rễ mạnh, thúc đẩy quá trình trổ và chín sớm, tăng cường đẻ nhánh giúp cây phục hồi nhanh sau khi gặp những điều kiện bất thuận.Thiếu lân làm cây lúa thấp, khả năng đẻ nhánh kém, bản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm. Hiệu suất của lân đối với hạt ở các giai đoạn đầu cao hơn các giai đoạn cuối do lân cần thiết cho đẻ nhánh và nhu cầu của lân tổng số ít hơn đạm. Vì thế, trong sản xuất cần bón lân rất sớm, có thể bón lót để cây lúa hút đủ lân tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếptheo. Theo Yoshida (1981) [39], lân cũng làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút. Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [14], phân tích hàm lượng lân trong lá thìgiai đoạn đẻ rộ thấy cao nhất. Ở giai đoạn chín hàm lượng lân trong thân lá lúa lai cao PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 hơn hẳn lúa thường.Giai đoạn từ đẻ rộ đến phân hóa đòng lúa lai hút tới84,27% tổng lượng lân. Vì thế muốn để lúa lai đạt năng suất cao thì tổng lượng lân cần được cung cấp đủ trước khi làm đòng.Trên đất phèn nặng muốn trồng lúa có hiệu quả cần phải liên tục cải tạo: Sử dụng nước ngọt để rửa phèn, kế đến là bón phân lân liều lượng cao trong những năm đầu để tích lũy lân. Trên đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long bón lân có hiệu quả rất rõ, vụ Đông Xuân bón 20 kg P2 O5 /ha đã tăng năng suất được 20% so với công thức không bón lân. Tuy nhiên, bón thêm với liều lượng cao hơn, năng suất lúa có tăng nhưng không rõ. Vì vậy, trong ruộng thâm canh thường được khuyến cáo bón phối hợp từ 20 - 30 kg P2O5 là đủ. Cây lúa được bón đầyđủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống chịu với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân đẻ nhánh khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ Đông Xuân, hạt thóc mẩy và sáng. Cây lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém, lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối, số lá, số bông và số hạt/bông đềugiảm. - Đối với kali: Theo Yoshida (1981) [39], kali có tác dụng xúc tiến quá trình quang hợp, đẩy mạnh sự di chuyển sản phẩm quang hợp từ lá sang các bộ phận khác,tăng cường đẻ nhánh và giúp cây chống chịu được các điều kiện bất thuận. Thiếu kali làm cây thấp, lá ngắn, rũ xuống và có màu xanh đậm; các lá phía dưới, bắt đầu từ đỉnh xuống biến vàng giữa các gân lá, có lúc khô chuyển sang màu nâu nhạt. Trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây yêu cầu về kali khác nhau nhưng cây lúa cần kali nhất vào thời kỳ làm hạt để tăng khả năng vận chuyển dinh dưỡng vào hạt.Vì vậy, bón kali kéo dài đến lúc trỗ bông, lúc giai đoạn hình thành sản lượng là điều rất cần thiết. Theo Nguyễn Văn Hoan (2003) [15], giai đoạn từ khi đẻ nhánh đến khi trỗ, lúa lai hút kali với cường độ tương tự lúa thường. Tuy nhiên, từ sau khi trỗ thì lúa thường hút rất ít kali, trong khi đó lúa lai vẫn duy trì sức hút kali mạnh, mỗi ngày vẫn hút 0,67kg/ha chiếm 8,7% tổng lượng hút. Như vậy, trong suốt thời kỳ sinh trưởng cường độ hút kali của lúa lai luôn cao.Đây là đặc điểm rất đặc trưng về hút các chất dinh dưỡng của lúa lai. Từ đặc điểm này có thể kết luận: Để có năng suất cao cần coi trọng bón phân kali cho lúa lai. Nghiên cứu của Uddin S. và cs (2013) [38], về 4 liều lượng bón kali cho lúa (0, 20, 40 và 60 kg K2 O/ha) trên đất mặn ở Bangladesh cho thấy: với mức bón 60 kg K2 O/ha đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra rằng bón kali còn giúp tăng cường hiệu quả hút đạm của cây lúa trên đất mặn. Hoàng Quốc Chính và Phạm Văn Đoan (2012) [3], nghiên cứu hiệu lực của phân kali đối với lúa lai trên đất phèn ven biển tỉnh Thái Bình đã chỉ ra hiệu suất kali PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 đạt cao nhất ở mức bón cho lúa với lượng 90 kg K2O/ha trên nền 10 tấn phân hữu cơ + 120 kg N + 90 kg P2 O5 /ha. Nguyễn Đỗ Châu Giang và Nguyễn Mỹ Hoa (2012) [8], nghiên cứu khả năng cung cấp kali và sự đáp ứng của lúa đối với phân kali trên đất thâm canh ba vụ lúa ở Cai Lậy, Tiền Giang và Đồng Tháp cho thấy: Tiềm năng kali trong đất cao nhưng kali hữu dụng thấp, do đó có thể dẫn đến thiếu kali cho lúa nếu không được bón đầy đủ. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng sự gia tăng năng suất rõ rệt ở các công thức được bón kali so với công thức khôngbón. Nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hoà và cs (2013) [16], cho rằng trên đất mặn ven biển chuyên trồng lúa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, bón kali với lượng 60 kg K2O/ha cho giống lúa chịu mặn A69-1 đã cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao và cải thiện độ phì cho đất tốt nhất. Lưu Ngọc Quyến và cs (2014) [22], khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân kali clorua đến năng suất lúa đã kết luận: Năng suất lúa tăng có ý nghĩa khi tăng liều lượng bón kali từ 33 - 93 kg K2O/ha. Theo Reyhaneh và cs (2012) [33] và Uga Y và cs (2007) [37], trên đất mặn, kali có vai trò làm giảm sự hút Na+, tăng cường khả năng chống chịu mặn của cây lúa. Nghiên cứu kali của Trần Quang Tuyến (2010), sau 34 vụ thí nghiệm về ảnh hưởng của bón phân N, P, K dài hạn đến độ phì nhiêu của đất và năng suất lúa ởvùng Tây sông Hậu, Đồng bằng sông Mê Kông đã chỉ ra rằng: Việc bón cân đối đạm lân đã cải thiện rất tốt kết cấu và độ phì nhiêu của đất (Đất có độ xốp tương đối cao và không dẽ chặt, thay đổi dung trọng của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, đất có khả năng trao đổi cation (đệm pH 8,1) khá cao, tăng đạm tổng số, lân dễ tiêu). Năng suất lúa vụ Đông Xuân tăng dần qua các năm nhưng năng suất lúa có hiện tượng giảm dần theo thời gian qua các vụ Hè Thu. Để khắc phục cần chú ý đầu tư phân lân và kali thỏa đáng và trả lại rơm rạ cho đồng ruộng sau khi thu hoạch. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng đều có một vị trí quan trọng trong đời sống của cây lúa.Tùy mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng, loại đất và phương pháp sử dụng mà tác dụng và hiệu quả của các nguyên tố này rất khác nhau. Rất nhiều các kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiệu quả của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây lúa được phát huy cao nhất khi các nguyên tố này được bón phối hợp với nhau theo một tỷ lệ thích hợp. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 Sản lượng lúa trên thế giới năm 2016 đạt 740,96 triệu tấn, có 114 quốc gia trồng lúa, châu Á chiếm 90%, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới, một số nước khác cũng sẽ đóng góp giúp tăng sản lượng gạo thế giới như: Ấn Độ, các tiểu vùng Sahara Châu Phi, Bangladesh, Philippines, Brazil. Năm 1960, năng suất lúa bình quân trên thế giới là 1,04 tấn/ha. Ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa luôn được cải thiện. Đến năm 2008, năng suất lúa thế giới bình quân đạt 4,25 tấn/ha. Năm 2008, nước sản xuất lúa đạt năng suất cao nhất là Uruguay 8,01 tấn/ha, kế đến là Mỹ đạt 7,68 tấn/ha Và Peru đạt 7,36 tấn/ha. Trong khi đó nước có sản lượng cao nhất là Trung Quốc, năng suất chỉ đạt 6,61 tấn/ha và Việt Nam sản lượng đứng thứ năm, năng suất đạt 5,52 tấn/ha năm 2011. Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn) 2006 155,56 4,12 640,71 2007 155,31 4,23 656,56 2008 160,07 4,29 687,05 2009 157,79 4,35 685,66 2010 161,67 4,42 701,11 2011 162,71 4,34 726,38 2012 162,18 4,54 736,26 2013 164,53 4,51 741,98 2014 162,91 4,56 742,43 2015 160,76 4,60 740,08 2016 159,80 4,64 740,96 (Nguồn: faostat.fao.org) Nhận xét: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0