Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của Na2SO3 đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa vụ Hè Thu 2017 tại Quảng Nam
lượt xem 6
download
Nội dung nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ Na2SO3 đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế khi phun ở thời kỳ lúa đẻ nhánh. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ Na2SO3 đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế khi phun ở thời kỳ lúa làm đòng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của Na2SO3 đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa vụ Hè Thu 2017 tại Quảng Nam
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN HỒNG TRÍ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Na2SO3 ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÚA VỤ HÈ THU 2017 TẠI QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG HUẾ, 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN HỒNG TRÍ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Na2SO3 ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÚA VỤ HÈ THU 2017 TẠI QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 8.62.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH THI HUẾ, 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được người khác công bố trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào. Các kết quả nghiên cứu được tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn về nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về luận văn này. Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Phan Hồng Trí PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng tri ân và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Đình Thi người đã định hướng khoa học và hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các anh chị cán bộ Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện Phú Ninh, cán bộ Uỷ ban nhân dân xã Tam Đại và Ban nhân dân thôn Trung Đàn đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành tốt đề tài. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Trân trọng biết ơn! Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Phan Hồng Trí PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của Na2SO3 đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa vụ Hè Thu 2017 tại Quảng Nam” nhằm mục đích xác định được tác dụng, nồng độ và thời kỳ xử lý chất ức chế hô hấp sáng Na2SO3 phù hợp cho cây lúa sản xuất ở tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu tác dụng, nồng độ và thời kỳ xử lý Na2SO3 phù hợp cho cây lúa ở Quảng Nam đang là vấn đề mới. Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua chúng tôi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu trên giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu 2017 ại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, nhằm góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lúa ở Quảng Nam và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ Na2SO3 đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế khi phun ở thời kỳ lúa đẻ nhánh. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ Na2SO3 đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế khi phun ở thời kỳ lúa làm đòng. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ Na2SO3 đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế khi phun ở thời kỳ lúa kết thúc trổ. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu gồm 3 thí nghiệm 1 yếu tố tương ứng với 3 thời kỳ phun Na2SO3 là thời kỳ lúa bắt đầu đẻ nhánh, thời kỳ làm đòng và thời kỳ kết thúc trổ. Mỗi thí nghiệm gồm 6 công thức tương ứng với 6 nồng độ phun Na2SO3 là: 0, 100, 200, 300, 400 và 500 ppm. Liều lượng phun dung dịch Na2SO3 là 600 lít/ha. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại trên nền phân bón chung tại địa phương, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Thời gian sinh trưởng, số nhánh hữu hiệu, chiều dài bông, số bông trên m2, chiều cao cây cuối cùng, diện tích lá đòng, số hạt trên bông, khối lượng 1000 hạt, tích lũy chất khô, hệ số kinh tế, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế. Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc kích thích sinh trưởng đối với cây lúa (QCQG 01-143:2013/BNNPTNT). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv Kết quả nghiên cứu đạt được Phun Na2SO3 vào các thời kỳ lúa đẻ nhánh, làm đòng và kết thúc trổ đã có tác dụng tốt đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển theo dõi trong thí nghiệm, các yếu tố cấu thành năng suất là năng suất của giống lúa Khang dân 18 trong vụ Hè Thu 2017 tại Phú Ninh, Quảng Nam so với đối chứng. Phun Na2SO3 nồng độ 300ppm vào thời kỳ lúa đẻ nhánh đã tăng năng suất thực thu tới 6,0% so với đối chứng, cho lãi tăng 1,75 triệu đồng/ha và chỉ số VRC đạt 5,84. Phun Na2SO3 nồng độ 300 – 400 ppm vào thời kỳ lúa làm đòng đã tăng năng suất thực thu 6,1 - 8,4% so với đối chứng không phun, lãi tăng 1,79-2,57 triệu đồng/ha và chỉ số VRC đạt 5,94 - 7,96. Phun Na2SO3 nồng độ 300 – 400 ppm vào thời kỳ cây lúa kết thúc trổ đã cho năng suất thực thu tăng 4,6 - 6,9% so với công thức đối chứng không phun, lãi tăng 1,24 - 2,07 triệu đồng/ ha và chỉ số VRC đạt 4,36 - 6,73. Kết quả nghiên cứu đã được chúng tôi tổng hợp thành 01 bài báo khoa học và đã được Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế hoàn thiện phản biện và nhận đăng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ .............................................................................. x MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1 2. Mục đích của đề tài .................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 3 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 3 4. Những điểm mới của đề tài ...................................................................................... 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ GIÁ TRỊ CỦA LÚA GẠO ...................................... 4 1.1.1. Lịch sử phát triển ............................................................................................... 4 1.1.2. Phân loại cây lúa ................................................................................................ 5 1.2. GIÁ TRỊ CỦA CÂY LÚA .................................................................................... 7 1.2.1. Giá trị dinh dưỡng .............................................................................................. 7 1.2.2. Giá trị kinh tế ..................................................................................................... 8 1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO .......................................... 9 1.3.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.............................................................. 9 1.3.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ............................................................ 12 1.4. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT LÚA Ở QUẢNG NAM ......... 15 1.5. HÔ HẤP SÁNG Ở NHÓM CÂY C3 VÀ HƯỚNG TÁC ĐỘNG ........................ 16 1.5.1. Đặc điểm của hô hấp sáng ................................................................................ 16 1.5.2. Hướng tác động hạn chế hô hấp sáng trong sản xuất lúa................................... 17 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 1.6. CHẤT ỨC CHẾ HÔ HẤP SÁNG NA2 SO3 VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT CÂY TRỒNG ................................................... 18 1.6.1. Giới thiệu sơ lược về NA2SO3 .......................................................................... 18 1.6.2. Cơ chế tác dụng ức chế hô hấp sáng của Na2SO3 và nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất cây trồng ...................................................................................................... 19 1.6.3. Giá trị dinh dưỡng khoáng của Na2SO3 khi sử dụng cho cây ............................ 19 1.7. KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI............................................................................................................................ 20 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 22 2.1. MỤC TIÊU CỤ THỂ .......................................................................................... 22 2.2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 22 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 22 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 22 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 22 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 22 2.4.1. Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................... 22 2.4.2. Phương pháp pha dung dịch ............................................................................. 25 2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................................... 25 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 26 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 27 3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2SO3 ĐẾN THỜI GIAN SINH TRƯỞNG VÀ SỐ NHÁNH HỮU HIỆU CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ THU TẠI QUẢNG NAM ................................................................................................... 27 3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2SO3 ĐẾN CHIỀU DÀI BÔNG VÀ SỐ BÔNG TRÊN M2 CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ THU TẠI QUẢNG NAM ...... 29 3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2 SO3 ĐẾN CHIỀU CAO CÂY VÀ DIỆN TÍCH LÁ ĐÒNG CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ THU TẠI QUẢNG NAM ......................................................................................................................... 31 3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2SO3 ĐẾN SỐ HẠT CHẮC TRÊN BÔNG VÀ KHỐI LƯỢNG 1000 HẠT CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ THU TẠI QUẢNG NAM ................................................................................................... 32 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 3.5. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2 SO3 ĐẾN TÍCH LŨY CHẤT KHÔ VÀ HỆ SỐ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ THU TẠI QUẢNG NAM .................................................................................................. 34 3.6. ẢNH HƯỞNG CỦA NA2SO3 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 TRONG VỤ HÈ THU TẠI QUẢNG NAM .. 36 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 43 1. Kết luận ................................................................................................................. 43 2 Đề nghị ................................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 44 PHẦN PHỤ LỤC ...................................................................................................... 46 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới từ năm 2005 – 2014 .............................. 9 Bảng 1.2. Năng suất và sản lượng lúa của các châu lục qua các năm .......................... 10 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số nước năm 2014 .................... 11 Bảng 1.4. Thành phần hóa học và năng suất sử dụng glucose của một số loại cây lương thực ........................................................................................................................... 12 Bảng 1.5. Diện tích, sản lượng và năng suất của Việt Nam qua các năm .................... 13 Bảng 1.6. Tình hình sản xuất lúa ở Quảng Nam giai đoạn 2008 – 2016 ..................... 15 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của Na2SO3 đến thời gian sinh trưởng và số nhánh hữu hiệu giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam ................................................... 28 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của Na2SO3 đến chiều dài bông và số bông trên m2 giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam .................................................................. 29 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Na2SO3 đến chiều cao cây cuối cùng và diện tích lá đòng giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam ................................................... 31 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Na2SO3 đến số hạt chắ trên bông và khối lượng 1000 hạt giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam ................................................... 33 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Na2SO3 đến tích lũy chất khô và hệ số kinh tế giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam .................................................................. 34 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Na2SO3 đến năng suất lý thuyết của giống lúa Khang dân 18 trong vụ Hè Thu tại Quảng Nam ................................................................................ 36 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của Na2SO3 đến năng suất thực thu của giống lúa Khang dân 18 trong vụ Hè Thu tại Quảng Nam ................................................................................ 37 Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Na2SO3 cho giống lúa Khang dân 18 trồng trong vụ Hè Thu tại Quảng Nam ....................................................................... 41 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Biểu đồ xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2014 – 2015 .................................... 14 Hình 4.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa Khang dân 18 trong vụ Hè Thu tại Quảng Nam khi phun Na2SO3 thời kỳ đẻ nhánh ................................. 38 Hình 4.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam khi phun Na2SO3 thời kỳ làm đòng ............................................. 39 Hình 4.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại Quảng Nam khi phun Na2SO3 thời kỳ kết thúc trổ.......................................... 39 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việc thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng với sự xuất hiện của nghề trồng lúa là một trong những sự kiện quan trọng nhất lịch sử loài người. Lúa gạo là cây lương thực chủ yếu của hơn một nữa dân số trên thế giới, nó là loại cây lương thực quan trọng trong bữa ăn hằng ngày của hàng tỷ người trên trái đất ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh thuộc các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới và được trồng rộng rãi. Trên thế giới, cây lúa là một trong ba cây lương thực chính, có hơn 40% dân số sử dụng lúa gạo làm nguồn lương thực chính và khoảng 25% dân số sử dụng một nửa trong khẩu phần lương thực hằng ngày. Về mặt thực vật học của lúa trồng hiện nay do lúa dại qua quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo mà thành. Lúa trồng hiện nay thuộc họ hòa thảo (Gramineae), trong họ Oryza có nhiều loài và được chia ra làm 23 loài (theo Erygin, 1960), tại hội nghị di truyền học tế bào về lúa (1963) họp tại viện lúa quốc tế IRRI xác định có 19 loài. Trong đó loài Oryza sativa L. và Oryza glaberima là hai loài được trồng phổ biến nhất hiện nay. Cây lúa rất thích nghi với môi trường và con người đã thành công trong việc cải tạo môi trường nên cây lúa ngày nay đã có thể trồng được ở nhiều địa phương và nhiều vùng khí hậu khác nhau. Lúa trồng ở Tây Bắc Trung Quốc ở 53 vĩ độ 53 Bắc, ở miền trung Xumatra trên đường xích đạo và ở cả New South Wales, châu Úc 35 vĩ độ Nam, lúa cũng được trồng ở Kerala (Ấn Độ) thấp hơn mặt nước biển hoặc bằng mặt biển ở nhiều vùng khác nhau. Lúa cúng được trồng độ cao 2000 mét ở Kasmia Ấn Độ và Nêpan. Oryza sativa là loài lúa chủ yếu người ta cho rằng bắt nguồn từ Đông Nam châu Á. Ngày nay cây lúa được trồng ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương. Tính toán sản lượng lúa cho thấy rằng châu Á không chỉ là quê hương của Oryza sativa mà còn là nơi trồng lúa chính trên thế giới các giống Indica được phổ biến rộng ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, các giống Japonica thích nghi với điều kiện lạnh hơn nên được trồng ở miền Trung và Nam Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan. Có một điều tương đối đặc biệt, lúa gạo là cây trồng một lá mầm phổ biến ở vùng nhiệt đới và xích đạo nhưng lại quang hợp theo chu trình C3. Đối với loại cây này có sự hô hấp sáng gây tiêu hao sản phẩm đồng hóa, từ đó giảm năng suất đáng kể cây lúa. Theo dự báo của các nhà khoa học thì sản lượng lúa sẽ tăng chậm và có xu hướng chững lại vì diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa gia tăng (Beachel, 1972). Ở Việt Nam lương thực chính để nuôi sống con người là lúa gạo, ở đâu có dân thì ở đó có lúa gạo. Để tăng sản lượng trong điều kiện diện tích sản xuất lúa không tăng, cần phải tập trung thâm canh trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 kỹ thuật mới để tác động phù hợp nhằm nâng cao năng suất cây lúa, giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong những năm trước đổi mới, nước ta là Quốc gia triền miên thiếu lương thực. Từ khi đổi mới đến nay, nông nghiệp nước ta đã khởi sắc nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Từ năm 1989, chúng ta đã giải quyết được vấn đề lương thực, đảm bảo nhu cầu trong nước và tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới (FAO, 2004; Bộ NN & PTNT, 1998. Đến năm 2015, Việt Nam là một trong những nước có lượng gạo xuất khẩu lớn trên thế giới (ước đạt 6,7 triệu tấn/năm). Đạt được những thành tựu trên là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, bao gồm đổi mới cơ chế chính sách, cùng các giải pháp quan trọng khác như tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (giao thông, thủy lợi, điện, phân bón …), áp dụng giống mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và đặc biệt là sử dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm đạt được năng suất cao, chất lượng tốt là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành tựu chung trong sự phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời gian qua. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, các tiến bộ kỹ thuật là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố nền tảng quyết định làm tăng năng suất cây trồng. Cùng với các biện pháp thâm canh hợp lý, giống tốt và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ góp phần làm tăng năng suất, tăng sản lượng và tăng hiệu quả cho người sản xuất. Na2SO3 là chất có tác dụng ức chế quá trình hô hấp sáng do có tác dụng kìm hãm hoạt tính của các enzyme tham gia trong phản ứng hô hấp sáng cây C3, hạ thấp giá trị điểm bù CO2 và giảm ái lực với O2 nên làm giảm nồng độ O2 trong gian bào lá giúp quá trình đồng hóa CO2 được tốt hơn đồng thời tăng hoạt tính của enzyme ribulose 1,5 diphosphat carboxylase, điều này đã được nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả cho 1 số loại cây trồng trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Na2SO3 còn có tác dụng cung cấp bổ sung một lượng dinh dưỡng khoáng (Na, S) nhất định cho cây trong hệ thống canh tác khi được phun nồng độ loãng qua lá. Nghiên cứu tác dụng, nồng độ và thời kỳ xử lý Na2SO3 phù hợp cho cây lúa ở Quảng Nam đang là vấn đề mới. Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua chúng tôi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu trên giống lúa Khang dân 18 vụ Hè Thu tại huyện Phú Ninh, Quảng Nam. 2. Mục đích của đề tài Xác định được hiệu quả của việc sử dụng chất ức chế hô hấp sáng Na2SO3 đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và năng suất lúa vụ Hè Thu. Xác định được nồng độ và thời kỳ xử lý Na2SO3 thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển và năng suất của giống lúa Khang Dân 18 trong vụ Hè Thu 2017 tại Phú Ninh, Quảng Nam. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lúa ở Quảng Nam và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung các dẫn liệu khoa học mới về vai trò của chất ức chế hô hấp sáng Na2SO3 đối với sinh trưởng phát triển và năng suất cây lúa trồng vụ Hè Thu ở Quảng Nam nói riêng và các loại cây trồng quang hợp theo chu trình C3 nói chung. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để đề xuất nồng độ và thời kỳ xử lý Na2SO3 phù hợp cho sản xuất lúa vụ Hè Thu ở Quảng Nam và những vùng khác có điều kiện sinh thái tương tự, từ đó góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lúa. 4. Những điểm mới của đề tài Hạn chế bớt quá trình hô hấp sáng ở những cây trồng C3 có thể nâng cao hiệu suất quang hợp, từ đó góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về việc sử dụng các chất ức chế hô hấp sáng Na2SO3 trên một số đối tượng thực vật, trong đó có cây đậu tương, lạc, đậu xanh nhưng chưa có nghiên cứu liên quan trên đối tượng cây lúa gạo. Tất cả các nghiên cứu theo hướng này đã được công bố đều thừa nhận rằng để xử lý chất ức chế hô hấp sáng Na2SO3 có hiệu quả cao phải tùy theo từng thời vụ, điều kiện canh tác và đặc điểm của giống. Trên cơ sở đó cần xác định nồng độ và giai đoạn xử lý có hiệu quả nhất. Ở Quảng Nam, đối với cây lúa chưa có công trình nào công bố theo hướng này. Trong khi đó, Quảng Nam là tỉnh có diện tích trồng lúa tương đối lớn với 85.000 ha/năm nên việc tiếp tục nghiên cứu xác định tìm biện pháp kỹ thuật mới để nâng cao năng suất và chất lượng lúa ở địa phương là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ GIÁ TRỊ CỦA LÚA GẠO 1.1.1. Lịch sử phát triển Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất lúa đảm bảo lương thực cho hơn 90 triệu dân và đóng góp xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong năm 2015 các doanh nghiệp đã XK được 6,568 triệu tấn gạo, trị giá FOB là 2,68 tỷ USD. So với năm 2014, lượng gạo xuất khẩu năm 2015 cao hơn trên 200 ngàn tấn (tăng 4%), nhưng trị giá FOB lại thấp hơn trên 100 triệu USD (giảm 4%). Với kết quả này, xuất khẩu gạo chính thức của Việt Nam năm 2015 được xếp thứ 3 sau Ấn Độ (10,23 triệu tấn) và Thái Lan (9,55 triệu tấn). Trong cuốn "Cây lúa miền Bắc Việt Nam" xuất bản năm 1964, tác giả Bùi Huy Đáp có viết: "Nếu Việt Nam không phải là trung tâm duy nhất xuất hiện cây lúa trồng thì Việt Nam cũng là một trong những trung tâm sớm nhất của Đông Nam Á được nhiều nhà khoa học gọi là quê hương cây lúa trồng. Lúa thuộc chi Oryza sativa L. là một trong những cây trồng có lịch sử lâu đời nhất có từ 130 triệu năm trước, tồn tại như một loại cỏ dại trên đất Gondwana ở siêu lục địa, sau này vỡ thành châu Á, châu Mỹ, châu Úc và châu Nam Cực. Lúa được thuần hóa rất sớm khoảng 10.000 năm trước công nguyên (Khush G.S., 2000). Các nhà khoa học như Haudricourt & Hedin (1944), Werth (1954), Wissmann (1957), Sauer (1952), Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Gorman (1970)... đã lập luận vững chắc và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng rất sớm của thế giới. Cây lúa trồng có nguồn gốc từ Trung Quốc, một nhóm các nhà nghiên cứu về gene đã đưa ra kết luận như vậy trong một nghiên cứu lịch sử tiến hóa hàng nghìn năm bằng phương pháp gene re - sequencing ở quy mô rộng. Những phát hiện của họ đăng trên Kỷ yếu Học viện Khoa học Quốc gia (PNAS) số gần đây nhất cho thấy rằng việc thuần hóa cây lúa có thể đã xuất hiện vào thời điểm cách ngày nay 9.000 năm ở lưu vực sông Trường Giang. Những nghiên cứu trước đ â y giả định việc thuần hóa cây lúa có hai điểm nguồn gốc đó là Ấn Độ và Trung Quốc (dẫn theo Nguyễn Văn Hiển, 2000). Cây lúa cũng được trồng từ hàng ngàn năm trước đây ở Việt Nam và nơi đây cũng được coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là một trong những vùng sinh thái của cả nước có các nguồn gen đa dạng và phong phú nhất (Lê Doãn Diên, 1990). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Theo Chang (1976) nhà di truyền học cây lúa của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), đã tổng kết nhiều tài liệu khác nhau và cho rằng việc thuần hóa loài lúa trồng có thể được tiến hành một cách độc lập cùng một lúc ở nhiều nơi, dọc theo vành đai trải dài từ đồng bằng sông Ganges dưới chân phía tây của dãy Himalayas - Ấn Độ ngang qua Bắc Miến Điện, Bắc Thái Lan, Lào và Việt Nam, đến Tây Nam và Nam Trung Quốc. Khảo sát về nguồn gen cây lúa ở vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long những năm vừa qua đã phát hiện ra 5 loại lúa dại, đó là O.granulata, O.nivara, O.officilalis, O. rufipogon, O. ridleyi (Nguyễn Thị Trâm, 1998). Như vậy, tuy có các quan điểm khác nhau về nguồn gốc xuất xứ nhưng những ý kiến trên đều cho rằng nó có xuất xứ từ khu vực nóng ẩm phù hợp với điều kiện trồng lúa nhiệt đới hiện nay. 1.1.2. Phân loại cây lúa Cây lúa thuộc họ Graminae (hòa thảo), chi Oryza, loài Oryza-sativa L. Chi Oryza có 23 loài trong đó có hai loài lúa trồng là O. sativa phổ biến ở châu Á và O. glaberrima phổ biến ở Tây Phi. O. sativa có 3 loài phụ là Indica (lúa tiên), Japonica (lúa cánh) và Javanica (lúa bù lu). Vào 1753, ông Lineaeus, người đầu tiên đã mô tả và phân loài lúa sativa trong dòng Oryza. Pilger (1915) tìm được và mô tả loài thứ hai, schlechteri từ mẫu thu thập được bởi Schlechter vào năm 1907 ở miền bắc Tân Guinea (Nayar, 1973). Trong cuốn Các loài thực vật (Species plantarum, 1753), C. Lin đã mô tả loài Sativa trồng ở Ấn Độ. Họ hàng với cây lúa trồng là các loài trong chi Oryza với 24 hoặc 48 nhiễm sắc thể. Năm 1963, Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đ ã chia Oryzae làm 19 loài và đây là cơ sở được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận và sử dụng. * Phân loại theo mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình của lúa. Theo cách phân loại này, người ta phân chia cây lúa thành sáu nhóm sau như (Khush G.S., 1990). Nhóm 1: Lúa Indica điển hình, có ở các nước trên thế giới. Nhóm 2: Gồm các loại ngắn ngày, chịu hạn lúa vùng cao phân bố ở tiểu lục địa Ấn Độ. Nhóm 3 và 4: Gồm các loài lúa ngập nước của Ấn Độ và Bangladesh. Nhóm 5: Gồm các loại lúa thơm có ở tiểu lục địa Ấn Độ như Basmati 370. Nhóm 6: Bao gồm các loài Japonica và Javanica điển hình. * Phân loại theo nguồn gốc hình thành. Bao gồm: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Nhóm quần thể địa phương. Nhóm quần thể lai tạo. Nhóm quần thể đột biến. Nhóm quần thể tạo ra bằng công nghệ sinh học. Nhóm các dòng bất dục đực. * Phân loại theo sinh thái địa lý. Dựa trên cơ sở kiểu gen và môi trường là một khối thống nhất, các vùng sinh thái địa lý khác nhau với sự tác động của con người tới cây lúa khác nhau thì có các nhóm sinh thái địa lý chứa kiểu gen khác nhau. Theo Liakhovkin A.G ( 1992) cây lúa trồng có 8 nhóm sinh thái địa lý gồm: Nhóm Đông Á: Bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Bắc Trung Quốc. Đặc trưng của nhóm sinh thái địa lý này là chịu lạnh rất tốt và hạt khó rụng. Nhóm Nam Á: Từ Pakistan sang vùng bờ biển phía Nam Trung Quốc đến phía Bắc Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của nhóm sinh thái địa lý này là kém chịu lạnh, phần lớn có hạt dài và nhỏ. Nhóm Philipin: Nhóm lúa điển hình nhiệt đới không chịu lạnh. Toàn bộ vùng Đông Nam Á, miền nam Việt Nam nằm trong nhóm này. Nhóm Trung Á: Bao gồm toàn bộ các nước Trung Á. Đây là nhóm lúa hạt to, khối lượng 1000 hạt đạt trên 32 g, chịu lạnh và chịu nóng. Nhóm Iran: Bao gồm toàn bộ các nước Trung Đông xung quanh Iran, đây là nhóm sinh thái địa lý với các loại hình chịu lạnh điển hình, hạt to, màu hạt gạo đục và gạo dẻo. Nhóm châu Âu: Bao gồm các nước trồng lúa ở châu Âu như Nga, Italia, Tây Ban Nha, Nam Tư, Bungari,… Đây là nhóm sinh thái địa lý với các loại hình Japonica chịu lạnh, hạt to, cơm dẻo nhưng chịu nóng kém. Nhóm châu Phi: Nhóm lúa trồng thuộc loại Oryza glaberrima. Nhóm châu Mỹ La Tinh: Gồm các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Nhóm sinh thái này bao gồm các giống lúa cây cao, thân hình to, hạt to, gạo trong và dài, chịu ngập và chống đổ tốt. * Phân loại theo thời gian sinh trưởng. Dựa vào thời gian sinh trưởng, các nhà khoa học đã phân ra các nhóm giống: Giống lúa cực ngắn có thời gian sinh trưởng ≤ 95 ngày. Giống lúa rất ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 96 - 110 ngày. Giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 111 - 125 ngày. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Giống lúa trung ngày có thời gian sinh trưởng 126 - 140 ngày. Giống lúa dài ngày có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày. * Phân loại theo quan điểm canh tác học Quan điểm canh tác học chia lúa trồng O. sativa thành 4 loại hình thích ứng có điều kiện canh tác khác nhau (Trần văn Thủy, 1998). Lúa cạn: Lúa được trồng trên đất cao, không có khả năng giữ nước cây lúa nhờ hoàn toàn vào nước trời trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của nó. Lúa có tưới: Lúa được trồng những cánh đồng, có công trình thủy lợi, chủ động về nước trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của nó. Lúa nước sâu: Lúa được trồng trên những cánh đồng thấp, không có khả năng rút nước sau mưa hoặc lũ. Tuy nhiên, nước không ngập qua 10 ngày và mức nước không cao quá 50 cm. Lúa nổi: Lúa được gieo trồng trước mùa mưa. Khi mưa lớn, cây lúa đã đẻ nhánh; khi nước dâng cao lúa vươn lên khỏi mặt nước khoảng 10 cm/ngày để ngoi theo (Nguyễn Thị Trâm, 1998). Lúa trồng hiện nay chủ yếu là loài Oryza sativa, đây là loại lúa được trồng ở điều kiện ruộng nước, trong quá trình sinh sống và phát triển chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo mà hình thành nên nhiều giống lúa phù hợp với từng điều kiện sinh thái như lúa nước, lúa nương, lúa nổi... (Bùi Huy Đáp, 2000). Tuy nhiên, gần đây, với nghiên cứu bằng isozyme loci, người ta có thể phân biệt Oryza sativa làm 6 nhóm rõ ràng hơn: Nhóm I (Indica), II, III, IV, V và VI (Japonica). Nhưng các nhóm II và III gần giống với nhóm I (Indica) và nhóm IV và V gần giống nhóm VI (Japonica) (Glaszmann, 1987). Đa số các giống lúa thơm như Basmati 370, Khao dawk mali 105 và lúa rẫy (hay lúa nương) thiên về nhóm VI. Tại Việt Nam có tồn tại cả 4 nhóm lúa với các đặc trưng nêu trên. Theo điều kiện sinh thái và vĩ độ địa lý chia thành lúa tiên và lúa cánh. Theo thời vụ gieo cấy trong năm và thời gian sinh trưởng chia thành lúa chiêm và lúa mùa. Theo chất lượng và hình dạng hạt chia thành lúa tẻ và lúa nếp, lúa hạt tròn và lúa hạt dài (dẫn theo Đinh Thế Lộc, 2007). 1.2. GIÁ TRỊ CỦA CÂY LÚA 1.2.1. Giá trị dinh dưỡng Lúa gạo là loại cây lương thực cung cấp một tỷ lệ năng lượng lớn cho con người, vật nuôi và nhều sinh vật khác nói chung. Thực tế trong cơ cấu về cây lương thực của Thế Giới hiện nay, lúa gạo được xếp hàng thứ 2 sau lúa mỳ về diện tích PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 gieo trồng, nhưng đứng trên quan điểm dinh dưỡng mà xét thì lúa gạo đã cung cấp lượng calo tính trên đơn vị ha lớn hơn nhiều so với bất kỳ một loại ngũ cốc nào. Lúa gạo giữ vai trò thiết yếu trong việc cung cấp dinh dưỡng và sức khỏe của những người ăn cơm gạo hằng ngày. Thành phần của hạt gạo chứa bình quân khoảng 7,5% protein, 80% tinh bột, 12% nước còn lại là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như các vitamin E, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin PP, đặt biệt là 8 nhóm amoni acid không thể thay thế, do vậy “ hạt gạo là hạt của sự sống” như tổ chức dinh dưỡng Quốc tế đã từng ví. Trên thế giới, cây lúa được trên 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính 1,3 tỉ người nghèo nhất thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á, khoảng 10 kg gạo/người/năm của các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam, dân số trên 90 triệu người và 100% người dân sử dụng lúa gạo là lương thực chính . Các giống lúa Việt Nam có protein thấp nhất là 5,25%, cao nhất là 12,84%, phần lớn trong khoảng 7 - 8%, gạo nếp có hàm lượng protein cao hơn gạo tẻ, lúa chiêm cũng có hàm lượng protein cao. Lipid vào loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo, nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo giã chỉ còn 0,52% (dẫn theo Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu, 2008). 1.2.2. Giá trị kinh tế Cây lúa, ngoài việc cung cấp lương thực cho 2/3 dân số thế giới, còn tạo ra rất nhiều việc làm cho các người dân vùng nông thôn và mang khá nhiều nguồn ngoại tệ đáng kể cho các quốc gia xuất khẩu gạo trong đó có Việt Nam. Tất cả các bộ phận của cây lúa như thân, lá, hạt và các sản phẩm phụ như trấu, tấm, cám.... đều được con người sử dụng với mục đích khác nhau: Rơm rạ được dùng làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón để tăng cường mùn hữu cơ cho đất, trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu. Vỏ trấu được sử dụng trong sản xuất các loại năng lượng như nhiệt, ga, giá thể cây trồng. Gạo, tấm và cám vừa là thức ăn cho người, gia súc và gia cầm. Ngoài ra còn dùng để sản xuất tính dầu cám, dược phẩm, bia rượu, bánh kẹo, mạch nha, mỹ phẩm,... (dẫn theo Trần Văn Đạt, 2005 ). Tại Việt Nam, lúa gạo là nguồn thu nhập không thể thiếu của người dân làm ruộng. Theo thực tế tại nhiều địa phương, chỉ mới tính giá trị của lúa thì người sản xuất đã thu về từ 60 - 80 triệu đồng/ha chưa tính phụ phẩm tại thị trường nội địa. Đối với mặt hàng gạo xuất khẩu, giao động từ 420 - 430 USD/tấn, có thời điểm lên tới 445USD/tấn (dẫn theo Bùi Chí Bửu, Kiều Thị Ngọc, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Thị Tâm, 1999). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 280 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 58 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 50 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 133 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn